-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 15/01/2014 in all areas
-
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. III. Ngũ hành trong những chuẩn mực của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với những vị quan tâm đến lý học Đông phương, mà nền tảng tri thức của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chắc chắn sẽ nhận thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành được ứng dụng trong toàn bộ cuộc sống của xã hội Đông phương cổ và ảnh hưởng cực kỳ lớn lao trong qúa trình phát triển và hình thành xã hội của nền văn minh này. Mặc dù chỉ những gì còn lại của học thuyết này - sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến nam sông Dương tử vào thế kỷ III BC - cũng đủ mang lại một hào quang rực rỡ cho nền văn minh Đông phương huyền vĩ, dưới hình thức bản văn chữ Hán. Với một học thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực - một hệ quả tối ưu của "tư duy phức hợp" - mà tri thức khoa học hiện đại thừa nhận là tư duy của tương lai, cho thấy những kiến thức vượt trội của nền tảng tri thức thuộc văn minh Đông phương. Tất nhiên, những vấn đề về hình thái ý thức xã hội và cả những hình thái ý thức cá nhân trong mối quan hệ xã hội - Tức "Nhân nghĩa, lễ trí tín" - gọi là Ngũ Đức - , cũng không nằm ngoài sự chi phối của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Quí vị có thể so sánh "Ngũ Đức" cần có trong một con người với bức tranh thờ Ngũ hổ Hàng trống - Tức Hà Đồ - Pháp đại Uy nỗ của nền văn minh Lạc Việt. Trong Ngũ hành thì hành Thổ là trung tâm và là sự kết thúc một chu kỳ để chuyển sang một chu kỳ mới. Bởi vậy, ông Ba mươi vàng ở giữa và lớn hơn tất cả. Chữ Nhân trong Ngũ Đức cũng chính là đức quan trong bậc nhất cần có trong mỗi con người. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, chữ Nhân trong Ngũ đức đóng vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ tứ đức còn lại. Trí có thể thiển; Lễ có thể vụng; Nghĩa có thể tổn hao; Tín có thể thấp. Nhưng con người không có đức "nhân" thì không thể có một cộng đồng xã hội ổn định. Đức Nhân trong Lý học Đông phương, tương tự tính từ bi trong Phật pháp, lòng bác ái trong văn minh Tây phương, đều thuộc Thổ . Tiếp theo đức "nhân" , đức cần có là chữ "Tín" thuộc kim. Bởi vì trong cộng đồng xã hội, con người không còn niềm tin với nhau thì xã hội tan rã. Chữ "tín" nghĩa là như vậy. Tiếp theo chữ Tín thuộc hành Kim thì đức cần có trong con người là "trí". Trí thuộc hành Thủy do Kim sinh. Nhưng để có trí con người không thể chỉ nương tựa vào phẩm chất sinh học sẵn có mà phải học: "Nhân bất học bất tri lý". Không học, thiếu hiểu biết thì cũng như con ếch ngồi đáy giêng phân tích bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Tiếp theo đức cần có của một con người là "nghĩa". Nghĩa thuộc hành Mộc. Con người bất nghĩa thì không thể hy sinh vì cộng đồng. Loại tráo trở, dân gian gọi là "ăn cháo đá bát" thì không thể có nghĩa được. Trong Việt ngữ nguyên lý của Nghĩa xuất phát từ "tình". Từ "tình" yêu thương và trách nhiệm là cơ sở của nghĩa. Chính vì tình trong mỗi con người, nên có nghiã . Bởi vậy, đức "nghĩa " còn được mô tả cả tới các sinh vật gần gũi với con người. Nếu không có tình xuất phát tự nhiên, mà vẫn có nghĩa thì đó là nghĩa