• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/01/2014 in all areas

  1. CHÉM GIÓ VỚI LÃO SAY Hôm nay rách việc, ngồi chém gió với Lão Túy mấy điều bàn loạn cho zdui. Nhưng nhiều cái thuộc phạm trù "Thiên cơ bất khả lậu", nên cũng không bàn được hết ý. Đấy là chém gió cho nó oai chứ tại dốt bàn không tới. Hì! Ngài Chính Ấn ấy à? Đó là người được ngài Kim Chính Nhật trước khi viên tịch đã nhận thấy khả năng tuyệt vời giao phó sứ mệnh thống nhất hai miền Nam Bắc Cao Ly, chấm dứt đối đầu để phát triển đất nước. Sau này, những tài liệu giải mật sẽ chứng minh sự nhận xét của tôi. Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử, chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương, sở hữu những giá trị tri thức của tương lai nhân loại - đó chính là hệ thống tri thức Âm Dương Ngũ hành - "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Lão Gàn dài dòng văn tự vậy, vì đối với Lão Gàn đó là tiền đề đầu tiên cần xác định và tất cả đều phải bắt đầu từ đó . Nền văn minh Việt - chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương - đã nhận thức và xác định rằng: Có ba loại hình thái ý thức xã hội là Đức trị, Pháp trị và Lễ trị - Tức "Tam Dương khai thái" thuộc về nền văn hiến Việt. Chứ không phải thứ Dương là món tiết dê hòa rượu vô cùng bổ Dương và là dê bẩy món với món lẩu dê theo quan niệm của Tàu (xem thêm bài: Lễ Nghĩa theo cách nhìn của người Việt". Tâm sự giao lưu. Topic "Kỷ niệm 10 năm thành lập Tổng Cty DTT). Trong thực tế ứng dụng lịch sử Lý học cũng phân loại ba thực trạng xã hội là : 1/ Vương đạo - trong ba hình thái ý thức trên thì Đức trị mang tính chủ đạo. Đây chính la thời kỳ "Thái bình thịnh trị",một xã hội lý tưởng của văn hiến Việt: Văn hiến thiên niên quốc. Xa thư vạn lý đồ. Hồng Bàng khai tịch hậu. Nam phục nhất Đường ngu. 2/ Bá đạo - Pháp luật mang tính chủ đạo. Đây là xu hướng của thế giới hiện nay. Với phương pháp này là yếu tố cần và quan trọng, dùng trong trường hợp ổn định và phát triển 3/ Vong quốc chi đạo - Dùng mưu kế trí trá miễn đạt mục đích. Trường hợp này chỉ dùng trong chiến tranh, hoặc xã hội đang rối loạn, như Thái Lan hiện nay, hoặc các xứ sở đã trải qua các màu hoa, như: xanh bleur, màu cam...vv... . Tất nhiên nó rất nguy hiểm, vì lúc này không cần đền chuẩn mực xã hội và mang tính con dao hai lưỡi. Hậu quả là xã hội rối loạn Đây chính là thực tế xã hội của Trung Quốc hiện nay. Mà Lão Say ví là "Cái gậy thằng ăn mày". Sở dĩ có thực trạng này vì những nguyên nhân sâu xa của nó. Nguyên nhân sâu xa - chỉ lấy mốc từ 20 năm trước - khi họ chuyển đổi mô thức xã hội từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, gọi là cải cách, nhưng không có một hình thái ý thức xã hội tương ứng - tối thiểu là Pháp trị - làm chuẩn mực. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc trong 20 năm qua, đã phát sinh rất nhiều mối quan hệ xã hội, vượt qua tất cả những hình thái ý thức xã hội trước đó. Hay nói một cách khác: Các chuẩn mực xã hội của họ đã lỗi thời rất xa so với quan hệ xã hội phát triển trên thực tế. Ở đây chưa bàn đến sự chênh lệch giầu nghèo - đã đủ tạo ra những mâu thuẫn xã hội - vì manh tính "vị kinh tế" thuộc Âm trong Lý học. Mà chỉ bàn tới những vấn đề hình thái ý thức xã hội thuộc Dương. Chính vì không có những chuẩn mực xã hội phù