• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 31/12/2013 in Bài viết

  1. Ngày tốt năm Giáp Ngọ 2014 dùng cho Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ. Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo. Tất Niên: Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ. Ngày tốt theo Việt lịch: ngày 15 tháng Chạp năm Quý Tỵ , nhằm ngày thứ ba 15.01. 2014 Tây lịch. Đây là ngày tốt, sẽ là một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành. Giờ tốt nhất trong ngày: Giờ Thìn. Từ 7g00 đến 8g59 Ngày Lập Xuân: Ngày mồng 5 âm tháng Giêng, tức là ngày 04/02/2014 Tây lịch, vào lúc 6g21 sáng. Xuất Hành: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 02 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 01.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Bảo Quang Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 06 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 05.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Hướng Xuất Hành: Hướng tốt xuất hành là hướng Nam Tây Nam (hướng Mùi, từ 202,5 - 217,5 độ): Hướng được coi là tốt thì cũng kén người có bản lãnh, mạo hiểm, trí dũng và quyết đoán. Hướng Tốt Để Động Thổ: Theo Huyền Không Lạc Việt, niên tinh 4 Tứ Lục nhập trung, toàn bàn gần như phản ngâm, phương Nam gặp Thái Tuế, phương Bắc xung Thái Tuế, tam sát ở Bắc Tây Bắc, Bắc và Bắc Đông Bắc, do vậy phương động thổ an toàn nhất là hướng Nam Tây Nam . Cụ thể là phương Mùi, từ 202,5 - 217,5 độ . Ngày Tốt Khai Trương: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 02 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 01.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Bảo Quang Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu quan, cầu tài, cầu lộc, thăng tiến và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 06 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 05.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g19 Hoặc ngày 09 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ ba 8.02.2014. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo là ngày phúc đức tốt cho những người cầu tiến, kiên định và mạo hiểm. Giờ tốt trong ngày: Giờ Thìn, từ 7g20 đến 9g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 Tuổi Tốt Để Xông Đất và Mở Hàng Khai Trương: Chọn tuổi: Bính Dần, Bính Thân, Bính Tuất, Giáp Thìn, Kỷ Sửu, Tân Tị, Giáp Tuất. Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ. Lưu ý là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen. Áo mặc tông màu xanh biển, màu xanh da trời hay màu vàng là thuận nhất với năm Giáp Ngọ. Năm Giáp Ngọ có lẽ là năm mà lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn và khó khăn hơn.. Cầu chúc quý vị một năm mới AN LẠC VUI KHỎE MAY MẮN THỊNH VƯỢNG Ngày tốt năm Giáp Ngọ 2014 Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi - về…những công việc quan trọng. Theo Việt lịch thì những ngày tốt của các tháng là các ngày như sau: Lưu ý: Các ngày có đánh dấu (**) là ngày Hoàng Đạo Tháng giêng: ngày 02**, 06**, 9**, 15**, 20, 26, kỵ giờ Dần Tháng hai: ngày 01**, 08**, 15, 25**, 26 kỵ giờ Tỵ. Tháng ba: ngày 02**,10, 16**, 28** kỵ giờ Thân. Tháng tư: ngày 01,11**, 12,15 kỵ giờ Thìn. Tháng năm: ngày 06, 10**,…kỵ giờ Dậu. Tháng sáu: ngày 04**, 16**, 25** …kỵ giờ Mão. Tháng bảy: ngày 09, 10**, 21**, 24**, 28…kỵ giờ Dần. Tháng tám: ngày 02**, 20…kỵ giờ Tỵ. Tháng chín: ngày 01, 08, 11, 20**…kỵ giờ Thân. Tháng chín nhuận: 02**, 04, 16**, 19**, 28**, 29…Kỵ giờ Thân Tháng mười: ngày 06, 10**…kỵ giờ Thìn. Tháng Một (11): ngày 02, 26…kỵ giờ Dậu. Tháng Chạp (12): ngày 15**…kỵ giờ Mão. Thiên Đồng
    3 likes
