• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 26/01/2014 in Bài viết

  1. Hoàng Sa trong những đổi chác của Kissinger 11/01/2014 12:02 (GMT + 7) TTCT - Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger. Đảo Hữu Nhật - Ảnh: Nhóm Trúc Nam Sơn Chính sách của Mỹ trước trào Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác. Còn từ “trào Kissinger” trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này. Nếu biết rằng vào ngày 24-4-1965, tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã ký chỉ thị hành pháp số 11216 (Executive Order 11216) đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, thì có thể thấy việc chín năm sau Kissinger và Richard Nixon “buông” Hoàng Sa là một sự bội phản không chỉ với Việt Nam mà cả với các chính quyền Mỹ tiền nhiệm. Hoàng Sa trong "vùng chiến sự" Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 - Volume III, China, Document 186) cho biết hôm chủ nhật 10-6-1956, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn báo cáo việc Bộ Ngoại giao VNCH báo động với tòa đại sứ Mỹ rằng “Chicom (quân Trung Cộng, cách gọi lúc đó của VNCH và Mỹ cùng đồng minh) đổ bộ lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật)”, căn cứ trên báo cáo của trạm khí tượng của VNCH trên đảo Pattle (tức đảo Hoàng Sa) trong quần đảo Paracels (Hoàng Sa). Trong cuộc họp sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dulles bảo các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có quyền hạn và trách nhiệm kế thừa đối với tất cả lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Ông cũng chỉ thị xem xét khả năng đơn phương ra tay hành động chiếu theo tinh thần điều 8 hiệp ước SEATO (Liên phòng Đông Nam Á), theo đó Mỹ có nhiệm vụ phòng thủ khu vực này, một khi máy bay thám thính của hạm đội 7 xác nhận nguồn tin từ phía Sài Gòn, và sau khi đã thăm dò đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề ra. Ngày hôm sau, thứ hai 11-6-1956, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tại Đài Loan, cho biết “Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc Trung Cộng rút lui sau khi đã cảnh cáo”, đồng thời yêu cầu “cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa Dân Quốc và Sài Gòn”. Trong thời gian đó, hạm đội 7 phái hai tuần dương hạm và một số máy bay thám thính đến khu vực Hoàng Sa thực hiện các cuộc thám thính trên biển, trên không và cả trên bộ ở đảo Hữu Nhật trong hai ngày 12 và 13-6. Trong bức điện sau đó gửi CINCPAC (bộ chỉ huy trung tâm), phó đô đốc Ingersoll, tư lệnh hạm đội 7 kiêm tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ phòng vệ Đài Loan, loan báo các kết quả thám thính: “Thay đổi duy nhất ở Hoàng Sa trong mấy tháng qua chỉ là việc Trung Cộng tăng người lên đảo Woody (Phú Lâm)... Hoạt động của họ hầu như chỉ là thu gom phân chim. Không thấy binh sĩ hay vũ khí”. Và ông kết luận: “Trong những điều kiện trên, hiện chưa đến lúc Mỹ phải quét sạch bọn Trung Cộng ra khỏi đảo Phú Lâm. Một nỗ lực chung giữa Đài Loan và (Nam) Việt Nam cũng không tiện...”