-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 01/01/2014 in all areas
-
"Năm 2014 Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" thay "gậy nhỏ" ở Biển Đông" Đông Bình 01/01/14 10:05 (GDVN) - Thùng thuốc súng lớn nhất là ở biển Hoa Đông; Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" ở Biển Đông; năm 2014, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên sẽ gia tăng... Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông để huấn luyện, thử nghiệm, làm quen... được cho là "có khả năng tác chiến ban đầu". Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 tuyên bố: "Hãy quên cuộc nội chiến Syria và chương trình vũ khí hạt nhân của Iran đi, hiện không có khu vực điểm nóng nào quan trọng hơn biển Hoa Đông". Theo bài báo, chu kỳ "ác tính" xung đột Trung-Nhật cũng kéo Mỹ vào, vùng biển này có thể trở thành "thùng thuốc súng" lớn nhất năm 2014. Khi phác họa hình ảnh đa chiều về Trung Quốc năm 2013 (sương mù, "đánh hổ cũ", đổ bộ lên Mặt Trăng, Hội nghị Trung ương 3 khóa 18...), việc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông là dấu hiệu "phô trương sức mạnh" rõ ràng nhất của Trung Quốc và là căn cứ dự báo năm 2014. Nhưng, sự cứng rắn này của Ban lãnh đạo mới Trung Quốc cũng khiến cho họ kinh ngạc: "hổ cũ" hủ bại (tham nhũng) liên tục bị lộ nguyên hình, quyết tâm cải cách tiếp tục khởi động động cơ quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu. Năm 2013, Trung Quốc biên chế tới 5 tàu hộ vệ săn ngầm Type 056 cho Hạm đội Nam Hải, rất ưu tiên. Mạng kinh tế tài chính Đức ngày 30 tháng 12 bình luận, tăng trưởng kinh tế chậm lại, địa-chính trị xung quanh phức tạp hóa, năm 2013 Trung Quốc đã đi một con đường rất gian nan, nhưng Bắc Kinh đã đưa ra nghị quyết cải cách đáng chú ý, năm 2014 sẽ là "một năm mang tính quyết định" của Trung Quốc. 4 "thùng thuốc súng" của năm 2014 Bloomberg News Mỹ có bài viết nhan đề "Năm 2013 có phải là một năm chúng ta mất đi Trung Quốc?". Theo bài viết, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ, ông Obama tháng 6 năm 2013 đã có cuộc gặp 2 giờ tại nông trường bang California, sau đó cùng gửi "quà Giáng sinh", Obama đã phái tới máy bay ném bom B-52 bay qua vùng trời do Trung Quốc tuyên bố thuộc về họ, ông Tập Cận Bình thì phái tàu chiến Trung Quốc mạo hiểm ngăn chặn tàu tuần dương của Mỹ, khoảng cách hai bên chỉ khoảng 90 m, Chiến tranh Lạnh đã nóng lên? Một số truyền thông quốc tế đưa ra đáp án khẳng định. NBC (National Broadcasting Company) Mỹ cho rằng, "uy hiếp, đe dọa" xem ra là một phần của "hòm công cụ" của ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Khu nhận biết phòng không buộc Mỹ phải can dự vào tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông. Năm 2013, Trung Quốc biên chế tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương Type 054A cho Hạm đội Nam Hải Đài truyền hình bán đảo Qatar ngày 30 tháng 12 cho rằng, nhìn vào cứu trợ nhân đạo ở Philippines, Mỹ quả thật muốn trợ giúp đồng minh châu Á-Thái Bình Dương, nhưng một cơn bão địa-chính trị bất ngờ đến: Trung Quốc thiết lập Khu nhận biết phòng không trên bầu trời hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát, Mỹ điều máy bay ném bom để phản hồi. Nếu như Mỹ muốn tránh tương lai không xác định lớn hơn do xung đột trực tiếp Trung-Nhật gây ra, Mỹ cần đại diện cho đồng minh ra mặt, năm 2014 sẽ là "năm sôi động". Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 cho rằng, sau năm 2013 căng thẳng, không nên trông chờ năm 2014 sẽ yên tĩnh một chút. Theo bài viết, nhìn vào "4 thùng thuốc súng" năm 2014 sẽ thấy, hơn nữa mỗi "thùng" đều có liên quan tới Trung Quốc. Thứ nhất, "vở kịch lớn" có khả năng nhất diễn ra ở biển Hoa Đông. Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng có hành động nguy hiểm ở đảo Senkaku. Cân nhắc đến chu kỳ căng thẳng của nền kinh tế thứ hai và thứ ba thế giới cùng với việc Mỹ có thể can thiệp, rủi ro không thể tiếp tục cao lên nữa. Tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" mang tên Lan Châu và Hải Khẩu của Hạm đội Nam Hải hứ hai, Biển Đông là "thùng thuốc súng thứ hai", căng thẳng ở đây cũng sẽ không kết thúc; năm 2014, Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" thay thế cho "ngoại giao cây gậy nhỏ". Sau khi lập ra Khu nhận biết phòng không ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại tiến hành huấn luyện tàu sân bay ở Biển Đông, việc gây sức ép đối với Đông Nam Á của Trung Quốc sẽ không giảm đi. Thứ ba, "thùng thuốc súng" tiếp theo là quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng. Trung Quốc thẩm thấu từng ngõ ngách của toàn cầu, năm 2014 sẽ gây ra nhiều sự việc mang tính cạnh tranh nhiều hơn với Mỹ, tương tự như tàu chiến Trung-Mỹ suýt nữa va chạm, va chạm kinh tế và đồng minh thương mại mới (chẳng hạn TPP). Thứ tư, năm 2014, CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ gây bất ổn hơn ở Đông Bắc Á. Năm 2014, Trung Quốc sẽ biên chế tàu khu trục tên lửa mới Type 052D cho Hải quân Năm 2014 là tái diễn của năm 1914? Trang mạng "Nhà tư tưởng" Mỹ cho rằng, là nước lớn kinh tế chiếm vị thế chủ đạo và cường quốc thế giới trỗi dậy trở lại, điều này phải chăng sẽ gây ra cuộc chiến tranh thế giới mới? Rất có thể. Tờ "Nhà kinh tế học" Anh có một bài viết trên trang bìa vào cuối năm 2013 cũng đưa ra kết luận tương tự. Bài viết có nhan đề "Nhìn lại Chiến tranh thế giới thứ nhất, vô cùng lo ngại", cho rằng, từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ đến nay, cả một thế kỷ đã qua đi, nhìn lại chuyện cũ, mọi người lại phát hiện hiện nay có rất nhiều điểm giống với thế giới trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Theo bài báo, Mỹ hiện nay giống như Anh khi đó, cũng là siêu cường suy yếu, cũng không thể bảo đảm an ninh thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc hiện nay lại đóng vai trò của Đức trước đây: cùng là lực lượng kinh tế mới nổi, cũng đầy rẫy những người theo chủ nghĩa dân tộc "thù hận", cũng đang xây dựng nhanh chóng lực lượng quân sự. Theo các nguồn tin, năm 2013, Trung Quốc đã cho tàu lặn Giao Long đến Biển Đông "thử nghiệm khoa học". Nhật Bản hiện nay giống Pháp trước đây, là đồng minh của quốc gia bá quyền suy yếu, bản thân là lực lượng mang tính khu vực đang không ngừng suy yếu. Tuy nhiên, bài viết thừa nhận, so sánh như vậy thực ra không hoàn toàn chính xác: Trung Quốc hoàn toàn "không khát vọng mở rộng lãnh thổ" như Đức?! (xem lại tham vọng "đường lưỡi bò" trên Biển Đông); ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng mạnh hơn Anh thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, nhưng so sánh này cũng đủ để thế giới nâng cao cảnh giác. Trung tâm hành động dự phòng của Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ vào tuần trước công bố báo cáo thường niên, dự báo năm 2014 có thể gây tác động đe dọa nhất đối với Mỹ. Báo cáo liệt kê những điểm xung đột như can thiệp quân sự vào Syria và không kích cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng đã hạ thấp đối đầu quân sự do Trung Quốc gây ra bởi tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc chỉ mới chế được 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, nhưng đều ưu tiên biên chế toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải "Nguyệt san Đại Tây Dương" Mỹ phân tích cho rằng, có thể là Trung Quốc đang thử thách mức độ chịu đựng của khu vực đối với sự tự tin của họ, cũng có thể là năm 2014 Trung Quốc sẽ duy trì kiềm chế nhiều hơn, hoặc các nước tranh chấp đã xây dựng cơ chế tránh leo thang va chạm. Tờ "Thời báo châu Á trực tuyến" Hồng Kông phân tích, "năm 2014 đừng đề cập đến việc đánh nhau với Trung Quốc". Theo bài báo, năm 2013, mặc dù thực sự có người tiếp tục dựa vào khẩu hiệu "ngăn chặn" của "Chiến tranh Lạnh" để tăng cường an ninh quốc gia (chỉ Nhật Bản), Trung Quốc cũng không phải là "mối đe dọa". Theo bài báo, Trung Quốc không muốn đối đầu với phương Tây, mà muốn "làm ăn" với phương Tây, từ đó có thể giảm sự phiền phức gây ra bởi Ban lãnh đạo Trung Quốc ứng phó với các vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng trong nước. Theo các nguồn tin, Trung Quốc mua tàu đệm khí khổng lồ Zubr của Ukraine để dùng cho tranh chấp biển đảo Điều quan tâm nhất của Trung Quốc là làm thế nào giải quyết những vấn đề trong nước rất gai góc, Trung Quốc nhận thức được tình cảm chủ nghĩa dân tộc nhằm vào Nhật Bản có thể tạo ra một số cơ hội "xả hơi chính trị", nhưng Đông Á thực sự nổ ra chiến tranh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm khó khăn của Trung Quốc. “Đài tiếng nói nước Nga” ngày 30 tháng 12 dẫn lời Zolotaryov, chuyên gia vấn đề Mỹ, Viện Khoa học Nga cho rằng, chiến tranh tiền tệ và thương mại hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc và Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, xu thế này sẽ tiếp tục tăng cường, đồng thời cũng có lợi cho ngăn chặn hai nước vượt qua “ranh giới đỏ” về quân sự. Viện nghiên cứu kinh tế hiện đại Hàn Quốc ngày 29 tháng 12 công bố báo cáo “10 xu thế lớn toàn cầu năm 2014” cho rằng, cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và vị thế “cảnh sát thế giới” của Mỹ yếu đi một cách tương đối, năm 2014, tranh chấp khu vực xoay quanh lãnh thổ và tài nguyên giữa các nước trên thế giới sẽ có xu hướng gia tăng. Theo báo Trung Quốc tháng 12 năm 2013, độ chính xác định vị của hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu của nước này ở khu vực ASEAN đã đạt 5 m. Năm 2013, Hạm đội Nam Hải cùng các hạm đội lớn khác của Hải quân Trung Quốc ra sức tập trận trên Biển Đông. Cuộc tập trận trên biển Trung-Nga năm 2013 có khoa mục săn ngầm, đáng chú ý là có sự tham gia của tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga, loại tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, hiện 1 chiếc mang tên Hà Nội đã về Việt Nam. Trung Quốc đã biên chế hơn 10 chiếc loại này. Theo báo chí Hán ngữ, Trung Quốc đang ra sức chế tạo tàu ngầm thông thường lớp Nguyên sử dụng công nghệ AIP, đồng thời có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Lada của Nga. ========================== Lão Gàn vốn "lổi