hợp và cân bằng với sự phát triển. Nên xã hội bắt đầu phân hóa với những luồng tư tưởng khác nhau - như là những phương pháp ổn định xã hội theo quan điểm khác nhau. Lúc đầu chỉ là sự xuất hiện những tiếng nói khác nhau, đền cùng cực thì mâu thuẫn phe nhóm với những chủ trương khác nhau xuất hiện và lúc này mâu thuẫn xã hội chỉ trực chờ bùng nổ. Đây chính là thực trạng xã hội của Tung Cóoc hiện nay. Đáng nhẽ ra họ tập trung vào ổn định xã hội trước, rồi mới tính kế thực hiện "giấc mơ trung Hoa vĩ đại" thì may ra mọi chuyện đã khác đi, Nhưng tiếc thay! Họ thể hiện mình quá sớm và ra mặt muốn chia đôi thiên hạ với Hoa Kỳ. Trong khi nội bộ thì rối loạn, ngoại giao thì bế tắc - Do Hoa Kỳ là bá chủ thế giới trên thực tế. Họ sẽ bị lập tức cô lập về ngoại giao. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Lão Gàn cho rằng Tung Cóoc đang bế tắc về cả nội trị lẫn ngoại giao và đang mắc sai lầm chiến lược. Lâm vào hoàn cảnh này, Tung Cóoc dùng mọi thủ đoạn để đối phó và rơi vào tình trạng gọi là "Vong quốc chi đạo". Thực tế đã cho thấy điều này với hàng loạt quan chức cao cấp nhất bị loại nhưng ....vẫn cười hề hề. Từ đó, để đối phó với những tiềm năng bất ổn trong nước họ gây sự để hướng sự chú ý ra bên ngoài, bằng cách kích động tinh thần dân tộc cực đoan. Những hành vi này vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân. Chính vì một vế nguyên nhân đó, nên dẫn đến vấn đề tiếp sau đây: Nếu chỉ nhận xét một cách cục bộ mối tương quan giữa Trung Cóoc và hai vùng biển này thì không có gì để bàn. Tung Cóoc muốn đánh ai trước cũng được. Vì Nhật Bản nếu đừng một mình thì không chống lại được Trung Quốc với vũ khí hạt nhân, đủ để bay cả nửa thế giới.Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy và bất cứ đánh vào đâu cũng là thách thức ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Hiện nay, rât nhiều người chỉ trích Tổng thống Obama yếu đuối, không cương quyết (Chính vì cái tướng bề ngoài thư sinh của ông ta, khiến lúc đầu Lão Gàn không ủng hộ ông này trong cuộc tranh cử nhiệm kỳ I với ngài Mắc Kên.Mặc dù từ trước cả khi ngài Obama tranh cử , trên diễn đàn lý số mà Lão Gàn sinh hoạt trước đây, đã xác định: Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ tới không phải bà Clinton, mà là một người đàn ông cao ráo, đẹp người. Lúc đầu còn nói rõ là da màu, sau rút lại). Bởi vậy, Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc, do kinh tế suy thoái..vv...tức là những nguyên nhân vớ vẩn. Và họ cho rằng có thể hòa với Hoa Kỳ để thực hiện ý đồ của họ. Nhưng Lão Gàn thì lại nhìn với một góc nhìn khác: Trung Cóoc không phải Iraq, hoặc Iran. Do đó ngài Obama thận trong là phải và chưa có ý kiến gì. Chứ một người thuận tay trái với bề ngoài thư sinh không phải là người yếu đuối (Sau này Lão Gàn mới biết). Trung Quốc đã qúa chủ quan khi vạch sách lược của họ. Cứ làm như họ muốn gì thế giới phải theo họ. Híc! Quên nhanh. Bây giờ Trung Quốc đã quá đà. Ngưng lại và thay đổi sách lược rất khó khăn vì không còn niềm tin, khi đã quậy tưng bừng. Chỉ nội việc tiếp ngài Tập ở Hoa Kỳ - mà Lão Gàn đã tiên đoán trước thái độ và kết quả của hai bên - đã cho thấy Hoa Kỳ không thể chấp nhận cho Trung Quốc độc chiếm Tây Thái Bình Dương. Vấn đề còn lại chỉ là "Canh bạc cuối cùng" kết thúc dưới hình thức nào.
