• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/02/2014 in all areas

  1. Henry Kissinger: Không loại trừ chiến tranh ở châu Á Theo BBC 04/02/14 05:15 (GDVN) - Henry Kissinger, năm nay 90 tuổi, đã từng dàn dựng chuyến thăm nổi tiếng đến TQ của Tổng thống Richard Nixon, gặp Mao Trạch Đông. Nói về an ninh toàn cầu, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Henry Kissinger, cho rằng “châu Á đang ở vào tình thế giống như thế kỷ 19 và không loại trừ được khả năng có xung đột quân sự”. Phát biểu tại một diễn đàn an ninh toàn cầu ở Munich cuối tuần qua, ông Kissinger, người cũng từng giữ chức Cố vấn an ninh của tổng thống Hoa Kỳ và chỉ đạo đàm phán tại Hòa đàm Paris về chiến tranh Việt Nam, bày tỏ quan điểm về căng thẳng Trung – Nhật. Ông nói rằng với thế giới bên ngoài, điều quan trọng là làm sao không để Nhật Bản hay Trung Quốc bị “lôi kéo vào khả năng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề”. Henry Kissinger lúc còn trẻ Trước ông Kissinger, bà Phó Oánh, cựu Thứ trưởng Ngoại giao hiện là chủ tịch ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc phát biểu tại Munich rằng “quan hệ với Nhật Bản là tồi tệ nhất từ trước tới nay”. Lịch sử phủ bóng Bà Phó Oánh cũng nói “Trung Quốc sẽ có hành động để duy trì ổn định trong vùng” và đổ lỗi cho phía Nhật Bản “chối bỏ tội ác chiến tranh” trong lịch sử, theo Bloomberg. Đáp lại, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishidanói với hội nghị rằng Nhật đã có những nhìn nhận nghiêm túc về quá khứ chiến tranh và thời chiếm thuộc địa. Ông cũng nói Nhật Bản “muốn tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về chủ đề an ninh”. Năm nay, hội nghị thường kỳ về an ninh quốc tế tại Munich, Đức tụ họp chừng 300 nhân vật có ảnh hưởng, gồm các vị Ban Ki-Moon, Sergeu Lavrov, Catherine Ashton, Henry Kissinger, John Kerry, Chuck Hagel, Susan Rice và Fogh Rasmussen. Henry Kissinger Tại hội nghị ở Bayerischer Hof Hotel hôm thứ Bảy 1 tháng 2/2014 cũng đã xảy ra tranh cãi giữa Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov và các quan chức EU cùng Hoa Kỳ liên quan đến tình hình Ukraine. Các chủ đề khác được bàn đến gồm tình hình Afghanistan, Ai Cập, chương trình nguyên tử của Iran và cả các tiết lộ của ông Edward Snowen về chương trình nghe lén toàn cầu của Hoa Kỳ. Ông Henry Kissinger, năm nay 90 tuổi, đã từng dàn dựng chuyến thăm nổi tiếng đến Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon, gặp Mao Trạch Đông năm 1972, tạo chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sau Chiến tranh Lạnh, ông thường được chính quyền Trung Quốc mời sang phát biểu về các vấn đề quốc tế với thái độ tôn kính đặc biệt. Không chỉ các lãnh đạo như Đặng Tiểu Bình lắng nghe ông mà cả các nhân vật thế hệ sau như Tập Cận Bình cũng long trọng đón tiếp ông Henry Kissinger, tác giả nhiều cuốn sách về ngoại giao quốc tế. ===================== Ông Henry Kissinger đang nói về hậu quả từ những sai lầm do chính ông tạo ra. Ngày xưa, ông đã thành công trong việc tách Trung Quốc ra khỏi Liên Xô và trở thành đối thủ với Liên Xô, góp phần - góp phần thôi, chứ không phải nguyên nhân chủ yếu - làm cho Liên Xô sụp đổ. Sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Liên Xô chấm dứt. Hoa Kỳ nghiễm nhiên trở thành bá chủ thế giới trên thực tế. Nhưng chính sách với Trung Quốc sau chiến tranh Lạnh - hậu qủa của chính ông - đã làm cho chính Hoa Kỳ hiện nay phải đối đầu với một thế lực khác nguy hiểm hơn, sự đe doa ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Người ta có thể trân trọng ông. Nhưng cá nhân tôi chỉ thấy ông là một chính khách tráo trở nhất trong mọi thời đại. Nếu chiến tranh ở Châu Á xảy ra thì nó bắt đầu từ một nguyên nhân sâu xa do chính những hành vi của ông. Ông cần phải sám hối về việc này. Còn không như vậy thì ngay năm Giáp Ngọ này, ông sẽ thấy định mệnh thể hiện những quy luật vũ trụ như thế nào.
