• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/02/2014 in all areas

  1. PHẬT GIÁO VÀ LÝ HỌC. Sự tích hợp nhận thức về khởi nguyên của vũ trụ trong Lý học Việt giữa hai tôn giáo lớn nhất của văn minh Đông phương là Đạo Giáo và Phật giáo trong việc mô tả sự khởi nguyên vũ trụ của hai tôn giáo này với khái niệm "Thái cực" của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - cho thấy sự thỏa mãn theo tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết thống nhất: Một lý thuyết thống nhất, nó phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh. Tuy nhiên sự kiện không dừng lại ở đây. Trong 24 câu nói của Đức Đalai Lama, được post ngẫu nhiên lên đây, cũng rất nhiều điều trùng hợp với Lý học Đông phương. loccoctu' date='08 Tháng hai 2014 - 09:01 AM 24 câu nói đáng suy ngẫm của Đức Dalai Lama 07/02 /201414:21 Theo PHẬT GIÁO VIỆT NAM (Kênh 13) – Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam. 1- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta. Tương đồng với Lý học: Tôn trọng quy luật của tự nhiên, và coi con người cấu thành từ tự nhiên, chịu sự chi phối của tự nhiên và tương tác với tự nhiên. 2- Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai. Tương đồng với Lý học: Chữ Nhân đừng đầu Ngũ đức. 3- Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Chữ Nhân đừng đầu Ngũ đức. 4- Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế. Tương đồng với Lý học: Chữ Nhân đừng đầu Ngũ đức. 5- Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời. Tương đồng với Lý học: "Phúc bất trùng lại, Họa vô đơn chí";"Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm". 6- Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc Tương đồng với Lý học: Đây là quyền lực của trí tuệ: "Nhân bất học bất chí lý" 7- Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người. Tương đồng với Lý học: "Vạn vật đồng nhất thể". Chữ "Nhân' đặt hàng đầu của Ngũ Đức. 8- Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình Tương đồng với Lý học: "Vạn vật đồng nhất thể". Chữ "Nhân' đặt hàng đầu của Ngũ Đức. "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh". 9- Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế. Tương đồng với Lý học: "Vạn vật đồng nhất thể". Chữ "Nhân' đặt hàng đầu của Ngũ Đức. 10- Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó. Tương đồng với Lý học: "Tri lý, tri kỷ, tri bỉ", "Quân tử tùy thời biến dịch" 11- Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác. Tương đồng với Lý học: "Vạn vật đồng nhất thể". Chữ "Nhân' đặt hàng đầu của Ngũ Đức. 12- Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn.” Tương đồng với Lý học: "Vạn vật đồng nhất thể". "Tri lý, tri kỷ, tri bỉ". 13- Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại. Tương đồng với Lý học: "Vạn vật đồng nhất thể". "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ". 14- Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác. Tương đồng với Lý học: "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh". 15- Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy Tương đồng với Lý học: "Dịch biến đổi không ngừng và sống hòa nhập với tự nhiên là Lý của Dịch". 16- Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực. Tương đồng với Lý học: "Âm cực thì Dương sinh. Dương cực thì Âm sinh" 17- Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới Tương đồng với Lý học: "Vạn vật đồng nhất thể". 18- Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh. Tương đồng với Lý học: "Khí chất và hình tướng khác nhau thì tính chất khác nhau". Lý học phân loại các cõi - tức nền tảng tri thức trong một nền văn minh. Người trong tập hợp này thì không thể hiểu được ngưới trong tập hợp khác (Cõi khác" , ngoại trừ cả hai cõi đều ở trong một cõi khác bao trùm chia sẻ (Tập hợp lớn hơn- "Nghịch lý Cantor). 19. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh. Tương đồng với Lý học: Tôn trọng quy luật của tự nhiên hơn sức mạnh với tự nhiên. 20. Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này. Tương đồng với Lý học: Tôn trọng quy luật của tự nhiên hơn thể hiện sức mạnh với tự nhiên. 21. Hãy nhớ rằng im lặng, thỉnh thoảng, là câu trả lời tốt nhất. Câu này là hệ quả của câu 18. Vì không phải ai cũng có thể chia sẻ cái mình hiểu. 22. Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam. Tương đồng với Lý học: Tôn trọng quy luật của tự nhiên hơn sức mạnh với tự nhiên. "Cân bằng Âm Dương". 23. Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị tâm. Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo. Tương đồng với Lý học: Nhưng chỉ với Lý học Việt: Lý học mô tả tự nhiên chứ không phải tự nhiên. Đức Phật nói: "các người hãy nhìn lên mặt trăng, chứ đừng nhìn ngón tay ta đang chỉ mặt trăng". 24. Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế. Tương đồng với Lý học: Lý học chỉ là tri thức. Nó không có cái chùa nào.