. Câu chuyện trên cho thấy vào năm 1956 đó, dưới trào Tổng thống Dwight D. Eisenhower, Mỹ khẩn trương đáp ứng bảo vệ Hoàng Sa, thậm chí còn thoáng có ý định tổ chức cho Đài Loan và Sài Gòn cùng phối hợp đuổi Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa! Tạm lấy mốc chín năm sau, lập trường của Mỹ về Hoàng Sa vẫn không thay đổi, thậm chí mạnh mẽ hơn qua việc Tổng thống Johnson ký chỉ thị hành pháp số 11216 đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, khiến Trung Quốc tức điên lên. Đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan là Wang đã gặp đại sứ Mỹ Cabot tại Ba Lan để phản kháng. Đại sứ Cabot sau đó đã đánh điện báo cáo lại Bộ Ngoại giao: “Wang nói là đã được lệnh phản đối mạnh mẽ chỉ thị hành pháp ngày 24-4 của tổng thống bao gồm đảo Hoàng Sa trong vùng biển chiến sự. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ đây... Tôi đã bác bỏ những khiếu nại của Wang về đảo Hoàng Sa”. Không chỉ đại sứ họ Wang này mà một đại sứ cùng họ Wang khác thay thế vào tháng 7 sau đó đã đưa ra vô số khiếu nại và đều nhận được cái lắc đầu của đại sứ Cabot. Đơn giản vì Hoàng Sa là của Việt Nam, đang do VNCH quản lý. Và Kissinger xuất hiện Chín năm sau, Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 và Nhà Trắng ra thông cáo trong bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19-1-1974: “Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình... Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này...”. Một thái độ hoàn toàn khác với trước kia! Chẳng qua do “vua đi đêm” Kissinger (cách gọi của báo chí Sài Gòn) đã quân sư cho Tổng thống Nixon, kế vị Tổng thống Johnson từ 20-1-1969, bắt tay với Trung Quốc để đối trọng với Liên Xô lúc đó đang căng thẳng với Trung Quốc, và tìm một lối ra khỏi Việt Nam trong danh dự. Trong các vụ “đi đêm” đó, Kissinger đã lần lượt “biếu” Trung Quốc những món quà sau để đổi lấy chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2-1972: ngày 10-6-1971, Nhà Trắng loan báo chấm dứt lệnh cấm vận thương mại Trung Quốc kéo dài 21 năm; ngày 28-7-1971, Chính phủ Mỹ loan báo ngưng việc thu thập tin tức tình báo về Trung Quốc; ngày 2-8-1971, Ngoại trưởng Roger loan báo Mỹ sẽ thôi chống lại việc Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, song sẽ không bỏ phiếu trục xuất Đài Loan... Về phần mình, nhật báo Hồng Kỳ cũng hôm 2-8 đó giải thích rằng việc Trung Quốc mở ra với Mỹ là do Trung Quốc phải liên minh với “kẻ thù bậc hai” là Mỹ, để cô lập và tấn kích “kẻ thù bậc nhất” là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó rất muốn “ẩu đả” với Liên Xô, thậm chí hôm 21-4 trước đó Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận kêu gọi lật đổ chính quyền Xô viết, khiến lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev lên án chiến dịch chống Liên Xô này của Trung Quốc. Song món quà thượng hạng mà Kissinger biếu Bắc Kinh là chuyến bay đến Bắc Kinh hôm 20-10-1971 và lưu lại tại đó. Đến 25-10, ở New York, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết mời Đài Loan ra, Trung Quốc bước vô thay thế. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc lúc đó là George Bush (bố) than rằng việc Kissinger có mặt tại Bắc Kinh trong thời điểm đó đã ngáng trở các nỗ lực của Mỹ nhằm giữ ghế cho Đài Loan. Những đổi chác qua lại đó đã đưa Nixon sang Trung Quốc “đi tour bảy ngày” Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải từ 21 đến 28-2-1972, mà đỉnh cao là Thông cáo chung Thượng Hải (Sino-U.S. relations, PBS.org). Nixon từ Trung Quốc về được một tháng thì Bắc Kinh bắt đầu phản kháng về Hoàng Sa, song lần này phản ứng của Mỹ khác trước. Bức thư của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ CHNDTQ (được lưu trong FRUS volume XVII, số 219) không ghi ngày tháng, phúc đáp việc Trung Quốc phản kháng việc tàu chiến Mỹ đến gần quần đảo Hoàng Sa: “Phía Mỹ đã tiến hành điều tra toàn diện các sự cố mà phía Trung Quốc đã lưu ý hôm 24-3-1972... Vì lợi ích của quan hệ Mỹ - Trung, phía Mỹ đã ra chỉ thị (cho tàu bè, tàu bay của mình) từ nay giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý với các đảo Hoàng Sa...”. Tuy vẫn bảo rằng quyết định này không can dự gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa, song khi hứa tránh xa 12 hải lý đã là thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc ở Hoàng Sa rồi. Bức thư này chẳng qua là một văn bản phản ánh nội dung cuộc trao đổi giữa Hoàng Hoa - đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc - với Kissinger hôm 12-4-1972 ở New York, qua đó Hoàng Hoa yêu cầu Mỹ giữ khoảng cách 12 hải lý ở Hoàng Sa, và Kissinger đã hứa miệng (FRUS, Document 220. Memorandum of Conversation). Thái độ này của Mỹ năm 1972 khác hẳn trước kia dưới trào Tổng thống Johnson, Kennedy và Eisenhower. Nguyên nhân? Hoàng Sa chỉ là một trong những “vật đổi chác” của Kissinger, thậm chí rất nhỏ! Tỉ như so với Đài Loan mà nay tờ Want China Times 29-11-2013 đã tiết lộ rằng tháng 1-1974, Tưởng Giới Thạch đã phải lần đầu tiên để cho hạm đội Đông Hải đi qua eo biển Đài Loan kể từ 25 năm qua khi Quốc Dân đảng tháo chạy về Đài Loan. Hạm đội Đông Hải đi qua eo biển này để đổ xuống Hoàng Sa cho nhanh, thay vì đi vòng sau lưng Đài Loan như trước. Biết sao bây giờ, Tưởng Giới Thạch giữ thân mình còn chưa xong, làm sao cứu bồ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu được! Có gì biếu nấy: Senkaku cũng muốn biếu! Biếu xén Bắc Kinh đã trở thành một thói quen mới của Kissinger. Ngày 31-1-1974, tức 12 ngày sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Kissinger (lúc này đã thôn tính luôn ghế ngoại trưởng) họp với các thuộc cấp ở Bộ Ngoại giao. Biên bản phiên họp đó còn ghi rằng sau khi Hummel, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á, báo cáo tình hình ở Hoàng Sa đã xong xuôi, không còn bất cứ hoạt động quân sự nào nữa và các nước trong khu vực từ Nhật Bản đến Philippines và VNCH đều đang âu lo, đặc biệt VNCH đã đổ bộ 200 binh sĩ lên Trường Sa, thì Kissinger chợt hỏi: “Liệu có thể thúc họ hướng đến đảo Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel ngớ cả người: “Xin ngài thứ lỗi, nghe chưa rõ ạ?”. Kissinger lặp lại: “Liệu chúng ta có thể thúc họ đến Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel vẫn chưa hiểu ra: “Thúc ai ạ?”. Kissinger tỉnh bơ trả lời: “Thúc CHNDTH”. Trợ lý Hummel lúc này tỉnh ra, hỏi vặn: “Ngài có chắc là chúng ta muốn làm điều đó không?”