• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/01/2014 in all areas

  1. Biển Đông năm 2014: Sẽ lắng dịu trước phiên tòa xét xử...? Thứ Ba, 07/01/2014 - 11:47 Tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn khi các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này đang thương thuyết để đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc. Đó là nhận định của Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 5/1. Tình hình Biển Đông sẽ lắng dịu cho đến khi tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bắt đầu xét xử đơn kiện của Philippines Tuy nhiên, theo vị chuyên gia khu vực nổi tiếng này, tình hình có thể thay đổi vào giữa năm khi tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bắt đầu xét xử đơn kiện của Philippines về tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết vùng biển này. Hiện tại, có ít nhất bốn cuộc họp thương lượng về COC giữa Trung Quốc và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được lên kế hoạch tổ chức vào đầu năm nay. Theo Giáo sư Carl Thayer, các thành viên ASEAN sẽ tự kiềm chế để không tác động tới mục tiêu nhắm tới, bởi đang có hy vọng đạt được COC. Trong nhiều năm qua, ASEAN đã hối thúc các bên đạt được một bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý, vạch ra những quy định hành xử để ngăn ngừa nguy cơ xung đột bùng phát trên vùng biển tranh chấp. Trong khi đó, Trung Quốc luôn tìm cách né tránh đàm phán COC và khăng khăng rằng, tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết song phương. Tuy nhiên, quan điểm của Bắc Kinh đã bắt đầu thay đổi vào năm ngoái. Tháng 9/2013, Trung Quốc và các nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN đã tổ chức một cuộc tham vấn đầu tiên về COC tại thành phố Tô Châu. “Dù muộn nhưng Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, bộ quy tắc ứng xử thực sự giống như những gì họ đang thúc đẩy, cụ thể là đặt các tranh chấp sang một bên và tập trung vào hợp tác”, Oh Ei Sun - chuyên gia cao cấp tại Trường nghiên cứu quan hệ quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho hay. Tuy nhiên, đến ngày 30/3/2014, Philippines sẽ phải đệ trình trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển những lập luận chống yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn”, mà theo đó “ôm trọn” gần hết Biển Đông. Tòa án quốc tế sau đó sẽ gửi đến Trung Quốc một văn kiện để yêu cầu Trung Quốc trả lời. Nếu Bắc Kinh không trả lời, thì theo Giáo sư Thayer, tòa án sẽ sớm đưa ra quyết định. Tuy nhiên, đây là một việc chưa có tiền lệ và ông Thayer cũng không rõ câu chuyện sẽ diễn tiến ra sao và kết thúc như thế nào. Theo Minh Châu Petrotimes ======================= Sau hai năm liên tiếp - theo phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt (Phong thủy Tàu không có cửa định tâm tất cả các lục địa), Thái tuế chiếu hướng Đông Nam Tây Bắc - phạm "Thiên khắc, Địa xung" (Còn theo Phengshui Tàu thì "Thiên khắc, Phong xung". ) . Đây chính là vùng biển Đông của Việt Nam. Sang năm Giáp Ngọ, Thái tuế chuyển hướng chiếu theo trục Bắc Nam. Bởi vậy, nhận xét của giáo sư Thayer rất có "cơ sở lý học Việt" và được "Lý học Việt công nhận".Hì. Nhưng cái bản chất của cái zdấn đề vưỡn cứ là Thái Tuế vận 8 nằm chình ình ở Trung cung và Ngũ hoàng ngự tại Đông Nam trong vận