    2 likes
  2. TRẦN YỂM SAO NGŨ HOÀNG ĐÔ THIÊN SÁT. Ghi cái tiêu đề cho nó oai vậy thôi. Chứ "Con thành tâm lạy cụ 'Ngũ hoàng Đô Thiên sát'. Con mời cụ vào nhà ngồi chơi xơi nước. Cụ thương con cháu, cụ phù hộ độ trì cho con cháu được gọi là "vạn sự như ý"; "phát tài phát lộc". Con kính cụ những thứ cụ thích thuộc hành Kim...." Tóm lại Lão Gàn tôi mà gặp sao Ngũ Hoàng thì cũng chỉ còn cách lạy như bổ củi.... Nguyên lý trấn yểm trong Phong Thủy Lạc Việt được tạm đặt tên là "Yếu tố thứ V", ngoài bốn yếu tố tương tác mà cổ thư chữ Hán gọi là "bốn trường phái trong phong thủy" Tàu. Nhưng những phương pháp trấn yểm của Tàu thì rất cầu kỳ và huyền bí. Có điều lạ là các phương pháp - phong thủy gọi là chiêu thức - trấn yểm của Tàu thì rất không thuộc trường phái nào. Thầy Bát trạch Tàu chửi thầy Dương trạch tam yếu Tàu, nhưng vẫn cứ áp dụng chiêu của thày Dương trạch nếu ăn cắp được và ngược lại; thày Huyền không chê thày Loan đầu, nhưng các thày vẫn tia các chiêu thức của nhau. Đúng là vớ vẩn. Nhưng Phong Thủy Lạc Việt thì tổng kết và xác định: Trấn yểm là "yếu tố tương tác thứ V" trong ngành phong thủy học Lạc Việt. Yếu tố tương tác này có tính đặc thù là: Nó không phải là những yếu tố tương tác của tự nhiên. Mà là thể hiện sự nhận thức những quy luật tương tác của tự nhiên được mô tả trong bốn yếu tố tương tác kia và sử dung tri kiến của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhằm hóa giải các tương tác xấu, phát huy các tương tác tốt. Tất nhiên cũng trên cơ sở cùa hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và các yếu tố tương tác của học thuyết này: Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ với các đại lượng đồng đẳng. Tức là không thể "Con tôi mạng Hỏa, thầy để bể cá thuộc Thủy thì nó chết mất"; hoặc - "khoa học" hơn - "lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương - là con số cụ tỷ, chia cho 18 đời vua Hùng chưa được chứng minh là con số cụ tỷ - tức là hai đại lương trong con toán chia ở trình độ cấp I này không đồng đẳng, để cho ra con số gần 150 năm tuổi đời của 18 ông vua. Thế là than phiền ông cha, tổ tiên người Việt dốt toán, không nhìn thấy cái con số có "cơ sở khoa học" nó lè lè ra đấy: Làm gì có ai mà thọ đến gần 150 năm? Rồi họ căn cứ vào cái luận cứ có "cơ sở khoa học" ấy, phủ nhận thời Hùng Vương kéo dài 2622 năm là vô lý,là không có "cơ sở khoa học", rằng 18 ông vua chỉ thọ trong bình 70 năm thôi. Cho nên họ kết luận thời Hùng Vương chỉ khoảng 400 năm là hợp lý! Thế là - theo họ - cộng với sự sụp đổ của nhà nước Văn Lang vào thế kỷ thứ III BC thì Việt sử chí khoảng 700 năm là có "cơ sở pha học". Hẳn một tiến sĩ toán mần ra cái bài toán này đấy nhá. Tiến sĩ thì cứ phải từ đúng trở lên. Bố thằng nào dám cãi tiến sĩ toán học. Chẳng may cho họ. Lão Gàn chình độ học thuật về pháp lý mới hết lớp bốn. Bởi vì, phiêu bạt giang hồ, giấy tờ mất hết cả, chỉ còn lại cái bằng lớp bốn, tốt nghiệp tiểu học ở trường Thanh Quan Hanoi. Cái bằng này tý nữa cũng mất luôn, nều gia đình tôi không giữ lại được. Tý nữa thành mù chữ về mặt pháp lý. Ngày nhỏ, tôi học dốt như bò. Có lần cô giáo Tâm, lớp Hai B trường Thanh Quan - sau khi bắt quả tang tôi đang xem cuốn Thủy Hử trong lớp - kêu tôi đứng dậy và hỏi: "Năm con gà trừ đi hai con vịt còn mấy con?". Lão Gàn nói ngay: "Thưa cô! Còn 3 con". Hồi ấy cô giáo trường công không đánh học trò. Cô chỉ nhìn tôi rồi nói: "Mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, mà sao học dốt thế nhỉ? Em lên đứng trên bục giảng quay mặt vào tường! Nói bố em ngày mai đến gặp tôi; tôi sẽ trả lại cuốn sách". Cuốn Thủy Hử tập III ấy của Nxb Phổ Thông, ba tôi mua cho tôi vì tôi khóc nhề nhệ cả ngày, đòi mua bằng được. Giá nó 4.2 đồng.Trong khi lương ba tôi có 2 đ/ ngày. Tôi xem còn khoảng vài chục trang nữa mới hết. Nên ham mà đem vào lớp rồi bị cô tịch thu. Từ đấy, tôi mới rất ấn tượng về sự liên hệ giữa các đại lượng đồng đẳng trong toán học. Trong học thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng vậy. Mặc dù tính hình tượng rất cao. Thí dụ: Một quả núi bé tý bằng ngón tay, chỉ mang tượng núi - so với những dãy núi cao ngất ngưởng và đồ sộ như ngọn Thái Sơn, hoặc Hy Mã Lạp sơn.... Nhưng vẫn là núi và nếu để không đúng chỗ vẫn có tác dụng bị núi đè. Mới nhận thức thoáng qua thì rất có vẻ "mê tín dị đoan". Chẳng có "cơ sở khoa học": Làm gì có chiện để một hòn non bộ bé tý sai vị trí trong nhà - cụ thể là trên nóc nhà - lại gây nguy