-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/01/2014 in all areas
-
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Resort Asean Đi tham quan hai di sản văn hóa Kinh Bắc xong, chúng tôi về resort Asean nổi tiếng ở Hanoi và dùng cơm trưa, xong nghỉ ngơi tại đây. Bữa trưa rất thịnh soạn với những đặc sản chỉ có tại địa phương. Nhân viên phục vụ ở đây rất chuyên nghiệp và tận tình, chu đáo. Chúng tôi ngồi chung bàn với khách VIP của Cty DTT. Resort Asean là một nơi nghỉ dưỡng cao cấp với những phòng VIP đặc biệt. Chúng tôi nghỉ trưa và tối tại đây. Đương nhiên là đầy đủ tiện nghi. HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Hôm đó, trời tuy còn lạnh, nhưng là một ngày nắng đẹp và ấm hơn tất cả những ngày trước đó theo tiêu chuẩn: nắng đủ để chụp ảnh và se lạnh để mặc ves.... Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của DTT chính thức bắt đầu vào đầu giờ chiều. Đây là phần nội dung chính của Hội nghị. Có thể nói là những bài tham luận tuy ít, nhưng rất chất lượng về thông tin tri thức chuyển tải. Do mệt, nên chúng tôi lên dự hơi muộn một chút. Giáo sư Chu Hảo đang trình bày về những vấn đề của tư duy khoa học hiện đại. Đây là một đề tài rất hấp dẫn với tôi. Có những vần đề do Giáo sư đặt ra liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thí dụ như màn hình mô tả nội dung bài thuyết trình của giáo sư Chu Hảo, mà tôi chụp được. Các bạn cũng thấy trên màn hình rằng: Lý thuyết Bất định đã làm khựng lại sự hứng khởi của lịch sử khoa học từ trước đến nay. Nếu "chẳng may" thuyết Bất Định đúng thì không những đó là sự bế tắc của khoa học trong tương lai, mà cả thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng ....viên tịch. Tất nhiên, lúc ấy người ta phải thừa nhận con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà. "Phục Hy tắc Hà đồ hoạch quái" với "con Thần Quy hiện trên sông Lạc Thủy", vua Đại Vũ mần ra cái Lạc thư và phát minh ra thuyết Ngũ hành. Nhưng may quá! Quan niệm mang lại ý tưởng của thuyết Bất định, bản chất nó không phải là một lý thuyết.Mà nó thể hiện sự bất lực của con người trước những mô hình chính nó đặt ra. Và thật kỳ lạ! Tất cả những giá trị của cả một nền tảng văn minh nhân loại, dù có xuất xứ từ văn minh Atlantic, hay người ngoài hành tinh, hoặc do ý muốn của Thượng Đế...thì nó đều bắt đầu từ khái niệm rất trừu tượng và rất mơ hồ. Đây là điều mà tôi đã trình bày trên diễn đàn: Đấy chính là khái niệm "điểm" trong toán học. Có lẽ tất cả chúng ta đều thuộc lòng tiên đề đầu tiên của toán học - mở đầu cho tất cả trí thức khoa học hiện đại - rằng: Không có định lượng cho khái niệm "điểm" này. Do đó, nó là một khái niệm trừu tượng. Và trên thực tế, nó là một khái niệm quy ước theo cảm quan của con người. Ấy thế mà cả thế giới tri thức của các nền văn minh và cả Thượng Đế đều bắt đầu từ khái niệm này. Nhưng hình như, thuyết Âm Dương Ngũ hành không dùng khái niệm "điểm". Nếu thuyết Bất định được tất cả các nhà khoa học trên thế giới ủng hộ thì chí ít tôi cũng sẽ chứng minh nó sai trên thực tế qua các phương pháp ....."bói toán" của Lý học Đông phương. Hì! Chính cái khoa học bảo thế mà. Vậy thì đằng sau phương pháp bói toán - tôi lưu ý là "phương pháp bói toán" , chứ không phải cảm ứng tiên tri như của bà Vanga - phải là những quy luật được xác định. Nhưng chắc không đến nỗi tệ vậy! Tôi đã có những luận điểm xác định thuyết Bất Định không phải là một học thuyết khoa học, mà chỉ là sự nhầm lẫn và nó không phải là một học thuyết. Điều này tôi đã viết trong bản thảo cuốn "Định mệnh có thật hay không?". Nhưng lu bu quá,lại thêm bị hành vì bệnh tật, nên tôi chưa viết tiếp. Đến muộn, nhưng do được ngồi trên bàn đầu, nên tôi dễ tập trung cảm nhận những vấn đề mà Giáo sư Chu Hảo trình bày.Vì cùng được mời lên bàn đầu, nên xếp tôi ngồi ngay vào vị trí của Giáo sư Chu Hảo. Đây là ghế trống vì ông đang thuyết trình. Hì. Tôi phải ghé tai vào xếp trình bày rất khẽ: "Em ngồi nhầm vào ghế của bác Chu Hảo rồi. Nhưng ngồi im đừng đứng dậy ngay. Đợi giáo sư phát biểu xong, em làm bộ ra ngoài và chịu khó chúng minh xa nhau một tý.Mặc dù anh luôn luôn muốn lúc nào cũng có em bên cạnh". Tôi diễn đạt rất cảm động và ý kiến đề xuất của tôi được xếp chấp thuận. Còn tiếp3 likes
-
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo ĐỀN VÀ Đức Tản Viên, một trong Tứ Bất Tử thuộc di sản văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Ngài là vị phò mã của vị vua Hùng cuối cùng thời Hùng Vương thứ XVIII. Đức Ngài là người có công lớn trong việc thuyết phục vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, gìn giữ nguyên khí của Việt tộc, để bảo vệ những giá trị cuả nền văn hiến Việt lưu truyền cho đời sau. Câu ca dao: Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Chính là xuất hiện vào giai đoạn thực thi những biện pháp bảo vệ những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đang sừng sừng thách đố tri thức của cả nền văn minh hiện đại. Chẳng ai có thể sống đến hàng ngàn năm để kiểm chứng hệ quả sau ngàn năm cả. Do đó, nó phải là kết quả của một sự nhận thức quy luật tự nhiên và xã hội hết sức sâu sắc, mới thể hiện được nội dung của câu ca dao này. Hiện nay, không ít những người manh danh học giả, đã đánh đồng Đức Ngài với Sơn Tinh trong truyền thuyết "Sơn Tinh, thủy tinh" - thuộc hệ thống truyền thuyết lịch sử về Thời Hùng Vương dựng nước của Việt tộc. Họ còn xưng xưng cho rằng: Đức Ngài Chử Đồng Tử là anh em đồng hao (Cột chèo) với công chúa Tiên Dung - được họ gán ghép cho là chị của công chúa Ngọc Hoa - mỹ danh của phu nhân Đức Ngài Tản Viên. Đấy là tầm nhìn của thứ tư duy "Ở trần đóng khố" và tất nhiên không hề có "cơ sở khoa học". Thành tâm cầu nguyện. Bà xã nhà tôi đến bất cứ một đền, đình , chùa chiền miếu mạo nào cũng rất thành tâm cầu nguyên. Bà ấy đã trải qua thời gian khổ. Phàm con người ta thành công thì luôn tự tin quá đáng. Nhưng thất bại thì mới thấy được những giá trị thật làm nên cuộc đời. Nếu như vũ trụ này, nhìn qua một kính thiên văn mà mặt trời to bằng quả bóng đá thì ngay cả trái Đất cũng không thấy đâu cả. Cùng tham gia hội nghị (*)"Tổng kết 10 năm hoạt động và phát triển của DTT" với tư cách khách mời danh dự, có giáo sư tiến sĩ Chu Hảo. Ông nguyên là thứ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ Việt Nam, hiện là giám đốc nhà xuất bản Tri Thức. Nxb của ông hiện là đối tác xuất bản cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", mà tôi đang hoàn tất bản in. Đây cũng là cuốn sách của tôi được anh Thế Trung và Tổng Cty DTT tài trợ toàn bộ kinh phí in và nghiên cứu. Giáo sư Chu Hảo nhận ra tôi và tôi rất hân hạnh chụp ảnh kỷ niệm với ông trước cổng đền Đức Ngài Tản Viên. Trong Hội nghị (*), ông có bài phát biểu về những vấn đề của tri thức khoa học hiện đại rất sâu sắc. Tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau. Còn tiếp ================== Một chữ "hội nghị", chỗ viết hoa, chỗ không. Vì từ kế tiếp sau từ này khác nhau. Cổng chính Đền Và. Quí vị chắc cũng nhận thấy hình Âm Dương Lạc Việt ngay giữa cánh cổng Đền Và với những hình Âm Dương Việt được cách điệu thành những đám mây (phía trên, bên phải) rất rõ. Hàng ngàn năm trôi qua, những người vẽ lại chiếc cổng Đền Và vẫn trân trọng tổ tiên và cố gắng giữ lại nguyên bản hình tượng Âm Dương này. Cũng may, nó chưa được một học giả nào chú ý tới. Nếu không họ lại thể hiện hiểu biết về kinh Dịch của Tàu và đề nghị vẽ thêm hai cái chấm tàn nhang vào đấy, để thể hiện "Tứ tượng". Ông cố nội của Tứ Tượng đang ngồi trong Đền Và đấy. Ngay tại cổng chính đến Và, trên mái đền, quí vị cũng nhận thấy về hình thức là "Song long chầu Nguyệt".Nhưng quí vị cũng thấy mặt Nguyệt hoàn toàn rỗng không. Chứ không lắp kính, hoặc gốm sứ trắng...... Nhưng trên mái chính điện thờ Đưc Ngài Tản Viên thì lại là hình tượng "Song Long chầu Nhật" với mặt trời màu đỏ. Nếu theo quan niệm thông thường và nhận thức trực quan đơn giản thì "Nguyệt" - mặt Trăng - Âm lại để phía trước cổng. Và "Nhật" - mặt trời Dương lại để phía sau cổng và chính điện. Có vẻ như hiện tượng này vô lý với nguyên lý "Dương trước, Âm sau" trong nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành?! Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bí ẩn nằm ở chỗ mặt gọi là "Nguyệt" ấy hoàn toàn rỗng không.... Chính sự trống rỗng đó là biểu tượng của Thái cực. Xin được lưu ý quí vị là "Trống rỗng" là biểu tượng chứ không phải bản thể Thái cực là trống rỗng. Thái cực là sự khởi nguyên của vũ trụ - tức là Dương trước - chỉ khi sinh ra cái không phải nó, mới có sự so sánh đối đãi - Lưỡng nghi - mới nằm trong sự phân biệt của phạm trù Âm Dương. Bởi vậy, biểu tượng này vẫn hoàn toàn phù hợp với nguyên lý "Dương trước, Âm sau" . Cho nên "mặt Nhật" mà đỏ phía sau vẫn thuộc Âm và màu đó là biểu tượng của trí tuệ phương Nam. Văn minh Đông phương, mà nền tảng trí tuệ là thuyết Âm Dương ngũ hành vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhưng nó sẽ thể hiện một cách cẩn thận, tỷ mỷ với những di sản văn hóa truyền thống Việt. Nếu những di sản còn lại của Kim Tự tháp mô tả những thực tế ứng dụng, thì chính di sản văn hiến Việt mô tả một cách hoàn chỉnh hệ thống thuyết Âm Dương ngũ hành -lý thuyết thống nhất - mà những tri thức hàng đầu của nhân loại đang mơ ước. Sân đền Và. Những nét kiến trúc và mỹ thuật đền Và.3 likes