này (Theo phong thủy Việt. Còn theo Tàu thì lại tốt mới quái chiêu chứ). Do đó, cho nên, nguy cơ bất ổn tại bể Đông vưỡn cứ là chưa giải quyết được. Sang năm tình hình Hoa Đông diễn biến rất khuých tạp. Tớ quảng cáo trước để các quí vị chính khứa liên quan đến vùng đất này, cố gắng trổ tài kinh bang tế thế, chống chọi với cái tình hình khuých tạp nơi đây. Tuy nhiên, tớ vưỡn nhắc lại là chưa có bụp nhau một trận nhớn ngay tại Hoa Đông năm tới - tức "canh bạc cuối cùng" chưa xảy ra. Chẳng phải ngẫu nhiên bà Vanga liên kết giữa "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại" với "dân tộc Assyri bị tiêu diệt". Chưa hết: Trong lời bài hát Hòn Vong Phu có một hình tượng tương tự: "Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua. Đến khi núi lở sông mòn. Mới mong đến Hòn Vọng phu". Tuy nhiên, trong lý học Việt có vẻ có câu cứu rỗi, từ hàng trăm năm trước: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Nghĩa đen của câu này là Sư tử tức Kỳ Lân - biểu tượng của Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt. Nếu lên ngôi - tức lý thuyết cổ xưa quay trở lại sớm - thì gió thái bình sẽ thổi khắp thiên hạ. Lão Gàn chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam bộ, nên chỉ gợi ý để các nhà cầm quyền của các siêu cường suy nghĩ và tự quyết định. Tất nhiên là nếu các quí vị chính khứa đó chiếu cố vào cái tô bic này. Cái oái oăm là khi thừa nhận "sư tử thượng" thì cái con rùa ở sông Lạc thủy nên đưa vào nhà hàng làm đặc sản và văn hiến Việt lên ngôi với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử. Giờ làm siu?! Các quí zdị mún gì?
    3 likes
  2. Chẳng biết nói thế nào nữa... Chỉ riêng cảm tính mà gọi là có ý kiến thôi : TP rất đồng ý với bác Thiên Sứ về vấn đề này...
    1 like
  3. Về chữ thì chữ nho Long 龍, không thể tháo tung ra để làm chiết tự vì nó là một độc thể tự, là một bộ thủ trong số ít bộ thủ có nhiều nét, nó là một chữ tượng hình có từ thời Giáp cốt văn, khắc trên mai rùa hay xương thú, nét hơi cứng. Đến thời Kim văn (thời Ân Thương) thì nét mềm mại nghệ thuật hơn, có trên các khí cụ đồng. Do là chữ tượng hình (người vẽ tưởng tượng mà phóng bút diễn tả sự khủng khiếp và sùng bái con vật tưởng tượng) nên, như học giả cố cung là Trương Quang Viễn sưu tầm được 120 kiểu viết của chữ Long từ thời Giáp cốt văn, trong đó riêng Kim văn có 40 kiểu viết. Chữ Long 龍 cố định dùng ngày nay là chữ phồn thể được chọn cố định đưa vào trong Từ điển Khang Hy cách nay 300 năm. Về âm tiết thì Long là do từ Rồng, ngôn ngữ phương Nam, mềm hóa phát âm từ R sang L, Rồng = Long (Hán ngữ phát âm là “Lúng”). Người Việt cổ thờ đa thần, thờ cả Rắn cả Sùng (rừng nhiệt đới nhiều loài rắn độc, nhiều loài sâu dị dạng khủng khiếp cũng rất độc). Sâu=Sòng=Sồng=Sùng=Trùng. Hình tượng con Rồng mình thì giống Rắn, đầu thì giống đầu con Sồng miệng có nanh, Rắn+Sồng= Rồng. Hình tượng là để thờ, nhằm mục đích dạy đời, bắt người ta phải nghe (răn) và kính (sùng) tức Răn + Sùng = Rùng = Rồng. Truyền sang cho người Hán là khi nó đã mang ý nghĩa Răn+Sùng=Rùng=Rúng= “Lúng”( chữ Long 龍 ) = “Lủng” (chữ Lũng 壟 Đoạn 斷). Con vật thần thoại để “Răn cộng Đồng”= Rồng, làm cho người ta phải “Rúng Động”= Rồng, vì nó có thể Lũng đoạn cả thời tiết, ảnh hưởng đến mùa màng.Mà văn minh nông nghiệp thì "Ruộng Đồng"= Rồng.
