-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/01/2014 in Bài viết
-
Nguồn Dân Trí. Đây là Táo Tàu. Người ta cứ ra rả như ve rằng: Tục thờ Táo từ Tàu. Nhưng hình ảnh trên tranh Tàu này chỉ có hai Táo Tầu. Còn Táo thứ ba thì ở đâu ra? Với ba vị Táo Quân Việt thì sự minh triết hoàn toàn phù hợp với nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành và ký hiệu siêu công thức là bát quái, trong mô thức miêu tả chu kỳ thời gian về mọi mặt: Ngày 23, quẻ Hỏa thủy Vị tế, nội dung của quái Ly và hình tượng hai ông một bà....vv....Còn hai vị Táo Tầu thì chẳng có nội dụng gì cả. Bởi vậy. Toàn ăn theo nói leo cả.3 likes
-
Trong topic này cũng có vài ý kiến về các quẻ Dịch liên quan đến vấn đề mà tôi đã trình bày: Quẻ Hỏa Thủy Vị tế. Nhưng chỉ có quẻ Hỏa Thủy Vị tế là cách giải thích hợp lý có tính hệ thống. Còn tất cả các quẻ khác chỉ để tham khảo. Cũng như sau khi tôi đổi chỗ Tốn Khôn trong Hậu Thiên Văn Vương trở về với nguyên thủy của nó là Hậu Thiên Lạc Việt thì cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp cấu trúc Hậu Thiên. Nhưng chỉ có cấu trúc "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" có tính hệ thống, nhất quán, .... khi giải thích tất cả các vấn đề liên quan đến toàn bộ các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. So sánh với tiêu chí khoa học làm chuẩn mực thì hoàn toàn phù hợp: Hợp nhất các cái gọi là "Trường phái phong thủy" trong cổ thư chữ Hán, hiệu chỉnh Lạc Thư hoa giáp; xác định Tử Vi Lạc Việt....vv.....Còn các đề xuất mô hình Hậu Thiên khác chỉ bàn cho vui.3 likes
-
Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý. Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại! Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán. Bài viết này sẽ chứng minh với các bạn điều đó. Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt. Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Ít nhất lễ Tết nguyên đán có từ trước thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Và tục cúng bánh chưng, bánh dày còn đến tận ngày nay. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, khi nền văn minh Họa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó. Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán. Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả. Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch. Quẻ Ly Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi tiếp tục minh chứng thêm những tình tiết liên quan tính minh triết Đông phương với lễ Táo Quân trong truyền thống văn hóa Việt. (Hình bị mất. Xin bổ sung sau). Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa. Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau. Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa. Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó. Ý nghĩa của vết lõm này, chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ. Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà. Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt. Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. Tranh Đàn Cá Tranh dân gian Đông Hồ. Thiên nhất sinh thủy . Địa lục thành chi. Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm: Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế. Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Biểu tượng của Táo Quân (Ly - Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Khảm - Thủy). Ngày 23 tháng Chạp. Ông Táo về trời. Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Ngày này là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời liệu có sái không? Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Tôi đã chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời. Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần? Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt? Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên. Táo Quân Việt không mặc quần. Đã có thơ rằng (Hình như của cụ Tản Đà): Hăm ba, ông Táo dạo chơi xuân Đội mão, đi hia, chẳng mặc quần Giời hỏi: làm sao ăn mặc thế? Thưa rằng: hạ giới nó… duy tân! Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời". Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt: Mũ Ông Công Ông Táo - trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay. Hình người trên trống Đồng Lạc Việt - với mũ có hình đầu rồng (Bên phải) và hai dải mũ cao vút. Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.3 likes
-
Thái Lan Và Ngày Tam Nương
ATN and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ngày Tam Nương ứng dụng trong việc chọn ngày khá phổ biến trong văn hóa Đông phương nói chung. Ngày này được coi là ngày nhập cung của ba người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn minh Trung Hoa, gồm: Đắc Kỷ (đời Hạ); Bao Tư (đời Chu); và Điêu thuyền (có người cho là Võ Tắc Thiên, đời Đường). Nhưng chúng ta cũng thấy rõ sự vô lý của cái nguyên nhân tạo tác ra ngày Tam nương - từ văn minh Hán này. Rõ ràng chỉ có ba người nữ, nhưng lại có 6 ngày gọi là Tam Nương. Không lẽ ba cô này ra vào cung vua đến hai lần mỗi cô? Đúng là vớ vẩn. Không đụng phải ngày Tam Nương cũng có thể thất bại (Vì có nhiều nguyên nhân). Nhưng đụng vào ngày Tam Nương chắc chắn thất bại. Có điều nó không thất bại ngay để nhận thức một cách trựcquan. Vì ngày Tam Nương là hệ quả tổng kết của một hệ thống lý thuyết. Nó cũng giống như: Không uống thuốc độc vẫn có thể chết. Nhưng uống thuốc độc chắc chắn chết.2 likes -
Lý Học & Khoa Học Hiện Đại
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
CÁI SAI TRONG LẬP LUẬN CỦA "HỌ" Nhân bài viết của anh Votruoc Trước hết đó là sự ngụy biện của đám "họ" này. Họ phủ nhận tuốt những cái gì có lợi cho việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Có ý thức hoặc vô ý thức (do dốt nát) và động cơ nào để họ lại khăng khăng như vậy, tôi chưa bàn đến. Ở đây tôi chỉ bàn ở góc độ khoa học. Việc đầu tiên là họ chỉ phản biện có tính giới hạn trong từng hiện tượng, sự kiện để phủ nhận tất cả những luận cứ chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Để minh họa cho cách phủ nhận của họ, tôi nếu một ví dụ rất "bình dân" như sau: Anh Votruoc giới thiệu một người bạn tên Mỗ chẳng hạn. Tôi hỏi ngược lại anh Votruoc: Đâu? Người bạn của anh đâu?Tôi chỉ vào người bạn anh: Đây là cái mặt của người bạn anh; đây là cái áo, cái quân, cái bàn chân, đôi giày.....vv...thậm chí toàn bộ thân thể, tất cả đều là "của người bạn anh" - còn người bạn anh đâu? Tôi chỉ nhìn thấy những vật sở hữu của bạn anh và không thấy người bạn anh! Tất nhiên lập luận như vậy là vô lý. Cái vô lý ở đây là sự chia nhỏ cục bộ từng sự kiện. Nhưng nếu tổng hợp tất cả các yếu tố mang tính sở hữu thì đó chính là người bạn anh. Trong khí đó, công cuộc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến là sự tổng hợp tất cả mọi vấn đề và sự kiện hiện tượng liên quan có tính tổng hợp - tương tự như người bạn anh Votruoc là sự tổng hợp tất cả mọi tính sở hữu - Thí dụ: Một nền văn minh phải có chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh đó. Việc chưa tìm thấy một hệ thống chữ viết của người Việt là một yếu tố cần bổ sung, chứ không phải yếu tố phản biện - Khi mà tất cả những yếu tố liên quan đã xác định một nền văn minh Việt huy hoàng trong qúa khứ. Bác Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh một cách rất sắc sảo: Đó chính là chữ Khoa Đẩu. "Họ" không thể phản biện được những luận cứ của bác Xuyền có tính hệ thống, nhưng cứ phản bác (Không phải phản biện); nào là chưa