  2. HỢP HOAN BÌ: BÀI THUỐC CHỮA SUY NHƯỢC THẦN KINH Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan, còn được biết đến với nhiều cái tên như: hợp hôn bì, dạ hợp bì, bạch hoan bì, thanh thường bì… Từ lâu, vị thuốc này đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian chuyên trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng như: mất ngủ, trầm cảm, lo âu, đau nhức cơ bắp, mình mẩy. Trong cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực như ngày nay, chúng ta thường bị căng thẳng và rơi vào tình trạng suy nhược thần kinh hay còn được gọi là bệnh tâm căn suy nhược. Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng “tâm chủ thần” do đó, một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần. Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn khó ngủ. Do đó, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết… Hợp hoan bì từ lâu đã được xem là thuốc quý. Hợp hoan bì là một vị thuốc quý điển hình được sử dụng để điều trị chứng suy nhược thần kinh trong Y học cổ truyền. Vị thuốc này chính là vỏ khô của cây Hợp hoan (hay còn gọi là mai dương, cây lụa,…)-cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan (tree of happiness). Mùa hè và mùa thu là hai mùa tốt nhất để tước vỏ từ trên cây, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, cắt thành nhiều phần dùng làm thuốc. Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Chức năng chủ yếu là giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Do vậy, được dùng chủ yếu trong các trường hợp suy nhược thần kinh, trầm cảm, mất ngủ, đau nhức xương khớp, sưng đau. Tác dụng chữa mất ngủ của vị thuốc đầu tiên được phát hiện bởi người xưa, người ta đã quan sát một hiện tượng lạ - lá của cây hợp hoan mở rộng vào ban ngày và cụp lại vào ban đêm. Người Nhật Bản gọi cây hợp hoan là “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của cây vào ban đêm). Từ thực tế đó, nhiều nhà thực vật cổ đã suy đoán rằng cây này có tác dụng chữa khỏi các chứng rối loạn giấc ngủ. Trong dân gian, để chứng bất an, mất ngủ, do suy nhược thần kinh, người ta dùng hợp hoan bì sắc uống với bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi loại 10g cho kết quả rất tốt. Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm, Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể... Để hỗ trợ điều trị các trường hợp suy nhược thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, đau nhức cơ thể, bồn chồn, đánh trống ngực, người bệnh nên dùng Kim Thần Khang với liều 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày. Để nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, phòng ngừa suy nhược thần kinh và các triệu chứng nên dùng Kim Thần Khang với liều 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút và dùng 1 đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất. (Nguồn: suynhuocthankinh.vn)
    2 likes
  3. lanha92 phản ứng ngay trên trang VTC nhưng bình luận nhanh chóng bị BTV chặn lạilanha92 xin ghi lại ý kiến của mình:Các bạn chỉ nhăm nhăm vào chê bai Nhà nước chậm chạp...nhưng lại không hiểu rằng với mỗi người Việt tết là một nghi thức thiêng liêng, tết còn là cứu cánh của hàng vạn người nông dân vốn chỉ xoay trần quanh năm cho ba ngày tết. Các bạn định đạp đổ mâm cơm tết của họ ư, họ chả có gì cả ngoài những đồng tiền có từ hoa màu, đào quất bán vào dịp tết.Các bạn xuất thân từ thành phố, mở miệng chửi bọn nhà quê, thốt ra lời vàng ngoc là bảo tại lũ nhà quê, nhưng lũ nhà quê còn thờ ông bà tổ tiên, còn lo ba ngày tết dù giàu hay nghèo, lũ nhà quê không ngồi trong quán cà phê mà chửi đời, không nằm trên giường êm để trụy lạc, dựng chuyện.Các bạn thử dí ngón tay xuống nước xem tháng 12 trồng cấy thế nào để đòi người ta bỏ Tết, các bạn thích ăn gà tây, thích trông cây Noel hay làm gì đó thì tùy nhưng hãy để Tết lại cho người Việt đừng đem những thứ Tây phương áp cho xứ sở này
    2 likes
  4. Đây là câu nhận thức đúng nhất của những nhân vật làm nên nội dung bộ phim này. Và đây cũng chính là nền văn minh đã sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành. Rất tiếc, khi người ta mặc định cách đây vài chục ngàn năm, chỉ là thời "Đồ đá" thì giải thích nguyên nhân do người ngoài hành tinh là một cách giải thích khác thay cho quyền năng của thần thánh. Đấy là cách giải thích của tôi.