lớn. Nghĩa với quốc gia, dân tộc. Sau nghĩa đến Lễ thuộc Hỏa. Trong hình thái ý thức xã hội "Lễ" là một trong "Tam dương khai thái", nhưng trong ngũ đức cần có của một con người thì Lễ chỉ là một trong Ngũ đức. "Kẻ có sức mạnh, không có Lễ trở thành hung bạo; kẻ chất phác không có Lễ trở thành khờ khạo, quê mùa; kẻ trí giả không có Lễ thành ngạo mạn, trí trá". Trong ngũ đức, lễ là một trong những nhân cách cần có để thẩm định các mối quan hệ xã hội của Lý học Đông phương. Lễ chính là khả năng tiết chế những thói hư có trong bản năng của con người ở góc độ cá nhân. Lễ chính là hình thức giao tiếp trong quan hệ xã hội. Lễ cần có từ quốc gia, dân tộc và cho từng cá thể trong cộng đồng. Cho nên"tiên học lễ, hậu học văn" là vậy. Con người phải biết cách đi trên chiếc cầu nối trong quan hệ xã hội, mà mình là một thành viên đã. Lễ càng đơn giản thì xã hội càng hòa đồng. Nên Dịch viết: "Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất". Ngũ hành luôn vận động, chuyển hóa không ngừng. Nên những mô thức hình thái ý thức cụ thể phải chế hóa, thay đổi, tùy thuộc vào những mối quan hệ xã hội luôn phát triển không ngừng và tùy thuộc vào khả năng của những người cầm cân nảy mực. Trong gia đình thì là bậc cha mẹ, ngoài xã hội thì chính là thày giáo, nhà cầm quyền...."Quân tử tùy thời biến Dịch" là vậy. Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc với danh xưng gần 5000 năm văn hiến. Tất nhiên những giá trị tính thần xã hội khác liên quan trong lịch sử Đông phương cổ đại gắn liền với học thuyết này cũng thuộc về Việt tộc. Nhưng tiếc thay! Những giá trị uyên bác của một nền văn hiến đã bị thất truyền, chỉ còn lại những mảnh vụn lấp lóe. Cho nên, những kẻ thiếu hiểu biết, không ít người chê bai sự cổ hủ và lạc hậu của xã hội Đông phương cổ. Thực chất nền văn minh Đông phương có những giá trị uyên bác, thâm viễn cao siêu và chính là cứu cánh của nền khoa học hiện đại đang bế tắc. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" (Vanga) thì tất yếu đó phải là một lý thuyết vượt trội so với nền tảng trí thức của nhân loại - không phải bây giờ - mà là cả trong tương lai. Vài cảm nghĩ về những giá trị đích thực của cổ nhân.Không tự cho là đúng. Chia sẻ với các bạn. Xin cảm ơn vì sự quan tâm. ================= Từ khi nền văn hiến Lạc Việt sụp đổ ở nam Dương tử, hàng ngàn năm trôi đi. nhiều giá trị thực bị thất truyền và "tam sao thất bản" Đúng ra thuận tự của ngũ đức phải viết như sau: Nhân; Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Chiều Ngũ hành tương sinh thuận kim đồng hồ, chính là chiều tương tác của vũ trụ. Chính quy luật tự nhiên là cơ sở của hình thái ý thức xã hội. Hoàn toàn không phải cha ông ta tùy tiện áp đặt. Việc phân loại ngũ đức với ngũ hành hoàn toàn có cơ sở từ tri thức cổ Đông phương. Nhưng do giới hạn của bài viết và thời gian, nên tôi không thể có điều kiện phân tích sâu. Sau này có điều kiện tôi sẽ xin bổ sung sau.2 likes
-
