• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/12/2013 in all areas

  1. 300 triệu đi SH: Đẳng cấp ở Việt Nam, đi dọn rác nước ngoài Chủ Nhật, 29/12/2013 - 21:37 Theo khảo sát trực tuyến của Niesel trên 29.000 người tại 58 quốc gia toàn thế giới thì có tới 56% số người Việt Nam được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng chi bộn tiền cho hàng hiệu. Xài sang vì sĩ diện? Theo như kết quả này thì người Việt mê hàng hiệu thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc đứng đầu với 74% và Ấn Độ đứng thứ hai với 59%. Honda SH khiến nhiều người Việt phát cuồng Nói đến hàng hiệu không thể không nhắc đến SH - với ngầm hiểu ai sở hữu nó ắt hẳn đại gia. Nó không chỉ khiến nam giới có thể "vênh mặt" tự tin khẳng định đẳng cấp cũng như dễ dàng cua được những em chân dài, xinh xắn mà còn khiến các cô gái ngồi sau tự hào vì có người yêu "chịu chơi". Bắt được tâm lý chuộng SH, cuồng SH đó nên các đại lý thổi giá vô tội vạ, đỉnh điểm lên tới 13.000 USD (tương đương 260 triệu đồng) - một số tiền không hề nhỏ với một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người thấp (GDP đầu người của Việt Nam đang cố đạt chỉ tiêu tới cuối năm 2013 là 2.300 USD/người/năm). Thông tin trên website của Honda Italia, giá xe SH giao động từ 3.330-3.380 Euro tùy từng phên bản. Thậm chí ở các trang rao vặt nước ngoài, SH cũ có giá chỉ 600 Euro vì họ chẳng quan tâm đến xe 2 bánh. Nhưng ở Việt Nam thì khác, không ít người Việt coi SH là một món trang sức, thể hiện đẳng cấp của người đi nên họ sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp ba lần so với một chiếc SH Việt Nam để mua một chiếc SH nhập khẩu. SH ở nước ngoài thường dành cho công nhân vệ sinh Thế nhưng không ít người đã sửng sốt và cảm thấy sốc khi xem bình luận của nickname Việt Thanh: "Không ai cấm ai mua khi trong ví họ có tiền, nhưng cực kỳ vớ vẩn khi thấy giá một chiếc xe tay ga 150 phân khối lại đắt ngang chiếc xe hơi. Tôi còn nhớ đã xem một loạt ảnh trên mạng tại châu Âu, khi họ dùng xe SH125 cho công nhân chuyên đi dọn vệ sinh, và cũng chiếc xe đó tại Việt Nam, nó trở thành "đẳng cấp" và liên tục bị làm giá theo một cách vớ vẩn nhất. Chỉ có mỗi dân kinh doanh là vui vẻ đếm tiền và cười cho cái đẳng cấp vượt trội đó”. Tôi có tiền, tôi có quyền Trước những luồng dư luận khá gay gắt lên án những người mê xe SH là kém thông minh, sĩ diện hảo thì nhiều người đang sở hữu SH thằng thừng cho rằng khi bỏ tiền ra mua SH họ có đủ khả năng để tính được giá trị thật của mỗi chiếc xe sau khi cộng tất cả các loại thuế tại Việt Nam, họ cũng đủ kiến thức để so sánh chênh lệch về chất lượng với SH nội. Nếu dám bỏ ra 13.000 USD để mua một chiếc xe máy để chạy, chắc chắn số dư trong tài khoản của họ không bao giờ nhỏ hơn con số đó. Còn về vấn đề chọn SH vì sĩ diện đọc giả không ngại biện luận: "Ngày xưa, khi mà nước ta còn nghèo, người người, nhà nhà đi xe đạp, thậm chí lúc đó đi chiếc xe đạp Phượng Hoàng giá 1,2 triệu cũng đã là đẳng cấp, là hãnh diện, chưa nói tới những người đi xe máy. Thời học sinh, đạp chiếc mini Nhật đi cùng với đám bạn cũng thấy mát mặt. Khi khấm khá hơn một chút, ai cũng có xe máy, những người đi xe tay ga cao cấp vẫn thấy sang hơn. Có ai dám khẳng định những người chê SH không từng mơ một chiếc xe như thế, thậm chí còn có chút ghen tị? Các bạn thường nói thời nay người đẳng cấp đã đi xe hơi hết rồi, ăn thua gì cái xe máy nữa. Nhưng ở nước ngoài, người ta cũng đánh giá nhau qua giá tiền chiếc xe, vậy tại sao tại Việt Nam lại không được chứng tỏ đẳng cấp qua chiếc xe máy?" Đồng quan điểm trên anh Tuấn (Quận 3, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: "Tôi làm ăn kinh doanh, đi cái xe máy cùi, xài cái điện thoại cùi để người ta coi thường à? Bạn thử tới ngân hàng vay tiền xem, không có tài sản thế chấp, không chứng minh được thu nhập, liệu có ai dám cho bạn vay không? Hay đơn giản là bạn vào chỗ gửi xe, với chiếc SH bạn cũng được đối xử khác. Ai cũng vậy thôi, nói là mình làm ăn uy tín, đang hoàng thì ít ra những thứ đang xài cũng phải xứng một chút. Sài Gòn hay kẹt xe nên chọn xe máy SH đi lại vẫn là chính xác". Theo Báo Đất Việt ===================== Ngày xưa, hồi còn trẻ, có một lần tôi đến thăm mẹ tôi - Nữ sĩ Ngân Giang. Thấy mẹ nghèo, tôi thốt lên: "Mẹ ơi! Sao mẹ nghèo mãi thế?". Mẹ tôi phì cười:"Nếu tao muốn làm giàu thì không cần trí thông minh".
