• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/01/2014 in all areas

  1. =========================== Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ thành tâm bão lớn ở TBD Nguyễn Hường 16/01/14 10:37 (GDVN) - Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản được cảnh báo sẽ phải đối mặt với những cơn bão nhiệt đới mạnh trong thời gian tới Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản được cảnh báo sẽ phải đối mặt với những cơn bão nhiệt đới mạnh trong thời gian tới do ảnh hưởng của sự ấm lên của nước biển tại Tây Thái Bình Dương. Một cơn bão nhiệt đới trên vịnh Bengal. Cảnh báo trên là kết quả 30 năm nghiên cứu các cơn bão nhiệt đới ở phía tây bắc Thái Bình Dương từ giữa năm 1977-2010 của một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Seoul do Chang-Hoi Ho dẫn đầu. Theo các nhà nghiên cứu, trong khoảng thời gian trên, vùng nước ở bề mặt Tây Thái Bình Dương đã ấm hơn nhiều so với miền Trung và Đông của Thái Bình Dương. Sự chênh lệch nhiệt độ này, còn được gọi là hiện tượng gradient, đã làm thay đổi hoạt động của các cơn gió mạnh trên Thái Bình Dương vốn được gọi là luồng Walker. Kết quả của hiện tượng này là các cơn bão có xu hướng di chuyển theo bờ biển Đông Á của biển Hoa Đông và gia tăng sức mạnh trước khi đổ bộ vào Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự thay đổi này cũng có nghĩa là sẽ có nhiều gió xoáy được hình thành ở phần phía Bắc của Biển Đông hơn. Kết quả là nhiều bão lớn sẽ hướng về miền nam Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan./. (nguồn CNA) =========================== Đấy là cách giải thích của tri thức khoa học hiện đại, một dạng nhận thức trực quan được hỗ trợ bởi phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nhưng lý học giải thích theo hệ thống phương pháp luận của nó, có tính lý thuyết, là: Dương khí mạnh (khí hậu nóng lên), Âm khí suy, nên Âm Dương mất cân bằng. Xảy ra trên biển thì Thủy khí suy, nên hiện tượng bão tổ là hệ quả của Thủy khí sẽ cực đoan, như là một sự tự điều chỉnh của thiên nhiên. Hiện tượng cận hiệu ứng - mà dân gian gọi là "điềm báo" - sẽ là xuất hiện những hiện tượng loài thủy vật - do thủy khí sinh - chết, hoặc sinh hoạt bất thường.
    3 likes
  2. Bình luận của báo Phượng Hoàng, Hồng Kông: “Việt Nam bố trí hệ thống phòng không hoàn bị trên quần đảo Trường Sa” Đông Bình 17/01/14 10:46 (GDVN) - Bài báo tuyên truyền, xuyên tạc không có một chút xấu hổ cho rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung Quốc. Tàu tuần duyên USS Freedom LCS 1 của Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 20 tháng 6 năm 2013 Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 16 tháng 1 có bài viết nhan đề "Tàu tuần duyên Mỹ do thám Biển Đông, căn cứ tên lửa Việt Nam lộ diện". Bài viết dẫn Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết, Quân đội Mỹ lần đầu tiên thừa nhận, tàu chiến mới nhất của họ vừa thực hiện nhiệm vụ trinh sát toàn diện Quân đội Trung Quốc ở Biển Đông. Theo bài báo, tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ năm 2013 tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ đã triển khai ở Đông Nam Á, dài 10 tháng, thường trú ở căn cứ hải quân Changi của Singapore, đồng thời đã triển khai diễn tập chiến đấu thực tế trên Biển Đông. Vào tuần trước, Tư lệnh Bộ Tư lệnh của lực lượng tàu chiến mặt nước Hải quân Mỹ, Thiếu tướng Tom Karpman công khai thừa nhận, cho biết, trong thời gian tàu tuần duyên USS Freedom tuần tra ở Đông Nam Á, thực hiện mệnh lệnh của trên, đã triển khai huấn luyện chiến đấu thực tế ở Biển Đông, đồng thời cũng đã triển khai tuần tra và trinh sát toàn diện đối với "quân địch" và vùng biển mà Quân đội Mỹ quan tâm. Thiếu tướng Hải quân Mỹ công khai cho biết, khi tuần tra trên Biển