-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/01/2014 in Bài viết
-
Báo Trung Quốc tố Nhật làm gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông Thanhnien Online 13/01/2014 14:10 (TNO) Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 13.1 cho rằng Nhật Bản đã làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc vì 'đe dọa' sẽ sử dụng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Một phần quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters Vào sáng 12.1, 3 tàu tuần duyên Trung Quốc đã tiến hành tuần tra tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo Thời báo Hoàn cầu ngày 13.1. Phản ứng trước động thái này của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 12.1 nói với các phóng viên: “Chúng tôi không thể nào bỏ qua được những hành động xâm phạm vùng lãnh hải lặp lại nhiều lần”. Bộ trưởng Onodera đưa ra phát biểu trên sau khi thị sát cuộc tập trận phòng vệ và tái chiếm đảo của SDF. “Chúng ta cần SDF phối hợp với Tuần duyên Nhật Bản nhằm bảo vệ vững chắc vùng lãnh hải và lãnh thổ của đất nước chúng ta”, ông Onodera cho biết thêm. Theo Thời báo Hoàn cầu, những phát ngôn của ông Onodera làm gia tăng quan ngại về khả năng xảy ra những cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Tokyo tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9.2012, Thời báo Hoàn cầu cho rằng những tàu tuần tra không trang bị vũ trang Nhật - Trung thường xuyên “đụng độ” nhau, chơi trò “mèo đuổi chuột” tại vùng biển gần quần đảo này. Mới đây, Tokyo còn lên kế hoạch quốc hữu hóa 280 hòn đảo xa bờ. Thời báo Hoàn cầu dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây là một động thái nhằm bành trướng lãnh hải sau khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9.2012. Thời báo Hoàn cầu ngày 13.1 dẫn lời Liu Jiangyong, Phó viện trưởng Học viên Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), cho rằng vào thời điểm hiện tại Nhật Bản sẽ không điều động SDF để giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc do Hiến pháp của nước này hạn chế việc sử dụng quân đội. Tuy nhiên, những phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Onodera kể trên được cho là mang tính "đe dọa" nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của Nhật Bản, theo nhận định của ông Liu. Trong khi đó, ông Onodera ngày 12.1 cũng đã lên tiếng chỉ trích lệnh cấm đánh bắt phi lý mà Trung Quốc ngang nhiên áp đặt lên biển Đông. Cụ thể, tỉnh Hải Nam đã ban hành quy định yêu cầu tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc nếu muốn đánh bắt trong “vùng quản lý” của tỉnh Hải Nam. "Vùng quản lý" tự nhận này vốn bao trùm hơn 2/3 biển Đông, theo AFP. Những tàu vi phạm sẽ bị phạt gần 83.000 USD, bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản. Lệnh cấm này đã được thông qua hồi tháng 11.2013 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2014, cũng theo AFP. Bộ trưởng Onodera khẳng định bằng cách đơn phương đưa ra lệnh cấm này, Trung Quốc đang tự xem biển Đông là vùng biển của họ và “động thái như thế không thể được cộng đồng quốc tế dung thứ”. Theo ông Liu, những phát ngôn của ông Onodera về lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông là một động thái cho thấy Tokyo muốn mở rộng sự hợp tác với các nước Đông Nam Á nhằm cô lập Trung Quốc, bởi vì một số quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trên biển Đông. Ngoài ra, Bộ Giáo dục Nhật Bản cũng có kế hoạch đưa tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào trong sách giáo khoa và chương trình giảng dạy trong trường trung học kể từ năm học 2016, theo đài NHK (Nhật Bản). “Động thái này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Những quyển sách giáo khoa với nội dung như vậy sẽ khiến cho