• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/01/2014 in Bài viết

  1. Không xem được hình, bạn tham khảo bài viết này rồi up hình http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/470-cach-thuc-gui-hinh-anh-len-mang/
    1 like
  2. bạn sinh giờ : mùi ! mắt bị cận - do : nhật , nguyệt gặp : kị ở dần , đó ! tại mệnh có : kiếp sát gặp đại tiểu hao cho biết hay gặp chứng bệnh về đường tiêu hóa - kém ! và có thể sẽ bị mổ ruột thừa , trong đời khi đến dịp . thông minh - thiên không cư mệnh . song không gặp may trông sự nghiệp - tướng hãm ở quan cung - quan trường , nghề nghiệp lận đận ....! sắc mặt : vàng do thiên tướng hãm , đó ! chúc vui vẻ !
    1 like
  3. Ngất lịm khi phát hiện cảnh chồng ngoại tình với thư ký 11/01/2014 06:00 GMT+7 Chị lấy anh được 10 năm, có với nhau hai đứa con xinh xắn thì phát hiện anh ngoại tình. Ngày nhìn thấy anh khoát tay cô thư kí thân mật đăng kí một phòng ở resort nơi họ đi công tác cũng là ngày chị ngất lịm… Đàn bà đoan chính giết chết hôn nhân“Địa ngục” hôn nhân biến vợ hiền thành kẻ giết chồngHôn nhân tẻ nhạt của đàn bà U30Những ảo tưởng ngây thơ về hôn nhânBảy mức độ hòa hợp của hôn nhânBi kịch hôn nhân “trả nợ trinh tiết” Anh phát hiện chị đang dần thay đổi. Chị mặc váy – trang phục mà chị từ bỏ sau khi sinh con, chị hay trang điểm và mái tóc đen mượt từng được anh yêu thích được thay bằng mái tóc xoăn phồng và nhuộm màu bắt mắt…Chị thay đổi. Điện thoại chị luôn có tin nhắn và có người liên lạc, khóe mắt chị đong đầy nụ cười sau khi cúp điện thoại vào mỗi tối thứ Ba và ra khỏi nhà cả ngày vào thứ Tư. Ảnh minh họa. Chị vẫn chuẩn bị cho anh những bộ vest thẳng thớm cùng cốc sữa mỗi sáng trước khi đi làm, nhưng anh không thể ngửi mùi thơm từ người chị bằng việc chị cố nhón chân thắt chiếc cà vạt vào cổ áo anh. Chị vẫn nhận tiền của anh hàng tháng nhưng không còn kiểm soát nó. Chị gọi điện cho anh hằng ngày nhưng không nhắc anh trở về ăn tối với ba mẹ con, cũng không còn cảnh mâm cơm nguội chờ anh về rồi hâm nóng sau những chờ đợi mệt mỏi. Chị không còn thắc mắc với anh về những mối quan hệ mà anh đang có và không nhắc anh về ngoại với chị vào dịp lễ hay đưa con đi chơi vào ngày cuối tuần. Chị vẫn dịu dàng chăm sóc anh nhưng chị từ chối anh chạm vào người chị bằng những lý do dễ thương và thuyết phục. Một thời gian đầu, anh hạnh phúc vì cảm thấy tự do, thỏa mãn việc “thèm phở chán cơm” của một gã đàn ông thành đạt trong cuộc sống; nhưng càng về sau anh càng phát điên với sự tự do đó. Anh phát hiện chị đẹp hơn cả lúc vừa mới yêu hay cả lúc hai người vừa kết hôn, sự quyến rũ trong nụ cười và tự tin nơi đáy mắt, sự dịu dàng đến lạnh nhạt đủ khiến anh phát điên khi vô tình trông thấy chị cười với gã trai độc thân ở nhà đối diện. Sự hờ hững của chị còn hấp dẫn hơn bất kì cô người mẫu nào trên tạp chí phụ nữ chứ đừng nói đến cô thư kí. Rồi một ngày đẹp trời anh nhớ ra vợ mình chỉ 32 tuổi, chị không còn vẻ đẹp thanh xuân mơn mởn mà mặn mà đến khó cưỡng. Anh theo chị vào một ngày thứ Tư vì tò mò để rồi bàng hoàng khi phát hiện chị ăn mặc thật đẹp chỉ để đến … bệnh viện và một mình đối mặt với căn bệnh ung thư máu. Những ngày cuối cùng anh chăm sóc chị trong bệnh viện, anh hỏi chị muốn ăn gì, câu trả lời thật nhẹ: “cháo vịt”. Anh gỡ từng miếng xương cho vào tô cháo của chị mà nghẹn ngào, cả 10 năm lấy nhau chị hiểu anh đến từng milimet, còn anh đến thứ chị thích ăn nhất cũng không biết. Ảnh minh họa. Soạn đồ mang vào trong viện cho chị, anh tìm thấy cuốn nhật kí nơi đáy tủ. Anh cầm lọn tóc đen của chị giấu trong cuốn nhật kí được viết từ 10 năm trước mà bật khóc như một đứa trẻ. Hóa ra lúc anh hạnh phúc đến phát điên cũng là lúc chị đau khổ đến tột cùng. Chị rời khỏi anh vào một ngày nắng thật đẹp trong một tư thế xinh đẹp và nụ cười còn treo nơi khóe miệng, cười như người hạnh phúc nhất thế gian… Đàn ông thường bàng quang với hạnh phúc ngay bên cạnh mình để tìm những thứ mới lạ xung quanh, họ hưởng thụ nó như một thói quen để rồi chênh chao khi một ngày bỗng dưng mất nó. Đàn ông không vợ và phải nuôi con giống như con tàu lạc giữa đại dương sóng gió khi mất đi người thuyền trưởng, vất vả và kiệt cùng. (Theo PNO) =================== Câu chuyện xem cũng có phần"cử động". Í lộn - cảm động. Nhưng đến câu này thì thấy khó hiểu quá! "Bàng quan" chứ nhỉ?! Còn "bàng quang" là cái ...bọng đái. Híc! Lần sau viết văn thì cứ tiếng Việt mà phang - có thể thay từ "bàng quan" thành "thờ ơ", hoặc "hờ hững". Bày đặt sổ Nho nên nó mới khổ thế này.