Đông, đã sử dụng hệ thống trinh sát và radar của tàu tuần duyên do thám tất cả các trọng điểm mục tiêu trên Biển Đông như tàu chiến mặt nước, tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. Ngày 20 tháng 6 năm 2013, tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ KD Jabat Malaysia tập trận trên Biển Đông. Ông tiết lộ thêm, trên tàu tuần duyên USS Freedom, Quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay trực thăng trinh sát mới nhất, cất cánh lên không đã trinh sát hơn 500 thông tin tình báo trên không-trên biển, đồng thời đã sử dụng tàu đệm khí dài 11 m, thu thập tin tức tình báo mới nhất về tàu chiến Quân đội Trung Quốc ở Biển Đông. Bài báo dẫn “một chuyên gia quân sự Trung Quốc” chủ động tiết lộ cho rằng, trong thời gian tuần tra trên Biển Đông, tàu tuần duyên USS Freedom Mỹ đã xuất hiện ở "các đảo, đá ngầm do Trung Quốc đóng quân", "trong phạm vi hoạt động của tàu Hải giám và Hạm đội Nam Hải". Chuyên gia này thừa nhận, tàu tuần duyên Mỹ đã lắp hệ thống trinh sát tiên tiến, là hệ thống trinh sát điện tử mới nhất, có hiệu quả nhất hiện nay của Hải quân Mỹ, có thể triển khai trinh sát toàn diện đối với quy luật hoạt động, tình báo tín hiệu và hệ thống chỉ huy của tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc, đặc biệt là đã tiến hành thu thập toàn diện về tình hình xây dựng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, hơn nữa khi cần thiết sẵn sàng xuất hiện trên Biển Đông triển khai hoạt động tác chiến của Quân đội Mỹ. Tàu sân bay Mỹ hoạt động trên Biển Đông (ảnh tư liệu) Bài báo cho rằng, thông tin mới nhất cho thấy, Quân đội Mỹ chắc chắn sẽ gia tăng trinh sát quân sự ở Biển Đông, bởi vì năm 2013 vừa qua đi, từng có một tàu chiến Mỹ mắc cạn ở lân cận đảo, đá ngầm trên Biển Đông. Sau khi xảy ra sự việc này, Hải quân Mỹ nhiều lần nghiên cứu và rất ngạc nhiên là quân Mỹ đã không quen với tình hình của một vùng biển quan trọng như vậy, để xảy ra sự kiện ngoài ý muốn, quân Mỹ cần phải gia tăng trinh sát quân sự và tình báo đối với Biển Đông. Đồng thời, tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ phô trương diễn tập trên Biển Đồng, trinh sát Quân đội Trung Quốc - hành động này cũng là "chống lưng" cho đồng minh Biển Đông của họ như Philippines, ủng hộ cho quân đồng minh về quân sự, duy trì tranh chấp Biển Đông với Quân đội Trung Quốc. Trong khi đó, sau khi Quân đội Mỹ thừa nhận tàu tuần duyên mới nhất đến Biển Đông tiến hành trinh sát toàn diện Quân đội Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lập tức tuyên bố, Philippines cần thực hiện hành động bảo vệ quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Mỹ còn kêu gọi các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, "Ấn Độ" tăng cường hành động quân sự phối hợp trên Biển Đông. Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam triển khai tên lửa phòng không SA-3 trên quần đảo Trường Sa nhằm đối phó với các mối đe dọa trên không. Mặt khác, theo tuyên truyền của bài báo, "Quân đội Việt Nam cũng đã công khai tên lửa phòng không triển khai trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và lực lượng quân đội Việt Nam trên các đảo trang bị các hệ thống tên lửa phòng không rất hoàn bị, trong đó có có tên lửa phòng không dùng để "đối phó với mối đe dọa Trung Quốc". Theo bài báo, vũ khí phòng không Việt Nam triển khai trên những đảo, đá này chủ yếu gồm có tên lửa phòng không tầm trung và xa SA-2, tên lửa phòng không tầm trung SA-3 và rất nhiều pháo cao xạ do Nga chế tạo. Tuy chúng đã cũ, nhưng cơ bản bao quát được vùng trời tầm xa, tầm trung và tầm gần ở các đảo, đá ngầm do Việt Nam kiểm soát. Hơn nữa, theo bài báo, cùng với tên lửa phòng không SA-2, radar sóng ngắn được Việt Nam triển khai ở quần đảo Trường Sa có thể giúp cho Không