• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/01/2014 in all areas

  1. cháu chào 2 bác cùng mọi người, mong 2 bác xem giúp cháu công danh năm nay ạ, vì cuối năm nay cháu ra trường rồi ạ cháu là nữ,sinh ngày 31/1/2/1991 dl sinh giờ:bính tuất 19h25 tại:miền bắc việt nam tính:thẳng,nóng.tốt tính,hài hước, hay giups đỡ người khác,có tâm hướng phật cháu cao 1m57/47kg da trắng, không lộ xương.mắt đẹp cháu đang học kĩ sư năm cuối -cháu trượt dh 1 lần -học thông minh nhưng lười,kết quả không cao -năm 2013:bố phát bệnh nặng, chữa mất nhiều tiền -cháu và bố mẹ không hợp tính -mong các bác ghé qua xem giúp cháu ạ, c cháu chân thành cảm ơn!!! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaSoTuVi.php?name=for+me&date=1991,12,31,19,25&year=0&gender=f&view=screen&size=2
    1 like
  2. Chuyện rùng rợn, đau khổ đến tận cùng tại ngôi làng của những người điên Chủ Nhật, 05/01/2014 - 16:32 Những câu chuyện “rùng rợn” và đáng sợ kiểu như mẹ và con tranh nhau ăn thịt có giòi; hai chị em nhổ tóc đến trọc đầu; nửa đời người mẹ giam con trong chuồng lợn… Tưởng đó là chuyện bịa, nhưng đó lại là những chuyện có thật ở một ngôi làng mà ở đó là thế giới của những người điên… Đường về “xóm tận khổ” Trong cái rét căm căm những ngày cuối năm, men theo quốc lộ 21 chúng tôi tìm về xóm 4, 5, 6 thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Thú thật là chỉ cách Hà Nội khoảng 60km nhưng cảnh vật ảm đạm bao trùm lên ngôi làng ngay cạnh chân núi Mác càng làm cho câu chuyện chúng tôi được nghe qua trở nên ám ảnh. Người ta đồn rằng xóm này sợ lắm, có đến hàng chục người bị điên, các gia đình ở liền kề nhau, có khi ở một nhà có đến hai thế hệ gồm cả mẹ và con gái cùng bị điên. Câu chuyện mở đầu của chúng tôi là tiếng thở dài than vãn đầy buồn bã của ông Nguyễn Văn Bình, người ở xóm 5: “Xóm này người điên thì nhiều. Có khi ra đường là bắt gặp người điên ngay ấy chứ. Thật tội nghiệp, nhiều gia đình có đến 3, 4 người điên, cuộc sống của họ đắng cay, cơ cực lắm”. Nằm ngay cạnh dưới chân núi Mác, ngôi nhà của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hà luôn im lìm chặt cửa đề phòng cô con gái Bùi Thị Thảo (SN 1992) có thể lao bạt mạng ra đường bất cứ lúc nào. Bà Nguyễn Thị Hà chia sẻ: “Thảo là đứa con gái út của tôi, từ nhỏ tới lớn cháu học rất giỏi. Nhưng không hiểu sao, năm lên lớp 10, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, cháu bắt đầu có triệu chứng không bình thường”. Nói rồi bà bật khóc, đứa con gái thì ngây ngây, ngô ngô hết cười rồi lại la hét làm cho câu chuyện giữa chúng tôi và bà Hà bị đứt quãng. Ngay sát nhà bà Hà là trường hợp mẹ con bà Nguyễn Thị Loan. Người dân ở đây cho biết mẹ con bà Loan đều dở dở điên điên, cuộc sống cũng đắng cay trăm bề. Trong ngôi nhà xập xệ, đứa con gái Dương Thị Nụ bị cách ly, liên tục đi lại, hỏi gì cũng không nói, thi thoảng lại nhảy múa rồi tự vỗ tay. Một lúc sau, bất ngờ một người đàn bà đứng tuổi đi ở ngoài vườn vào chửi bới rồi đuổi chúng tôi ra khỏi nhà, hỏi ra mới biết đó là bà Loan. Chuyện là sau một thời gian cô con gái Dương Thị Nụ của bà bị điên bà cũng trở nên dữ dằn, cứ nhìn thấy người lạ vào nhà là bà chửi bới rồi đuổi ra khỏi nhà. Một lần bà lang thang ra chợ, có người thương tình cho vài lạng thịt, bà không nấu, cứ để trong nồi, một tuần sau bà mang ra hai mẹ con cùng ăn, người con trai cả phát hiện ra xoong thịt toàn là giòi bọ. “Xóm tận khổ” có nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh éo le, cơ cực như nhà ông Êm, nhà ông Tý, nhà bà Loan… Có người nghi hoặc rằng, chắc tại ở làng này trước đây có nhiều người chết nên bây giờ xóm này mới bị “ám”. Những câu chuyện rùng rợn Đây là xóm mới thành lập, hầu hết đều là người tứ xứ về khu nông trường Ba Sao để xây dựng khu kinh tế mới. Khổ tâm nhất là gia đình bà Bình có tới 3 đứa con điên, họ điên đến thảm khốc. Trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ ở xóm 5, người mẹ già gần tuổi thất thập ứa nước mắt khi nhắc đến 3 đứa con ngây dại của mình. Bà Bình kể lại: “Tôi lập gia đình ở trên Thái Nguyên, khi đang mang bầu tôi vẫn phải ngày đeo bình thuốc lên vai, phun mấy mẫu chè, đêm đến lại vò chè đến tận khuya mới được nghỉ. Khi sinh đứa con gái đầu lòng ra bụ bẫm, khỏe mạnh, nhưng càng lớn đứa con gái cả càng có biểu hiện về căn bệnh thần kinh. Mấy năm sau hai vợ chồng tôi sinh đứa con thứ hai nhưng số phận đau đớn một lần nữa lại đổ ập xuống gia đình tôi. Khi được 3 tuổi, đứa con gái thứ hai cứ ngây ngô, ngồi một chỗ, ăn nói không bình thường. Vì lúc đó khó khăn mọi bề nên tôi cũng không đủ điều kiện đưa con đi khám chữa bệnh. Cuộc sống cứ thế dần trôi đi khi cô con gái út sinh ra không có biểu hiện như hai cô chị nhưng quanh năm ốm yếu, quặt quẹo không làm được