. Kissinger quả quyết: “Thì để dạy dỗ người Nhật”. Không nhất trí, Hummel hỏi vặn lại thẳng thừng: “Tôi cũng hiểu rằng chúng ta cần dạy dỗ người Nhật, song với cái giá đó thì có đáng hay không?”. Đến đây, Kissinger “chém vè”: “Không, không” (Minutes of the Secretary of State ‘s Staff Meeting Washington, January 31, 1974). Chẳng qua Kissinger lúc đó đang hậm hực Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka vì ông này không chịu nhượng bộ thương mại với Mỹ. Nếu nhớ rằng mới năm 1972, Mỹ đã trao trả lại đảo Senkaku cho Nhật, thì việc Kissinger đòi thúc Trung Quốc “quậy” Nhật ở Senkaku năm 1974 quả là...! Biếu cả thiên hạ chưa đủ, năm 2005, cố vấn cao cấp Công ty dầu hỏa CNOOC Kissinger còn định biếu cả dầu hỏa Mỹ cho Trung Quốc khi chỉ đường cho công ty này mua lại Công ty dầu hỏa Unocal của Mỹ, song cuối cùng bị Quốc hội Mỹ ngăn trở. Bởi thế Trung Quốc mới thỉnh Kissinger sang Bắc Kinh để mừng thượng thọ 90 tuổi. DANH ĐỨC ============== Mựa nó! Cái lão mắc dịch Kissingge - "Hôn ca sĩ" - này đúng là tay chính trị gia đểu nhất mọi thời đại. Năm 1971 với những chuyến đi đêm của lão này, chính là năm mà sau đó bắt đầu nhen nhóm cái thứ lập luận phủ nhận những giá trị văn hiến Việt gần 5000 năm lịch sử. Trước đó vào giữa thập niên 60 nhóm nghiên cứu của CIA đã tập trung tìm hiểu trong truyền thống Việt tộc nguyên nhân vì sao người Việt đánh trận như sư tử vì quê hương của họ (Bài đã đăng báo mạng và đã đưa lên diễn đàn, hình như ngay trong topic này). Cho đến tận bây giờ lão già Kis vẫn còn muốn lưu giữ hào quang của qúa khứ khi ủng hộ mối quan hệ Trung Mỹ. Nhưng thời thế đã thay đổi. Chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối những đề nghị của lão già lẩm cẩm này. Lão Gàn quảng cáo rằng: Ông Kis nên sám hối những sai lầm liên quan đến Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa và cả những vấn đề liên quan đến văn hóa truyền thống Việt. Nếu không cũng rất phiền. Mọi chuyện không hay sẽ đến với ông ngay trong năm 2014 này. Ông Kis có quyền không tin và chờ chứng nghiệm. Nhưng Lão Gàn cứ chém gió vậy.
    2 likes
  2. Bí ẩn trường địa từ 27/11/2013 03:35 Châu Âu đã triển khai sứ mệnh mới nhằm khám phá bí ẩn về từ trường trái đất, và tìm hiểu tại sao lớp lá chắn bảo vệ địa cầu dường như đang yếu dần đi. Bộ ba Alpha, Bravo và Charlie trong sứ mệnh Swarm - Ảnh: ESA Cuối tuần qua, tại sân bay vũ trụ Plesetsk của Nga, tên lửa Rockot chỉ mất 91 phút để đặt bộ ba vệ tinh khoa học châu Âu lên điểm tập kết đã định gần vùng cực, duy trì ở độ cao 490 km cách mặt đất. Các vệ tinh này - được đặt tên là Alpha, Bravo, Charlie - đã chính thức khởi động sứ mệnh 4 năm vẽ bản đồ trường địa từ và giải mã những bí ẩn xung quanh “áo giáp” bảo vệ mọi sinh vật trên bề mặt địa cầu. Sứ mệnh trị giá 280 triệu euro, mật mã Swarm, là dự án đầu tiên nhằm lập bản đồ các nguồn phát cũng như cường độ từ trường trái đất, tức bong bóng vô hình bảo vệ hành tinh chúng ta khỏi bức xạ chết người từ mặt trời và vũ trụ. Vệ tinh tham gia sứ mệnh Swarm được chế tạo tại nhà máy của Astrium thuộc tập đoàn vũ trụ không gian châu Âu EADS. Swarm được thiết kế để truy tìm các nguồn khác của từ trường trái đất, cũng như xác