    4 likes
  2. Nhìn lại nhân vật Nguyễn Trường Tộ: Lý do Nhật đổi mới thành công còn VN thì không? 04/02/2014 02:00 GMT+7 Sự tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần là điều kiện cần nhưng chưa đủ để VN canh tân như Nhật Bản. Kỳ 1: Sáp nhập, tinh gọn để giảm bớt... quan LTS: Nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm nhân vật Nguyễn Trường Tộ cũng như lý giải vì sao cùng thời đại ông, nước Nhật canh tân thành công còn VN lại thất bại, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS. Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen TP.HCM. TS. Phượng từng bảo vệ luận văn cao học về Nguyễn Trường Tộ và tiến sĩ lịch sử tại Pháp. TS Bùi Trân Phượng. Ảnh: Hoasen.edu.vn Con người của hành động Thưa TS Phượng, từ những nghiên cứu của mình, bà đánh giá đâu là đặc điểm nổi bật ở Nguyễn Trường Tộ, khiến ông khác biệt và tiến bộ hơn những nhà Nho cùng thời? Nguyễn Trường Tộ là nhà Nho thực tế nhất mà tôi từng biết, ông không chỉ là người nêu ý tưởng mà còn là con người hành động. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình, dù ngắn ngủi, để thực hiện các ý tưởng của mình. Ông hành động liên tục, mạnh mẽ, không được việc này thì làm việc khác, gần như không ngừng nghỉ. Ví dụ, ngay từ thời chiến tranh Việt - Pháp chưa xảy ra, ông đã nghiên cứu tình hình thế giới, đã thấy trước VN trong cái thế có thể bị xâm lược như nhiều dân tộc khác đã bị trước đó bởi sự phát triển của Tây Âu. Nguyễn Trường Tộ đã đặt vấn đề với triều đình: "Tại sao một nhúm nhỏ các quốc gia có thể đi khắp cùng thế giới, đi tới đâu cũng thắng người ta, nó chiếm đất, cai trị người ta?". Để trả lời cho được câu hỏi, Nguyễn Trường Tộ đã đọc rất nhiều sách, đi rất nhiều nơi, gặp nhiều người, nghiên cứu cách đương đầu (nhưng đều thất bại) của từng nước là nạn nhân của phương Tây. Ông tìm ra, sớm hơn những người cùng thời vài chục năm, căn nguyên nằm ở sức mạnh KHKT của phương Tây. Vì thế, muốn đương đầu với họ, chúng ta cũng phải có được sức mạnh đó. Không chỉ am tường nhiều lĩnh vực, Nguyễn Trường Tộ còn biết làm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực và làm đến nơi đến chốn. Ông vẽ thiết kế và chỉ huy thi công chủng viện lớn ở Sài Gòn, tham gia thiết kế xây dựng, sửa chữa nhiều nhà cửa, cầu cống ở quê hương Nghệ An. Ông lặn lội ra nước ngoài thuê mướn người về đi khai mỏ. Nếu lúc đó các chương trình khai thác thành công thì chúng ta đã đi trước cuộc khai thác, vơ vét nguồn lợi của người Pháp rất lâu. Bản thân Nguyễn Trường Tộ lúc ấy thuộc thành phần bị tình nghi, bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Ông là người công giáo, đã đi nước ngoài nhiều lần, được các linh mục người Pháp tin dùng. Với "lý lịch" như vậy, ông vẫn dám viết điều trần, gặp các quan đầu triều đình như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành... Làm chính trị như Nguyễn Trường Tộ đâu phải ai cũng làm được? Còn mục đích canh tân của ông thì rõ ràng là để cứu nước, giữ chủ quyền quốc gia. Ông hoàn toàn vì đất nước, dân tộc chứ không hề vụ lợi gì cho mình. Những nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ đã sớm