đủ yếu tố cấu thành tố chất của khoa học, nào là đó là chữ Sankit của đồng bào Tày Thái, nào là cần làm sáng tỏ thêm...vv...và ...vv.... Trong khi đó thì luận cứ của bác Xuyền nhân chứng, vật chứng đầy đủ với những luận cứ hoàn toàn chặt chẽ và mang tính hệ thống. Tính hợp lý trong hệ thống (logic); tư duy biện chứng và cả tính tư duy tổng hợp (Ngôn ngữ khoa học tương đương là : Tư duy phức hợp) hoàn toàn đầy đủ trong việc chứng minh hệ thống chữ khoa đẩu của Việt tộc. Nhưng họ vẫn không thừa nhận. Vậy chuẩn mực khoa học của "họ" là cái gì? Phải chăng là "bằng cấp" và "địa vị" trong giới khoa hoc? Có bằng cấp, có địa vị thì họ có quyền kết luận đúng sai chăng? Bằng cấp và địa vị khoa học xác định tính chân lý tuyết đối của những trí thức mà họ có chăng? Bằng cấp và địa vị trong khoa học là chuẩn mực quyết định tính chân lý chăng? Họ đòi phải có di vật khảo cổ làm bằng chứng à? Đây là sự ngụy biện có ý thức hoặc vô ý thức. Nếu di vật khảo cổ là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử thì trên thực tế lịch sử không tồn tại. Chính họ không thể chứng minh được ông cố nội họ mặc quần áo chứ không phải "Ở trần đóng khố" bằng "di vật khảo cô". Hoặc để có bằng chứng cái bằng cấp cao của ai đó trong đám họ đó là một qúa trình học tập họ phải trưng đầy đủ vở tập viết từ cấp 1 và các bằng cấp liên quan. Tôi tin không ai làm được điều này. Đấy là một thí dụ hết sức bình dân, phù hợp với mọi trình độ. Hay nói rõ hơn: Họ không có một chuẩn mực khoa học tối thiểu để xác định tính chân lý của một giả thuyết nhân danh khoa học. Vậy căn cứ vào đâu để "họ" phản bác những luận cứ minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến? Bởi vậy, họ dùng thủ đoạn để chụp mũ. Bác Xuyền thì coi là do tinh thần yêu nước. Còn tôi thì là "Tinh thần dân tộc cực đoan" và riêng tôi còn nhiếu thứ mũ nữa, tôi không nhắc lại ở đây. Cũng may, chẳng có cái mũ nào đội vừa đầu tôi. Nhưng những luận cứ phản biện khoa học của "họ" thì hoàn toán không có. Tóm lại, cái đám "họ" đó, hoàn toàn không hề có một chuẩn mực khoa học nào để biện minh cho sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiên và cũng không có cơ sở nào phản biện những luận cứ chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vì bao trùm lên tất cả là họ không có một chuẩn mực khoa học khả dĩ có thể xác định tính chân lý. Bây giờ đòi hỏi tôi phải nói theo cách hiểu của họ; hoặc cho rằng tôi dùng phương pháp phi truyền thống theo cách hiểu của họ trong khoa học. Vậy thì họ hãy công bố cách hiểu của họ (chuẩn mực khoa học của họ: phải có di vật khảo cổ chẳng hạn), tôi sẽ chứng minh cho họ theo đúng chuẩn mực của họ, nếu như tôi không phản bác được chuẩn mực đó. Công khai, rõ ràng, minh bạch. Khoa học mà, chính họ công khai nhân danh khoa học để phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Chứ có phải họ nhân danh cái khí gió gì đâu!2 likes -
Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý Nguyễn Vũ Tuấn Anh . Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liêu được đạc biệt dùng cúng trong ngày Tết. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Văn hóa Hán hiện nay cũng có tục cúng ông Táo, nhưng nó thuần túy là một nghi lễ và thiếu tính minh triết liên hệ đến phong tục này. Bởi vì nền văn minh Hoa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa. Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả. Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ ly - - trong Kinh Dịch. Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà. Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi xin được giải mã thêm một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông Hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế (-) trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế. Còn một vài chi tiết nữa liên quan đến truyền thuyết Táo Quân lưu truyền trong dân gian, như: Táo Quân không mặc quần.....Hy vọng rằng trong những ngày đầu Xuân, trà dư, tửu hậu sẽ có dịp bàn với các bạn. Vài lời mạn đàm về một phong tục truyền thống liên quan đến lý học Đông phương. Thiên Sứ tôi không bao giờ coi giải mã truyền thuyết là cơ sở minh chứng cho truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt trải gần 5000 văn hiến. Ít nhất trong lúc này. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.1 like
-
Ngày tốt năm Giáp Ngọ 2014 dùng cho Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ. Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo. Tất Niên: Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ. Ngày tốt theo Việt lịch: ngày 15 tháng Chạp năm Quý Tỵ , nhằm ngày thứ ba 15.01. 2014 Tây lịch. Đây là ngày tốt, sẽ là một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành. Giờ tốt nhất trong ngày: Giờ Thìn. Từ 7g00 đến 8g59 Ngày Lập Xuân: Ngày mồng 5 âm tháng Giêng, tức là ngày 04/02/2014 Tây lịch, vào lúc 6g21 sáng. Xuất Hành: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 02 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 01.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Bảo Quang Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 06 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 05.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Hướng Xuất Hành: Hướng tốt xuất hành là hướng Nam Tây Nam (hướng Mùi, từ 202,5 - 217,5 độ): Hướng được coi là tốt thì cũng kén người có bản lãnh, mạo hiểm, trí dũng và quyết đoán. Hướng Tốt Để Động Thổ: Theo Huyền Không Lạc Việt, niên tinh 4 Tứ Lục nhập trung, toàn bàn gần như phản ngâm, phương Nam gặp Thái Tuế, phương Bắc xung Thái Tuế, tam sát ở Bắc Tây Bắc, Bắc và Bắc Đông Bắc, do vậy phương động thổ an toàn nhất là hướng Nam Tây Nam . Cụ thể là phương Mùi, từ 202,5 - 217,5 độ . Ngày Tốt Khai Trương: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 02 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 01.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Bảo Quang Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu quan, cầu tài, cầu lộc, thăng tiến và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 06 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 05.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g19 Hoặc ngày 09 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ ba 8.02.2014. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo là ngày phúc đức tốt cho những người cầu tiến, kiên định và mạo hiểm. Giờ tốt trong ngày: Giờ Thìn, từ 7g20 đến 9g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 Tuổi Tốt Để Xông Đất và Mở Hàng Khai Trương: Chọn tuổi: Bính Dần, Bính Thân, Bính Tuất, Giáp Thìn, Kỷ Sửu, Tân Tị, Giáp Tuất. Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ. Lưu ý là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen. Áo mặc tông màu xanh biển, màu xanh da trời hay màu vàng là thuận nhất với năm Giáp Ngọ. Năm Giáp Ngọ có lẽ là năm mà lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn và khó khăn hơn.. Cầu chúc quý vị một năm mới AN LẠC VUI KHỎE MAY MẮN THỊNH VƯỢNG Ngày tốt năm Giáp Ngọ 2014 Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi - về…những công việc quan trọng. Theo Việt lịch thì những ngày tốt của các tháng là các ngày như sau: Lưu ý: Các ngày có đánh dấu (**) là ngày Hoàng Đạo Tháng giêng: ngày 02**, 06**, 9**, 15**, 20, 26, kỵ giờ Dần Tháng hai: ngày 01**, 08**, 15, 25**, 26 kỵ giờ Tỵ. Tháng ba: ngày 02**,10, 16**, 28** kỵ giờ Thân. Tháng tư: ngày 01,11**, 12,15 kỵ giờ Thìn. Tháng năm: ngày 06, 10**,…kỵ giờ Dậu. Tháng sáu: ngày 04**, 16**, 25** …kỵ giờ Mão. Tháng bảy: ngày 09, 10**, 21**, 24**, 28…kỵ giờ Dần. Tháng tám: ngày 02**, 20…kỵ giờ Tỵ. Tháng chín: ngày 01, 08, 11, 20**…kỵ giờ Thân. Tháng chín nhuận: 02**, 04, 16**, 19**, 28**, 29…Kỵ giờ Thân Tháng mười: ngày 06, 10**…kỵ giờ Thìn. Tháng Một (11): ngày 02, 26…kỵ giờ Dậu. Tháng Chạp (12): ngày 15**…kỵ giờ Mão. Thiên Đồng1 like
