• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/01/2014 in all areas

  1. PHỤC HỒI TẢ THANH LONG. Bể cá ngoài sân của tôi có diện tích 2 x 10 m.Nhưng từ ngày nhập trạch bị thấm nước và nước rút liên tục, chưa kể những sự cố tràn nước thải, cá chết hàng loạt. Tôi cố gắng khắc phục bằng nhiều cách nhưng không xong. Những sự cố kỹ thuật này ảnh hưởng rất lớn đến phoengshui nhà tôi. Vì vậy, tôi đành phải quyết định đập bỏ và xây mới toàn bộ hồ. Tất nhiên là tốn kém. Nhưng tôi đã khắc phục được sự cố và các bạn xem những hình ảnh dưới đây sẽ thấy một hồ cá Tả Thanh Long hoàn hảo.
    6 likes
  2. Trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời Cập nhật lúc 15:20, 04/01/2014 (Tin tức thời sự) - Đại tá Hoàng Minh Phương người trợ lý thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã theo chân đại tướng về cõi vĩnh hằng. Tướng Giáp và những trận thắng đầu tiên của quân đội Ngày tướng Giáp trở lại chiến trường Điện Biên Phủ Người thư ký xuất sắc của Đại tướng đã ra đi lúc 1h30 ngày 31/12/2013. Hưởng thọ 86 tuổi. Trong tang lễ đại tá Hoàng Minh Phương, mọi người thương tiếc người trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi quá bất ngờ. Dù ở tuổi 86, sức khỏe đã yếu nhiều nhưng khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, đại tá Hoàng Minh Phương vẫn cất công ra tận Quảng Bình viếng mộ đại tướng. Đại tá Hoàng Minh Phương bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp Những tưởng tháng 5 tới ông cùng những chiến sĩ Điện Biên ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại nơi cách đây 60 năm từng góp phần làm nên chiến thắng. Nhiều cán bộ cao cấp quân đội cho rằng, làm trợ lý Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 25 năm, đại tá chính là người gần Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chịu ảnh hưởng từ đại tướng cả về tư duy, phong cách. Ông nhiều lần được gặp Bác Hồ, nhất là thời gian Bác đi chiến dịch Biên giới 1950. "Tôi được biết đại tá Hoàng Minh Phương khi ông nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân đoàn 4 khi quân đoàn đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Là cán bộ tham mưu nhưng ông luôn nêu cao công tác chính trị. Ông đã góp phần dự thảo kinh nghiệm làm nhiệm vụ trên đất nước bạn. Trước mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch, ông thường hỏi cán bộ tham mưu và chỉ huy các đơn vị về công tác bảo vệ dân, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu. Ông là người có kiến thức uyên bác, là “cây sử sống của quân đội”, nhiều người viết sử, làm báo vẫn gọi ông như thế. Ông là bạn của nhiều trí thức và những người công tác trong ngành văn hóa. Tôi nhớ, thời quân đội ta làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, mỗi khi các nhà báo, nhà văn từ Việt Nam sang thăm và viết bài về bộ đội tình nguyện, mọi người đều đề nghị được gặp đại tá Hoàng Minh Phương để cung cấp tài liệu và có khi được hướng dẫn cách thể hiện trong các bài viết. Bao giờ cũng vậy, khi gặp gỡ các nhà báo, đại tá Hoàng Minh Phương đều rất trân trọng, thân tình. Ông sẵn sàng giúp đỡ phương tiện, vật chất để họ tới các đơn vị bộ đội đang làm nhiệm vụ ở tuyến trước. Theo ông, cuộc sống của chiến sĩ ở tuyến trước không chỉ đáng được biểu dương, ca ngợi mà còn cần được phản ánh trên báo, đài để nhân dân trong nước biết vì đó là con em nhân dân", một đồng đội của ông kể lại. Các nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh, Nguyễn Khải, Thu Bồn... rất khâm phục đại tá Hoàng Minh Phương. Nhà văn Nguyễn Khải từng cho biết, ông viết kịch Hành trình tới tự do là nhờ sau mấy lần trò chuyện với đại tá Hoàng Minh Phương. Đại tá Hoàng Minh Phương là người học rộng. Kiến thức của ông, cũng như cán bộ trưởng thành từ cuộc đời chiến sĩ là tự học, học hỏi không ngừng nên rất bền vững. Đại tá Hoàng Minh Phương đã tham gia hai cuộc kháng chiến giải phóng đất nước và cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân bạn thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh. Ông là một trong những trí thức của quân đội ta. Trong cuộc sống hàng ngày ông là người rất khiêm tốn, thường cho mình là “giọt nước giữa biển cả”. Ông đã viết nhiều sách báo, nhưng không bao giờ nói về mình. Đó cũng là phẩm chất cao quý của người trí thức mặc áo lính. Theo Công an TP.HCM
    1 like
  3. Tuổi Mão đang hạn Tam Tai trong 3 năm 2013, 2014, 2015, vì vậy tránh cưới hỏi. Nếu đơi được thì 2016 hãy cưới, không được thì phải bỏ những thủ tục truyền thống như lễ bái gia tiên, rước dâu, lên đèn... để giảm thiểu cái xấu khi cưới năm Tam Tai. Thân mến.