Khảo cổ phương pháp trừ tà "đuổi quỷ dữ" của người cổ đại Cập nhật lúc 15h55' ngày 14/01/2014 Theo các nhà khảo cổ học, việc chôn trứng dưới nền nhà sẽ giúp người xưa tránh khỏi ma quỷ và thảm họa trong tương lai. Trong khi khai quật một tòa nhà cổ ở Sardis, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy chiếc bát và bình nhỏ bị chôn vùi dưới lớp đất đá sau trận động đất xảy ra vào năm 17. Đi vào nghiên cứu, các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi phát hiện trong chiếc bát có một vỏ trứng, một đồng xu, và ít công cụ bằng đồng nhỏ vẫn còn nguyên vẹn. Theo đó, việc những vật dụng này chôn dưới nền đất được coi như một lá bùa may mắn, giúp người dân tránh khỏi ma quỷ và các thảm họa trong tương lai. Nhà khảo cổ Elizabeth Raubolt thuộc ĐH Missouri, Columbia cho biết: "Những phát hiện này thực sự rất tuyệt vời. Chúng tôi may mắn tìm thấy một vỏ trứng còn nguyên vẹn. Điều này cho phép chúng tôi đục một lỗ tròn nhỏ và khám phá bí ẩn bên trong nó". Nhà sử học La Mã Pliny cho rằng, một số sự mê tín dị đoan trong thế giới cổ đại liên quan đến trứng. Để tránh khỏi lời nguyền của ác quỷ, mọi người sẽ đập vỡ quả trứng và đặt chiếc thìa sau khi dùng để ăn trứng trong vỏ. Không chỉ dùng để giải lời nguyền, chúng cũng được sử dụng để ếm bùa một người nào đó, bằng cách chôn vùi quả trứng ở trước cửa nhà. Nhà nghiên cứu Raubolt cho rằng, vỏ trứng được tìm thấy ở Sardis có tác dụng bảo vệ người dân trong tòa nhà này tránh xa những thế lực hắc ám - một trong số đó là các trận động đất trong tương lai hay lời nguyền từ một người nào. Đồng xu có biểu tượng của Thần Zeus Lydios Bên cạnh trứng, các nhà khảo cổ cũng phát hiện nhiều đồng tiền xu có biểu tượng của nữ thần Cybele - gắn liền với núi hay Thần cha của khu vực - Zeus Lydios. Theo Raubolt, những đồng tiền xu này sẽ được sử dụng trong các việc bất trắc xảy ra ở thời kỳ đó. Hiện các nhà khảo cổ học vẫn đang tiến hành nghiên cứu để hiểu hơn về những phong tục trừ tà kỳ lạ của người xưa. Theo PLXH ========================= Phong thủy Lạc Việt làm trò này xịn hơn nhiều. Hì!1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Tặng phẩm không bằng Quà Từ Quà trong tiếng Việt được các ngôn ngữ khác dịch phiến diện là “tặng phẩm” (nôm na là “của đem cho”), bởi các ngôn ngữ đó chỉ có từ “của cho” mà không có từ “quà”. Còn người Việt khi nhìn món Quà thì hiểu ngay khi đứng góc độ từ nó mà nhìn: nó đồng thời là “của được” và cũng là “của cho” đối với cả người cho lẫn người được. Bởi nếu cho mà người ta không thèm nhận thì người cho cũng chẳng được gì. Xưa nho viết: Biện tửu dị, thỉnh khách nan 辦 酒 易 請 客 難. Cho cách sao để người ta vui lòng nhận không phải dễ. Theo lý giải từ Quà của tiếng Việt, thì Hán ngữ nếu đứng góc độ từ cái vật phẩm gọi là “Quà”, phải giải thích nó vừa là Hoạch Phẩm 獲 品(của được) vừa là Tống Phẩm 送 品(của cho), nếu Hán ngữ chỉ dùng riêng một chữ Phẩm 品 thì không diễn tả nổi ý của “Quà”, Hán ngữ thường dùng từ Tống Phẩm 送 品 (để chỉ cái vật gọi là “quà”), chỉ có nghĩa là “của cho”. Tiếng Việt còn có từ Tặng Phẩm 贈 品, nó không phải là Quà, nó là từ do người Việt dùng Hán văn và đặt ra theo Hán văn: nó là cái “Tống phẩm cho trường hợp chức được Thăng”= Tặng, trường hợp ấy mới gọi là Tặng Phẩm, sau dùng chung cho tất cả những trường hợp được khen thưởng, cái của “cho” và “nhận” ấy vẫn không phải là “Quà”. Trẻ con rất thích được quà, bởi lúc ấy nó nhận được cái sung sướng và lòng nó nhân lên thêm được niềm biết ơn, càng lớn lên nó càng không vô cảm, đó là hạnh phúc của nó. Quà ấy đơn giản chỉ là miếng bánh đa vừng khi mẹ đi chợ về, là cái gì đó của ông già Nô En bí mật cho, hay đồng tiền mừng tuổi ngày Tết. Từ Quà có gốc từ nông nghiệp trồng trọt, nó là cái Cuối Cùng mong nhận được khi hết chu trình sinh trưởng của cây lúa, đó lại là hột lúa. Cái “Cuối Hết”= Kết, “Cùng Ạ!”