-
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Những nét kiến trúc và mỹ thuật đền Và. Tượng võ quan chầu chính điện Đức Ngài Tản Viên. Tượng Văn quan chầu chính điện Đức Ngài Tản Viên. Cảnh quan bên cạnh đền. Còn tiếp2 likes
-
Hiện tương khách quan mà những video clip này đưa ra là không thể phủ nhận. Nhưng vấn đề là cách giải thích hiện tượng mới quyết định bản chất của vấn đề thông qua các hiện tượng này. Đoạn cuối của clithuyết minh:p 1. 3 Có đấy! Dấu hiệu bỏ sót qúa lớn mà không ai chú ý đến. Có lẽ tất cả chúng ta đều biết rằng: Chỉ để làm ra một cái bóng đèn do Edison sáng chế thì cấn cả một lý thuyết về Điện. Hoặc như nền văn minh hiện đại với tất cả những con tàu vũ trụ so sánh với giả thuyết về người hành tinh cổ đại đã làm giống như thế - thì nó cũng cần cả vài trăm năm phát triển khoa học lý thuyết. Vậy thì để có một nền văn minh Kim tự tháp vĩ đại, nó cũng cần có một hệ thống lý thuyết tương ứng. Các nhà nghiên cứu đã bỏ sót điều này. Nhưng hệ thống lý thuyết đó lại thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Họ có quyền không tin điều này.2 likes
-
Tiếng Việt
thanhdc and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Phúc Đức. Từ điển tiếng Việt NXB KHXH 1977 giải thích Phúc Đức (trang 630): vận may và đức tốt; tốt và hiền lành. Từ điển yếu tố Hán–Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ NXB KHXH 1991 giải thích Đức 德 (trang 142), Phúc 福 (trang 318): là những “tố gốc Hán” (?!). Phúc Đức là may mắn , là tốt đẹp, là đầy đủ, là chu đáo , bởi chúng đều có gốc là từ Nước, cái Nôi của sự sống. Từ Đức và từ Phúc là những tố gốc Việt, từ chỉ vật cụ thể nâng thành chỉ ý trừu tượng. Chữ nho Đức 德 và Phúc 福 đều là những chữ vuông biểu ý. Đức là do gốc Nước, Nước = Nác (tiếng Nghệ) = Đác(tiếng Choang và tiếng Tây Nguyên) = Đức = Tức (tiếng Khơme Nam Bộ), Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Lầm (màu ngũ hành của nước) = Thâm (màu ngũ hành của nước) = Thủy (chữ nho viết Thủy 水) = Xủi (tiếng Quảng Đông đọc chữ Thủy 水 ). Cái chất màu đen (Mun=Mèn=Đen) mà lỏng là “Mun Nác” = Mạc 墨 hay “Mun Tức” = Mực 墨, Hán ngữ phải dịch là Mạc Thủy 墨 水. Phúc còn đọc là Phước, do gốc từ Nước, từ lễ hội té nước của người Nam. Té=Tát=Tách=Phách=Phát=Phong. Nước từ chỉ vật cụ thể là nước lã, nâng ý trừu tượng là “Của Chung”= Cùng (cùng tắm một dòng sông), tức “Của số Đông”= Công 公, là “Của Nước” = Quốc 國 ( “Của Nác”= Quấc 國 ). Quốc Gia có nghĩa là cái sở hữu chung ( “Của Nước”= Quốc 國) của “Dân ta”= =Gia 家. Nghi lễ chỉ đơn giản là Té Nước tức “Phong Nước”= Phước , là cho cái uống cụ thể. Té nước là ban cho nước nên người nhận nước cảm được phúc, nhấn mạnh “Té Chứ”= Tứ 賜 và từ Tứ 賜 có nghĩa là ban cho từ ơn trên. Nhưng nâng ý thì cái “Tứ của Nước“= “Té Nước”= Tước 爵, là được cái danh (có kèm vật chất) của Quốc Gia ban cho. Cái vật chất ấy là tài sản bằng đất đai đã được Quốc Gia “Phát cho trong một Vòng”= Phong 封. Đáp ứng cái ước mong tư hữu ruộng đất ngàn đời của nông dân ("Tất Cả"= Ta, nhấn mạnh "Ta Chứ!"= Tư 私, gọi là Tư Nhân 私 人), kèm lòng tham “tái đầu tư tư liệu sản xuất” là “Phải được trời đất chứng giám cho ruộng riêng của mình thật đông Đúc” =“Phải …Đúc”= Phúc. Bởi vậy nho viết chữ Phúc 福 biểu ý là: Thấy 礻(示)+ Càn 一 (tượng trưng bằng một “Kẻ Liền” = Kiền = Càn)+ Khôn 囗 (một Vuông tượng trưng trái đất đã được khai thác làm ruộng) chứng giám cho Vuông = Ruộng 田 là tư hữu của mình (thành chữ Phúc福). Đó là cái hạnh Phúc nhất. Trên hình ảnh của chữ Phúc 福 thì có các bộ: Thấy= “Thấy Chi 之!”= Thị 示, viết gọn thành bộ Thị 礻(biểu thị là Báo cho Thấy, cáo thị là Bảo cho Thấy) + Ruộng, tức “Đất Riêng”= “Đất Chuyên”= Điền 田(chuyên để canh tác nông nghiệp, không phải để san lấp làm khu công nghiệp. Ví dụ nước Pháp cách nay 300 năm có 39 triệu ha Điền, đến nay sau 300 năm làm công nghiệp hiện đại như thế vẫn còn nguyên 39 triệu ha Điền, nên Pháp xk nông sản thứ nhì thế giới sau Mỹ). Nhìn cánh đồng gần thì thấy đúng chữ Điền 田, nhìn xa hơn thì thấy Vuông 口 nhỏ hơn không còn rõ bờ phân chia, nhìn xa hơn nữa chỉ thấy cánh đồng là một gạch thẳng 一 của đường chân trời (thành chữ Phúc 福 ). Tức là thấy được cách đồng còn nguyên thẳng cánh cò bay là Phúc, còn nếu thấy bị chắn ngang tầm mắt bởi KĐT chọc trời xây rồi bỏ không hay cái đập thủy điện chình ình cao ngút tầng mây thì là vô phúc. Chẳng có chữ nho nào là cái “tố gốc Hán” cả, ngược lại toàn là tố gốc Việt. Đất nhấn mạnh bằng lướt với phụ từ khẳng định đứng sau thì tạo ra “Đất Cà!”= Đà (chuyện cổ tích Ông Đùng Bà Đà), "Đất Ạ!"= "Đất Cà!"= “Đất Kìa!”= Địa 地, “Đất Chuyên”= Điền 田( chuyên cho canh tác nông nghiệp. Ngày xưa chỉ gọi gọn ghẽ là “thuế điền”, dù có doanh điền hay không doanh mà bỏ ruộng hoang thì vẫn phải đóng thuế điền, ngày nay nó nằm trong cái chung hơn là “thuế nông nghiệp” rồi dẫn đến khái niệm “thuế phi nông nghiệp”, mai mốt sẽ có “thuế ngựa” là đánh vào con ngựa và “thuế phi ngựa” là đánh vào người đang cưỡi ngựa mà phi). Đến mà nhấn mạnh “Đến Vào!”= Đáo 到, viết bằng chữ Chí 至 , “Chỗ Nghỉ”= Chí 至 (nghĩa là đến nơi)= Chỉ 止 (nghĩa là dừng)= Chỉ 址 (nghĩa là địa chỉ), và mượn âm Dao của bộ Đao 刂(thành chữ Đáo 到) ; “Đến Sát”= Đạt 達, viết bằng chữ Đi 辶 + đến Ngưỡng 羊 + của Đất 土 (thành chữ Đạt 達). Có Đi mới có Đến, mới có Đáo, mới có Đạt, nghĩa là tới được chỗ cần đến, đặt được bàn chân áp sát mặt đất ở đó, tức được “Đất cho Áp”= Đáp, “Đất cho Sát”= Đạt, “Đất cho Chỗ”= Đỗ, “Đất cho ở Lâu”= Đậu, như máy bay tiếp đất gọi là Đáp (đáp xuống sân bay), mà Hán ngữ phải dùng từ Đáo Đạt 到 達. Đáp được xuống sân bay tức đến được “Chỗ Nghỉ”= Chí 至, nên chữ Chí 至 này mang nghĩa là đến. Chỗ đến đại diện bằng chữ Chí 至 này, nếu là ở dưới một cái “Mái Hiên”= Miên 宀 (bộ thủ Miên宀 ) thì thành ra là nhà ga, tức là “Thành chỗ nghỉ Thật”= Thất 室, nên chữ biểu ý Thất 室 mang nghĩa là chỗ ở (cung thất, nội thất). Chỗ ở là cái Nôi. " Họp nhau ở trong Nôi"= Hội. Những thứ mà "Nôi Hội"= Nội (dù có ngoại lai thì nó cũng biến thành của nội, như mọi thứ cũ "Của Nội"= Cội). Trang trí nội thất là trang trí các thứ trong chỗ ở, lấy đâu ra "từ Hán- Việt" ?2 likes -
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Những nét kiến trúc và mỹ thuật độc đáo của đình Chu Quyến. Sân đình Chu Quyến. Thăm đình Chu Quyến xong, chúng tôi đến đền Và..... Đền Và ở thôn Vân Gia , xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) thờ thần Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Còn tiếp2 likes
-
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Ngày 26. 12. 2013, Tổng Cty tin học và điện tử DTT làm lễ tổng kết 10 năm thành lập. Như một nhân duyên, anh Nguyễn Thế Trung - Tổng Giám đốc DTT đã mời tôi và bà xã tham dự hội nghị. Có thể nói rằng: Từ khi gặp Thế Trung với những tri thức cập nhật của khoa học hiện đại, anh Thế Trung đã đặt vấn đề về sự liên hệ giữa Lý học với những tri kiến mới nhất của nền văn minh này. Đó là "Nghịch lý Cantor"; "Mô hình Vonfram"; "Bài toán năm màu liên hệ với sự thể hiện với bất kỳ một tấm bản đồ nào". Đây là một hướng minh chứng rất hiệu quả của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. Tính hợp lý trong cấu trúc nội hàm của Lý học Việt, không thuyết phục được những mặc định trải hàng ngàn năm về một cội nguồn Đông phương thuộc về văn minh Hán. Ngay cả những nhận thức trực quan về khả năng tiên tri, cũng chỉ nhận được những giải thích mơ hồ và mang tính huyền bí. Chỉ có so sánh với tri thức khoa học hiện đại và là những tri thức mới nhất, mới có khả năng thuyết phục. Kết quả là: "Không có Hạt của Chúa" - theo cách hiểu là điều kiện duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng; "Không có sự sống trên sao Hỏa" ...vv... Với một nhân duyên như vậy, tất nhiên tôi rất vui khi được Thế Trung mời tham dự hội nghị tổng kết của Tổng Cty DTT. Mặc dù là hội nghị tổng kết thành tựu 10 năm của Tổng Cty DTT, nhưng nội dung của nó đã đặt ra nhiều vấn đề rất đáng chú ý. Những điều này, xin được chia sẻ với anh chị em qua những hình ảnh và nội dung kèm theo của nó. Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của tổng Cty DTT, được tổ chức tại khu du lịch nổi tiếng ASEAN gần Hanoi. Chúng tôi ra Hanoi từ hôm trước bằng chuyến bay trên Vietnam Airline, do DTT tài trợ. Ngày hôm sau xe của DTT đưa chúng tôi đến nơi đi chung với toàn thể cán bộ , nhân viên của DTT để bắt đầu hội nghị bằng một chuyến tham quan du lịch hai di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Đó là đình Chu Quyến..... Đình Chu Quyến, còn gọi là đình Chàng, là một ngôi đình cổ, tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian. Đình Chàng làm bằng gỗ lim, thờ Nhã Lang, (tương truyền là con rể của Triệu Quang Phục), và là con trai của Lý Phật Tử . Đình Chu Quyến đã góp phần tạo thành một giá trị phong cách kiến trúc gỗ nổi bật ở một xứ nằm phía Tây Thăng Long, xứng với câu thành ngữ tục ngữ: "Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài". Tuy nhiên theo truyền thuyết thì lịch sử của đình Chu Quyến còn lâu hơn thế nữa..... Nhưng một nét nổi bật nhất ghi dấu ấn lịch sử đình Chu Quyến lại chính là kỳ tích trùng tu ngôi đình độc đáo này.... Anh Thế Trung - Tổng giám đốc DTT đang thuyết minh với khách mời, cán bộ, công nhân viên về lịch sử Đình Chu Quyến và sự phục chế, tu bổ đình này. Đình Chu Quyến (hay còn gọi là đình Chàng) thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội là di tích nghệ thuật khá độc đáo. Đình có niên đại cuối thế kỷ XVII. Phân loại theo chức năng đình thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng. Theo phân loại chung đình thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Đình đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962. Đình Chàng có cấu trúc theo hình chữ “Nhất” có một toà Đại đình, Đại đình là một kiến trúc đồ sộ gồm ba gian hai chái lớn, một tầng bốn mái với các đao cong vút. Đại đình có mặt bằng hình chữ nhật với diện tích 395m2. Thành phần chịu lực chính của Đại đình là hệ khung gỗ. Bộ khung kết cấu kiểu sáu hàng cột đều bằng gỗ lim, dựng theo kiểu thượng thu hạ thách, bốn cột cái gian giữa có đường kính tới 81cm. Tiếp đến là các cột cái gian bên có đường kính 60cm, các hàng cột quân và cột hiên có đường kính tương đối đồng đều nhau 50cm. Hệ thống cột được đặt trên các chân tảng bằng đá được đục đẽo kỹ lưỡng. Cột đình Chàng nổi tiếng từ xưa, được thể hiện trong các truyền thuyết, ca dao, tục ngữ dân gian và trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân làng Chu Quyến mà còn của cả vùng. Trong xã hội xưa, để gắn tình cảm gia đình với tình cảm quê hương trong sự tin cậy, người xứ Đoài còn nói: “Con một như cột đình Chàng”. Năm 2007, tình trạng đình Chàng sau 400 năm phôi pha với thời gian, rất nguy cấp: 48 cột (là toàn bộ số cột của đình) đều bị tiêu tâm (ruỗng lõi), trong đó có 1 cột cái bị mục ruỗng tới 90% đã từng được gia cố bằng biện pháp đổ bê tông vào lõi. Toàn bộ kết cấu gỗ của đình bị 17 loại nấm gỗ xâm hại. Mái ngói qua nhiều đợt trùng tu trong 400 năm pha tạp nhiều loại ngói khác nhau (51 loại). KTS Lê Thành Vinh, Giám đốc Viện bảo tồn di tích và cũng là Chủ nhiệm dự án tu bổ tôn tạo đình Chu Quyến, Ban quản lý dự án đã lập dự án một cách bài bản trên cơ sở một kết quả khảo sát, nghiên cứu toàn diện kỹ lưỡng về di tích và những kết quả nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng được để bảo tồn tối đa những yếu tố gốc và những giá trị lịch sử văn hóa, đảm bảo độ bền vững, ổn định lâu dài của di tích. Dự án được thi công theo quy trình khoa học chuyên ngành một cách nghiêm ngặt, tuân thủ những quan điểm, nguyên tắc, trình tự, kỹ thuật đã được xác định trong hồ sơ thiết kế. Quá trình trùng tu đã giữ nguyên gần như tất cả phần vỏ các cây cột bị tiêu tâm, và gia cố lõi của chúng chính bằng vật liệu gỗ, đảm bảo giữ nguyên trạng dáng vẻ kiến trúc, màu sắc và chất cảm vật liệu như nguyên bản, mà vẫn tăng cường được sự bền vững của di tích. Viện Bảo tồn di tích đã xử lý hết các loại nấm mốc gây hại cho các cấu kiện gỗ, thay thế toàn bộ số ngói nung bị mục nát trên mái đình bằng loại ngói nung đúng theo phương pháp nung truyền thống bằng rơm và với cùng một chất đất tương đồng với loại ngói cổ có ở mái đình. Riêng 2 cái cột bị hỏng nặng phải thay thế bằng cột gỗ lim mới, những người trùng tu đã chế tạo bề mặt giống như các cột cũ còn lại của đình, 2 cấu kiện cột hỏng được xử lý nấm mốc, và trưng bày ngay tại sân đình. Sau khi thực hiện công tác trùng tu đình Chu Quyến, KTS Lê Thành Vinh đã đưa hồ sơ và những kết quả đạt được từ dự án này tới tham dự Hội thảo quốc tế về bảo tồn Di sản kiến trúc 2010 khu vực IV (châu Á và châu Đại Dương) tại Tây An (Trung Quốc) với chủ đề Bảo tồn di sản kiến trúc trước tốc độ đô thị hóa - kinh nghiệm từ châu Á và có mặt trong Triển lãm quốc tế những trường hợp điển hình về bảo tồn di sản kiến trúc ở châu Á. Một Ủy ban giải thưởng bao gồm các nhà chuyên môn xuất sắc và các học giả có uy tín trong lĩnh vực này đã bỏ phiếu chọn ra sáu dự án trong tổng số 33 dự án được gửi đến từ 14 nước để trao giải thưởng lớn. Dự án trùng tu đình Chu Quyến của Việt Nam đã đứng đầu về số phiếu bình chọn và giành giải thưởng lớn. Đây được cho là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với các KTS và các nhà trùng tu di tích Việt Nam trong hoạt động nghề nghiệp và giao lưu, hội nhập quốc tế. Những nét độc đáo của kiến trúc và mỹ thuật đình Chàng..... Còn tiếp1 like
-
CAO BIỀN VÀ LẠC VIỆT (PHẦN 1) Tác giả: Xuân Nam Nguồn: Vietimes.vietnamnet.net.vn Phép thuật của Cao Biền - Thật hay giả?“…Vậy điều gì đã xảy ra trong quá khứ? Cao Biền thật sự là ai? Cao Biền có thực sự yểm bùa thành Đại La hay đó chỉ là câu chuyện của trí tưởng tượng? Dân gian là nguồn phát tán mạnh mẽ sâu và xa các câu chuyện truyền thuyết. Điều gì càng bí hiểm, càng mơ hồ, càng ma thuật thì càng hấp dẫn. Có thể thấy câu chuyện về Cao Biền đi vào các làng quê, trong tiếng nhai trầu bỏm bẻm của người già kể lại cho lớp con cháu sau này phong phú đến chừng nào…” Năm 2007 có một sự kiện hy hữu xảy ra trong báo chí Việt Nam: Một hiện tượng đã xảy ra cách đó 6 năm nhưng nó lại biết tới bởi 6 năm sau nhiều hơn là thời gian nó tồn tại. Hơn nữa, hiện tượng đó lại chỉ được đăng tải trên những “tờ báo loại 2”, nghĩa là không mang tính chính thống. Đó chính là hiện tượng của loạt bài báo mang tên “Thánh vật sông Tô Lịch” được “nhai lại” bởi tờ “Người bảo vệ pháp luật”. Sau sự kiện trên, tờ báo kia có lẽ phải đăng một dấu đỏ chót vào trong lịch sử Guinness Việt Nam vì khả năng thổi phồng một hiện tượng nhằm thu hút độc giả lớn nhất trong thời gian ngắn nhất. Sự thực, câu chuyện về “Báu vật sông Tô Lịch” hấp dẫn người bởi những phép thuật được cường điệu quá đà, dựa trên những câu chuyện dân gian cách đây hàng nghìn năm về nhân vật phù thủy Cao Biền nổi tiếng Trung Hoa muốn trấn yểm long mạch Việt Nam: viên tướng, thầy phù thủy, thầy phong thủy, thầy tướng dưới thời vua Đường. Nhưng câu chuyện trong quá khứ lại càng thu hút hơn bởi tính thời sự của nó, khi nó gắn với những câu chuyện đương thời. Ngày 27/9/2001, Đội thi công số 12 (Công ty xây dựng VIC) trong khi nạo vét sông Tô Lịch đã phát hiện những di vật cổ rất lạ và huyền bí: 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ.., đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng…Rồi chuyện máy xúc Komatsu tự nhiên lao xuống sông, nào là những người đang làm việc tự dưng ngã lăn ra đất, đưa la bàn ra thử thì la bàn quay tít. Một năm sau đó, những câu chuyện buồn của các thành viên trong Đội nạo vét sông được gán với những câu chuyện mơ hồ liên quan tới thuật bùa chú. Các nhà khoa học được mời đến với nhiều giả thuyết, tranh cãi khác nhau và cũng chẳng đưa đến một kết luận nào. Câu chuyện ầm ĩ trên báo chí rồi đi vào quên lãng, cho đến khi nó được khơi mào trở lại một cách ầm ĩ hơn gấp nhiều lần trong năm vừa qua. Chuyện “trấn yểm” sông Tô Lịch bị báo chí “lá cải” lạm dụng. Vậy điều gì đã xảy ra trong quá khứ? Cao Biền thật sự là ai? Cao Biền có thực sự yểm bùa thành Đại La hay đó chỉ là câu chuyện của trí tưởng tượng? Dân gian là nguồn phát tán mạnh mẽ sâu và xa các câu chuyện truyền thuyết. Điều gì càng bí hiểm, càng mơ hồ, càng ma thuật thì càng hấp dẫn. Có thể thấy câu chuyện về Cao Biền đi vào các làng quê, trong tiếng nhai trầu bỏm bẻm của người già kể lại cho lớp con cháu sau này phong phú đến chừng nào. Phần 1: Trận chiến giữa “phù thủy” phương Bắc và các vị thánh phương Nam Trước khi tìm hiểu Cao Biền thật sự là ai và nguyên nhân Cao Biền trấn yểm long mạch, chúng ta hãy xem sức mạnh của Cao Biền thông qua cuộc chiến đấu với các vị thánh nước Nam. Cao Biền hoảng sợ thần Long Đỗ, lập đền Bạch Mã Được xây dựng trước khi có thành Thăng Long, đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm, Hà Nội) nằm ở hướng chính đông, là một trong tứ trấn của kinh đô thuở ấy. Đền xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Trúc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là số 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cao Biền đắp La Thành, mấy lần cứ bắt đầu lại bị sụt lở. Một đêm, Cao Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo Cao Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Cao Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Đền thờ này ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Chuyện này còn có dị bản khác nói rằng Cao Biền đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng: Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm? Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng, bùa và đúc một tượng sát hình nhân dị dạng nhằm yểm ngục, không cho nước Nam phát trỉển nhân tài. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi hét lên: “Thần ma của nước Nam rất thiêng, không có cách nào trị nổi được”, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ. Đền Bạch Mã trên phố Hàng Buồm, một trong tứ trấn của Hà thành. Tại đây Cao Biền bị thần Long Đỗ làm cho kinh sợ. Theo một cuốn sách về văn bia ở Hà Nội thì Bạch Mã là ngôi đền rất thiêng. Đây là vị thần chúa tể của một khu vực ngàn dặm được tất cả các đời vua cúng tế. Sau này Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần. Làng Cổ Pháp của dãy núi Tiêu Sơn, “đất hai vua”, nơi Cao Biền không trấn yểm được Làng Cổ Pháp chỉ là một trong hàng ngàn ngôi làng của miền Bắc Việt Nam (nay là làng cổ Đường Lâm) nhưng đây lại là nơi ngưng và kết huyệt long mạch của dãy núi Tiêu Sơn. Dân gian kể lại, đến đời La Quý An, thế đất Cổ Pháp vượng quá. Bao nhiêu vì sao tinh tú trên trời đều chầu về. Quan nhà Đường xem thiên văn, nhìn rõ, tâu lên vua nhà Đường là Đường Ý Tông (860-873)… Năm Giáp Thân (864) vua Đường Ý Tông, nhân việc quan thiên văn báo cho biết thế đất Cổ Pháp và An Nam (Bắc Việt và một phần Trung Việt) có loạn, sai Cao Biền sang Giao Châu. Khi đi, vua Đường dặn riêng với Cao Biền đại khái là Trưng thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đông Hán (25 - 220). Rồi đến Triệu Ẩu (cách người Trung Hoa gọi Bà Triệu, nhằm ý miệt thị), Lý Bôn... làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau này có biến. Khanh đến đó, trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam đi và vẽ địa đồ về cho trẫm Nhân dịp đi qua đất Cổ Pháp, Cao Biền có cho đào 19 cái lỗ chôn bùa ngải để yểm đất. Ngài La Quý An biết vậy nên cho người lẻn đào 19 cái lỗ đó lên và trồng 19 cây lê vào. Về sau, đất này là nơi sản sinh ra rất nhiều người tài giỏi. Nhiều vị anh hùng hào kiệt đã được nuôi dưỡng bởi linh khí nơi này, trong đó có hai vị vua là Ngô Quyền và Lý Công Uẩn (vị vua lập ra nhà Hậu Lý 1010-1225). Nhà Lý là một trong những triều địa hiển hách nhất nước ta. Nhà Lý có chiến công ba lần đánh Chiêm Thành, 5 lần đem quân vượt biên đánh nhà Tống và một lần chống quân Tống xâm lăng. Cao Biền không “phỉnh” nổi thánh Tản Viên Thánh Tản Sơn chính là vị thần Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, và là một trong tứ vị thần bất tử của Việt Nam. Để có thể diệt được thần bản địa, Cao Biền đã dùng một mưu mẹo rất “con người” là giả lập đàn cúng tế, lừa thần lên rồi dùng kiếm báu chém đầu. Chém xong, Cao Biền đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Truyền thuyết dân gian kể rằng khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng, nên muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc dùng cách cũ để thần bản địa đến. Cao Biền có lần đến núi Tản (còn gọi là núi Ba Vì), định dùng chước này, nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền nhổ một bãi nước bọt vào Cao Biền và bỏ đi (có truyền thuyết nói là mắng Cao Biền và bỏ đi). Phá linh khí chùa Thiên Mụ, nhưng chúa Nguyễn hàng trăm năm sau vẫn lấy lại được Chuông Thiên Mụ nổi tiếng cả nước với tiếng ngân vang xa rộng của nó. Quả chuông này do chúa Hiến Tông (Nguyễn Phúc Chu) cấp tiền đúc vào năm Canh dần (1750). Tiếng chuông chùa Thiên Mụ biểu trưng cho sự hiện diện của Phật giáo hằng ngày, sớm và chiều tại cố đô Huế, trong lòng mỗi người dân tại cố đô Huế. Thiên Mụ là bà lão nhà Trời. Theo truyền thuyết, Cao Biền khi làm An Nam đô hộ phủ ở nước ta, dưới đời nhà Đường, theo lệnh vua Đường là Đường Ý Tôn (860-873), đã đi khắp nơi ở nước ta, tìm những nơi đất tốt có vượng khí, đều lập phép trấn yểm. Cao Biền đã đến Thuận Hóa, xã Hà Khê, huyện Hương Trà, thấy giữa đồng bằng đột khởi một cái đồi hình đầu rồng, biết là nơi linh địa, bèn cho đào hào cắt ngang dưới chân đồi. Đêm đến, Biền mộng thấy một bà lão tóc bạc phơ, ngồi dưới chân đồi than vãn và nói to: "Đời sau, nếu có bậc minh chủ, muốn bồi đắp mạch núi lại, đem lại linh khí cho đồi núi này, thì hãy lập chùa thờ Phật ở đây…” Về sau, Nguyễn Hoàng khi vào Thuận Hóa, tìm cách gây dựng thế lực, để biệt lập và chống đối với họ Trịnh, đã đến nơi này, nghe các bô lão kể lại câu chuyện bà lão Trời và Cao Biền, thì rất mừng, lập tức cho xây chùa trên núi, và tự tay viết biển chùa là "Thiên Mụ tự" (chùa Thiên Mụ - chùa bà lão nhà Trời). Người Việt Nam bình thường tin ở thuật phong thủy, nhưng đồng thời cũng tin ở Phật, Bồ-tát, và đạo Phật. Cao Biền có tài trấn yểm, nhưng dân Việt Nam có xây chùa thờ Phật là mọi phép yểm của Cao Biền đều bị phá hết. Ảnh hưởng của chùa Phật là ảnh hưởng của Tam Bảo, của đức Phật thường trú, của Chánh pháp mà bánh xe luôn luôn chuyển động, của Tăng là những người có trách nhiệm duy trì và hoằng dương Chánh pháp tại thế gian này. Núi Hàm Rồng – cuộc chiến giữa Cao Biền và Tả Ao Truyền thuyết kể, Biền thấy đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, sợ dân nơi đây bất khuất, khó lòng cai trị, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét và tìm cách trấn yểm các long mạch để phá vượng khí của người Nam. Một lần bay qua vùng núi Hàm Rồng, nhìn thấy huyệt Hàm Rồng, Biền nói rằng địa thế này tuy không phải là hung địa “xương long vô túc” (rồng không chân) nhưng cũng là hình con rồng què chân, không phải đất cực quý, nên bỏ đi. Miệng nói vậy nhưng chính y lại âm thầm trở lại, mang theo hài cốt cha để táng vào mong sau này có thể phát đế vương. Sau nhiều lần táng mả cha vào, xương cốt cứ bị huyệt núi đùn ra, không kết phát. Cao Biền biết rằng đây là long mạch cực mạnh, cực quý thì lại càng ham thích, rắp tâm làm đến cùng. Biền bèn tán nhỏ xương vừa tung lên thì có muôn con chim nhỏ cùng bay đến, vỗ cánh quạt vù vù làm xương cốt bám trên vách đá bay tứ tán. Biền than rằng linh khí nước Nam quá mạnh, không thể cưỡng cầu. Quả nhiên không lâu sau, Biền bị triệu về nước rồi bị giết. Và sau này, đất Thanh là nơi phát khởi của nhiều vua chúa. Nhiều người cho rằng, những chim nhỏ phá phép trấn yểm của Cao Biền là thần linh của sông núi nước Nam. Có người lại cho rằng đó là do Thánh Tả Ao hóa phép. Theo truyền thuyết, cụ Tả Ao là vua phong thủy của nước ta, chuyên phá những long mạch bị Cao Biền trấn yểm. Không ai rõ tên và năm sinh, năm mất của Tả Ao nên chỉ gọi theo tên làng. Như vậy, khi mới chỉ điểm qua những truyền thuyết tiêu biểu về Cao Biền, đã cho thấy sức mạnh của các vị Thánh nước Nam. Chúng ta có thể đưa ra giả thuyết rằng, những câu chuyện trên được dân gian dựng lên nhằm tôn vinh linh khí của chính làng mình. Phép thuật của Cao Biền có lẽ, phần đa là do những người kể chuyện xưa vẽ lên. Thời điểm Cao Biền sang nước Nam cũng chính là thời điểm mà Đạo giáo từ Trung Hoa truyền bá vào Việt Nam, cụ thể là các thuật xem tử vi, phong thủy, bùa chú, luyện linh đan... Những câu chuyện về Cao Biền là minh chứng cụ thể nhất cho tín ngưỡng Đạo giáo đang nở rộ ở nước ta thời bấy giờ. CAO BIỀN VÀ LẠC VIỆT (PHẦN 2) Tác giả: Xuân Nam Nguồn: Vietimes.vietnamnet.net.vn Cao Biền, bùa chú và sự thật “…Chỉ non một ngàn ngày nữa là Thăng Long – Hà Nội tròn nghìn năm tuổi. Câu chuyện “yểm bùa” của Cao Biền theo một nhận định khác cũng là tôn vinh vùng đất Địa linh nhân kiệt Thăng Long. Vùng mà vua Lý Thái Tổ tinh tường đã chọn làm kinh đô mới, đổi tên thành Đại La là Thăng Long, chọn thần Long Đỗ (vị thần khiến Cao Biền khiếp sợ) thành Thành Hoàng của Thăng Long. Và, tất cả truyền thuyết về sức mạnh của Cao Biền có lẽ cũng chỉ gói gọn trong thành ngữ của ông cha ta “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” dành cho những người nào sức yếu, tay chẩn run rẩy…” Truyền thuyết kể lại: Cao Biền là phủ thủy cao tay của Trung Quốc. Mỗi lần trời nổi giông gió, sấm chớp là Cao Biền lại cưỡi kỳ lân bay sang nước ta và các vùng đất bên ngoài nước Trung Hoa. Theo các đạo sĩ, khi có gió bão lớn “rồng đất” sẽ thức dậy lộ ra. Linh khí của đất hiện lên để ứng hợp với sức mạnh của trời. Cao Biền bay lượn trên cao nhìn xuống phát hiện ra vùng đất nào có “long mạch” để yểm bùa xuống. Tượng đài Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm. Người xuất thân từ làng Cổ Pháp, nơi tích tụ tinh hoa anh tài của nước Việt mà Cao Biền không thể trấn yểm. Trong chính sử của người Việt viết về Cao Biền (Đại Việt Sử ký tòan thư, Tập 1, NXBKHXH năm 1993): Cao Biền tự là Thiên Lý, cháu của Nam Bình Quận vương Cao Sùng Văn dưới thời vua Đường. Thuở nhỏ, Cao Biền học giỏi, chăm chú luyện kiếm bắn cung. Cao Biền có tài bắn cung xuyên đôi ngỗng đang bay trên trời, được người đời coi là bậc kỳ tài. Cao Biền được cử làm Tiết Độ sứ Giao Châu (tên gọi của nước ta lúc bấy giờ) thay cho Trương Nhân bị mất chức vì không dẹp được trộm cướp ở khu vực này. Sau khi đã bình định xong Giao Châu, Cao Biền cho xây thành Đại La để tập trung quyền lực về một mối. Theo Việt sử lược: Thành Đại La được xây dựng vào Thể kỷ thứ 7 có tên là Tống Bình. Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ dân ở thành có ý đồ phản nghịch liền sai thầy bói gieo một quẻ. Thầy bói nói rằng: Sức ông không đủ bồi đắp thành lớn. 50 năm sau sẽ có một người họ Cao đóng đô tại đây và xây dựng Vương phủ. Quả đúng thế, tới vua Đường Y Tôn (841-873), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết độ sứ. Cao Biền vốn là một ngừơi rất giỏi, đa hiệu: vừa là Tướng, vừa là Đạo sĩ, vừa là Phủ thủy, lại vừa là nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn vào những năm 866, 867, 868. Một số tài liệu khác lại cho hay, Cao Biền là người nghiêm khắc, lạm dụng hình phạt, lạm sát cả người vô tội. Năm 879, quân đội của Hoàng Sào từ bờ nam sông Hoàng Hà tiến về phía tây, triều đình nhà Đường điều Cao Biền đến làm Hải Quân tiết độ sứ (ở Trấn Giang, Giang Tô ngày nay). Quân Hoàng Sào ngày càng hung hãn khiến Cao Biền khiếp sợ. Khi Quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Đường Hi Tông khẩn cấp điều Cao Biền đem quân cứu giá, nhưng Cao Biền không tuân lệnh của vua Đường, dù đang có binh lực trên 100.000 mà lại cát cứ một phương. Năm Trung Hòa thứ hai (882), nhà Đường bãi miễn Cao Biền. Về già, Cao Biền tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ hòng làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài – Nam là Tất Sư Đạc rất lo sợ. Năm Trung Hòa thứ năm (885), Cao Biền tạo phản. Năm Quang Khải thứ ba (887), Cao Biền bị bắt làm tù nhân và bị giết. Nếu như Cao Biền thật sự có sức mạnh và tầm ảnh hưởng lớn đối với vùng đất Giao Châu, thì có lẽ nhà sử học Lê Văn Hưu (sử gia biên sọan Đại Việt sử ký từ Triệu Vũ Đế (207-136 tr,CN) đến Lý Chiêu Hoàng (1224-1225) trong phần ngoại kỷ của Bộ sử Đại Việt Sử ký toàn thư sẽ dành cho Cao Biền nhiều trang viết hơn thế. Cao Biền trong sử sách ghi lại một cách chính thống chỉ là một viên tướng có tài thao lược, và có công trong xây dựng La Thành (Thành Đại La hiện nay). Ngoài ra, không một dòng nào nói về ma thuật của Cao Biền. Đến đây chúng ta có thể khẳng định: Cao Biền là nhân vật có thật, được ghi chép trong lịch sử như một vị tướng có tài, nhưng không có dòng nào chép về khả năng pháp thuật của Cao Biền. Vậy thì tại sao một nhân vật không mấy tên tuổi trong lịch sử Trung Hoa như Cao Biền, lại có thể “ghi danh” ở Giao Châu như một viên phù thủy có khả năng “trấn yểm” long mạch của cả vùng đất này? Phải chăng những truyền thuyết về Cao Biền trong dân gian chỉ đơn thuần là tấm gương phản ánh một cách mơ hồ những câu chuyện về Đạo giáo bắt đầu xuất hiện ở nước ta thời bấy giờ? Mà có lẽ, nguyên do của những câu chuyện đó lại là khẳng định sự linh nghiệm của vùng đất địa linh nhân kiệt hơn là khẳng định khả năng phù thủy của ông ta. Cho dù thời kỳ Giao Châu cách chúng ta hàng nghìn năm mông muội với phép thuật, khả năng bùa chú, thì tinh thần quật cường và lòng tự hào về dân tộc của một đất nước bị chiếm đóng vẫn được thể hiện qua các truyền thuyết. Cao Biền là thầy phù thủy giỏi, nhưng vẫn không thể trấn yểm được linh khí nước Nam. Cao Biền xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ IX, nghĩa là chỉ mấy chục năm sau là thời điểm Ngô Quyền xuất hiện, giành lại nước Nam. Khi ấy, dù người Việt đã bị đồng hóa đến tận máu tủy trong nhiều đời với người phương Bắc, nhưng linh khí nước Nam chảy dưới mạch đất, nước vẫn ngày đêm tích tụ chờ ngày phát lộ. Núi Tản (núi Ba Vì ngày nay) trong mây, nơi Cao Biền bị Thánh Tản (Sơn Tinh) “nhổ bãi nước bọt”. Đó chính là điều mà Cao Biền hoảng sợ. Biền dồn mọi công sức trấn yểm nước Nam nhằm phá vỡ những long mạch trên. Trong bảo tàng tỉnh Hà Tây còn lưu lại một tấm bản đồ cổ được cho rằng đó là tấm bản đồ đánh dấu những vùng đất trên tỉnh Hà Tây bị Cao Biền yểm mạch. Nhưng đây là tấm bản đồ không có nguồn gốc rõ ràng và sự xuất hiện của nó chỉ là cái cớ cho các nho sĩ vùng Sơn Tây “tôn vinh” khí thiêng của mảnh đất nơi mình sinh ra... Những truyền thuyết về Cao Biền yểm bùa vào long mạch, khiến cho xứ Giao Châu không còn có thể sinh ra những kiệt nhân dựng cờ làm vua chống lại triều đình nhà Đường là một câu chuyện phức tạp hơn ý nghĩa “ma quái” của nó. Có hai lý do cơ bản khiến Cao Biền tổ chức những cuộc tế lễ mà người dân Giao Châu coi đó là “lễ yểm bùa long mạch”. Lý do thứ nhất khá đơn giản. Người Á Đông nói chung và dân tộc Trung Hoa nói riêng rất coi trọng phong thủy khi xây nhà. Thuật phong thủy có thể giải thích được bằng khoa học vì đó là cách tìm hiểu sự xuất hiện của hướng gió, mạch nước ngầm, hay mỏ kim loại ở mảnh đất định xây cất… Khi xây một tòa thành lớn ảnh hưởng sự sống còn của cả một đô thị, những cuộc tế lễ để xây thành là điều tất yếu xảy ra. Hơn nữa, Giao Châu đối với Cao Biền là một vùng đất xa lạ, có nhiều địa khí linh thiêng chưa thể trấn áp được. Cao Biền và các quân sĩ phải làm tế lễ những vị thần bảo hộ mình, đồng thời tỏ ý “giương oai nhiễu võ” với các vị thần phương Nam để có thể sống yên ổn. Chúng ta chưa thể có những chứng cứ xác thực nhằm chứng minh đồ tế lễ phát hiện dưới lòng sông Tô Lịch là của Cao Biền, nhưng đây là giả thuyết gần nhất với những kết quả có được. Nên nhớ, vào thời điểm ngàn năm phương Bắc đô hộ, dân ta chẳng khác gì một bộ tộc “man di”. Trình độ xã hội thấp, điều kiện sống khổ sở cùng với sự ám ảnh kinh hoàng trước những thuật sĩ từ Trung Hoa sang khiến cho sự thật và sự dối trá bị che phủ bởi một màn sương dầy đặc. Trong bối cảnh đó, Cao Biền đã nhanh chóng nắm lấy tâm lý lệ thuộc này. Cao Biền vừa phao tin vừa tổ chức làm những cuộc tế lễ lớn để “yểm bùa” vào long mạch? Có thể lắm chứ! Tất cả những buổi tế lễ đó cũng có thể đánh vào đòn tâm lý của nhân dân ta, rằng nếu có một anh hùng sinh ra trên mảnh đất Giao Châu thì người anh hùng đó sẽ mất hết ý chí đối địch với Trung Hoa. Thậm chí, ngay cả khi vị anh hùng đó vẫn giữ được ý chí của mình thì sẽ khó lòng thu được nhân tâm về một mối, bởi mối hoang mang của họ về sức mạnh ma thuật phương Bắc quá lớn. Đó là lý do thứ hai. Còn một nguyên do nữa, sâu xa hơn mà cũng mơ hồ hơn, đó là Cao Biền trấn yểm các Long mạch, các huyệt phát Đế vương của đất Việt. Nhưng có thể do Cao Biền có sự sai lầm về tọa độ, hay khả năng phép thuật có hạn nên đã không thể trấn yểm được Giao Châu. Bằng chứng là chỉ thời gian ngắn sau này nước Việt đã giành lại được độc lập. Một dải Long mạch bị Cao Biền trấn yểm nhưng vẫn phát sinh những vùng đất Địa linh nhân kiệt như chùa Dâu, núi Yên Tử, đền Kiếp Bạc... Chưa hết, con sông Tô Lịch vẫn tồn tại, dù ngày nay nó chỉ còn bóng dáng của một mương nhỏ ở Hà Nội. Trải qua hàng nghìn năm, con sông ngày càng nhỏ lại. Và hiện nay sông Tô Lịch chỉ chảy từ khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Một nguyên nhân nữa đã phá hoại sự linh thiêng của Long mạch là việc san lấp của người Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Người Pháp đã cho lấp mất sông Tô Lịch khi xây dựng thành phố Hà Nội, nơi đổ ra sông Hồng. Nay là các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Cầu Gỗ… Trước kia nó chảy ra sông Hồng ở cửa Hà khẩu, nay bị chặn từ khúc Thụy Khuê. Và hiện nay sông Tô Lịch chỉ chảy từ khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cũng ngay sau những cuộc yểm long mạch đó, từ xứ Đường Lâm, Sơn Tây – nơi được coi bị Cao Biển yểm bùa nhiều nhất đã xuất hiện một vị vua oai dũng hơn người. Đó chính là Ngô Quyền. Sau đó từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê... cho đến ngày nay, tinh anh nước Việt luôn tỏa ngời. Rõ ràng, chúng ta là một dân tộc được ưu đãi về Địa linh về Sinh khí. Trải qua hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa, trăm năm giặc Ngoại xâm, Địa linh nước Việt vẫn không suy chuyển. Lớp người tài sau nối lớp người tài trước, tạo thành một sợi Sinh khí xuyên suốt và thống nhất hàng nghìn đời. Lẽ ra, vào thời điểm này, tức là lùi xa thời điểm Cao Biền xây dựng La Thành hơn nghìn năm, những cư dân của thế kỷ hiện đại, của công nghệ số và thế giới ảo phải tự hào nhiều hơn về chính bản thân mình, nơi trong mỗi dòng huyết quản chảy đều có tinh túy của Sinh khí anh hùng. Chỉ non một ngàn ngày nữa là Thăng Long – Hà Nội tròn nghìn năm tuổi. Câu chuyện “yểm bùa” của Cao Biền theo một nhận định khác cũng là tôn vinh vùng đất Địa linh nhân kiệt Thăng Long. Vùng mà vua Lý Thái Tổ tinh tường đã chọn làm kinh đô mới, đổi tên thành Đại La là Thăng Long, chọn thần Long Đỗ (vị thần khiến Cao Biền khiếp sợ) thành Thành Hoàng của Thăng Long. Và, tất1 like
-
Nét Việt
Đại Phúc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Phở Việt Nam được báo Mỹ vinh danh là “món ăn thiên đường” Thứ Sáu, 03/01/2014 - 07:55 (Dân trí) - Mới đây, Phở của Việt Nam đã vinh dự được trang báo điện tử Huffington Post của Mỹ giới thiệu là một trong top 12 món ăn nước ngoài ngon nhất dưới cái tên mĩ miều “món ăn thiên đường”. Mời độc giả cùng điểm mặt những món ăn ngon nhất song hành cùng vị trí của Phở Việt Nam: 1. Phở, Việt Nam “Món ăn thiên đường” là cái tên hay hơn dành cho nó. 2. Mì Udon truyền thống, Nhật Bản Sợi mì Udon dày có vẻ dày “bất hợp lý” nhưng lại là món ăn truyền thống vào dịp năm mới của người dân địa phương. 3. Món hải sản Ceviche, Trung và Nam Mỹ Thưởng thức món ăn này như lạc vào khu vườn thanh tao. Kết hợp nó với bánh chiên thịt thơm giòn thì “để môi trôi ruột”. 4. Massaman cà ri, Thái Lan Một sự kết hợp của sữa dừa, hạt điều, thịt bê và các loại gia vị…chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy tuyệt ngon rồi. 5. Patatas bravas, Tây Ban Nha Nhìn những miếng khoai tây “dầm mình” trong nước sốt cà chua cay thật hấp dẫn. 6. Bánh Tacos trên đường phố Mexico Tacos là loại bánh kẹp thịt với vỏ bánh được làm từ bột ngô còn nhân bánh được làm từ bất kỳ loại thịt nào. Bạn có thể bắt chước làm, nhưng chẳng thể địch nổi độ ngon chính hiệu ở nơi thuộc về nó. 7. Bít tết, Argentina Chỉ có thể nói là ngon nhất thế giới. 8. Nước cam vắt, Morocco Những trái cam tươi ngon được đặt ở những sạp hàng ngoài chợ đã làm nên món cam vắt ngon nhất thế giới. 9. Poutine, Canada Khoai tây chiên kiểu Pháp được bao phủ bởi một lớp phô mai và nước thịt. Vị ngon “không tưởng”. 10. Nutella crepes, Pháp Hấp dẫn bánh Crepes truyền thống của Pháp với sốt sô cô la hạt dẻ ( Nutella). 11. Cacio e pepe, Ý Thưởng thức Cacio e pepe (món mỳ truyền thống của Ý) để biết họ đã từng thông minh hơn chúng ta! 12. Món Moules frites (trai hấp), Bỉ Trai hấp (Moules-Frites) có mặt ở nhiều nước như Pháp và Mỹ, nhưng ngon nhất thì phải thưởng thức ở Bỉ. Ăn kèm với khoai chiên sẽ hoàn hảo hơn. Đỗ Quyên Theo huffingtonpost ==========================Dân tộc Việt có những món ăn phải nói là ngon rất tuyệt hảo ,mà lại được chế biến từ nhửng nguồn thực phẩm rất đơn giản và rẻ tiền.1 like -
Quán vắng!