nhận ra những hạn chế, tác hại của Nho giáo với công cuộc đổi mới. Nhưng theo bà tại sao Nho giáo lại "ăn sâu bám rễ" đến vậy ở những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc? Từ sau thời Tần Thủy Hoàng trở đi, các triều Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều lấy tư tưởng của Khổng Tử làm chính thống. Bởi tư tưởng của Khổng Tử quá có lợi cho kẻ cầm quyền. Xã hội yên trị ai mà chẳng muốn. Nhưng muốn yên trị thì dưới phải phục tùng trên, từ trong gia đình cho đến xã hội đều phải có tôn ti trật tự, vợ phục tùng chồng, con phục tùng cha, trẻ phụ tùng già. Ngoài xã hội cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cao nhất là vua: "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung...". Kẻ cầm quyền nào mà không bám vào đấy để cai trị cho dễ. Giờ đã là thế kỷ 21 mà một nước như Trung Quốc đã làm Cách mạnh rồi vẫn khôi phục Viện Khổng Tử là vì thế. Thực ra bản thân Khổng Tử dù đề cao tôn ti trật tự trên dưới nhưng ông cũng nhấn mạnh, trên phải xứng đáng nằm trên để dưới toàn tâm toàn ý nằm dưới. Ông đã cẩn thận có ràng buộc như vậy. Mặt khác, lý tưởng hòa bình của Khổng Tử có cái vĩ đại ở chỗ, thời loạn cần lấy nhân đức để cai trị. Nhưng vế sau này thường bị người cầm quyền lờ đi. Hậu duệ của Khổng Tử, tức là giới Tống Nho đã "hóa thạch" quan hệ trên - dưới và ai ngoi lên bị xem là "làm loạn", chẳng cho phép thay đổi khiến nó trở nên tai hại. Cái vĩ đại của Nguyễn Trường Tộ là ai cũng bằng lòng với nhận thức lấy xưa làm mẫu mực, lý tưởng thì ông nhận ra sự vô lý đó! Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi Thế lực bảo thủ, hủ lậu luôn là lực cản Thưa bà, cùng thời với Nguyễn Trường Tộ, nước Nhật Bản có nhà canh tân Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát 1835 - 1901). Câu hỏi nhiều người đặt ra là tại sao Nhật Bản, một đất nước khi ấy còn nghèo hơn cả VN, cải cách thành công mà ta lại thất bại? Thời ấy, vua Tự Đức đã cử các đoàn đi Pháp công tác. Một điều đáng chú ý là những người được chọn đều phải là những người hiểu văn minh phương Tây, thuận với việc giao thiệp với phương Tây. Trong khi đó, lực lượng bảo thủ thì đông hơn số chấp nhận canh tân, chấp nhận giao thương với phương Tây. Thế lực của họ cũng mạnh hơn, kể cả khi những người canh tân ở vị trí rất cao như ông Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành. Bởi vậy nên ông Phan Thanh Giản đi sứ về, kể lại những điều mắt thấy tai nghe, sau đó làm bài Tự than rất nổi tiếng, "Từ ngày đi sứ tới Tây kinh; Thấy việc Âu châu phải giật mình; Hết lời năn nỉ chẳng ai tin..." Đây là hậu quả của việc đi sứ mở mang chỉ có người canh tân mới được đi, còn người bảo thủ ở nhà. Còn Nhật Bản thì khác. Họ cử đoàn đi gồm cả những người canh tân và những người bảo thủ. Ẩn ý sâu sắc của người Nhật cải cách là cho những người bảo thủ tận mắt chứng kiến và nghe thấy, không để họ ở nhà chẳng biết gì rồi cứ phê phán bừa và ngáng trở cải cách. Hơn nữa, dù suy nghĩ trái ngược, 2 phe vẫn làm việc với nhau được bởi vì họ giống nhau ở lòng trung thành với Nhật Hoàng. Nhật hoàng lúc ấy còn trẻ nhưng nói một tiếng thì canh tân, bảo thủ đều