= Quả, tức là Cuối Cùng = Kết Quả (cây nào cũng thế, chẳng riêng cây lúa, cuối cùng là “đơm hoa kết quả” để rồi lưu lại hột giống cho chu trình sinh trưởng tiếp theo). Vậy nên “Kết Lưu”= Cứu, “Quả Thành”= Cánh, tức là Cuối Cùng = Kết Quả = Cứu Cánh (nếu nói câu “Kết quả cuối cùng ta được…” hay “Cứu cánh cuối cùng ta được…” là nói thừa). Cái ta mong được là cái quả thành, đang mong thì bao giờ cũng nóng nên phải lướt lủn “Quả Thành”= Quà. Cái vật phẩm đơn giản gọi là Quà ấy thế mà hàm chứa rất nhiều thời gian trong nó, do phải trải qua quãng thời gian dài đó mà nó được tạo nên: “Qua Qua” = Quá, 0+0=1 (nó có quá khứ chứa trong nó), “Qua Qua”= Quả, 0+0=1 (nó có thành quả chứa trong nó), “Qua Qua”= Quà, 0+0=1 (qua thời gian dài, nó chính là nó). Từ Quà trong tiếng Việt chứa ý rất đầy đủ: Nó là một giá trị, vì nó là “Của Ạ!”= Quà. Nó được trân trọng, vì nó là “Qúi Ạ!”= Quà. Nó tượng trưng sự gắn bó giữa người cho và người nhận, vì nó là “Kết Ạ!”= Quà . Nó thể hiện sự đồng thuận giữa người cho và người nhận, vì nó là “Cùng Ạ!”= Quà ). Sự lướt một từ với phụ từ khẳng định đứng sau (trường hợp đây, phụ từ khẳng định là Ạ!) để tạo nên từ mới (trường hợp đây là từ Quà) , đã như là một qui tắc hiển hiện, gặp rất nhiều trong tiếng Việt. Người Hán thường khẳng định cuối câu là “Tuây!” [Dui! 對] (nghĩa là Đúng!). Người Việt thường khẳng định cuối câu là Dạ! (nghĩa là Đúng!, là Phải!, Ạ=Dạ=Dã 也). Người Hàn Quốc thường khẳng định cuối câu là “Dê!” [Ye! ] (nghĩa là Đúng! , Ạ = Dạ = Dã也 = ”Dê”). Người Nhật thường khẳng định cuối câu là “Hay!” (nghĩa là Hầy!, là Đúng!, là Phải!, Phải = Hài = Hầy = ”Hay”, là hài lòng, là đồng thuận). Trong 《Thuyết văn giải tự 》 giải thích nghĩa của từ nào cũng bằng câu khẳng định có chữ Dã 也 cuối câu. Ví dụ giải thích chữ Hiển 顯 (ở trên) là “Đầu Minh Sức Dã! 頭 明 飾 也” = “Đầu Minh Sức Ạ!” (nghĩa là cái đồ trang sức sáng ở trên đầu – là cái “lộ rõ ràng dễ nhìn thấy”, gọi là Hiển 顯).1 like -
Năm tốt nhất hợp cha và mẹ là 2020 Canh Tý, Thiên can Canh hợp Ất, Canh sinh Nhâm, con mạng Thổ được cha mẹ sinh cho là tốt nhất! Thân mến.1 like
-
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. II. Lễ là một mô thức thuộc ba hình thái ý thức xã hội trong quan niệm Đông phương cổ. Đương nhiên khi không thể hiểu khái niệm "Lễ" trong nền văn minh Hán, thì phải tìm khái niệm này từ một nền văn minh khác - mà tôi đã xác định thuộc về văn minh Việt. Nền văn minh Lạc Việt đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC ở miền nam sông Dương tử và bị Hán hóa tính đến nay là hơn 2000 năm. Nhưng nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh, rời rạc và sai lệch những gía trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự tính tiếp thu không hoàn chỉnh và sai lệch không chỉ ở thuyết Âm Dương Ngũ hành - học thuyết nền tảng cho những gía trị tri thức của nền văn minh Đông phương - mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác liên quan. Bởi vậy, để phục hồi lại những gía trị đích thưc của nền văn minh này, cần một