Thiên Sứ liked a post in a topic by xaduclong
Dự báo của chú Thiên Sứ đã ứng nghiệm. Người nhà của tôi ngày 2.1.2014 có việc ra Hà Nội đã xác nhận thời tiết không lạnh mà đã ấm lên nhiệt độ khoảng 25 dộ.1 like -
Tại sao phố thịt chó Nhật Tân biến mất bí ẩn? Quả là vô cùng kỳ lạ khi 50 quán thịt chó đang ăn nên làm ra bỗng biến mất bí ẩn. Thời tàn của thương hiệu thịt chó Nhật Tân Phố thịt chó biến mất Như đã nói ở kỳ trước, bà Nguyễn Thị Xìu, chủ quán chó Trần Mục nổi tiếng nhất Hà Nội, dù đang lúc ăn nên làm ra, vẫn quyết định đóng cửa quán, bởi những lo âu hư hư thực thực. Theo bà Xìu, những người con của bà đều không theo nghiệp kinh doanh thịt chó, mà làm những lĩnh vực khác. Bà không tin vào chuyện đen đủi do sát hại chó, nhưng có một điều bà nhận thấy, là nhiều gia đình trở nên lục đục, không có hậu khi làm nghề này. Nỗi sợ hãi nghề sát sinh loài vật thân thiết với con người sẽ không có hậu bao trùm các gia đình kinh doanh thịt chó ở Nhật Tân, nên hễ nhà nào làm ăn khá giả, có đủ vốn, là họ đóng cửa quán, đi làm thứ khác. Rời nhà bà Xìu, tôi tạt vào quán nước của bà Minh, cách quán thịt chó Anh Tú Béo không xa. Quả thực, những bà chủ quán nước là cái túi đựng thông tin kiểu truyền miệng quanh vùng. Quán thịt chó Trần Mục đóng cửa mấy năm nay Bà Minh khoe rằng, bà đã bán hàng nước ở con phố thịt chó này được ngót 20 năm, từ khi quán Trần Mục và Anh Tú Béo mở ra, rồi cả đoạn đê thành phố thịt chó. Giờ các quán đã phá sản, đóng cửa hàng loạt, chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo vắng teo khách, bà vẫn kiên trì ngồi bán hàng nước, dù khách chẳng còn mấy. Quán thịt chó đóng cửa sạch sẽ, khách không đến nữa, thu nhập của bà cũng giảm. Tôi hỏi: “Bác có biết vì sao các quán thịt chó ở Nhật Tân đóng cửa hết không ạ?”. Bà Minh oang oang: “Trời ạ, làm cái nghề giết chóc ghê rợn ấy thì làm sao mà có hậu được hả cậu? Mấy gia đình kinh doanh thịt chó không gặp chuyện nọ, thì cũng vướng chuyện kia. Dù họ có nhiều tiền như nước thì cuối cùng cũng hết sạch thôi. Của thiên trả địa mà. Cũng có nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng, nhưng lục đục lắm, vợ chồng đánh lộn, con cái hư hỏng cả”. Bà Minh bấm đốt ngón tay từng gia đình kinh doanh thịt chó, như ông M., bà K., anh V., chị H… Mỗi gia đình bà đều kể vanh vách từ khi mở quán, ăn nên làm ra hay phá sản, đóng cửa ra sao. Bên trong quán thịt chó Trần Mục Trong mấy chục gia đình kinh doanh thịt chó không có hậu, tôi ấn tượng với câu chuyện về ông S., chủ quán thịt chó A.X. một thời làm ăn thịnh vượng ở phố Nhật Tân. Nếu so về thương hiệu, thâm niên, thì quán thịt chó A.X. không nổi tiếng bằng Trần Mục và Anh Tú Béo. Ông chủ quán là người làng Trung Hòa, trước kinh doanh cá sông, gà đồi. Thấy mấy nhà hàng thịt chó ở Nhật Tân phục vụ khách không xuể, ông này đóng cửa nhà hàng ở Trung Hòa, thuê địa điểm rồi mở quán thịt chó ở Nhật Tân. Do có kinh nghiệm chế biến thịt chó, địa điểm quán lại đẹp, nên quán thịt chó A.X. nhanh chóng thu hút thực khách, làm giàu nhanh chóng. Ông này thuê tiếp địa điểm và mở quán thứ hai cũng với thương hiệu đó. Tuy nhiên, đúng lúc công việc kinh doanh thịt chó phất lên, thì vận rủi liên tiếp đổ xuống gia đình ông. Đầu tiên là chuyện xảy ra với người con trai lớn của ông, là người ông hướng theo nghề, tiếp tục nối nghiệp cha quản lý, kinh doanh thịt chó. Ở phố Nhật Tân, chỉ còn lại duy nhất quán Anh Tú Béo, nhưng hoạt động rất cầm chừng Để có chó xịn, thịt ngon, nhiều khi anh này phải lên tận Phú Thọ, Sơn La để chọn chó từ những lái buôn. Những con chó được làm thịt chỉ là chó dé, lông vàng, nặng trên dưới 10kg, sống ở vùng trung du, miền núi phía Bắc. Thịt loài chó này nạc, ngọt, mềm, thơm. Chính sự cầu kỳ đó mà quán A.X., sinh sau đẻ muộn, song lại hút khách không kém. Vào năm 2000, khi người con trai của ông chủ này đang tóm con chó từ lồng ra để đập chết, làm thịt, thì vô tình bị con chó này cắn vào tay. Vết cắn xước nhẹ nên anh này chẳng thèm để tâm. Chuyện nhân viên giết mổ chó bị chó cắn thường ngày, chẳng ai đi tiêm phòng. Thế nhưng, thật đen đủi, khi con chó cắn anh ta lại là chó dại. Chó là vật nuôi thân thiết với con người Chừng tháng sau, anh này lên cơn, sùi bọt mép và chết trong bệnh viện nổi tiếng ở Singapore. Dù ông bố đã đổ ra cả đống tiền, đưa con ra nước ngoài điều trị, song vẫn không cứu được con. Vận hạn tiếp theo đổ lên gia đình ông, là bà vợ bị tai biến, nằm liệt. Mặc dù chuyện bệnh tật là đen đủi, vận hạn, nhưng nghe nhiều người can dán, ông đã đóng cửa vĩnh viễn cả 2 quán thịt chó A.X ở Nhật Tân. Bao năm nay, ông chủ quán thịt chó A.X. thay vì giết chó, thì chú tâm đi chùa, giải nghiệp. Cũng theo bà chủ quán nước tên Minh, thì rất nhiều gia đình kinh doanh thịt chó ở đây không có hậu. Phần lớn là phá sản, thất bại về tiền bạc. Có gia đình con cái dính vào lô đề, cá cược, cờ bạc, nghiện ngập, nên dù làm ra bạc tỉ cũng trắng tay. Nhiều gia đình bỏ xứ trốn đi nơi khác vì bị bọn giang hồ tróc nợ. Có gia đình cũng vì nỗi sợ hãi nghiệp sát sinh, như ông G., bà D., đã đóng cửa quán, rồi đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, mấy năm nay đất cát xuống giá thảm hại, nên không những họ đều trắng tay, mà thành con nợ. Bà Nguyễn Thị Xìu, chủ thương hiệu thịt chó Trần Mục cũng bảo: “Dù tôi nghỉ đã mấy năm nay, nhưng vẫn thường xuyên nhận điện thoại đặt hàng của khách. Kinh doanh thịt chó rất có lãi, nên dù ít khách hơn xưa, nhưng chắc chắn không lỗ được. Tuy nhiên, ai cũng sợ hãi nghiệp báo sát sinh nên không dám tiếp tục kinh doanh thịt chó nữa”. Như vậy đã rõ, vì nỗi sợ hãi vô hình, liên quan đến nghiệp báo, sát sinh trong thuyết giáo nhà Phật, mà mấy chục quán thịt chó Nhật Tân bỗng dưng biến mất. Theo VTC News1 like
-
Cái hạn chế của luật pháp là chỉ thực thi khi hành vi phạm pháp đã xảy ra. Bởi vậy nên đạo đức tham gia vào hình thái ý thức xã hội, như là một biện pháp ngăn chặn những ý tưởng phạm tội trước khi nó xảy ra. Nhưng cái hạn chế của đạo đức là không kiểm chứng được (Đạo đức giả); cho nên mới hình thành hình thức quan hệ xã hội - quen gọi là "Lễ", để thể hiện chuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người và xã hội. Đây là ba hình thái ý thức xã hội chi phối mang tính quy luật của mọi sự phát triển và ổn định. Lý học Việt gọi là "Tam Dương khái thái". Chính là nội dung của quẻ Địa thiên Thái trong Dịch Việt. Pháp trị là xu hướng hiện nay trên thế giới. Nhưng theo Lý học thì pháp trị đến thời kỳ suy thoái thì con người tàn nhẫn và lạnh lùng với nhau, nên phải bổ sung "Đức trị"; nhưng Đức trị đến thời suy thì con người ngờ nghệch và quê mùa, nên phải bổ sung "Lễ trị", nhưng Lễ trị thì con người trở nên giả dối. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh cả ba hình thái ý thức này đã có sự đan xen, (Đây chính là mô hình toán học Wofram). Bởi vậy giáo dục văn hóa và luật pháp phải cân bằng. Lý thuyết là như vậy. Luật pháp không phải của riêng chế độ xã hội nào thì "đạo đức" và "Lễ" cũng vậy. Nền văn minh Hán không phải sinh ra Lễ. Quên nhanh. Chính Khổng Tử cũng chưa có một khái niệm về "Lễ". "Tiên học Lễ, hậu học văn" là phải học cách ứng xử trong quan hệ xã hội giữa con người với con người trước đã rồi mới học các kiến thức khác. "Con chào ông! Con chào bà...chính là "Tiên học Lễ". Người Hán coi "Tam Dương khai thái" là ba con dê dùng trong phong thủy. Hi. Đây là cách hiểu "Tam Dương khai thái" của nền văn minh Hán. Còn đây là bức tranh "Tam Dương khai thái" của làng tranh Đông Hồ, thuộc về nền văn hiến Việt. Cội nguồn đích thực của Lý học Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với lịch sử 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ rằng: Chữ "Dương" trong tranh Đông Hồ là thể hiện khái niệm "Dương" trong cặp phạm trù Âm Dương. Còn chữ "Dương" trong tranh "Tam Dương khai thai" của nền văn minh Hán là từ mô tả ..."con dê".1 like
-
Lời Tiên Tri 2014
chinhp liked a post in a topic by Thiên Sứ