    2 likes
  2. BÀN LOẠN Nghe đâu chú Ân đã gửi thư cho phái nam Hàn về việc thống nhất 2 miền Cao Ly, nhưng phía anh Nam Hàn còn đang thận trọng trù tính. Xét lại vụ thanh trừng anh Trương Thành Trạch (Jang song Theak ) chính trị gia thân Tung của làm anh Tung Của 1 phen choáng váng. Đến giờ anh Tung vẫn chưa hiểu được cậu Chính Ân là loại người gì?? Thử xét lại việc anh Tung lần này liên tục tập trận tại biển đông, và nhòm ngó biển đông bằng con mắt cú vọ. Câu hỏi đặt ra là Biển đông và biển Hoa đông thì anh Tung sẽ thôn tính cái nào trước ??? Chính sách của anh Tung hiện nay được ví như "cây gậy nhỏ" hay như cách nói dân dã của Việt tộc là "đầu gậy thằng ăn mày" chiếc gậy này chọc ngoáy khắp nơi nếu chủ nhân thấy động mà phản ứng mạnh thì nó lui, chủ nhân không nói gì thì nó làm tới cách này là cách "cù nhầy" gây rối loạn để "Đục nước thả câu". Cho nên trong năm 2013 Tung Của liên tục gây hấn với các nước láng giềng từ các nước Asian, Nhật bản , Ấn độ và thậm chí cả Nga. Cục diện này đang làm cho cả khu vực châu Á ngấm ngầm rơi vào cuộc chạy đua vũ trang. Thằng nhà giàu còn đỡ, thằng nhà nghèo có chút của để dành cũng phải đem ra mua dao kiếm dựa góc nhà trong khi con cái nheo nhóc ăn còn chẳng đủ, đánh cũng dở không đánh cũng dở đánh thì đương nhiên đổ máu, không đánh thì vài năm sau dao kiếm đem bán đồng nát chẳng ai mua . Kết quả cuối cùng là thỉnh thoảng đem ra huơ dao múa kiếm (tập trận) làm vui cho đỡ buồn. Thật thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể?? Nếu xảy ra choảng nhau , tội lớn nhất là thằng Trung Quốc. Đánh ai trước và chiến trường ở đâu?? Thử phân tích nếu đánh chiếm biển Đông trước ( dễ chiếm) do khối này tiếng là có sự đoàn kết nhưng chỉ trên tinh thần hô hào chứ chiến trận xảy ra mạnh thằng nào thằng đó lo. Ngoại trừ nếu có 1 anh nào thực sự lớn đứng lên làm minh chủ liên minh 4 hay 5 anh Asian lại với nhau. (Nhưng điều này khó) Chiếm biển đông đương nhiên là Trung của ở vào thế "rút dây động rừng ". Tuy có thể không có minh chủ trong khối nhưng tinh thần tương trợ thì không thiếu vì kiểu gì Nhật và Hàn không thể ngồi im, và dĩ nhiên biển đông mất Hoa đông sẽ khó giữ . Vậy Nhật chẳng dại gì mà chờ mất biển đông rồi anh Tung của sẽ sờ đến Hoa đông cả như vậy Nhật sẽ chủ động thọc sườn lúc này anh Tung Của chắc khó đỡ chưa kể anh Ấn lúc nào cũng sẵn sàng biên giới nếu cảm thấy bị đe dọa đến lợi ích. Nếu đánh vào Hoa đông trước cục diện sẽ thế nào? Tung của chỉ dám đánh Hoa Đông (nếu đồng minh Mỹ của nhật cam kết ko can thiệp). Nếu đánh Hoa đông chắc chắn Asian ngồi im vì "không phải việc của tao" vì thực tế Asian toàn các cậu nhỏ thôi thì trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chỉ vo ve chứ thực lực cũng chẳng có gì để trợ chiến, lúc đó Asian sẽ hình thành 2 phe, phe biển đông sẽ ủng hộ Nhật phe ngoài biển đông sẽ ve vãn cả 2(gió chiều nào che chiều đó). Hoa đông đứt thì biển đông không đánh cũng tan. Như vậy mục tiêu phải là Hoa đông "nhất tiễn xạ song điêu" thứ nhất là đánh chiếm Senkaku thứ 2 gây chia rẽ Asian. Vậy tại sao Tung của lại mang Liêu Ning sang biển đông tập trận ? Đây là cách vừa răn đe vừa quấy nhiễu, mỗi lần anh Tung bê đồ hàng ra biển đông thì một lần anh em nhà Asian lại phải bỏ tiền ra mua sắm dao rựa thì kinh tế còn đâu mà phát triển. thứ nữa là có ý cảnh báo nếu tao khởi binh thằng nào le ve sau này chết với tao. Tại sao Tung của chưa phản ứng quyết liệt với anh Nhật. Nếu xét thực lực về số lượng (Vũ khí và nhân lực) TQ lớn hơn Nhật rất nhiều nhưng độ tinh nhuệ thì TQ kém Nhật. Mức độ Hạt nhân thì do cấm vận vũ khí nên Nhật ko có răn đe hạt nhân, TQ thì có. vấn đề nằm ở chỗ anh Kỳ . Anh Kỳ gật đầu thì anh Nhật sẽ sẵn sàng trang bị hàng nóng lúc đó chắc chắn anhTung ko ăn được anh Nhật, do vậy lâu nay anh Tung vẫn ở thế thăm dò anh Kỳ, anh Kỳ ngoảnh mặt thì anh Tung làm tới, anh Kỳ suy nghĩ thì anh Tung tiếp tục thăm dò. Việc còn lại là bản thân anh Nhật, anh Nhật cũng đẫ thấy rõ điều này nếu ko tự lo biết đâu có ngày anh Kỳ buôn bán trên lưng anh Nhật (như đã làm với VNCH, năm 1974) nên 1 mặt anh Nhật săm sửa vũ khí một mặt đi du thuyết "liên hoành kế". Năm 2013 có thể nói là anh Nhật đạt được mối "quan hệ" còn anh Tung đã thất bại ở mối "quan hệ" nhưng đạt được kinh tế . Hãy chờ xem cục diện của năm 2014 sẽ có nhiều diễn biến hay. lời của thằng say!
