• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 06/02/2014 in all areas

  1. DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM GIÁP NGỌ 2014. Nguyễn Vũ Tuấn Anh 15. 1. 2014 Năm Quý Tỵ 2013 đã qua đi, để lại cho mỗi con người chúng ta những vấn đề đặt ra cho năm mới: Giáp Ngọ 2014. Như thường lệ, mỗi năm diễn đàn Lý học Đông phương lại có một topic dự báo cho mỗi năm trên nhiều lĩnh vực.Năm nay, chúng tôi cố gắng có nhiều cải tiến và dự báo chi tiết hơn, ngõ hầu chia sẻ với quí vị những dự báo của nền Lý học Đông phương, để chúng ta cùng quán xét, gần lành tránh dữ. Dự báo của chúng tôi chủ yếu dựa trên "Lạc Việt độn toán" và phương pháp Huyền Không Lạc Việt phi tinh. Kết quả dự báo của hai phương pháp này được kiểm chứng bằng các phương pháp cổ truyền khác còn lưu truyền trong dân gian. Chúng tôi bắt đầu từ hai bản đồ Huyền Không Lạc Việt cho năm Giáp Ngọ dưới đây: . Quí vị cũng biết - theo Lý học Việt - Năm Quý Tỵ 2013 Thái Tuế chiếu đúng trục Thiên Môn - Địa Hộ, tức trục Càn Khôn. Năm Quý Tỵ 2013, kinh tế tiếp tục suy thoái, thiên tai, tai nạn rất cực đoan. Càng về cuối năm càng tăng nặng. Năm nay, Thái tuế trực tiếp chiếu hai cung Bính - Ngọ, đối xung với Nhâm - Tý tức chiếu thẳng trục Bắc Nam của Địa cầu. Hai sao Nhị Hắc và Bát bạch (Huyền không Hán là Lục Bạch) đối sung ở trục Đông Tây. Trục Đông Tây lại là trục Tuyệt Mạng trong phân cung phong thủy. Nhìn chung các sao đều tương xung và không mấy sáng sủa. Kết hợp với quẻ Lạc Việt độn toán được quẻ : "Khai Lưu Niên". Đây là một quẻ thuần Thủy và không phải là một quẻ tốt. Trên cơ sở này, chúng tôi có những dự báo như sau: Kinh tế toàn cầu Nhìn chung kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục bế tắc. Những giải pháp kinh tế chỉ mang tính cục bộ và có tính quốc gia, vùng miền. Sự khủng hoảng chủ yếu thể hiện trong những giải pháp khắc phục mang tính dò dẫm, thử nghiệm và thiếu nhất quán. Nợ xấu của các quốc gia tiếp tục phình to. Mặc dù nửa đầu năm vẫn không có gì thay đổi so với cuối Quý Tỵ 2013. Và mặc dù chậm, nhưng có vẻ như kinh tế toàn cầu có khả năng khởi sắc (Tỷ lệ tăng còn thua đầu năm 2013). Nhưng do bản chất của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu là do mối quan hệ kinh tế toàn cầu chưa cân đối được. Cho nên chính sự tăng trưởng lại là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng vào cuối năm. Nhìn chung, kinh tế toàn cầu có xu hướng xấu hơn Quý Tỵ 2013. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản, hoặc hoạt động cầm chừng. Đầu tư mới rất yếu trong từng quốc gia. Những Tập đoàn và Cty lớn có xu hướng đầu tư ra bên ngoài. Bất động sản vẫn trong tình trạng cận tử. Những dấu hiệu của lạm phát bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối năm. Thiên tai Có thể nói năm 2012 và 2013, thiên tai đã nặng nề thì năm Giáp Ngọ 2014 vấn nạn này còn tiếp tục với sự tàn phá của thiên tai. Tất cả các quốc gia thuộc trục Đông Tây cần lường trước sự nguy hiểm này. Càng về cuối năm thì thiên tai càng tăng mạnh và có tính cực đoan. Động đất cũng tăng nặng, khả năng xuất hiện trận động đất sẽ sánh ngang với các trận động đất ở Indonesia năm 2004 và Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011. Thiên tai năm nay chủ yếu tập trung vào thủy tai, như: mưa bão, lụt lội, sóng thần....vv...Nhưng vấn đề nắng hạn, cháy rừng, hạn hán, núi lửa phun trào cũng xuất hiện một cách cực đoan ở một số quốc gia. Chủ yếu tập trung vào phần trung tâm Địa cầu và phía Đông Nam trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt mô tả ở trên và cả phía Đông Trung Quốc. Tóm lại, thời tiết năm Giáp Ngọ tiếp tục là sự cực đoạn tương tự như năm 2013 và có phần tăng nặng hơn. Dịch bệnh Dịch bệnh năm nay tập trung vào gia cầm và các loài thủy sản. Những loại dịch bệnh liên quan đến con người sẽ bùng phát. Cân đề phòng những loại bệnh sau đây: Tim mạch (Máu huyết), thần kinh. tiêu hóa. Những quốc gia và vùng lãnh thổ dễ bị ảnh hưởng của dịch bệnh thuộc vùng phia Đông trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt có tâm là Ai Cập. Chiến tranh Năm 2013, chúng tôi có những dự báo về sự ổn định ở Trung Đông, khả năng quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai miền Cao Ly và xu hướng hội nhập của đất nước này. Năm nay những diễn biến này vẫn tiếp tục. Mặc dù bề ngoài quan hệ hai miền Cao Ly vẫn có vẻ có lúc căng thẳng. Những điểm nóng trên thế giới như Xyria, sẽ nguội hẳn vào năm Giáp Ngọ, nhưng vẫn là sự kết thúc chưa hoàn hảo. Các vùng chiến sự khác ở Trung Đông và Phi Châu sẽ được giải quyết về căn bản từ nửa đầu năm, nhưng không dứt điểm được cho đến cuối năm mới ổn định. Tuy nhiên, những điểm nóng khác như Hoa Đông và biển Đông - mặc dù chưa xảy ra đụng độ lớn ở đây, nhưng tiếp tục căng thẳng về sự đối đầu. Thời điểm có nhiều đột biến đến những quan hệ quốc tế ở các vùng trên, là những tháng tính theo Việt lịch sau đây: Nhưng tháng 5. 6. 7 và cuối năm 11. 12. Đây là những lúc cần những giải pháp chính xác của các quốc gia liên quan. Các vấn đề tệ nạn xã hội Những tệ nạn xã hội sẽ ngày một nhiều hơn và rất táo bạo. Nạn đói sẽ xảy ra do thiên tai và những tệ nạn như: ma túy, mại dâm, buôn người không hề giảm. Nhìn chung có thể nói thế giới vẫn mệt mỏi trong năm 2014. Năm Giáp Ngọ cũng là một năm mà các tai nạn liên quan đến cháy nổ nhiều hơn cả năm Quý Tỵ 2013. Ngoài ra những tai nạn khác như chìm phà, đụng xe...cũng mang tính tăng nặng hơn năm Quý Tỵ 2013. Nhưng tai nạn liên quan đến Hỏa khí như:Cháy nổ, rò rỉ hóa chất độc hại cũng sẽ tăng hơn về tính thảm họa của vụ việc. An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường. An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tiếp tục là vấn nạn khiến con người phải lo âu. Trong năm 2014 xuất hiện nhiều hơn những tai nạn liên quan đến thực phẩm. Vấn đề môi trường vẫn tiếp tục là sự quan ngại của thế giới, tập trung chủ yếu là sự tàn phá thiên nhiên. Sự ô nhiễm do con người gây ra sẽ tiếp tục xuất hiện. Riêng năm 2014, sẽ xảy ra một sự kiện gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vấn đề này, như: rò rỉ chất độc, cháy nổ liên quan đến hóa chất...vv.... Khoa học kỹ thuật Quân sự Năm Giáp Ngọ 2014 vẫn sẽ là sự tiếp tục hoàn thiện của những siêu vũ khí và xuất hiện những loại vũ khí mới phi truyền thống như vũ khí điện từ trường, lade...và xuất hiện các phương tiện chiến tranh điện tử hoặc những loại vũ khí sử dụng sóng…. Năm nay không có gì đặc biệt về phát minh vượt trội trong khoa học quân sự. Nhưng có rất nhiều tiến triển trong việc hoàn thiện các loại siêu vũ khí. Đặc biệt có sự xác định thành công một loại vũ khí của tương lai có liên quan đến điện toán, điện tử.Sẽ xuất hiện hoặc chỉ là công bố thí nghiệm một loại vũ khí mới, nhưng không gây cháy nổ theo quan niệm truyền thống. Trong năm 2013, chúng tôi cũng đã có dự báo như vậy và đã xuất hiện loại vũ khí siêu thanh của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc ở trạng thái thử nghiệm. Nhưng loại vũ khí trong dự báo này không thuộc loại trên. Nếu như trong năm 2013, chúng tôi đã dự báo: "Những tổ chức quân sự chuyên nghiệp về chiến trang mạng sẽ hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ. Sẽ xuất hiện những cuộc tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng cho một số quốc gia"- thì năm nay lời dự báo sẽ là: Xuất hiện những phương pháp tấn công mạng ngày càng tinh vi. Nhưng bù lại, cộng đồng quốc tê bắt đầu đề xuất những biện pháp khống chế, hoặc trừng phạt những tổ chức liên quan đến tấn công mạng. Dân sự Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong năm nay có xu hướng về các thiết kế phần mềm ứng dụng. Có những phần mềm rất độc đáo và bất ngờ mang tính đột phá. Năm Giáp Ngọ là năm của những phát minh kỹ thuật bùng nổ, nhất là giữa năm trở về cuối. Các xu hướng tự động hóa và phỏng sinh học vẫn tiếp tục phát triển. Do tính chất của Thái Tuế chiếu trục Tý Ngọ, nên năm Giáp Ngọ 2014 cũng là năm của sự phát triển văn hóa giáo dục và các vấn đề xã hội nhân văn liên quan. Nhưng phải nửa cuối năm trở về sau. Khoa học lý thuyết xuất hiện một số thành tựu và phát minh mới. Khoa học ứng dụng vẫn phát triển theo xu hướng tự động hóa và ngày càng thuận theo tự nhiên. Sẽ có phát minh làm thay đổi phương thức sản xuất trong tương lai. Y học Năm nay vẫn tiếp tục có những phát minh vượt trội mang tính cách mạng trong y học. Xu hướng chữa bệnh bằng những biện pháp gần gũi với thiên nhiên như Đông Y, dưỡng sinh...vv...tiếp tục phát triển. NHỮNG SỰ KIỆN VÀ VẤN ĐỀ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA HOA KỲ NĂM 2014 Mặc dù có những lời dự báo như của nhà tiên tri Ai Cập Joy Ayad cho rằng: "năm 2014 là năm đánh dấu sự sụp đổ của nước Mỹ" . Nhưng dự báo của chúng tôi cho rằng: Nước Mỹ sẽ ổn định hơn về kinh tế, mặc dù tăng trưởng chậm. Kinh tế Hoa Kỳ sẽ khởi sắc bắt đầu từ các ngành công nghệ cao và tàu biển; hoặc liên quan đến chất lỏng, như dầu mỏ, khí đốt. Thất nghiệp sẽ giảm, nhưng không đáng kể. Nhưng những hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ năm tới không có gì nổi bật, ngoài những diễn tiến thông thường liên quan. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ quyết liệt hơn trong việc thể hiện vai trò của mình ở Tây Thái Bình Dương. Năm 2014, Hoa Kỳ cũng cần đề phòng âm mưu khủng bố tấn công vào những khu vực có liên quan đến giao thông, gồm cả đường bộ, đường không và đường thủy. Những tháng cần đề phòng là: Tháng Giêng, tháng sáu tháng 10 và tháng Một theo Việt lịch (Tức tháng 11, theo cách gọi của Dương lịch). Tuy nhiên, thiệt hại là không đáng kể. TỔNG THỐNG HOA KỲ OBAMA. ===================== Ngài Obama đã thoát hiểm nhiều lần so với những dự báo của các chiêm tinh gia quốc tế, khi họ đã dự đoán rằng: 1/ Ngài Obama sẽ không đắc cử nhiệm kỳ II. 2/ Ngài Obama sẽ bị ám sát vào giữa năm 2011. Nhưng chỉ có thày bói miệt vườn Nam Bộ là tôi (Hoặc giả còn vài người nữa không tên tuổi), cho rằng: ngài Obama sẽ thắng cử nhiệm kỳ II và không hề có việc bị nguy hiểm. Tuy nhiên cũng thày bói miệt vườn Nam Bộ xác định rằng: Nếu ngài Obama không kiên quyết bảo vệ Đồng minh thì uy tín sẽ xuống rất thấp và đẩy Hoa Kỳ vào sự mất uy tín trên thế giới. Do đó, vấn đề không phải là chiến tranh hay không - chuyện chưa bàn vội. Mà là vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ toàn cầu. Cho dù chiến tranh có xảy ra hay không trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ngài Obama, thì những quyết định của ngài Obama vẫn sẽ là nguyên nhân để dẫn tới một cách nhìn vào những giá trị và vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế và đảng Dân Chủ trên chính trường nước này. Tôi có những cơ sở để tin rằng: Hai vị phụ tá quan trọng của ngài Obama là bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (Bà Clinton) đã ra đi vì không đồng thuận với cách giải quyết của ngài - Mặc dù sau đó ngài đã đúng khi giải quyết vấn đề Trung Đông. Cá nhân tôi tin rằng ngài rất có trách nhiệm trước những quyết định quan trọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Nhưng có những lúc cần một quyết định nhanh chóng.Sự thận trọng đôi khi bị hiểu nhầm là thiếu quyết đoán. Trong năm 2014, ngài sẽ không tạo được một sự kiện mới và nổi bật. Nhưng ngài vẫn có cơ hội được sự tán đồng của thế giới, nếu tiếp tục hoàn tất khi tiếp tục giải quyết một cách thỏa đáng với kết thúc tốt đẹp cho những vấn đề nóng còn lại từ năm 2013. Thượng đế, lý thuyết thống nhất vũ trụ (Định mệnh), hay chính con người sẽ quyết định thế giới này? Có hai cách giải thích cho mọi hiện tượng. Cách giải thích thứ nhất là giải thích bằng cách nhìn trực quan. Cách giải thích thứ hai là trên cơ sở một hệ thống lý thuyết. Với cách giải thích thứ nhất thì bất cứ ai có khả năng miêu tả sự kiện, đều giải thích được và luôn luôn đúng như nó đã xảy ra. Với cách giải thích thứ hai chỉ mới xuất hiện một cách mờ nhạt, hoặc có thể nói rằng chưa có trong nền văn minh hiện tại - ngoại trừ Lý học Đông phương. NHẬT BẢN 2014 Đất nước này trong năm 2014 sẽ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế và phát triển nhanh hơn cả. Họ sẽ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và ngày càng thể hiện vị trí của mình trên thế giới. Nước Nhật sẽ có nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao trong năm nay. CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU Không có gì nổi bật về kinh tế. Vẫn tăng trưởng chậm. Tuy nhiên các nước như Anh, Pháp sẽ gặp những mâu thuẫn xã hội bùng nổ, gây ra biểu tình bạo lực, hoặc đông người. Khoảng giữa năm, xuất hiện khủng bố ở Châu Âu. Nhưng thiệt hại là không đáng kể. NGA VÀ UKRAINE Năm tới nước Nga sẽ phải đối phó với các tệ nạn xã hội và mất cân đối cục bộ trong một số ngành kinh tế. Đồng thời sẽ phải đối phó với những trận tấn công khủng bố, nhưng thiệt hai là không đáng kể. Cần đề phong các tháng 2. 5. 10 Việt lịch. Nhưng toàn cục thì năm tới nước Nga có nhiều phát triển manh với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so ngay cả với cộng đồng Châu Âu. Sáng năm mới nước Nga sẽ công bố nhiều chính sách mới giúp cho đất nước này có cơ sở phát triển trong tương lai. Quan hệ giữa Nga và Ukraine vẫn ở thế giẳng co. Nhưng cuối năm sẽ có khuynh hướng dung hỏa mối quan hệ này với cộng đồng châu Âu. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LỜI TIÊN TRI TỪ CÁC NHÀ TIÊN TRI TRÊN THẾ GIỚI 1. Thế giới tổn thất nặng nề năm 2014 do núi lửa khổng lồ ở Mỹ gây ra Thứ bảy, 18/01/2014, 11:42 (GMT+7) (Quốc tế) - Nhà tiên tri Joy Ayad thuộc hàng sinh sau đẻ muộn người Ai Cập. Joy tiếp cận chiêm tinh theo một con đường hoàn toàn khác. Tiên tri dưới góc nhìn của ánh sáng khoa học. Cô gái xinh đẹp này có bằng cử nhân nghệ thuật Pháp, đồng thời là chuyên gia về khoa học số. Thế nhưng, sự nổi tiếng chỉ thực sự đến với Joy khi cô dự đoán chính xác đến kinh ngạc về sự kiện lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi (Ai Cập). Nhà tiên tri Joy Ayad Nước Mỹ nguy cơ xóa sổ? Cũng theo lời tiên đoán của Joy, năm 2014 sẽ không dễ dàng đối với cư dân Hoa Kỳ. Trong năm tới, tại nước Mỹ có thể xảy ra thiên tai nghiêm trọng. Chưa dừng lại ở đó, nước Mỹ sẽ xảy ra sự chia rẽ lớn trong xã hội. Đây có thể là khởi đầu cho sự kết thúc của đất nước Hoa Kỳ. Lời tiên tri của Joy Ayad được đưa ra đúng thời điểm nước Mỹ đang phải vật lộn để thoát khỏi những cơn khủng hoảng đang đổ xuống. Không ít người đã bày tỏ quan ngại về khả năng Chính phủ Mỹ có thể sẽ bị đóng cửa. Thêm vào đó, sự biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp cũng đặt “kinh đô của thế giới” vào thảm họa được báo trước. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, siêu núi lửa Yellowstone nằm tại Công viên quốc gia Hoa Kỳ ở bang Wyoming có thể là mối đe dọa đối với thế giới. Siêu núi lửa nguy hiểm nhất thế giới này có thể làm “nổ tung” nước Mỹ khi nó “thức giấc”, thảm khốc hơn so với những gì họ nghĩ. Liệu có liên quan giữa những chứng cứ khoa học này với lời tiên đoán của nhà chiêm tinh trẻ Joy Ayad? Nếu núi lửa này thực sự phun trào, không chỉ nước Mỹ, mà rất nhiều quốc gia trên thế giới sẽ bị chìm trong biển lửa? Năm 2014 liệu đã là đoạn kết cho đất nước hùng mạnh nhất thế giới này? Theo dự đoán của các nhà khoa học, nếu Yellowstone phát nổ thì toàn bộ khí quyển trên trái đất sẽ bị bao phủ bởi axit sulfuric, khói, bụi. Cả hành tinh sẽ rơi vào mùa đông lạnh giá, nền văn minh của con người sẽ quay trở lại điểm xuất phát. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, chu kỳ phun trào của núi lửa này từ 600 – 700 ngàn năm. Núi lửa này đã phun trào ít nhất 100 lần, trong đó 3 lần dữ dội có thể gây thảm họa cho một nửa Trái đất. Lần phun trào gần đây nhất vào 640 ngàn năm trước. Nếu chiếu theo đúng chu kỳ đó thì hành tinh xanh đang đợi chờ một trận bùng nổ tiếp theo. Lời tiên đoán của “nữ hoàng chiêm tinh” Joy Ayad càng có thêm căn cứ khi các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không Mỹ (NASA) vừa phát hiện một điểm nóng – ổ dung nham có kích thước to bằng thành phố Tokyo nằm dưới núi lửa Yellowstone đang chực bùng nổ. Theo chuyên gia của NASA, các tín hiệu cho thấy, núi lửa sắp bùng nổ chính là ổ dung nham tăng khoảng 0,75m kể từ năm 1992. Đây là một con số cực lớn trong thước đo thời gian địa chất chỉ khoảng mm/thế kỷ. Ổ dung nham này nằm cách mặt đất 20km, chỉ bằng 1/10 so với độ sâu của các ổ dung nham khác. Nếu một nhóm khủng bố đặt quả bom hạt nhân ở núi lửa này có thể kích hoạt sự phun trào (Cảnh Sát Toàn Cầu) ================ Mặc dù chúng tôi xác định rằng: Năm Giáp Ngọ những sự kiện liên quan đến cháy, nổ... và gây thảm họa nhiều hơn các năm trước trong xã hội. Nhưng điều này chủ yếu chỉ giới hạn trong vấn đề tệ nạn xã hội. Vê thiên tai liên quan đến hạn hán, cháy rừng, núi lửa phun trào chúng tôi cũng đã đề cập tới. Nhưng vấn đề núi lửa phun trào gây thảm họa cho nhân loại và làm tan hoang nước Mỹ và thế giới - như lời tiên tri của bà Joy Ayad - không thể xảy ra vào năm Giáp Ngọ 2014. Chúng ta có thể chứng nghiệm điều nay ngay trong năm Giáp Ngọ. *** 2.Nostradamus và 10 lời tiên tri cho năm 2014 Theo Nguoiduatin. Chủ nhật, 26/01/2014, 20:33 (GMT+7) (Văn hóa) - Trong suốt 400 năm qua, những lời tiên tri của Michel de Nostradamus đã khiến các nhà khoa học bối rối. Trong số hơn 1.000 lời tiên đoán của ông, có đến quá nửa đã trở thành sự thật. Và 10 tiên đoán dưới đây cũng có thể trở thành hiện thực trong năm 2014 này. Nostradamus Hoa Kỳ còn từ 7 đến 12 vị tổng thống nữa - nếu không muốn nói còn nhiều hơn - cho đến khi cuộc hội nhập toàn cầu hoàn tất. Chắc chắn đây là một suy diễn sai từ nội dung trong lời tiên tri của Nostradamus về vấn đề này. Mọi việc sẽ được chứng nghiệm ngay trong năm Giáp Ngọ 2014. Thiên tai năm 2014 thì quả là có phần đáng lo ngại hơn năm 2013. Nhưng đất sụt xuống và nước dâng lên - có tính toàn cầu - thì không đến nỗi như vậy. Vân đề này, những nhà khoa học đã đề cập đến vài năm trước liên quan đến hiện tượng được coi là "Ngày Tận Thế" 21. 