10 dự báo đáng chú ý về kinh tế thế giới 2014 (Dân trí) - Năm 2014 đã chính thức gõ cửa các quốc gia trên thế giới. Liệu trong năm tới kinh tế toàn cầu sẽ ra sao sau một năm 2013 khá trắc trở? Sau đây là 10 dự báo của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Nariman Behravesh, kinh tế gia trưởng của IHS – một tập đoàn nghiên cứu kinh tế quốc tế danh tiếng, từng chính xác trong 9/10 dự báo về kinh tế thế giới 2013. Do vậy trước thềm năm mới 2014, những dự báo của ông rất được phố Wall chú ý. Và sau đây là 10 dự đoán của chuyên gia này về kinh tế toàn cầu trong năm nay. Kinh tế Mỹ sẽ dần tăng tốc trong năm tới 1. Tăng trưởng của Mỹ dần tăng tốc Sự phục hồi của kinh tế Mỹ trong năm 2013 bị hụt hơi bởi động thái thắt chặt mạnh mẽ chính sách tài khóa. Trong năm nay, những tác động đó sẽ giảm đi rất nhiều, nhất là khi nhìn vào dự luật ngân sách mà quốc hội Mỹ thông qua. Do đó những sức mạnh của nền kinh tế số 1 thế giới sẽ được bộc lộ nhiều hơn. Thị trường nhà ở sẽ tiếp tục được cải thiện cũng như hiệu ứng từ sự bùng nổ khác thường của ngành dầu mỏ và khí đốt IHS cũng nhận định tốc độ chi tiêu đầu tư sẽ tăng tốc, khiến nó trở thành một động lực tăng trưởng của năm 2014. Và tăng trưởng đều đặn của tiêu dùng cũng sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng của kinh tế Mỹ, dự kiến đạt khoảng 2,5% trong năm 2014 thay vì chỉ 1,7% trong năm 2013. 2. Châu Âu sẽ tiếp tục hồi phục nhưng rất chậm Cho dù vẫn còn những dấu hiệu thiếu tích cực, đà phục hồi của kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục. Nhiều yếu tố khác nhau như: chính sách tiền tệ nới lỏng, thị trường lao động dần ổn định, các quan chức châu Âu ít chú tâm hơn vào các biện pháp kinh tế khắc khổ, sức mua được cải thiện do lạm phát cực thấp, sức cạnh tranh lớn hơn ở các thành viên ngoại vi và sự tin tưởng lớn hơn vào năng lực kiểm soát khủng hoảng nợ của các chính trị gia châu Âu, sẽ hỗ trợ tăng trưởng ở mức 0,8% trong năm tới. Dù có những xu hướng tích cực, một số quốc gia như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha sẽ vẫn gặp khó khăn trong việc trở lại mức tăng trưởng dương. Trong khi đó Đức và Anh năm tới sẽ còn tăng trưởng nhanh hơn năm 2013 Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm tới 3. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn được duy trì Sau khi trượt xuống mức thấp đầu năm 2013, đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc nhờ gói kích thích mini từ chính phủ. IHS nhận định kinh tế nước này sẽ tăng nhẹ lên 8% trong năm 2014, so với mức 7,8% năm 2013. Sẽ có những gói kích thích vừa phải được tung ra nếu tăng trưởng xuống dưới 7,5%, và quy mô của chương trình này sẽ tăng mạnh nếu tăng trưởng xuống dưới 7%. Thách thức lớn hơn cả đối với tăng trưởng của Trung Quốc sẽ là trong trung hạn, bởi quốc gia này phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số cũng như hậu quả của tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, bao gồm một đợt bong bóng nhà đất mới và nợ tiếp tục tăng. 4. Các thị trường mới nổi khác cũng sẽ tươi sáng hơn chút ít Môi trường toàn cầu mà các nền kinh tế mới nối đối mặt sẽ thân thiện hơn so với 3 năm vừa qua. Tăng trưởng từ Mỹ và Trung Quốc sẽ mạnh hơn chút ít trong khi châu Âu không còn là lực kéo lùi kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu từ các thị trường mới nổi sẽ trở thành một động lực tăng trưởng. IHS dự báo tăng trưởng GDP thực sự ở những nước này sẽ đạt 5,4% trong năm 2014, cao hơn con số 4,7% của năm 2013, với điều kiện việc Mỹ cắt giảm chương trình kích thích kinh tế sẽ chỉ có tác động khá nhỏ. Tuy nhiên, khả năng các nền kinh tế mới nổi trở lại thời kỳ tăng trưởng cao như những năm 2000 là khó xảy ra, trừ khi chính phủ các nước này có thêm nhiều cải cách về cấu trúc giúp tăng năng suất, phẩn bổ vốn hiệu quả hơn và thúc đẩy tiềm năng tẳng trưởng. Tỉ lệ thất nghiệp tại các nước Eurozone sẽ vẫn cao 5. Thất nghiệp tại các nước phát triển vẫn ở mức cao Tỉ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển sẽ chỉ giảm từ mức 8,1% năm 2013 xuống 7,9% trong năm 2014. Các biện pháp gia tăng năng suất nhờ cải tiến công nghệ ở các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục khiến nhu cầu tuyển dụng ít đi. Các doanh nghiệp sẽ vẫn đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí hoạt động. Tại Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp được dự báo giảm từ mức 7,4% trong năm 2013 xuống 6,6% trong năm 2014, chủ yếu do sự sụt giảm trong tăng trưởng lực lượng lao động chứ không phải do tăng trưởng việc làm. Tại Eurozone, thất nghiệp vẫn sẽ duy trì ở gần mức cao kỷ lục. 6. Giá hàng hóa sẽ ít biến động, lạm phát vẫn thấp Trong năm tới, sự gia tăng dần dần nhu cầu đối với hầu hết các hàng hóa sẽ bị khỏa lấp bởi sản lượng tăng hoặc tồn kho lớn. Điều đó có nghĩa là giá hàng hóa trong năm tới hầu như không đổi so với 2013. Sự yếu ớt của các thị trường hàng hóa, cùng với tình trạng dư thừa lao động và sản phẩm sẽ khiến CPI tại các nền kinh tế phát triển năm 2014 ở dưới mức 2%. Rủi ro ở đây sẽ là khả năng lạm phát tiếp tục giảm, như đã xảy ra từ năm 2011 đến nay. IHS dự báo áp lực lạm phát tăng tại các thị trường mới nổi từng xuất hiện thời gian qua sẽ bị đảo ngược. 7. Fed sẽ giảm kích thích kinh tế, các NHTW khác có thể bơm thêm tiền Fed sẽ bắt đầu giảm chương trình mua trái phiếu trước tháng 1/2014 (Fed quả thực đã giảm chương trình kích thích kinh tế từ 85 tỷ USD/tháng xuống 75 tỷ USD/tháng từ cuối tháng 12/2013 – NV) trong khi vẫn giữ các lãi suất chủ chốt không đổi cho đến đầu 2015. Tương tự, IHS kỳ vọng NHTW Anh sẽ không tăng lãi suất trước giữa năm 2015. Trong khi đó, với tình hình tăng trưởng yếu tại eurozone, NHTW châu Âu có thể cảm thấy cần có thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Cuối năm 2013, một số NHTW các thị trường mới nổi bắt đầu tăng lãi suất, nhưng với việc áp lực lạm phát suy yếu, họ có thể giữ nguyên hoặc một vài nước sẽ nới lỏng chính sách. 8. Trở lực từ chính sách tài khóa sẽ giảm bớt Với việc đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đã đạt được sự nhượng bộ về chính sách tài khóa, IHS nhận định trở lực từ chính sách tài khóa Mỹ sẽ giảm đáng kể trong năm tới. Một trong những biểu hiện đó là thâm hụt ngân sách liên bang không đổi (ở mức dưới 700 tỷ USD), sau khi đã giảm mạnh từ mức 1300 tỷ USD năm 2011. Điều tương tự sẽ diễn ra tại châu Âu. Sau khi giảm mạnh 3 năm qua, thâm hụt ngân sách nhiều nước Tây Âu sẽ giảm chậm lại trong năm tới do đã gần đạt các ngưỡng bền vững trong tương quan với GDP. Nhiều nền kinh tế gặp khủng hoảng tại Eurozone sẽ có thêm chút thời gian để đáp ứng các mục tiêu về tài khóa. USD được nhận định lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác 9. Đồng USD sẽ lên giá so với hầu hết các ngoại tệ khác Có hai xu hướng quan trọng đẩy giá USD tăng. Trước hết tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ mạnh hơn và khoảng cách tăng trưởng so với các nền kinh tế phát triển khác sẽ nới rộng. Hai là, hầu như chắc chắn Fed sẽ ngừng hoàn toàn việc kích thích kinh tế sớm hơn các NHTW khác. Điều này sẽ tác động tới đồng Euro và Yên Nhật, và đẩy đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác giảm giá. Do các thị trường tài chính đã lường trước việc Fed cắt giảm kích thích kinh tế, tác động của việc này sẽ nhỏ hơn những gì từng xảy ra trong mùa Hè 2013. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có lẽ là đồng tiền chính duy nhất tăng giá so với USD trong năm tới. 10. Rủi ro tăng trưởng sẽ cao hơn rủi ro suy thoái Những năm gần đây, NHTW tại Mỹ, Eurozone và Nhật đã cho thấy khả năng tích cực trong giải quyết khủng hoảng, và do vậy loại trừ được một vài trở ngại với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này giúp nguy cơ rủi ro chuyển từ tiêu cực sang cân bằng. Trong năm tới, có thể thế giới sẽ bị ngạc nhiên nhiều hơn bởi các vấn đề tăng trưởng hơn là suy thoái. Tất nhiên những tác động bất lợi tiềm tàng vẫn hiện hữu, như bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, chính sách tài khóa bất lợi hay những tin tức kém tích cực từ các thị trường mới nổi… Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy tăng trưởng mạnh hơn dự báo tại Mỹ, Anh và Đức. Các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có thể tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng. Tăng trưởng mạnh hơn tại một số nền kinh tế chủ chốt của thế giới cũng sẽ giúp kinh tế toàn cầu phục hồi. Thanh Tùng Theo IHS ===================== Vậy mà cái bà này phát biểu lung tung. Không có "cơ sở Lý học" gì cả!1 like -
Quán vắng!