việc gì, thi thoảng lại trốn nhà đi biệt tăm hàng tuần mới chịu về nhà. Bà Bình ngồi trò chuyện với chúng tôi mà mắt không lúc nào rời khỏi cô con gái cả của bà cứ ngồi một chỗ, hết cười lại khóc; đứa thứ hai thi thoảng cào cấu đầu tóc, lăn ra đất, xé quần áo rồi lại vơ đống vải vụn cho vào mồm nhai ngấu nghiến. Đứa thứ ba thì chẳng nhớ nổi bao lần trốn nhà biệt tăm, vất vả vào núi tìm mãi mới thấy. Bà Bình khổ sở với những đứa con điên dại ấy, ngày trông con, đêm lại ngồi khóc và tự vấn lương tâm rằng không biết kiếp trước ăn ở thế nào mà kiếp này giời đày 3 đứa con của bà bi thương đến thế (?) Bà Bình nhớ lại: “Năm 1996, chồng tôi ốm đau rồi qua đời, để lại tôi với 3 đứa con bị điên đáng thương của mình. Mỗi lần đi làm đồi là tôi phải đóng chặt cửa không để chúng chạy ra đường, nhưng khi về đến nhà thì đứa nào đứa nấy đều trần như nhộng, từ đầu đến chân mặt mũi bẩn thỉu, người toàn mùi xú uế. Thương con tôi lại cõng từng đứa ra giếng tắm rửa, thay đồ rồi lại lo cho ba đứa ăn. Nhiều lúc buồn hỏi chuyện con cho vui mà chúng cứ ngây dại nhìn tôi trân trân như nhìn một hành tinh xa lạ rồi lại cười khà khà. Cuộc đời tôi là những đêm không ngủ vì 3 đứa không chịu ngủ, dỗ dành chán chúng mới chịu đi nằm, vừa chợp mắt được một lúc thì lại choàng dậy vì những tiếng xoong, chảo va vào nhau. Xuống đến nơi vừa can được hai đứa ra thì cô con gái cả choang cả cái chảo vào đầu, khiến tôi ngã xấp mặt xuống đất. Đánh nhau chán rồi chúng lại lấy gương ra soi mặt để nhổ lông mày, có lần hai chị em chúng nó nhổ tóc cho nhau hói cả đầu rồi lại cười ha hả như ma nhập... Nhưng những lần như thế chưa thấm tháp gì. Sợ nhất là những lần đang bón cơm cho con thì một trong ba đứa cầm ghế gỗ đập vào đầu khiến tôi tứa cả máu mặt ra. Cho đến giờ tôi vẫn thấy run khi nhớ lại những lần bị con đánh. Một lần tôi đang lúi húi nấu cơm trong bếp thì đứa con gái cả cầm kéo lao vào tay cầm tóc lôi tôi xềnh xệch từ bếp ra sân, tay kia cầm kéo đâm vài ba nhát vào lưng, tôi đau đớn kêu cứu, may mà có người hàng xóm phát hiện ra nếu không thì…”. Kể đến đây bà Bình lặng đi, thương xót cô con gái cả rụng hết cả hàm răng vì tự dưng lao đầu vào tường. Nhìn con vừa giận vừa thương, không biết làm gì hơn ngoài việc than trách số phận. Mẹ “giam giữ” con trong chuồng lợn Trong số những người bị điên ở thị trấn Ba Sao thì hoàn cảnh gia đình bà Phạm Thị Nhẫn khiến ai biết chuyện cũng xót xa. Bà Nhẫn có một người con trai tên là Vũ Xuân Việt, đang khỏe mạnh bỗng dưng có những biểu hiện bất thường dù gia đình đã chạy chữa nhưng bệnh tình của Việt không những không giảm mà còn nặng hơn. Việt càng ngày càng trở nên “hung dữ” và bạo lực. Cũng chính đứa con trai ấy đã từng bóp cổ bà Nhẫn, đấm đá vào mặt chị gái như kẻ thù và cầm dao truy lùng bố đẻ mình. Bà Nhẫn vẫn bàng hoàng khi nhớ lại: “Khi tôi đang phơi ngô ngoài sân thì thằng Việt đi từ đâu về, mặt hằm hằm, chưa kịp phản kháng gì thì nó lao vào tôi rồi bóp cổ. Tôi hốt hoảng kêu cứu thì nó đẩy tôi xuống đất, dùng hết sức bóp mạnh hơn… Khi tôi gần như không thể thở được nữa thì hàng xóm láng giềng chạy sang đẩy nó ra, đỡ tôi dậy. Nó bị đẩy xuống đất ngã dúi dụi, liền cầm gậy lao vào tấn công hàng xóm. Cũng may có nhiều trai tráng khỏe mạnh ôm nó, nếu không thì…”. Kể đến đây bà chỉ tay ra phía hiên nhà: “Cũng từ ngày ấy gia đình tôi nhốt nó vào đấy, nhỡ đâu nó ra ngoài hại người thì khổ lắm”. Theo bà Nhẫn ra nơi anh Việt bị “giam giữ”, gần đến nơi đã thấy xộc lên thứ mùi thối khẳn. Nơi Việt ở nằm ngay sát giếng, cạnh chuồng gà, nơi ông bà Nhẫn xây lên với mục đích để nuôi lợn, nhưng vì không có nơi đảm bảo cho Việt không thoát ra ngoài nên bà Nhẫn sử dụng luôn cái “chuồng” rộng khoảng 6m2, trong đó được dựng nên một cái bục bằng xi-măng đủ để cho Việt nằm ngủ. Cửa chuồng được làm bằng sắt to, đan ô vuông vững chắc. Việt mặc mỗi chiếc áo lửng, để truồng phía dưới, khi hỏi chuyện anh luôn cúi gằm mặt không ngước lên một lần nào. Cho ăn thì ăn, còn đâu cứ ngồi lì một chỗ, cặm cụi nhìn xuống nền đất ướt, gọi cũng không thưa. Bà Nhẫn kể: “Từ ngày chồng tôi mất đi, con cái dựng vợ, gả chồng hết tôi càng thấy sợ hơn, nhưng nghĩ nó là con mình nên cố gắng chăm bẵm cho nó. Tôi thương nó lắm, nhưng số mệnh nó đã thế rồi”. Ngay cả đến khi tắm cho Việt bà Nhẫn cũng chỉ dám đứng ngoài cửa “chuồng”, cầm vòi nước phụt vào trong như kiểu “tắm cho lợn”. Việt sinh hoạt tại chỗ, phóng uế hết ra những cái chăn, bốc mùi khai thối nhưng bà Nhẫn cũng không dám mở cửa chuồng vào vì sợ Việt lại chạy ra ngoài gây nguy hiểm cho người dân. Một thời gian dài “giam” con giữa 4 bức tường, bà Nhẫn đứng ngoài song sắt mà không đành lòng, thế nhưng mở cửa ra, nó có lẽ giết bất cứ người nào… Nửa thế kỷ quặn thắt nỗi đau “Điều gì