tiếng" vì "chém gió". Quả chém gió đầu tiên là chém trong kinh Dịch - "Tề hồ Tốn" ("Gió"), quẳng về Tây Nam, đưa quái Khôn về Đông Nam. Đấy là chém gió về lý thuyết. Còn thực tế thì dăm ba cơn mưa bão lặt vặt không đáng kể. Nói nghe dễ giận - Thông cảm. "Chém gió" mừ. Bi wờ thấy mấy vị trong bài báo này cũng chém gió ghê quá, nên xem thế lào? Xem nào! Mở đầu bài báo viết: Ối giời ơi! Cái này Lão Gàn lói nâu rùi mà. Từ khi Trung Đông còn đăng căng thẳng lận. Hì. Đúng là chém gió. . Ối giời ơi! Cái này chém gió gọi bằng cụ. Chưa đâu quí zdị. Đến lăm con Dê cơ. Nhưng quyết định lùi hay tiến thì chưa bít. Khó nắm quí zdị. Trung Cóoc đâu phải chủ nhân của Lý học Đông phương mà mần được dễ vậy. Wên nhanh. Cũng chưa nữa thưa quí zdị! Sang lăm cũng chỉ dập dờn thế thôi. Cùng nắm nà cái tô pích này có thông tin đăng tải về mấy cái tàu thủy, tàu bay có gắn súng bay ra, bay vào, khẹc khẹc cho giật gân chơi. Cái lày đợi vài lăm lữa. Híc! Cái zdụ lày thì Lão Gàn hổng thể chủ wan được. Nhà Lão Gàn cách bể Đông không xa nắm. Nhưng đấy là quyền nợi của cá nhân Lão Gàn. Trung Cóoc cũng chỉ hầm hứ vậy thôi, chứ bụp ngay thì chưa khả thi. Lói chính xác nà thế lày: Bể Đông cùng lắm là cái ngòi nổ với dây dẫn đến cái thùng thuốc súng to đùng ở Hoa Đông cơ. Chứ bảo nó nà cái thùng thuốc súng thì đúng nà "chém gió". Chửi nhau cho vui thì chửi to thế lào cũng lịt. Nhưng bụp một cái thì mọi zdấn đề "ra môn, ra khoai" ngay. Do đó, lăm tới chưa có cái zdấn đề "thực sự nổ ra chiến tranh". Cùng nắm là "khẹc. khec" mấy cái. Cái lày gọi nà nàm sao nhẩy? À! Gọi nà cái trước mắt. còn cái nâu dài thì ló cũng còn tùy thuộc vào tình hình thời tiết. Hì.Đầu lăm Tết Tây, cũng chém gió cho vui cửa vui nhà. Lăm lay, kỹ thuật viên diễn đàn lăn ra nghỉ Tết, nên hổng có cái bane "Chúc mừng lăm mới?. Hic! Nhưng âu cũng là cái điềm. Lý học không cần tết Tây.3 likes
-
Chịu khó xem hết tất cả các tập sẽ thấy nhiểu minh chứng phân tích khá thuyết phục về 1 nền văn minh siêu đẳng thời cổ đại. Trái đất đã từng tồn tại 1 nền văn minh siêu đẳng toàn cầu tự thân hay do người ngoài hành tinh ( chúa, thần thánh, người nhà trời ...v..v...) chuyển giao công nghệ, điều này lại chưa được chứng minh . Tập đầu tiên http://www.youtube.com/watch?v=Mh_8bDNsSLI&list=PL9BB3610C61DF25962 likes
-
Tiếng Việt
thanhdc and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Trong 12 con giáp để tính năm thì có năm con Ngựa (người Hãn mượn 12 con vật của Việt, nên phải dịch là “năm con Mã”). Ngựa mà nhấn mạnh bằng cách lướt với phụ từ khẳng định đứng sau thì là “Ngựa Đó!”= Ngọ, “Ngựa Chứ!”= Ngự 禦, và nhấn mạnh bằng lướt từ lặp là “Ngựa Ngựa”= Ngừa, 0+0=1. Nho viết chữ Ngự 禦 với nghĩa ban đầu là “Người kèm rập con ngựa Dữ”= Ngự. Điều này đã được Hứa Thận giải thích 2000 năm trước trong cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa, rằng chữ Ngự 禦 có nghĩa là “người huấn luyện ngựa”. Về sau những từ như Chế Ngự, Phòng Ngự mà Hán văn dùng rõ ràng nổi bật cái ý là Ngừa. Từ Ngừa có gốc do từ Ngựa, phải nhấn mạnh Ngựa để ra từ Ngừa, vì thuần dưỡng ngựa hoang quả là rất khó, phải luôn coi chừng, vì nó hay bất chợt trở chứng (gọi là “con ngựa bất kham”, thậm chí để bắt ngựa kéo xe đám ma, người ta phải bịt che bớt bên ngoài hai mắt nó bằng hai miếng vải đen để nó chỉ nhìn thấy có mỗi định hướng phía trước mà thôi). Nhấn mạnh “Ngựa Đó!”= Ngọ, tức con Ngựa còn gọi là con Ngọ, đồng âm với chữ Ngọ 午 là giờ Ngọ 午, nên nho mượn luôn chữ Ngọ 午(của giờ Ngọ) để ký âm cho con Ngọ (trong 12 con giáp). Chữ Ngọ của giờ Ngọ cũng là của tiếng Việt (không phải là cái “tố gốc Hán” như Từ điển giải thích đâu): Lướt cả câu “Trời không còn ở đỉnh đông, chưa sang tới đỉnh tây, mà là đang ở đỉnh Giữa” = “Trời…Giữa”= Trưa, đó là lúc buổi Trưa. Lướt cả câu “Ngày đã đến giữa trưa rồi Đó!”= “Ngày…Đó!”= Ngọ, đó là lúc giờ Ngọ 午.2 likes -