    2 likes
  3. Thưa quí vị quan tâm. Chúng tôi đã hoàn chỉnh những dự báo của chúng tôi trong năm Giáp Ngọ 2014. Chủ yếu chúng tôi bổ sung một số dự báo về những sự kiện mới và thêm một số chi tiết hơn từ những bài viết đã đăng tải trên topic này , có biên tập lại. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
    1 like
  4. Quái nhân với những ý tưởng quái dị 06:24 ngày 27 tháng 01 năm 2014 Quang Long TP - Ông luôn có những ý tưởng khác người và những việc làm kỳ dị “chẳng giống ai”, từng viết tờ trình lên... Liên Hiệp Quốc đề nghị giải pháp chống sự hình thành bão trên Thái Bình Dương; xin cho nổ bom ở sa mạc Sahara để làm nguội trái đất... Ông Hồ Bá Quỳnh. Ông cũng từng đề nghị tỉnh Nghệ An cho khoét đất chui xuống biển xây đường hầm ra đảo Ngư. Nhiều “sáng kiến khùng” của ông chẳng ai đoái hoài, nhưng hình như, có cái cũng đã đi vào thực tiễn!? Ông là Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh. Những ý tưởng chẳng giống ai Hậu duệ dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Bảng ấy bảo, nửa đùa nửa thật: “Giai đoạn tôi đề xuất các đề tài nhằm... bảo vệ loài người kinh tế đang khó khăn, giờ đây kinh tế thế giới, kinh tế nước mình khá hơn rồi thì có thể đem ra áp dụng được!”. Nói rồi, ông lò dò vào phòng ngủ lục tung mớ giấy tờ hỗn độn nằm xếp xó mấy năm nay đưa tôi xem một loạt tờ trình. Tờ trình số 154/2010-HBQ ông viết ở Sài Gòn gửi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc “chống sự hình thành một số cơn bão trên Thái Bình Dương” đã khá lâu lắm rồi, ông Quỳnh cứ ấm ức vì sao không có hồi âm? Xưa nay, bão đến chỉ lo chạy re kèn chứ mấy ai chống được mưa to gió lớn? Kệ! Ai chạy thì chạy, Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh (ông có học vị Phó tiến sỹ kinh tế 1994) bình chân như vại! Ông tặc lưỡi, “nếu chống bão theo phương pháp của tôi, không để bão hình thành, thì chẳng phải chạy đi đâu cho mệt!”. Cái phương pháp của ông nêu ra nghe cũng ngộ! Ông lý sự rằng thì là, “Bão thường hình thành trên biển, ở chỗ nước nông. Mặt trời chiếu xuống mặt biển khiến nước biển ấm lên, bốc hơi, tụ thành bão. Muốn chấm dứt sự hình thành các cơn bão ở đây thì theo tôi chúng ta nên mang một loạt cọc thép không gỉ đóng xuống biển, trên mỗi đầu cọc giằng dây như ta bắc giàn mướp rồi lắp vào đấy những tấm pin mặt trời. Như vậy, sẽ hạn chế được hơi nóng tỏa ra từ mặt biển, bão sẽ không hình thành ở đó nữa!”. Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh cũng gợi ý là thí điểm thành công thì có thể “nhân rộng ra các nơi khác, những nơi hình thành nhiều cơn bão! Năng lượng thu được từ pin mặt trời sẽ dùng làm khối việc hữu ích. Ông cũng nhấn mạnh rằng “dự án rất tốn kém, đòi hỏi cả thế giới cùng vào cuộc!”. Tôi đang say sưa nghe ông thuyết giảng thì bà vợ đi từ trong bếp ra nói oang oang: “Thôi ông ơi, ông nghỉ đi cho tôi nhờ ! Về hưu rồi chả có đồng nào, con cái thì thất nghiệp, rõ khổ!”. Ông Quỳnh dường như đã quen những lời vỗ mặt của vợ, làm như không để ý, quay sang tôi tiếp tục mạch suy tư đang đà thăng hoa. “Tôi không thể dừng suy nghĩ, dừng vận động một buổi nào, không vận động thì coi như đã chết. Tổng cộng, tôi có 181 đề tài kiểu như vậy chú ạ!”. Chậm rãi tợp ngụm nước chè, ông tiếp chuyện: “Chú biết vì sao trái đất ngày càng nóng lên không?”. “Dạ, cháu không biết ạ!”. “Lâu nay các nhà khoa học chỉ nói đến việc biến đổi khí hậu bởi ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, khói bụi ô tô xe máy và cả nạn chặt phá rừng, nhưng họ không bàn đến cái lõi của vấn đề. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là nằm ở... lõi trái đất! Trái đất quay xung quanh trục của nó. Nó quay đi quay lại năm này qua tháng khác chà xát mạnh làm nó nóng lên! Trái đất nóng lên là đương nhiên! Trong nó nóng thì ngoài cũng nóng thôi! Kha kha!”