đang xảy ra tại cái xóm này?”, chúng tôi hỏi bà Lê Thị Kiệm, Bí thư xóm 5 để mong có sự lý giải thỏa đáng về những hiện tượng bất thường đến mức đau lòng ở xóm nghèo này thì được cho biết: “Ở cái xóm nhỏ bé tí tẹo này người điên khá nhiều. Già có, trẻ có, trung tuổi cũng có. Nguyên nhân chính là do ngày xưa cha mẹ đi bộ đội, thanh niên xung phong, có lẽ do nhiễm chất độc màu da cam. Còn một số trường hợp thì chúng tôi không được rõ nguyên nhân nhưng nói chung cuộc sống gia đình cơ cực lắm”. Thật sự là đến nửa thế kỷ trôi qua nhưng người dân dưới núi Mác vẫn không thể trả lời được câu hỏi vì sao con cái, gia đình họ lại điên dại như vậy. Lời đồn thổi thì nhiều, người thì cho rằng bị… ma ám, người lại bảo do chiến tranh nhưng sự thật rõ mười mươi như thế nào thì cũng chẳng ai dám chắc. Gia đình cuối cùng chúng tôi đến thăm nơi đây là vợ chồng ông Lại Văn Tiếp và bà Hoàng Thị Sen. Bà Sen năm nay đã qua tuổi 60 nhưng lúc nào cũng phải bón từng thìa cơm cho cô con gái đã ngoài 30. Ông Tiếp cho biết: “Thời xưa, chiến tranh lửa đạn, ông không sờn lòng, sợ hãi, vậy mà giờ nhìn con không sao cầm được nước mắt. Đứa con gái Lại Thị Hằng suốt ngày ngồi rên rỉ, ai oán nên hai vợ chồng thay phiên nhau ngồi ôm con để xoa dịu nỗi đau cho cô con gái khỏi tức giận”... Chia tay xóm nhỏ mà nhiều nỗi bất hạnh này tôi vẫn băn khoăn một điều rằng, những mảnh đời ở “làng tận khổ” rồi sẽ đi về đâu (?) Nước mắt những người mẹ… vẫn sẽ rơi hàng đêm, nỗi khát khao cho con mình được làm người dù chỉ một ngày đến bao giờ mới trở thành hiện thực (?) như tâm sự của bà Bình rằng: “Hơn 40 năm nay, tôi chỉ có một điều ước là ba đứa con ngây dại được làm người dù chỉ… 1 ngày thôi cũng được!”. Và một câu hỏi cứ ám ảnh chúng tôi: “Sao không có cơ quan đoàn thể nào về ngôi làng này trả lời câu hỏi cho họ, hay ít ra cũng là giúp họ đưa những đứa con điên dở vào cơ sở chữa bệnh???”. Theo Quân Trần An ninh thủ đô ======================= Về lý thuyết thì chỉnh sửa phong thủy của vùng đất này có thể chữa được bệnh cho dân làng. Trước đây tôi cùng anh chị em phong thủy Lạc Việt khóa 1 là Linh Trang, Hahung, nhosonla...đến Ninh Bình (Hay Nghệ An, lâu qúa tôi không nhớ) sửa phong thủy nhà chữa bệnh điên cho một người. Người này tuổi Giáp Thìn, đào giếng phạm Thái Tuế, nên bất chợt nổi cơn điên, giết cha và chị ruột. Sau khi sửa vài tháng sau họ khỏi. Kinh phí chuyến đi do chúng tôi tự bỏ ra và cùng đóng góp phụ sửa nhà với gia đình người này. Nhưng với làng này thì vấn đề là kinh phí sửa phong thủy và có được những người ở địa phương này chấp thuận hay không?
    1 like
  3. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Đây là nội dung chính của hội nghị- mặc dù nội dung của nó nhằm tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng Cty DTT - nhưng vì mục đích khoa học trong sự phát triển, nên những bài trình bày tại hội nghĩ rất đáng chú ý. VẤN ĐỀ TƯ DUY & KHOA HỌC HIỆN ĐẠI Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo Đây là một vấn đề rất thú vị được giáo sư Chu Hảo trình bày trong hội nghị : "Phát hiện một lực tương tác liên quan đến các hiện tượng tâm linh". Tất nhiên chúng ta cần hiểu rằng: Đây là vấn đề của tri thức khoa học hiện đại mà giáo sư Chu Hảo trình bày, chứ không phải từ chủ quan của giáo sư. Như vậy, khoa học hiện đại đã đặt ra vấn đề lực tương tác thứ 5 - liên quan đến các hiện tượng tâm linh - ngoài 4 lực tương tác mà tri thức khoa học đã xác định. Có thể khẳng định rằng: Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã trả lời câu hỏi này từ lâu, ngay trên diễn đàn này. Nhưng đó là những luận điểm thể hiện rời rạc ở nhiều bài viết. Cũng dễ hiểu thôi. Vì nó chưa có một câu hỏi chính thức cho nó. Chỉ đến hội nghị DTT mới có một câu hỏi từ một nhà khoa học chính thống. Tôi có thể trả lời từ những luận điểm đã trình bày ở trên: "Nền tảng tri thức của khoa học hiện đại chưa biết hết được những cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Do đó, họ chưa thể biết được bản chất của các mối liên hệ tương tác". Chính vì chưa biết hết cấu trúc của vật chất, nên họ đã đặt ra vấn đề "tâm linh" phi vật chất; hoặc là một thực tại phi vật chất. Nhưng, trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?", tôi đã định danh "vật chất" (Đại ý, vì tôi cũng không biết nguyên văn nằm ở đâu),là : tất cả những "trạng thái tồn tại có năng lượng và tương tác". Trên cơ sở định nghĩa này thì sẽ không có vấn đề "tâm linh", khi người ta xác định một lực tương tác liên quan đến nó. Thực chất của vấn đề được đặt ra chỉ là - tôi nhắc lại - "Nền tảng tri thức của khoa học hiện đại chưa biết hết được những cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Do đó, họ chưa thể biết được bản chất của các mối liên hệ tương tác". Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - chỉ thừa nhận bốn trạng thái tương tác. Nhưng nó không phải là bốn lực tương tác của khoa học hiện đại. Bốn lực tương tác mà khoa học hiện đại xác định, chỉ giới hạn trong mối liên hệ những cấu trúc vật chất mà tri thức khoa học phát hiện được, tính đến ngày hôm nay. Bản chất cấu trúc vũ trụ không đơn giản như vậy. Bốn lực tương tác được xác định trong tri thức khoa học hiện đại, không sai. Nhưng đó là chân lý cục bộ. Tôi cho rằng: Một hình tượng tuyệt vời của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ và là câu trả lời sâu sắc cho vấn đề đặt ra, chính là "Tranh thờ Ngũ hổ", trong di sản văn hóa truyền thống Việt . "Tranh thờ" - tự nó đã gợi lên một khái niệm tâm linh. Nhưng Ngũ hành lại là một khái niệm phân loại tất cả các trạng thái tồn tại của vật chất trong vũ trụ. Cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa và hệ thống thần quyền cùng tìm thấy trong bức tranh này. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu những vấn nạn của tri thức khoa học hiện đại qua trình bày của giáo sư Chu Hảo. Tư duy phức hợp theo miêu tả của giáo sư Chu Hảo là tư duy khoa học của tương lai. Nhưng có thể nói rằng: hệ quả của tư duy này lại thể hiện ngay chính trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thể nói: tất cả mọi phương pháp ứng dụng của các ngành học khác nhau thuộc Lý học Đông phương như: kiến trúc (Phong thủy); Y học (Đông y), dự báo - gồm các quy luật vật lý, sinh học và các hiện tượng vũ trụ....đều được giải thích bằng hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành phải là sự tổng hợp của khả năng tư duy của khoa học trong tương lai. Ở đây tôi muốn trình bày nhận xét của cá nhân về một định đề được nếu ở trên của tri thức khoa học hiện đại: "Không có tiên đề nào không có mâu thuẫn". Hoàn toàn chính xác! Cái này được Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - công nhân. Trên nguyên lý "Âm Dương chuyền hóa" của Lý học; đối chiếu với thực tế tiến hóa và sự phát triển của vũ trụ (Thế giới hậu thiên, nằm trong phạm trù Âm Dương). Đối chiếu với sự tiến hóa của các nền văn minh,mà thực tế là sự phát triển của nhận thức - thì - tôi có nhận xét cá nhân cho rằng: Chính tính mâu thuẫn trong nội hàm các tiền đề làm nên sự phát triển. Tất nhiên, nó là hệ quả của định đề trên. Cái này tôi đã nói từ lâu trên chính diễn đàn của chúng ta: tri thức khoa học hiện đại đang bế tắc. Còn tiếp
    1 like
  4. 1 like
  5. Kiếm đâu ra 40 triệu tiêu Tết đây? Nói 40 triệu thì nghe có vẻ to tát, nhưng đúng là, giờ từng ấy tiền chưa chắc đã đủ chi tiêu một cái Tết, chứ đừng nói là những chuyện linh tinh xung quanh nữa. Năm nay nghe nói công ty tôi doanh thu thấp nên có thể nhân viên còn được thưởng thấp hơn cả năm ngoái. Là đàn ông, tôi cực kì lo lắng vì không gánh vác được trách nhiệm của người làm chồng, làm con trai trưởng trong gia đình. Nghĩ đến chuyện, cả năm mới có một cái Tết mà không được lương, thưởng khoảng mấy chục triệu thì chắc, tôi không dám vác mặt về quê. Là con trai trưởng, lấy vợ và lên thành phố lập nghiệp, tôi đã phải lo cho gia đình nhiều chuyện. Dù không ở nhà nhưng hàng tháng, tôi phải cho bố mẹ vài triệu để tiêu pha. Bố mẹ đã già cả, bây giờ con cái đi làm, có tiền lương lại không chăm sóc được bố mẹ thì làm sao đáng mặt làm con, lại là con trưởng thì trách nhiệm còn đau đầu hơn. Tết nhất đến nơi rồi, năm nào cũng như năm nào, nỗi lo chồng chất nỗi lo. Tôi bắt đầu sợ nếu như không có tiền về quê ăn Tết thì không biết làm thế nào. Nghe phong thanh, các chị em đồng nghiệp trong công ty kháo nhau, năm nay có thể chỉ được thưởng vài triệu là nhiều, có người còn triệu bạc hoặc là vài trăm, có khi còn không có thưởng. Vì thưởng cũng phụ thuộc vào doanh thu của công ty, công ty không thu được thì nhân viên cũng phải chấp nhận 'chung cảnh ngộ' với công ty mà thôi. Nghe vậy, tôi hoảng quá. Nếu mà đúng là thưởng ít như vậy thì năm nay tôi tiêu đời rồi. Tôi mới tính sơ sơ cũng đã tầm 3 chục triệu. Ví như, cho bố mẹ hai bên nội ngoại, mỗi gia đình tầm 7-8 triệu, cũng là gần chục triệu một nhà rồi. (ảnh minh họa) Tôi phải có đủ hoặc là tầm tầm 40 triệu thì mới tiêu đủ cái Tết. Tết này, vợ tôi có được thưởng thì cũng chỉ đủ mua sắm đồ đạc cho gia đình. Bây giờ Tết có như ngày xưa đâu, có phải cân thịt lợn, cái bánh chưng là xong đâu. Bây giờ lắm thủ tục. Nào là tiền cho bố mẹ tiêu Tết, tiêu pha linh tinh, nào là tiền mừng tuổi, nào là tiền quà cáp, trăm thứ... Có vài triệu trong người thì thà không ăn Tết còn hơn. Tôi mới tính sơ sơ cũng đã tầm 3 chục triệu. Ví như, cho bố mẹ hai bên nội ngoại, mỗi gia đình tầm 7-8 triệu, cũng là gần chục triệu một nhà rồi. Nếu không cho từng ấy thì mất mặt