    2 likes
  2. "Nhìn lại vụ Jang Song-thaek, người Trung Quốc phải thấy mình may mắn" 30/12/13 06:46 (GDVN) - Thanh trừng Jang Song-thaek không có nghĩa là kết thúc câu chuyện, nhiều vụ tương tự sẽ xảy ra. Tại Triều Tiên, không ai là an toàn, kể cả Kim Jong-un. "Choe Ryong-hae khôn hãy rút lui, nếu không muốn như Jang Song-thaek" "Tập Cận Bình phẫn nộ với Kim Jong-un vì vụ tử hình Jang Song-thaek" Jang Song-thaek bị hành quyết ngay lập tức sau khi bị tuyên án tử hình. Từ lúc công bố ông bị bắt và cách mọi chức vụ, khai trừ đảng cho tới khi xử tử chỉ cách nhau 4 ngày. Bưu điện Hoa Nam ngày 30/12 đăng bài phân tích của Zhou Zunyou, một chuyên gia luật quốc tế đứng đầu bộ phận nghiên cứu Trung Quốc viện Max Planck của Đức nhận xét, vụ Bắc Triều Tiên thanh trừng Jang Song-thaek cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của Trung Quốc về mặt luật pháp kể từ sau Cách mạng Văn hóa. Jang Song-thaek đã bị thanh trừng với tội danh "chống đảng, phản cách mạng" hay nói cách khác là âm mưu lật đổ Kim Jong-un. Ông cũng bị buộc tội với một danh sách dài các tội khác nhau trong khi truyền thông nước này đưa ra những bài báo đầy ác ý tố cáo ông với những ngôn từ hết sức miệt thị. Trong khi chính phủ Trung Quốc cho rằng vụ việc là vấn đề nội bộ của Bắc Triều Tiên, nhưng nhiều người dân nước này công khai bày tỏ sự tức giận của họ với vụ thanh trừng Jang Song-thaek. Cáo buộc của Bình Nhưỡng và ngôn ngữ cay độc họ dùng để tố cáo và cách làm bẽ mặt Jang Song-thaek gợi nhớ đến thời kỳ Cách mạng Văn hóa kéo dài hàng thập kỷ. Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Trung Quốc trở thành nạn nhân cao cấp nhất của thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trong Cách mạn Văn hóa, vô số người Trung Quốc đã bị đàn áp, đánh đập, tra tấn, thậm chí là mất mạng, trong số đó có Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Trung Quốc và được cho là sẽ kế nhiệm Mao Trạch Đông. Lưu Thiếu Kỳ đã gặp phải một cuộc thanh trừng tàn bạo tương tự như Jang Song-thaek với cáo buộc ông là "kẻ chống đảng, phản bội, bần tiện". Ông Kỳ cũng bị tước mọi chức vụ và khai trừ đảng tịch, do bị tra tấn và bị từ chối điều trị y tế, cuối cùng ông đã chết vào năm 1969 trong điều kiện khắc khổ. Bóng dáng của Cách mạng Văn hóa lại xuất hiện và tiếp diễn trong vụ Bạc Hy Lai với chiến dịch truy quét "tội phạm xã hội đen có tổ chức" khi ông còn làm Bí thư Trùng Khánh. Các chiến dịch đã bị chỉ trích rộng rãi do nó làm xói mòn nghiêm trọng các quy định của pháp luật và nhân quyền. Hơn 30 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc không những đã mang lại những thay đổi to lớn về kinh tế mà còn các lĩnh vực khác, đặc biệt là luật pháp. Trung Quốc đã đưa các khái niệm pháp lý vào hiến pháp và có những tiến bộ phi thường trong việc bảo vệ quyền con người. Jang Song-thaek ít nhiều tương tự như Bạc Hy Lai. Cả 2 đều là Ủy viên Bộ Chính trị của đảng cầm quyền, đều bị cáo buộc tham nhũng và suy đồi đạo đức, cả hai đều bị cho là đặt ra những thách thức đối với lãnh đạo của đảng. Bạc Hy Lai dù phải chịu án tù chung thân, vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với Jang Song-thaek. Nhìn qua láng giềng Bắc Triều Tiên, người Trung Quốc đã may mắn hơn rất nhiều. Nhưng một so sánh nhanh chóng cho thấy Bạc Hy Lai được hưởng một sự bảo vệ pháp lý mà Jang Song-thaek chỉ có thể mơ ước. Bạc Hy Lai không phải chịu sự xỉ nhục như Jang Song-thaek và được chăm sóc sức khỏe tốt. Quan trọng hơn, cách thức giới chức Trung Quốc trừng phạt ông là thông qua một biện pháp minh bạch chưa từng có ở nước này, thử nghiệm phát sóng trực tiếp phiên tòa xử Bạc Hy Lai qua Sina Weibo, một trang mạng xã hội tương tự Twitter. Quyền được xét xử công bằng dù còn chưa hoàn hảo nhưng đã được bảo vệ khiến ngay cả những người ủng hộ hoặc có cảm tình với Bạc Hy Lai cũng không nhận thấy sự sụp đổ của ông là một cuộc đàn áp, họ cho rằng hình phạt với Bạc Hy Lai là có cơ sở. Trong khi Bạc Hy Lai đang thụ án tù chung thân thì Jang Song-thaek bị hành quyết ngay lập tức sau khi tòa tuyên án tử hình. Việc nhanh chóng loại bỏ Jang Song-thaek là đáng lên án mạnh mẽ. Triều Tiên là một nước có chủ quyền, họ có quyền thực hiện án tử hình, nhưng bị cáo phải được đảm bảo quyền xét xử công bằng theo các quy định của pháp luật. Thanh trừng Jang Song-thaek không có nghĩa là kết thúc câu chuyện, nhiều vụ tương tự sẽ xảy ra. Tại Triều Tiên, không ai là an toàn, kể cả Kim Jong-un, Zhou Zunyun nhận định. Điều này cho thấy người Trung Quốc đã may mắn đã vượt qua được thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Hội nghị trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc đã định hướng rõ ràng khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn luật pháp và công bố một loạt các cải cách cơ bản về việc quản trị quốc gia bằng pháp luật. ===================== Qua đó thì thấy rất rõ rằng: Để thực hiện một cuộc cải cách thực sự - Nói theo Lý học Đông phương là "cân bằng Âm Dương" - rất là không dễ dàng. Còn sử dụng phương pháp như ngài Kim Jong Un, hoặc "Cách mạng văn hóa" như ngài Mao Trạch Đông thì rơi vào tính trạng"Dương thịnh, Âm suy tắc bế"; còn bất lực, hoặc nửa vời thì rơi vào tình trạng "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". Trong lịch sử văn minh Đông phương, Trung Quốc chưa bao giờ là chủ nhân của Lý học Đông phương - nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh này..
