• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/01/2014 in Bài viết

  1. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. II. Lễ là một mô thức thuộc ba hình thái ý thức xã hội trong quan niệm Đông phương cổ. Đương nhiên khi không thể hiểu khái niệm "Lễ" trong nền văn minh Hán, thì phải tìm khái niệm này từ một nền văn minh khác - mà tôi đã xác định thuộc về văn minh Việt. Nền văn minh Lạc Việt đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC ở miền nam sông Dương tử và bị Hán hóa tính đến nay là hơn 2000 năm. Nhưng nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh, rời rạc và sai lệch những gía trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự tính tiếp thu không hoàn chỉnh và sai lệch không chỉ ở thuyết Âm Dương Ngũ hành - học thuyết nền tảng cho những gía trị tri thức của nền văn minh Đông phương - mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác liên quan. Bởi vậy, để phục hồi lại những gía trị đích thưc của nền văn minh này, cần một sự góp nhặt những mảnh vụn còn lại, lưu truyền trong dân gian, sau bao thăng trầm của lịch sử và ngay trong cổ thư chữ Hán. Từ đó, tổng hợp lại và phục hồi những gía trị đích thực của nó. "Lễ" cũng vậy. Chúng ta nhận thấy rằng: * Khái niệm Lễ, nằm trong Ngũ đức của nền văn minh Đông phương , gồm: Nhân , Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, được coi là những phẩm chất cần có trong mỗi con người. * Khái niệm "Lễ" cũng nằm trong một trong ba hình thái ý thức xã hội và chi phối sự ổn định và phát triển của xã hội, là : Pháp trị; Đức trị và Lễ trị. * Trong giáo dục - "Lễ" tồn tại như một định đề có tính nền tảng của sự nghiệp giáo dục với câu "Tiên học Lễ, hậu học văn". Đây là những biểu hiện của Lễ. Vậy bản chất của Lễ là gì? Tổng hợp những thành tố căn bản liên quan đến sự ứng dụng cụ thể của "Lễ" mà tôi gọi là "Tam Dương khai thái" đã trình bày ở trên, thì nội hàm của khái niệm "Lễ" chính là một hình thái ý thức xã hội và là chuẩn mực có gía trị trong việc ổn định xã hội. Tất nhiên Lễ có tầm quan trọng trong xã hội ngang với luật pháp và đạo đức. Lễ trong trong nền văn hiến Việt chính là một trong ba hình thái ý thức xã hội để cân bằng,ổn định và là điều kiện phát triển xã hội. Văn hiến Việt căn cứ vào quy luật "cân bằng Âm Dương": hình thái ý thức xã hội là Dương, quan hệ xã hội là Âm. Do đó ba hình thái ý thức xã hội được coi là "Tam Dương khai thái". Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - với nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - là sự tổng hợp những quy luật của tự nhiên chi phối toàn bộ đời sống, kinh tế và phát triển của tự nhiên - có khả năng tiên tri, trong đó có xã hội loài người - là một bộ phận cấu thành trong lịch sử tự nhiên. Để đạt được điều này chính là "Tư duy phức hợp" của sự phát triển của nền khoa học thuộc tương lai mà giáo sư Chu Hảo đã nói tới. Chí có thuyết Âm Dương Ngũ hành với nguyên lý "Hà Đồ phối HậuThie6n lạc Việt", mới chứng tỏ được sự tổng hợp của "tư duy phức hợp" đạt đến chân lý cuối cùng . Đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó cũng là lý do để mô tả toàn bộ luận đề "Lễ nghĩa theo cách hiểu của người Việt", tôi chỉ cần một bức tranh Ngũ hổ Hàng Trống. (Tôi chỉ sử dụng thêm tranh Ngũ hổ Đông hồ, nếu có chủ đề liên quan). Quí vị cũng thấy rằng: chỉ có Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ, mới có thể lý giải được vấn đề Tam Âm Tam Dương và hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó: Tam Dương trong các vấn đề xã hội và con người - nhân danh nền văn hiến Việt - gồm: luật pháp (Pháp trị); Đạo đức xã hội (Đức trị) và nghi lễ xã hội (Lễ trị).Trong đó tam Âm gồm: Đời sống tự nhiên trong xã hội, kinh tế xã hội và quan hệ xã hội. Do đó, để cân bằng Âm Dương với mục đích phát triển xã hội thì có Tam Dương - đó là bản chất của câu "Tam Dương khai thái" thuộc về văn hiến Việt và "Âm thịnh Dương suy tắc loạn; Dương thinh Âm suy tắc bế". Trong đó: "Âm thịnh Dương suy tắc loạn", tức là: Khi đời sống tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển, tạo ra những mối quan hệ xã hội mới - thí dụ: Một người phụ nữ,mua tinh trùng từ một người đàn ông và trứng của một người đàn bà khác; rồi nhờ một người đàn bà thứ ba đẻ giúp. Thì đây chính là sự phát triển tự nhiên của xã hội, làm xuât hiện những mối quan hệ xã hội mới - Âm thịnh - Do đó, nếu hình thái ý thức xã hội không có những chuẩn mực xã hội mới - hoặc chuẩn mực không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ - trong vấn đề: Luật pháp, Đạo đức và nghi Lễ cho mối quan hệ mới này - thì rơi vào tình trạng gọi là "Âm thịnh Dương suy tắc loạn". Ngược lại, luật pháp quá khắt khe, áp đặt phi lý, chủ quan, không hợp lý toàn diện, mâu thuẫn; trường hợp này rơi vào tính trạng gọi là "Dương thịnh, Âm suy tắc bế". Xã hội không phát triển được. Đương nhiên khi không phát triển được thì bị diệt vong, nếu không do nội loạn thì cũng do ngoại xâm. Một hệ thống hình thái ý thức xã hội "cân bằng Âm Dương" , trước tiên là những chuẩn mực của nó phải phù hợp với quy luật của tự nhiên, cân đối, hoàn chỉnh và hợp lý với chính nó. Thí dụ: Đạo lý con cái phải yêu thương cha mẹ, có nguyên nhân tự nhiên là sự gần gũi chở che của cha mẹ với con cái làm xuất hiện tình cảm tự nhiên ràng buộc giữa cha mẹ và con cái. Cái hạn chế của luật pháp là chỉ thực thi khi hành vi phạm pháp đã xảy ra. Bởi vậy nên đạo đức tham gia vào hình thái ý thức xã hội, như là một biện pháp ngăn chặn những ý tưởng phạm tội trước khi nó xảy ra. Nhưng cái hạn chế của đạo đức là không kiểm chứng được (Đạo đức giả); cho nên mới hình thành hình thức quan hệ xã hội - quen gọi là "Lễ", để thể hiện chuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người và xã hội. Đây là ba hình thái ý thức xã hội chi phối mang tính quy luật của mọi sự phát triển và ổn định. Đây chính là nội dung của quẻ Địa Thiên Thái trong Dịch Việt. Pháp trị là xu hướng hiện nay trên thế giới. Nhưng theo Lý học thì pháp trị đến thời kỳ suy thoái thì con người tàn nhẫn và lạnh lùng với nhau, nên phải bổ sung "Đức trị"; nhưng Đức trị đến thời suy thì con người ngờ nghệch và quê mùa, dễ bị lợi dung, nên phải bổ sung "Lễ trị", nhưng Lễ trị vào thời suy thì con người trở nên giả dối. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh cả ba hình thái ý thức này đã có sự đan xen, (Đây chính là mô hình toán học Wofram). Bởi vậy giáo dục văn hóa và luật pháp phải cân bằng. Lý thuyết là như vậy. Luật pháp không phải của riêng chế độ xã hội nào thì "đạo đức" và "Lễ" cũng vậy. "Tiên học Lễ, hậu học văn" là phải học cách ứng xử căn bản trong quan hệ xã hội giữa con người với con người trước đã, rồi mới học các kiến thức khác. Nền văn minh Hán không phải tạo ra khái niệm Lễ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, như tôi đã phân tích. Chính Khổng Tử cũng chưa có một khái niệm về "Lễ". Người Hán coi "Tam Dương khai thái" là ba con dê dùng trong phong thủy. Đây là cách hiểu "Tam Dương khai thái" của nền văn minh Hán. Còn dưới đây là bức tranh "Tam Dương khai thái" của làng tranh Đông Hồ, thuộc về nền văn hiến Việt. Cội nguồn đích thực của Lý học Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với lịch sử 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ rằng: Chữ "Dương" trong tranh Đông Hồ là thể hiện khái niệm "Dương" trong cặp phạm trù Âm Dương. Còn chữ "Dương" trong tranh "Tam Dương khai thai" của nền văn minh Hán là từ mô tả ..."con dê". Còn tiếp Ngũ hành trong những chuẩn mực của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.,
    4 likes
  2. 1 like
  3. Chữ Đảo 禱 (cầu đảo) trong Thuyết Văn Giải Tự (biên soạn lại theo bản khắc của Trần Xương Trị thời nhà Thanh 清 代 陈 昌治 刻 本 có giải thích là từ Đảo 禱 thuộc cổ văn 古 文, đọc âm bằng lướt (thiết) “Đô 都 Hạo 浩”= Đảo 禱 (đương nhiên “thiết” chỉ là mượn âm của chữ nho có sẵn để hướng dẫn cách đọc cho đúng âm của chữ nho chưa biết đọc, chứ không logic với nghĩa chữ Đô 都 của từ Kinh Đô 京 都 là nơi người Kinh ở “Đông Hộ”= Đô và chữ Hạo 浩 của từ Hạo Nhiên 浩 然 nghĩa là Rộng Nhặn = Rộng Lắm, vì Rộng = Hồng 洪 = “Hồng Vào!”= Hạo 浩 ( Hồng 洪 và Hạo 浩 đều có bộ Thủy 氵 dẫn ý rộng, vì trên trái đất thì diện tích mặt nước rộng hơn diện tích đất liền). Còn lướt là qui tắc vốn có trước trong cách tạo từ Việt thì có logic với nghĩa của từ: “Kêu đòi Lâu” = Cầu, đồng nghĩa với “Đòi lâu Vào!” = Đảo, nên có từ đôi là Cầu Đảo. Từ Đảo 禱 có sử dụng từ thời Tiên Tần 先 秦 ( tức không phải từ của Hán ngữ, sao lại cho rằng Đảo 禱 là cái ‘tố gốc Hán” được ?), ví dụ từ Đảo Vũ 禱 雨 có từ thời Tiên Tần (đảo vũ là cầu mưa, Mưa thành Vũ 雨 cũng như Mùa thành Vụ, Mần cũng thành Vụ 務 , tiếng Nhật đọc chữ Vụ 務 của nhiệm vụ là “Màn”; cầu mưa thì thể hiện rõ nhất trên cái trống đồng, mà trống đồng là sản phẩm Việt)Xem phần đầu của bài TIẾNG VIỆT có mục 4/ QT Lướt, điểm 5 là 5.Lướt Lỏn hai từ: Từ đầu lướt tới lấy Tơi của từ sau ghép vào Rỡi của mình thành từ mới có Rỡi mới. VD: lướt “Hai Mươi”= Ha - i – M = Hăm, lướt “Ba Mươi”= Ba – M = Băm, lướt “Nghỉ Một” tí = Nghỉ - M tí = Nghỉm tí. Lướt Lỏn tức là lướt gọn lỏn hai từ thành một từ (lướt “Lời nói Gọn”= =Lỏn). Do có kiểu Lướt Lỏn để tạo từ mới, nên cụm từ Ước Muốn đã lướt lỏn “Ước Muốn”= Ướ-c-M = Ướm. (Nên nhớ rằng từ Ước là do cái nhu cầu đầu tiên không thể vắng, tức là điều “bắt buộc” của sự sống, là phải được “Uống Nước”= Ước, nên nho mới có cụm từ Giao Ước nghĩa là hai bên “bắt buộc” cùng phải thực hiện một việc mà hai bên đã thỏa thuận. Tôi “Ước“ cái gì tức tôi muốn bắt cái đó phải đến cho tôi. Từ Ước 約 không phải là cái ‘tố gốc Hán” như Từ điển đã dẫn nhận định, trang 467). Ước muốn lấy được con gái nhà người ta về làm vợ thì trước tiên phải sang Ướm Hỏi xem ý gia đình nhà người ta có ưng không đã, rồi đưa cái lễ Ăn Hỏi, rồi mới đến lễ Cưới Xin. Cái Ướm (ước muốn) ấy mà mãnh liệt thì nhấn mạnh bằng lướt từ lặp “Ướm Ướm”= Ươm, 1+1=0. Ươm hột giống cây là mong thu được lợi ích Cuối Cùng, tức [(“Cuối Hết”= Kết結) + (“Cùng Ạ!”)