    1 like
  5. Ông lang xứ Mường có biệt tài chữa bệnh bằng thôi miên (LĐĐS) - Số 34 - 1:36 PM, 30/11/2013 Những bệnh nhân đến chữa ở nhà ông Giang đều phải mang theo áo để thầy làm lễ trình lên ông tổ nghề thuốc Đến vùng đất Thành Công, Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa), hỏi nhà ông Giang hầu như ai cũng biết. Hơn 30 năm qua, nhiều người gần xa ở vùng đất này đã được vị "thần y" chữa lành bệnh mà không hề tốn kém. Ngôi nhà ngói ba gian của gia đình ông Giang nằm lọt thỏm giữa bãi mía bạt ngàn, trước nhà toàn những cây thuốc quý được ông đem từ rừng về trồng lưu giữ. Dòng sự kiện Thầy lang và những bài thuốc bí truyền Năm đời làm thuốc Ông Giang sinh năm 1963, trong một gia đình có truyền thống làm thuốc chữa bệnh lâu đời. Thân sinh của ông là cụ Nguyễn Đình Vân, vốn là một vị lang y nổi tiếng của bản Mường thời xưa. Với đam mê nghề thuốc, ông Giang đã được người cha truyền lại cho phương thuốc chữa bệnh hóc xương, khóc dạ đề, bệnh trĩ, dòi da ở trâu, bò. Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Nguyễn Đình người dân tộc Mường, đến đời ông Giang đã là đời thứ 5 làm nghề. Điều đặc biệt ở tài chữa bệnh của "thần y" này là rất ít khi dùng đến những bài thuốc phức tạp, chỉ cần thôi miên, thổi, bổ, hà hơi là khỏi. "Gia đình tôi rất đông anh em, nhưng cha tôi quyết định chỉ truyền nghề thuốc cho tôi và một người chị gái. Khi lên 14 tuổi tôi đã học thuộc các bài thuốc của cha. Trước khi mất, thầy dặn hai chị em nghề này chỉ truyền cho những người trong dòng họ và không được phép truyền cho người ngoài dù người đó là ai. Học nghề này không khó nhưng quan trọng phải có đạo đức tốt, coi người bệnh như người thân trong nhà. Từ đó, chị em tôi vẫn tiếp tục duy trì để những bài thuốc của cha không bị thất truyền", ông Giang kể. Hiện ông Giang đang làm Phó chủ tịch Hội Đông y xã Thành Công. Khi đã được Hội Đông y xã công nhận khám chữa bệnh, ông Giang liên tục tham gia các cuộc tập huấn trên huyện, tỉnh và tự tìm đọc sách vở, tài liệu về y học để nghiên cứu, sáng chế ra các bài thuốc mới, học hỏi cách chữa bệnh của các thầy lang khác trong bản. Ông Giang không ngần ngại chia sẻ về phương thức chữa bệnh lạ kỳ của gia tộc: Những người đến nhờ ông chữa bệnh thường phải mang theo miếng trầu, nắm muối, con dao hoặc chiếc áo để làm lễ, báo cáo với ông tổ nghề thuốc. Sau khi làm lễ xong, ông Giang cầm bát nước, con dao hoặc nắm muối hà hơi, đọc câu thần chú rồi thổi lần lượt vào những vết thương của người bệnh. "Những bệnh nhân ở xa, sau khi làm lễ xong, tôi đưa cho họ chai nước hoặc nắm muối đã niệm chú rồi hướng dẫn họ về nhà làm đúng theo quy trình. Chỉ cần sai sót một thủ tục, bệnh cũng không khỏi. Một điều tối kỵ nữa là khi mang thuốc về người bệnh không được đi qua dây phơi. Bệnh nặng thì điều trị trong vòng 3 tháng, còn nhẹ thì chỉ trong một tuần là khỏi", ông Giang cho biết. Theo hướng dẫn của ông Giang, bệnh nhân dùng nước hay nắm muối đã niệm chú rắc quanh nhà hoặc uống trực tiếp sẽ có tác dụng giữ cho chất độc không bị phát tán. Miếng trầu thổi trực tiếp vào vết thương sẽ mau chóng lành. Cách chữa bệnh khó lý giải Với từng bài thuốc gia truyền, ông Giang đều có những câu thần chú khác nhau. Đặc biệt khi đọc thần chú, không được đọc thành tiếng mà phải đọc một hơi nếu không thuốc sẽ không linh nghiệm. Chìa khóa của mỗi bài thuốc nằm ở câu thần chú bí ẩn này. Gần 40 năm chữa bệnh, ông Giang không nhớ nổi mình đã chữa khỏi cho biết bao nhiêu người. Cho đến bây giờ ông Giang vẫn còn nhớ như in