-
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG Xin trân trọng thông báo tới toàn thể hội viên, về việc: Mở lại chuyên mục từ thiện của diễn đàn. Thể theo nguyện vọng của toàn thể hội viên và theo đề xuất của Ban quản trị diễn đàn lý học Đông phương mong muốn có một chuyên mục đóng góp từ thiện là nơi hội tụ những tấm lòng nhân ái, chia ngọt sẻ bùi, lá lành đùm lá rách và chia sẻ khó khăn cho những mảnh đời bất hạnh, cho những gia đình nghèo khổ và liên kết chia sẻ cho những trung tâm nuôi dưỡng nhân đạo khác, tiếp nối truyền thống và những thành công của chuyên mục từ thiện trước đây; BAN GIÁM ĐÔC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG Quyết định 1. Mở chuyên mục từ thiện dành cho những tấm lòng nhân ái, chia sẻ khó khăn là hội viên của diễn đàn Lý học Đông Phương. 2. Chuyên mục từ thiện sẽ do chị Wildlavande, một thành viên lâu năm, có uy tín và có nhiều kinh nghiệm quý báu trong các hoạt động từ thiện, quản lý và thực hiện các hoạt động từ thiện nhân danh Trung tâm Lý học Đông Phương và đại diện cho các tấm lòng nhân ái của hội viên diễn đàn tới địa chỉ cần giúp đỡ từ thiện. 3. Chị Wildlavande có trách nhiệm thu nhận những đóng góp của các hội viên bằng tiền mặt, bằng hiện vật, tìm kiếm và thu nhập những địa chỉ, những mảnh đời cần sự giúp đỡ thông qua xã hội và thông qua sự giao tiếp trên diễn đàn để chuyển những đóng góp của các hội viên cho chuyên mục từ thiện đến đúng địa chỉ cần được giúp đỡ và sau đó công khai các khoản thu chi lên diễn đàn. 4. Địa chỉ liên lạc, tài khoản giao dịch để thu nhận đóng góp vào quỹ từ thiện của các hội viên diễn đàn vẫn giữ nguyên như trước. 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, 13-01-2013. Trung tâm Lý học Đông Phương xin trân trọng thông báo tới tất cả các hội viên của Trung tâm và hoan nghênh những tấm lòng nhân ái, chia sẻ khó khăn cho những mảnh đời bất hạnh. Mọi đóng góp của các hội viên có hiệu lực kể từ hôm nay. Xin trân trọng thông báo! Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương TM Ban Giám đốc Phó Giám đốc Nguyễn Đức Thông1 like
-
Thái Lan: Lạnh bất thường khiến 63 người thiệt mạng Nguyễn Hường 23/01/14 15:16 (GDVN) - Các đợt rét bất thường kéo dài ở miền Bắc, Đông Bắc và miền Trung đã cướp đi mạng sống của 63 người Thái Lan trong 3 tháng qua. Sophon Mekthon, Cục trưởng Cục kiểm soát dịch bệnh cho biết hôm 23/1 rằng 63 trường hợp tử vong được ghi nhận tại 27 tỉnh từ ngày 22/10/2013 đến ngày 19/1/2014. Dân Thái Lan đốt củi sưởi ấm trong cái giá lạnh bất thường. Hầu hết các trường hợp tử vong là nam giới. Người nhỏ nhất mới 1 tháng tuổi, người già nhất 81 tuổi. Một người Campuchia và một người Anh cũng nằm trong số các nạn nhân. 45 tỉnh tại Thái Lan đã ban bố tình trạng thảm họa và 25 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Songkram Aksorn, Phó tổng Cục trưởng Cục Khí tượng cho biết, Bangkok đã có buổi sáng lạnh nhất trong 30 năm qua vào ngày 23/1 khi nhiệt độ giảm xuống còn 15,6 độ C. Đợt không khí lạnh bất thường xuất phát từ phương Bắc cũng đang tác động tới ngành trồng lúa của Thái Lan khi thời tiết thất thường làm gia tăng hạt lép. Thời tiết lạnh giá bất thường tấn công Thái Lan đúng dịp phong trào biểu tình chống chính phủ diễn ra rầm rộ. Tuy nhiên, lãnh đạo phe này cho biết, nhiệt độ thấp không thể ngăn cản người biểu tình. Nhiều người trong số họ đang phải ngủ trên đường phố./. ======================== Sang năm Giáp Ngọ thời tiết còn cực đoan hơn. Muốn thời tiết không còn cực đoan nữa thì con người phải sống hòa nhập với thiên nhiên. Lý học Việt bảo thế!1 like