    1 like
  4. (1) “Từ Hán Việt” là từ mà do Hán ngữ đã dùng chữ nho (nhưng phát âm thì chỉ còn là lơ lớ âm đọc chữ nho của người Việt); (2) Chữ nho có gốc Việt (như khảo cổ mới đây phát hiện trên xẻng đá ở Quảng Tây có niên đại cách nay 7000 năm); (3) Chữ nho có cái nghĩa được tạo ra do cách tạo từ của người Việt mà khi viết thì thành Chứa=Chữ=Trữ trong một cái vuông vô hình gọi là “vuông Chữ Nho nhỏ”, mà gọi Vo (rụng đầu rụng đuôi) thì còn là Chữ Nho. (Nếu không tin cứ tháo tung mỗi chữ nho ra đến từng Bộ Thủ đã gom lại để tạo nên biểu ý của chữ nho đó thì rõ). Theo như vậy thì ở trên đã giải thích chữ Phúc 福 là cái tố gốc Việt [tiếng Hán đọc chữ Phúc 福 là “phu”] . Bây giờ giải thích chữ Đức 德 là cái tố gốc Việt [tiếng Hán đọc chữ Đức 德 là “tứa”]: Té=Tức=Đức=Đác=Nác=Nước=Nam=Nậm. Từ đôi mang nghĩa “nhiều” nước là “Đác Tức”= Đức, nhiều nước nghĩa là có “Đầy đủ nước Chực”= Đức. Chực có gốc là “Chờ Nước”= Chực (cổ xưa đội vò đi chờ lấy nước mạch từ khe), chờ chực biến nghĩa thành là có mặt tại chỗ, là đứng trước, nho viết bằng chữ “Túc Trực”= = Tức 即, nghĩa là đứng trước, như thành ngữ “tức cảnh sinh tình”. Trồng lúa mà có đầy đủ nước thì quá đẹp (“nhất nước nhì phân…”), cho nên có cái “Đẹp túc Trực”= “Đẹp Chực”= Đức. Bởi vậy mới nâng nghĩa từ Đức lên thành để chỉ con người luôn có cái đẹp chực (đẹp từ trong suy nghĩ đến hành động), gọi là người có Đức; rồi chữ Đức 德 được tôn ý lên thành kính trọng, đặt trước danh từ, như Đức Vua, Đức Chúa, Đức Bà, Đức Ông. Và cái vuông chữ Đức 德 của nho phải biểu ý đủ như nghĩa đó, tức là nói về một con người lành mạnh luôn hành động hướng thiện, gọi là người có Đức. Tháo tung đến từng bộ thủ góp nên chữ Đức 德 sẽ thấy là: một Dòng (một dòng 一) Máu (bộ Huyết 血 nghĩa là máu) và một (bộ Nhất 一 nghĩa là một) Tâm hồn (bộ Tâm 心 nghĩa là tấm lòng) luôn Hành động (bộ Xích 彳 nghĩa là nhấc chân, vì “Xe Dịch”= Xích). Đúng là bản chất của nước, nó luôn trong xu thế chạy đi bằng mọi cách. Còn từ Máu tại sao nho lại biểu thị bằng bộ thủ Huyết 血? Bởi Máu ( do nó có “Màu đỏ Au”= Máu) có tính chất là cũng “Lỏng như Nước”= Lược = Lượt (“Lượt” trở thành từ của tiếng Thái chỉ Máu, dùng từ đại diện). Máu có tính chất là nó “Hồng và là Nước”= “Hồng… Nước”= Hước= = Huyết (cũng là