VẤN ĐỀ HIỆN NAY ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM ĐẶC BIỆT VỀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG CỤ THỂ LÀ BIỂN HOA ĐÔNG VÀ BIỂN ĐÔNG. NAY LẬP TOPIC NÀY ĐỂ TRÍCH DẪN CÁC BÀI BÁO CÁC LUẬN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ - VÀ CŨNG LÀ ĐỂ CÁC THÀNH VIÊN BÌNH LUẬN THEO Ý KIẾN CÁ NHÂN CỦA MÌNH VỀ MỘT CHÂU Á- VÀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO. MONG ĐƯỢC ỦNG HỘ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Đòn ‘tập kích chiến thuật’ của Trung Quốc vào Mỹ (ĐVO) - Trung Quốc đã lợi dụng đúng thời cơ ngấm ngầm tập kích Mỹ. Tuy nhiên, coi chừng, phải cẩn thận, bởi nếu không, sẽ giống như “dùng bật lửa để soi bình xăng”. UAV Trung Quốc ’khuấy động’ khu vực Thái Bình Dương Ấn Độ tập kết quân ở biên giới với Trung Quốc Trung Quốc có công nghệ mới cho tàu ngầm hạt nhân? Lâu nay, trong vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, dư luận và giới quan sát luôn nhận định Mỹ đã trục lợi để trở lại châu Á-TBD mà không làm Trung Quốc phản ứng. Rõ ràng là thế, bởi người ta chỉ thấy trong khi Triều Tiên sẵn sàng chiến tranh “bằng miệng” thì Mỹ đáp lại bằng hành động có thật với quy mô vượt trội bao gồm việc triển khai vũ khí trang bị và xây dựng củng cố các mối liên minh quân sự Mỹ-Hàn-Nhật … Nhưng chẳng lẽ những bộ óc thông thái ở Bắc Kinh lại không biết? Giới lãnh đạo Bắc Kinh thừa biết, có điều, điều khiển Bình Nhưỡng làm theo ý mình không dễ dàng, Bình Nhưỡng không “ngây dại” như vậy. Vấn đề là do Trung Quốc và Triều Tiên đang còn phụ thuộc nhau, cần đến nhau để đeo đuổi mục đích riêng của mình. Với Triều Tiên, đã đến lúc Bình Nhưỡng táo bạo chuyển hướng đi mới, đó là cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế, độc lập, không phụ thuộc vào Trung Quốc. Để làm được điều đó Bình Nhưỡng coi Mỹ vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện, cho nên đàm phán trực tiếp với Mỹ là mục đích cuối cùng cho mọi hành động của Triều Tiên trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un. Với Trung Quốc, rất không muốn Triều Tiên hung hăng gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân trước ngay cửa ngõ Bắc Kinh, bởi trong trường hợp leo thang xung đột tại Triều Tiên xảy ra, thì như Tổng thống Nga Vladimir Putin nói, Chernobyl chỉ là "câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em", rất bực tức với sự bướng bỉnh, khó bảo của Triều Tiên nhưng không thể từ bỏ Triều Tiên bằng cách cắt viện trợ…đồng nghĩa với mất quyền kiểm soát Triều Tiên. Trung Quốc quá hiểu nếu từ bỏ Triều Tiên ngay bây giờ để gây sức ép là mắc mưu Mỹ và phương Tây, là chẳng khác nào trao Triều Tiên cho Mỹ và phương Tây đang sẵn sàng đưa tay ra chờ đợi sẵn. Chẳng có gì là mâu thuẫn khi chính Mỹ khiêu khích Triều Tiên, “chọc giận” Triều Tiên đồng thời lại kêu gọi Trung Quốc phải gây áp lực ngăn cản Triều Tiên