quân Việt Nam dễ dàng phát hiện và "khóa" các mục tiêu bay máy bay chiến đấu, tạo ra mối đe dọa rất lớn cho máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc (một nước có tham vọng lãnh thổ của nước khác). Việt Nam triển khai tên lửa phòng không trên quần đảo Trường Sa (nguồn: china.com.cn) Bài báo tuyên truyền xuyên tạc không có một chút xấu hổ cho rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung Quốc. Phải khẳng định rằng, đây hoàn toàn là những tuyên truyền có tính chất bịa đặt lịch sử và là tung tin vịt hòng đánh lừa dư luận. Mặt khác, theo bài báo, các nguồn tin cho biết, năm 2013, Hải quân Trung Quốc đã biên chế ít nhất 17 tàu chiến mới. Số liệu của Quân đội Trung Quốc cho biết, số lượng tàu chiến cỡ lớn mới biên chế cho Hạm đội Nam Hải là "tương đối nhiều" (thực ra là nhiều nhất, so với các hạm đội lớn khác). Theo tuyên truyền của bài báo, Biển Đông có diện tích rộng lớn, "hoạt động bảo vệ chủ quyền" nhiều, số lượng tàu khu trục cỡ lớn và trung bình trước đây của Hạm đội Nam Hải khá ít, năm 2013 biên chế nhiều tàu chiến cỡ lớn cho Hạm đội Nam Hải, trong đó có tàu Tam Á là sự "bổ sung quân sự cần thiết". Trong tương lai, Biển Đông sẽ là khu vực quân sự "trọng điểm" triển khai rất nhiều tàu chiến mới và để Bắc Kinh thực hiện cái gọi là "bảo vệ chủ qyuền" của Hải quân Trung Quốc. Pháo 37 mm của Việt Nam (nguồn china.com.cn) Radar sóng ngắn của Việt Nam tạo ra mối đe dọa to lớn cho máy bay chiến đấu Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (nguồn china.com.cn) ===================== !"Lời tiên tri 2014" Lão Gàn chưa viết xong.Bọn này láo!
    1 like
  3. TƯ LIỆU THAM KHẢO ================== Dự báo quốc tế 2014: Mỹ sẽ bị các cường quốc 'qua mặt'? 16/01/2014 02:03 GMT+7 Liệu Obama có đang đẩy nước Mỹ đến một sự thụt lùi trên bình diện quốc tế và ngay trong nội bộ các nước lớn? Nhìn lại những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2013, chúng ta càng nhận thấy rõ cục diện về một thế giới đa cực đã hiển hiện rõ nét. Tham vọng về một thế giới đơn cực của Mỹ đã không thành hiện thực. Hiện nay không chỉ có một, hai siêu cường mà rất nhiều thế lực cùng nắm giữ thế cờ trong bức tranh địa chính trị thế giới. Nhiều người cho rằng, đằng sau xu thế tất yếu đó là sự mai một vai trò và vị thế của Mỹ trên chính trường quốc tế. Ngoài những nguyên nhân bên ngoài, như sự vươn lên mạnh mẽ của TQ, sự trở lại vững chắc của Nga..., đã bắt đầu có những chỉ trích về sự thụ động của chính quyền Mỹ và tổng thống Obama. Liệu Obama có đang đẩy nước Mỹ đến một sự thụt lùi trên bình diện quốc tế và ngay trong nội bộ các nước lớn? Để trả lời, trước hết, chúng ta cùng nhìn lại những vấn đề nổi cộm trên chính trường thế giới và vai trò của nước Mỹ trong những cuộc khủng hoảng lớn năm 2013. Loay hoay, mềm dẻo, mất uy? Nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học ở Syria. Dễ nhận thấy, trong khi Mỹ vẫn loay hoay với tuyên bố của mình về giới hạn đỏ, và không thực sự có hành động quân sự nào để thể hiện quyết tâm hành động tương xứng với những đe dọa cứng rắn đó, Nga đã chủ động đề ra giải pháp giải trừ vũ khí hóa học thay vì phát động một cuộc chiến tranh. Rõ ràng đây là một giải pháp giúp các bên đều "thở phào". Bản thân nước Mỹ luôn muốn khẳng định vai trò trong việc giải quyết các điểm nóng trên thế giới. Nhưng dường như sau cuộc sa lầy ở Iraq và Afganistan, chính quyền Mỹ không còn thực sự muốn tiếp tục phiêu lưu quân sự ở Trung Đông. Còn trong vấn đề Iran, người ta không còn thấy một nước Mỹ với những tuyên bố cứng rắn như thời tổng thống Bush. Thay vào đó là một chính quyền Obama khuyến khích đường lối hòa giải và sử dụng giải pháp ngoại giao. Lần đầu tiên trong lịch sử hơn 30 năm, thế giới chứng kiến một cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ và tổng thống Iran nhằm nỗ lực tìm ra thỏa thuận cho chương trình hạt nhân của Iran. Điều này hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm là cựu tổng thống Bush, người liên tục sử dụng hình ảnh "trục ma quỷ" khi nói về quốc gia hồi giáo này. Nước Mỹ có bị các cường quốc 'qua mặt' Thái độ mềm dẻo đó liệu có phải là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ đang bắt đầu mất đi uy thế trong quan hệ với các nước Trung Đông nói chung và Iran nói riêng ? Bên cạnh đó, một sự kiện không thể nhắc tới trong năm 2013 là "quả bom tình báo" Edward Snowden. Sau sự việc này, các quốc gia châu Âu - nạn nhân chính của vụ nghe lén - đã mất niềm tin vào nước Mỹ. Biện hộ của Mỹ rằng muốn nắm được thông tin để phục vụ công cuộc chống khủng bố rõ ràng không làm hài lòng phương Tây. Không chỉ đánh mất vị thế, nước Mỹ còn đánh mất đi một thứ quý giá hơn, vốn được coi là nền tảng trong quan hệ ngoại giao, đó là niềm tin. Còn trong vấn đề Triều Tiên, việc tránh được nguy cơ chiến tranh dường như không bắt nguồn từ e ngại Triều Tiên trước những cuộc tập trận quy mô lớn của Mỹ và Hàn Quốc. Thay vào đó là từ sức ép về kinh tế từ Bắc Kinh. Như vậy, trong một thế giới đa cực khi Nga đang dần lấy lại vai trò của một cường quốc, TQ vẫn đầy quyết tâm để thực hiện "giấc mơ Trung Hoa", hay với sự lớn mạnh của khu vực Đông Bắc Á, Ấn Độ... nước Mỹ có đang đánh mất dần đi sức mạnh và vị thế của mình? Chưa thể "qua mặt" Thực tế là hiện nay, chính những lợi ích kinh tế chứ không phải những toan tính địa chính trị mới là yếu tố chính chi phối các mối quan hệ quốc tế. Sẽ khó có cơ hội để các căng thẳng bùng phát thành xung đột trên diện rộng, thay vào đó là xu thế cạnh tranh chiến lược. Ngay cả với các quốc gia có mâu thuẫn gay gắt về chủ quyền lãnh thổ như Trung, Nhật, Hàn, những tranh chấp vẫn không cản trở họ thực hiện các liên kết về kinh tế, thương mại, đầu tư và tiền tệ. Trên bình diện chung của thế giới, cuộc chơi diễn ra rất sòng phẳng, minh bạch giữa các nước theo cơ chế vừa đấu tranh vừa hợp tác. Tuy nhiên, trước cục diện đa cực đó, cũng khó có thể nói rằng hiện nay Mỹ đã mất dần vị thế của một siêu cường. Dù hành động theo cách nào, cứng rắn hay mềm dẻo, chủ động hay thụ động, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vai trò quyết định trong việc giải quyết các điểm nóng trên thế giới. Trong việc giải quyết vấn đề Syria, mặc dù sự chủ động của nước Nga được ca ngợi nhưng xét một cách toàn diện, giải pháp của Nga không nhận được sự đồng thuận của Mỹ thì vấn đề cũng sẽ không thể được giải quyết. Bản thân ông Putin trong Hội nghị Cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng 10 cũng phải lên tiếng xoa dịu Nhà trắng và ngợi ca chính ông Obama khi đã giúp ngăn chặn nguy cơ chiến tranh ở Syria. Đối với Iran, việc sử dụng chính sách mềm dẻo là lựa chọn tất yếu trong xu thế hòa dịu, đối thoại thay vì đối đầu. Nhiều người cho rằng, so với người tiền nhiệm Bush, dường như Obama vẫn tiếp cận các vấn đề chính trị một cách hơi "nhà giáo", và các biện pháp phi quân sự được ông sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế sau 8 năm cầm quyền của Bush đã cho thấy những đường lối chính sách cứng rắn không hẳn đã phát huy hiệu quả. Gần một thập kỷ phát động cuộc chiến chống khủng bố, nước Mỹ gần như không đạt được gì ngoài việc phải tiêu hao biết bao tiền của, sức lực vào Afganistan và Iraq. Còn cho đến thời điểm hiện tại, chính quyền Obama đã có thể coi là tương đối thành công trong cách hành xử với Iran. Sự ủng hộ của dư luận Mỹ trong vấn đề này là một minh chứng. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc không làm giảm quyết tâm tái can dự một cách tích cực của Mỹ. Việc tái bố trí quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, cùng với việc tăng quy mô các cuộc tập trận song phương, đa phương đã gây lo ngại lớn cho Trung Quốc. Với "mồi nhử" là chiêu bài kinh tế, Trung Quốc cũng không hoàn toàn thu phục được các nước nhỏ. Khi bị đặt vào thế phải lựa chọn để không bị cuốn vào thế cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc, các nước nhỏ vẫn phải thực hiện chính sách "đi" với Mỹ về an ninh và "đi" với Trung Quốc về kinh tế, dùng quan hệ với nước này để tạo đòn bẩy thúc đẩy trong quan hệ với nước khác. Chưa thể biết "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình sẽ vươn xa tới đâu, hay tham vọng đưa nước Nga trở lại đỉnh cao thế giới của ông Putin sẽ thành hiện thực như thế nào. Và cho dù trật tự thế giới đa cực tiếp tục là xu thế trong các năm tới, thì không thể phủ nhận hiện tại nước Mỹ vẫn còn là tâm điểm của thế giới. Người ta vẫn sẽ đổ dồn sự chú ý về nước Mỹ mỗi khi thế giới có bất cứ biến động lớn nào. Vẫn còn quá lạc quan khi bất cứ quốc gia nào cho rằng sẽ nhanh chóng "qua mặt" Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới. Nguyễn Thị Quỳnh Trang ===================== Ngài Obama đã thoát hiểm nhiều lần so với những dự báo của các chiêm tinh gia quốc tế, khi họ đã dự đoán rằng: 1/ Ngài Obama sẽ không đắc cử nhiệm kỳ II. 2/ Ngài Obama sẽ bị ám sát vào giữa năm 2011. Nhưng chỉ có thày bói miệt vườn Nam Bộ là tôi (Hoặc giả còn vài người nữa không tên tuổi), cho rằng: ngài Obama sẽ thắng cử nhiệm kỳ II và không hề có việc bị nguy hiểm. Tuy nhiên cũng thày bói miệt vườn Nam Bộ xác định rằng: Nếu ngài Obama không kiên quyết bảo vệ Đồng minh thì uy tín sẽ xuống rất thấp và đẩy Hoa Kỳ vào sự mất uy tín trên thế giới. Do đó, vấn đề không phải là chiến tranh hay không - chuyện chưa bàn vội. Mà là vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ toàn cầu. Cho dù chiến tranh có xảy ra hay không trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ngài Obama, thì những quyết định của ngài Obama vẫn sẽ là nguyên nhân để dẫn tới một cách nhìn vào những giá trị và vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế và đảng Dân Chủ trên chính trường nước này. Tôi có những cơ sở để tin rằng: Hai vị phụ tá quan trọng của ngài Obama là bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (Bà Clinton) đã ra đi vì không đồng thuận với cách giải quyết của ngài - Mặc dù sau đó ngài đã đúng khi giải quyết vấn đề Trung Đông. Cá nhân tôi tin rằng ngài rất có trách nhiệm trước những quyết định quan trọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Nhưng có những lúc cần một quyết định nhanh chóng.Sự thận trọng đôi khi bị hiểu nhầm là thiếu quyết đoán. Trong năm 2014, ngài sẽ không tạo được một sự kiện mới và nổi bật. Nhưng ngài vẫn có cơ hội được sự tán đồng của thế giới, nếu tiếp tục hoàn tất khi tiếp tục giải quyết một cách thỏa đáng với kết thúc tốt đẹp cho những vấn đề nóng còn lại từ năm 2013. Thượng đế, lý thuyết thống nhất vũ trụ (Định mệnh), hay chính con người sẽ quyết định thế giới này? Có hai cách giải thích cho mọi hiện tượng. Cách giải thích thứ nhất là giải thích bằng cách nhìn trực quan. Cách giải thích thứ hai là trên cơ sở một hệ thống lý thuyết. Với cách giải thích thứ nhất thì bất cứ ai có khả năng miêu tả sự kiện, đều giải thích được và luôn luôn đúng như nó đã xảy ra. Với cách giải thích thứ hai chỉ mới xuất hiện một cách mờ nhạt, hoặc có thể nói rằng chưa có trong nền văn minh hiện tại - ngoại trừ Lý học Đông phương.
    1 like
  4. Ngày tam nương trong Tổng tuyên cử ở Thái Lan - mà Lý học đưa lên để chứng nghiệm - sẽ gây hiệu ứng xấu, không chỉ riêng với chính phủ của bà thủ tướng Yingluck Shinawatra. Mà còn dài dài với đất nước này. Chi vua Thái - người đứng đầu quốc gia - mới có thể hóa giải.