lắm vì cả năm mới có một cái Tết, bố mẹ cũng phải sắm sửa. Không cho thì cũng phải mua đồ cho các cụ, không thì mua cây đào, cây quất thêm vào, làm quà cho bố mẹ, hay chai rượu ngoại cho bố, để bố uống, thưởng thức Tết cũng là điều nên làm mà. Mà hai bên thì phải như nhau, không thể thiên vị bên này, bên kia được. Còn chưa nói tới khoản tiền quà cáp cho họ hàng. Năm nào là con trưởng trong nhà tôi chả phải đi chúc Tết này kia. Đến nhà cô dì chú bác, họ hàng gần xa, lại anh em trong dòng họ. Thế là cũng phải mất đến gần chục triệu tiền mua quà cáp nữa chứ chẳng chơi. Cái đó là bao gồm cả tiền mừng tuổi. Mừng tuổi thì vô biên, từ người già đến trẻ con, đều phải có tiền mừng. Mà bây giờ thì ai mừng ít, chí ít ra cũng phải mừng 5 chục nghìn, còn không thì 100 nghìn cho các cụ già, chứ các cụ mà mừng tiền chục thì mừng làm gì, còn sống được bao lâu nữa. Với lại, mang tiếng lập nghiệp ở thủ đô, về nhà tèm nhèm thì người ta lại dị nghị, lời ra tiếng vào, các cụ ở quê hay vậy. Nên đã làm thì phải làm cho tới, cho hay. Tính ra, đúng là phải tầm 4 chục triệu thì hai vợ chồng mới chia nhau mà chu toàn với gia đình đôi bên được. (ảnh minh họa) Còn các cháu nhà mình nữa, cũng phải mừng tuổi cho ra tấm, ra miếng, cũng phải mất vài triệu chứ chẳng chơi. Thế nên, thiết nghĩ, chỉ riêng tiền cho bố mẹ, tiền mừng tuổi, tiền quà cáp cũng đã vài chục triệu như vậy thì thử hỏi, còn đồng nào nữa không? Đó là chưa kể tới chuyện tiền nong đi nhậu nhẹt, ăn uống bên ngoài, hay tiền vui xuân với bạn bè, thi thoảng còn mừng tuổi cho con cái bạn bè nữa. Tính ra, đúng là phải tầm 4 chục triệu thì hai vợ chồng mới chia nhau mà chu toàn với gia đình đôi bên được. Nhưng trước tình cảnh này, kiếm đâu ra từng ấy tiền đây? Chẳng lẽ lại đi vay thì ngại lắm, cuối năm đi vay, đầu năm đi trả hay là chưa trả được cũng mệt người. Lại còn chuyện ai cho vay mới là quan trọng. Bây giờ đúng là tiến thoái lưỡng nan. Chi tiêu ít đi thì được nhưng mà quá khó, thế nào người ta cũng nói vợ chồng ki bo, ki kẹt, năm mới về được lần chơi với họ hàng mà không có quà cáp cho ra hồn. Thật ra có ai hiểu, cái áp lực lên thành phố lập nghiệp là như thế nào, có giống như chuyện người ta vẫn nói đâu. Có phải cứ sống ở thủ đô thì sang trọng nhiều tiền đâu. Các gia đình như chúng tôi, đi thuê nhà thuê cửa thì thúc thực, lương vài đồng bạc cũng chỉ đủ trả tiền nhà và sinh hoạt phí, chứ còn giàu có thì không biết có gặp thời gặp vận gì không. Nhưng có ai nào hiểu, hoặc là các cụ không biết nên cứ nghĩ con cái không chu đáo. Nhưng mà chu đáo như cái Tết sắp tới này mà tôi tính thì đúng là, vợ chồng có mà sau Tết chỉ ăn cháo với mì tôm thôi! (Theo Khampha.vn) ==================== Cũng lâu rồi, ngót 20 năm trước, có lần tôi và ông Loccoctu vào ăn phở. Bàn bên có một tay có vẻ dân sung sướng - hồi ấy chưa có khái niệm đại gia - dõng dạc nói lớn: 'Một bát phở, như mọi ngày". Không ai nói ra, nhưng đều đủ thông minh để ngầm hiểu rằng : ông ta là một người ăn phở thường xuyên ở đây. Người phục vụ đến bàn chúng tôi hỏi: - Hai bác dùng phở gì? Ông anh tôi từ tốn nói: - Cho hai bát như năm ngoái.
    1 like
  6. Chữ nho Phúc 福 (Phước) và Đức 德 đều có gốc do từ Nước, nước uống cho sự sống. Người được “Té Nước”= “Tưới Nước”= =“Tắm Nước”= Tước, là được một sự ban cho, cũng như là được “Phun Nước”= Phước, là nhận được phước, để mà được Mát + [ “Mát Hè!”= Mẻ ] = Mát + Mẻ = Mát Mẻ (Từ điển Hoàng Văn Hành NXB TĐBK 2003 giải thích Mát Mẻ là từ láy), tức là đáp ứng cho cái “Muốn trong Lòng”= Mong = “Vẫn Mong”= Vọng 望 của con người. Cái Hay Mong ấy của con người gọi là cái [“Hay Chi之!” = Hi ] + [ “Vẫn Mong”= Vọng ] = Hi + Vọng = Hi Vọng 希 望 của con người. Từ điển Yếu tố Hán-Viết thông dụng (Viện ngôn ngữ NXB KHXH 1991) giải thích chữ nho Hi 希 (trang 165), chữ nho Vọng 望 (trang 477) là những “tố gốc Hán”(?!). Cho rằng chúng là “tố gốc Hán”, nhưng mẹ của chúng lại là những tố gốc Việt. Vậy thì cứ nói thẳng ra rằng chúng là những từ thuần Việt cho rồi, khỏi phải tốn giấy và thời gian hội thảo quốc gia về “Từ Hán-Việt”. Làm vườn thì nhà nông phải lên líp để trồng cây, có các rãnh tưới tiêu. Cây được “Phun Nước”= Phước, là được Phước, cũng như được “Tưới Nước”= Tước, mà cái được này lặp lại nhiều lần mỗi khi cây có nhu cầu, tức “Tước Tước”= Tược, 1+1=0, nên mới có thành ngữ là “chăm sóc vườn tược” , vườn phải được tược vì kinh nghiệm trồng trọt đã tổng kết là “nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”. Cây được tưới mới được Mát + Uớt = “Mát Ướt”= Mướt = Mướt + [ “Mướt Ạ!”= Mượt (lướt lủn)] = Mướt + Mượt = Mướt Mượt (từ láy)= Mượt + [ “Mượt Ạ!”= “Mượt Dã 也!”= Mà] = Mượt + Mà = Mượt Mà, là có được vườn cây mượt mà, cánh đồng mượt mà, cho đến điệu hò điệu lý cũng mượt mà.