trường hợp đầu tiên ông chưa khi mới vào nghề, năm ông 14 tuổi. Ông kể: Năm 1978, gia đình ông Nguyễn Đình Quán (thôn Đồng Chư) có nhờ ông chữa trị cho một con trâu bị bệnh dòi da (trâu bỏ ăn, khắp người bị dòi đục lở loét, chảy mủ tanh, không đi lại được). Lúc đó, Ban chủ nhiệm Hợp tác xã đã ký giấy "sát sinh". Ông Nguyễn Đình Giang, thôn Đồng Chư, xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: 0914627140 Ông Quán thương con trâu bèn chạy hết bản này đến bản khác nhờ người chữa trị nhưng đều không khỏi. Cuối cùng, ông chạy tới nhà thầy Giang cầu cứu. Bắt đúng bệnh của con trâu, sau khi làm lễ xong, ông Giang múc một chén nước lã, rồi hà hơi, đọc câu thần chú dài vào chén nước rồi mang cho trâu uống. Sau đó, dùng miếng trầu thổi trực tiếp lên vết thương của con trâu, tiếp đến ông còn lấy một số lá mát, giã nhỏ rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Chỉ trong vòng hơn 1 tuần, vết thương trên thân con trâu đã khô và khỏi hẳn. Từ đó, mỗi khi trong làng trâu, bò có bệnh tật gì người dân đều tìm đến ông Giang nhờ chữa. Theo những người dân trong bản, ông Giang còn nức tiếng vùng này với bài thuốc chữa trẻ khóc dạ đề. Theo Đông y, khóc dạ đề là hiện tượng khóc đêm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Mỗi khi đêm đến, trẻ trăn trở khó chịu, không ngủ yên, thậm chí là khóc thét, tím tái cơ thể. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ lè nhè khóc suốt cả đêm. Khi trời sáng trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ. Ông Giang kể cho chúng tôi nghe một trường hợp mới được ông chữa khỏi. Đó là bé Vi Thảo Nguyên ở thôn Tiên Hương (xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) có hiện tượng khóc dạ đề. Mới sinh ra được 4 tháng nhưng đêm nào cũng vậy, cứ đúng mười giờ đêm trở đi là bé Nguyên tự dưng khóc ngặt nghẽo, tím tái hết người thậm chí là ngất lịm. Cả gia đình bé Nguyên đều làm trong ngành y nhưng không tài nào chữa được. Cuối cùng, nhờ người quen giới thiệu, gia đình đưa bé đến nhà ông Giang. Cũng như những trường hợp khác, sau khi làm lễ xong, ông Giang đưa một chai nước nhỏ cho gia đình bé Nguyên. Ông dặn dò kỹ lưỡng khi nào thấy cháu có biểu hiện quấy khóc, chỉ cần lấy một ít nước chấm vào môi, rẩy vào người. Một tuần sau, gia đình cháu bé mừng quay lại vui mừng thông báo cháu Nguyên không còn quấy khóc nữa. Ông Giang cũng thành thật cho biết, dù đã mấy chục năm làm nghề nhưng khi có người hỏi tại sao chén nước, nắm muối, miếng trầu hay câu thần chú lại có tác dụng kỳ bí đến vậy, chính ông cũng không thể lý giải tường tận được. Theo ông, người bệnh khỏi được một phần nhờ họ đã tin vào việc vết thương sẽ khỏi khi được ông điều trị. Ngoài ra, còn có yếu tố "phép thuật" lúc ông làm lễ cho người bệnh. Lần theo cuốn sổ ghi chép những bệnh nhân từng được ông Giang chữa trị, chúng tôi tìm đến nhà cô Bùi Thị Thủy (46 tuổi) người cùng thôn. Cô Thủy cho biết: "Năm 2010, con trai tôi là cháu Nguyễn Đình Mạnh có triệu chứng của hiện tượng khóc dạ đề. Lúc đó cháu mới 3 tháng tuổi, nhưng đêm nào cháu cũng quấy khóc khàn tiếng, thi thoảng ngất lịm. Không yên lòng, vợ chồng tôi ôm con đến nhờ thầy Giang chữa. Trước khi tới nhà thầy, tôi có mang theo một chiếc áo để thầy làm lễ. Thầy Giang chữa cho bé Mạnh bằng cách lấy chén nước đã niệm chú rồi chấm lên môi, rẩy lên khắp người. Chỉ một buổi đến nhà thầy, từ hôm sau cháu không còn khóc nữa. Chiếc áo của cháu Mạnh hiện tôi vẫn gửi ở nhà thầy, nhờ thầy giữ vía một năm nữa thì lấy về. Nay cháu Mạnh đã lên 3 tuổi, trộm