không được leo thang. Bởi khi đã cùng đường, Bình Nhưỡng lập tức mở cửa, hội nhập và sẽ có lợi hơn nhiều so với cái được từ Trung Quốc. Nhưng điều đặc biệt nguy hiểm là kho hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ trở thành “đồ chơi không lịch sự” tý nào với kẻ mà Bình Nhưỡng cho là phản bội. Đó chính là vấn đề cốt tử mà Trung Quốc cần quan tâm. Khi đó (khi Trung Quốc mất sự kiểm soát Triều Tiên), việc thống nhất Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian và sẽ là thảm họa cho Trung Quốc nếu theo kịch bản này. Tàu chở dầu 2 triệu thùng của Trung Quốc đến Iran – Đòn tập kích chiến thuật của Trung Quốc vào Mỹ. Chính lẽ đó mà Trung Quốc buộc phải sống chung với Triều Tiên như “sống chung với lũ”. Sử dụng con bài Triều Tiên như thế nào để tiền của đổ vào đó không uổng thì phụ thuộc vào sự khôn khéo của Bắc Kinh. Và, sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không phải chỉ có Mỹ trục lợi mà Trung Quốc cũng không chịu tay trắng. Trong chiến tranh hiện đại, hủy diệt lớn, không có chỗ cho chủ quan, coi thường đối phương. Trong khi Mỹ chưa chắc chắn Triều Tiên có khả năng đến đâu thì việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, không được “mất tập trung” là điều nước Mỹ không thể không làm. Do đó, đừng vội cho rằng căng thẳng càng leo thang với động thái hung hăng của Triều Tiên chỉ là “võ mồm” đối với Mỹ, chỉ nhằm mục đích cho ngoại giao...cẩn thận vẫn hơn đối với Mỹ. Và, đây là điều kiện để Trung Quốc trục lợi. Trung Quốc đã chớp thời cơ mở một “đòn tập kích chiến thuật” vào Mỹ . Trung Quốc ra đòn không phải là đòn quân sự mà là năng lượng, không phải chiến trường bán đảo Triều Tiên mà tại Iran. Đến đây cũng cần nói rõ một chút về cấm vận dầu mỏ của Mỹ với Iran. Ngày 23/3/2012, Mỹ và EU đã đề xuất cấm toàn diện giao dịch thương mại dầu mỏ với Iran, cấm vận với Ngân hàng trung ương Iran và cấm vận toàn diện dầu mỏ Iran từ ngày 01/7/2012. Theo đó, tất cả các quốc gia phải ngừng nhập khẩu dầu mỏ của Iran và quan hệ tài chính với Iran. Nếu bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài nào có quan hệ tài chính, đặc biệt là giao dịch về dầu mỏ với Iran thì đều phải rút khỏi thị trường Mỹ, hoặc Mỹ sẽ áp dụng biện pháp hạn chế hết sức nghiêm ngặt đối với những tài khoản liên nào quan đến ngân hàng trung ương Iran. Trung Quốc buộc phải lựa chọn và đã phải “thực thi” khi ngân hàng Côn Lôn của Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt. Năm 2012, Trung Quốc phải giảm lượng dầu nhập từ Iran và các hợp đồng làm ăn với Iran cũng bị đổ bể. Vậy nhưng, cùng với sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, năm 2013 Trung Quốc nhập khẩu dầu của Iran tăng và đặc biệt ngày 21/3 tàu chở dầu 2 triệu lít, lớn nhất của Trung Quốc đã cập cảng Iran, bất chấp lệnh cấm của EU và Mỹ. Đó là đòn tập kích chiến thuật vào Mỹ. Đằng sau đòn tập kích chiến thuật này là gì? Trước hết phải khẳng định là động thái này của Trung Quốc không phải là sự thách thức một cuộc chiến tranh kinh tế với Mỹ, bởi lẽ tuy Trung Quốc và Mỹ rất cần nhau để phát triền kinh tế nhưng thực tế là Mỹ, EU và Nhật Bản không có Trung Quốc vẫn tồn tại nhưng ngược lại Trung Quốc không có Mỹ EU và Nhật Bản thì sụp đổ. Mỹ sẵn sàng hy sinh quyền lợi kinh tế để bóp chết Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thể. Do vậy đằng sau đòn tập kích chiến