    2 likes
  3. Ngày tốt năm Giáp Ngọ 2014 dùng cho Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ. Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo. Tất Niên: Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ. Ngày tốt theo Việt lịch: ngày 15 tháng Chạp năm Quý Tỵ , nhằm ngày thứ ba 15.01. 2014 Tây lịch. Đây là ngày tốt, sẽ là một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành. Giờ tốt nhất trong ngày: Giờ Thìn. Từ 7g00 đến 8g59 Ngày Lập Xuân: Ngày mồng 5 âm tháng Giêng, tức là ngày 04/02/2014 Tây lịch, vào lúc 6g21 sáng. Xuất Hành: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 02 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 01.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Bảo Quang Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 06 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 05.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Hướng Xuất Hành: Hướng tốt xuất hành là hướng Nam Tây Nam (hướng Mùi, từ 202,5 - 217,5 độ): Hướng được coi là tốt thì cũng kén người có bản lãnh, mạo hiểm, trí dũng và quyết đoán. Hướng Tốt Để Động Thổ: Theo Huyền Không Lạc Việt, niên tinh 4 Tứ Lục nhập trung, toàn bàn gần như phản ngâm, phương Nam gặp Thái Tuế, phương Bắc xung Thái Tuế, tam sát ở Bắc Tây Bắc, Bắc và Bắc Đông Bắc, do vậy phương động thổ an toàn nhất là hướng Nam Tây Nam . Cụ thể là phương Mùi, từ 202,5 - 217,5 độ . Ngày Tốt Khai Trương: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 02 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 01.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Bảo Quang Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu quan, cầu tài, cầu lộc, thăng tiến và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Tỵ, từ 9g20 đến 11g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Hoặc Mồng 06 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ tư 05.02.2014 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g19 Hoặc ngày 09 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ ba 8.02.2014. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo là ngày phúc đức tốt cho những người cầu tiến, kiên định và mạo hiểm. Giờ tốt trong ngày: Giờ Thìn, từ 7g20 đến 9g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 Tuổi Tốt Để Xông Đất và Mở Hàng Khai Trương: Chọn tuổi: Bính Dần, Bính Thân, Bính Tuất, Giáp Thìn, Kỷ Sửu, Tân Tị, Giáp Tuất. Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ. Lưu ý là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen. Áo mặc tông màu xanh biển, màu xanh da trời hay màu vàng là thuận nhất với năm Giáp Ngọ. Năm Giáp Ngọ có lẽ là năm mà lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn và khó khăn hơn.. Cầu chúc quý vị một năm mới AN LẠC VUI KHỎE MAY MẮN THỊNH VƯỢNG Ngày tốt năm Giáp Ngọ 2014 Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi - về…những công việc quan trọng. Theo Việt lịch thì những ngày tốt của các tháng là các ngày như sau: Lưu ý: Các ngày có đánh dấu (**) là ngày Hoàng Đạo Tháng giêng: ngày 02**, 06**, 9**, 15**, 20, 26, kỵ giờ Dần Tháng hai: ngày 01**, 08**, 15, 25**, 26 kỵ giờ Tỵ. Tháng ba: ngày 02**,10, 16**, 28** kỵ giờ Thân. Tháng tư: ngày 01,11**, 12,15 kỵ giờ Thìn. Tháng năm: ngày 06, 10**,…kỵ giờ Dậu. Tháng sáu: ngày 04**, 16**, 25** …kỵ giờ Mão. Tháng bảy: ngày 09, 10**, 21**, 24**, 28…kỵ giờ Dần. Tháng tám: ngày 02**, 20…kỵ giờ Tỵ. Tháng chín: ngày 01, 08, 11, 20**…kỵ giờ Thân. Tháng chín nhuận: 02**, 04, 16**, 19**, 28**, 29…Kỵ giờ Thân Tháng mười: ngày 06, 10**…kỵ giờ Thìn. Tháng Một (11): ngày 02, 26…kỵ giờ Dậu. Tháng Chạp (12): ngày 15**…kỵ giờ Mão. Thiên Đồng
    1 like
  4. Quả thực ông Xuân làm lùa làm giống gì thì lanha92 không phê phán, nhưng để gọi là am tường văn hóa dân tộc thì ông..tự bứng rễ rồi, Ông chã nhẽ lại không biết cái xứ Việt nóng ẩm này sống nhờ đâu/. Ông bắt người ta ăn Tết dương nhưng không hiểu tháng 12 dương đang vào mừa lạnh nhất năm, ông thử ra Bắc xem có ai xuống giống vào tầm này không, cây mạ mà sống được như miền Nam và phát triển đợi đến khi Lúa chiêm phất phới đầu bờ Hễ nghe tiếng trống phất cờ mà lên thì không có đâu Ông hướng tới cây lúa, vậy thì còn cây đào, cây quất,,,và hàng trăm hoa màu của bà con chỉ đợi tết , hàng vạn gia đình trông vào Tết???/ Ông và những người ủng hộ theo kiểu té nước( ấy là lanha92 chưa muốn gọi đích danh là lũ xôi thịt ) chỉ muốn nhìn cái hạn hẹp, muốn vất ông bà tổ tiên mà mang người khác về làm cha QUá buồn
    1 like
  5. Điều khiến GS Ngô Bảo Châu dị ứng 17/12/2013 07:21 GMT+7 - “Bản thân tôi dị ứng với việc một người đăng nhiều bài nhưng chất lượng không đảm bảo. Nhà quản lí thì chạy theo những chỉ số máy móc. Với nhà nghiên cứu khoa học, cái lớn nhất là cảm nhận đồng nghiệp dù điều đó không số hóa được. Nhưng đó mới là cái thực chất. Khi đa số đánh giá anh là nhà khoa học nghiêm túc, có ý tưởng mới tức anh nhà khoa học giỏi” – GS Ngô Bảo Châu đúc kết. Có cần "sống chết" chạy theo bài báo khoa học? Khoa học chân chính không có chỗ cho lòng đố kỵQuá nhiều nguyên nhân 'trói chân' nghiên cứu khoa học Chiều 16/12, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ với với hơn 500 nhà khoa học trẻ, SV các chương trình chiến lược của ĐH Quốc gia Hà Nội trong tọa đàm “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học”. Vị cố vấn chiến lược của ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học (NCKH) được thể hiện ở hai điểm chính đó là quy trình chuyên nghiệp và phẩm chất chuyên nghiệp. GS Ngô Bảo Châu trong buổi giao lưu chiều 16/12 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Văn Chung) “Nguyên tắc làm khoa học ở đâu cũng giống nhau. Chỉ khác, ở nước phát triển, có truyền thống có lẽ không cần ai giảng cho bạn về quy trình hay phẩm chất cần có vì nó tự nhiên như thế rồi. VN chưa có truyền thống như vậy”. Từ trăn trở đó, GS Châu nói ông “suy nghĩ cẩn thận và mạnh dạn” chia sẻ 10 quy trình nghiên cứu khoa học và 3 phẩm chất của người làm khoa học chuyên nghiệp. “Vỡ ra nhiều điều” từ hội thảo, hội nghị Trước câu hỏi của một nhà khoa học trẻ về cái mới nhà nghiên cứu cần có, GS Châu cho rằng: “Nói chung, kết quả mới là quan trọng nhất. Trong trường hợp kết quả cũ chúng ta mới xem xét phương pháp mới khi và chỉ khi hi vọng bằng phương pháp đó tác giả hoặc người khác có thể làm ra kết quả mới. Tuy nhiên bài báo sẽ hay hơn nếu có phương pháp mới”. TS Phan Xuân Hiếu băn khoăn: “Mỗi năm mỗi trường có 5-7 hội nghị tốt nhưng ta lại không đủ thời gian đọc kỹ tất cả các nghiên cứu. Có thực tế, nghiên cứu make up (trang điểm, hình thức) đẹp nhưng giá trị thực chưa chắc cao. Nhưng có bài không tốt nhất vào hiện tại nhưng sau 10 năm lại được nhìn nhận, đánh giá tốt. Làm sao chỉ lướt qua thôi đề tài nào đó có thể thấy giá trị thực của nó?” Trước câu hỏi thú vị này, GS Ngô Bảo Châu nhắc đến vai trò của việc tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học. “Giá trị không phải nằm ở báo cáo kỉ yếu mà là dịp được ngồi nghe nhà khoa học trình bày. Mới gần đây tôi phát hiện ra tại sao phải nghe giảng. Có những cái họ không dám viết ra nhưng bằng động tác cơ thể, những cái phẩy tay không quan trọng, những cái hạn chế của họ giúp tôi thu thập được nhiều điều bổ ích. Hơn nữa, việc gặp và trao đổi trực tiếp qua đối thoại là hết sức quan trọng. Tiếp xúc cá nhân là cơ hội lớn nhất và nhanh nhất các bạn có thể tìm đề tài khoa học thỏa mãn được tính thời sự và có thể giải quyết được, chứ không phải quá khó. Bên lề hội thảo nhiều người cũng sẵn sàng cởi mở hơn về những khúc mắc, khó khăn họ đang gặp phải mà đôi khi họ ít chia sẻ qua thư từ hay các forum hoặc muốn dành cơ hội cho sinh viên của họ. Khi chương trình lớn sẽ có nhiều khúc mắc và các bạn trẻ có thể làm gia được. Hãy tham gia nhiều hội thảo của các nhà khoa học lớn. Nếu không hiểu bạn có thể hỏi và trao đổi trực tiếp với diễn ra sau buổi hội thảo. Đừng ngần ngại trình bày với họ đây là vấn đề bạn rất quan tâm và ở lĩnh vực này đâu là vấn đề nóng hổi và sinh viên có thể làm. Có người có thể không nói nhưng sẽ có người nói cho bạn biết”. Đừng đánh giá chỉ qua bài báo khoa học Một nữ sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học băn khoăn hỏi “Thời gian cho công trình nghiên cứu có quan trọng không? Số lượng bài đăng tạp chí rất quan trọng. Nếu em dành cả đời nghiên cứu ý tưởng mà biết nếu có nhiều thời gian sẽ thành hiện thực vậy liệu em có chỗ đứng trong giới khoa học khi lượng bài báo ít ỏi?” Trầm ngâm, GS Ngô Bảo Châu đáp lời: “Tôi bị dị ứng trước việc đăng quá nhiều bài nhưng chất lượng không đảm bảo, nhà quản lí chỉ chạy theo chỉ số, máy móc. TS Trần Phương, Nghiên cứu sinh ĐH Melbourne với những trăn trở về áp lực số lượng bài báo phải xuất bản với công việc của nhà khoa khọc.(Ảnh: Văn Chung) Cảm nhận đồng nghiệp về mình như thế nào dù không số hóa được nhưng đó mới là cái thực chất. Khi đa số đánh giá anh là nhà khoa học nghiêm túc, có ý tưởng mới tức anh nhà khoa học giỏi. Và tốt nhất nên để đồng nghiệp nước ngoài đánh giá. Nhiều người quan niệm đồng nghiệp nước ngoài họ không hểu trình độ, thực tế VN nhưng thực ra sai. Họ rất hiểu mình khó khăn thế nào nên nhiều khi không không khắt khe, gay gắt nhiều như trong nước. Vấn đề là anh có dám đưa công trình cho họ đánh giá hay không mà thôi”. GS Châu khẳng định: “Để có sự đánh giá chính xác, bài báo không quyết định. Không cần phải chạy theo số lượng. Tuy nhiên giữa 15-20 bài báo không khác nhau mấy nhưng 0 và 1 lại khác. Bạn vẫn phải có bài báo. Khi theo đuổi lâu dài vẫn có mục đích ngắn hạn, vẫn có sản phẩm để họ đánh giá về bạn. (…) Ở Pháp tôi nghĩ Mỹ thích số lượng bài báo nhưng 7 năm làm việc ở Mỹ thực tế không phải vậy. Suy nghĩ của đồng nghiệp về bạn mới quan trọng và số lượng bài báo nhiều có khi ảnh hưởng ngược lại”. Về câu hỏi liệu có nên dành cả đời cho một nghiên cứu, GS đưa lời khuyên “cần thận trọng. Để làm như vậy đòi hỏi con người có phẩm chất phi phàm, không phải ai được như vậy. Để có mục đích lâu dài nên có mục đích ngắn hạn. Nếu không bạn sẽ không đủ kinh phí, sức lực theo đuổi cái lâu dài”. Phó GĐ Nguyễn Hữu Đức bổ sung: “Nước phát triển họ có văn hóa discovery – tức du lịch, tìm tòi, phát minh, phát hiện. Người châu Á thường chỉ đến để vui chơi, chụp ảnh, khoe với gia đình. Sự khác biệt rất rõ. Thứ hai quan sát ở nước ngoài người ta quan niệm nghiên cứu khoa học thực sự là nghề, để đam mê và cũng để tồn tại. Ở ta, có mối liên hệ giữa nâng cao học thức với bằng cấp, chức vị xã hội dẫn đến những khó khăn, lệch lạc rất dễ xảy ra”. Văn Chung (ghi) ========================== Tại người ta hiểu sai mục đích của việc học thôi. Các cụ xưa bảo: "Nhân bất học bất tri lý", chứ có bảo "Nhân bất học bất bài báo khoa học" đâu.