vía dạo này không quấy khóc, không làm nũng gia đình nữa". Hơn 30 năm làm nghề bốc thuốc, chữa bệnh, ông Giang chưa bao giờ đòi hỏi người bệnh phải đặt tiền, đặt lễ khi chữa. "Tôi chữa bệnh chỉ vì cứu người là chính, chữa khỏi thì tùy tâm người bệnh tạ lễ. Trước đây, có gia đình từng ăn ở, chữa trị ở nhà tôi hàng tháng trời nhưng tôi không lấy một đồng tiền nào. Khỏi bệnh họ chỉ cám ơn tôi một câu là tôi vui rồi. Thấy gia đình họ nghèo mình cũng tội", ông Giang chia sẻ. Bà Nguyễn Thị Quyến, Chủ tịch Hội Đông y xã Thành Công (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) xác nhận: "Đúng là gia đình ông Nguyễn Đình Giang có chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên, thổi, bổ hà. Đó là bài thuốc gia truyền của gia đình ông. Những bài thuốc này chữa bệnh rất hiệu quả cho người dân trong bản và các nơi khác đến chữa. Theo tôi cách chữa bằng phương pháp đọc thần chú, thổi, hà hơi là cách chữa mẹo, có yếu tố tâm linh, có thể có cả yếu tố phép thuật của người Mường xưa. Tôi cũng đã có lần nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp chữa mẹo của người dân tộc xưa, trong đó có cách chữa bằng phương pháp thổi, bổ, hà hơi. Hiện rất nhiều hội viên hội đông y trong xã cũng đang sử dụng cách chữa bệnh bằng phương pháp này".
    1 like
  6. trời mưa, lạnh, nắng nóng mới biết cái oto 200 triệu vẫn hơn cái sh 300 triệu
    1 like
  7. Năm sau nhiều chuyện tới tấp, dễbij căng thẳng mất ngủ, người cũ có thể quay lại hay gặp người bạn cũ, có thể bị mắc kẹt triangle love. Tiền làm nhiều hơn, nhưng lại có chuyện tiêu pha hơn số kiếm được. Trong nhà có xây sửa gì đó
    1 like
  8. Trời lạnh, chữa ho cho trẻ không khó Trời bắt đầu lạnh dần, thời tiết khô hơn. Bạn lo lắng con mình dễ bị ho. Với trẻ em, ngoài cách chữa thông thường bằng Tây y, bạn có thể chữa cho bé bằng các món ăn. Vì vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, hệ thống miễn dịch còn kém nên gần như cứ mỗi lần chuyển mùa, trẻ lại dễ bị lạnh, cảm sốt, ho hắng. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Khi trẻ ho, mẹ cần quan sát các triệu chứng của bé: Ăn không ngon, tâm trạng chơi đùa ra sao, khi cần thiết, nên đưa con đến bệnh viện, không được sử dụng thuốc tuỳ tiện. Có nhiều nguyên nhân gây ra ho, như viêm đường hô hấp, dị ứng, viêm phổi, các triệu chứng hen suyễn… Ngoài cách chữa bằng một số các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cho bé bằng chế độ ăn uống thích hợp. Lê + đường+xuyên bối Lê hấp xuyên bối-vị thuốc chữa ho cực hiệu quả. Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm. Nước củ cải luộc Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm. chuyển sang đun nhỏ lửa trong 5 phút. Nước mát khác và sau đó con quý vị uống, bên này điều trị phong nhiệt ho, khô mũi và họng, ho khan ít đờm hiệu quả là tốt. Đường nâu + gừng + tỏi Trẻ em bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Nếu trẻ kèm theo triệu chứng ho, hãy thêm gừng và 2-3 tép tỏi vào nấu thêm 10 phút nữa rồi cho trẻ uống. Trẻ em bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Nước tỏi hấp Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh. Cam nướng Một quả cam ngọt, tất nhiên nên chọn loại bảo đảm, không thuốc nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật vỏ để khỏi bị cháy. Nướng chừng 10 phút là được. Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ. Bóc vỏ cam, cho trẻ ă 2-3 múi cam sẽ làm long đờm rất nhanh và chữa ho hay hơn cả dùng thuốc. Theo Hàn Giang (Dân Việt/Mei)
    1 like