12. 2012 - căn cứ theo lịch của người May a . Nhưng TTNC LHDP nhân danh nền văn hiến Việt đã phân tích đầy đủ sai lầm này của một số nhà khoa học về vấn đề này và xác định rằng: không bao giờ có sự kiện các hành tinh thẳng hàng sẽ gây nguy hiểm cho trái Đất vào ngày 21, 12, 2012. TTNC LHDP đã chứng tỏ sự đúng đắn với nhận định của chúng tôi liên quan đến ngày 21. 12. 2012. vốn được coi là Ngày Tận Thế và nó đã không xảy ra. Sai! Điều này TTNC LHDP đã xác định Trung Đông phải ổn định chậm nhất vào đầu mùa Xuân năm Giáp Ngọ 2014. Tất nhiên chỉ ở những điểm nóng chủ chốt, như: Xyri, Ai Cập, Iran.... Còn những cuộc nội chiến mới xảy ra như Nam Xudan thì không thể gọi là chiến tranh ở Trung Đông được. Chuyện này đã được hóa giải từ năm ngoái khi quân Mỹ kéo đến vùng Vịnh, vì vấn đề vũ khí hoa học của Syria. Chuyện này đã qua lâu rồi với sự xác định của TTNC LHDP. Cuộc chiến Iraq và Afghanistan còn có nguyên nhân Lý học là: 1/ Iraq: Cuốc chiến Iraq bắt đầu vào ngày 18. 2. Việt Lịch - do Thiên Cơ tiên tri trước một tháng. Lúc ấy Thiên Sứ tôi còn sinh hoạt trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.org hoặc .net) đã có lời khuyên không nên bắt đầu chiến tranh vào ngày này. Vì đây là ngày Tam nương sát. Bởi vậy, cuộc chiến dù có thắng, nhưng rất bất ổn sau đó. 2/ Afghanistan: Sau khi Hoa Kỳ chiến thắng ở Afganistan, Hội đồng dân tộc của nước này họp tại Đức để bàn về việc thành lập chính phủ. Đáng nhẽ họ họp vào ngày 12 Việt lịch (Tôi không nhớ tháng nào). Nhưng không biết xui khiến thế nào lại lùi vào ngày 13 - Ngày Tam nương sát theo Việt lịch. Bởi vậy, mọi cố gắng trực quan vẫn không sửa chữa được. Ngoại trừ họ phải dùng chính phương pháp của Lý học để hóa giải. Thời tiết còn nhiều diễn biêt bất thường, sau vài năm nữa thời tiết sẽ ổn định trở lại. Bắc cực sẽ hình thành những khối băng mới. Nguy cơ này đã qua rồi. Trung Đông sẽ phải ổn định chậm lắm là cuối mùa xuân năm Giáp Ngọ là dự báo của TTNC LHDP. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhận xét xác định sự đóng góp to lớn của nước Nga trong việc tạo dựng hòa bình thế giới. Nhưng vấn đề: "Người ta chưa bao giờ được thấy Mỹ và Nga cùng đứng về một phía". Nếu xét từ sau Thế chiến thứ II thì nhận xét này đúng. Nhưng trước và trong thế chiến thứ II, Nga và Hoa Kỳ đã ký hiệp ước Đồng Minh chống Phát xít Đức. Những điều khoản của hiệp ước đến nay vẫn còn giá trị.
    1 like
  2. Nuôi cho nó lớn khôn đã. Mới đẻ chưa nứt mắt đã xem với xét cái gì ạ?
    1 like
  3. Chúc thầy Thiên Sứ và các thành viên trong diễn đàn một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công !
    1 like
  4. Giáp Ngọ 2014: Năm xui xẻo của các loài thủy sản và gia cầm.... * Hiện tượng này còn cho thấy Thủy khí suy nặng nề. Đề phòng thiên tai đến từ biển....T6at1 nhiên chưa hẳn nó rôi vào nước Úc. ========================== Sứa khổng lồ dạt vào bờ biển Úc Thứ Năm, 06/02/2014 11:41 (NLĐO) – Hôm 6-2, một loài sứa khổng lồ chưa được giới khoa học phân loại đã dạt vào bờ biển bang Tasmania, miền nam nước Úc. Con sứa này có chiều dài lên đến 1,5 m. Mỹ phát triển máy bay "sứa" Nữ kình ngư tê liệt vì sứa Con sứa khổng lồ này được gia đình một người dân sống ở bang Tasmania phát hiện, sau đó báo cho các nhà sinh học biển tại địa phương. Bà Josie, người đầu tiên nhìn thấy những con sứa, đã phải thốt lên kinh ngạc: “Đây không phải vùng đất dành cho chúng. Hãy đứng lại và chiêm ngưỡng nó đi”. Sứa khổng lồ. Ảnh: ABC Nhà nghiên cứu Lisa Gershwin cho biết đây là loài sứa lớn nhất từ trước đến nay từng được biết đến. Các nhà khoa học đang tìm hiểu nguyên nhân tại sao chúng lại bị mắc cạn trên bãi biển. “Chúng tôi biết về loài sứa này, nhưng chúng chưa được phân loại và không có tên. Loài mới này có liên quan đến giống sứa bờm sư tử, một trong những động vật lớn nhất ngoài đại dương” – bà nói. Các thành viên của Tổ chức nghiên cứu Khoa học – Công nghiệp của khối thịnh vượng chung đã thu thập đủ hình ảnh và các mẫu vật trên bãi biển để tiến hành phân loại và đặt tên cho loài sứa mới. Một vài các yếu tố khác như môi trường sống, thức ăn và giống sứa vẫn đang được tìm hiểu. P.Nghĩa (Theo Straits Times)
    1 like
  5. Mỹ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ đường 9 đoạn phi pháp trên Biển Đông Thứ Năm, 06/02/2014 - 07:22 (Dân trí) - Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ngày hôm qua (5/2) đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, trong đó có đường 9 đoạn bị xem là phi pháp và gây căng thẳng. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Danny Russel Với việc căng thẳng trong khu vực đã lên cao sau khi Bắc Kinh áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên cả các quần đảo do Nhật quản lý trên biển Hoa Đông, dư luận quốc tế đang lo ngại về một sự đối đầu mới trong một tranh cãi khác trên biển Đông, nơi căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt, nhất là với Philippines. Phát biểu trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ về tình hình trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực này, ông Danny Russel, đã thách thức Trung Quốc có thể đưa ra các cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của nước này đối với phần lớn biển Đông, thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn”. Ông Russel khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên biển theo luật pháp quốc tế phải dựa trên đặc điểm về lãnh thổ. “Bất kỳ tuyên bố chủ quyền biển nào của Trung Quốc mà không dựa trên đặc điểm chủ quyền lãnh thổ sẽ là không tuân thủ luật pháp quốc tế”, vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ nói. “Trung Quốc có thể chứng tỏ sự tôn trọng luật pháp quốc tế của mình bằng cách làm rõ hoặc điều chỉnh tuyên bố chủ quyền của mình để nó tuân theo luật pháp quốc tế về biển”. Russel cũng ủng hộ quyền của Philippines trong việc đưa vấn đề ra một tòa án Liên hợp quốc – một động thái bị Trung Quốc lên án hồi năm ngoái – như một nỗ lực nhằm tìm kiếm một giải pháp “hòa bình, không ép buộc”. “Sự thiếu rõ ràng của Trung Quốc liên quan tới tuyên bố chủ quyền biển Đông đã tạo ra sự bất ổn trong khu vực, và hạn chế triển vọng đạt được những giải pháp được các bên chấp thuận, hoặc những sự thỏa thuận cùng phát triển công bằng”, ông Russel khẳng định. Nhận xét của ông Russel cho thấy quan điểm ngày càng rõ ràng của Mỹ về biển Đông. Năm 2010, ngoại trưởng Mỹ khi đó, bà Hillary Clinton, đã tuyên bố trong một chuyến thăm Việt Nam rằng, sự tự do đi lại trên biển là một lợi ích quốc gia của Mỹ trên biển Đông, nơi hơn một nửa hàng hóa thế giới được vận chuyển qua. Tuy nhiên, Mỹ trong khi tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh như Nhật và Philippines, nhìn chung vẫn nhấn mạnh rằng họ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại châu Á. Đây là quan điểm mà ông Russel vẫn tái khẳng định. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng lặp lại những cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ trên biển Đông, Mỹ sẽ không thừa nhận cũng không chấp thuận. “Chúng tôi không công nhận cũng không chấp thuận ADIZ mà Trung Quốc đã tuyên bố”, Russel nói. “Chúng tôi đã nói rõ với Trung Quốc rằng họ không nên cố gắng áp đặt ADIZ, và nên ngừng có hành động tương tự ở những nơi khác trong khu vực”. Thời gian qua, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đã bác bỏ ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông bằng cách cử chiến đấu cơ nhiều lần bay qua mà không thông báo cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, hạ nghị sỹ Steve Chabot, Chủ tịch tiểu ban châu Á của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama đã phát đi những “tín hiệu lẫn lộn” khiến Trung Quốc càng lấn tới. “Đã đến lúc chính quyền cần hành động thay vì chỉ nói, và tìm cách để đảm bảo với khu vực nêu trên rằng nước Mỹ sẽ hiện diện tại khu vực này, và tương lai của Mỹ tại châu Á là mạnh mẽ, có tính cam kết và chắc chắn”, ông Chabot nói. Thanh Tùng Theo AFP ================ Cái này Lão Gàn lói nâu rùi. Nói mãi cũng nhàm. Đụng đến biển Đông là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Cái model ló vậy mà.