    1 like
  4. Vẽ mặt bằng nhà, đo hướng chính xác xem bao nhiêu độ và up vào đây!
    1 like
  5. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. II. Lễ là một mô thức thuộc ba hình thái ý thức xã hội trong quan niệm Đông phương cổ. Đương nhiên khi không thể hiểu khái niệm "Lễ" trong nền văn minh Hán, thì phải tìm khái niệm này từ một nền văn minh khác - mà tôi đã xác định thuộc về văn minh Việt. Nền văn minh Lạc Việt đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC ở miền nam sông Dương tử và bị Hán hóa tính đến nay là hơn 2000 năm. Nhưng nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh, rời rạc và sai lệch những gía trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự tính tiếp thu không hoàn chỉnh và sai lệch không chỉ ở thuyết Âm Dương Ngũ hành - học thuyết nền tảng cho những gía trị tri thức của nền văn minh Đông phương - mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác liên quan. Bởi vậy, để phục hồi lại những gía trị đích thưc của nền văn minh này, cần một sự góp nhặt những mảnh vụn còn lại, lưu truyền trong dân gian, sau bao thăng trầm của lịch sử và ngay trong cổ thư chữ Hán. Từ đó, tổng hợp lại và phục hồi những gía trị đích thực của nó. "Lễ" cũng vậy. Chúng ta nhận thấy rằng: * Khái niệm Lễ, nằm trong Ngũ đức của nền văn minh Đông phương , gồm: Nhân , Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, được coi là những phẩm chất cần có trong mỗi con người. * Khái niệm "Lễ" cũng nằm trong một trong ba hình thái ý thức xã hội và chi phối sự ổn định và phát triển của xã hội, là : Pháp trị; Đức trị và Lễ trị. * Trong giáo dục - "Lễ" tồn tại như một định đề có tính nền tảng của sự nghiệp giáo dục với câu "Tiên học Lễ, hậu học văn". Đây là những biểu hiện của Lễ. Vậy bản chất của Lễ là gì? Tổng hợp những thành tố căn bản liên quan đến sự ứng dụng cụ thể của "Lễ" mà tôi gọi là "Tam Dương khai thái" đã trình bày ở trên, thì nội hàm của khái niệm "Lễ" chính là một hình thái ý thức xã hội và là chuẩn mực có gía trị trong việc ổn định xã hội. Tất nhiên Lễ có tầm quan trọng trong xã hội ngang với luật pháp và đạo đức. Lễ trong trong nền văn hiến Việt chính là một trong ba hình thái ý thức xã hội để cân bằng,ổn định và là điều kiện phát triển xã hội. Văn hiến Việt căn cứ vào quy luật "cân bằng Âm Dương": hình thái ý thức xã hội là Dương, quan hệ xã hội là Âm. Do đó ba hình thái ý thức xã hội được coi là "Tam Dương khai thái". Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - với nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - là sự tổng hợp những quy luật của tự nhiên chi phối toàn bộ đời sống, kinh tế và phát triển của tự nhiên - có khả năng tiên tri, trong đó có xã hội loài người - là một bộ phận cấu thành trong lịch sử tự nhiên. Để đạt được điều này chính là "Tư duy phức hợp" của sự phát triển của nền khoa học thuộc tương lai mà giáo sư Chu Hảo đã nói tới. Chí có thuyết Âm Dương Ngũ hành với nguyên lý "Hà Đồ phối HậuThie6n lạc Việt", mới chứng tỏ được sự tổng hợp của "tư duy phức hợp" đạt đến chân lý cuối cùng . Đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó cũng là lý do để mô tả toàn bộ luận đề "Lễ nghĩa theo cách hiểu của người Việt", tôi chỉ cần một bức tranh Ngũ hổ Hàng Trống. (Tôi chỉ sử dụng thêm tranh Ngũ hổ Đông hồ, nếu có chủ đề liên quan). Quí vị cũng thấy rằng: chỉ có Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ, mới có thể lý giải được vấn đề Tam Âm Tam Dương và hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó: Tam Dương trong các vấn đề xã hội và con người - nhân danh nền văn hiến Việt - gồm: luật pháp (Pháp trị); Đạo đức xã hội (Đức trị) và nghi lễ xã hội (Lễ trị).Trong đó tam Âm gồm: Đời sống tự nhiên trong xã hội, kinh tế xã hội và quan hệ xã hội. Do đó, để cân bằng Âm Dương với mục