hiểm cho toàn bộ toà nhà. Nhưng tính tương tác của nó lại dựa trên những đại lượng đồng đẳng. Đó là nguyên tắc "hình nào, khí đó". Hình núi thì khí núi và chính tính chất của khí núi đã tương tác lên toà nhà. Tức là sự tương tác của đại lượng đồng đẳng. Về cơ sở lý luận - cho dù người ta chưa hiểu bản chất "khí" là gì - thì nó vẫn còn khoa học hơn vị tiến sĩ toán lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương chia cho con số 18 vị vua chưa được chứng minh là có thật. Đám "hầu hết", họ cho rằng: "Truyền thuyết có thể phản ánh một sự thật lịch sử, nhưng không phải sự thật lịch sử". Nhưng họ lại lấy ngay con số huyền thoại của truyền thuyết, như là một sự thật để làm bài toán chia như trên. Đấy là sự lập luận không nhất quán trong hệ thống luận điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Tất nhiên nó không phù hợp với chuẩn mực khoa học là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Trở lại với vấn đề trấn yểm - yếu tố tương tác thứ V - trong Phong Thủy Lạc Việt. Tất cả các anh chị em phong thủy Lạc Việt cao cấp đều nắm vững nguyên lý trấn yểm. Từ nguyên lý, anh chị em có thể tự phát minh ra các phương pháp (Chiêu thức) trấn yểm, hoặc tự phát hiện những sai lầm trong việc sắp đặt đồ đạc (Có thể do vô tình trở thành vật tự trấn yểm). Nhưng tôi vẫn lưu ý anh chị em là phải cố gắng sưu tầm và học hỏi những chiêu thức trấn yểm của cổ nhân còn lưu truyền trong dân gian, để quán xét tìm hiểu nguyên lý trấn yểm trong đó. Tôi đã được chứng kiến, hoặc nghe kể với những nhân chứng đáng tin cậy về những chiêu thức trấn yểm thần sầu trong phong thủy. Có những chiêu thức tôi lý giải được, có những chiêu thức đến bây giờ với tôi vẫn là sự huyền bí. Nếu anh chị em không tích cực sưu tầm thì nó sẽ thất truyền. Cụ thể như những tri thức trong phong thủy Âm Trạch. Đây lại là một chuyên ngành khác trong phong thủy. Học và hiểu biết về ngành học này "nát xương, lòi da". Nó đòi hỏi khả năng tư duy trừu tượng hết sức phát triển, mới thành cao thủ. Chưa kể đến điều quan trọng nhất là tính thất truyền, sai lệch trong các cổ thư chữ Hán. Nên còn phải biết quán xét cái đúng, cái sai. Nhưng khi thành tài, có thể hành nghề được thì cả năm, hoặc vài năm mới có một thân chủ đến nhờ làm Âm trạch. Lấy tiền công mắc thì chẳng ai làm. Nhưng lấy rẻ thì công lao học hành nghiên cứu, phân tích tìm hiểu cả chục năm trời thì dù có lấy vài chục triệu cũng chỉ...."rau muốn luột, chấm nước mém" qua ngày. Bởi vậy, ngành phong thủy Âm Trạch ngày càng mai một. Từ lâu tôi đã nói với anh chị em học viên Phong Thủy Lạc Việt khóa I & II, rằng: Phong thủy bản chất là một ngành khoa học tổng hợp những quy luật tương tác của tự nhiên (Chỉ một điều này cũng vượt xa nhận thức thực tế của nền văn minh hiện đại). Và từ đó - trên cơ sở nền tảng của nó là sự nhận thức tự nhiên và quy luật tương tác của tự nhiên - cổ nhân đã hệ thống hóa trở thành một hệ thống phương pháp luận mang tính lý thuyết. Tức là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng rất cao cấp. Vượt xa mọi trình độ nhân thức của cả nền văn minh hiện đại. May mà có tính lưu truyền trên nền tảng ứng dụng và hiệu quả thực tế từ hàng ngàn năm trước - sau khi nền văn minh Lạc Việt ở Nam Dương tử sụp đổ cách đây hàng ngàn năm, còn truyền lại với bề dày trải 2622 năm của một nền văn minh huyền vĩ. Chứ nếu như ngành phong thủy này không có lưu truyền, mà đột ngột xuất hiện vào thế kỷ 21 này, người ta sẽ không tiếp thu nổi. Chưa nói đến tính thất truyền, sai lệch trong các bản văn chứ Hán và tính mặc định trong các định đề, khiến nó cứ như từ trên trời rơi xuống. Nhiều kẻ thực hiện được vài thành công trong phong thủy ứng dụng với dăm câu khẩu ngữ tiếng Hán Việt sổ ra để lòe thiên hạ, cứ tưởng như mình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa. Thực ra làm sao hiểu nổi. Vì nó thuộc về nền tảng tri thức của hai nền văn minh khác nhau. Xin lỗi! Ngay bây giờ, bổ đề toán học của ông Ngô Bảo Châu dịch ra tiếng Việt - tất cả những ai biết đọc biết viết đều có thể đọc được - Nhưng cũng không hiểu nổi. Huống chi những kiến thức thuộc về một nền văn minh khác hẳn. Nhưng sở dĩ tôi hiểu được và đang trình bày với các bạn, chính vì sự đối chiếu, so sánh với tri thức của khoa học hiện đại. Mà là tri thức của khoa học thế kỷ XXI, chứ chỉ vài chục năm trước cũng không có "cơ sở khoa học". Hệ thống các luận cứ của tôi chứng minh nền văn hiến Việt trải gần 5000 văn hiến, và chứng