học sinh Nhật hiểu sai về sự thật và có quan điểm không đúng với các quốc gia láng giềng”, ông Liu. Phúc Duy =================== Khi nào Thái Tuế chiếu trục Tuyệt Mạng Tây Nam/ Đông Bắc - theo Phoengshui Lạc Việt - và Đông/ Tây thì thôi rồi, chẳng còn gì để nói nữa. Bởi vậy 2016 thì cuối năm, chậm hổng wá 2018. Đúng là con người khổ vì Tham sân si thật. Đức Phật nói là cứ từ đúng trở lên. Sân tức là ngu đấy! Nhưng Phật pháp cấm không được nói người khác ngu. Xuống địa ngục liền. Sợ chưa?! Chỉ được nói "sân" thôi. Sân cũng chỉ gần đồng nghĩa với ngu, nhưng không phải ngu hẳn. Thành kính phân ưu.3 likes
-
Tôi đã biên tập lại vài chỗ trong bài nói: "Lễ nghĩa trong cách hiểu của người Việt". Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.2 likes
-
Chị có đọc được, nhưng mà chị hơi bận, không xem được lá số để trả lời em, cô bé assistant cũng đang túi bụi. Em muốn gửi gì vào email đó cũng được. Còn xem số thì chắc phải give me some time. No hope no hopeless1 like
-
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. III. Ngũ hành trong những chuẩn mực của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với những vị quan tâm đến lý học Đông phương, mà nền tảng tri thức của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chắc chắn sẽ nhận thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành được ứng dụng trong toàn bộ cuộc sống của xã hội Đông phương cổ và ảnh hưởng cực kỳ lớn lao trong qúa trình phát triển và hình thành xã hội của nền văn minh này. Mặc dù chỉ những gì còn lại của học thuyết này - sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến nam sông Dương tử vào thế kỷ III BC - cũng đủ mang lại một hào quang rực rỡ cho nền văn minh Đông phương huyền vĩ, dưới hình thức bản văn chữ Hán. Với một học thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực - một hệ quả tối ưu của "tư duy phức hợp" - mà tri thức khoa học hiện đại thừa nhận là tư duy của tương lai, cho thấy những kiến thức vượt trội của nền tảng tri thức thuộc văn minh Đông phương. Tất nhiên, những vấn đề về hình thái ý thức xã hội và cả những hình thái ý thức cá nhân trong mối quan hệ xã hội - Tức "Nhân nghĩa, lễ trí tín" - gọi là Ngũ Đức - , cũng không nằm ngoài sự chi phối của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Quí vị có thể so sánh "Ngũ Đức" cần có trong một con người với bức tranh thờ Ngũ hổ Hàng trống - Tức Hà Đồ - Pháp đại Uy nỗ của nền văn minh Lạc Việt. Trong Ngũ hành thì hành Thổ là trung tâm và là sự kết thúc một chu kỳ để chuyển sang một chu kỳ mới. Bởi vậy, ông Ba mươi vàng ở giữa và lớn hơn tất cả. Chữ Nhân trong Ngũ Đức cũng chính là đức quan trong bậc nhất cần có trong mỗi con người. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, chữ Nhân trong Ngũ đức đóng vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ tứ đức còn lại. Trí có thể thiển; Lễ có thể vụng; Nghĩa có thể tổn hao; Tín có thể thấp. Nhưng con người không có đức "nhân" thì không thể có một cộng đồng xã hội ổn định. Đức Nhân trong Lý học Đông phương, tương tự tính từ bi trong Phật pháp, lòng bác ái trong văn minh Tây phương, đều thuộc Thổ . Tiếp theo đức "nhân" , đức cần có là chữ "Tín" thuộc kim. Bởi vì trong cộng đồng xã hội, con người không còn niềm tin với nhau thì xã hội tan rã. Chữ "tín" nghĩa là như vậy. Tiếp theo chữ Tín thuộc hành Kim thì đức cần có trong con người là "trí". Trí thuộc hành Thủy do Kim sinh. Nhưng để có trí con người không thể chỉ nương tựa vào phẩm chất sinh học sẵn có mà phải học: "Nhân bất học bất tri lý". Không học, thiếu hiểu biết thì cũng như con ếch ngồi đáy giêng phân tích bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Tiếp theo đức cần có của một con người là "nghĩa". Nghĩa thuộc hành Mộc. Con người