    1 like
  6. Từ Tiếng Ồn hay Tiếng Ầm nho viết bằng chữ Thanh Âm, Hán ngữ dùng nguyên xi kết cấu Việt văn là Thanh Âm 聲 音, chỉ có phát âm lơ lớ là “Sâng In” [sheng Yin 聲 音]. Nhưng do tư duy theo Hán văn, họ cứ nghĩ là từ sau là từ chính, từ trước là từ phụ (như từ Công Ty là theo Hán văn, Ty sau là chính, Công trước là phụ , Công là “Của số Đông”= Công, Việt văn gọi là Ty Công tức cái Ty của số đông chung nhiều người, nên khi nói tắt theo Hán văn người Hán lấy từ sau là Ty, Công Ty gọi tắt là Ty), cũng vậy , nên Thanh Âm 聲 音 thì họ lấy tắt là Âm 音 sau (cho là chính) là từ Yin 音, nên Phát Tiếng Ồn tức Phát Thanh Âm thì Hán ngữ dùng tắt chữ Thanh Âm 聲 音 bằng từ sau Âm 音 nên có từ ghép là từ Phát Âm [ Fa Yin 發 音]. Còn Việt ngữ dùng từ Phát Thanh tức phát tiếng (như “đài Phát thanh tiếng nói VN” tức là “đài phát tiếng tiếng nói VN”, thừa một chữ tiếng, vì Thanh là do Tiếng mà ra: Tiếng = Thiêng = Thánh = Thanh , như câu “tiếng Ai thánh thót như là chuông ngân”. Nhưng lại có “Việt Nói”= Voise, lại là của VOA - Voise Of America). Phát mà nhấn mạnh bằng lướt với phụ từ khẳng định đứng sau thì là “Phát Ra!”= Pha, nên Hán ngữ đã dùng âm tiết “Pha”[ Fa 發 ]để đọc chữ Phát 發. Do Hán ngữ đã mượn dùng chữ Thanh Âm 聲 音 nên các nhà từ điển Viện ngôn ngữ cho rằng từ Thanh 聲 (trang 369) và từ Âm 音 (trang 18) đều là những cái “tố gốc Hán”, Hán đã nói là Thanh Âm 聲 音 [sheng Yin 聲 音] thì ta phải ngược lại là Âm Thanh cho nó “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, nên câu “phát ra Tiếng Ồn” bị gọi là “phát ra Âm Thanh” tức “phát ra Ồn Tiếng” thành ra là đang “lợn lành chữa thành lợn què”. Cái qui tắc tạo ra từ mới nhấn mạnh ý hơn do “Lướt với phụ từ khẳng định đứng sau”(*) mà hai lúa LM phát hiện ra trong tiếng Việt có thể kiểm chứng ở mọi chỗ, thật là hiển nhiên. Ví dụ phụ từ khẳng định đứng sau hay dùng là từ Này!. Thấy rõ: Này = Nầy = Đấy = Đích ( chữ nho Đích 的)= Đếx (tiếng Nhật dùng)= Đó = Co (tiếng Quảng Đông dùng đọc chữ Đích 的)= Cơ (tiếng Hà Nội dùng) = Tơ ( tiếng Bắc Kinh dùng đọc chữ Đích 的). Và còn nhấn mạnh: “Nầy Hè!”= Nè (tiếng Nam Bộ dùng), “Nầy Hề!”= Nê (tiếng Nhật dùng), “Nầy Chứ!”= Nư (tiếng Thái dùng), “Nầy Chi之!”= Nì (tiếng Huế dùng), vân vân và vân vân , tức là nói nói nói nói nói, đủ 5 cái nói có nghĩa là còn nói nhiều nữa, đếm đến Năm là đếm đến Lắm (Prăm của tiếng Khơ Me) nên không bao giờ bị cụt, vì là Sinh-Lão-Bệnh-Tử-Sinh. Vận dụng qui tắc (*) nêu trên mà giải thích từ thì sẽ thấy rõ nguồn gốc từ nguyên, khỏi phải dài dòng như Từ điển Tiếng Việt giải thích. Ví dụ từ Nói mà lướt với các phụ từ khẳng định đứng sau nó sẽ cho ra các từ mới khác: “Nói Ra!”= Na. Nôm Na có nghĩa là người Nam nói ra. “Nói Rằng!”= Năng, do vậy mà có từ đôi Nói Năng, từ Năng này còn bị cụt đuôi con nòng nọc thành từ Năn (cũng mang ý khẳng định là nói nhiều). Từ điển tiếng Việt NXB KHXH 1977 giải thích Nói Năng (trang 588): “Diễn ý, có khi đồng thời để lộ thái độ và phần nào tư chất của chính mình”. Qúa đúng, nhưng hơi dài dòng. Đơn giản Nói Năng = = Nói + Nói Rằng, Nói thì có thể còn e ấp thiếu tự tin, nhưng Nói Rằng thì là sự khẳng định câu nói của mình đúng, biểu lộ tư chất tự tin của chính mình, đó là Nói Năng. Rằng=Xăng=Xưng (Xăng Xái là xen lời một cách hăm hở vào câu chuyện chung). “Nói Xưng!”= Nựng, khi con sơ sinh khóc, mẹ nó nói ngay “Ơi, mẹ đây!, mẹ đây!”, đó gọi là Nựng con. “Nói Mãi!”= Nài. Nói = Na = Và (tiếng Quảng Đông dùng)= Viết (lướt lủn “Việt Nói”= Viết, Viết 曰 nghĩa là Nói, trích “Khổng Tử Viết…孔子曰…”)= Van = Vân (chữ nho Vân 云 nghĩa là Nói, trích “Khổng Tử Vân…孔子云…”); do vậy từ đôi Van Nài có nghĩa là cứ nói mãi. “Nói Đi!”= “Nói Chi 之!”= Nỉ; do vậy từ đôi Năn Nỉ hay Nài Nỉ có nghĩa là cứ nói mãi cho đạt được đòi hỏi mới thôi. Giao tiếp tức là “Người dùng lời mà Tỏ”= “Người Tỏ”= Ngỏ (ngỏ lời, thư ngỏ), nhưng nhấn mạnh thì là “Ngỏ Chứ!”= Ngữ (nho viết chữ Ngữ 語 nghĩa là Nói, trích “Khổng Tử Ngữ…孔子語…”). Ngữ mang nghĩa là Nói. Do có tật gì đó ở cơ quan phát âm mà Nói Hỏng tức “Ngữ Hỏng”= Ngọng, bởi vậy có từ ghép Nói Ngọng. TĐTV giải thích Nói Ngọng (trang 588): “Phát âm sai một số âm”. Đúng, vì đơn giản là “Ngữ Hỏng”= Ngọng. Từ ghép Nói Nhịu giải thích là: “Nói lầm tiếng nọ ra tiếng kia” chưa chính xác, vì Nhịu là do nói “Nhanh làm tiếng không rõ vì dính Níu”= Nhịu, nếu tập nói chậm rãi, rõ từng tiếng một thì sẽ chữa được tật này. Còn Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng , Viện ngôn ngữ 1991, thì giải thích chữ Ngữ 語 (trang 281): nghĩa là Lời, Tiếng Nói; là cái “tố gốc Hán”. Rõ thật cứ như là đánh lừa trẻ con mẫu giáo Việt.