= Quả 果] = Kết Quả 結 果. Kết Quả là ta thu hoạch được món Quà. Cũng có thể nói Cuối Cùng là ta thu hoạch được món Quà (nếu nói “kết quả cuối cùng” là nói thừa ). Từ Quà là từ hình thành do lướt lủn “Quả 果 Thành 成” = Quà (tương tự như “Việt Nói” = Viết 曰, “Giết Sạch” = Diệt 滅. Nho bao giờ cũng vo – tích tụ - ý trước khi tạo ra âm đọc của cái chữ định tạo, tức suy nghĩ kỹ trước khi viết). Ý “được quà” thì Hán ngữ tạo từ bằng ghép hai chữ nho theo Hán văn là hai chữ Hoạch Phẩm 獲 品. Ý “quà cho” thì ghép theo Hán văn bằng hai chữ Tống Phẩm 送 品. Ươm mạ là khâu đầu tiên, quan trọng nhất (“tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”), nên mới phải làm kỹ nhất trong các công đoạn của trồng lúa nước. Chuẩn bị mạ giống để cấy cho một vuông ruộng lớn chỉ cần là một cái Ang mạ nhỏ xíu (là cái Ô = Ang đựng bùn sình đã được làm rất kỹ, rắc hột lúa giống đã được chọn kỹ và ủ cho lên cái “Mầm Sống”= Mộng). Cái Ang ấy phải thật [(“Yên Hàn”= An 安)+ (“Khỏe Mang”= Khang 康)] = [ An 安 Khang 康 ]. (lướt “An Khang”= Ang). Cái hột lúa giống nó phải Khỏe Mang cái sức sống của nó để mà trưởng thành, cái nền bùn sình cũng phải đủ dinh dưỡng và rất vệ sinh không có sâu bệnh thì mới Khỏe Mang cây trồng lớn lên lành mạnh, tức cái nền tảng xã hội phải là “Khỏe Mang”= Khang trong sự Yên=Ổn=An thì mới có được “Thịnh Vượng”= Thượng . Thượng = Thăng tức là Lên, như tên gọi là Thăng Long . Còn xã hội không minh bạch, làm ăn không giữ Tín, cứ rối như mớ bòng bong, thì “đến cuối thế kỷ này” chưa chắc đã hóa Rồng. Bởi vậy “Chúc Mừng Năm Mới ! An Khang Thịnh Vượng!” thì đối với câu chúc ấy là phải hiểu Thật để mà làm Thật.
    1 like
  4. 1 like
  5. Con đầu tuổi không hợp, nhưng là con gái nên không sao, ít ảnh hưởng đến gia đình. Nên sinh 1 bé năm Giáp Ngọ 2014 là tốt nhất, hợp cha, hợp mẹ. Thân mến.
    1 like
  6. Trong Phong Thủy có sự nhất quán từ cao xuống thấp! Âm phải tòng Dương, con cái phải theo cha! Cha TỐt thì con tốt! Nếu làm mỗi người mỗi hướng trong cùng 1 nhà thì cái nhà ko còn là cái nhà đâu. Cũng có quan niệm hướng nhà theo chồng, hướng bếp theo vợ, vì vợ là người nấu bếp. Vậy nếu thuê giúp việc nấu ăn thì chắc phải làm bếp theo hướng người giúp việc? Đó chính là sai lầm vì thiếu sự thống nhất xuyên suốt trong gia đình!
    1 like
  7. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Sự trình bày của giáo sư Chu Hảo rất nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử phát triển của tư duy khoa học và nội hàm của nó. Tôi chỉ chọn lựa một số vấn đề tiêu biểu liên quan và liên hệ với Lý học Đông phương . Sau phát biểu của giáo sư Chu Hảo là trình bày của tôi với chủ đề "Lễ nghĩa theo cách hiểu của người Việt". Hình minh họa của tôi duy nhất có bức tranh thờ Ngũ hổ. LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. I. Lễ trong văn minh Hán cổ Chủ đề đã xác định "Lễ Nghĩa theo cách hiểu của người Việt" - Bởi vì trong qúa trình nghiên cứu về cổ văn hóa sử, tôi không hề thấy trong chính ngay "Kinh Lễ" và cả "Luận ngữ", có một chữ nào của các tác giả người Hán định nghĩa về khái niệm này. Tất nhiên trong đó có cả Khổng tử, người được coi là tác giả của Luận Ngữ và cũng được coi là san định Kinh Lễ. Tôi không tham vọng trình bày được thấu đáo trong bài viết này, vì kiến thức có hạn. Nhưng cũng cố gắng với hiểu biết của mình. Chúng ta bắt đầu từ sự tranh luận khái niệm "Lễ" trong xã hội Đông