minh hệ thống Lý học của văn minh Hán chỉ là sự tiếp thu không hoàn chỉnh của nền văn hiến Việt với nguyên lý căn để trong Lý học "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - thực chất là so sánh, đối chiếu với những tri thức cập nhật mới nhất của nền khoa học hiện đại. Đó là "Tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết khoa học được coi là đúng", làm chuẩn mực. Phải có một chuẩn mực mới có thể phân định tính đúng sai, tính chân lý chứ nhỉ? Đâu có thể lấy cái Lý học Tầu làm chuẩn mực để so sánh tôi sai với nó? - theo kiểu "Thái cực là Vô cực" - Vớ vẩn. Bởi vậy. nhưng loại đó tôi chỉ xem qua biết ngay sự dốt nát nó nằm ở chỗ nào. Tôi lập tức tống cổ ra ngoài diễn đàn, để đỡ bị chi phối, thời gian dành cho nghiên cứu học thuật đích thực. "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Giáo sư Ngô Bảo Châu nói thế. Tôi không phải thiên tài. Nhưng nhận ra rằng ông ta nói đúng. Và sự nhận xét của thiên tài toán học này cũng phù hợp với nhận xét từ một hệ quy chiếu khác. Vâng! Từ đức Dalai Lama: Cả một nền văn minh huyền vĩ, không thuộc về lịch sử phát triển của nền văn minh hiện đại - có xuất xứ Tây Phương - mà ai cũng muốn hiểu, nhưng không chịu suy ngẫm, quán xét, chỉ nhớn nhác phản biện để thể hiện trí tuệ của cái muỗng ("Cái thìa", theo ngôn ngữ Bắc Việt). Tôi đã nhiều lần trình bày trên diễn đàn: Để hiểu được bản chất của nền văn minh Đông phương thì phải so sánh với "tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng" làm chuẩn mực. Bởi vì cả nền văn minh hiện đại chưa có một lý thuyết nào bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực như thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng sự phát triển đến ngày hôm nay, nền văn minh hiện đại mới có đủ điều kiện để so sánh, đối chiếu với những tiêu chí của chính nó làm chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết vượt trội không phải của nó và do nó. Như tôi đã nói ở trên: cách đây vài chục năm thì sự trưởng thành của nền văn minh hiện đại chưa đủ tầm để thẩm thấu. Ngay cả khen cũng biết gì đâu mà khen, đừng nói đến chê. Toàn "Thìa muỗng" gõ leng keng với nhau cả. Thí dụ: Vào những năm 30 của thế kỷ trước. Cả một viện Hàn Lâm khoa học Pháp - cái nôi của văn minh Tây phương, cũng tỏ vẻ hiểu biết, phong hàm tiến sĩ cho Lưu Tử Hoa về đề tài "Dùng Kinh Dịch chứng minh có hành tinh thứ X trong Thái Dương hệ". Trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", tôi xác định: Không có hành tinh thứ X. Đến năm 2006, hầu hết những nhà thiên văn học thế giới không thống nhất coi hành tinh thứ IX (Sao Diêm Vương tinh) là hành tinh của hệ mặt trời.Híc! May quá! Tôi đúng. Đó là lần "gặp may" đầu tiên của tôi. Hì! Bởi vậy, cả cái viện Hàn Lâm khoa học Pháp vào những năm 30 của thế kỷ trước và tiến sĩ Dịch học đến từ nền văn minh Hán, cũng đều chỉ là "thìa muỗng" leng keng cả. Chưa nói đến những thứ vật liệu dùng làm "thìa muỗng" và các loại bán thành phẩm chuẩn bị để trở thành thìa muỗng hoàn chỉnh. Tôi thành thật phát biểu một cách khách quan như vậy và đây là chứng cứ rất trực quan. Sự vượt trội của Lý học Đông phương so với nền văn minh hiện đại đã có những chứng lý và cả hiệu quả ứng dụng trải hàng ngàn năm rất rõ ràng. Vấn đề là người ta có thể tạo điều kiện để có sự tích hợp giữa hai nền văn minh với một lý do rất nhân bản vì sự tiến hóa hay không? Tiếc thay! Tôi hiểu rất rõ rằng: Thế gian này có hai phương thức giải thích hiện tượng: Một cách giải thích hiện tượng theo cái nhìn trực quan. Với phương thức giải thích này thì ngay cả toàn bộ nền khoa học hiện đại ngày nay cũng có thể quăng bỏ. Con người vẫn sống đủ kiếp sinh học và sự lưu truyền nòi giống, như lịch sử đã tồn tại trong qúa khứ của chính nền văn minh phương Tây cách đây vài trăm năm về trước. Cách giải thích thứ hai: là giải thích trên cơ sở hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. Thí dụ như các lý thuyết toán học mô tả một số các quy luật tự nhiên. Do đó, nó không dễ hiểu với bà ve chai và những chình độ hơn ve chai với vài bằng cấp gì đó mà con người có thể nghĩ ra. Đương nhiên với bà ve chai, hoặc những vị mà học hàm, học vị chính là cái cần câu cơm cũng chẳng cần quan tâm. Học vị, học hàm không làm nên tư duy khoa học. Họ có thể không công nhận (Với quyền lực học thuật), không cần biết (như bà ve chai). Nhưng chính những hệ thống lý thuyết vốn không được phổ biến rộng rãi ấy, vì không dễ hiểu lại là nền tảng cho sự