    1 like
  5. Về lý thuyết, con đầu sinh năm nào cũng được và ưu tiên con gái. Con út thì phải là năm tốt. Nhà bạn nên chọn sinh con út 1 trong các năm sau : Đinh Dậu 2017 hoặc Mậu Tuất 2018. Thân mến.
    1 like
  6. Con đầu có thể sinh năm nào cũng được, ưu tiên sinh con gái. Con út thì phải chọn năm tốt, nên chọn 1 trong các năm sau đây để sinh con út hợp cha hợp mẹ, về lâu về dài gia đình ổn định, vượng phát : Bính Thân 2016 hoặc Kỷ Hợi 2019! Thân mến.
    1 like
  7. DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM GIÁP NGỌ 2014. Nguyễn Vũ Tuấn Anh 15. 1. 2014 Năm Quý Tỵ 2013 đã qua đi, để lại cho mỗi con người chúng ta những vấn đề đặt ra cho năm mới: Giáp Ngọ 2014. Như thường lệ, mỗi năm diễn đàn Lý học Đông phương lại có một topic dự báo cho mỗi năm trên nhiều lĩnh vực. Năm nay, chúng tôi cố gắng có nhiều cải tiến và dự báo chi tiết hơn, ngõ hầu chia sẻ với quí vị những dự báo của nền Lý học Đông phương, để chúng ta cùng quán xét, gần lành tránh dữ. Dự báo của chúng tôi chủ yếu dựa trên "Lạc Việt độn toán" và phương pháp Huyền Không Lạc Việt phi tinh. Kết quả dự báo của hai phương pháp này được kiểm chứng bằng các phương pháp cổ truyền khác còn lưu truyền trong dân gian. Chúng tôi bắt đầu từ hai bản đồ Huyền Không Lạc Việt cho năm Giáp Ngọ dưới đây: . Quí vị cũng biết - theo Lý học Việt - Năm Quý Tỵ 2013 Thái Tuế chiếu đúng trục Thiên Môn - Địa Hộ, tức trục Càn Khôn. Năm Quý Tỵ 2013, kinh tế tiếp tục suy thoái, thiên tai, tai nạn rất cực đoan. Càng về cuối năm càng tăng nặng. Năm nay, Thái tuế trực tiếp chiếu hai cung Bính - Ngọ, đối xung với Nhâm - Tý tức chiếu thẳng trục Bắc Nam của Địa cầu. Hai sao Nhị Hắc và Bát bạch (Huyền không Hán là Lục Bạch) đối sung ở trục Đông Tây. Trục Đông Tây lại là trục Tuyệt Mạng trong phân cung phong thủy. Nhìn chung các sao đều tương xung và không mấy sáng sủa. Kết hợp với quẻ Lạc Việt độn toán được quẻ : "Khai Lưu Niên". Đây là một quẻ thuần Thủy và không phải là một quẻ tốt. Trên cơ sở này, chúng tôi có những dự báo như sau: Kinh tế toàn cầu Nhìn chung kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục bế tắc. Những giải pháp kinh tế chỉ mang tính cục bộ và có tính quốc gia vùng miền. Sự khủng hoảng chủ yếu thể hiện trong những giải pháp khắc phục mang tính dò dẫm, thử nghiệm và thiếu nhất quán. Nợ xấu của các quốc gia tiếp tục phình to. Mặc dù nửa đầu năm vẫn không có gì thay đổi so với cuối Quý Tỵ 2013. Và mặc dù chậm, nhưng có vẻ như kinh tế toàn cầu có khả năng khởi sắc (Tỷ lệ tăng còn thua đầu năm 2013). Nhưng do bản chất của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu là do mối quan hệ kinh tế toàn cầu chưa cân đối được. Cho nên chính sự tăng trưởng lại là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng vào cuối năm. Nhìn chung, kinh tế toàn cầu có xu hướng xấu hơn Quý Tỵ 2013. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản, hoặc hoạt động cầm chừng. Đầu tư mới rất yếu trong từng quốc gia. Những Tập đoàn và Cty lớn có xu hướng đầu tư ra bên ngoài. Bất động sản vẫn trong tình trạng cận tử. Những dấu hiệu của lạm phát bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối năm. Thiên tai Thiên tai năm nay chủ yếu tập trung vào thủy tai, như: mưa bão, lụt lội, sóng thần....vv...Nhưng vấn đề nắng hạn cũng xuất hiện một cách cực đoan ở một số quốc gia. Chủ yếu tập trung vào phần trung tâm Địa cầu và phía Đông Nam trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt mô tả ở trên và