. Ông Hồ Bá Quỳnh bật cười sảng khoái sau một hồi triết lý khiến tôi cũng không nhịn được, bèn cười theo. “Do đó, muốn vỏ trái đất nguội đi thì phải tìm cách làm nguội trong ruột nó, tức là phải giải phóng sức nóng bên trong ruột trái đất, phải như thế mới được!”. Ông tiếp tục, “giải pháp của tôi là thế này, cho nổ bom ở sa mạc Sahara vì ở đó toàn đất cát, không có người, không sợ thương vong”. “Nổ bom ở Sahara để làm gì ạ?”. “Cái thằng này ngu! Hỏi thế mà cũng hỏi! Để làm nguội trái đất chứ làm gì nữa! Này nhé! Nổ mấy quả bom ở sa mạc làm đất nứt toác ra tạo khe hở cho núi lửa phun trào, giải phóng năng lượng trong lõi trái đất. Như con người ta ấy, khi ốm, trong cơ thể nóng thì sờ bên ngoài đâu cũng thấy nóng. Núi lửa nó phun hết nham thạch thì trái đất nguội đi, bớt nóng ngay!”. “Núi lửa nó phun lên, nóng lắm bác ơi, bác toàn bày dại!”. “Nóng thế nào được mà nóng! Nóng một lúc thôi! Chịu khó đi! Sau nó nguội thì sẽ hình thành những cánh rừng, mọc lên cây cối um tùm, làm mát quả đất!”. Bà Nguyễn Thị Thân, vợ ông ngồi đút cháo cho cháu ở phòng bên, nghe chồng thao thao bất tuyệt dự án chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nói vống ra: “Các dự án khác thì tôi nghe có lý, chứ ba cái việc nổ bom ở sa mạc Sahara để làm nguội trái đất, kỳ cục quá ông ạ! Chả trách gì tờ trình ông gửi, Liên Hiệp Quốc không hồi âm!”. Ông Quỳnh tặc lưỡi, “Chú đừng nghe bà ấy! Già rồi lẩn thẩn, ăn nói lôm côm!”. Lại tiếp chuyện: “Tôi cũng đã từng đề nghị tỉnh Nghệ An cho khoét đất xây đường hầm từ đất liền ra đảo Ngư, hình thành một cái cảng ngay trên biển và phục vụ kinh doanh du lịch. Qua khảo sát, tôi thấy cảng Cửa Lò nước nông, tàu lớn không vào được, ở chỗ đảo Ngư nước sâu xây một cái cảng thì chu choa, thật là lý tưởng! Nước Nhật người ta có rất nhiều đường hầm như thế, nối từ đảo này sang đảo khác. Họ làm được thì mình làm được. Cảng thì phục vụ các tàu chở hàng hóa, đường hầm thì phục vụ du lịch. Tôi tính là lắp nhiều ống kính dọc đường hầm, để du khách đến đó chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển cả, nhìn đàn cá đàn tôm tung tăng bơi lội!”. Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh nói chắc như đinh đóng cột! Một đời trăn trở với nông dân Năm 1992, Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh đưa ra ý tưởng thu lệ phí qua cầu vào giá xăng dầu. Ông kể, “Có đêm 30 tết tôi về Hà Tĩnh hương khói cho ông bà ngoại, một đôi trai gái đi ngược chiều, vượt qua trạm bán vé đến gần giữa cầu Bến Thủy thì nhân viên thu vé đuổi kịp, bắt quay lại mua vé. Về nhà, tôi cứ trăn trở, bèn viết đề án thu lệ phí qua cầu vào giá xăng dầu!”. Xuất thân từ dòng họ Hồ Quỳnh Bảng- Quỳnh Đôi rạng danh khoa cử nhưng gốc gác vốn là nhà nông, từng một nắng hai sương gắn bó với ruộng đồng, ông Quỳnh nặng lòng với nông dân. “Công chức thì khi nghỉ hưu, có lương; người nông dân biết dựa vào đâu khi bóng xế, tuổi già?”, Ông Quỳnh nghĩ vậy, trăn trở đến bạc đầu, thức trắng đêm nghiên cứu chế độ hưu cho người nông dân. Năm 1992, ông cặm cụi ngồi viết đề án “Bàn về chế độ hưu cho người nông dân, kể cả lâm dân, ngư dân, diêm dân và người lao động ngoài quốc doanh”, đến tháng Giêng năm 1993 thì hoàn thành đề án. Ngày 30/7/1998, Chủ tịch tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng ký “ban hành điều lệ tạm thời (thí điểm) loại hình BHXH nông dân tự nguyện”. Trăn trở nhiều ý tưởng, có ý tưởng thoạt nghe, có người bảo: “Cha này hâm nặng rồi”. Nhưng kệ, ông vẫn miệt mài thế, trọn cuộc suy tư, trăn trở. Ông chẳng bao giờ làm hại đến ai. Bỗng vợ ông tung tăng từ trong nhà đi ra, ngồi phịch xuống bên cạnh. “Tôi xin ông! Ông đừng bày đặt ra nữa, ông nghỉ đi cho khỏe. Vì cái hưu nông dân và các “siêu dự án” mà tôi và ông đã mất bao nhiêu thời gian để bây giờ con cái đứa thì nghèo, đứa thì thất nghiệp”. =========================== Lão Gàn nhân chứng, vật chứng, lý thuyết và trực quan đây đủ mà chẳng ai nghe. Ông này đúng là gàn hơn cả Lão Gàn thật. Híc! Nhưng từ nay Lão Gàn có đồng nghiệp rồi. Hì.