thuật này, Trung Quốc muốn đạt được 2 mục đích. Thứ nhất là nắn gân Mỹ, xem trong lúc dính vào căng thẳng Triều Tiên thì Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, qua đó đánh giá được khả năng sức mạnh, sự can thiệp của Mỹ trong giai đoạn mà ngân sách quân sự bị cắt giảm. Thứ hai là gửi đến cho Mỹ một nhắc nhở rằng, đừng gây khó cho Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, nếu không, Iran cũng sẽ là vấn đề khó cho Mỹ. Như vậy có thể nói, thời gian qua, Trung Quốc và kể cả Nga đã dùng vấn đề sản xuất VKHN của Iran và Triều Tiên để mặc cả với Mỹ và đã có những sự nhường nhịn nhau nhất định. Nhưng trong tình hình hiện nay đã xuất hiện Nhật Bản và Hàn Quốc, nếu Trung Quốc cứ dùng con bài này thì lỗi thời và cực kỳ nguy hiểm cho Trung Quốc. Trung Quốc sẽ xử lý thế nào nếu như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chế tạo VKHN khi mà đối với họ, không giống như Triều Tiên và Iran, chẳng có gì là khó khăn về công nghệ? Và VKHN của họ mỗi khi sản xuất ra còn tiên tiến, hiện đại hơn cả Trung Quốc? Tại sao Trung Quốc biết dùng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran để mặc cả với Mỹ trong khi Mỹ lại không biết “làm ngơ” để Nhật Bản, Hàn Quốc có được VKHN để chọi trực tiếp với Trung Quốc? Có lẽ tình thế chưa đến lúc và chưa đến mức Mỹ phải sử dụng bài này, nhưng điều kiện cần và đủ của vấn đề này cũng giống như một bồn xăng lớn, Trung Quốc đừng dại dùng bật lửa soi. Lê Ngọc Thống1 like
-
Thủ tướng Abe: Năm mới xây dựng nước Nhật mới quyết đoán hơn Hồng Thủy 01/01/14 14:03 (GDVN) - Thông điệp năm mới 2014 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi xây dựng một nước Nhật Bản mới quyết đoán hơn và cam kết sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Bưu điện Hoa Nam ngày 1/1 đưa tin, trong thông điệp năm mới 2014 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi xây dựng một nước Nhật Bản mới quyết đoán hơn và cam kết sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ở Hoa Đông, đồng thời cải cách nền kinh tế đang khó khăn của đất nước. "Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau một cách sâu sắc, tư duy hướng nội tập trung không còn bảo vệ được hòa bình cho Nhật Bản. Chúng tôi sẽ bảo vệ đầy đủ cuộc sống và tài sản của công dân cũng như lãnh thổ, lãnh hải, không phận của chúng tôi một cách kiên quyết." Thông điệp năm mới của Thủ tướng Shinzo Abe cũng cam kết nâng cao các biện pháp bảo vệ nhóm đảo Senkaku ở Hoa Đông, nơi Bắc Kinh cũng yêu sách chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư. "Khi lập kế hoạch cho một đời, không có gì tốt hơn so với trồng người", ông Shinzo Abe dẫn lời Quản Trọng, một danh nhân Trung Hoa cổ đại. Quan hệ Trung - Nhật đã trở nên căng thẳng hơn trong những ngày cuối năm 2013 khi Thủ tướng Shinzo Abe tới viếng đền Yasukuni. Bắc Kinh tuyên bố sẽ đóng cửa các cuộc đàm phán cấp cao giữa các nhà lãnh đạo 2 nước vì động thái này. Về đối nội, Thủ tướng Shinzo Abe đã so sánh những thách thức của hoạt động cải cách kinh tế Nhật Bản phải đối mặt so với thời kỳ tái thiết sau Thế chiến thứ Hai. Ông cam kết sẽ cải cách thật sự và cho thấy kết quả phục hồi kinh tế thành công đến mọi ngóc ngách của đất nước. ==================== Bởi zdậy. Lão Gàn lói dồi. Trung Cóoc mà đem cây gậy nhớn đến Bể Đông thì chỉ nàm thùng thuốc lổ Hoa Đông lổ to hơn mà thôi. Ai sẽ nà đồng minh zdới Trung Cóoc chống lại Nhật và Đồng minh của họ?1 like