-
Tốt nhất chon Bình Dần là đẹp. Mạng được tương sinh. Còn về tính hợp lý thì Bính Tuất xông được, Bính Thìn cũng phải được. Nhưng anh chị em lưu ý cũng phải chọn người tử tế hiền lành. Chứ năm đó cũng bao con người sinh ra. Kiêng mặc áo đen và áo trắng đền xông nhà người ta. Tốt nhất năm tới là áo xanh Dương. Đậm hay nhạt tùy ý.1 like
-
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
'Lãnh cảm' với quá khứ, khó kiểm soát tương lai 23/01/2014 15:22 GMT+7 Áp đặt quan điểm không những khiến cho nhận thức của công chúng bị sai lệch, mà hơn hết còn biến những sự thật vốn khách quan thành không khách quan, và khiến cho phạm vi lựa chọn hành động của chúng ta trong hiện tại bị thu hẹp. Những tài liệu cũ đã kể lại nhiều câu chuyện cho thấy, người xưa dành rất nhiều thời gian và công sức để giáo dục cho con cái họ về lịch sử của gia đình hay bộ lạc. Người xưa cho rằng quá khứ giúp cho con người thấu hiểu được bản thân mình là ai. Con người trong xã hội hiện nay, tuy vậy, lại sống trong thời đại mà mọi thứ chuyển động rất nhanh và họ thường có xu hướng khẳng định mình bằng cách nhìn vào tương lai hơn là chiêm nghiệm quá khứ. Sự dửng dưng với lịch sử? Nhiều người thường hay biện hộ rằng, hoàn cảnh và môi trường của quá khứ là khác biệt so với hiện tại. Người xưa sống trong một môi trường hoàn toàn khác, và vì thế các kinh nghiệm của họ khó có thể áp dụng vào hiện tại, khi mà con người đang ngày càng trở nên thông minh và sở hữu nhiều công cụ hơn. Nhìn ra biển, công viên Biển Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Ảnh: Vũ Trung Thái độ lãnh cảm với lịch sử của chúng ta hiện nay không phải do thiếu thông tin, mà là từ sự dửng dưng và không quan tâm đến các giá trị của quá khứ và qua đó thiếu những cách phản ứng và tiếp cận phù hợp. Tuy nhiên, ai có thể kiểm soát được quá khứ thì sẽ kiểm soát được tương lai. Cách thức mà một con người, một dân tộc nhìn nhận quá khứ sẽ định hình cách thức mà con người đó, dân tộc đó hướng về tương lai, và đưa ra được câu trả lời cho những vấn đề ở hiện tại. Như Cervantes đã nói rằng “lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau”. Lịch sử vốn là những sự kiện trong quá khứ được ghi chép lại. Bản thân lịch sử có tính tự thân. Nó là một hệ thống những dòng tương tác của hàng trăm sự việc ngẫu nhiên, là tổng thể hòa quyện ý chí, tư tưởng và hành động của con người. Hầu hết các xã hội trên thế giới đều nhấn mạnh đến khía cạnh “phát huy lòng yêu nước và các giá trị truyền thống của dân tộc”. Tuy nhiên, chỉ như vậy thôi là chưa đủ. Sử học mang trong mình nó hai tính chất: quan trọng và sự thật. Tính chất quan trọng thì ai cũng có thể biết, nhưng như thế nào là sự thật, sự thật đó có khách quan hay không, và khách quan đối với những ai là một câu hỏi mà ngay cả các nhà sử học cũng khó tìm ra câu trả lời chính xác. Nhiệm vụ của sử học suy cho cùng là giúp các thế hệ sau hiểu đầy đủ về lịch sử, về quá khứ của cha ông, và quan trọng hơn là cung cấp cho dân tộc đó một lăng kính đa chiều, một phương pháp luận đúng đắn để xem xét tính “khách quan” của một sự việc, một hành vi. Áp đặt quan điểm không những khiến cho nhận thức của công chúng bị sai lệch, mà hơn hết biến những sự thật vốn khách quan thành không khách quan, và khiến cho phạm vi lựa chọn hành động của chúng ta trong hiện tại bị thu hẹp. Tính tự thân của lịch sử yêu cầu bản thân nó phải được tôn trọng và được ghi chép đầy đủ. Sự kiện về cuộc chiến đấu đã xảy ra 40 năm về trước vào ngày 