    1 like
  6. Chị phải đi rồi, tranh thủ được nhiêu đó trả lời em thôi.
    1 like
  7. Trung Quốc không thể được gọi là đồng minh chiến lược của Nga Đông Bình 31/01/14 09:22 (GDVN) - Chiến lược an ninh và các kế hoạch phòng vệ mới của Nhật Bản nhằm vào Trung Quốc, tăng cường quan hệ quân sự với các nước NATO, các đối thủ của Trung Quốc... "Bành trướng quân sự không có lợi cho tương lai của Trung Quốc" Nhật- Ấn hợp tác quân sự toàn diện, coi nhau là vị trí trung tâm "Trung Quốc và Nhật Bản đang cãi nhau như trẻ con" Nhật Bản thúc đẩy xuất khẩu vũ khí toàn cầu, khâu đột phá là châu Âu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Mạng quan sát quân sự Nga ngày 28 tháng 1 đưa tin, Nhật Bản và Trung Quốc dần dần trở thành đối thủ chủ yếu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu như nói vào nửa đầu thế kỷ Nhật Bản có ưu thế không thể tranh cãi, tình hình hiện nay đã thay đổi. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh tình hình châu Á-Thái Bình Dương hiện nay với đêm trước của Chiến tranh thế giới thứ nhất, cho rằng Trung-Nhật đóng vai trò của Anh và Đức trước đây trong cuộc đối đầu này. Tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thủ tướng Nhật Bản phát biểu so sánh quan hệ Trung-Nhật với cạnh tranh Anh-Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông Shinzo Abe cho rằng, mặc dù hai nước lớn Anh, Đức trước chiến tranh có quan hệ kinh tế và thương mại toàn diện, nhưng điều này hoàn toàn không cản được xung đột giữa hai nước. Thủ tướng Nhật Bản đồng thời chỉ trích kế hoạch quân sự quy mô lớn của Trung Quốc trở thành nguyên nhân chủ yếu gây bất ổn khu vực. Phát biểu liên quan đến chiến tranh của ông Shinzo Abe ám chỉ rất rõ ràng. Hiện nay, Nhật Bản và Trung Quốc cũng có quan hệ kinh tế phát triển. Khi phản bác khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể nổ ra xung đột khu vực lớn, rất nhiều chuyên gia chủ yếu dựa vào nhân tố kinh tế, tuyên bố chiến tranh vô ích, hợp tác có lợi hơn. Nhưng kinh tế hoàn toàn không phải là nhân tố chính dẫn đến chiến tranh. Huống hồ, chiến tranh có thể thúc đẩy phát triển công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật và tái thiết cơ sở hạ tầng. Mặc dù Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga sau đó vội vàng giải thích thay cho ông Shinzo Abe, muốn làm lặng sóng những dư luận có liên quan, cho biết, ông Shinzo Abe hoàn toàn không cho rằng hai nước Trung-Nhật có thể nổ ra chiến tranh, mà là tán thành tập trung cho đối thoại và pháp lý, ủng hộ hạn chế "bành trướng quân sự không ngừng ở châu Á". Khi phát biểu tại Davos, Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi các nước lớn khu vực không được tăng cường thực lực quân sự, cần xây dựng cơ chế quản lý chống khủng hoảng, xây dựng kênh trao đổi giữa quân đội hai nước Trung-Nhật. Đợt lạnh nhạt mới của quan hệ Trung-Nhật có nguồn gốc từ tranh chấp lãnh thổ đảo Senkaku giữa hai nước vào cuối năm 2013. Tháng 11 năm 2013, Bắc Kinh tuyên bố lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, bao trùm lên phần lãnh thổ “tranh chấp”, kết quả đã gây ra phản ứng phẫn nộ từ Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Máy bay Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục bay tuần tra thường lệ ở khu vực tranh chấp. Đối với vấn đề này Trung Quốc đã lựa chọn “kiềm chế”, chưa làm trầm trọng hơn xung đột, cho dù ban đầu họ từng dọa sẽ ép máy bay "tự tiện xông vào" phải hạ cánh. Nhật Bản đặt mua 42 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ Bước đi lớn hơn của Nhật Bản là thông qua chiến lược quốc phòng mới vào tháng 12 năm 2013, tăng ngân sách quân sự, trang bị vũ khí trang bị mới cho Lực lượng Phòng vệ, nâng cao khả năng cơ động, trao quyền triển khai ở nước ngoài cho lực lượng này. Ngoài ra còn nâng cấp hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa. Các đơn vị quân đội Nhật Bản triển khai trọng điểm hướng khu vực tây nam, nhằm vào lãnh thổ "có tranh chấp" với Trung Quốc, binh đoàn sắp triển khai ở khu vực đông nam Nhật Bản sẽ duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Để có thể đối đầu với Trung Quốc trên biển, Nhật Bản đang thành lập binh đoàn đổ bộ đặc biệt có thể thực hiện nhiệm vụ đoạt đảo, trang bị máy bay cánh xoay Osprey và tàu tần công đổ bộ. Chiến lược quốc phòng mới Nhật Bản bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch ngắn hạn là 5 năm (2014-2018), kế hoạch dài hạn là 10 năm. Quân đội Nhật Bản đã được coi là quân đội chuyên nghiệp, sở hữu vũ khí trang bị mới nhất. Căn cứ vào số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, năm 2013 chi tiêu quân sự Nhật Bản xếp thứ năm thế giới, chỉ thấp hơn Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh. Ngân sách quân sự Nhật Bản khoảng 58 tỷ USD. Là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc chi tiêu dùng cho nhu cầu quốc phòng Trung Quốc trên 114 tỷ USD. Trong mấy năm tới, Nhật Bản chi khoảng 240 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu quốc phòng. Năm 2014, chi tiêu quân sự của Nhật Bản có thể xếp thứ tư thế giới, qua vài năm nữa có thể đứng thứ ba thế giới. Mặc dù khủng hoảng kinh tế kéo dài vẫn đang tiếp diễn, ngân sách tài chính của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vẫn sẽ tăng 2,6%, sau đó sẽ còn tiếp tục tăng 5%. Nhật Bản sẽ tiếp tục trở thành nước lớn quân sự, mưu cầu bản thân có vị thế đặc biệt trên thế giới. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản bị tàn phá, bị ép từ bỏ quân đội thông thường. Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản (dưới sự giám sát của Tư lệnh quân đồn trú Mỹ MacArthur) tuyên bố từ bỏ quyền lợi của quốc gia có chủ quyền, đó là từ bỏ có quân đội và quyền giao chiến. Nhật Bản còn từ bỏ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Atago Nhật Bản An ninh của Nhật Bản do quân Mỹ bảo đảm. Tấn công Nhật Bản đến nay vẫn được coi là tấn công Mỹ. Đối với Nhật Bản, người Mỹ từng bước từ người chiếm đóng biến thành đồng minh chủ yếu. Nhật Bản cần Mỹ để ngăn chặn Liên Xô và Trung Quốc. Hơn nữa, ban đầu không cần quân đội nên có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền ngân sách để Nhật Bản giải phóng lớn sức lao động. Nhưng, xét tói mối đe dọa của Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ cho phép Nhật Bản thành lập lực lượng an ninh quốc gia, đồng thời năm 1954 cải tổ thành Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Về hình thức, Lực lượng Phòng vệ thuộc tổ chức dân sự (phi quân sự). Đến đầu thế kỷ 21, dưới sự hỗ trợ toàn lực của Mỹ, Lực lượng Phòng vệ chuyển đổi thành quân đội chuyên nghiệp khổng lồ. Nhật Bản tạm thời còn chưa có một số loại vũ khí mang tính tấn công, những hạn chế hợp tác kỹ thuật quân sự với nước lớn khác vừa mới bắt đầu xóa bỏ, Nhật Bản cũng chưa sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng, Nhật Bản phát triển thành cường quốc quân sự thực sự chỉ là vấn đề thời gian, tiến trình này hiện đã rất rõ ràng, hơn nữa sớm muộn sẽ hoàn thành. Sau khi CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo vào tháng 8 năm 1998, Nhật Bản đưa ra vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. Năm 2004 Mỹ-Nhật ký bản ghi nhớ, tạo nền tảng cho hai nước hợp tác phòng thủ tên lửa. Tokyo cho phép Mỹ triển khai radar tuyến đầu ở lãnh thổ của Nhật Bản, tham gia sản xuất và mua sắm tên lửa đánh chặn SM-3, Patriot và Aegis. Năm 2007 Nhật Bản tuyên bố có kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia, phòng bị mối đe dọa tiềm tàng từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Hiện nay nền tảng của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Nhật Bản là 6 tàu khu trục Aegis trang bị tên lửa đánh chặn SM-3. Hải quân Nhật Bản sẽ nhanh chống trang bị thêm 2 tàu chiến loại này. Năm 2013, Mỹ tuyên bố sẽ triển khai radar phòng thủ tên lửa thứ hai tại Nhật Bản. Tên lửa Patriot Nhật Bản Năm 2005, nhà cầm quyền Nhật Bản trao cho Lực lượng Phòng vệ vị thế tổ chức quân sự, theo đó phải sửa đổi Hiến pháp. Năm 2006, Nhật Bản đã thông qua dự luật dành vị thế cấp bộ cho Lực lượng Phòng vệ. Năm 2010, Nhật Bản nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu công nghệ quân sự. Các công ty Nhật Bản đã có được quyền thành lập doanh nghiệp liên doanh với công ty nước ngoài. Gần đây, đại diện Đảng Tự do Dân chủ bắt đầu tích cực thực hiện quan điểm quân sự hóa của Nhật Bản. Tháng 12 năm 2012, sau khi lên cầm quyền, Đảng Tự do Dân chủ đã phê chuẩn phương án cải cách quy mô lớn lực lượng vũ trang, quy định phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, dành quyền lợi triển khai hành động ở nước ngoài cho Lực lượng Phòng vệ, thành lập Thủy quân lục chiến. Mùa xuân năm 2013, phương án này được Ủy ban Quốc phòng phê chuẩn. Cải cách quân sự Nhật Bản có mấy nhân tố đặc biệt sau: Thứ nhất, lực lượng vũ trang Nhật Bản được quyền hành động ở nước ngoài, được phép tấn công căn cứ kẻ thù. Trước kia Lực lượng Phòng vệ chỉ chức năng phòng ngự, hiện nay đã hủy bỏ những hạn chế này. Thứ hai, năm 2014 Chính phủ Nhật Bản sẽ phê chuẩn thông qua quyền tự vệ tập thể. Như vậy, nếu có người tấn công đồng minh, Nhật Bản sẽ viện trợ. Đối với Nhật Bản, đây là sự đột phá về chính trị. Hiện nay, phạm vi hoạt động quân sự của Nhật Bản hầu như đến toàn thế giới, không còn giới hạn ở việc bảo vệ quần đảo Nhật Bản không bị xâm lược. Thứ ba, Nhật Bản sửa đổi lệnh cấm nhập vũ khí, tăng cường phát triển hợp tác công nghệ quân sự đối ngoại. Điều này sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy thành quả nghiên cứu phát triển quân sự Nhật Bản tiến quân ra thị trường thế giới. Hiện nay, Nhật Bản đã tiến vài bước trước trên hướng này. Năm 2012, Nhật Bản và Anh ký kết thỏa thuận hợp tác lĩnh vực nghiên cứu phát triển chung hệ thống quân sự. Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận tương tự, ngoài Mỹ. Thủy phi cơ cỡ lớn US-2 do Nhật Bản sản xuất Năm 2013 Nhật Bản bắt đầu tiến hành đàm phán hợp tác nghiên cứu chế tạo vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ. Đầu năm 2014, Nhật Bản tích cực thúc đẩy hợp tác công nghệ quân sự với Ấn Độ, hiện nay đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Ấn Độ mua thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản. Nhật Bản còn hầu như đồng thời đạt được nhất trí với Pháp, tăng cường hợp tác công nghệ quân sự, chương trình ưu tiên là máy bay không người lái, máy bay trực thăng và tàu ngầm. Rõ ràng, Nhật Bản đang tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước lớn NATO. Anh, Pháp đều là nước lớn quân sự sở hữu vũ khí hạt nhân và công nghệ quân sự hiện đại. Anh đã bảo lưu hệ thống thực dân mới tên là "các nước trong liên hiệp Anh", hầu như đã bao gồm tất cả các lãnh thổ trước của đế quốc Anh. Pháp cũng có thể chế tương tự ở châu Phi, thông qua hệ thống tài chính khu vực đồng phơ-răng kiểm soát các khu vực thực dân trước đây. Đồng thời, Pháp còn đang tích cực tăng cường chính sách quân sự đối với các nước châu Phi. Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù có tính độc lập nhất định, cũng là nước thành viên của NATO. Ấn Độ lại là kẻ địch tiềm tàng chủ yếu của khu vực Nam Á. Thứ tư, Nhật Bản đã thông qua một bộ luật, quy định phần lớn vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng và quân sự phải được tăng cường giữ bí mật. Không thể nói trước kia lĩnh vực quân sự quốc phòng của Nhật Bản minh bạch, nhưng hiện nay mức độ giữ bí mật được tăng cường rất lớn. Điều này cho thấy, hiện nay mặc dù không thể nói thời kỳ chiến tranh đã đến, cũng hoàn toàn có thể đã ở thời kỳ trước chiến tranh. Đồng thời, lực lượng mặt đất/trên biển/trên không của Nhật Bản đều đang chờ đợi tăng cường khả năng đột kích và tính cơ động. Nhật Bản sẽ tiếp tục chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ (tàu khu trục tên lửa trang bị máy bay trực thăng), tàu khu trục và tàu ngầm. Kế hoạch phòng vệ Nhật Bản: mua máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ Không quân sẽ tăng cường máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning, hệ thống hàng không không có người lái, chẳng hạn máy bay không người lái chiến lược RQ-4 Global Hawk. Nhật Bản đồng thời tích cực khẳng định thúc đẩy chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nội địa. Trong khi đó, Lục quân coi trọng phát triển xe bọc thép bánh lốp cơ động hơn, nhẹ hơn, bảo đảm điều động binh lực thông qua mạng lưới giao thông phát triển. Hiển nhiên, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện phương châm chủ nghĩa yêu nước dân tộc. Trải qua một thời gian ngắn nữa, Nhật Bản có thể khôi phục vị thế cường quốc quân sự mà họ đã mất đi từ năm 1945. Vị thế của ông Shinzo Abe trong Đảng Tự do Dân chủ (LDP) và Quốc hội được tăng cường củng cố, vì vậy trong điều kiện khủng hoảng toàn cầu, khả năng Nhật Bản vẫn kiên trì chính sách chủ nghĩa hòa bình đáng để "nghi ngờ". Tuy Nhật Bản còn phải giải quyết vấn đề kinh tế khó khăn, nhưng phát triển ngành công nghiệp quân sự sẽ có lợi cho giải quyết vấn đề này. Trung Quốc không thể được gọi là đồng minh chiến lược của Nga Đương nhiên, bất kể Nhật Bản hay Trung Quốc tạm thời đều vừa không muốn để xung đột leo thang, vừa không muốn phát động chiến tranh. Nhưng, mọi người đều biết, ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình rất mong manh. Biên giới phía đông nước Nga đang nhanh chóng hình thành một khu vực bất ổn to lớn, hơn nữa không chỉ liên quan đến quan hệ Trung-Nhật, mà còn có tình hình bán đảo Triều Tiên. Người Mỹ đang cố gắng tránh để quan hệ hai miền Triều Tiên nằm bên bờ vực bùng nổ. Nga lâm vào cảnh ngộ phức tạp. Nhật Bản và Mỹ không phải là bạn của Nga. Nga không thể quên yêu cầu lãnh thổ mà Nhật Bản đưa ra đối với họ. Tokyo tìm cách đoạt lại quần đảo Nam Kuril, gồm bốn hòn đảo là Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Nga-Nhật vẫn chưa ký Hiệp ước hòa bình. Nhưng, Trung Quốc cũng không thể gọi là đồng minh chiến lược của Nga. Nếu Trung Quốc có thể thực hiện ưu thế của họ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sớm muộn đều sẽ chú ý đến phía bắc (Nga, Mông Cổ và Kazakhstan). Mỹ tăng cường triển khai radar X-band ở Nhật Bản Lực lượng quân sự phương hướng chiến lược miền đông nước Nga mỏng yếu, dân số khu vực Viễn Đông và Siberia thưa thớt sẽ tạo thành vấn đề to lớn. Hiện nay khôi phục thực lực của Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Biển Bắc được coi như "mất bò mới lo làm chuồng" và vẫn chưa muộn. Hạm đội Biển Bắc khi cần thiết có thể chi viện cho Hạm đội Thái Bình Dương. Còn phải triển khai binh lực, vũ khí đầy đủ ở quần đảo Kuril và Sakhalin, đề phòng Nhật Bản có ý đồ phát động bất cứ chiến dịch thắng lợi quy mô nhỏ nào đối với Nga. Trên phương diện ứng xử với Trung Quốc, Nga cần kiên trì lập trường trung lập hữu nghị, đồng thời khôi phục thực lực không quân, phòng không, phòng thủ tên lửa và lục quân ở Quân khu miền Đông, khi cần thiết đưa Viễn Đông và Siberia trở thành "đầu tàu" phát triển toàn bộ nước Nga. ============= Đương nhiên là vậy! Cái này Lão gàn cũng nói lâu rùi! Giữa Nga và Tung Cóoc chỉ lâu lâu tập trận giả, cứ tưởng đồng minh đến nơi. Cái này hồi trẻ con Lão Gàn cũng tập trận giả suốt ngày, chơi trò công an bắt gián điệp; cũng như bây giờ các siêu cường tập trận chống khủng bố vậy. Nga đã bị Tung Cóoc cho một vố cũng từ lão Kis nhậu rượu Mao Đài ở Bê Canh mà ra. Cho nên đang từ siêu cường hạng nhì thế giới xuống hạng tư, hạng năm. Bởi vậy, bi wờ mà là "đồng minh chiến lược" với Tung Cóoc chống lại Hoa Kỳ và Nhật Bủn thì Nga được cái gì? Để được Tung Cóoc tặng huân chương và khen chú gấu Nga dũng cảm hả! Hay chia cho Nga một nửa đảo Senkaku? Wên nhanh nhá! Nếu bụp nhau, Nga sẽ đồng minhh với Hoa Kỳ thì còn được lợi lộc nhiều thứ sau khi mặc cả. Rồi xem! Chả bao wờ Nga là đồng minh hạng hai với Tung Cóoc, chưa nói đến đồng minh chiến lược. Bởi vậy, từ khi lên cầm quyên, chưa bao giờ ngài Thủ tướng Nhật tỏ ra quan tâm đến quan hệ giữa Nga và Tung Cóoc cả.
    1 like
  8. CHÉM GIÓ VỚI LÃO SAY Hôm nay rách việc, ngồi chém gió với Lão Túy mấy điều bàn loạn cho zdui. Nhưng nhiều cái thuộc phạm trù "Thiên cơ bất khả lậu", nên cũng không bàn được hết ý. Đấy là chém gió cho nó oai chứ tại dốt bàn không tới. Hì! Ngài Chính Ấn ấy à? Đó là người được ngài Kim Chính Nhật trước khi viên tịch đã nhận thấy khả năng tuyệt vời giao phó sứ mệnh thống nhất hai miền Nam Bắc Cao Ly, chấm dứt đối đầu để phát triển đất nước. Sau này, những tài liệu giải mật sẽ chứng minh sự nhận xét của tôi. Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử, chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương, sở hữu những giá trị tri thức của tương lai nhân loại - đó chính là hệ thống tri thức Âm Dương Ngũ hành - "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Lão Gàn dài dòng văn tự vậy, vì đối với Lão Gàn đó là tiền đề đầu tiên cần xác định và tất cả đều phải bắt đầu từ đó . Nền văn minh Việt - chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương - đã nhận thức và xác định rằng: Có ba loại hình thái ý thức xã hội là Đức trị, Pháp trị và Lễ trị - Tức "Tam Dương khai thái" thuộc về nền văn hiến Việt. Chứ không phải thứ Dương là món tiết dê hòa rượu vô cùng bổ Dương và là dê bẩy món với món lẩu dê theo quan niệm của Tàu (xem thêm bài: Lễ Nghĩa theo cách nhìn của người Việt". Tâm sự giao lưu. Topic "Kỷ niệm 10 năm thành lập Tổng Cty DTT). Trong thực tế ứng dụng lịch sử Lý học cũng phân loại ba thực trạng xã hội là : 1/ Vương đạo - trong ba hình thái ý thức trên thì Đức trị mang tính chủ đạo. Đây chính la thời kỳ "Thái bình thịnh trị",một xã hội lý tưởng của văn hiến Việt: Văn hiến thiên niên quốc. Xa thư vạn lý đồ. Hồng Bàng khai tịch hậu. Nam phục nhất Đường ngu. 2/ Bá đạo - Pháp luật mang tính chủ đạo. Đây là xu hướng của thế giới hiện nay. Với phương pháp này là yếu tố cần và quan trọng, dùng trong trường hợp ổn định và phát triển 3/ Vong quốc chi đạo - Dùng mưu kế trí trá miễn đạt mục đích. Trường hợp này chỉ dùng trong chiến tranh, hoặc xã hội đang rối loạn, như Thái Lan hiện nay, hoặc các xứ sở đã trải qua các màu hoa, như: xanh bleur, màu cam...vv... . Tất nhiên nó rất nguy hiểm, vì lúc này không cần đền chuẩn mực xã hội và mang tính con dao hai lưỡi. Hậu quả là xã hội rối loạn Đây chính là thực tế xã hội của Trung Quốc hiện nay. Mà Lão Say ví là "Cái gậy thằng ăn mày". Sở dĩ có thực trạng này vì những nguyên nhân sâu xa của nó. Nguyên nhân sâu xa - chỉ lấy mốc từ 20 năm trước - khi họ chuyển đổi mô thức xã hội từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, gọi là cải cách, nhưng không có một hình thái ý thức xã hội tương ứng - tối thiểu là Pháp trị - làm chuẩn mực. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc trong 20 năm qua, đã phát sinh rất nhiều mối quan hệ xã hội, vượt qua tất cả những hình thái ý thức xã hội trước đó. Hay nói một cách khác: Các chuẩn mực xã hội của họ đã lỗi thời rất xa so với quan hệ xã hội phát triển trên thực tế. Ở đây chưa bàn đến sự chênh lệch giầu nghèo - đã đủ tạo ra những mâu thuẫn xã hội - vì manh tính "vị kinh tế" thuộc Âm trong Lý học. Mà chỉ bàn tới những vấn đề hình thái ý thức xã hội thuộc Dương. Chính vì không có những chuẩn mực xã hội phù hợp và cân bằng với sự phát triển. Nên xã hội bắt đầu phân hóa với những luồng tư tưởng khác nhau - như là những phương pháp ổn định xã hội theo quan điểm khác nhau. Lúc đầu chỉ là sự xuất hiện những tiếng nói khác nhau, đền cùng cực thì mâu thuẫn phe nhóm với những chủ trương khác nhau xuất hiện và lúc này mâu thuẫn xã hội chỉ trực chờ bùng nổ. Đây chính là thực trạng xã hội của Tung Cóoc hiện nay. Đáng nhẽ ra họ tập trung vào ổn định xã hội trước, rồi mới tính kế thực hiện "giấc mơ trung Hoa vĩ đại" thì may ra mọi chuyện đã khác đi, Nhưng tiếc thay! Họ thể hiện mình quá sớm và ra mặt muốn chia đôi thiên hạ với Hoa Kỳ. Trong khi nội bộ thì rối loạn, ngoại giao thì bế tắc - Do Hoa Kỳ là bá chủ thế giới trên thực tế. Họ sẽ bị lập tức cô lập về ngoại giao. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Lão Gàn cho rằng Tung Cóoc đang bế tắc về cả nội trị lẫn ngoại giao và đang mắc sai lầm chiến lược. Lâm vào hoàn cảnh này, Tung Cóoc dùng mọi thủ đoạn để đối phó và rơi vào tình trạng gọi là "Vong quốc chi đạo". Thực tế đã cho thấy điều này với hàng loạt quan chức cao cấp nhất bị loại nhưng ....vẫn cười hề hề. Từ đó, để đối phó với những tiềm năng bất ổn trong nước họ gây sự để hướng sự chú ý ra bên ngoài, bằng cách kích động tinh thần dân tộc cực đoan. Những hành vi này vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân. Chính vì một vế nguyên nhân đó, nên dẫn đến vấn đề tiếp sau đây: Nếu chỉ nhận xét một cách cục bộ mối tương quan giữa Trung Cóoc và hai vùng biển này thì không có gì để bàn. Tung Cóoc muốn đánh ai trước cũng được. Vì Nhật Bản nếu đừng một mình thì không chống lại được Trung Quốc với vũ khí hạt nhân, đủ để bay cả nửa thế giới.Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy và bất cứ đánh vào đâu cũng là thách thức ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Hiện nay, rât nhiều người chỉ trích Tổng thống Obama yếu đuối, không cương quyết (Chính vì cái tướng bề ngoài thư sinh của ông ta, khiến lúc đầu Lão Gàn không ủng hộ ông này trong cuộc tranh cử nhiệm kỳ I với ngài Mắc Kên.Mặc dù từ trước cả khi ngài Obama tranh cử , trên diễn đàn lý số mà Lão Gàn sinh hoạt trước đây, đã xác định: Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ tới không phải bà Clinton, mà là một người đàn ông cao ráo, đẹp người. Lúc đầu còn nói rõ là da màu, sau rút lại). Bởi vậy, Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc, do kinh tế suy thoái..vv...tức là những nguyên nhân vớ vẩn. Và họ cho rằng có thể hòa với Hoa Kỳ để thực hiện ý đồ của họ. Nhưng Lão Gàn thì lại nhìn với một góc nhìn khác: Trung Cóoc không phải Iraq, hoặc Iran. Do đó ngài Obama thận trong là phải và chưa có ý kiến gì. Chứ một người thuận tay trái với bề ngoài thư sinh không phải là người yếu đuối (Sau này Lão Gàn mới biết). Trung Quốc đã qúa chủ quan khi vạch sách lược của họ. Cứ làm như họ muốn gì thế giới phải theo họ. Híc! Quên nhanh. Bây giờ Trung Quốc đã quá đà. Ngưng lại và thay đổi sách lược rất khó khăn vì không còn niềm tin, khi đã quậy tưng bừng. Chỉ nội việc tiếp ngài Tập ở Hoa Kỳ - mà Lão Gàn đã tiên đoán trước thái độ và kết quả của hai bên - đã cho thấy Hoa Kỳ không thể chấp nhận cho Trung Quốc độc chiếm Tây Thái Bình Dương. Vấn đề còn lại chỉ là "Canh bạc cuối cùng" kết thúc dưới hình thức nào.
    1 like
  9. BÀN LOẠN Nghe đâu chú Ân đã gửi thư cho phái nam Hàn về việc thống nhất 2 miền Cao Ly, nhưng phía anh Nam Hàn còn đang thận trọng trù tính. Xét lại vụ thanh trừng anh Trương Thành Trạch (Jang song Theak ) chính trị gia thân Tung của làm anh Tung Của 1 phen choáng váng. Đến giờ anh Tung vẫn chưa hiểu được cậu Chính Ân là loại người gì?? Thử xét lại việc anh Tung lần này liên tục tập trận tại biển đông, và nhòm ngó biển đông bằng con mắt cú vọ. Câu hỏi đặt ra là Biển đông và biển Hoa đông thì anh Tung sẽ thôn tính cái nào trước ??? Chính sách của anh Tung hiện nay được ví như "cây gậy nhỏ" hay như cách nói dân dã của Việt tộc là "đầu gậy thằng ăn mày" chiếc gậy này chọc ngoáy khắp nơi nếu chủ nhân thấy động mà phản ứng mạnh thì nó lui, chủ nhân không nói gì thì nó làm tới cách này là cách "cù nhầy" gây rối loạn để "Đục nước thả câu". Cho nên trong năm 2013 Tung Của liên tục gây hấn với các nước láng giềng từ các nước Asian, Nhật bản , Ấn độ và thậm chí cả Nga. Cục diện này đang làm cho cả khu vực châu Á ngấm ngầm rơi vào cuộc chạy đua vũ trang. Thằng nhà giàu còn đỡ, thằng nhà nghèo có chút của để dành cũng phải đem ra mua dao kiếm dựa góc nhà trong khi con cái nheo nhóc ăn còn chẳng đủ, đánh cũng dở không đánh cũng dở đánh thì đương nhiên đổ máu, không đánh thì vài năm sau dao kiếm đem bán đồng nát chẳng ai mua . Kết quả cuối cùng là thỉnh thoảng đem ra huơ dao múa kiếm (tập trận) làm vui cho đỡ buồn. Thật thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể?? Nếu xảy ra choảng nhau , tội lớn nhất là thằng Trung Quốc. Đánh ai trước và chiến trường ở đâu?? Thử phân tích nếu đánh chiếm biển Đông trước ( dễ chiếm) do khối này tiếng là có sự đoàn kết nhưng chỉ trên tinh thần hô hào chứ chiến trận xảy ra mạnh thằng nào thằng đó lo. Ngoại trừ nếu có 1 anh nào thực sự lớn đứng lên làm minh chủ liên minh 4 hay 5 anh Asian lại với nhau. (Nhưng điều này khó) Chiếm biển đông đương nhiên là Trung của ở vào thế "rút dây động rừng ". Tuy có thể không có minh chủ trong khối nhưng tinh thần tương trợ thì không thiếu vì kiểu gì Nhật và Hàn không thể ngồi im, và dĩ nhiên biển đông mất Hoa đông sẽ khó giữ . Vậy Nhật chẳng dại gì mà chờ mất biển đông rồi anh Tung của sẽ sờ đến Hoa đông cả như vậy Nhật sẽ chủ động thọc sườn lúc này anh Tung Của chắc khó đỡ chưa kể anh Ấn lúc nào cũng sẵn sàng biên giới nếu cảm thấy bị đe dọa đến lợi ích. Nếu đánh vào Hoa đông trước cục diện sẽ thế nào? Tung của chỉ dám đánh Hoa Đông (nếu đồng minh Mỹ của nhật cam kết ko can thiệp). Nếu đánh Hoa đông chắc chắn Asian ngồi im vì "không phải việc của tao" vì thực tế Asian toàn các cậu nhỏ thôi thì trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chỉ vo ve chứ thực lực cũng chẳng có gì để trợ chiến, lúc đó Asian sẽ hình thành 2 phe, phe biển đông sẽ ủng hộ Nhật phe ngoài biển đông sẽ ve vãn cả 2(gió chiều nào che chiều đó). Hoa đông đứt thì biển đông không đánh cũng tan. Như vậy mục tiêu phải là Hoa đông "nhất tiễn xạ song điêu" thứ nhất là đánh chiếm Senkaku thứ 2 gây chia rẽ Asian. Vậy tại sao Tung của lại mang Liêu Ning sang biển đông tập trận ? Đây là cách vừa răn đe vừa quấy nhiễu, mỗi lần anh Tung bê đồ hàng ra biển đông thì một lần anh em nhà Asian lại phải bỏ tiền ra mua sắm dao rựa thì kinh tế còn đâu mà phát triển. thứ nữa là có ý cảnh báo nếu tao khởi binh thằng nào le ve sau này chết với tao. Tại sao Tung của chưa phản ứng quyết liệt với anh Nhật. Nếu xét thực lực về số lượng (Vũ khí và nhân lực) TQ lớn hơn Nhật rất nhiều nhưng độ tinh nhuệ thì TQ kém Nhật. Mức độ Hạt nhân thì do cấm vận vũ khí nên Nhật ko có răn đe hạt nhân, TQ thì có. vấn đề nằm ở chỗ anh Kỳ . Anh Kỳ gật đầu thì anh Nhật sẽ sẵn sàng trang bị hàng nóng lúc đó chắc chắn anhTung ko ăn được anh Nhật, do vậy lâu nay anh Tung vẫn ở thế thăm dò anh Kỳ, anh Kỳ ngoảnh mặt thì anh Tung làm tới, anh Kỳ suy nghĩ thì anh Tung tiếp tục thăm dò. Việc còn lại là bản thân anh Nhật, anh Nhật cũng đẫ thấy rõ điều này nếu ko tự lo biết đâu có ngày anh Kỳ buôn bán trên lưng anh Nhật (như đã làm với VNCH, năm 1974) nên 1 mặt anh Nhật săm sửa vũ khí một mặt đi du thuyết "liên hoành kế". Năm 2013 có thể nói là anh Nhật đạt được mối "quan hệ" còn anh Tung đã thất bại ở mối "quan hệ" nhưng đạt được kinh tế . Hãy chờ xem cục diện của năm 2014 sẽ có nhiều diễn biến hay. lời của thằng say!