định những luồng chảy trong tầng điện li của địa cầu vốn có thể làm nhiễu dòng từ trường xuất phát từ lõi trái đất. Để ngăn chặn nguy cơ các vệ tinh (nặng 472 kg/chiếc) va vào nhau ở độ cao 490 km khi di chuyển với tốc độ khoảng 7 km/giờ, các kỹ sư đã trang bị cơ chế đặc biệt nhằm giữ nguyên khoảng cách giữa các vệ tinh. Giới chuyên gia hy vọng Alpha, Bravo, Charlie có thể giúp họ hiểu được tại sao trường địa từ đang yếu đi đến 15% trong vòng 200 năm qua. Sao Hỏa từng có từ trường, và việc nó biến mất cách đây vài tỉ năm trước được cho là nguyên nhân chính khiến hành tinh đỏ mất khí quyển, biến thành một sa mạc lạnh lẽo, khô cằn. Nguồn phát chính của trường địa từ nằm sâu trong lõi hành tinh, nơi dòng chảy sắt siêu nóng tạo ra những dòng điện, từ đó sản sinh từ trường, một quá trình được gọi là “dynamo”. Từ trường trải rộng thêm vài ngàn km vào không gian, tạo ra bong bóng vô hình gọi là quyển từ, có tác dụng làm chệch hướng những hạt điện tích nguy hiểm tuôn chảy từ hướng mặt trời và các nguồn khác của vũ trụ. Dựa trên yếu tố từ trường đang suy yếu, giới chuyên gia trái đất dự đoán có lẽ lớp lá chắn bảo vệ sự sống đang chuẩn bị đảo chiều. Theo các dữ liệu địa chất học, sự đảo chiều diễn ra theo chu kỳ khoảng 250.000 năm/lần, nhưng lần đảo cuối cách đây khoảng 800.000 năm. “Chúng ta cần phải biết chuyện gì sẽ xảy ra vì nó ảnh hưởng đến sự sống trên bề mặt hành tinh”, Reuters dẫn lời Giám đốc sứ mệnh Rune Floberghagen thuộc Cơ quan Không gian châu Âu. “Nó tác động đến hành vi của động vật. Nó ảnh hưởng tới hệ thống định vị. Ảnh hưởng lên nhiều thứ về mặt thực tiễn đối với toàn bộ chúng ta, chứ không đơn thuần là đề tài nghiên cứu của giới khoa học”, theo Floberghagen. Trong khi chưa thể dự đoán được mức độ ảnh hưởng khi hành tinh mất đi lá chắn bảo vệ, không quá khó khi tiên đoán rằng hậu quả sẽ rất thảm khốc. Các vệ tinh, vốn đóng vai trò chủ chốt trong mạng lưới viễn thông, có thể bị lột trần trước gió mặt trời. Trong khi đó, ngành dầu khí sử dụng các dữ liệu thu thập dựa trên từ trường cho công tác khoan tìm dầu lửa. Do vậy, Swarm là sứ mệnh vô cùng quan trọng, không chỉ đối với châu Âu mà còn phục vụ cho lợi ích của cả thế giới, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Cơ quan Không gian châu Âu Jean-Jacques. “Chúng ta không thể sống trên hành tinh này mà thiếu lá chắn quan trọng đó”, ông nói. Hạo Nhiên ====================== Về vấn đề này thì Lý Học Đông phương có cội nguồn từ văn hiến Việt thì ứng dụng từ rất lâu, không những vậy còn phân loại chi tiết đến từng 3 độ trong La kinh 360 độ theo cách phân chia hoàn toàn trùng khớp và trước hàng ngàn năm trên mặt phẳng của tri thức khoa học hiện đại. Nếu nền văn minh này không có một kiến thức rất sâu về địa từ trường thì không thể có phương pháp ứng dụng như thế được. Đấy chính là ngành Phong thủy Lạc Việt. La kinh dùng trong phong thủy - phân kim đến 3 độ Chính mối liện hệ có tính hệ thống của ngành phong thủy và Lý học Việt, tôi mới phát hiện ra rằng: "Không thể có Hạt của Chúa - theo nghĩa chỉ một điều kiện duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng - và "không có sự sống trên sao Hỏa". Một số kẻ cho rằng tôi gặp may. Như vậy là Nasa không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa; hoặc CERN không xác định được một điều kiện duy nhất tạo ra các hạt có khối lượng (Hạt của Chúa) là do bị xui(*). Vậy mà cũng có người tin thì chán quá.. "Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó". =================== * Trước khi CERN khởi động máy LHC thí nghiệm lần thứ II với hết công xuất của nó - Tháng 7. 