phương cổ. Có thể nói trong các bài tranh luận liên quan đến khái niệm này có nguyên nhân từ vấn đề cải cách giáo dục và nó bắt đầu từ câu khẩu hiệu "Tiên học Lễ; hậu học văn". Nhưng cả hai phía bênh vực và phản biện, đều tỏ ra không hiểu gì về Lễ cả và tất nhiên họ đều có chứng lý bảo vệ luận điểm của họ. Những chứng lý của cả hai phía tranh luận đều chỉ là chứng lý cục bộ và rất trực quan. Họ tỏ ra không hiểu biết một cách thực sự về khái niệm này. Cho dù cũng có vài người thuộc hàng sĩ phu của cả hai phía. Do đó, đến gần đây, lai rai trên vài tờ báo vẫn thỉnh thoảng có vài bài viết nêu lại vấn đề này và ....chìm trong quên lãng. Không ai có ý tưởng xuất sắc nổi bật. Lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sự thiếu hiểu biết về khái niệm Lễ của họ. Xong nghĩ lại thấy cũng chẳng có gì là lạ. Bởi vì, bao trùm lên tất cả những luận cứ của hai bên tranh luận, chính là sự mặc định Lễ là của nền văn minh Hán. Trong khi đó, chính nền văn minh Hán cũng không hiểu Lễ là gì. Cùng chung số phân với những di sản còn lại của nền văn minh Đông phương bị Hán hóa là thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái, tất cả mọi giá trị nền tảng tri thức của nền văn minh này - trong đó có "Lễ" - cũng mơ hồ y như vậy. Tôi có thể khẳng định với các bạn quan tâm đến bài viết này rằng: Chính người tự xưng là "Khổng tử" - vốn được coi là người san định kinh Lễ trong Ngũ kinh của Nho giáo - cũng không có một định nghĩa rõ ràng về khái niệm Lễ. Các bạn có thể không tin điều này?! Nhưng tôi dẫn chứng ngay sau đây. Đoạn dưới đây trích trong cuốn "Luận ngữ - Thánh kinh của người Trung Hoa". Do Nxb Đồng Nai phát hành năm 1996. Trang 154 , viết: Qua đoạn trích dẫn trên, các bạn cũng thấy rằng: mặc dù được trực tiếp hỏi về bản chât của Lễ, nhưng người được coi là Khổng tử - vốn được mô tả là người đã san định Kinh Lễ của nền văn minh Hán - đã không trả lời trực tiếp. Và đây lại trong sách Luận Ngữ - tức là sách mô tả những lời nói của vị được coi là Khổng tử. Còn trong Kinh Lễ, tôi xem đến hai lần từ đầu đến cuối và cố gắng xem cả những lời bàn dài lê thê của các người đời sau nhận xét, cũng không thấy một chữ nào định nghĩa về khái niệm Lễ. Vậy ở đâu ra cuốn Kinh Lễ vĩ đại tồn tại trong văn minh Hán vậy? Bởi vậy, chẳng trách được hậu thế, kể cả các bậc sĩ phu - vốn mặc định Kinh Lễ của nền văn minh Hán - khi bàn về "Lễ", đều chỉ "chém gió" cho vui. Vị được coi là Khổng tử - chí ít bản văn cổ còn sót lại đã ghi nhận - ông ta đề cao thuyết "Chính danh". Khi được hỏi: "Nếu ra làm quan thì việc đầu tiên thầy làm gì trước?". Tử viết: "Việc đầu tiên ta phải chính danh".Trò hỏi tiếp: "Chính danh là gì?". Tử viết tiếp: "Là gọi tên đúng sự vật, sự việc". Chưa bàn về định nghĩa khái niệm chính danh của "tử viết" có đúng hay sai, hoặc đã đầy đủ chưa. Nhưng qua đoạn trích dẫn trên cho thấy ông đề cao thuyết chính danh. Nhưng trong khi "Lễ" được coi là một hình thái ý thức quan trọng của Hán Nho thì ông lại không có một khái niệm rõ ràng về "Lễ". Bởi vậy, sự trình bày của tôi có tiêu đề là "Lễ Nghĩa theo cách hiểu của người Việt" là vậy. Vì khi tìm trong sách Tàu chẳng thấy chữ nào mô tả về khái niệm Lễ cả. Còn tiếp
    1 like
  8. Năm sau có cơ hội kết hôn, nhưng có nhiều cản trở, cố gắng nhẫn để qua. Muốn xem duyên nợ thì có lá số của anh ta đưa lên
    1 like