    1 like
  7. Ồn và Sáng Ồn và Sáng là hai đại lượng vật lý, trong ngôn ngữ vật lý của tiếng Việt hiện đại thường quen dùng là từ đôi “âm thanh” (từ ghép theo Hán văn là Thanh Âm) và từ đôi “ánh sáng” , nên có cụm từ “tốc độ âm thanh”, “tốc độ ánh sáng”. Trong đó từ ghép “tốc độ” là ghép theo Hán văn, nếu ghép theo Việt văn thì là “độ tốc” tức độ nhanh. Từ Độ và từ Tốc đều là những tố gốc Việt, nhưng được Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ XB 1991 giải thích : Độ 度 (trang 135) nghĩa là đơn vị đo; Tốc 速 (trang 421) nghĩa là nhanh; đều là những tố gốc Hán (?!). Độ là tố gốc Việt, có gốc do từ Đi: Đi=Đò=Đo=Độ, vì bước đi cũng là bước đo đoạn đường (tương tự con sâu đo nó đi), là bước vượt qua (tức Đò, từ Đò này còn dùng để chỉ con đò ngang, “sông rộng xem ra mấy quãng đò”, mà lướt câu “Đò sang hết sông thì lên Bộ”= Độ 渡, nên nho viết chữ Độ 渡 mang nghĩa là “vượt qua sông”), chính bước chân đã “Đo con Lộ” = Độ 度, nên nho viết chữ Độ 度 làm đơn vị đo. Người Việt di chuyển trong rừng thì Len Lỏi, ra biển thì “Lội Nước”= Lướt sóng, ra đồng bằng thì “Lội Bộ”= Lộ. “Đo con Lộ”= Độ 度, chữ nho Độ 度 này người Nhật cũng vẫn đọc là “độ”, Hán ngữ hiện đại thì đọc là “tu” [du 度]. Nhưng động từ Đo thì trong Hán ngữ hiện đại là “xưa léng” [ce liang 測 量]. Có Đi mới có Đo, có Đo thì mới có Độ. Đằng này Hán ngữ gọi Đi là “chẩu” [zou 走], gọi Đo là “xưa léng” [ce liang 測 量] thì từ “tu” [ du 度 ] trong Hán ngữ dùng chỉ đơn vị đo chỉ là từ mượn của tiếng Việt, mượn chữ nho của cái từ Độ 度 mà bị phát âm lơ lớ là “tu” mà thôi. Tốc 速 là tố gốc Việt, Tốc 速 mang nghĩa là nhanh chỉ là cái nghĩa đại diện, còn nghĩa đen của nó là từ lướt “Tụt Dốc”= Tốc. Tụt dốc thì bao giờ chẳng nhanh, đến nền kinh tế mà tụt dốc cũng nhanh huống chi vật thể lăn tụt xuống dốc, hễ tụt dốc là nó tăng nhanh theo cấp số nhân. “Tụt Dốc”= Tốc, thành từ mang nghĩa là nhanh. Gió mà lướt nhanh tức gió “Lướt Tốc”= Lốc, nên gió ấy gọi là gió lốc. Sự bay mùi của nước hoa là bay ra rất nhanh gọi là “Bay Tốc”= Bốc, nên mới gọi là bốc mùi. Ồn và Sáng là hai đại lượng vật lý, hàng vạn năm trước người Việt đã biết chúng là năng lượng tồn tại dạng sóng, thấy rõ trong tiếng Việt là chúng cùng nôi khái niệm: Năng=Nắng=Nóng=Sóng=Sáng=Vang= =Oang Oang = Ồn = Ầm = Âm = Sấm = Sóng = Nóng = Nắng = Năng. Ồn và Sáng cùng nôi khái niệm vì chúng có mẫu số chung là Năng, lại có mẫu số chung là Sóng (chỉ có là bước sóng của chúng khác nhau). Nắng có bản chất là trong suốt, “Nắng Trong”= Nóng. Nắng phát đi từ mặt trời, nó là do “Nguồn sáng từ mặt Trời” = Ngời = Ngày = Nguyệt = Nhiệt = Nhật = =Nhực = Rực = “Rực Chứ!”= Rừ. Nhấn mạnh bằng lướt với phụ từ khẳng định đứng sau: “Rực Chứ!”= “Rừ”. Hán ngữ hiện đại dùng âm tiết “Rừ” 【RI 日】 đọc chữ Nhật 日, Hán ngữ dùng chữ Nhật 日 chỉ Ngày và còn dùng chữ Nhật 日 chỉ cả thiên thể mặt trời, thực ra Nhật 日 hay cả Nguyệt 月 chỉ là cái ánh sáng của mặt trời (như chữ Minh 明 là gồm ánh sáng mặt trời - Nhật 日 với ánh sáng mặt trăng - Nguyệt 月). Nguồn sáng từ mặt trời người ta chỉ thấy được và sử dụng được vào ban Ngày, vì vậy Ngày đại diện bằng chữ Nhật 日 là đúng vì Nhật 日 có nghĩa là ánh sáng mặt trời. Sấm chỉ là tiếng Ồn do “Sóng Âm”= Sấm, truyền đến từ hiện tượng Sét đánh (phóng điện giữa đám mây với đất hay giữa đám mây với đám mây). Ồn mà nhấn mạnh bằng lướt với phụ từ khẳng định đứng sau thì là “Ồn Vào!”= Ầo, nên có từ đôi Ồn Ào. Ầm mà nhấn mạnh bằng lướt với phụ từ khẳng định đứng sau thì là “Ầm Đi!”= Ĩ, nên có từ đôi Ầm Ĩ. Ầm mà nhấn mạnh bằng lướt từ lặp thì là “Ầm Ầm”= Âm, 1+1=0, nên nho viết từ Ồn hay Ầm bằng chữ Âm 音, nhưng lại biểu ý là “Nắng (Nhật日 ) + đứng (Lập立) Bóng”= =Nóng, bởi lúc Ầm nhất là lúc Nóng nhất (trong chiến tranh cũng vậy mà trên sân vận động cũng vậy). Ban ngày mùa hè lúc nắng đứng bóng là lúc ve kêu ầm ầm râm ran. Từ điển đã dẫn giải thích chữ Âm 音 (trang 18): nghĩa là tiếng, là cái “tố gốc Hán”; giải thích chữ Náo 鬧 (trang 267) là cái “tố gốc Hán”, nghĩa là: Làm ồn ào . Lại không thấy rằng tiếng Việt có từ Làm và Làm Lụng, cũng thường phát âm là Nàm và Nàm Nụng. Trong cụm từ Nàm Nụng thì Hán ngữ đã mượn từ Nụng đứng sau (bởi họ nghĩ theo Hán văn là từ đứng sau mới là từ chính, từ đứng trước là từ phụ), dùng Nụng để chỉ ý “tác” (thường dùng với ý xấu như làm hư - Nụng Hoại 弄 壞). Nho đã lướt “Nàm ồn Ào”= Náo để viết ra chữ nho Náo 鬧. Người ta lại nhìn chữ nho đó mà cho rằng nó là “tố gốc Hán” nên lại dịch sang tiếng Việt rằng Náo 鬧 nghĩa là “Làm ồn ào”.