    1 like
  10. "Trung Quốc và Nhật Bản đang cãi nhau như trẻ con" Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã) 26/01/14 07:26 (GDVN) - Trung-Nhật đang cấu véo lẫn nhau như trẻ con rồi cùng chạy đến "người lớn" để tố cáo. Trung Quốc đơn phương thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông Tân Hoa xã ngày 23.1 đưa tin, các Đại sứ của Trung Quốc và Nhật Bản tại Anh mới đây đăng đàn tranh cãi gay gắt trên BBC khiến một độc giả châu Âu phải thốt lên: So với châu Âu, các nước châu Á còn chưa trưởng thành, hầu như sống trong thế kỷ 19 của châu Âu. Trung-Nhật đang cấu véo lẫn nhau như trẻ con rồi cùng chạy đến "người lớn" để tố cáo. Có một quan điểm ngày càng phổ biến ở châu Âu cho rằng, hiện nay, tình hình ở Đông Á rất giống với châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trung Quốc hiện nay đang giống Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tranh chấp Trung-Nhật đang giống như tranh chấp Đức-Pháp, Đức-Anh trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn nhóm đảo Senkaku có thể là Sarajevo (Thủ đô của Bosnia Herzegovina). Theo đó suy đoán, hầu như Trung Quốc đang làm thay đổi trật tự sau Chiến tranh. Nhìn vào lịch sử giao lưu văn minh vài nghìn năm giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì tranh chấp hiện nay chỉ là một giai đoạn ngắn ngủ . Tân Hoa Xã đặt câu hỏi, tại sao người châu Âu nhìn nhận và lo ngại như vậy về tranh chấp Trung-Nhật, đồng thời nóng lòng muốn lên lớp Đông Á? Tờ báo Trung Quốc cho rằng nguyên nhân là ở "thuyết trung tâm châu Âu" hình thành từ cận đại đến nay. Từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 1 năm 2014, Hạm đội Nam Hải tập trận tấn công đổ bộ bất hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là máy bay trực thăng rời tàu đổ bộ cỡ lớn Trường Bạch Sơn tiến hành đổ bộ thẳng đứng. Tân Hoa Xã ví von: "Quên đi quá khứ là mất đi một mắt; đắm chìm trong quá khứ là mất cả đôi mắt". Người châu Âu hoàn toàn không hiểu được lịch sử quan hệ Trung-Nhật phức tạp và văn hóa Đông Á, suy đoán đơn giản có thể sẽ dẫn đến võ đoán. Thực ra, tình hình Đông Á còn chưa thoát khỏi sự liên quan đến châu Âu. Thời cận đại, người châu Âu xâm chiếm châu Á, đã phá hại quỹ đạo phát triển của nền văn minh cổ, lần lượt đẩy Nhật Bản, Trung Quốc đến giai đoạn quốc gia hiện đại, châu Á trở thành "hậu sinh, học sinh" của châu Âu. Cho nên, người châu Âu dùng con mắt thông cảm, dùng tâm trạng người thầy để giảng dạy. Đối với tranh chấp đảo Senkaku, "tại sao không thể giải quyết bằng luật pháp quốc tế?". Tân Hoa Xã ngụy biện, họ không ý thức được, "tranh chấp Trung-Nhật có sớm hơn nhiều Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 phần lớn dựa trên kinh nghiệm của châu Âu, huống hồ bản thân bộ luật này hoàn toàn không giải quyết vấn đề quy thuộc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải"?!. Phải chăng Tân Hoa Xã đang muốn ngụy biện, dùng xảo thuật ngôn từ, lấy "văn hóa Đông Á" thay thế luật pháp quốc tế (UNCLOS) để lấp liếm cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh? Trung Quốc dường như cố quên đi một sự thật lịch sử là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Báo Trung Quốc đề xuất phải "lách luật", không đưa Hoàng Sa vào đàm phán COC, đồng thời thấy Việt Nam tổ chức kỷ niệm về hải chiến Hoàng Sa năm 1974 thì có "nói ra nói vào", đã "ăn cướp lại còn sợ mất mặt". Trong hình là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc chiếm toàn bộ từ năm 1974 Tờ báo lý luận, nếu luật pháp quốc tế không thể giải quyết, người châu Âu cũng không muốn bàng quan đứng nhìn để Mỹ trở thành trọng tài duy nhất nên họ cấp bách "tiếp thị" những tư tưởng và kinh nghiệm của họ như ngoại giao đa phương, dự phòng khủng hoảng, giải quyết xung đột vì rất lo ngại châu Âu bị loại khỏi sân khấu quyền lực thế giới, giải quyết các vấn đề điểm nóng thế giới có thể không cần đến sức mạnh và trí tuệ của châu Âu. Tân Hoa Xã cao giọng, Trung Quốc luôn nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng Nhật Bản đang “lật đổ” trật tự quốc tế sau Chiến tranh, nhưng hầu như khó có thể đánh động được người châu Âu. Bởi vì, bản thân Chiến tranh Lạnh đã phá vỡ trật tự sau Chiến tranh, người châu Âu hầu như lo ngại hơn xu hướng trật tự thế giới hiện nay. Do tranh chấp đảo Senkaku và Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông mà Trung Quốc lập ra có liên quan đến vùng biển đảo Senkaku và vùng trời quốc tế, người châu Âu lo ngại Trung-Nhật đều là đối tác thương mại quan hệ của họ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến an ninh các tuyến đường thương mại, có thể đe dọa lợi ích thương mại của họ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói, điều này rất không phù hợp với việc Mỹ quan tâm hơn tới hàm nghĩa quân sự, lo ngại khả năng can thiệp vào Khu nhận biết phòng không, bảo vệ đồng minh bị ảnh hưởng. Trung Quốc ưu tiên biên chế tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải, lực lượng chủ yếu phụ trách tác chiến trên Biển Đông. Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành, Hạm đội Nam Hải. "Người châu Âu lấy tâm trạng người từng trải để nhìn nhận tranh chấp Trung-Nhật hoàn toàn không phải là đáng sợ, điều đáng sợ là Nhật Bản - một học trò của châu Âu hiện đại cũng có quan điểm tương tự: Văn minh hiện đại, tôi là thày của Trung Quốc. Thời văn minh cổ đại Trung Quốc từng là thày của Nhật Bản, nhưng đạo Nho không còn nữa, vì vậy người Nhật Bản coi thường Trung Quốc hiện nay. Khi Trung Quốc phản đối ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, Nhật Bản nghĩ trong lòng: Lịch sử châu Á hiện đại là do tôi tạo ra, Trung Quốc cần nhìn thẳng vào sự thực lịch sử này!" Theo bài báo, người Nhật Bản đã quen nhìn hiện thực bằng nhãn quan lịch sử hẹp hòi: Từ thời Minh Trị Duy tân đến nay, Nhật Bản chính là "học trò ưu tú" của châu Âu. Tính ưu việt về dân chủ và tính ưu việt về hiện đại hóa thường làm cho người Nhật Bản coi thường Trung Quốc, trong hiện thực lại lấy kính hiển vi để nhìn Trung Quốc, phát hiện Trung Quốc trỗi dậy có rất nhiều vấn đề, vì vậy hoàn toàn không thấy tương lai của Trung Quốc là tích cực. Bài báo coi đây là "dị tật" của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Bài báo tiếp tục tuyên truyền cho rằng, người châu Âu lấy tâm trạng người từng trải để nhìn Đông Á, nhưng không may đã làm cho người Nhật Bản lấy tâm trạng người từng trải để nhìn Trung Quốc. Như vậy, giải quyết khúc mắc Trung-Nhật còn "phải làm thay đổi lịch sử phương Đông lệ thuộc vào phương Tây từ thời cận đại đến nay, làm cho châu Á trở thành châu Á". Trung Quốc dường như dồn toàn bộ lực lượng đổ bộ và tập trung tập trận đổ bộ trên Biển Đông - một động thái cần cảnh giác. Trong hình là tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, Trung Quốc đã chế 3 chiếc loại này và trang bị toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải, lần lượt đặt tên là Côn Luân Sơn, Tỉnh Cương Sơn, Trường Bạch Sơn. ==================== Tung Cóoc thấy Senkaku khó nhằn nên kéo nhau xuống bể Đông. Nhưng mà họ không biết rằng: Khi họ gây sự ở biển Đông thì đã châm ngòi cho thùng thuốc sùng ở Hoa Đông. Việc lập ra vùng cấm bay tự người Trung Quốc đã hoàn chỉnh thùng thuộc súng này. Chỉ cần "quyền lợi căn bản" và "quyền lợi cốt lõi" không thể dung hòa thì sẽ có những máy bay bay vào vùng cấm bay chưa được thừa nhận và thế là "Bùm!". Người Trung Quốc đem 100. 000 quân áp sát Bắc Triều Tiên. Một nguyên nhân là đề phòng Bắc Triều Tiên sụp đổ, quân Nam Hàn và Hoa Kỳ ào vào thì ngăn chăn, giữ phần. Nguyên nhân thứ hai là gây sức ép lên Bắc Triều Tiên sau vụ thanh trừng những người thân Trung Quốc. Có vẻ như là một mũi tên bắn được hai con chim. Nhầm rồi chú ba (Cách gọi của người Sài Gòn xưa với người Hoa)! Bởi vậy, Lão Gàn mới cho rằng trong năm 2014 là cơ hội rất thuận lợi cho việc thống nhất hai miền Cao Ly - so với hai năm tiếp theo 2015. 2016. Đừng để Lão Gàn đoán sai thì ngược lại sẽ là một thảm họa cho dân tộc này. Nhưng Lão Gàn tin rằng người Cao Ly đủ thông minh để biết họ cần phải làm gì. Nhân dịp năm mới Lão Gàn chân thành chúc dân tộc Cao Ly nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh thống nhất đất nước của mình.