đích phát triển xã hội thì có Tam Dương - đó là bản chất của câu "Tam Dương khai thái" thuộc về văn hiến Việt và "Âm thịnh Dương suy tắc loạn; Dương thinh Âm suy tắc bế". Trong đó: "Âm thịnh Dương suy tắc loạn", tức là: Khi đời sống tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển, tạo ra những mối quan hệ xã hội mới - thí dụ: Một người phụ nữ,mua tinh trùng từ một người đàn ông và trứng của một người đàn bà khác; rồi nhờ một người đàn bà thứ ba đẻ giúp. Thì đây chính là sự phát triển tự nhiên của xã hội, làm xuât hiện những mối quan hệ xã hội mới - Âm thịnh - Do đó, nếu hình thái ý thức xã hội không có những chuẩn mực xã hội mới - hoặc chuẩn mực không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ - trong vấn đề: Luật pháp, Đạo đức và nghi Lễ cho mối quan hệ mới này - thì rơi vào tình trạng gọi là "Âm thịnh Dương suy tắc loạn". Ngược lại, luật pháp quá khắt khe, áp đặt phi lý, chủ quan, không hợp lý toàn diện, mâu thuẫn; trường hợp này rơi vào tính trạng gọi là "Dương thịnh, Âm suy tắc bế". Xã hội không phát triển được. Đương nhiên khi không phát triển được thì bị diệt vong, nếu không do nội loạn thì cũng do ngoại xâm. Một hệ thống hình thái ý thức xã hội "cân bằng Âm Dương" , trước tiên là những chuẩn mực của nó phải phù hợp với quy luật của tự nhiên, cân đối, hoàn chỉnh và hợp lý với chính nó. Thí dụ: Đạo lý con cái phải yêu thương cha mẹ, có nguyên nhân tự nhiên là sự gần gũi chở che của cha mẹ với con cái làm xuất hiện tình cảm tự nhiên ràng buộc giữa cha mẹ và con cái. Cái hạn chế của luật pháp là chỉ thực thi khi hành vi phạm pháp đã xảy ra. Bởi vậy nên đạo đức tham gia vào hình thái ý thức xã hội, như là một biện pháp ngăn chặn những ý tưởng phạm tội trước khi nó xảy ra. Nhưng cái hạn chế của đạo đức là không kiểm chứng được (Đạo đức giả); cho nên mới hình thành hình thức quan hệ xã hội - quen gọi là "Lễ", để thể hiện chuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người và xã hội. Đây là ba hình thái ý thức xã hội chi phối mang tính quy luật của mọi sự phát triển và ổn định. Đây chính là nội dung của quẻ Địa Thiên Thái trong Dịch Việt. Pháp trị là xu hướng hiện nay trên thế giới. Nhưng theo Lý học thì pháp trị đến thời kỳ suy thoái thì con người tàn nhẫn và lạnh lùng với nhau, nên phải bổ sung "Đức trị"; nhưng Đức trị đến thời suy thì con người ngờ nghệch và quê mùa, dễ bị lợi dung, nên phải bổ sung "Lễ trị", nhưng Lễ trị vào thời suy thì con người trở nên giả dối. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh cả ba hình thái ý thức này đã có sự đan xen, (Đây chính là mô hình toán học Wofram). Bởi vậy giáo dục văn hóa và luật pháp phải cân bằng. Lý thuyết là như vậy. Luật pháp không phải của riêng chế độ xã hội nào thì "đạo đức" và "Lễ" cũng vậy. "Tiên học Lễ, hậu học văn" là phải học cách ứng xử căn bản trong quan hệ xã hội giữa con người với con người trước đã, rồi mới học các kiến thức khác. Nền văn minh Hán không phải tạo ra khái niệm Lễ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, như tôi đã phân tích. Chính Khổng Tử cũng chưa có một khái niệm về "Lễ". Người Hán coi "Tam Dương khai thái" là ba con dê dùng trong phong thủy. Đây là cách hiểu "Tam Dương khai thái" của nền văn minh Hán. Còn dưới đây là bức tranh "Tam Dương khai thái" của làng tranh Đông Hồ, thuộc về nền văn hiến Việt. Cội nguồn đích thực của Lý học Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với lịch sử 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ rằng: Chữ "Dương" trong tranh Đông Hồ là thể hiện khái niệm "Dương" trong cặp phạm trù Âm Dương. Còn chữ "Dương" trong tranh "Tam Dương khai thai" của nền văn minh Hán là từ mô tả ..."con dê". Còn tiếp Ngũ hành trong những chuẩn mực của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.,
    1 like