cả phía Đông Trung Quốc. Tóm lại, thời tiết năm Giáp Ngọ tiếp tục là sự cực đoạn tương tự như năm 2013 và có phần tăng nặng hơn. Dịch bệnh Dịch bệnh năm nay tập trung vào gia cầm và các loài thủy sản. Những loại dịch bệnh liên quan đến con người sẽ bùng phát. Cân đề phòng những loại bệnh sau đây: Tim mạch (Máu huyết), thần kinh. tiêu hóa. Chiến tranh Năm 2013, chúng tôi có những dự báo về sự ổn định ở Trung Đông, khả năng quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai miền Cao Ly và xu hướng hội nhập của đất nước này. Năm nay những diễn biến này vẫn tiếp tục. Mặc dù bề ngoài quan hệ hai miền Cao Ly vẫn có vẻ có lúc căng thẳng. Những điểm nóng trên thế giới như Xyria, sẽ nguội hẳn vào năm Giáp Ngọ, nhưng vẫn là sự kết thúc chưa hoàn hảo. Các vùng chiến sự khác ở Trung Đông và Phi Châu sẽ được giải quyết về căn bản từ nửa đầu năm, nhưng không dứt điểm được cho đến cuối năm mới ổn định. Tuy nhiên, những điểm nóng khác như Hoa Đông và biển Đông - mặc dù chưa xảy ra đụng độ lớn ở đây, nhưng tiếp tục căng thẳng về sự đối đầu. Thời điểm có nhiều đột biến đến những quan hệ quốc tế ở các vùng trên, là những tháng tính theo Việt lịch sau đây: Tháng 5. 6. 7 và cuối năm 11. 12. Đây là những lúc cần những giải pháp chính xác của các quốc gia liên quan. Các vấn đề tệ nạn xã hội Những tệ nạn xã hội sẽ ngày một nhiều hơn và rất táo bạo. Nạn đói sẽ xảy ra do thiên tai và những tệ nạn như: ma túy, mại dâm, buôn người không hề giảm. Nhìn chung có thể nói thế giới vẫn mệt mỏi trong năm 2014. Năm Giáp Ngọ cũng là một năm mà các tai nạn liên quan đến cháy nổ nhiều hơn cả năm Quý Tỵ 2013. Ngoài ra những tai nạn khác như chìm phà, đụng xe...cũng mang tính tăng nặng hơn năm Quý Tỵ 2013.2013. Nhưng tai nạn liên quan đến Hỏa khí như: Cháy nổ, rò rỉ hóa chất độc hại cũng sẽ tăng hơn về tính thảm họa của vụ việc. An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường. An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tiếp tục là vấn nạn khiến con người phải lo âu. Trong năm 2014 xuất hiện nhiều hơn những tai nạn liên quan đến thực phẩm. Vấn đề môi trường vẫn tiếp tục là sự quan ngại của thế giới, tập trung chủ yếu là sự tàn phá thiên nhiên. Sự ô nhiễm do con người gây ra sẽ tiếp tục xuất hiện. Riêng năm 2014, sẽ xảy ra một sự kiện gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vấn đề này, như: rò rỉ chất độc, cháy nổ liên quan đến hóa chất...vv.... Khoa học kỹ thuật Quân sự Năm Giáp Ngọ 2014 vẫn sẽ là sự tiếp tục hoàn thiện của những siêu vũ khí và xuất hiện những loại vũ khí mới phi truyền thống như vũ khí điện từ trường, lade...và xuất hiện các phương tiện chiến tranh điện tử hoặc những loại vũ khí sử dụng sóng…. Sẽ xuất hiện hoặc chỉ là công bố thí nghiệm một loại vũ khí mới, nhưng không gây cháy nổ theo quan niệm truyền thống. Trong năm 2013, cũng đã có dự báo như vậy và đã xuất hiện loại vũ khí siêu thanh của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc ở trạng thái thử nghiệm. Nhưng loại vũ khí trong dự báo này không thuộc loại trên. Nếu như trong năm 2013, chúng tôi đã dự báo: "Những tổ chức quân sự chuyên nghiệp về chiến trang mạng sẽ hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ. Sẽ xuất hiện những cuộc tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng cho một số quốc gia"- thì năm nay lời dự báo sẽ là: Xuất hiện những phương pháp tấn công mạng ngày càng tinh vi. Nhưng bù lại, cộng đồng quốc tê bắt đầu đề xuất những biện pháp khống