    1 like
  7. Jang Song Thaek bị chó xé xác: Báo Trung Quốc tưởng tượng? Cập nhật lúc 15:14, 04/01/2014 (Tin tức 24h)- Những ngày cuối đời, người dượng của Kim Jong-un là Jang Song Thaek được truyền thông Triều Tiên ví “tồi tệ hơn một con chó”. Thế nhưng thông tin ông bị xé xác bởi một bầy chó săn háu đói có phải là sự thật? Tờ Washington Post ngày 3/1 đưa tin, mấy ngày qua những câu chuyện rùng rợn về cách mà nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un hành quyết chú rể mình bằng 120 con chó sói bỏ đói đã lan truyền nhanh chóng trên Internet. Những câu chuyện được đưa tin lần đầu tiên bởi một tờ báo nhỏ ở Hồng Kông do chính phủ Trung Quốc quản lý tên Wen Wei Po số ra ngày 12/12. Tờ này cho rằng thay vì xử tử bằng đạn súng cối như thường lệ, ông Jang Song Thaek cùng 5 trợ lý bị lột trần, ném vào một cái lồng sắt và 120 con chó săn xông tới xé xác dưới sự chứng kiến của Kim Jong-un và 300 cán bộ cấp cao Triều Tiên. Jang Song-thaek khi còn đương chức. Ngay sau đó, tờ báo Straits Times của Singapore đưa lại và ngay lập tức nó càn quét qua mọi ngóc ngách của các phương tiện truyền thông kéo theo nhiều người lên án nhà lãnh đạo Triều Tiên, gọi Kim Jong-un là tên bạo chúa trẻ. Nhưng vấn đề duy nhất theo Washington Post, có lẽ câu chuyện này không đúng sự thật, mặc dù thanh trừng Jang Song-thaek đã là một bất ngờ và cú sốc với dư luận quốc tế về Bắc Triều Tiên. Tờ báo Hồng Kông thêu dệt nên câu chuyện này không trích dẫn nguồn tin rõ ràng. Tờ Washington Post cho rằng câu chuyện liên quan đến chính trị. Jang Song Thaek là người thận cận với Bắc Kinh, nước này lại không hài lòng về việc xử tử dượng Kim Jong-un, nên giới bình luận nghi ngờ thông tin tung ra nhằm mục đích chính trị. Tờ Washington Post cũng đặt câu hỏi nếu có chuyện xử tử vô nhân đạo động trời như vậy thì tại sao báo chí chính thống Trung Quốc và Hàn Quốc không hề vào cuộc. Hàng loạt tờ báo Mỹ khác cũng đặt nghi vấn trước thông tin này. Tờ Time lập luận trước tiên, hãy xem lại độ chính xác của bản thân bài báo. Triều Tiên là một đất nước độc tài, cô lập nên gần như các phóng viên không thể tác nghiệp một mình và đưa ra bài viết độc quyền về vấn đề này. Rất ít phóng viên nước ngoài được tiếp cận với đất nước và con người ở đây, trong khi đó Wen Wei Po chỉ là một tờ báo lá cải nhỏ ở Hồng Kông có liên hệ với chính quyền Trung Quốc. Ngay cả ở Hồng Kông, tờ báo này cũng không được bạn đọc tin tưởng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy trong số 21 tờ báo của Hồng Kông, Wen Wei Po đứng thứ 19 về độ tin cậy. Quân đội Triều Tiên huấn luyện chó quân sự vào tháng 6/2013. Thêm vào đó, thông tin việc xử tử bằng chó không phù hợp với các thông tin khác về việc ông Jang bị lật đổ. Khoảng thời gian Straits Times dẫn bài báo từ Wen Wei Po, tờ New York Times trích dẫn nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho rằng những trợ lý của ông Jang đã bị giết bằng cách sử dụng súng phòng không, trong khi ông Jang đã bị xử tử bằng “nhiều loại vũ khí truyền thống”. Tờ Telegraph của Anh cũng nghi ngờ tính xác thực câu chuyện xử tử rùng rợn này. “Câu chuyện về Triều Tiên quá điên rồ, quá tàn bạo đến khó tin. Ông Kim Jong-un là một đứa trẻ chăng? Quân đội dùng ông như con mèo cho một mục đích nào đó chăng? Tất cả đều có vẻ như không thể xảy ra.” Báo chí nhà nước Trung Quốc cho đến nay vẫn trung thành với thông tin Jang Song Thaek bị hành quyết bởi một trong 2 khẩu súng máy, súng phòng không. Nổi tiếng về các "nguồn tin tình báo" Bắc Triều Tiên và đưa tin sớm nhất, nhiều nhất về vụ Jang Song Thaek, nhưng truyền thông Hàn Quốc cũng không có bất cứ thông tin nào về việc Kim Jong-un cho 120 con chó đói xé xác Jang Song Thaek. Nhà văn châm biếm Karl Sharro nhận xét, tin Kim Jong-un cho 120 con chó đói xé xác Jang Song Thaek là bịa đặt chỉ đơn giản là vì chẳng ai đếm nổi 120 con chó trong một thời điểm như vậy. T.K (Tổng hợp) ===================== Bởi vậy, Lão Gàn chả wan tâm gi gỉ gì gi gì đến tin này. Mặc dù nó nhan nhản trên mạng. Nhưng bỉ phu rất wan tâm đến việc người ta tung tin này để làm gì?! Nó bắt nguồn từ một tờ báo của chánh phủ Tung Cóoc lục địa. Sau đó là một tờ của Singapor - mà 99% có mối dây mơ, rễ má với Tung Cóoc. Đấy! Đấy! Cái zdấn đề nó ở chỗ ấy đấy! Nhưng thôi. Bàn tới đó thôi. Nhưng lưu ý các quí vị là những nhân vật wan trọng cần wan tâm rằng: Đây là thời cơ rất thuận lợi cho việc thống nhất hai miền Cao Ly. Và cái gì cũng có giới hạn của nó. Kể cả thời gian.
    1 like
  8. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Đây là nội dung chính của hội nghị- mặc dù nội dung của nó nhằm tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng Cty DTT - nhưng vì mục đích khoa học trong sự phát triển, nên những bài trình bày tại hội nghĩ rất đáng chú ý. VẤN ĐỀ TƯ DUY & KHOA HỌC HIỆN ĐẠI Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo Tôi đến hơi muộn một chút. Nhưng đề tài của giáo sư thật sự cuốn hút tôi. Để có một kiến thức như những gì ông trình bày, chắc tôi phải tổng hợp từ rất nhiều sách. Nhưng ở đây, tôi chỉ cần nửa giờ, Dưới đây là những nội dung tóm tắt những tiểu mục chính do tôi lựa chọn, trong bài trình bày của giáo sư Chu Hảo và sự so sánh chủ quan của tôi với Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Ông đang nói về những phẩm chất cần có của tư duy sáng tạo. Những yếu tố của tư duy logic..... Đây là một trong nhiều tiêu chí để thẩm định một lý thuyết hoặc giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Đó chính là tính hợp lý trong mối liên hệ giữa các cấu trúc của lý thuyết, hoặc giả thuyết khoa học. Mục đích của tư duy biện chứng.... Đây cũng chính là phương pháp xác định bản chất sự vật, sự việc của Lý học Đông phương: thông qua hình tướng - vẻ bề ngoài của sự vật và hiện tượng - để xác định bản chât của hiện tượng với khả năng tiên tri. Hai thí dụ về Lý học liên quan: 1/ Phép xem tướng để dự đoán tương lai con người của Lý học Đông phương. 