từ đại diện). Chữ nho Huyết 血 trở thành từ đại diện cho Máu. Khi cắt đứt mạch máu (Hán văn gọi là Huyết mạch) thì xảy ra hiện tượng “Tóe Huyết”= Tiết (từ Tiết này chỉ dùng chỉ thực phẩm, tiết ngan, tiết vịt, tiết canh. Đang còn sống trong con vịt thì gọi là máu vịt , như thành ngữ "hăng máu vịt", hay huyết vịt, cắt lấy ra ngoài để làm thực phẩm mới gọi là tiết vịt. Chữ Tiết 泻,泄 mang nghĩa là chảy ra, rỉ ra). “Tiết Xuất”= Tuất 恤, nghĩa đen là có đổ máu ra, nâng nghĩa là sự thương xót, biến nghĩa thành sự thương xót có trợ cấp, gọi là tiền tử tuất (cho sự đổ máu vì việc chung). Tóm lại, khi giải thích một chữ nho, đừng vội gán ngay nó là “tố gốc Hán”, mà hãy bắt đầu từ ngay cái nghĩa của nó trong tiếng Việt. Ví dụ chữ Bình 平 nghĩa là Bằng, thì cứ bắt đầu từ cái nghĩa Bằng. Nho đã lướt để tạo chữ: “Bằng là một từ của tiếng Kinh”= “Bằng … Kinh”= Bình 平. Bởi đã Bằng thì “Phải thật Bằng”= Phẳng. Phẳng = Phìng (tiếng Quảng Đông đọc chữ Bình 平 là “Phìng”)= Píng (tiếng Bắc Kinh đọc chữ Bình 平 là “Píng”). Hoặc ví dụ chữ Truy 追 nghĩa là đuổi theo, thì cứ bắt đầu từ cái nghĩa là Đuổi Theo. Đuổi Theo tức là chạy đuổi, mà lướt “Chạy Đuổi”= Chuối (tiếng Quảng Đông đọc chữ Truy 追 là “Chuối”). Nhấn mạnh bằng phụ từ khẳng định đứng sau là “Chạy đuổi Chứ!”= “Chạy đuổi Chi 之!”= = Chuy. Chuy = Truy, nên có từ đôi là Truy Đuổi. Nhấn mạnh bằng phụ từ khẳng định đứng sau là “Truy 追 Đấy 的!”= Truây (tiếng Bắc Kinh đọc chữ Truy 追 là “Truây”).
    1 like
  5. Khi nghiên cứu cổ sử Việt, chúng ta thấy ghi chép Văn Lang có 15 bộ, trong đó có bộ Việt Thường và bộ Phong Châu. Bộ Phong Châu là nơi vua Hùng Vương đặt kinh đô, rõ ràng có điều gì đó đặc biệt khi cổ sử cho rằng Việt Thường cũng là tên gọi Văn Lang. Kính nhờ bác LãnMiên chiết giải ý nghĩa chữ PHONG, và có lẽ cũng cần thiết chiết giải chữ LONG - RỒNG một trong những biểu tượng của nước ta. Trân trọng.
    1 like
  6. Con đầu hai bạn có thể sinh năm nào cũng được! Con út thì nên chọn năm tốt, 1 trong các năm sau đây là ok : Kỷ Hợi 2019, Giáp Thìn 2024 hoặc Ất Tỵ 2025. ưu tiên gái trước, trai sau! Thân mến.
    1 like
  7. Ai ở trực tiếp trong nhà đấy thì tính theo người ấy! Cụ thể trong trường hợp này thì cứ theo bố bạn, nếu ông bác có ở chung thì tính theo ông bác!