bất nghĩa thì không thể hy sinh vì cộng đồng. Loại tráo trở, dân gian gọi là "ăn cháo đá bát" thì không thể có nghĩa được. Trong Việt ngữ nguyên lý của Nghĩa xuất phát từ "tình". Từ "tình" yêu thương và trách nhiệm là cơ sở của nghĩa. Chính vì tình trong mỗi con người, nên có nghiã . Bởi vậy, đức "nghĩa " còn được mô tả cả tới các sinh vật gần gũi với con người. Nếu không có tình xuất phát tự nhiên, mà vẫn có nghĩa thì đó là nghĩa lớn. Nghĩa với quốc gia, dân tộc. Sau nghĩa đến Lễ thuộc Hỏa. Trong hình thái ý thức xã hội "Lễ" là một trong "Tam dương khai thái", nhưng trong ngũ đức cần có của một con người thì Lễ chỉ là một trong Ngũ đức. "Kẻ có sức mạnh, không có Lễ trở thành hung bạo; kẻ chất phác không có Lễ trở thành khờ khạo, quê mùa; kẻ trí giả không có Lễ thành ngạo mạn, trí trá". Trong ngũ đức, lễ là một trong những nhân cách cần có để thẩm định các mối quan hệ xã hội của Lý học Đông phương. Lễ chính là khả năng tiết chế những thói hư có trong bản năng của con người ở góc độ cá nhân. Lễ chính là hình thức giao tiếp trong quan hệ xã hội. Lễ cần có từ quốc gia, dân tộc và cho từng cá thể trong cộng đồng. Cho nên"tiên học lễ, hậu học văn" là vậy. Con người phải biết cách đi trên chiếc cầu nối trong quan hệ xã hội, mà mình là một thành viên đã. Lễ càng đơn giản thì xã hội càng hòa đồng. Nên Dịch viết: "Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất". Ngũ hành luôn vận động, chuyển hóa không ngừng. Nên những mô thức hình thái ý thức cụ thể phải chế hóa, thay đổi, tùy thuộc vào những mối quan hệ xã hội luôn phát triển không ngừng và tùy thuộc vào khả năng của những người cầm cân nảy mực. Trong gia đình thì là bậc cha mẹ, ngoài xã hội thì chính là thày giáo, nhà cầm quyền...."Quân tử tùy thời biến Dịch" là vậy. Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc với danh xưng gần 5000 năm văn hiến. Tất nhiên những giá trị tính thần xã hội khác liên quan trong lịch sử Đông phương cổ đại gắn liền với học thuyết này cũng thuộc về Việt tộc. Nhưng tiếc thay! Những giá trị uyên bác của một nền văn hiến đã bị thất truyền, chỉ còn lại những mảnh vụn lấp lóe. Cho nên, những kẻ thiếu hiểu biết, không ít người chê bai sự cổ hủ và lạc hậu của xã hội Đông phương cổ. Thực chất nền văn minh Đông phương có những giá trị uyên bác, thâm viễn cao siêu và chính là cứu cánh của nền khoa học hiện đại đang bế tắc. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" (Vanga) thì tất yếu đó phải là một lý thuyết vượt trội so với nền tảng trí thức của nhân loại - không phải bây giờ - mà là cả trong tương lai. Vài cảm nghĩ về những giá trị đích thực của cổ nhân.Không tự cho là đúng. Chia sẻ với các bạn. Xin cảm ơn vì sự quan tâm. ================= Từ khi nền văn hiến Lạc Việt sụp đổ ở nam Dương tử, hàng ngàn năm trôi đi. nhiều giá trị thực bị thất truyền và "tam sao thất bản" Đúng ra thuận tự của ngũ đức phải viết như sau: Nhân; Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Chiều Ngũ hành tương sinh thuận kim đồng hồ, chính là chiều tương tác của vũ trụ. Chính quy luật tự nhiên là cơ sở của hình thái ý thức xã hội. Hoàn toàn không phải cha ông ta tùy tiện áp đặt. Việc phân loại ngũ đức với ngũ hành hoàn toàn có cơ sở từ tri thức cổ Đông phương. Nhưng do giới hạn của bài viết và thời gian, nên tôi không thể có điều kiện phân tích sâu. Sau này có điều kiện tôi sẽ xin bổ sung sau.1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Hế Lô ! Khi một người Tây xuất hiện và thấy một người Tây khác cũng xuất hiện và cũng nhìn thấy mình, hai người cùng giơ tay chào nhau và cùng nói: Hế Lô ! Tức là hai người cùng đánh tiếng bằng tiếng Việt khẳng định sự Hé Ló của chính mình. Tiếng Việt cổ “Hé Ló”= Hỏ, có nghĩa là sự hiện diện rõ ràng. Hỏ=Tỏ=Rõ=Ló=Lộ=Trổ, như