    1 like
  4. Con đầu nên chọn Ất Mùi 2015, con út nên chọn Mậu Tuất 2018 là tốt nhất nhé! Quann trọng con út, nên cố gắng 2018 để hợp cha và mẹ, về lâu về dài gia đình ổn định, vượng phát. Thân mến.
    1 like
  5. Tết Tây và Tết Ta Khoảng hai năm gần đây, khi tết Ta sắp tới lại có những ý kiến nên dồn hai tết nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng năng suất trong toàn xã hội. Các lý do đưa ra như để giảm thời gian làm việc nửa vời trước hai kỳ lễ, gia tăng năng suất cá nhân... Lễ hội đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 ở TP.HCM - Ảnh: Nguyên Trương Các ý kiến đó đáng quý vì xuất phát từ ý muốn làm cho dân tộc Việt Nam tốt hơn tuy nhiên không một vấn đề nào không có những mặt trái của nó. Để có thể hợp lý hóa ngày nghỉ tết, lễ chúng ta cần có nhiều góc cạnh suy ngẫm trước khi quyết định một việc ảnh hưởng tới gần 90 triệu dân Việt nam. Lý do chủ yếu đưa ra dồn hai tết là gia tăng năng suất cá nhân. Chúng ta hãy thử cùng tính chi tiết và phân tích về thời gian. Một cá nhân đi làm việc sẽ có khoảng 266 ngày làm việc trong năm (tính 52 tuần, 5,5 ngày làm việc, 8 ngày lễ và 12 ngày phép năm). Quy đổi ra số thời gian làm việc chúng ta có được 2.128 giờ/năm làm việc. Cứ giả sử toàn bộ dân Việt Nam 90 triệu người đều chân trong chân ngoài, không tập trung vào làm việc trước tết hẳn một tuần - 5,5 ngày. Tổng năng suất bị giảm sẽ là 5,5 ngày x 8 giờ/2.128 giờ tương đương 2%. Vấn nạn năng suất giảm do chuẩn bị lễ tết không xác đáng vì chúng ta đã cho hẳn toàn bộ không làm gì thêm một tuần thì chỉ có ảnh hưởng tới năng suất cuối cùng là 2% - quá nhỏ. Câu chuyện làm thế nào để gia tăng năng suất thông qua những ví dụ tính rõ ràng của tác giả phản ánh lên bản chất - năng suất thấp do tác phong lãnh đạo, thói quen làm việc, cách tư duy và phối hợp của lực lượng quản lý và lao động Việt Nam trong suốt 98% thời gian làm việc trong năm. Về bản chất việc nghỉ tết lễ hoàn toàn không có liên quan gì tới hiện tượng năng suất thấp của lao động Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam được chia làm hai phần rõ rệt kinh tế nhà nước và các phần kinh tế còn lại như tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài... Luật quy định 5 ngày làm việc tuy nhiên tại các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, thời gian làm việc thật sự vẫn là 5,5 ngày (đi làm nửa ngày thứ 7). Tính quy đổi, số nhân lực Việt Nam trong thành phần kinh tế này sẽ nghỉ ít hơn là 26 ngày trong một năm. Nói cách khác, thời gian nghỉ của thành phần lao động này thực sự ít. Nếu như chúng ta tính thêm áp lực công việc như đã nói ở phần sau, việc nghỉ tết Ta hoàn toàn hợp lý cho thành phần lao động này. Trong cuộc sống, các lao động trong các thành phần kinh tế không phải nhà nước luôn luôn làm việc tới ngày cuối cùng trước tết Ta. Thói quen chân trong chân ngoài những ngày trước tết hoàn toàn không xảy ra. Thời điểm cận tết Ta còn là lúc áp lực kinh doanh thu hồi nợ, chạy doanh số, quyết toán rất nhiều. Lý do tăng năng suất cho thành phần lao động này là không phù hơp vì chủ doanh nghiệp tư nhân còn quan tâm điều này trong suốt 365 ngày trong năm thay vì một vài ngày tết. Khía cạnh thứ hai đó là văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Người Việt Nam không theo đạo Thiên chúa hẳn cũng như đạo Phật. Trong văn hóa tâm linh của Việt Nam, thờ cúng ông bà tổ tiên là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Cộng đồng theo đạo Thiên chúa hàng tuần họ đều có đi nhà thờ vào chủ nhật. Tương tự như vậy, những ai theo đạo Phật có thể lên chùa. Phần lớn người dân Việt Nam của chúng ta chỉ có