    1 like
  8. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Sự trình bày của giáo sư Chu Hảo rất nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử phát triển của tư duy khoa học và nội hàm của nó. Tôi chỉ chọn lựa một số vấn đề tiêu biểu liên quan và liên hệ với Lý học Đông phương . Sau phát biểu của giáo sư Chu Hảo là trình bày của tôi với chủ đề "Lễ nghĩa theo cách hiểu của người Việt". Hình minh họa của tôi duy nhất có bức tranh thờ Ngũ hổ. LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. I. Lễ trong văn minh Hán cổ Chủ đề đã xác định "Lễ Nghĩa theo cách hiểu của người Việt" - Bởi vì trong qúa trình nghiên cứu về cổ văn hóa sử, tôi không hề thấy trong chính ngay "Kinh Lễ" và cả "Luận ngữ", có một chữ nào của các tác giả người Hán định nghĩa về khái niệm này. Tất nhiên trong đó có cả Khổng tử, người được coi là tác giả của Luận Ngữ và cũng được coi là san định Kinh Lễ. Tôi không tham vọng trình bày được thấu đáo trong bài viết này, vì kiến thức có hạn. Nhưng cũng cố gắng với hiểu biết của mình. Chúng ta bắt đầu từ sự tranh luận khái niệm "Lễ" trong xã hội Đông phương cổ. Có thể nói trong các bài tranh luận liên quan đến khái niệm này có nguyên nhân từ vấn đề cải cách giáo dục và nó bắt đầu từ câu khẩu hiệu "Tiên học Lễ; hậu học văn". Nhưng cả hai phía bênh vực và phản biện, đều tỏ ra không hiểu gì về Lễ cả và tất nhiên họ đều có chứng lý bảo vệ luận điểm của họ. Những chứng lý của cả hai phía tranh luận đều chỉ là chứng lý cục bộ và rất trực quan. Họ tỏ ra không hiểu biết một cách thực sự về khái niệm này. Cho dù cũng có vài người thuộc hàng sĩ phu của cả hai phía. Do đó, đến gần đây, lai rai trên vài tờ báo vẫn thỉnh thoảng có vài bài viết nêu lại vấn đề này và ....chìm trong quên lãng. Không ai có ý tưởng xuất sắc nổi bật. Lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sự thiếu hiểu biết về khái niệm Lễ của họ. Xong nghĩ lại thấy cũng chẳng có gì là lạ. Bởi vì, bao trùm lên tất cả những luận cứ của hai bên tranh luận, chính là sự mặc định Lễ là của nền văn minh Hán. Trong khi đó, chính nền văn minh Hán cũng không hiểu Lễ là gì. Cùng chung số phân với những di sản còn lại của nền văn minh Đông phương bị Hán hóa là thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái, tất cả mọi giá trị nền tảng tri thức của nền văn minh này - trong đó có "Lễ" - cũng mơ hồ y như vậy. Tôi có thể khẳng định với các bạn quan tâm đến bài viết này rằng: Chính người tự xưng là "Khổng tử" - vốn được coi là người san định kinh Lễ trong Ngũ kinh của Nho giáo - cũng không có một định nghĩa rõ ràng về khái niệm Lễ. Các bạn có thể không tin điều này?! Nhưng tôi dẫn chứng ngay sau đây. Đoạn dưới đây trích trong cuốn "Luận ngữ - Thánh kinh của người Trung Hoa". Do Nxb Đồng Nai phát hành năm 1996. Trang 154 , viết: Qua đoạn trích dẫn trên, các bạn cũng thấy rằng: mặc dù được trực tiếp hỏi về bản chât của Lễ, nhưng người được coi là Khổng tử - vốn được mô tả là người đã san định Kinh Lễ của nền văn minh Hán - đã không trả lời