2/ Phương pháp phân tích từ hiện tượng ra cái toàn thể có thể tiên tri, của Lý học. Mục đích hướng tới của tri thức khoa học hiện đại: 1/ Khám phá bản chất cấu thành vũ trụ và mọi diễn tiến trong lịch sử của nó. 2/ Xác định một lý thuyết thống nhất để có thể mô tả bản chất tương tác của vũ trụ (Tìm lý thuyết thống nhất 4 lực của tự nhiên) Đây là mục đích hướng tới của khoa học hiện đại. Và dù nó có đạt được điều mơ ước đó thì cũng còn thua xa những gì Lý học Đông phương đang mô tả và đã ứng dụng. Tôi sẽ trình bày điều này ngay ở đây và bổ sung thêm vài sách đang viết "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Còn tiếp
    1 like
  9. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Resort Asean Đi tham quan hai di sản văn hóa Kinh Bắc xong, chúng tôi về resort Asean nổi tiếng ở Hanoi và dùng cơm trưa, xong nghỉ ngơi tại đây. Bữa trưa rất thịnh soạn với những đặc sản chỉ có tại địa phương. Nhân viên phục vụ ở đây rất chuyên nghiệp và tận tình, chu đáo. Chúng tôi ngồi chung bàn với khách VIP của Cty DTT. Resort Asean là một nơi nghỉ dưỡng cao cấp với những phòng VIP đặc biệt. Chúng tôi nghỉ trưa và tối tại đây. Đương nhiên là đầy đủ tiện nghi. HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Hôm đó, trời tuy còn lạnh, nhưng là một ngày nắng đẹp và ấm hơn tất cả những ngày trước đó theo tiêu chuẩn: nắng đủ để chụp ảnh và se lạnh để mặc ves.... Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của DTT chính thức bắt đầu vào đầu giờ chiều. Đây là phần nội dung chính của Hội nghị. Có thể nói là những bài tham luận tuy ít, nhưng rất chất lượng về thông tin tri thức chuyển tải. Do mệt, nên chúng tôi lên dự hơi muộn một chút. Giáo sư Chu Hảo đang trình bày về những vấn đề của tư duy khoa học hiện đại. Đây là một đề tài rất hấp dẫn với tôi. Có những vần đề do Giáo sư đặt ra liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thí dụ như màn hình mô tả nội dung bài thuyết trình của giáo sư Chu Hảo, mà tôi chụp được. Các bạn cũng thấy trên màn hình rằng: Lý thuyết Bất định đã làm khựng lại sự hứng khởi của lịch sử khoa học từ trước đến nay. Nếu "chẳng may" thuyết Bất Định đúng thì không những đó là sự bế tắc của khoa học trong tương lai, mà cả thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng ....viên tịch. Tất nhiên, lúc ấy người ta phải thừa nhận con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà. "Phục Hy tắc Hà đồ hoạch quái" với "con Thần Quy hiện trên sông Lạc Thủy", vua Đại Vũ mần ra cái Lạc thư và phát minh ra thuyết Ngũ hành. Nhưng may quá! Quan niệm mang lại ý tưởng của thuyết Bất định, bản chất nó không phải là một lý thuyết.Mà nó thể hiện sự bất lực của con người trước những mô hình chính nó đặt ra. Và thật kỳ lạ! Tất cả những giá trị của cả một nền tảng văn minh nhân loại, dù có xuất xứ từ văn minh Atlantic, hay người ngoài hành tinh, hoặc do ý muốn của Thượng Đế...thì nó đều bắt đầu từ khái niệm rất trừu tượng và rất mơ hồ. Đây là điều mà tôi đã trình bày trên diễn đàn: Đấy chính là khái niệm "điểm" trong toán học. Có lẽ tất cả chúng ta đều thuộc lòng tiên đề đầu tiên của toán học - mở đầu cho tất cả trí thức khoa học hiện đại - rằng: Không có định lượng cho khái niệm "điểm" này. Do đó, nó là một khái niệm trừu tượng. Và trên thực tế, nó là một khái niệm quy ước theo cảm quan của con người. Ấy thế mà cả thế giới tri thức của các nền văn minh và cả Thượng Đế đều bắt đầu từ khái niệm này. Nhưng hình như, thuyết Âm Dương Ngũ hành không dùng khái niệm "điểm". Nếu thuyết Bất định được tất cả các nhà khoa học trên thế giới ủng hộ thì chí ít tôi cũng sẽ chứng minh nó sai trên thực tế qua các phương pháp ....."bói toán" của Lý học Đông phương. Hì! Chính cái khoa học bảo thế mà. Vậy thì đằng sau phương pháp bói toán - tôi lưu ý là "phương pháp bói toán" , chứ không phải cảm ứng tiên tri như của bà Vanga - phải là những quy luật được xác định. Nhưng chắc không đến nỗi tệ vậy! Tôi đã có những luận điểm xác định thuyết Bất Định không phải là một học thuyết khoa học, mà chỉ là sự nhầm lẫn và nó không phải là một học thuyết. Điều này tôi đã viết trong bản thảo cuốn "Định mệnh có thật hay không?". Nhưng lu bu quá,lại thêm bị hành vì bệnh tật, nên tôi chưa viết tiếp. Đến muộn, nhưng do được ngồi trên bàn đầu, nên tôi dễ tập trung cảm nhận những vấn đề mà Giáo sư Chu Hảo trình bày.Vì cùng được mời lên bàn đầu, nên xếp tôi ngồi ngay vào vị trí của Giáo sư Chu Hảo. Đây là ghế trống vì ông đang thuyết trình. Hì. Tôi phải ghé tai vào xếp trình bày rất khẽ: "Em ngồi nhầm vào ghế của bác Chu Hảo rồi. Nhưng ngồi im đừng đứng dậy ngay. Đợi giáo sư phát biểu xong, em làm bộ ra ngoài và chịu khó chúng minh xa nhau một tý.Mặc dù anh luôn luôn muốn lúc nào cũng có em bên cạnh". Tôi diễn đạt rất cảm động và ý kiến đề xuất của tôi được xếp chấp thuận. Còn tiếp
    1 like
  10. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Những nét kiến trúc và mỹ thuật đền Và. Tượng võ quan chầu chính điện Đức Ngài Tản Viên. Tượng Văn quan chầu chính điện Đức Ngài Tản Viên. Cảnh quan bên cạnh đền. Còn tiếp
    1 like