tiến hóa của toàn thể văn minh nhân loại. Bà ve chai thì không cần kiến thức về các lý thuyết điện tử. Bà vẫn xem ti vi và dùng điện để thắp sáng, thậm chí bà vẫn lên facebook với cái máy tính bảng để than phiền về một cuộc đời sóng gió và cô đơn. Vấn đề quan tâm của bà cuối cùng vẫn là giá điện và biên lai tiền điện hàng tháng. Hình ảnh bà ve chai này tôi dùng để so sánh giữa nền văn minh hiện đại và nền văn minh Đông phương. Thực chất - nếu đối chiếu ngược lại với nền văn minh Đông phương thì nền văn minh Tây phương mới chỉ thoát thai khỏi ảnh hưởng nhận thức trực quan. Viện hàn lâm khoa học Pháp vào những năm 30 - tiêu biểu cho nền văn minh hiện đại thời bấy giờ - với sai lầm của họ, tính đến nay mới chỉ ngót 80 năm. Mặc dù có những phát triển rất nhanh, nhưng chưa phải là đã đạt được tính chân lý cuối cùng của bản thể vũ trụ. Tuy nhiên nó đã xuất hiện nhưng lý thuyết chuyên ngành. Và từ đó, nó mới hình thành những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - cơ hội cho sự tích hợp giữa hai nền văn minh và những gía trị đích thực của văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt. Nhưng nền văn minh hiện đại có đủ khả năng tích hợp những gía trị đích thực của nền văn minh Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt hay không thì còn tùy thuộc vào chính điều kiện tích hợp trên thực tế. Nó cũng như bà ve chai không cần quan tâm đến các lý thuyết điện, Thậm chí cả vấn đề trái Đất tròn hay vuông, bà ta cũng không cần quan tâm, nhưng vẫn dùng Facebook vậy. Tôi đang trình bày về tính vĩ mô khi so sánh hai nền văn minh. Bây giờ tôi trình bày về tính ứng dụng của hai nền văn minh. Tức là tính chi tiết hơn, vi mô hơn. Tính ứng dụng của nền văn minh hiện đại đều rất trực quan và rõ ràng cho mọi người "nhìn thấy", hoặc bằng trực giác, hoặc thông qua phương tiện kỹ thuật, như qua kính kính hiển vi thì công nhận có vi trùng vậy. Và họ coi đó là - thông qua phương tiện kỹ thuật - là được "khoa học công nhận". Còn nền văn minh Đông phương thì để khám bệnh ông Lang, chỉ cần bắt mạch cổ tay, chiêm nghiệm , vấn hỏi người bệnh và chiêm quán sắc tướng để bắt bệnh và kê toa. So với nền văn minh hiện đại với đầy đủ phương tiện quán xét trực quan vô cùng đồ sộ thì rõ ràng nền Đông Y phương Đông thể hiện một mối liên hệ tương tác, cùng đi đến một kết quả, nhưng đơn giản hơn nhiều. Và rõ ràng nó phải là một sự liên hệ giữa tư duy trừu tượng rất phát triển và tri thức chuyên ngành của ông Lang với phương tiên thô sơ của ông ta, so sánh với phương tiện hoàng tráng của nền y học hiện đại. Điều này nếu nhìn ở một góc độ khác thì hành vi của ông Lang bắt mạch và mối liên hệ bệnh tất của bệnh nhân đã cho thấy: những tri thức của nền văn minh Đông phương phát huy hết khả năng của con người đến từng chi tiết. Do đó, tri thức của nền văn minh này mới có thể tạo ra những hệ quả của phương pháp chẩn trị bệnh rất đơn giản, nhưng có hiệu quả như trên. Nếu ai đó phản biện rằng: nền y học hiện đại chữa bệnh nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Còn nền Đông Y đông phương thì chậm và kết quả không cao. Thì tôi trả lời với họ rằng: Nền Đông y Đông phương đã thất truyền, chỉ còn lại những mảnh vụn của nó. Nhưng lịch sử còn lại không phải không có những danh y - hầu hết đều là người Lĩnh Nam - Nam Dương tử - và Việt Nam. Và chỉ với những mảnh vụn đó để cho nó tồn tại đến tận ngày hôm nay, bên cạnh nền Y học hiện đại. Trên thực tế nền Y học phương Đông đã chữa được những căn bệnh mà y học hiện đại còn bó tay. Nhưng tôi không muốn đi sâu tranh biện về những chi tiết này. Nó mất thời giờ chứ không phải không có khả năng. Cho nên tôi chỉ so sánh hai phương pháp chẩn trị bệnh để nêu vấn đề về tính tri thức sâu sắc của Đông y và khác biệt giữa hai nền y học. Hoặc như những phương pháp luận đoán của Dịch, Lạc Việt Độn toán, Tử Vi...vv....là những mô hình biểu kiến, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học. Đó là chúng có dự kiện đầu vào - Thời gián :ngày , giờ, tháng, năm sinh. Từ đó được mô tả bằng một mô hình biểu kiến - quẻ Dịch, hoặc Tử Vi...Căn cứ vào mô hình này, với nội dung đã được lập thành - họ có thể dự báo những hành vi của con người trong tương lai . Cuối cùng là một kết quả có thể kiểm chứng. Như vậy, yếu tố thời gian là dự kiện đầu vào phải liên quan đến không gian vũ trụ tương ứng với nó. Cho dù chưa nhìn "thấy" nhưng các vị khoa học nào với bất cứ học vị nào sẽ giải thích làm sao với