trực tiếp. Và đây lại trong sách Luận Ngữ - tức là sách mô tả những lời nói của vị được coi là Khổng tử. Còn trong Kinh Lễ, tôi xem đến hai lần từ đầu đến cuối và cố gắng xem cả những lời bàn dài lê thê của các người đời sau nhận xét, cũng không thấy một chữ nào định nghĩa về khái niệm Lễ. Vậy ở đâu ra cuốn Kinh Lễ vĩ đại tồn tại trong văn minh Hán vậy? Bởi vậy, chẳng trách được hậu thế, kể cả các bậc sĩ phu - vốn mặc định Kinh Lễ của nền văn minh Hán - khi bàn về "Lễ", đều chỉ "chém gió" cho vui. Vị được coi là Khổng tử - chí ít bản văn cổ còn sót lại đã ghi nhận - ông ta đề cao thuyết "Chính danh". Khi được hỏi: "Nếu ra làm quan thì việc đầu tiên thầy làm gì trước?". Tử viết: "Việc đầu tiên ta phải chính danh".Trò hỏi tiếp: "Chính danh là gì?". Tử viết tiếp: "Là gọi tên đúng sự vật, sự việc". Chưa bàn về định nghĩa khái niệm chính danh của "tử viết" có đúng hay sai, hoặc đã đầy đủ chưa. Nhưng qua đoạn trích dẫn trên cho thấy ông đề cao thuyết chính danh. Nhưng trong khi "Lễ" được coi là một hình thái ý thức quan trọng của Hán Nho thì ông lại không có một khái niệm rõ ràng về "Lễ". Bởi vậy, sự trình bày của tôi có tiêu đề là "Lễ Nghĩa theo cách hiểu của người Việt" là vậy. Vì khi tìm trong sách Tàu chẳng thấy chữ nào mô tả về khái niệm Lễ cả. Còn tiếp
    1 like
  9. Bạn mà chờ đến năm sinh con hợp thì còn khá lâu, con đầu cứ sinh đi, quan trọng nhất tuổi đứa con út. Chồng Đinh Mão (thủy), Vợ Mậu Thìn (mộc). Hai tuổi này tốt, vợ chồng yêu thương nhau, chồng hay chiều vợ, công việc tốt. Bạn sinh con đầu năm 2015 ( Ất Mùi) , rồi sinh con út năm 2016 (Bính Thân) nữa là tốt. Chúc bạn hạnh phúc. Thân mến.
    1 like
  10. Giả thiết không tìm thấy xác - như bài báo đã nêu luận điểm của ông luật sư nói trên. Vậy luật pháp sẽ xử như thế nào? Tại ngoại cho đến khi tìm thấy xác chăng? Vớ vẩn.Lưu ý rằng: Một thằng điên giết vài người; một kẻ xì ke vã thuốc, mất kiểm soát giết người dã man, một thằng cướp của giết người, đều khác hẳn vụ việc này. Vụ việc này có sự tác động lớn lên xã hội, giống như việc một vị luật sư kiện hai vợ chồng người Mỹ gốc Hàn phải đền hàng triệu Dollar, chỉ vì họ làm hỏng của y cái quần bò. Nếu luật pháp Hoa Kỳ xử ông luật sư thắng kiện thì xã hội Hoa Kỳ không đủ khả năng tiếp tục giữ vị trí siêu cường.
    1 like
  11. Vì không rõ bối cảnh câu chuyện và thời điểm luận đoán cũng như vai trò của bạn trong câu chuyện nên mình chỉ nhìn quẻ và kết luận là "Niềm tin thì hết rồi, cái còn lại chỉ là âm mưu hoặc sự khó chịu tìm cách dìm hàng nhau thôi". Trong quá trình học luận quẻ mình xin chia sẻ kinh nghiệm là bạn cần mô tả rất rõ bối cảnh của sự việc và vai trò của bạn trong đó, thời gian luận quẻ thì mọi người mới góp ý hoặc luận đoán có thể chính xác cao hơn. Về quẻ Khai Vô Vong, mình đồng ý với ý kiến của bạn. Kết quả là chẳng đi đến đâu cả, có thể có tí tiếng tăm, nếu đang là nhân viên thì sẽ lên Phó, nếu đang là Phó thì khó lên Trưởng mà có cơ còn đổi vị trí sang nơi khác. Chúc bạn sớm thành công trong LVĐT.
