• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 20/12/2013 in Bài viết

  1. Trích Minh Triêt Việt trong văn minh Đông phương. V.2. "CHI CHI CHÀNH CHÀNH" - BÀI ĐỒNG DAO VỚI HÀ ĐỒ VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Trong cổ thư chữ Hán đã ghi nhận vua Phục Hy căn cứ vào Hà đồ để làm ra Tiên thiên Bát quái; vua Chu Văn Vương căn cứ vào Lạc thư để làm ra Hậu thiên Bát quái. Nếu cứ theo cổ thư chữ Hán ghi nhận thì điều này đã xảy ra trên 5000 năm (vào thời vua Phục Hy) và trên 3000 năm (vào thời Chu), được nhắc đi nhắc lại cho đến tận hôm nay. Những độc giả am hiểu Chu Dịch đều biết rằng trong 4 quái ở 4 phương chính thì quái Đoài thuộc Kim (phương Tây), quái Khảm thuộc Thủy(phương Bắc), quái Chấn thuộc Mộc (phương Đông), quái Ly thuộc Hỏa (phương Nam). Và bốn quái này có Ngũ hành đi thuận theo chiều tương sinh từ trái sang phải. Giữa Hậu Thiên lạc Việt và Hậu Thiên Văn Vương đều có cùng tính chất này, khác nhau chỉ là vị trí Tốn Khôn và tính chất quái khí. Xin xem hình dưới đây: Nhưng trong các cổ thư chữ Hán lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay, chưa hề có sự lý giải từ nguyên lý nào để chúng có thuộc tính nêu trên. Điều này đã khiến cho nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không có cơ sở nào để có sự liên hệ giữa Hà đồ và Tiên thiên Bát quái, Lạc thư với Hậu thiên Bát quái. Thậm chí ngay cả những nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng như Thiệu Vĩ Hoa cũng cho rằng: Hà đồ Lạc thư không liên quan gì đến Bát quái. Đoạn trích dẫn tiêu biểu sau đây trong sách "Chu Dịch và dự đoán học" của nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng Trung Quốc hiện đại là Thiệu Vĩ Hoa, cũng cho rằng đồ hình Tiên Thiên và Hậu Thiên bát quái không liên quan đến hai đồ hình là Hà Đồ Lạc thư. Sách đã dẫn. trang 21. Sự phủ nhận ngay cả Hà đồ, Lạc thư liên hệ với Bát quái trong đoạn trích dẫn tiêu biểu của ông Thiệu Vĩ Hoa, cho thấy ngay cả những nhà nghiên cứu Dịch học hiện đại vào hàng thượng thừa của nền văn minh Hán - và cũng là kết tinh và sự thừa hưởng tri thức của một quá khứ trải hơn 2000 năm của nền văn minh này - cũng chẳng hiểu gì về bản chất của Lạc thư, Hà đồ. Việc trích dẫn sách của ông Thiệu Vĩ Hoa cũng chỉ mang tính minh họa. Vì không phải duy nhất một mình ông Thiệu Vĩ Hoa có nhận định này.Trong hàng ngàn năm nghiên cứu của Hán Nho về thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, rất nhiều ý kiến trái chiều về nội dung Hà đồ, Lạc thư trong văn minh Hán. Và tất cả những ý kiến trái chiều này, chúng đều có điểm đồng nhất là cùng mơ hồ như nhau. Thí dụ như đoạn trích dẫn sau đây: (*) * Chú thích: Bí ẩn của Bát quái, Nxb VHTT 1993 - Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường, người dịch Trần Đình Hiến từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhân Dân Quảng Tây xuất bản xã. Tất nhiên, điều này chứng tỏ những mâu thuẫn nội hàm trong sự mô tả của sách Hán cổ về mối liên hệ "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương" và "Hà Đồ phối Tiên Thiên bát quái" mà người viết đã trình bày tóm lược ở phần trên và trong các sách đã xuất bản. Chính sự sai lầm căn bản của việc phối "Hậu Thiên với Lạc Thư" và "Tiên thiên với Hà đồ", đã khiến cho các nhà nghiên cứu Hán Nho hiện đại cũng nhận thấy sự vô lý của nó và phủ nhận ngay chính những di sản được coi là của nền văn minh Hoa Hạ. Nhưng nền văn hiến Việt - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - lại có một sự xác định khác hẳn. Tôi xin được trình bày lại ở đây: Hà đồ là đồ hình biểu kiến mô tả sự vận động của vũ trụ gần trái Đất và quy luật tương tác của nó. Bát quái Hậu thiên chính là ký hiệu siêu công thức phi ký tự ngôn ngữ để mô tả giản lược mô hình Hà đồ (Xin xem thêm: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Nxb Tổng hợp T/p HCM). Tính hợp lý phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, là