    1 like
  8. 1 like
  9. Chuyện kỳ lạ tìm được hài cốt liệt sỹ vô danh sau… 44 năm thất lạc Thứ Hai, 23/12/2013 - 08:27 (Dân trí) - “Nói thật với anh, tôi là người phản đối mạnh mẽ nhất về việc tìm lại hài cốt của em tôi, đã hi sinh hơn 44 năm về trước. Tôi phản đối vì một điều, không có một tung tích, một dòng thông tin, một cơ sở khoa học cụ thể nào để tìm thấy...”. “... Tôi lại càng phản đối việc tìm kiếm bằng tâm linh. Nhưng đến bây giờ, khi em tôi được đưa về, được xác nhận kết quả xét nghiệm ADN trùng khớp, thì tôi không tin cũng vẫn phải tin”, ông Tình bắt đầu câu chuyện với tôi ở đền thờ của dòng họ Cung của mình. Câu chuyện về phần mộ một liệt sỹ vô danh đã được thân nhân tìm thấy sau gần nửa thế kỷ thất lạc, dù gia đình không hề có một tung tích, khiến tôi không giấu được sự tò mò, tìm về nắm rõ hơn sự việc. Đó là liệt sỹ Cung Văn Chiến, ở xã Bằng An, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, hi sinh ngày 7/3/1969 trong một trận càn quét của giặc Mỹ, được an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Mộc Hóa (nay là thị xã Kiến Tường, thuộc tỉnh Long An). Phần mộ vô danh nằm dưới lòng đất mấy chục năm trời, nay được thân nhân tìm thấy vào cuối năm 2013 là một hành trình khó tin, mà nhất là khi người thân tìm thấy không bằng một cơ sở khoa học nào mà chủ yếu dựa vào… tâm linh. Dù là người quyết liệt phản đối việc tìm kiếm hài cốt em trai bằng tâm linh, nhưng đến khi có bản giám định ADN xác nhận đúng liệt sỹ Cung Văn Chiến, ông Cung Xuân Tình đã tin và mừng rơi nước mắt. Tiếp chúng tôi trong nhà thờ họ, ông Cung Xuân Tình, năm nay đã bước sang tuổi 74, tóc đã bạc trắng nhưng vẫn ánh lên vẻ cường tráng, mạnh khỏe của một người chiến sĩ cách mạng vào sinh ra tử một thời rồi trở thành một lão nông chân chất kể từ sau thời bình, ông quả quyết, nếu không có bản xét nghiệm ADN có lẽ ông sẽ không tin hài cốt của đứa em trai cùng cha khác mẹ với mình đã được tìm thấy. Bố của ông Cung Xuân Tình, cũng là bố của liệt sỹ Cung Văn Chiến, tên là Cung Văn Tính (sinh năm 1920). Cụ Cung Văn Tính có 2 người vợ, người vợ đầu là Dương Thị Nhọt (sinh năm 1922) và sinh ra 6 người con, tất thảy đều là con trai. Ông Cung Xuân Tình là con trai cả. Người vợ thứ hai của cụ Cung Văn Tính là cụ Nguyễn Thị Gái (sinh năm 1925), hiện vẫn còn sống, vẫn khỏe mạnh, đi lại bình thường, chỉ có hơi chút lẫn của tuổi già. Cụ Gái có cả thảy 8 người con, gồm 5 trai, 3 gái, trong đó có liệt sỹ Cung Văn Chiến, là con trai thứ hai. Ngoại trừ liệt sỹ Cung Văn Chiến, 13 người con của cụ Cung Văn Tính hiện đều còn sống. “Trừ thằng út là Cung Văn Tám (hiện là Chi cục trưởng thi hành án huyện Quế Võ – PV) không phải đi bộ đội, tất thảy anh em tôi đều đi bộ đội, tham gia kháng chiến chống Mỹ từ khi mới 16, 17 tuổi. Thằng Chiến nó cũng đi bộ đội, nhưng là trốn gia đình lén lút nhập ngũ, vì thế mà gia đình chúng tôi không có một cái ảnh nào của nó. Chúng tôi không biết em mình chiến đấu ở chiến trường nào, bởi nó cũng không hề gửi một lá thư nào về cho gia đình để gia đình có thông tin về nó. Mãi đến năm 1970 chúng tôi mới có thông tin về nó, nhưng lại là… giấy báo tử”, ông Tình nhấp ngụm trà kể tiếp về câu chuyện đứa em trai của mình. Ông Cung Văn Toán, anh trai của liệt sỹ Cung Văn Chiến với Bằng Tổ quốc ghi công của em mình Cũng nhờ giấy báo tử mà gia đình biết là liệt sỹ Cung Văn Chiến nhập ngũ vào tháng 4/1966, chức vụ hạ sĩ, đơn vị chiến đấu C1D1-KT, hy sinh ngày 07/3/1969. Hỏi tên đơn vị C1D1-KT thì không một ai biết, và lại càng không ai biết liệt sỹ Cung Văn Chiến hy sinh ở đâu, trong trận đánh nào, được chôn cất ở đâu. “Mà ngay cái chuyện em trai tôi hy sinh cũng là một nhầm lẫn hy hữu, bởi giấy báo tử người ta gửi về cho gia đình không phải là Cung Văn Chiến mà là Cung Văn Toán, anh trai của liệt sỹ Cung Văn Chiến, tức là con đầu của cụ Nguyễn Thị Gái. Thằng Chiến với thằng Toán lúc đấy đều đang tham gia chiến đấu ngoài chiến trường. Lúc nhận giấy báo tử ghi tên thằng Toán nên chúng tôi ngỡ là thằng Toán hy sinh chứ không phải Chiến, gia đình và địa phương đã làm lễ truy điệu thằng Toán hẳn hoi, mà sau này mới biết là nó vẫn còn sống”, ông Tình kể với tôi. Số là, giấy báo tử ghi tên ông Cung Văn Toán, hy sinh ngày 07/3/1969, nhưng tháng 2 năm 1970, gia đình vẫn nhận được thư của ông Toán gửi về gia đình hỏi thăm sức khỏe của mọi người. Thấy lạ, cụ Cung Văn Tính, bố của ông Cung Văn Toán mới lên hỏi địa phương, mới biết là nhầm lẫn người hy sinh. Người hy sinh chính xác là liệt sỹ Cung Văn Chiến chứ không phải ông Toán. Ông Cung Văn Toán từng bị báo tử và tổ chức truy điệu nhầm, dù người mất thật sự là em trai Cung Văn Chiến. Ông Toán lần giở cho chúng tôi xem Huân chương kháng chiến hạng Ba và Huân chương chiến sĩ hạng Nhì do những đóng góp trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ Câu chuyện của ông Cung Xuân Tính kể cho chúng tôi mỗi lúc một… kỳ lạ, nên tôi mới xin ông Tình sang gặp trực tiếp ông Cung Văn Toán, ở cùng thôn Yên Lâm, cách nhà ông Tình vài trăm bước chân. Tại nhà ông Toán, chúng tôi gặp cả cụ Nguyễn Thị Gái, tính năm nay là ngót nghét 90 tuổi, nhưng mắt vẫn tinh, tay chân vẫn cứng cáp, đi lại bình thường. Chỉ có điều cụ đã hơi lẫn, nên khi tôi thử hỏi cụ có mấy người con thì cụ cũng không nhớ. Nhưng khi gặp cậu con trai út Cung Văn Tám, lập tức bà trả lời: "8 đứa, thằng Tám của mẹ đây nè". Tôi lại ướm hỏi, liệt sỹ Cung Văn Chiến đã được tìm thấy và đưa về quê hương, thì cụ rưng rưng đáp: "Mẹ mừng lắm". Cụ nói vậy thôi chứ tôi đoán hình dung về đứa con trai đã mất khi chỉ vừa tròn 17 tuổi, chắc cụ cũng chẳng còn nhớ bao nhiêu, nhất là cụ quá đông con và những ký