    1 like
  5. HOA TRÚC Các bạn đã thấy hoa trúc chưa nhỉ? Riêng tôi, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy hoa trúc. Dưới đây là hai trùm hoa trúc trên cây trúc Nhật Bản ở trong nhà tôi. Sang năm thoát được sao Nhị Hắc - chủ bệnh tật - lại bị Ngũ Hoàng chiếu hướng Tây Bắc. Toàn sao "quả tạ". Bởi vậy, còn mệt mỏi. Mặc dù Ngũ Hoàng và Nhị Hắc bị sao Thái Tuế Mộc tinh vận niên 8 khắc. Nhưng quả là khó chịu. Tuy nhiên, hy vọng sẽ dùng đèn Ngũ Hoàng và một vài biện pháp khác hóa giải phần nào. Khi nào trấn yểm tôi sẽ đưa hình lên đây. Còn dưới đây cũng là một phương pháp trấn yểm Liêm Trinh Hỏa tinh do vị trí tọa của bếp xấu (Lỗ đen).
    1 like
  6. "Trung Quốc và Nhật Bản đang cãi nhau như trẻ con" Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã) 26/01/14 07:26 (GDVN) - Trung-Nhật đang cấu véo lẫn nhau như trẻ con rồi cùng chạy đến "người lớn" để tố cáo. Trung Quốc đơn phương thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông Tân Hoa xã ngày 23.1 đưa tin, các Đại sứ của Trung Quốc và Nhật Bản tại Anh mới đây đăng đàn tranh cãi gay gắt trên BBC khiến một độc giả châu Âu phải thốt lên: So với châu Âu, các nước châu Á còn chưa trưởng thành, hầu như sống trong thế kỷ 19 của châu Âu. Trung-Nhật đang cấu véo lẫn nhau như trẻ con rồi cùng chạy đến "người lớn" để tố cáo. Có một quan điểm ngày càng phổ biến ở châu Âu cho rằng, hiện nay, tình hình ở Đông Á rất giống với châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trung Quốc hiện nay đang giống Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tranh chấp Trung-Nhật đang giống như tranh chấp Đức-Pháp, Đức-Anh trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn nhóm đảo Senkaku có thể là Sarajevo (Thủ đô của Bosnia Herzegovina). Theo đó suy đoán, hầu như Trung Quốc đang làm thay đổi trật tự sau Chiến tranh. Nhìn vào lịch sử giao lưu văn minh vài nghìn năm giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì tranh chấp hiện nay chỉ là một giai đoạn ngắn ngủ . Tân Hoa Xã đặt câu hỏi, tại sao người châu Âu nhìn nhận và lo ngại như vậy về tranh chấp Trung-Nhật, đồng thời nóng lòng muốn lên lớp Đông Á? Tờ báo Trung Quốc cho rằng nguyên nhân là ở "thuyết trung tâm châu Âu" hình thành từ cận đại đến nay. Từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 1 năm 2014, Hạm đội Nam Hải tập trận tấn công đổ bộ bất hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là máy bay trực thăng rời tàu đổ bộ cỡ lớn Trường Bạch Sơn tiến hành đổ bộ thẳng đứng. Tân Hoa Xã ví von: "Quên đi quá khứ là mất đi một mắt; đắm chìm trong quá khứ là mất cả đôi mắt". Người châu Âu hoàn toàn không hiểu được lịch sử quan hệ Trung-Nhật phức tạp và văn hóa Đông Á, suy đoán đơn giản có thể sẽ dẫn đến võ đoán. Thực ra, tình hình Đông Á còn chưa thoát khỏi sự liên quan đến châu Âu. Thời cận đại, người châu Âu xâm chiếm châu Á, đã phá hại quỹ đạo phát triển của nền văn minh cổ, lần lượt đẩy Nhật Bản, Trung Quốc đến giai đoạn quốc gia hiện đại, châu Á trở thành "hậu sinh, học sinh" của châu Âu. Cho nên, người châu Âu dùng con mắt thông cảm, dùng tâm trạng người thầy để giảng dạy. Đối với tranh chấp đảo Senkaku, "tại sao không thể giải quyết bằng luật pháp quốc tế?". Tân Hoa Xã ngụy biện, họ không ý thức được, "tranh chấp Trung-Nhật có sớm hơn nhiều Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 phần lớn dựa trên kinh nghiệm của châu Âu, huống hồ bản thân bộ luật này hoàn toàn không giải quyết vấn đề quy thuộc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải"?!. Phải chăng Tân Hoa Xã đang muốn ngụy biện, dùng xảo thuật ngôn từ, lấy "văn hóa Đông Á" thay thế luật pháp quốc tế (UNCLOS) để lấp liếm cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh? Trung Quốc dường như cố quên đi một sự thật lịch sử là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Báo Trung Quốc đề xuất phải "lách luật", không đưa Hoàng Sa vào đàm phán COC, đồng thời thấy Việt Nam tổ chức kỷ niệm về hải chiến Hoàng Sa năm 1974 thì có "nói ra nói vào", đã "ăn cướp lại còn sợ mất mặt". Trong hình là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc chiếm toàn bộ từ năm 1974 Tờ báo lý luận, nếu luật pháp quốc tế không thể giải quyết, người châu Âu cũng không muốn bàng quan đứng nhìn để Mỹ trở thành trọng tài duy nhất nên họ cấp bách "tiếp thị" những tư tưởng và kinh nghiệm của họ như ngoại giao đa phương, dự phòng khủng hoảng, giải quyết xung đột vì rất lo ngại châu Âu bị loại khỏi sân khấu quyền lực thế giới, giải quyết các vấn đề điểm nóng thế giới có thể không cần đến sức mạnh và trí tuệ của châu Âu. Tân Hoa Xã cao giọng, Trung Quốc luôn nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng Nhật Bản đang “lật đổ” trật tự quốc tế sau Chiến tranh, nhưng hầu như khó có thể đánh động được người châu Âu. Bởi vì, bản thân Chiến tranh Lạnh đã phá vỡ trật tự sau Chiến tranh, người châu Âu hầu như lo ngại hơn xu hướng trật tự thế giới hiện nay. Do tranh chấp đảo Senkaku và Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông mà Trung Quốc lập ra có liên quan đến vùng biển đảo Senkaku và vùng trời quốc tế, người châu Âu lo ngại Trung-Nhật đều là đối tác thương mại quan hệ của họ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến an ninh các tuyến đường thương mại, có thể đe dọa lợi ích thương mại của họ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói, điều này rất không phù hợp với việc Mỹ quan tâm hơn tới hàm nghĩa quân sự, lo ngại khả năng can thiệp vào Khu nhận biết phòng không, bảo vệ đồng minh bị ảnh hưởng. Trung Quốc ưu tiên biên chế tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải, lực lượng chủ yếu phụ trách tác chiến trên Biển Đông. Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành, Hạm đội Nam Hải. "Người châu Âu lấy tâm trạng người từng trải để nhìn nhận tranh chấp Trung-Nhật hoàn toàn không phải là đáng sợ, điều đáng sợ là Nhật Bản - một học trò của châu Âu hiện đại cũng có quan điểm tương tự: Văn minh hiện đại, tôi là thày của Trung Quốc. Thời văn minh cổ đại Trung Quốc từng là thày của Nhật Bản, nhưng đạo Nho không còn nữa, vì vậy người Nhật Bản coi thường Trung Quốc hiện nay. Khi Trung Quốc phản đối ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, Nhật Bản nghĩ trong lòng: Lịch sử châu Á hiện đại là do tôi tạo ra, Trung Quốc cần nhìn thẳng vào sự thực lịch sử này!" Theo bài báo, người Nhật Bản đã quen nhìn hiện thực bằng nhãn quan lịch sử hẹp hòi: Từ thời Minh Trị Duy tân đến nay, Nhật Bản chính là "học trò ưu tú" của châu Âu. Tính ưu việt về dân chủ và tính ưu việt về hiện đại hóa thường làm cho người Nhật Bản coi thường Trung Quốc, trong hiện thực lại lấy kính hiển vi để nhìn Trung Quốc, phát hiện Trung Quốc trỗi dậy có rất nhiều vấn đề, vì vậy hoàn toàn không thấy tương lai của Trung Quốc là tích cực. Bài báo coi đây là "dị