làm theo. Còn người Việt miệng thì nói trung quân nhưng trong lòng chỉ chờ chực cơ hội để dấy loạn. Phái canh tân không nổi loạn vì lo cải tổ, cải cách vực dậy kinh tế, còn bên bảo thủ có nhiều phe nổi loạn tứ tung, triều đình yếu ớt không có hậu thuẫn. Một số ý kiến cho rằng, do Nhật Bản tiến hành cải cách từ dưới lên nên thắng lợi, còn ta thì ngược lại, cải cách từ trên xuống nên thất bại? Bà đánh giá thế nào? Tôi không tán thành nhận định này! Nếu Nhật Bản không có Minh Trị Thiên Hoàng thì làm sao có cuộc cải cách thành công? Minh Trị Thiên Hoàng thực ra là một đứa trẻ, nghĩa là triều đình Nhật phải có một lực lượng nào đó đủ sức mạnh để đưa Nhật Hoàng lên, nhân danh Nhật Hoàng điều hành cải cách, canh tân đất nước chứ không phải đơn độc để đến nỗi phải tự sát như Phan Thanh Giản hay bị giết như đại thần Trần Tiễn Thành ở Việt Nam. Thời Minh Trị Thiên Hoàng tạo ra môi trường, không khí cởi mở, hoặc ít nhất là để yên, thì các nhà trí thức mới tiến hành các hoạt động cải cách được chứ. Không chỉ mở trường dạy kiến thức mới, các nhà cải cách Nhật còn dịch sách, phát hành tài liệu, phổ biến tri thức phương Tây rộng rãi cho dân chúng. Thử hỏi dưới chế độ quân chủ tập trung, một vài cá nhân đơn độc có làm nổi những việc đó nếu Nhà nước không đồng ý? Lịch sử cho thấy, tư tưởng cải cách, hay nói theo ngôn ngữ thời trước là canh tân, không phải là thế mạnh của VN như các nước phương Tây? Thậm chí, ngược lại tư tưởng bảo thủ có vẻ mạnh hơn? Đúng vậy! Canh tân hay đổi mới ban đầu luôn là thiểu số, còn bảo thủ là số đông. Các nước phương Tây có nhiều tư tưởng canh tân bởi họ đã trải qua cuộc Cách mạnh công nghiệp. Tôi đã nghiên cứu sâu lịch sử nước Pháp và thấy rằng, trước Cách mạng công nghiệp họ cũng chẳng khác gì ta. Sự sáng suốt "vượt lên chính mình" của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần trong Cơ mật viện là điều kiện cần nhưng chưa đủ để Việt Nam bước vào canh tân như Nhật Bản. Thế lực bảo thủ, hủ lậu luôn là lực cản, nhân danh những thứ rất dễ lừa mị người dân. Một phần do nhận thức, một phần do đặc lợi. Đó là bài học kinh nghiệm đắt giá mà chúng ta luôn phải ghi nhớ. Xin cảm ơn bà vì buổi trò chuyện hôm nay! Duy Chiến (thực hiện) ======================Chỉ những kẻ cưỡi ngựa xem hoa, kiến thức phọt phẹt, bày đặt chém gió, mới chê Nho Giáo là hủ lậu, là không tiến bộ, là bảo thù...vv...và đổ thừa tất cả mọi thứ lạc hậu cho Nho Giáo. Ngay cả những kẻ hàng trăm năm trước - vào thời Tự Đức - bảo vệ tư tưởng Nho Giáo cũng chẳng hiểu quái gì về Nho Giáo cả. Thí dụ như Kinh Dịch - một trong Ngũ kinh của Nho Giáo - đến bây giờ cả thế giới cũng chưa hiểu được bản chất nó là cái gì(*). Ngay ngày xưa, trong chế đô thi cử cũng không phải thi Kinh Dịch. Nhưng bây giờ thì thiếu gì kẻ bày đặt chém gió về kinh Dịch. Cứ như mình am hiểu. Lão Gàn đổi chỗ Tốn Khôn thì bày đặt chê bai, cứ như biết rồi. Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa bắt đầu từ nền văn minh Việt bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử từ hàng ngàn năm trước. Những di sản còn lại mặc dù hết sức đồ sộ - Tứ thư, Ngũ Kinh....và chi phối toàn bộ lịch sử xã hội Đông phương. Nhưng thực chất chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chỉ là những mảnh vụn của một hệ thống tri thức huyền vĩ hơn nhiều. Nho Giáo - tức thực chất là Việt Nho - không hề ngăn cản sự tiến hóa. Nói một cách bình dân: Nó chẳng liên quan và cản trở quái gì đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật cả. "Quân tử tùy thời biến Dịch" - là một mệnh đề của hệ thống này, chứng tỏ nó không hề bảo thủ. Tuy nhiên, đến thời suy thì những cái đúng bị bài bác, hoặc hoàn cảnh làm nó không thể thể hiện được. =============== * Liên Hiệp Quốc đã bốn lần tổ chức hội thảo về Kinh Dịch tại ngay Bắc Kinh, vẫn chưa làm sáng tỏ được bản chất của nó.
    2 likes
  3. ========================= Cúm gia cầm tiếp tục xuất hiện ở Hàn Quốc 03/02/2014 10:00 (GMT + 7) TTO - Bộ nông nghiệp, lương thực và nông thôn Hàn Quốc ngày 3-2 xác nhận hai nông trại chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Bắc Chungcheong và Bắc Jeolla đang có dấu hiệu bùng phát cúm gia cầm trong những ngày sau Tết cổ truyền của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đang quan ngại vi rút cúm H5N8 lan rộng ở nước này - Ảnh:AFP Hãng tin Yonhap cho biết hai nông trại này nằm ở huyện Eumseong và huyện Jeongeup của hai tỉnh trên. Chính phủ Hàn Quốc ra lệnh cho các cơ quan kiểm dịch theo dõi và khống chế bất kỳ dấu hiệu lan rộng nào của cúm gia cầm, nhất là trong thời gian có nhiều người di chuyển trên đường sau Tết. Trước đó ngày 30-1, Hàn Quốc xác nhận cúm H5N8 xuất hiện trong một nông trại gà ở tỉnh Gyeongi. Dù chưa có dấu hiệu lây nhiễm sang người nhưng chính quyền Hàn Quốc đang quan ngại vi rút cúm gia cầm sẽ lan rộng trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp trong thời gian sau Tết của Hàn Quốc. Bộ nông nghiệp, lương thực và nông thôn Hàn Quốc đã ban hành lệnh cấm hạn chế vận chuyển gia cầm từ những khu vực bị nhiễm cúm gia cầm. Tính đến nay, hơn1, 6 triệu con gia cầm đã và sắp bị tiêu hủy do nghi nhiễm cúm gia cầm. Kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát năm 2011, đây là lần đầu tiên vi rút cúm H5N8 xuất hiện ở Hàn Quốc. Trước đó, vi rút này chỉ xuất hiện ở Mỹ và châu Âu. Cùng năm, có hơn 6 triệu con gia cầm ở 280 nông trại trên khắp Hàn Quốc bị tiêu hủy. Bộ Nông nghiệp, lương thực và nông thôn Hàn Quốc hôm 17-1 ra lệnh cho chính quyền huyện Gochang, tỉnh Bắc Jeolla tiêu hủy 20.000 con vịt ở một nông trại sau khi phát hiện virút giống chủng virút H5N1 trong một số cá thể gia cầm ở đây. MỸ LOAN
    1 like
  4. Thư Đại tướng gửi GS Ngô Bảo Châu 03/02/2014 01:00 GMT+7 - Bức thư với chữ ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi GS Ngô Bảo Châu cách đây đã 3 năm. Nội dung thư gắn ngọn nhưng chứa chan tình cảm và niềm tin Đại tướng dành cho GS cùng sự phát triển của nền toán học nước nhà. 