  11. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo ĐỀN VÀ Đức Tản Viên, một trong Tứ Bất Tử thuộc di sản văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Ngài là vị phò mã của vị vua Hùng cuối cùng thời Hùng Vương thứ XVIII. Đức Ngài là người có công lớn trong việc thuyết phục vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, gìn giữ nguyên khí của Việt tộc, để bảo vệ những giá trị cuả nền văn hiến Việt lưu truyền cho đời sau. Câu ca dao: Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Chính là xuất hiện vào giai đoạn thực thi những biện pháp bảo vệ những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đang sừng sừng thách đố tri thức của cả nền văn minh hiện đại. Chẳng ai có thể sống đến hàng ngàn năm để kiểm chứng hệ quả sau ngàn năm cả. Do đó, nó phải là kết quả của một sự nhận thức quy luật tự nhiên và xã hội hết sức sâu sắc, mới thể hiện được nội dung của câu ca dao này. Hiện nay, không ít những người manh danh học giả, đã đánh đồng Đức Ngài với Sơn Tinh trong truyền thuyết "Sơn Tinh, thủy tinh" - thuộc hệ thống truyền thuyết lịch sử về Thời Hùng Vương dựng nước của Việt tộc. Họ còn xưng xưng cho rằng: Đức Ngài Chử Đồng Tử là anh em đồng hao (Cột chèo) với công chúa Tiên Dung - được họ gán ghép cho là chị của công chúa Ngọc Hoa - mỹ danh của phu nhân Đức Ngài Tản Viên. Đấy là tầm nhìn của thứ tư duy "Ở trần đóng khố" và tất nhiên không hề có "cơ sở khoa học". Thành tâm cầu nguyện. Bà xã nhà tôi đến bất cứ một đền, đình , chùa chiền miếu mạo nào cũng rất thành tâm cầu nguyên. Bà ấy đã trải qua thời gian khổ. Phàm con người ta thành công thì luôn tự tin quá đáng. Nhưng thất bại thì mới thấy được những giá trị thật làm nên cuộc đời. Nếu như vũ trụ này, nhìn qua một kính thiên văn mà mặt trời to bằng quả bóng đá thì ngay cả trái Đất cũng không thấy đâu cả. Cùng tham gia hội nghị (*)"Tổng kết 10 năm hoạt động và phát triển của DTT" với tư cách khách mời danh dự, có giáo sư tiến sĩ Chu Hảo. Ông nguyên là thứ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ Việt Nam, hiện là giám đốc nhà xuất bản Tri Thức. Nxb của ông hiện là đối tác xuất bản cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", mà tôi đang hoàn tất bản in. Đây cũng là cuốn sách của tôi được anh Thế Trung và Tổng Cty DTT tài trợ toàn bộ kinh phí in và nghiên cứu. Giáo sư Chu Hảo nhận ra tôi và tôi rất hân hạnh chụp ảnh kỷ niệm với ông trước cổng đền Đức Ngài Tản Viên. Trong Hội nghị (*), ông có bài phát biểu về những vấn đề của tri thức khoa học hiện đại rất sâu sắc. Tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau. Còn tiếp ================== Một chữ "hội nghị", chỗ viết hoa, chỗ không. Vì từ kế tiếp sau từ này khác nhau. Cổng chính Đền Và. Quí vị chắc cũng nhận thấy hình Âm Dương Lạc Việt ngay giữa cánh cổng Đền Và với những hình Âm Dương Việt được cách điệu thành những đám mây (phía trên, bên phải) rất rõ. Hàng ngàn năm trôi qua, những người vẽ lại chiếc cổng Đền Và vẫn trân trọng tổ tiên và cố gắng giữ lại nguyên bản hình tượng Âm Dương này. Cũng may, nó chưa được một học giả nào chú ý tới. Nếu không họ lại thể hiện hiểu biết về kinh Dịch của Tàu và đề nghị vẽ thêm hai cái chấm tàn nhang vào đấy, để thể hiện "Tứ tượng". Ông cố nội của Tứ Tượng đang ngồi trong Đền Và đấy. Ngay tại cổng chính đến Và, trên mái đền, quí vị cũng nhận thấy về hình thức là "Song long chầu Nguyệt".Nhưng quí vị cũng thấy mặt Nguyệt hoàn toàn rỗng không. Chứ không lắp kính, hoặc gốm sứ trắng...... Nhưng trên mái chính điện thờ Đưc Ngài Tản Viên thì lại là hình tượng "Song Long chầu Nhật" với mặt trời màu đỏ. Nếu theo quan niệm thông thường và nhận thức trực quan đơn giản thì "Nguyệt" - mặt Trăng - Âm lại để phía trước cổng. Và "Nhật" - mặt trời Dương lại để phía sau cổng và chính điện. Có vẻ như hiện tượng này vô lý với nguyên lý "Dương trước, Âm sau" trong nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành?! Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bí ẩn nằm ở chỗ mặt gọi là "Nguyệt" ấy hoàn toàn rỗng không.... Chính sự trống rỗng đó là biểu tượng của Thái cực. Xin được lưu ý quí vị là "Trống rỗng" là biểu tượng chứ không phải bản thể Thái cực là trống rỗng. Thái cực là sự khởi nguyên của vũ trụ - tức là Dương trước - chỉ khi sinh ra cái không phải nó, mới có sự so sánh đối đãi - Lưỡng nghi - mới nằm trong sự phân biệt của phạm trù Âm Dương. Bởi vậy, biểu tượng này vẫn hoàn toàn phù hợp với nguyên lý "Dương trước, Âm sau" . Cho nên "mặt Nhật" mà đỏ phía sau vẫn thuộc Âm và màu đó là biểu tượng của trí tuệ phương Nam. Văn minh Đông phương, mà nền tảng trí tuệ là thuyết Âm Dương ngũ hành vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhưng nó sẽ thể hiện một cách cẩn thận, tỷ mỷ với những di sản văn hóa truyền thống Việt. Nếu những di sản còn lại của Kim Tự tháp mô tả những thực tế ứng dụng, thì chính di sản văn hiến Việt mô tả một cách hoàn chỉnh hệ thống thuyết Âm Dương ngũ hành -lý thuyết thống nhất - mà những tri thức hàng đầu của nhân loại đang mơ ước. Sân đền Và. Những nét kiến trúc và mỹ thuật đền Và.
    1 like
  12. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Những nét kiến trúc và mỹ thuật độc đáo của đình Chu Quyến. Sân đình Chu Quyến. Thăm đình Chu Quyến xong, chúng tôi đến đền Và..... Đền Và ở thôn Vân Gia , xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) thờ thần Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Còn tiếp
    1 like
  13. Lão Túy ạ! Còn vấn đề biển Đông nữa. Cái này lão gàn cũng phát biểu ý kiến lâu rùi, mà rằng thì là: "'Canh bac cuối cùng' chẳng bao giờ xảy ra ở biển Đông cả"; lại còn phát ngôn bừa bãi rằng: "Mọi sự kiện ở bể Đông đều liên thông với Đông bắc Á". Chẳng may lão gàn phát biểu cứ từ "đúng trở lên". Lão Túy cũng thấy rằng: Hầu hết những vũ khí hại điện nhất của Huê Kỳ đều tụ tập ở Đông Bắc Á, còn ở bể Đông chỉ có dăm cái tàu tuần tiễu bể. Bởi vậy, ở bể Đông cũng chỉ gõ phèng phèng cho vui thôi. Nhưng cái thế ở đây, không gõ phèng phèng cũng không được. Ôi dà! Sau ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch thì Sư Thiến cũng nói ngọng luôn.
    1 like