tật" của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Bài báo tiếp tục tuyên truyền cho rằng, người châu Âu lấy tâm trạng người từng trải để nhìn Đông Á, nhưng không may đã làm cho người Nhật Bản lấy tâm trạng người từng trải để nhìn Trung Quốc. Như vậy, giải quyết khúc mắc Trung-Nhật còn "phải làm thay đổi lịch sử phương Đông lệ thuộc vào phương Tây từ thời cận đại đến nay, làm cho châu Á trở thành châu Á". Trung Quốc dường như dồn toàn bộ lực lượng đổ bộ và tập trung tập trận đổ bộ trên Biển Đông - một động thái cần cảnh giác. Trong hình là tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, Trung Quốc đã chế 3 chiếc loại này và trang bị toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải, lần lượt đặt tên là Côn Luân Sơn, Tỉnh Cương Sơn, Trường Bạch Sơn. ==================== Tung Cóoc thấy Senkaku khó nhằn nên kéo nhau xuống bể Đông. Nhưng mà họ không biết rằng: Khi họ gây sự ở biển Đông thì đã châm ngòi cho thùng thuốc sùng ở Hoa Đông. Việc lập ra vùng cấm bay tự người Trung Quốc đã hoàn chỉnh thùng thuộc súng này. Chỉ cần "quyền lợi căn bản" và "quyền lợi cốt lõi" không thể dung hòa thì sẽ có những máy bay bay vào vùng cấm bay chưa được thừa nhận và thế là "Bùm!". Người Trung Quốc đem 100. 000 quân áp sát Bắc Triều Tiên. Một nguyên nhân là đề phòng Bắc Triều Tiên sụp đổ, quân Nam Hàn và Hoa Kỳ ào vào thì ngăn chăn, giữ phần. Nguyên nhân thứ hai là gây sức ép lên Bắc Triều Tiên sau vụ thanh trừng những người thân Trung Quốc. Có vẻ như là một mũi tên bắn được hai con chim. Nhầm rồi chú ba (Cách gọi của người Sài Gòn xưa với người Hoa)! Bởi vậy, Lão Gàn mới cho rằng trong năm 2014 là cơ hội rất thuận lợi cho việc thống nhất hai miền Cao Ly - so với hai năm tiếp theo 2015. 2016. Đừng để Lão Gàn đoán sai thì ngược lại sẽ là một thảm họa cho dân tộc này. Nhưng Lão Gàn tin rằng người Cao Ly đủ thông minh để biết họ cần phải làm gì. Nhân dịp năm mới Lão Gàn chân thành chúc dân tộc Cao Ly nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh thống nhất đất nước của mình.
    1 like
  7. Những vấn đề mà Thích Đủ Thứ đặt ra không sai. Nhưng nó phải trong một hoàn cảnh rất cụ thể. 1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên; Trong phong thủy, khi tôi dùng non bộ để trấn yểm thì luôn yêu cầu tiếp đất. Bởi vì, non bộ lúc đó được đặt đúng vị trí - theo cái nhìn của tôi - nếu không tiếp đất thì sẽ không phát huy tác dụng trấn yểm. Còn non bộ cảnh do được đặt theo thuần túy cảm quan và ý thích của chủ nhân. Do đó, nếu tiếp đất mà sai vị trí theo tiêu chí phong thủy sẽ rất nguy hiểm. Có thể vì thế nên có lời khuyên, nên đặt trên chậu, hoặc bể chẳng hạn. Tác dụng của non bộ với tư cách là cản trở, ngăn cách vì thể sẽ giảm. Tuy nhiên, thực tế ứng dung non bộ tôi thấy dù không tiếp đất cũng rất xấu, nếu đã sai vị trí. Tốt nhất , nếu chơi non bộ nên đặt ở nơi mộ khí. 2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép; Non bộ ghép, nhưng nếu có gắn kết bằng bất cứ chất liệu gì cũng coi là nguyên khối. 3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm. Cái này cũng tùy theo từng trường hợp thực tế. Nếu xung sát khí vào nhà quá nặng thì dùng non bộ trấn yểm là tốt nhất. Nhưng làm ăn cũng khó khăn. Theo tôi non bộ dùng hậu chẩm tốt. Nhưng phải là cuối nhà, hoặc cuối đất. Sở dĩ phải dùng màu trắng - tốt nhất là san hộ trắng, hoặc đá trắng cho tiện - chính vì Âm nhô cao, nếu đen thì cực Âm sẽ không tốt.
    1 like