quangnx liked a post in a topic by lanha92
lanha92 phản ứng ngay trên trang VTC nhưng bình luận nhanh chóng bị BTV chặn lạilanha92 xin ghi lại ý kiến của mình:Các bạn chỉ nhăm nhăm vào chê bai Nhà nước chậm chạp...nhưng lại không hiểu rằng với mỗi người Việt tết là một nghi thức thiêng liêng, tết còn là cứu cánh của hàng vạn người nông dân vốn chỉ xoay trần quanh năm cho ba ngày tết. Các bạn định đạp đổ mâm cơm tết của họ ư, họ chả có gì cả ngoài những đồng tiền có từ hoa màu, đào quất bán vào dịp tết.Các bạn xuất thân từ thành phố, mở miệng chửi bọn nhà quê, thốt ra lời vàng ngoc là bảo tại lũ nhà quê, nhưng lũ nhà quê còn thờ ông bà tổ tiên, còn lo ba ngày tết dù giàu hay nghèo, lũ nhà quê không ngồi trong quán cà phê mà chửi đời, không nằm trên giường êm để trụy lạc, dựng chuyện.Các bạn thử dí ngón tay xuống nước xem tháng 12 trồng cấy thế nào để đòi người ta bỏ Tết, các bạn thích ăn gà tây, thích trông cây Noel hay làm gì đó thì tùy nhưng hãy để Tết lại cho người Việt đừng đem những thứ Tây phương áp cho xứ sở này1 like -
Vì sao Gia Cát Lượng không thọ được tới 60? Tuoitre Online 06:53 | 16/12/2013 Dưới góc độ Tử vi học, sở dĩ Gia Cát Lượng có tài hô phong hoán vũ nhưng lại phải chết ở tuổi 54 là vì cung mệnh vô chính diệu. Sự nghiệp dang dở Nhân vật Gia Cát Lượng sống thời Tam Quốc bên Trung Quốc là hình ảnh một quân sư đa mưu túc chí có tài ngồi trong màn trướng mà đẩy lui được cả chục vạn quân địch. Từ khi Lưu Bị có Gia Cát thì đánh đâu thắng đó, thế lực lớn mạnh ngang với Tào Tháo, Tôn Quyền để chia ba đất nước Trung Quốc. Gia Cát cũng qua đó mà trở thành nhân vật vĩ đại. Nhưng từ khi Lưu Bị mất rồi, vẫn Gia Cát Lượng với mưu hay kế hiểm mà 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn lại phải rút về chẳng đạt được gì. Gia Cát Lượng trong phim Tam Quốc diễn nghĩa. Ảnh: Internet Dưới con mắt khoa Tử vi, điều này được lý giải vì Gia Cát Lượng mệnh vô chính diệu – tức là cung mệnh không có chính tinh tọa thủ, cho nên không thể làm người đứng đầu điều hành công việc được mà chỉ ở vị trí phò tá mới phát huy được tài năng. Trong một cuốn sách nghiên cứu về tử vi mang tên Cuộc đời và số mệnh, tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Tùng phân tích: “Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10/4 năm Tân Dậu. Mệnh Vô chính diệu an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm) cả hai cùng hợp chiếu về mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng ư kim diện”. Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi. Vì mệnh Vô chính diệu cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có mệnh Vô chính diệu, chịu dưới 1 người mà trên muôn vạn người. Nhưng đến khi Lưu Bị qua đời, ấu chúa lên ngôi, lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu, quyết định tất cả mọi việc như một vị vua thật sự. Cho nên đó là một điều không thích hợp với mệnh vô chính diệu. Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết quả…. Đó là đặc tính đáng chú ý của người có mệnh Vô chính diệu: Mưu sự cho người thì dễ mà cho chính bản thân mình thì khó”. Theo quan điểm của cụ Thiên Lương – một danh sư trong làng Tử vi Việt Nam, người có nhiều kiến giải sáng tạo đã lập ra một trường phái Tử vi riêng biệt gọi là trường phái Thiên Lương, thì sở dĩ sự nghiệp của Khổng Minh không đi tới đâu vì trong so sánh với đối thủ bị thua kém. Cụ Thiên Lương viết: “Quân sư Khổng Minh sanh năm Tân Dậu ngày 10/4 giờ Tuất, Tả Hữu Điếu khách nhập mệnh được Thái Âm chiếu lên. Đây là tư cách một thầy đời hữu công vô lao, phù hợp với Thiếu Dương ở Mão thủ Thân bị lôi cuốn vào một thế hệ không sao giữ nổi chánh nghĩa mặc dầu cố hết công trình xây dựng. Mộc mệnh sinh xuất cho Thái Dương, nghịch lý âm dương (nghĩa là thân ở cung Mão mang hành mộc sinh xuất cho sao Thiếu Dương ở trong cung đó - Tg). Mệnh thân Quyền, Phá, Hư đối diện Thiên di có Thái tuế, Thiên khốc, rõ ràng mình ở thế xuống dốc mà kẻ đối nghịch được chính nghĩa dội vang hòa hợp ở thế Kim khắc Mộc, rốt cuộc họ thắng. Mệnh yểu nên cầm sao thất bại Theo truyện, năm 54 tuổi, Gia Cát Lượng biết mình sắp chết trong khi sự nghiệp vẫn dở dang, ấu chúa vẫn còn nhỏ tuổi chưa cáng đáng được sự nghiệp. Ông quyết định làm phép cầm sao giữ mạng để chống lại mệnh trời hòng sống thêm 1 giáp nữa. Trong khi ông lập đàn thất tinh cần phải 7 ngày yên tĩnh không ai quấy rầy. Nhưng đến ngày thứ 6, vì việc quân khẩn cấp, một tướng đã xộc vào nơi ông đang làm phép. Bởi thế việc cầm sao thất bại. Tuy nhiên dưới góc nhìn của Tử vi học, cái căn bản nhất đối với người mệnh vô chính diệu là không thể thọ được. Các sách Tử vi lưu truyền từ xưa đều có câu “mệnh vô chính diệu phi yểu tắc bần”. Gia Cát Lượng dù có Nhật Nguyệt cùng hợp chiếu mệnh nên cuộc đời từ trung vận thì tỏa sáng rực rỡ, tung hoành ngang dọc, tên tuổi lẫy lừng. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi định mệnh cho người mệnh vô chính diệu là: Giàu thì chết sớm mà nghèo thì thọ hơn. Tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Tùng viết: “Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông quá nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thì dù sát nghiệp của ông nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số mệnh Vô chính diệu?”. Ở một sách về Tử vi khác là cuốn Tử vi thực hành thì chỉ ra rằng năm 54 tuổi, Gia Cát Lượng gặp đại hạn ngộ Thái Tuế và một loạt sao xấu cho nên không thể qua được mà phải chết. Cuốn sách viết: “Số Gia Cát có Tả hữu đồng cung Thái dương ở mão, Thái âm ở Hợi gọi là Nhật Nguyệt tinh minh cách, nên số cực phú quý, tài năng lỗi lạc. Năm 54 tuổi, đại hạn ngộ Thái Tuế, Thiên Thương, Hóa kỵ, Đại, tiểu hao, Kình Đà nên chết”. Theo Vũ Tiến Đức Kiến thức ============== Ngài Khổng Minh chưa bao giờ "Hô phong hoán vũ" cả. Ngài chỉ xử dụng sự biết trước về diễn biến quy luật tự nhiên, làm thiên hạ ngạc nhiên thôi. Không tin quí vị xem kỹ lại Tam Quốc chí. Ngay cả việc lập đàn cầu gió Đông Nam, thực chất là: "Ngày Đông chí, khí nhất Dương sinh, nên có gió Đông Nam cũng không có gi là lạ!". Đây là câu của Tào Tháo nói với mưu sĩ, khi thấy gió Đông Nam nổi lên và con thuyến của Hoàng Cái lao tới. Hoặc việc Chu Du chỉ cần một ngày có gió Đông Nam,Khổng Minh hứa hẳn ba ngày. Tuế sai trong Thái Ất là ba ngày. Đây cũng là sai số cộng, hoặc trừ 1, 5 độ (Tức ba độ) khi tính toán trong Phong Thủy.1 like
-
Những lời giải thích ở trên về lá số của Khổng Minh đều không giải thích rỏ ràng ngay cả được mệnh danh là tử vi gia là cụ Thiên Lương mà chỉ nói bên lề của một vấn đề đã xảy ra, nếu cụ cho Rằng vì Khổng Minh mệnh mộc mà sao thái dương mệnh hỏa thì do sinh xuất ,trong khi nhật tại mão nguyệt tại hợi mà cụ chỉ chọn 1 cánh rồi đem ra so do với cái mệnh, tại sao cụ không chọn thái âm thì có phải sinh nhập không, vấn đề nầy từ lâu nhiều cao thủ danh gia tử vi vấn bàn luận về mẹnh cục tương sinh hay cung mẹnh -sao sinh mệnh v.v nghe ra thì quá hợp lý nhưng làm thế nào được có lá số ấy trên đời nầy tất cả mệnh cục tương sinh và cung mẹnh -sao thủ mệnh v.v thế mà sách gọi là phi thường cách nhưng theo tôi sẽ không bao giờ có lá số đó cả dù có lấy đủ 60 năm lá sô.Vấn đề thứ 2 , sách nào cũng có câu như trên mệnh vcd phi yểu tắc bần , theo lá số của khổng Minh thì không phải tắc bần vì cung tài của ông ta có dương lương sáng sủa tọa thủ tướng giáp cung thì thuộc hàng cự phú, quan lộc thái âm miếu không gia ác sát thì có phải là quan lộ thênh thang ? lý do quan lộ ông ta hơi chậm vì thân cư quan phát phát ngoài 30t trở đi. Còn nếu có người cho rằng người mệnh vcd không thể đứng đầu hay đứng vị thế lảnh đạo là sai, thế như hiện nay có ngài Obama mà thế giới ai cũng biết tên,mệnh ông ta tại Dậu VCD thì các danh gia tử vi giải thích ra sao ? mỆNH VCD nhật-nguyệt chiếu hư không có tả-hửu+ điếu khách cư tứ mộ là người văn võ song toàn [ tả là văn hửu là võ , thía dương là văn thái âm là võ ] văn chương thi phú binh thư yếu lược đều thông . Nhưng dù sao đi nữa dầu có tài cách mấy cũng không thể thay đổi được thời thế và mệnh nước được . Tại vì sao ông chết sớm vì lưu đại hạn nhập thái tuế cung tật ách, lưu tiểu hạn tới cung Tý họi tất cả những sao bại tinh như xương-kỵ- suy- hao -hình -thiên thương .1 like