lúa trổ bông. “Tỏ Lộ”= Tô, “Hỏ Lộ”= Hô. Tỏ Hỏ cũng như Tô Hô là sự hiện diện, nhưng Tô Hô đã biến ý thành nghĩa là cổi truồng. Hé ló rõ ràng tức khẳng định là “Hé ló hẳn Hiên”= Hiện, chữ Hiện mang nghĩa là lộ ra và là ở chính thời điểm người ta đang nói, tức chữ Hiện tương đương từ Nay , chỉ dùng ở thì hiện tại như từ đôi “hiện nay” hoặc các từ thì hiện tại như hiện ra (xuất hiện), hiện hình, hiện lên. Ở thì quá khứ không dùng chữ Hiện, mà dùng chữ Hiển (thậm chí quá khứ ấy ở sâu vào cõi âm) như các từ hiển linh, hiển thánh (Hiển cũng nghĩa là lộ ra ngoài dễ nhìn thấy). Hiển Hiện có nghĩa là lộ rõ ràng từ xưa đến nay, như cái sự thật lịch sử hiển hiện. Như vậy từ Hiển thuộc quá khứ thì nó phải là được dùng trước từ Hiện !? Muốn chắc cú phải tra mạng “Thuyết văn giải tự tại tuyến tra vấn 说 文 解 字 在 线 查 询”, được trả lời trúng phóc luôn. Hỏi chữ Hiện現, trả lời: 抱歉,没有收录汉字“現” (xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Hiện”). Rõ ràng chữ Hiện là có sau, nó do lướt lủn từ đôi “Hiển Lộ”= Hiện. Chữ Hiện viết bằng cách giả tá (mượn âm), một trong sáu cách (lục thư) có từ thời Tần. Chữ Hiện 現gồm chữ Vương 王 ( nghĩa là Vương=Vướng=Vấn Vương, tức là hiện diện, đang “lộ ra ngoài dễ nhìn thấy”, tức Hiển) và chữ Kiến 見 (để mượn âm “iên”, đồng thời hợp logic vì Kiến là thấy). Hỏi chữ Hiển顯, trả lời: Cách đọc, thiết “Hô呼 Điển典”= Hiển顯 (nếu phát âm theo Hán ngữ hiện đại thì là “Hu呼Tiẻn典”= Điẻn, vậy tại sao Hán ngữ hiện đại lại đọc chữ Hiển顯 là “Xiản”, lơ lớ như vậy? chứng tỏ Hiển 顯không phải là cái “tố gốc Hán” như Từ điển Viện ngôn ngữ giải thích , trang 167); tiếp: là từ của cổ văn; tiếp: giải thích nghĩa của Hiển 顯là đồ trang sức sáng ở trên đầu ( Đầu minh sức dã頭 朙 飾 也 ). Vậy là rõ, đó là sự làm đỏm của người Việt cổ, cài hoa hay lông công lông trĩ sáng lóe trên đầu, để tự “Hé Ló”= Hỏ. Mà “Hỏ Nhiều”= “Hỏ Nhiều Lắm”= “Hỏ Nhặn”= “Hỏ Nhiên”= Hiển顯 Quán tính ấy còn dính đến tận thời cận đại, là đàn ông đàn bà Việt đều vấn khăn trên đầu. Hiển 顯trở thành từ chỉ sự biểu hiện như Hiển Lộ 顯 露, Hiển Thị顯 示, “Hiển sơn Lộ thủy顯 山 露 水”(ngụ ý hiển thị chính mình để người khác để mắt). Hiển顯 nâng ý thành gọi những người có địa vị quyền thế hoặc nổi tiếng như Hiển Qúi顯 貴, Hiển Hách顯 赫, Hiển Yếu顯 要. Hiển 顯tôn ý thành từ chỉ sự kính trọng đặt trước (giống từ Kính đặt trước từ Thưa hay Gởi) như Hiển Khảo顯 考 (gọi cha đã mất), Hiển Tỉ 顯 妣 (gọi mẹ đã mất). Chợt lượm được một bài trên mạng : 这真的是清代古地吗? - 环球茶馆_环球收藏论坛 - 古玩论坛 bbs.96hq.com › 首页 › 收藏综合交流 › 环球茶馆 Dịch trang này 28-11-2013 - 1 bài đăng - 1 tác giả 高举”考古“伟大旗帜!支持全面废黜华夏地下文明!致力全面铺开“考古”行动!大力提倡深挖、广挖! 有一个行当:不是为了发家至富、不是为了 ... http://bbs.96hq.com/forum.php?mod=viewthread&tid=33007&extra=page=1&page=1& 这真的是清代古地吗? 发表于 2013-11-28 21:18:09 |只看该作者 |倒序浏览 大清。。。。。。。。。。。。。 高举”考古“伟大旗帜!支持全面废黜华夏地下文明!致力全面铺开“考古”行动!大力提倡深挖、广挖! 有一个行当:不是为了发家至富、不是为了投机取巧,不是为了一夜暴富、不是为了待价而沽! 暂美其名曰:考古! (tác phẩm của tác giả là một tấm ảnh chụp một ngôi mộ đất có cắm tấm bia, nhìn hình thấy bia là tấm bê tông có khắc hàng chữ giản thể trên nền sơn đỏ: Đại Thanh hiển tổ tỉ Âu Dương thị chi mộ. Âu Dương thị là họ Âu Dương, hai âm tiết, giống như họ Gia Cát , một chi của họ Cát đến lập nghiệp ở đất Gia, thành họ Gia Cát của Gia Cát Lượng ). Đầu bức ảnh chụp, tác giả ghi câu: “Có thật đây là cổ địa của đời Thanh không?”. Bên dưới bức ảnh là câu về khảo cổ ( Định nghĩa khảo cổ): Dương cao ngọn cờ vĩ đại “khảo cổ”! Ủng hộ mọi mặt phế quật văn minh dưới đất của Hoa Hạ! Dốc sức mọi mặt triển khai hoạt động “khảo cổ”! Ra sức đề xướng đào sâu, đào rộng! Có một cái chuyên môn: không phải vì phát gia chí phú, không phải vì đầu cơ lấy khéo, không phải vì một đêm thành giàu, không phải vì đãi giá nhi cố (đợi giá tốt mới bán)! Tạm dùng mỹ từ: khảo cổ!1 like