ngày lễ cổ truyền duy nhất là ngày tâm linh - hướng ông bà tổ tiên. Việc dời ngày lễ cổ truyền cũng tương tự như chúng ta dời ngày Noel của cộng đồng Thiên chúa giáo. Các nước phương Tây vẫn duy trì ngày nghỉ năm mới và ngày Noel cho tôn giáo của họ thì không có lý gì chúng ta lại thay đổi ngày tâm linh của dân tộc. Nhìn rộng ra đạo Hồi, họ có hẳn một tháng cầu nguyện nhưng năng suất của họ vẫn rất cao. Năng suất và ngày nghỉ không có liên hệ với nhau trên thực tế. Khía cạnh thứ ba đó là việc gộp tết Tây và tết Ta để tạo ra một kỳ nghỉ dài hơi. Như vậy chúng ta có hai chọn lựa: 1 - gộp tết Ta vào tết Tây; 2 - gộp tết Tây vào tết Ta. Giải pháp thứ hai có vẻ thuận lợi hơn khi chúng ta đi làm vào ngày tết Tây như bình thường và nghỉ thêm một ngày tết Ta bù vào. Giải pháp thứ hai cũng đảm bảo yếu tố tâm linh như đã nói ở trên. Gia tăng năng suất là câu chuyện dài kỳ trong 365 ngày. Chúng ta cần phải có những chương trình giải pháp khác cho nâng cao năng suất trong 2.128 giờ làm việc. Các thói quen cũ trong ngày tết như thăm viếng, tặng quà, tự tay gói bánh chưng, tiêu dùng các sản phẩm cổ truyền đòi hỏi thời gian chuẩn bị nhiều cần được tinh giản tối đa để biến tết ta trở nên hiện đại và đơn giản trong thế kỷ 21. Làm được như vậy, chúng ta vẫn có thể duy trì ngày tết cổ truyền cùng với năng suất cao trong công việc. Vũ Tuấn Anh (*) * Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, là Giám đốc Viện quản lý Việt Nam (Vietnam Institute of
    1 like
  6. Cái hạn chế của luật pháp là chỉ thực thi khi hành vi phạm pháp đã xảy ra. Bởi vậy nên đạo đức tham gia vào hình thái ý thức xã hội, như là một biện pháp ngăn chặn những ý tưởng phạm tội trước khi nó xảy ra. Nhưng cái hạn chế của đạo đức là không kiểm chứng được (Đạo đức giả); cho nên mới hình thành hình thức quan hệ xã hội - quen gọi là "Lễ", để thể hiện chuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người và xã hội. Đây là ba hình thái ý thức xã hội chi phối mang tính quy luật của mọi sự phát triển và ổn định. Lý học Việt gọi là "Tam Dương khái thái". Chính là nội dung của quẻ Địa thiên Thái trong Dịch Việt. Pháp trị là xu hướng hiện nay trên thế giới. Nhưng theo Lý học thì pháp trị đến thời kỳ suy thoái thì con người tàn nhẫn và lạnh lùng với nhau, nên phải bổ sung "Đức trị"; nhưng Đức trị đến thời suy thì con người ngờ nghệch và quê mùa, nên phải bổ sung "Lễ trị", nhưng Lễ trị thì con người trở nên giả dối. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh cả ba hình thái ý thức này đã có sự đan xen, (Đây chính là mô hình toán học Wofram). Bởi vậy giáo dục văn hóa và luật pháp phải cân bằng. Lý thuyết là như vậy. Luật pháp không phải của riêng chế độ xã hội nào thì "đạo đức" và "Lễ" cũng vậy. Nền văn minh Hán không phải sinh ra Lễ. Quên nhanh. Chính Khổng Tử cũng chưa có một khái niệm về "Lễ". "Tiên học Lễ, hậu học văn" là phải học cách ứng xử trong quan hệ xã hội giữa con người với con người trước đã rồi mới học các kiến thức khác. "Con chào ông! Con chào bà...chính là "Tiên học Lễ". Người Hán coi "Tam Dương khai thái" là ba con dê dùng trong phong thủy. Hi. Đây là cách hiểu "Tam Dương khai thái" của nền văn minh Hán. Còn đây là bức tranh "Tam Dương khai thái" của làng tranh Đông Hồ, thuộc về nền văn hiến Việt. Cội nguồn đích thực của Lý học Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với lịch sử 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ rằng: Chữ "Dương" trong tranh Đông Hồ là thể hiện khái niệm "Dương" trong cặp phạm trù Âm Dương. Còn chữ "Dương" trong tranh "Tam Dương khai thai" của nền văn minh Hán là từ mô tả ..."con dê".
    1 like