    1 like
  11. Hoàng Sa trong những đổi chác của Kissinger 11/01/2014 12:02 (GMT + 7) TTCT - Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger. Đảo Hữu Nhật - Ảnh: Nhóm Trúc Nam Sơn Chính sách của Mỹ trước trào Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác. Còn từ “trào Kissinger” trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này. Nếu biết rằng vào ngày 24-4-1965, tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã ký chỉ thị hành pháp số 11216 (Executive Order 11216) đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, thì có thể thấy việc chín năm sau Kissinger và Richard Nixon “buông” Hoàng Sa là một sự bội phản không chỉ với Việt Nam mà cả với các chính quyền Mỹ tiền nhiệm. Hoàng Sa trong "vùng chiến sự" Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 - Volume III, China, Document 186) cho biết hôm chủ nhật 10-6-1956, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn báo cáo việc Bộ Ngoại giao VNCH báo động với tòa đại sứ Mỹ rằng “Chicom (quân Trung Cộng, cách gọi lúc đó của VNCH và Mỹ cùng đồng minh) đổ bộ lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật)”, căn cứ trên báo cáo của trạm khí tượng của VNCH trên đảo Pattle (tức đảo Hoàng Sa) trong quần đảo Paracels (Hoàng Sa). Trong cuộc họp sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dulles bảo các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có quyền hạn và trách nhiệm kế thừa đối với tất cả lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Ông cũng chỉ thị xem xét khả năng đơn phương ra tay hành động chiếu theo tinh thần điều 8 hiệp ước SEATO (Liên phòng Đông Nam Á), theo đó Mỹ có nhiệm vụ phòng thủ khu vực này, một khi máy bay thám thính của hạm đội 7 xác nhận nguồn tin từ phía Sài Gòn, và sau khi đã thăm dò đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề ra. Ngày hôm sau, thứ hai 11-6-1956, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tại Đài Loan, cho biết “Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc Trung Cộng rút lui sau khi đã cảnh cáo”, đồng thời yêu cầu “cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa Dân Quốc và Sài Gòn”. Trong thời gian đó, hạm đội 7 phái hai tuần dương hạm và một số máy bay thám thính đến khu vực Hoàng Sa thực hiện các cuộc thám thính trên biển, trên không và cả trên bộ ở đảo Hữu Nhật trong hai ngày 12 và 13-6. Trong bức điện sau đó gửi CINCPAC (bộ chỉ huy trung tâm), phó đô đốc Ingersoll, tư lệnh hạm đội 7 kiêm tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ phòng vệ Đài Loan, loan báo các kết quả thám thính: “Thay đổi duy nhất ở Hoàng Sa trong mấy tháng qua chỉ là việc Trung Cộng tăng người lên đảo Woody (Phú Lâm)... Hoạt động của họ hầu như chỉ là thu gom phân chim. Không thấy binh sĩ hay vũ khí”. Và ông kết luận: “Trong những điều kiện trên, hiện chưa đến lúc Mỹ phải quét sạch bọn Trung Cộng ra khỏi đảo Phú Lâm. Một nỗ lực chung giữa Đài Loan và (Nam) Việt Nam cũng không tiện...”. Câu chuyện trên cho thấy vào năm 1956 đó, dưới trào Tổng thống Dwight D. Eisenhower, Mỹ khẩn trương đáp ứng bảo vệ Hoàng Sa, thậm chí còn thoáng có ý định tổ chức cho Đài Loan và Sài Gòn cùng phối hợp đuổi Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa! Tạm lấy mốc chín năm sau, lập trường của Mỹ về Hoàng Sa vẫn không thay đổi, thậm chí mạnh mẽ hơn qua việc Tổng thống Johnson ký chỉ thị hành pháp số 11216 đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, khiến Trung Quốc tức điên lên. Đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan là Wang đã gặp đại sứ Mỹ Cabot tại Ba Lan để phản kháng. Đại sứ Cabot sau đó đã đánh điện báo cáo lại Bộ Ngoại giao: “Wang nói là đã được lệnh phản đối mạnh mẽ chỉ thị hành pháp ngày 24-4 của tổng thống bao gồm đảo Hoàng Sa trong vùng biển chiến sự. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ đây... Tôi đã bác bỏ những khiếu nại của Wang về đảo Hoàng Sa”. Không chỉ đại sứ họ Wang này mà một đại sứ cùng họ Wang khác thay thế vào tháng 7 sau đó đã đưa ra vô số khiếu nại và đều nhận được cái lắc đầu của đại sứ Cabot. Đơn giản vì Hoàng Sa là của Việt Nam, đang do VNCH quản lý. Và Kissinger xuất hiện Chín năm sau, Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 và Nhà Trắng ra thông cáo trong bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19-1-1974: “Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình... Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này...”. Một thái độ hoàn toàn khác với trước kia! Chẳng qua do “vua đi đêm” Kissinger (cách gọi của báo chí Sài Gòn) đã quân sư cho Tổng thống Nixon, kế vị Tổng thống Johnson từ 20-1-1969, bắt tay với Trung Quốc để đối trọng với Liên Xô lúc đó đang căng thẳng với Trung Quốc, và tìm một lối ra khỏi Việt Nam trong danh dự. Trong các vụ “đi đêm” đó, Kissinger đã lần lượt “biếu” Trung Quốc những món quà sau để đổi lấy chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2-1972: ngày 10-6-1971, Nhà Trắng loan báo chấm dứt lệnh cấm vận thương mại Trung Quốc kéo dài 21 năm; ngày 28-7-1971, Chính phủ Mỹ loan báo ngưng việc thu thập tin tức tình báo về Trung Quốc; ngày 2-8-1971, Ngoại trưởng Roger loan báo Mỹ sẽ thôi chống lại việc Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, song sẽ không bỏ phiếu trục xuất Đài Loan... Về phần mình, nhật báo Hồng Kỳ cũng hôm 2-8 đó giải thích rằng việc Trung Quốc mở ra với Mỹ là do Trung Quốc phải liên minh với “kẻ thù bậc hai” là Mỹ, để cô lập và tấn kích “kẻ thù bậc nhất” là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó rất muốn “ẩu đả” với Liên Xô, thậm chí hôm 21-4 trước đó Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận kêu gọi lật đổ chính quyền Xô viết, khiến lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev lên án chiến dịch chống Liên Xô này của Trung Quốc. Song món quà thượng hạng mà Kissinger biếu Bắc Kinh là chuyến bay đến Bắc Kinh hôm 20-10-1971 và lưu lại tại đó. Đến 25-10, ở New York, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết mời Đài Loan ra, Trung Quốc bước vô thay thế. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc lúc đó là George Bush (bố) than rằng việc Kissinger có mặt tại Bắc Kinh trong thời điểm đó đã ngáng trở các nỗ lực của Mỹ nhằm giữ ghế cho Đài Loan. Những đổi chác qua lại đó đã đưa Nixon sang Trung Quốc “đi tour bảy ngày” Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải từ 21 đến 28-2-1972, mà đỉnh cao là Thông cáo chung Thượng Hải (Sino-U.S. relations, PBS.org). Nixon từ Trung Quốc về được một tháng thì Bắc Kinh bắt đầu phản kháng về Hoàng Sa, song lần này phản ứng của Mỹ khác trước. Bức thư của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ CHNDTQ (được lưu trong FRUS volume XVII, số 219) không ghi ngày tháng, phúc đáp việc Trung Quốc phản kháng việc tàu chiến Mỹ đến gần quần đảo Hoàng Sa: “Phía Mỹ đã tiến hành điều tra toàn diện các sự cố mà phía Trung Quốc đã lưu ý hôm 24-3-1972... Vì lợi ích của quan hệ Mỹ - Trung, phía Mỹ đã ra chỉ thị (cho tàu bè, tàu bay của mình) từ nay giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý với các đảo Hoàng Sa...”. Tuy vẫn bảo rằng quyết định này không can dự gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa, song khi hứa tránh xa 12 hải lý đã là thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc ở Hoàng Sa rồi. Bức thư này chẳng qua là một văn bản phản ánh nội dung cuộc trao đổi giữa Hoàng Hoa - đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc - với Kissinger hôm 12-4-1972 ở New York, qua đó Hoàng Hoa yêu cầu Mỹ giữ khoảng cách 12 hải lý ở Hoàng Sa, và Kissinger đã hứa miệng (FRUS, Document 220. Memorandum of Conversation). Thái độ này của Mỹ năm 1972 khác hẳn trước kia dưới trào Tổng thống Johnson, Kennedy và Eisenhower. Nguyên nhân? Hoàng Sa chỉ là một trong những “vật đổi chác” của Kissinger, thậm chí rất nhỏ! Tỉ như so với Đài Loan mà nay tờ Want China Times 29-11-2013 đã tiết lộ rằng tháng 1-1974, Tưởng Giới Thạch đã phải lần đầu tiên để cho hạm đội Đông Hải đi qua eo biển Đài Loan kể từ 25 năm qua khi Quốc Dân đảng tháo chạy về Đài Loan. Hạm đội Đông Hải đi qua eo biển này để đổ xuống Hoàng Sa cho nhanh, thay vì đi vòng sau lưng Đài Loan như trước. Biết sao bây giờ, Tưởng Giới Thạch giữ thân mình còn chưa xong, làm sao cứu bồ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu được! Có gì biếu nấy: Senkaku cũng muốn biếu! Biếu xén Bắc Kinh đã trở thành một thói quen mới của Kissinger. Ngày 31-1-1974, tức 12 ngày sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Kissinger (lúc này đã thôn tính luôn ghế ngoại trưởng) họp với các thuộc cấp ở Bộ Ngoại giao. Biên bản phiên họp đó còn ghi rằng sau khi Hummel, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á, báo cáo tình hình ở Hoàng Sa đã xong xuôi, không còn bất cứ hoạt động quân sự nào nữa và các nước trong khu vực từ Nhật Bản đến Philippines và VNCH đều đang âu lo, đặc biệt VNCH đã đổ bộ 200 binh sĩ lên Trường Sa, thì Kissinger chợt hỏi: “Liệu có thể thúc họ hướng đến đảo Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel ngớ cả người: “Xin ngài thứ lỗi, nghe chưa rõ ạ?”. Kissinger lặp lại: “Liệu chúng ta có thể thúc họ đến Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel vẫn chưa hiểu ra: “Thúc ai ạ?”. Kissinger tỉnh bơ trả lời: “Thúc CHNDTH”. Trợ lý Hummel lúc này tỉnh ra, hỏi vặn: “Ngài có chắc là chúng ta muốn làm điều đó không?”. Kissinger quả quyết: “Thì để dạy dỗ người Nhật”. Không nhất trí, Hummel hỏi vặn lại thẳng thừng: “Tôi cũng hiểu rằng chúng ta cần dạy dỗ người Nhật, song với cái giá đó thì có đáng hay không?”. Đến đây, Kissinger “chém vè”: “Không, không” (Minutes of the Secretary of State ‘s Staff Meeting Washington, January 31, 1974). Chẳng qua Kissinger lúc đó đang hậm hực Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka vì ông này không chịu nhượng bộ thương mại với Mỹ. Nếu nhớ rằng mới năm 1972, Mỹ đã trao trả lại đảo Senkaku cho Nhật, thì việc Kissinger đòi thúc Trung Quốc “quậy” Nhật ở Senkaku năm 1974 quả là...! Biếu cả thiên hạ chưa đủ, năm 2005, cố vấn cao cấp Công ty dầu hỏa CNOOC Kissinger còn định biếu cả dầu hỏa Mỹ cho Trung Quốc khi chỉ đường cho công ty này mua lại Công ty dầu hỏa Unocal của Mỹ, song cuối cùng bị Quốc hội Mỹ ngăn trở. Bởi thế Trung Quốc mới thỉnh Kissinger sang Bắc Kinh để mừng thượng thọ 90 tuổi. DANH ĐỨC ============== Mựa nó! Cái lão mắc dịch Kissingge - "Hôn ca sĩ" - này đúng là tay chính trị gia đểu nhất mọi thời đại. Năm 1971 với những chuyến đi đêm của lão này, chính là năm mà sau đó bắt đầu nhen nhóm cái thứ lập luận phủ nhận những giá trị văn hiến Việt gần 5000 năm lịch sử. Trước đó vào giữa thập niên 60 nhóm nghiên cứu của CIA đã tập trung tìm hiểu trong truyền thống Việt tộc nguyên nhân vì sao người Việt đánh trận như sư tử vì quê hương của họ (Bài đã đăng báo mạng và đã đưa lên diễn đàn, hình như ngay trong topic này). Cho đến tận bây giờ lão già Kis vẫn còn muốn lưu giữ hào quang của qúa khứ khi ủng hộ mối quan hệ Trung Mỹ. Nhưng thời thế đã thay đổi. Chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối những đề nghị của lão già lẩm cẩm này. Lão Gàn quảng cáo rằng: Ông Kis nên sám hối những sai lầm liên quan đến Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa và cả những vấn đề liên quan đến văn hóa truyền thống Việt. Nếu không cũng rất phiền. Mọi chuyện không hay sẽ đến với ông ngay trong năm 2014 này. Ông Kis có quyền không tin và chờ chứng nghiệm. Nhưng Lão Gàn cứ chém gió vậy.
    1 like