19/1/1974 cũng cần có một sự nhìn nhận, đánh giá công bằng. Với Việt Nam hiện nay, Hải chiến mang trong nó sự phức tạp của lịch sử, sự nhạy cảm trong mối quan hệ với các nước lớn, sự khác biệt về tư tưởng giữa những người con cùng chung dòng máu, và quan trọng nhất là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc rất lớn của người Việt. Chủ quyền đất nước và hòa hợp dân tộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với các chuyên gia thuộc Hội Sử học Việt Nam vào chiều 30 tháng 12 tại Hà Nội nhấn mạnh: “Lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật, còn việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lại là vấn đề khác, thông qua các giải pháp hòa bình”. Dường như, đây là một tín hiệu tương đối lạc quan, sau nhiều năm câu chuyện biển đảo không được đề cập công khai. Đã đến lúc Việt Nam cần phải thay đổi cách tiếp cận của mình đối với vấn đề này. Thông điệp của Thủ tướng đã cho thấy nhà nước phần nào đã có một cái nhìn khác so với trước đây. Lịch sử câu chuyện này, với tính tự thân của nó, không thể được nhìn nhận chỉ với lăng kính một chiều. Những người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH), mặc dù đi theo một chế độ khác hoàn toàn về ý thức hệ, nhưng họ cuối cùng vẫn là hậu duệ của “con Rồng cháu Tiên”, hy sinh vì mục tiêu bảo vệ từng tấc đất của cha ông, dân tộc. Lòng yêu nước luôn luôn tồn tại trong tâm thức mỗi con dân nước Việt, tuy nhiên cách thể hiện khác nhau đã khiến cho góc nhìn giữa hai phía trở nên đối địch và gây chia rẽ tới tận ngày nay. Nhiệm vụ của sử học, là tạo ra được một lăng kính phù hợp nhất, một cách tiếp cận đa chiều để từ đó thế hệ sau tự mình có thể đánh giá được khách quan các sự kiện, những hạn chế và đóng góp của những người lính trong trận đánh. Với phương pháp tiến cận đó, không chỉ sự kiện này mà các sự kiện lịch sử nhạy cảm khác cũng sẽ được mổ xẻ và tranh luận một cách công khai và minh bạch. Cuối cùng, thông qua những lăng kính ấy, hiện tại và tương lai cũng sẽ phần nào được sáng tỏ hơn. Những ngày tới đây, Đà Nẵng sẽ tổ chức một số hoạt động kỷ niệm. Nhưng, việc làm minh bạch thông tin sự kiện hay những việc làm khác chỉ là bước đầu tiên của quá trình thiết kế lại cách tiếp cận lịch sử theo hướng lấy người tiếp nhận là trung tâm, và trên hết là đổi mới tư duy. Bối cảnh quốc tế hiện nay không giống như 30 hay 40 năm trước, thế và lực của Việt Nam đã thay đổi giúp chúng ta không còn phải “sợ sệt” khi đối đầu với nước lớn. Toàn cầu hóa khiến chúng ta dễ dàng chấp nhập sự khác biệt. Lịch sử có giá trị soi sáng quá khứ, và làm nền tảng để con người hiện tại hướng tới tương lai. Lịch sử được nhìn nhận đúng đắn sẽ giúp hàn gắn nhanh chóng hơn những viết thương lòng dai dẳng và là cách hiệu quả nhất, trong vòng một đến hai thế hệ, góp phần hòa hợp dân tộc và hòa giải quốc gia. Thuận Phương =================== Bài này mới chỉ đặt vân đề về mối liện hệ giữa lịch sử quá khứ với hiện tại và tương lai. Nhưng chưa phân tích được mối nguy từ sự phủ nhận quá khứ. Cụ thể là phủ nhận truyền thống và chân lý Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Một triết gia nổi tiếng (Tôi quên mất tên) phát biểu: "Nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng khẩu súng lục thì tương lai chúng ta sẽ bị bắn bằng đại bác". Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng xác định - đại ý (Tôi không nhớ nguyên văn): "Phải bảo vệ truyền thống Việt sử gần 5000 năm văn hiến, vì tương lai của dân tộc". (Quí vị có thể tìm nguyên văn trong bài viết của Ngọc Giao. Nguyệt san Kiến Thức Ngày Nay. xuất bản khoảng năm 1998 đến 2002). Tôi không phân tích sự tác đông tiêu cực của việc phủ nhận truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vì tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học. Mà trong phản biện khoa học không bàn đến hậu quả tiêu cực, mà là chỉ ra cái sai và chứng minh cái đúng. Tuy nhiên tôi có thể phát biểu thế này: Phủ nhận truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến là một sai lầm với bất cứ từ góc nhìn nào, chứ không giới hạn ở lĩnh vực khoa học.1 like -