    1 like
  12. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Đây là nội dung chính của hội nghị- mặc dù nội dung của nó nhằm tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng Cty DTT - nhưng vì mục đích khoa học trong sự phát triển, nên những bài trình bày tại hội nghĩ rất đáng chú ý. VẤN ĐỀ TƯ DUY & KHOA HỌC HIỆN ĐẠI Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo Đây là một vấn đề rất thú vị được giáo sư Chu Hảo trình bày trong hội nghị : "Phát hiện một lực tương tác liên quan đến các hiện tượng tâm linh". Tất nhiên chúng ta cần hiểu rằng: Đây là vấn đề của tri thức khoa học hiện đại mà giáo sư Chu Hảo trình bày, chứ không phải từ chủ quan của giáo sư. Như vậy, khoa học hiện đại đã đặt ra vấn đề lực tương tác thứ 5 - liên quan đến các hiện tượng tâm linh - ngoài 4 lực tương tác mà tri thức khoa học đã xác định. Có thể khẳng định rằng: Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã trả lời câu hỏi này từ lâu, ngay trên diễn đàn này. Nhưng đó là những luận điểm thể hiện rời rạc ở nhiều bài viết. Cũng dễ hiểu thôi. Vì nó chưa có một câu hỏi chính thức cho nó. Chỉ đến hội nghị DTT mới có một câu hỏi từ một nhà khoa học chính thống. Tôi có thể trả lời từ những luận điểm đã trình bày ở trên: "Nền tảng tri thức của khoa học hiện đại chưa biết hết được những cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Do đó, họ chưa thể biết được bản chất của các mối liên hệ tương tác". Chính vì chưa biết hết cấu trúc của vật chất, nên họ đã đặt ra vấn đề "tâm linh" phi vật chất; hoặc là một thực tại phi vật chất. Nhưng, trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?", tôi đã định danh "vật chất" (Đại ý, vì tôi cũng không biết nguyên văn nằm ở đâu),là : tất cả những "trạng thái tồn tại có năng lượng và tương tác". Trên cơ sở định nghĩa này thì sẽ không có vấn đề "tâm linh", khi người ta xác định một lực tương tác liên quan đến nó. Thực chất của vấn đề được đặt ra chỉ là - tôi nhắc lại - "Nền tảng tri thức của khoa học hiện đại chưa biết hết được những cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Do đó, họ chưa thể biết được bản chất của các mối liên hệ tương tác". Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - chỉ thừa nhận bốn trạng thái tương tác. Nhưng nó không phải là bốn lực tương tác của khoa học hiện đại. Bốn lực tương tác mà khoa học hiện đại xác định, chỉ giới hạn trong mối liên hệ những cấu trúc vật chất mà tri thức khoa học phát hiện được, tính đến ngày hôm nay. Bản chất cấu trúc vũ trụ không đơn giản như vậy. Bốn lực tương tác được xác định trong tri thức khoa học hiện đại, không sai. Nhưng đó là chân lý cục bộ. Tôi cho rằng: Một hình tượng tuyệt vời của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ và là câu trả lời sâu sắc cho vấn đề đặt ra, chính là "Tranh thờ Ngũ hổ", trong di sản văn hóa truyền thống Việt . "Tranh thờ" - tự nó đã gợi lên một khái niệm tâm linh. Nhưng Ngũ hành lại là một khái niệm phân loại tất cả các trạng thái tồn tại của vật chất trong vũ trụ. Cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa và hệ thống thần quyền cùng tìm thấy trong bức tranh này. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu những vấn nạn của tri thức khoa học hiện đại qua trình bày của giáo sư Chu Hảo. Tư duy phức hợp theo miêu tả của giáo sư Chu Hảo là tư duy khoa học của tương lai. Nhưng có thể nói rằng: hệ quả của tư duy này lại thể hiện ngay chính trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thể nói: tất cả mọi phương pháp ứng dụng của các ngành học khác nhau thuộc Lý học Đông phương như: kiến trúc (Phong thủy); Y học (Đông y), dự báo - gồm các quy luật vật lý, sinh học và các hiện tượng vũ trụ....