dữ kiện đầu vào là thời gian thì nó phản ánh cái gì? Và khả năng tiên tri đã thực chứng hàng ngàn năm qua trong xã hội Đông phương nó phản ánh cái gì với dữ kiện đầu vào là thời gian đó? "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri". Tính quy luật cũng chỉ là một trong những sự thẩm định của một lý thuyết khoa học. Do đó, điều này chỉ có thể giải thích một cách duy nhất đúng rằng: Đấy chính là những quy luật vận động của các hành tinh gần gũi trong hệ mặt trời và xa hơn là các sao chung quanh hệ mặt trời. Chính những quy luật tương tác này đã thể hiện sự tác động lên sự vận động của mọi sinh vật trên trái Đất và quyết định những hành vi có thể tiên tri. Yếu tố dữ kiện đầu vào là thời gian đã phản ánh duy nhất không gian vũ trụ tương ứng với nó. Nếu không có một tri kiến rất sâu sắc về quy luật vận động của vũ trụ và tính tương tác cụ thể lên từng hành vi của con người thì không thể có hệ quả của nó là những phương pháp tiên tri của văn minh Đông phương. Đây cũng là một tiêu chí trong việc xác định một lý thuyết thống nhất - Đại ý: "Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được từ sự khởi nguyên vũ trụ, sự vận động của các Thiên hà cho đến các hạt vật chất nhỏ nhất và đến từng hành vi của con người". Gần đây tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất được bổ sung rất nhiều cho sự tiếp nhận của tôi: "Nó phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh: phải thể hiện một tư duy phức hợp và đa ngành". So sánh đối chiếu với tất cả những tiêu chí từ trước và hiện nay, thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt đều đáp ứng đầy đủ. Tôi tin chắc rằng: nếu trong tương lai những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất có bổ sung thêm những chuẩn mực nào nữa thì thuyết Âm Dương ngũ hành vẫn đáp ứng đầy đủ. Nếu ai đó đòi hỏi phải có thực chứng, thực nghiệm để họ hiểu được về thuyết Âm Dương Ngũ hành thì tôi nói thẳng ngay: Tôi không làm được điều đó. Tôi không có tiền để làm ra cỗ máy gần trăm tỷ Dollar chỉ để đi tìm "Hạt của Chúa" . Đấy là sự đòi hỏi của thứ tư duy đơn giản. Nếu tôi phải đối thoại với thứ tư duy loại này thì chỉ để làm nền so sánh. Tính chi tiết của Lý học Đông phương trong chuyên ngành phong thủy, cũng cho thấy sự ứng dụng có tính quy luật - mặc dù chúng tôi chưa giải thích được bản chất của sự tương tác. Đó là: Căn cứ vào bản đồ Huyền Không Lạc Việt là một mô hình vận động với các đại lượng được coi là các sao đã được xác định tính chất, chuyên sâu của bộ môn Huyền Không trong ngành Phong Thủy Lạc Việt, có thể dự báo đến từng chi tiết sự kiện xảy ra cho một ngôi gia về mặt định tính. Và đấy cũng chỉ là một yếu tố tương tác trong Phong thủy Lạc Việt. Trên cơ sở lý thuyết của bộ môn Huyền Không với tính quy luật được thể hiện qua mô hình biểu kiến của nó là "Cửu Cung Hà Đồ" với các sao thể hiện những đại lương tương tác có định tính và được chứng nghiệm qua khả năng tiên tri, các nhà phong thủy học Đông phương đã thể hiện sự khắc phục những yếu tố xấu trong ngôi gia với kiến thức của hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này cũng chứng tỏ rằng: Sự ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nền tảng tri thức của văn minh Đông phương, được ứng dụng đến từng chi tiết trong cuộc sống con người. Dưới đây là đèn Ngũ Hoàng một phương pháp hạn chế tác dụng xấu của sao Ngũ Hoàng chiếu hướng Tây Bắc trong năm nay. Sao Ngũ Hoàng thuộc Thổ , tại vị ở Trung cung là vua của các sao. Về nguyên tắc không thể trấn bằng cách khắc chế. Thí dụ dùng Mộc khắc Thổ. Cho nên, khái niệm "trấn yểm" Ngũ Hoàng là chỉ nói theo thói quen. Chăng ai dám "Trấn Yểm" Ngũ Hoàng cả. Nguyên lý lý thuyết trong Ngũ hành là "Tham sinh, quên khắc". DoThổ sinh Kim, nên hình thể đèn Ngũ Hoàng thuộc kim bằng đồng vàng. Ngũ Hoàng lại tọa chính vị tại Trung cung tức là tập hợp của tứ hành: Kim, Mộc, thủy, Hỏa. Cho nên cấu trúc của đèn Ngũ Hoàng gồm năm phần tượng cho Ngũ hành. Bên trong cũng phải bỏ năm loại thực vật và khoáng chất ứng với Ngũ hành và trấn ở phương có sao Ngũ Hoàng chiếu hướng so với tâm nhà. Nhà tôi Ngũ Hoàng năm nay chiếu thẳng cửa nên để thẳng trục nhà. Chế ra cái đèn Ngũ Hoàng này cho nó thêm cầu kỳ thôi, thực ra trên nguyên lý này, lấy năm thứ kim loại, mỗi thứ một tý, bọc miếng vải vàng, hoặc đất sét, treo, hoặc chôn trước cửa cũng được. Đấy là thiển kiến của tôi, chắc chắn ông bán vật dụng phong thủy và các thày cao tay sẽ phản đối.