sự góp nhặt những mảnh vụn còn lại, lưu truyền trong dân gian, sau bao thăng trầm của lịch sử và ngay trong cổ thư chữ Hán. Từ đó, tổng hợp lại và phục hồi những gía trị đích thực của nó. "Lễ" cũng vậy. Chúng ta nhận thấy rằng: * Khái niệm Lễ, nằm trong Ngũ đức của nền văn minh Đông phương , gồm: Nhân , Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, được coi là những phẩm chất cần có trong mỗi con người. * Khái niệm "Lễ" cũng nằm trong một trong ba hình thái ý thức xã hội và chi phối sự ổn định và phát triển của xã hội, là : Pháp trị; Đức trị và Lễ trị. * Trong giáo dục - "Lễ" tồn tại như một định đề có tính nền tảng của sự nghiệp giáo dục với câu "Tiên học Lễ, hậu học văn". Đây là những biểu hiện của Lễ. Vậy bản chất của Lễ là gì? Tổng hợp những thành tố căn bản liên quan đến sự ứng dụng cụ thể của "Lễ" mà tôi gọi là "Tam Dương khai thái" đã trình bày ở trên, thì nội hàm của khái niệm "Lễ" chính là một hình thái ý thức xã hội và là chuẩn mực có gía trị trong việc ổn định xã hội. Tất nhiên Lễ có tầm quan trọng trong xã hội ngang với luật pháp và đạo đức. Lễ trong trong nền văn hiến Việt chính là một trong ba hình thái ý thức xã hội để cân bằng,ổn định và là điều kiện phát triển xã hội. Văn hiến Việt căn cứ vào quy luật "cân bằng Âm Dương": hình thái ý thức xã hội là Dương, quan hệ xã hội là Âm. Do đó ba hình thái ý thức xã hội được coi là "Tam Dương khai thái". Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - với nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - là sự tổng hợp những quy luật của tự nhiên chi phối toàn bộ đời sống, kinh tế và phát triển của tự nhiên - có khả năng tiên tri, trong đó có xã hội loài người - là một bộ phận cấu thành trong lịch sử tự nhiên. Để đạt được điều này chính là "Tư duy phức hợp" của sự phát triển của nền khoa học thuộc tương lai mà giáo sư Chu Hảo đã nói tới. Chí có thuyết Âm Dương Ngũ hành với nguyên lý "Hà Đồ phối HậuThie6n lạc Việt", mới chứng tỏ được sự tổng hợp của "tư duy phức hợp" đạt đến chân lý cuối cùng . Đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó cũng là lý do để mô tả toàn bộ luận đề "Lễ nghĩa theo cách hiểu của người Việt", tôi chỉ cần một bức tranh Ngũ hổ Hàng Trống. (Tôi chỉ sử dụng thêm tranh Ngũ hổ Đông hồ, nếu có chủ đề liên quan). Quí vị cũng thấy rằng: chỉ có Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ, mới có thể lý giải được vấn đề Tam Âm Tam Dương và hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó: Tam Dương trong các vấn đề xã hội và con người - nhân danh nền văn hiến Việt - gồm: luật pháp (Pháp trị); Đạo đức xã hội (Đức trị) và nghi lễ xã hội (Lễ trị).Trong đó tam Âm gồm: Đời sống tự nhiên trong xã hội, kinh tế xã hội và quan hệ xã hội. Do đó, để cân bằng Âm Dương với mục đích phát triển xã hội thì có Tam Dương - đó là bản chất của câu "Tam Dương khai thái" thuộc về văn hiến Việt và "Âm thịnh Dương suy tắc loạn; Dương thinh Âm suy tắc bế". Trong đó: "Âm thịnh Dương suy tắc loạn", tức là: Khi đời sống tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển, tạo ra những mối quan hệ xã hội mới - thí dụ: Một người phụ nữ,mua tinh trùng từ một người đàn ông và trứng của một người đàn bà khác; rồi nhờ một người đàn bà thứ ba đẻ giúp. Thì đây chính là sự phát triển tự nhiên