đều được giải thích bằng hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành phải là sự tổng hợp của khả năng tư duy của khoa học trong tương lai. Ở đây tôi muốn trình bày nhận xét của cá nhân về một định đề được nếu ở trên của tri thức khoa học hiện đại: "Không có tiên đề nào không có mâu thuẫn". Hoàn toàn chính xác! Cái này được Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - công nhân. Trên nguyên lý "Âm Dương chuyền hóa" của Lý học; đối chiếu với thực tế tiến hóa và sự phát triển của vũ trụ (Thế giới hậu thiên, nằm trong phạm trù Âm Dương). Đối chiếu với sự tiến hóa của các nền văn minh,mà thực tế là sự phát triển của nhận thức - thì - tôi có nhận xét cá nhân cho rằng: Chính tính mâu thuẫn trong nội hàm các tiền đề làm nên sự phát triển. Tất nhiên, nó là hệ quả của định đề trên. Cái này tôi đã nói từ lâu trên chính diễn đàn của chúng ta: tri thức khoa học hiện đại đang bế tắc. Còn tiếp
    1 like
  13. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Đây là nội dung chính của hội nghị- mặc dù nội dung của nó nhằm tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng Cty DTT - nhưng vì mục đích khoa học trong sự phát triển, nên những bài trình bày tại hội nghĩ rất đáng chú ý. VẤN ĐỀ TƯ DUY & KHOA HỌC HIỆN ĐẠI Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo Tôi đến hơi muộn một chút. Nhưng đề tài của giáo sư thật sự cuốn hút tôi. Để có một kiến thức như những gì ông trình bày, chắc tôi phải tổng hợp từ rất nhiều sách. Nhưng ở đây, tôi chỉ cần nửa giờ, Dưới đây là những nội dung tóm tắt những tiểu mục chính do tôi lựa chọn, trong bài trình bày của giáo sư Chu Hảo và sự so sánh chủ quan của tôi với Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Ông đang nói về những phẩm chất cần có của tư duy sáng tạo. Những yếu tố của tư duy logic..... Đây là một trong nhiều tiêu chí để thẩm định một lý thuyết hoặc giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Đó chính là tính hợp lý trong mối liên hệ giữa các cấu trúc của lý thuyết, hoặc giả thuyết khoa học. Mục đích của tư duy biện chứng.... Đây cũng chính là phương pháp xác định bản chất sự vật, sự việc của Lý học Đông phương: thông qua hình tướng - vẻ bề ngoài của sự vật và hiện tượng - để xác định bản chât của hiện tượng với khả năng tiên tri. Hai thí dụ về Lý học liên quan: 1/ Phép xem tướng để dự đoán tương lai con người của Lý học Đông phương. 2/ Phương pháp phân tích từ hiện tượng ra cái toàn thể có thể tiên tri, của Lý học. Mục đích hướng tới của tri thức khoa học hiện đại: 1/ Khám phá bản chất cấu thành vũ trụ và mọi diễn tiến trong lịch sử của nó. 2/ Xác định một lý thuyết thống nhất để có thể mô tả bản chất tương tác của vũ trụ (Tìm lý thuyết thống nhất 4 lực của tự nhiên) Đây là mục đích hướng tới của khoa học hiện đại. Và dù nó có đạt được điều mơ ước đó thì cũng còn thua xa những gì Lý học Đông phương đang mô tả và đã ứng dụng. Tôi sẽ trình bày điều này ngay ở đây và bổ sung thêm vài sách đang viết "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Còn tiếp
    1 like
  14. PHỤC HỒI TẢ THANH LONG. Bể cá ngoài sân của tôi có diện tích 2 x 10 m.Nhưng từ ngày nhập trạch bị thấm nước và nước rút liên tục, chưa kể những sự cố tràn nước thải, cá chết hàng loạt. Tôi cố gắng khắc phục bằng nhiều cách nhưng không xong. Những sự cố kỹ thuật này ảnh hưởng rất lớn đến phoengshui nhà tôi. Vì vậy, tôi đành phải quyết định đập bỏ và xây mới toàn bộ hồ. Tất nhiên là tốn kém. Nhưng tôi đã khắc phục được sự cố và các bạn xem những hình ảnh dưới đây sẽ thấy một hồ cá Tả Thanh Long hoàn hảo.
    1 like