    1 like
  3. Sochi 2014 và màn đánh cược uy tín của Tổng thống Putin Thứ Bẩy, 08/02/2014 - 07:20 (Dân trí) - Với khoản chi hơn 50 tỷ USD cùng màn khai mạc hoành tráng, Thế vận hội mùa Đông Sochi 2014 không chỉ là sàn đấu tranh tài thể thao lớn nhất thế giới mà còn là nơi đánh cược uy tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin. >> Olympic Sochi 2014: Lễ khai mạc tưng bừng và đậm đà bản sắc văn hóa Nga Tổng thống Vladimir Putin cầm ngọn đuốc rực cháy của Olympisc mùa Đông Sochi 2014. Trong lịch sử thể thao thế giới, hiếm thấy thế vận hội nào lại quy tụ được nhiều cái nhất như ở Sochi 2014. Thế vận hội của nhiều cái nhất Với hơn 50 tỷ USD chi phí xây dựng và tổ chức, Sochi 2014 trở thành sự kiện thể thao tốn kém nhất trong lịch sử. Đây cũng là thế vận hội nhận được nhiều đe dọa khủng bố nhất từ cổ chí kim, khiến ban tổ chức phải áp dụng các biện pháp an ninh nghặt nghèo nhất từ trước tới nay để ngăn chặn nguy cơ khủng bố. Đi kèm với các biện pháp an ninh là một đội quân bào vệ an ninh cũng được xếp vào hàng hùng hậu nhất xưa nay. Theo thông báo của ban tổ chức, khoảng 70.000 – 100.000 cảnh sát và binh lính đã được triển khai trên khắp thành phố Sochi, cao gấp 5 lần số vận động viên tham gia thi đấu và là số nhân viên bảo vệ lớn nhất được triển khai cho một thế vận hội thể thao. Sochi 2014 cũng là thế vận hội đầu tiên được Nga áp dụng quyền “tiếp cận đặc biệt” đối với tất cả các thông tin liên lạc trong thời gian diễn ra đại hội, khiến Sochi 2014 trở thành thế vận hội khó bị tấn công nhất dù sẽ có hàng triệu người tụ hội về đây. Ngoài những cái nhất kể trên, Sochi 2014 còn là sự kiện thể thao mang tính chính trị nhiều nhất và trở thành ván bài đánh cược uy tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chính trị gia số 1 thế giới và cũng là người đàn ông hấp dẫn nhất hành tinh. Nơi khẳng định uy tín của Tổng thống Putin Cách đây 7 năm, chính ông Putin, khi đó cũng là Tổng thống Nga - là người đích thân vận động để Nga được trao quyền đăng cai Thế vận hội mùa Đông 2014. Khi đó, người đứng đầu nước Nga chỉ ước tính chi phí tổ chức thế vận hội này rơi vào khoảng 15 tỷ USD. Ông không thể ngờ rằng cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới bùng phát chỉ sau đó một năm đã đội mọi chi phí tổ chức thế vận hội lên cao gần gấp 4 lần so với dự toán ban đầu. Nhưng là người tài giỏi, quyền biến, quyết đoán, yêu thích thể thao và đặc biệt rất có uy tín vì đã có công lớn đưa nước Nga trở lại hùng cường như trước, Tổng thống Putin đã không chùn bước trước những khó khăn không tưởng trong suốt quá trình chuẩn bị cho thế vận hội Sochi-2014. Mặc dù phải đối mặt với không ít cáo buộc về tham nhũng liên quan đến các khoản đầu tư cho thế vận hội, những đe dọa an ninh tiềm tàng từ các phần tử cực đoan thuộc Bắc Caucase và việc nhiều nhà lãnh đạo phương Tây tuyên bố không tới tham dự, ông Putin vẫn quyết tâm tiến hành bằng được một thế vận hội “hoành tráng” vào loại bậc nhất. Bởi, ông chủ điện Kremlin không chỉ coi Sochi 2014 là cơ hội “quật khởi” cho nước Nga kể từ sau sự cố tại Olympics mùa Hè 1980 ở Mát-xcơ-va, mà còn chứng minh cho thế giới thấy rằng nước Nga có thể hiện thực hóa mọi kế hoạch đặt ra. Và hàm ý sâu xa hơn của hành động này chính là thông điệp mà ông Putin muốn nhắn gửi đến thế giới, đặc biệt là các nhà lãnh đạo phương