chế, hoặc trừng phạt những tổ chức liên quan đến tấn công mạng. Dân sự Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong năm nay có xu hướng về các thiết kế phần mềm ứng dụng. Có những phần mềm rất độc đáo và bất ngờ mang tính đột phá. Năm Giáp Ngọ là năm của những phát minh kỹ thuật bùng nổ, nhất là giữa năm trở về cuối. Các xu hướng tự động hóa và phỏng sinh học vẫn tiếp tục phát triển. Do tính chất của Thái Tuế chiếu trục Tý Ngọ, nên năm Giáp Ngọ 2014 cũng là năm của sự phát triển văn hóa giáo dục và các vấn đề xã hội nhân văn liên quan. Nhưng phải nửa cuối năm trở về sau. Y học Năm nay vẫn tiếp tục có những phát minh vượt trội mang tính cách mạng trong y học. Xu hướng chữa bệnh bằng những biện pháp gần gũi với thiên nhiên như Đông Y, dưỡng sinh...vv...tiếp tục phát triển. NHỮNG SỰ KIỆN VÀ VẤN ĐỀ KHÁC. HOA KỲ NĂM 2014 Mặc dù có những lời dự báo như của nhà tiên tri Ai Cập Joy Ayad cho rằng: "năm 2014 là năm đánh dấu sự sụp đổ của nước Mỹ . Nhưng dự báo của chúng tôi cho rằng: Nước Mỹ sẽ ổn định hơn về kinh tế, mặc dù tăng trưởng chậm. Kinh tế Hoa Kỳ sẽ khởi sắc bắt đầu từ các ngành công nghệ cao và tàu biển; hoặc liên quan đến chất lỏng, như dầu mỏ, khí đốt. Thất nghiệp sẽ giảm, nhưng không đáng kể. Nhưng những hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ năm tới không có gì nổi bật, ngoài những diễn tiến thông thường liên quan. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ quyết liệt hơn trong việc thể hiện vai trò của mình ở Tây Thái Bình Dương. Năm 2014, Hoa Kỳ cũng cần đề phòng âm mưu khủng bố tấn công vào những khu vực có liên quan đến giao thông, gồm cả đường bộ, đường không và đường thủy. Những tháng cần đề phòng là: Tháng Giêng, tháng sáu, tháng 10 và tháng Một theo Việt lịch (Tức tháng 11, theo cách gọi của Dương lịch). Tuy nhiên, thiệt hại là không đáng kể. NHẬT BẢN 2014 Đất nước này trong năm 2014 sẽ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế và phát triển nhanh hơn cả. Họ sẽ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và ngày càng thể hiện vị trí của mình trên thế giới. Nước Nhật sẽ có nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao trong năm nay. CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU Không có gì nổi bật về kinh tế. Vẫn tăng trưởng chậm. Tuy nhiên các nước như Anh, Pháp sẽ gặp những mâu thuẫn xã hội bùng nổ, gây ra biểu tình bạo lực, hoặc đông người. Khoảng giữa năm, xuất hiện khủng bố ở Châu Âu. Nhưng thiệt hại là không đáng kể. NGA VÀ UKRAINE Năm tới nước Nga sẽ phải đối phó với các tệ nạn xã hội và mất cân đối cục bộ trong một số ngành kinh tế. Đồng thời sẽ phải đối phó với trận tấn công khủng bố, nhưng thiệt hai là không đáng kể. Cần đề phong các tháng 2. 5. 10 Việt lịch. Nhưng toàn cục thì năm tới nước Nga có nhiều phát triển manh với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so ngay cả với cộng đồng Châu Âu. Sáng năm mới nước Nga sẽ công bố nhiều chính sách mới giúp cho đất nước này có cơ sở phát triển trong tương lai. Quan hệ giữa Nga và Ukraine vẫn ở thế giẳng co. Nhưng cuối năm sẽ có khuynh hướng dung hỏa mối quan hệ này với cộng đồng chấu Âu.
    1 like
  8. Nhà này về cơ bản bếp trước, nhà sau, rơi vào cách cuộc "Tiền táo hậu phòng" nên gia đạo bất ổn, người trong nhà bất hòa, lại có 2 bếp nên hầu như ai chẳng nhường ai, mặc ai nấy làm. Nếu sửa nhà này thì việc đầu tiên phải dời bếp ra sau. Nhà không vượng khí nên tài lộc kém, kinh tế ở mức trung bình mà thôi.
    1 like