ức chiến tranh của hơn 40 năm là một quãng đời dài đằng đẵng của mỗi con người. Ông Cung Văn Toán, năm nay đã 67 tuổi, lần giở ký ức của mình bằng những kỷ vật chiến công: đó là huân chương chiến sĩ giải phóng hạng nhì do cố đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng cố vấn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam trao tặng ngày 1 tháng 12 năm 1975 và Huân chương kháng chiến hạng ba cấp ngày 15 tháng 8 năm 1985 do cố chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh ký. “Hồi đó bị trúng pháo của địch, sức ép của pháo làm tôi ngất lịm, khiến đồng đội tưởng tôi chết rồi. Khi người ta hạ xuống huyệt chôn thì tôi mới tỉnh lại và được cứu sống. Sau đó vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu, mãi đến năm 1974 mới xuất ngũ trở về quê hương”, ông Toán bồi hồi nhớ lại. Mãi đến năm 1982, ông Toán mới lập gia đình, đến nay có 3 người con trai, hiện đều đã đi làm. Lại nói, câu chuyện ông Toán từ cõi chết trở về khiến gia đình, dòng họ vui mừng bao nhiêu thì sự trăn trở, tìm kiếm hài cốt của liệt sỹ Cung Văn Chiến cũng nhiều bấy nhiêu. Có điều, tìm ở đâu khi một thông tin về nơi hy sinh, nơi chôn cất của liệt sỹ đều không có. Không một bức ảnh, không một dòng thư liên lạc của liệt sỹ còn lại để gia đình tìm kiếm. “Không thể tìm bằng khoa học nên thằng út Tám trong gia đình mới cậy nhờ đến tâm linh. Nó được anh trai mình báo mộng là phải nhờ đến nhà ngoại cảm. Thằng út Tám nó cậy nhờ đến nhà ngoại cảm là bà Phan Thị Bích Hằng, gửi thông tin liệt sỹ năm 2006 thì đến tháng 6/2008 mới có kết quả. Hồi đó gia đình tôi phản đối cách tìm bằng tâm linh dữ quá, nên mãi đến tháng 3/2013, thằng út Tám nó mới lén đi vào Long An lấy mẫu xương về giám định từ phần mộ vô danh được Bích Hằng chỉ dẫn. Và điều đáng mừng là kết quả xét nghiệm ADN hoàn toàn trùng khớp”, ông Tình kể. Bản giám định mẫu xét nghiệm ADN hài cốt của liệt sỹ Cung Văn Chiến phù hợp với mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Gái đã chấm dứt quá trình 44 năm tìm kiếm của gia đình đầy gian lao, vất vả Ông Tình bảo ông là người phản đối cực kỳ chuyện anh con trai út Cung Văn Tám đề nghị tìm hài cốt của liệt sỹ Cung Văn Chiến bằng cách nhờ đến nhà ngoại cảm. “Nếu em tôi đang nằm ở đâu đó trên mảnh đất quê hương Việt Nam này, dù là vô danh nhưng được an táng đàng hoàng, còn tốt hơn là đưa một hài cốt về bằng tâm linh, mà chính mình cũng không biết có thực là em trai mình không thì còn có tội hơn. Thà cứ để em ở yên nơi nào đó, để trong kỷ niệm, ký ức của em mình vẫn tốt đẹp, hơn là đưa em về chỉ bằng niềm tin”, ông Tình bảo. Cũng chính sự phản đối quyết liệt của ông Tình và một số anh em trong dòng họ Cung, nên câu chuyện tìm kiếm liệt sỹ Cung Văn Chiến bằng tâm linh do cậu út Cung Văn Tám một mình thực hiện đã bị đình hoãn hơn 5 năm năm trời kể từ khi bà Phan Thị Bích Hằng thông báo cho út Tám đã tìm thấy kết quả. “Tôi nhớ năm 2006, phải hên lắm thì Bích Hằng mới đồng ý tìm giúp hài cốt của anh tôi, bởi nguyên tắc của Bích Hằng, muốn tìm liệt sỹ thì phải có di ảnh của liệt sỹ, trong khi trong tay tôi không có bất kỳ thứ gì. Tôi nhờ Bích Hằng vậy thôi, chứ trong đầu cũng không tin sẽ có một ngày tìm được. Vậy mà tháng 6/2008, chị Hằng gọi cho tôi, thông báo đã tìm thấy, chỉ đích danh là anh tôi đang nằm ở khu mộ chưa có tên, vị trí số 10, hàng 11, khu B, nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hóa (nay là thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An”, anh út Tám, hiện là Chi cục trưởng thi hành án huyện Quế Võ, nói về câu chuyện tìm kiếm hài cốt của anh mình với tôi, bằng một sự hồ hởi về một câu chuyện “thần bí nói không ai tin”. Anh út Tám kể tiếp, lúc được bà Bích Hằng chỉ chính xác địa chỉ anh trai đang ở tỉnh Long An, cả gia đình càng thêm… không tin, bởi lúc liệt sỹ Cung Văn Chiến nhập ngũ là năm 1966, hy sinh năm 1969, thì bằng ấy thời gian làm sao mà hi sinh ở tận chiến trường cách cả nghìn cây số như vậy, chưa kể là phải tránh địch dạt qua tận Lào, Cam Pu Chia mỗi lần hành quân vào Nam. “Nếu có hi sinh, cùng lắm thì cũng chỉ ở Quảng Trị là xa nhất, vậy mà vẫn không hiểu sao anh ấy vào được tận Long An. Tôi thuyết phục mọi người không được, nhưng nhiều đêm nằm mộng thấy anh trai báo mộng, tôi quyết tâm vào tận nơi để xác thực đúng sai. Tôi tìm theo đúng mộ số 10, hàng 11, khu B của nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hóa, thắp nhang cầu khấn anh trai rồi xin Ban Quản lý nghĩa trang được lấy hai mẫu xương về giám định. Cũng may lúc đó nghĩa trang đang được sửa lại nên việc lấy mẫu xương giám định mới có thể thực hiện. Tháng 8/2013, Viện Công nghệ Sinh học đã kết luận kết quả giám định gen hài cốt liệt sĩ lấy tại mộ số 10, hàng 11, khu B, nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hóa và mẫu sinh phẩm của cụ bà Nguyễn Thị Gái (tức mẹ liệt sĩ Cung Văn Chiến) có liên quan huyết thống dòng mẹ, tôi mừng rơi đến nước mắt. Vậy là anh tôi đã trở về, vậy là người con của quê hương Bằng An đã được tìm lại”, anh út Tám kể. Liệt sỹ Cung Văn Chiến vừa được quy tập về nghĩa trang quê nhà sau 44 năm thất lạc Câu chuyện hài cốt liệt sỹ Cung Văn Chiến sau 44 năm thất lạc, nằm lạnh lẽo ở phần mộ vô danh tại nghĩa trang huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An nay đã được tìm thấy, hẳn vẫn còn ít nhiều sự bán tin bán nghi với mọi người. Nhưng tôi tin rằng, với kết quả giám định ADN của Viện Công nghệ sinh học, liệt sỹ Cung Văn Chiến đã được trở về quê hương, về nơi chôn rau cắt rốn, cho dù quá trình tìm kiếm bằng tâm linh hay bằng khoa học gì đi nữa, thì hẳn nhiên vẫn là một kết thúc hết sức tuyệt vời. Thế Nam
    1 like