-
Israel thả 26 tù nhân Palestine theo cam kết 31/12/2013 11:20 (GMT + 7) TTO - Sáng 31-12, Israel đã trả tự do cho 26 tù nhân Palestine như đã cam kết hồi cuối tuần qua, một phần trong thỏa thuận do Mỹ làm trung gian nhằm nối lại hòa đàm giữa hai quốc gia. Gia đình các tù nhân ăn mừng khi biết tin họ sắp được về nhà - Ảnh: AFP Số tù nhân này là nhóm thứ ba được phóng thích trong thỏa thuận sẽ thả 104 tù nhân bị bắt giam trong bốn đợt mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cam kết hồi tháng 7, khi nỗ lực nối lại đàm phán hòa bình được tái khởi động, theo AFP. Washington cho biết đợt thả tù nhân lần này là “bước tiến tích cực trong tiến trình chung” khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ trở lại Trung Đông vào đúng ngày đầu năm mới để thúc đẩy hai bên đạt được một thỏa thuận hòa bình khung trước thời hạn tháng 4-2014. AFP dẫn lời một quan chức Palestine nói hai chiếc xe tải đã chở 18 tù nhân rời nhà tù Ofer (Israel) để đến thành phố Ramallah (Palestine). Ba tù nhân được đưa đến Dải Gaza và năm người khác đến Đông Jerusalem cũng đã đến nơi lúc 2g30 sáng (giờ địa phương), theo AFP. 26 tù nhân vừa được thả bị bắt giam trước khi thỏa thuận Oslo về hòa bình cho Trung Đông được ký kết hồi năm 1993. Họ lãnh các mức án từ 19 đến 28 năm vì tội giết nhiều dân thường và binh lính Israel. AFP cho biết 18 tù nhân được thả về Ramallah đã được Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đón trước khi đến đặt hoa lên mộ cố lãnh đạo Yasser Arafat. Ông Abbas cam kết với các tù nhân và gia đình họ rằng “sẽ không có thỏa thuận cuối cùng (với Israel) cho đến khi tất cả tù nhân được về nhà”. Đợt trả tù nhân tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 4-2014. TRƯỜNG SƠN ======================== Chừng nào Tây Thái Bình dương ổn định? Cái gì cũng có giá của nó. Thời buổi kinh tế thị trường mà. Nhưng ở đây, không dễ như Trung Đông1 like
-
Tôi nhắc lại Đại Bàng như thế này: - Tiếp tục thả chim phóng sinh ngay tại nhà. - Đi khám thêm chỗ khác và không nói trước kết quả khám lần cũ. V/v này: - Chính tôi đã hân hạnh được hẳn phó giáo sư, tiến sĩ chẩn đoán là "K" ở xoang và phải mổ với giá xấp xỉ 15. 000. 000VND. Tôi ko mổ vì...sợ đau.Kết quả đã khỏi viêm xoang bằng các phương pháp dân gian, phong thủy và kết hợp Tây y. Tôi miễn nói tên và bệnh viện có chẩn đoán này. - Có một thân chủ của tôi đi khám 4 bệnh viện đều xác nhận Dương tính với HIV, tôi lên quẻ đủ 4 lần ko thấy HIV và lần thứ 5 tôi viết giấy cam kết: "Không phải vì HIV mà chết". Tôi yêu cầu anh ta đi khám lần 5 tại một nơi xét nghiệm chuyên nghiệp. Nơi này xác định thân chủ tôi không bị HIV. Tôi được tặng một tút thuốc 555. - Tôi có hàng trăm ví dụ tương tự. Cho nên - như tôi đã nói với Đaibang, trong lần kiểm tra vừa rồi - Cả y học hiện đại và phong thủy Việt, đều phải chờ kết quả ở tương lai. Tức là - nói "nôm" cho nhanh: Đều là dự báo. Nếu Dại bang ko tin lắm vào kết quả thì có thể tự hành xử theo ý mình. Tốt nhất nên đi khám thêm một bệnh viện khác để kiểm tra.1 like
-
Trong thời điểm hiện tại, Đức vua Thái Lan có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị trên đất Thái về lâu dài. Nếu ý kiến này đúng - xin nói rõ là "nếu", vì không tự cho là đúng - thì vấn đề còn là phương pháp giải quyết.1 like
-
1 like