Tây, rằng: Không ai có thể cản đường “chú gấu Nga”, dù trên bất kỳ lĩnh vực nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vậy nên, chuyên gia về khu vực Bắc Caucase , ông Thomas de Waal đã không quá khi nói rằng “Tổng thống Putin đã đặt cược uy tín cá nhân vào kết quả êm thấm của thế vận hội Sochi 2014, một thế vận hội sẽ trở thành di sản chứ không phải gánh nặng của nước Nga như một số thế lực trái chiều vẫn tuyên bố." Vũ Anh ============== Nước Nga là nước lớn trong năm nước của hội đồng Bảo An không có một nhà sử học, hoặc hãng thông tin nào bài bác Việt sử 5000 năm văn hiến. Thượng Đế sẽ phù hộ nước Nga. Giờ Ngọ mùng 9 tháng Giêng Việt lịch: Quẻ Lạc Việt độn toán là "Sinh Tốc Hỷ". Tất cả những kẻ âm mưu khủng bố sẽ bị bắt, và thiệt hại của những hành vi khủng bố - nếu có - không hơn một vụ đụng xe. Năm mới chúc Ngài Putin và nước Nga một năm vạn sự an lành.
    1 like
  4. Thầy nào bảo cháu cung Phúc xấu ? Nếu giờ sinh đúng, cung Phúc của cháu có sao Thiên Lương là tốt, cháu được hưởng Phúc đấy. Cung Quan Lộc của cháu gập sao Thiên Đồng nên cháu còn phải thay đôi công việc và di chuyển nhiều lần trong cuộc đời. Nếu đúng thì cháu được cụ Tổ 4 đời theo phù hộ, ngôi mộ này được chôn cất nơi đất có pha cát, tơi , hình dáng đất như thoi dệt vải và gần đường chứ không phải trên núi cao và không ướt sũng nước.
    1 like
  5. SƠ BỘ TỬ VI NĂM 2014 - Năm 2014 sao lộc tồn đóng ở cung dần , đây là cung khởi sinh của sao này như vậy kinh tế sẽ có bước chuyển mình sang một hình thái mới . Với những người nào đang lưu hạn theo vòng thuận đến cung dần sẽ hưởng ảnh xạ của sao này có nghĩa là người đó vẫn tiếp tục được phát triển tuy nhiên đó là đối với nam nhân, nữ nhân thì không được như vậy do có cặp tang hổ ở đây. Với nam nhân thì đây là cơ hội thăng tiến và phát triển, nhưng với nữ nhân thì là nhiều điều âu lo mới về cuộc sống Đặc biệt với những nữ nhân nào hạn sinh nở hoặc tháng sinh nở vào tháng này đặc biệt cẩn thận. (Bạch hổ , âm sát dễ hỏng ). Với 2 bên giáp biên là Kình Đà . Sao Đà La hội diêu y đây là một cái bẫy tại cung sửu Bộ sao này làm cho người ta như rơi xuống giếng nhìn đâu cũng thấy tường. Với tình hình đất nước thì các văn bản, chính sách có sự chậm trễ kéo dài ì trệ, khó thực thi vì sự chồng chéo . Với con người thì những ai lưu hạn cung sửu dễ rơi vào tình cảnh trì trệ, công việc chậm trễ , và bế tắc. Cung Thân (Thiên mã , Tang môn) Tình hình tai nạn giao thông vẫn chưa thể giảm có thể còn nặng hơn , các giải pháp được đưa ra nhưng khó được cải thiện do sao (cô thần) tại đây. Với con người năm này cũng là năm tỷ lệ tử cao. Lưu đào hoa và thiên hỷ tại cung mão là cung đào hoa vượng chuyện tình cảm nhân gian năm này có nhiều khởi sắc. Những ai đang có khúc mắc ở năm quý tỵ thì sang năm Giáp ngọ có cơ hội hàn gắn , tỷ lệ hôn nhân sẽ tăng cao, tình cảm dễ đi về chung kết hơn cho các đôi yêu nhau, Long trì phượng các , tả hữu lưu vào cung dương thổ, nhưvậy tình hình bất động sản sẽ được sự quan tâm hỗ trợ của các quốc gia tuy nhiên do vào đất la võng thì chưa chắc đã là ấm hay nóng như ai đó từng hy vọng, chẳng qua là khi có sự hỗ trợ thì nhiều người sẽ dễ thở hơn mà thôi. Trên đây là sơ bộ về tình hình tử vi của năm Giáp ngọ (bài viết có tính nghiên cứu , và kiểm chứng...) ai đọc được thì hãy coi như để tham khảo và chiêm nghiệm
    1 like