của xã hội, làm xuât hiện những mối quan hệ xã hội mới - Âm thịnh - Do đó, nếu hình thái ý thức xã hội không có những chuẩn mực xã hội mới - hoặc chuẩn mực không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ - trong vấn đề: Luật pháp, Đạo đức và nghi Lễ cho mối quan hệ mới này - thì rơi vào tình trạng gọi là "Âm thịnh Dương suy tắc loạn". Ngược lại, luật pháp quá khắt khe, áp đặt phi lý, chủ quan, không hợp lý toàn diện, mâu thuẫn; trường hợp này rơi vào tính trạng gọi là "Dương thịnh, Âm suy tắc bế". Xã hội không phát triển được. Đương nhiên khi không phát triển được thì bị diệt vong, nếu không do nội loạn thì cũng do ngoại xâm. Một hệ thống hình thái ý thức xã hội "cân bằng Âm Dương" , trước tiên là những chuẩn mực của nó phải phù hợp với quy luật của tự nhiên, cân đối, hoàn chỉnh và hợp lý với chính nó. Thí dụ: Đạo lý con cái phải yêu thương cha mẹ, có nguyên nhân tự nhiên là sự gần gũi chở che của cha mẹ với con cái làm xuất hiện tình cảm tự nhiên ràng buộc giữa cha mẹ và con cái. Cái hạn chế của luật pháp là chỉ thực thi khi hành vi phạm pháp đã xảy ra. Bởi vậy nên đạo đức tham gia vào hình thái ý thức xã hội, như là một biện pháp ngăn chặn những ý tưởng phạm tội trước khi nó xảy ra. Nhưng cái hạn chế của đạo đức là không kiểm chứng được (Đạo đức giả); cho nên mới hình thành hình thức quan hệ xã hội - quen gọi là "Lễ", để thể hiện chuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người và xã hội. Đây là ba hình thái ý thức xã hội chi phối mang tính quy luật của mọi sự phát triển và ổn định. Đây chính là nội dung của quẻ Địa Thiên Thái trong Dịch Việt. Pháp trị là xu hướng hiện nay trên thế giới. Nhưng theo Lý học thì pháp trị đến thời kỳ suy thoái thì con người tàn nhẫn và lạnh lùng với nhau, nên phải bổ sung "Đức trị"; nhưng Đức trị đến thời suy thì con người ngờ nghệch và quê mùa, dễ bị lợi dung, nên phải bổ sung "Lễ trị", nhưng Lễ trị vào thời suy thì con người trở nên giả dối. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh cả ba hình thái ý thức này đã có sự đan xen, (Đây chính là mô hình toán học Wofram). Bởi vậy giáo dục văn hóa và luật pháp phải cân bằng. Lý thuyết là như vậy. Luật pháp không phải của riêng chế độ xã hội nào thì "đạo đức" và "Lễ" cũng vậy. "Tiên học Lễ, hậu học văn" là phải học cách ứng xử căn bản trong quan hệ xã hội giữa con người với con người trước đã, rồi mới học các kiến thức khác. Nền văn minh Hán không phải tạo ra khái niệm Lễ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, như tôi đã phân tích. Chính Khổng Tử cũng chưa có một khái niệm về "Lễ". Người Hán coi "Tam Dương khai thái" là ba con dê dùng trong phong thủy. Đây là cách hiểu "Tam Dương khai thái" của nền văn minh Hán. Còn dưới đây là bức tranh "Tam Dương khai thái" của làng tranh Đông Hồ, thuộc về nền văn hiến Việt. Cội nguồn đích thực của Lý học Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với lịch sử 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ rằng: Chữ "Dương" trong tranh Đông Hồ là thể hiện khái niệm "Dương" trong cặp phạm trù Âm Dương. Còn chữ "Dương" trong tranh "Tam Dương khai thai" của nền văn minh Hán là từ mô tả ..."con dê". Còn tiếp Ngũ hành trong những chuẩn mực của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.,1 like