2012 - Tôi đã tiên đoán rằng: Họ sẽ nhìn thấy đám mây bụi lớn hơn lần trước và "không phải Hạt của Chúa" (Xem topic "Không có hạt của Chúa"). Và người ta đã công bố một kết quả đúng như vậy. Nhưng cho đến nay CERN vẫn chưa thể công bố đấy chính là dạng cấu trúc tiên đề cho tất cả mọi dạng hạt có khối lượng. Mà họ chỉ thừa nhận là một phát hiện hạt mới trong 18 loại Hạt cơ bản. Ông Higg được đề cử giải Nobel vì sự phát hiện này, chứ không có nghĩa hạt Higg là hạt của Chúa theo nghĩa là điều kiện duy nhất tạo ra các hạt có khối lượng. Còn đây là lời tiên tri của tôi nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt: Không bao giờ có hạt cơ bản thứ 19 trong nền khoa học hiện đại. Có lẽ tôi lại sắp sửa gặp may.
    2 likes
  3. Học giả TQ lại nói ra nói vào chủ quyền, chiến lược biển đảo của VN Đông Bình 25/01/14 06:20 (GDVN) - Bài viết xuyên tạc về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, nói ra nói vào các hoạt động kỷ niệm bình thường, đúng đắn về lịch sử của Việt Nam, lo TQ mất mặt. Báo Trung Quốc liên tục xuyên tạc, đe dọa Philippines, Việt Nam Việt Nam đã triển khai tàu ngầm Hà Nội trên Biển Đông và sắp đưa tàu ngầm Tp.Hồ Chí Minh về nước bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 1 đăng bài viết nhan đề "Học giả kêu gọi làm tốt chuẩn bị cho Hoàng Sa gặp chuyện, quan hệ Trung-Việt có thể trệch hướng" của tác giả, nhà nghiên cứu Kha Tiểu Trại, Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bài viết cho rằng, từ ngày 18 tháng 1 năm 2014, một số địa phương của Việt Nam đã tổ chức triển lãm ảnh "Hoàng Sa thuộc về Việt Nam", lễ tưởng niệm các chiến sĩ trong hải chiến Hoàng Sa, hội thảo quốc tế "Hoàng Sa của Việt Nam"... để kỷ niệm tròn 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Theo bài viết, Việt Nam sẽ tiến hành hoạt động kỷ niệm tròn 35 năm chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Điều này cho thấy, khả năng "trệch hướng" quan hệ Việt-Trung đang gia tăng. Bài báo cho rằng, tinh thần dân tộc của người Việt Nam lên cao, thách thức của quan hệ Việt-Trung ngày càng nghiêm trọng. Những năm gần đây, mâu thuẫn giữa hai nước Việt-Trung ngày càng tập trung vào vấn đề Biển Đông. Đối với Biển Đông, quan điểm của chính quyền và người dân Việt Nam là thống nhất, đó là "liên quan đến sự tồn vong của dân tộc". Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard của Hải quân Việt Nam Căn cứ vào quy hoạch chiến lược biển của Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam muốn làm cho kinh tế biển chiếm 53-55% GDP, vì vậy không ngừng tiến ra Biển Đông là sự lựa chọn tất yếu. Mặt khác, bài báo dẫn "rất nhiều người Việt Nam" lo ngại, Trung Quốc sẽ trở thành trở ngại thực hiện mục tiêu trên của Việt Nam, cho rằng Trung Quốc tiếp tục mạnh lên cuối cùng sẽ đe dọa sự "sống còn của dân tộc Việt Nam", có nhiều người coi vấn đề Biển Đông là vấn đề có thể thúc đẩy đoàn kết dân tộc. Truyền thông TQ nói rằng trong hoạt động kỷ niệm lần này, Việt Nam đã đánh giá lại đối với chính quyền ngụy Sài Gòn, tay sai của Mỹ trước đây và gọi là “Việt Nam cộng hòa”, hơn nữa coi trọng những đóng góp của họ cho lợi ích dân tộc. Bài viết phản động này gọi vấn đề Biển Đông là cái cớ để Việt Nam thực hiện đoàn kết dân tộc và coi chủ trương và hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc đối với biển đảo của Việt Nam là "bảo vệ chủ quyền". Theo bài báo, với sự tương tác như vậy thì tinh thần của người Việt đối với Trung Quốc sẽ khó "lặng sóng". Bài báo tuyên truyền, tính vững chắc của trụ cột quan hệ Việt-Trung đang "yếu đi", chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc đang đối mặt với sức ép "thay đổi". Từ năm 1991 đến nay, quan hệ Việt-Trung trải qua khó khăn, nhưng vẫn có thể phát triển thuận lợi, quyết tâm và ý chí phát triển hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước đã phát huy vai trò quan trọng. Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam Đến nay, công cuộc đổi mới, mở cửa của Việt Nam đã hình thành con đường phát triển riêng, những thứ cần học ở Trung Quốc đã không nhiều. Việt Nam đồng thời phát triển và tăng cường quan hệ với các nước phương Tây như Mỹ, gia nhập ASEAN, báo chí nước này cho rằng "theo đó, nhu cầu cùng Trung Quốc chống lại các mối đe dọa bên ngoài đã giảm mạnh". Nhưng, bài viết bày tỏ “rất khó” có thể lạc quan về tình hình, đồng thời nói ra nói vào về hoạt động kỷ niệm tròn 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc. Tác giả bài viết tỏ ra lo ngại về những hoạt động kỷ niệm bình thường, muốn nói đúng lịch sử vốn có này của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc. Máy bay trực thăng của Cảnh sát biển Việt Nam Bài viết cho rằng, Trung Quốc vẫn luôn quyết tâm chủ trương "quần đảo Hoàng Sa (chủ quyền của Việt Nam) không có tranh chấp", "khi ASEAN và Trung Quốc bàn về vấn đề Biển Đông sẽ không đề cập tới Hoàng Sa". Tuy nhiên, theo bài báo, gần đây có học giả Việt Nam đã đề nghị xem xét tận dụng thời cơ để trực tiếp thu hồi Hoàng Sa. Bài viết có ý cho rằng, Trung Quốc sẽ quyết giữ để "Hoàng Sa (của Việt Nam) không có tranh chấp", không để Việt Nam tiến hành "đột phá" trong vấn đề này. Theo đó, bài viết cho rằng, Trung Quốc cần phải làm tốt công tác chuẩn bị cho việc "Hoàng Sa gặp sự cố" như chuẩn bị cho cuộc chiến ngoại giao, cuộc chiến dư luận, cuộc chiến pháp lý và xung đột ngoài ý muốn. Bài viết cũng cho rằng, đương nhiên, Việt Nam và Trung Quốc vẫn có rất nhiều lợi ích chung có thể kiềm chế xung đột, ít nhất phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hai nước. Ở Việt Nam cũng có không ít quan điểm hữu nghị, nhưng bài báo cho rằng, những quan điểm này đã giảm đi. Tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam Trong tình hình khó khăn như vậy, bài viết đề nghị Trung Quốc tăng cường "ủng hộ" những quan điểm này, bài viết còn "kêu gọi" Việt Nam tránh để "chủ nghĩa dân tộc" gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt-Trung. ================== Nghịch lý toán học nổi tiếng Cantor phát biểu: "Mỗi tập hợp đều chỉ là phần tử trong một tập hợp lớn hơn". Nghịch lý này chưa được khoa học công nhận để trở thành một bộ phận tiên tiến thuộc nền tảng tri thức của nhân loại trong sự phát triển tiếp theo của nền văn minh. Bởi vì người ta không biết ứng dụng nó vào việc gì. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, lại ứng dụng nghịch lý Cantor ngay trong nội hàm của học thuyết huyền vĩ này, từ nhiều thiên niên kỳ trước CN. Sự kiện biển Hoa Đông và biển Đông chỉ là một phần tử trong một tập hợp lớn hơn. Tập hợp lớn hơn đó, chính là mối quan hệ toàn cầu trong cuộc hội nhập của cả thế giới trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Sự khủng khoảng kinh tế toàn cầu từ 2008 (Tôi đã dự báo điều này từ đầu năm đó), chính là dấu hiệu của sự lột xác của nền văn minh toàn cầu, để tiếp tục phát triển. Thời thế đã khác hẳn 60 năm trước. Nhưng nền tảng tri thức của nền văn minh lại không theo kịp sự phát triển. Đương nhiên. Luôn luôn như vậy, vì nguyên lý "Dương tịnh. Âm động" thuộc về nền văn hiến Việt (Điều này rất rõ ràng vì các bản văn chữ Hán từ thời Tống đến nay đều cho rằng "Dương động, Âm tịnh") Do đó, những nền tảng tri thức của một nền văn minh thuộc Dương nên tịnh; tức luôn luôn phát triển sau những mối quan hệ xã hội, kinh tế, và phương tiện kỹ thuật ứng dụng (thuộc Âm). Chính vì nền tảng tri thức phát triển không theo kịp các mối quan hệ xã hội, nên các phương pháp tư duy thuộc nền tảng cũ không giải thích được một cách thấu đáo các mối quan hệ xã hội. Do những mối quan hệ xã hội đã vượt qua những giá trị của nó, nên ở tầm nhìn tổng quát - ngay cả khoa học hiện đại cũng đang bế tắc và các nhà khoa học hàng đầu đang nghĩ đến mặt trái của tấm huân chương gọi là khoa học hiện đại. Đây cũng là điều mà tôi đã nói từ rất lâu trên diễn đàn này. Từ đó dẫn đến phương pháp phân tích, suy luận dựa trên nền tảng tri thức cũ thường bị sai ở tính tổng quát và tính hệ thống của phương pháp tư duy. Bài báo mô tả phương pháp phân tích của người Trung Quốc, cho thấy tầm nhìn của họ rất hạn chế trên một nền tảng tri thức cổ điển. Mối quan hệ toàn cầu nảy sinh trong thời thế hiện nay, khiến cho tất cả những phân tích của họ với biển Hoa Đông và biển Đông của họ chỉ mang tính cục bộ. Tất nhiên điều đó dẫn đến sai lầm về sách lược của họ. Đây cũng là điều mà tôi đã xác định nhiều lần ngay trong topic này.Họ tưởng hòa với Mỹ là xong và cứ thế an tâm thâu tóm Hoa Đông và biển Đông. Cách đây nửa thế kỷ về trước thì đây là sách lược chuẩn. Và thực tế họ đã chiếm Hoàng Sa năm 1974 với sự phớt lờ của Hoa Kỳ - trong chính sách hòa với Mỹ. Nhưng bây giờ thì sai. Trước đây Hoa Kỳ còn nhiều đối thủ cần xóa sổ. Nên họ có thể chấp nhận hòa với Trung Quốc. Nhưng bây giờ thời thế khác hẳn. Hoa Kỳ nghiêm nhiên là bá chủ thế giới trên thực tế. Cho nên việc hòa với Mỹ để chia phần ở Tây Thái Bình Dương là điều không tưởng. Đó là một thứ tư duy dựa trên nền tảng tri thức cổ điển. Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong.
    1 like