Nhân ngày táo Quân về trời. Tôi đưa bài này lên để tham khảo.1 like
-
mong chị sớm qua được những ưu phiền1 like
-
Dù thiếu vắng 1 số thành viên quen thuộc, nhưng chúng tôi vẫn thừa nhân sự để đàm bảo kế hoạch trao quà vào những ngày cuối năm bận rộn này. Kết thúc với tất cả tâm trạng hoan hỷ! Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả Phật tử và chúng sanh Giai cộng thành Phật Đạo Nam Mô Công đức Lâm Bồ tát Ma ha tát.1 like
-
Thật là hoan hỷ khi topic Từ Thiện mở lại, Wild được các nhà hảo tâm trong và ngoài diễn đàn ủng hộ rất nhiều, bên cạnh ý nghĩa đem chút ấm áp của Mùa Xuân sẽ chia đến những mãnh đời cùng khổ, bệnh nặng, xa nhà không nơi nương tựa. Ngoài tinh thần khích lệ của Bác Thiên Sứ, lòng bi mẫn đều đặn của nhan qua, Wild còn nhận được tịnh tài của người nhà hv Dieu Hoa qua lần tư vấn giúp đỡ gia đình cùng 1 số ACE thân thiết đã từng sinh hoạt Diễn đàn. Số đóng góp này nay đã lên đến con số kha khá để chúng ta có thể thực hiện 1 chuyến trao quà cuối năm. Nhưng như đã trình bày 2 bài viết trên, Wild mong muốn được ủy quyền công việc này cho Nha Khanh hay bất cứ thành viên nào do Ban điều Hành chỉ định, thiết nghĩ chỉ cần 1 cái tâm trong sáng 1 tấm lòng yêu tha nhân 1 nhiệt huyết trong chướng ngại là có thể làm được. Bên cạnh đó Wild cũng sẵn sàng hổ trợ kinh nghiệm phương tiện để các bạn thực hiện, dịp ra hà nội vừa qua Wild cũng trực tiếp gặp gỡ trao đổi cùng các Tv thường xuyên phát tâm, nhằm mục đích gửi trả số tiền mà họ đưa vào Tk nhưng mọi người đều mong muốn thực hiện 1 lần cho sự chuẩn bị chuyển giao. Do đó chương trình sẽ được thực hiện vào ngày 28 âm lich do Nha Khanh đảm nhiệm, tất cả số tiền đóng góp sẽ được giao lại cho Nha Khanh trong hôm nay. Mọi chi tiết xin liên hệ Nha Khanh và mong muốn các ACE cùng chung tay góp sức thực hiện chương trình này. Sau khi thực hiện Nha Khanh có nhiệm vụ đăng tải tường thuật hình ảnh ngay trong Topic này để tạo sự gắn kết cộng đồng. Thời gian qua trang mục này không nhận thêm 1 ý kiến đóng góp nào vì vậy chúng tôi cố gắng hoàn thành chuyển tải tình cảm của các mạnh thường quân theo danh sách dưới đây: Bác Thiên Sứ :1,000,000 đ (một triệu đồng) Nhan Qua :1,000,000 đ (một triệu đổng) Bác Ngô Văn Quang (ng nhà Dieu Hoa) : 2,620,000 đ (hai triệu sáu trăm hai mươi ngàn đồng) Manhhungjpg :200,000 đ (hai trăm ngàn đồng) An Thanh :1,000,000 đ (một triệu đồng) Bé Doãn Thành :500,000 đ (năm trăm ngàn đồng) Bảo Hằng :1,000,000 đ (một triệu đồng) Cô Hương (bạn của Wild) :500,000 đ (năm trăm ngàn đồng) Trần minh Nghĩa : 1,000,000 đ (một triệu đồng) Nguyễn Lộc : 200,000 đ (hai trăm ngàn đồng) Cattrang : 300,000 đ (ba trăm ngàn đồng) Tâm Nghi : 100,000 đ (một trăm ngàn đồng) Hiện giữ : 9,420,000 đ (chín triệu bốn trăm hai mươi ngàn đồng) đến những người không may mắn! Hy vọng qua bài viết trên đây các bạn đang và đã phát tâm chia sẽ hãy tiếp tục ủng hộ Topic này để chúng ta nối những cánh tay yêu thương đến những người bất hạnh. Chào đoàn kết và thân ái!1 like
-
Hôm nay ngày 23 tháng chạp, ngày đưa Ông Táo, chỉ còn 6 ngày nữa thôi là hết năm. Chừng đó ngày cũng đủ thời gian cho 1 chuyến chia sẽ quà đến cho những người khó khăn với số tiền các thành viên ủng hộ trên Cô Wild ạ! GĐình NK xin gởi vào quỹ từ thiện 500.000đ Mong Cô nhận lời, để người nghèo có thêm tí quà, thêm tí niềm vui đón Xuân mới . NhãKhanh.1 like