'Chiến lược con người' trong giáo dục của Đại tướng Tới ngôi trường 'thầy Đại tướng' mãi in bóng Trong thư gửi Giáo sư Ngô Bảo Châu đề ngày 01/9/2010, Đại tướng viết: “Thành tựu khoa học mà nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu đạt được đã khẳng định: Với một môi trường khoa học thực sự dân chủ, bình đẳng, khuyến khích tư duy độc lập, và tinh thần tự do sáng tạo, trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn tới những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại”. Nội dung bức thư (Ảnh: NXB Trường ĐH Sư phạm HN). Đại tướng “tin rằng, với tâm hồn Việt Nam và trí tuệ sáng tạo, Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ góp phần tích cực xây dựng và phát triển nền Toán học Việt Nam nói riêng, nền khoa học và giáo dục Việt Nam nói chung sớm tiến kịp và hội nhập với các nền khoa học và giáo dục của các quốc gia tiên tiến trên thế giới”. Với sự kiện ra mắt cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục và đào tạo và được sự đồng ý của Giám đốc NXB Trường ĐH Sư phạm HN Nguyễn Bá Cường, VietNamNet trân trọng giới thiệu lá thư Đại tướng gửi GS Ngô Bảo Châu sau khi nhận tin GS đạt giải thưởng Fields danh giá về Toán học năm 2010. Nội dung bức thư: Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2010 Thân gửi: Nhà toán học trẻ - Giáo sư Ngô Bảo Châu Bác rất vui mừng khi được tin giáo sư Ngô Bảo Châu được Đại học quốc tế các nhà toán học (ICM) trao tặng Giải thưởng Fields năm 2010 giành cho các nhà toán học trẻ xuất sắc nhất trong thế giới đương đại, đúng vào dịp đất nước chuẩn bị Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là niềm tự hào không chỉ đối với riêng giáo sư Ngô Bảo Châu và gia đình mà còn là niềm tự hào chung của đất nước, của dân tộc, đặc biệt của thế hệ trẻ Việt Nam. Thành tựu khoa học mà nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu đạt được đã khẳng định: Với một môi trường hoạt động khoa học thực sự dân chủ, bình đẳng, khuyến khích tư duy độc lập, và tinh thần tự do sáng tạo, trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn tới những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Chúc giáo sư Ngô Bảo Châu tiếp tục có nhiều thành tựu mới trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới đầy bí ẩn của nền Toán học thế giới. Bác tin rằng, với tâm hồn Việt Nam và trí tuệ sáng tạo, giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ góp phần tích cực xây dựng và phát triển nền Toán học Việt Nam nói riêng, nền khoa học và giáo dục Việt Nam nói chung sớm tiến kịp và hội nhập với các nền khoa học và giáo dục của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Bác gửi đến Ngô Bảo Châu và gia đình tình cảm thân thiết và lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc, tiến bộ. Chào thân ái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Văn Chung
    1 like
  5. Trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời Cập nhật lúc 15:20, 04/01/2014 (Tin tức thời sự) - Đại tá Hoàng Minh Phương người trợ lý thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã theo chân đại tướng về cõi vĩnh hằng. Tướng Giáp và những trận thắng đầu tiên của quân đội Ngày tướng Giáp trở lại chiến trường Điện Biên Phủ Người thư ký xuất sắc của Đại tướng đã ra đi lúc 1h30 ngày 31/12/2013. Hưởng thọ 86 tuổi. Trong tang lễ đại tá Hoàng Minh Phương, mọi người thương tiếc người trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi quá bất ngờ. Dù ở tuổi 86, sức khỏe đã yếu nhiều nhưng khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, đại tá Hoàng Minh Phương vẫn cất công ra tận Quảng Bình viếng mộ đại tướng. Đại tá Hoàng Minh Phương bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp Những tưởng tháng 5 tới ông cùng những chiến sĩ Điện Biên ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại nơi cách đây 60 năm từng góp phần làm nên chiến thắng. Nhiều cán bộ cao cấp quân đội cho rằng, làm trợ lý Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 25 năm, đại tá chính là người gần Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chịu ảnh hưởng từ đại tướng cả về tư duy, phong cách. Ông nhiều lần được gặp Bác Hồ, nhất là thời gian Bác đi chiến dịch Biên giới 1950. "Tôi được biết đại tá Hoàng Minh Phương khi ông nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân đoàn 4 khi quân đoàn đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Là cán bộ tham mưu nhưng ông luôn nêu cao công tác chính trị. Ông đã góp phần dự thảo kinh nghiệm làm nhiệm vụ trên đất nước bạn. Trước mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch, ông thường hỏi cán bộ tham mưu và chỉ huy các đơn vị về công tác bảo vệ dân, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu. Ông là người có kiến thức uyên bác, là “cây sử sống của quân đội”, nhiều người viết sử, làm báo vẫn gọi ông như thế. Ông là bạn của nhiều trí thức và những người công tác trong ngành văn hóa. Tôi nhớ, thời quân đội ta làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, mỗi khi các nhà báo, nhà văn từ Việt Nam sang thăm và viết bài về bộ đội tình nguyện, mọi người đều đề nghị được gặp đại tá Hoàng Minh Phương để cung cấp tài liệu và có khi được hướng dẫn cách thể hiện trong các bài viết. Bao giờ cũng vậy, khi gặp gỡ các nhà báo, đại tá Hoàng Minh Phương đều rất trân trọng, thân tình. Ông sẵn sàng giúp đỡ phương tiện, vật chất để họ tới các đơn vị bộ đội đang làm nhiệm vụ ở tuyến trước. Theo ông, cuộc sống của chiến sĩ ở tuyến trước không chỉ đáng được biểu dương, ca ngợi mà còn cần được phản ánh trên báo, đài để nhân dân trong nước biết vì đó là con em nhân dân", một đồng đội của ông kể lại. Các nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh, Nguyễn Khải, Thu Bồn... rất khâm phục đại tá Hoàng Minh Phương. Nhà văn Nguyễn Khải từng cho biết, ông viết kịch Hành trình tới tự do là nhờ sau mấy lần trò chuyện với đại tá Hoàng Minh Phương. Đại tá Hoàng Minh Phương là người học rộng. Kiến thức của ông, cũng như cán bộ trưởng thành từ cuộc đời chiến sĩ là tự học, học hỏi không ngừng nên rất bền vững. Đại tá Hoàng Minh Phương đã tham gia hai cuộc kháng chiến giải phóng đất nước và cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân bạn thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh. Ông là một trong những trí thức của quân đội ta. Trong cuộc sống hàng ngày ông là người rất khiêm tốn, thường cho mình là “giọt nước giữa biển cả”. Ông đã viết nhiều sách báo, nhưng không bao giờ nói về mình. Đó cũng là phẩm chất cao quý của người trí thức mặc áo lính. Theo Công an TP.HCM
    1 like