chuẩn mực xác định cho toàn bộ hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt. Và vấn đề "Hà Đồ phối Hậu thiên bát quái Lạc Việt" cũng đã ghi dấu ấn chuyển tải trong một bài đồng dao bí ẩn cần giải mã của văn hóa truyền thống Việt. Đó là bài đồng dao "Chi chi, chành chành", trong một trò chơi trẻ em, mà hầu như tất cả người Việt đều biết Bài đồng dao "Chi chi, chành chành" có nhiều dị bản trong quá trình lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt. Mỗi bản có vài chi tiết sai lệch. Nhưng căn bản nội dung giống nhau. Chúng tôi lựa chọn bài đồng dao có nội dung tương ứng phù hợp với nội dung sự giải mã của chúng tôi - Đồng thời cũng chính là bài mà người viết hay hát hồi còn nhỏ với các bạn cùng phố. Bài đồng dao "Chi chi, chành chành" của trẻ em Việt qua bao thế hệ của nền văn hóa truyền thống Việt, có nội dung như sau: Chi chi, chành chành. Cái đinh (đanh)thổi lửa. Con ngựa chết trương. Ba Vương Ngũ Đế. Bắt dế đi tìm. Ù à! Ù ập. Bài đồng dao có 6 câu tương ứng với 6 hào của quẻ Dịch bất kỳ trong hệ thống 64 quẻ. Nếu chúng ta tính thứ tự từ dưới lên theo đúng cách tính thứ tự sáu hào của quẻ Dịch, thì chúng ta sẽ được một thứ tự từ dưới lên như sau: Số 6/ Hào thượng - Chi chi chành chành. Số 5/ Hào ngũ – Cái Đinh (Đanh) thổi lửa. Số 4/ Hào tứ - Con ngựa chết trương . Ba câu trên, ứng với ba hào trên và tương ứng với quái Thượng trong một quẻ Dịch. Số 3/ Hào tam – Ba Vương Ngũ Đế . Số 2/ Hào nhị - Bắt Dế đi tìm . Số 1/ Hào sơ – Ù à ù ập. Ba câu dưới, ứng với ba hào dưới và tương ứng với quái Hạ trong một quẻ Dịch. Nếu giải mã từ dưới lên trên theo thứ tự các hào trong phương pháp đoán quẻ Dịch và chia làm hai phần tương ứng với hai quái trong một quẻ Dịch, ta sẽ được một ý nghĩa như sau: 1/Giải mã quái Hạ Hào sơ/ Số 1: Ù à ù ập = giống như câu: Ú a ú ớ thể hiện sự bế tắc khi không trả lời được một vấn đề gì đó. Hào nhị/ Số 2: Bắt Dế (hay Dê) đi tìm = Không thể tìm thấy một cái gì đó. Hào tam/ Số 3: Ba Vương, ngũ Đế = 3 x 5= 15 là tổng độ số của ma trận Lạc thư khi cộng theo chiều ngang, dọc, chéo. Tổng hợp giải mã quái Hạ có thể hiểu là: Không thể có một cơ sở lý luận hợp lý, khi giải thích những vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành, nếu căn cứ váo đồ hình Lạc Thư (Ba Vương, Ngũ đế = 3 x 5 = 15. Đây là tổng số ngang dọc chéo của ma trận cấp 1 Lạc Thư) Xin xem hình dưới đây: Đồ hình Lạc thư cửu cung Độ số ngang, dọc, chéo đều 15 2/Giải mã quái Thượng: Hào tứ/ Số 4: Con ngựa chết trương = Con ngựa: Ngọ, tương ứng với Ly – Hỏa; chết trương: sự khẳng định chết trong nước; nước: Khảm – Thủy. Hào ngũ/ Số 5: Cái đanh (Đinh) thổi lửa = Cái : giống cái thuộc Âm; Đanh trong tiếng Việt còn gọi là Đinh: Đinh đóng làm bằng kim loại, đồng âm với Đinh trong thập Thiên can; Cái Đinh: Âm Kim – vị trí của thiên can Đinh, độ số 4 trên Hà đồ. Thổi: Gió – Quái Tốn; Hỏa: Lửa – Ly, Hào thượng/ Số 6: Chi chi chành chành = Chi: cái gì? Chi chi : nhiều việc khó hiểu cần hỏi; Chành: rành, chành chành: rành rành, sự rõ ràng. Tổng hợp giải mã quái Thượng có thể hiểu là: Không thể có sự rõ ràng ở đồ hình Lạc thư (Đã giải mã ở trên), thì cần phải đi tìm một đồ hình mà ở đó phương vị Dương – Hỏa (Cung Ngọ – Ngựa), độ số 7 trùng khớp với Dương Thủy (Nước), độ số 1 (Chết trương là chết dưới nước). Đồ hình này có vị trí thiên can Đinh nằm ở Âm Kim, độ số 4 và là vị trí của quái Tốn (Gió – theo Thuyết quái). Mọi vấn đề khó hiểu (Chi chi) sẽ được giải quyết rõ ràng (chành chành = rành rành). Đồ hình thỏa mãn điều kiện trên chính là đồ hình mà cổ thư chữ Hán quen gọi là Hà đồ. Trong cổ thư chữ Hán, phương vị của Hà đồ ngược với phương vị bản đồ hiện đại. Nếu ta xoay lại đồ hình Hà đồ 180o theo phương vị bản đồ hiện đại và đặt lên đồ hình cũ thì Thủy – Hỏa sẽ chồng lên nhau: Ly Hỏa, Ngọ, Dương Hỏa bị Thủy khắc ("Con ngựa chết trương"). Đặt Bát quái Hậu thiên - đã đổi vị trí Tốn & Khôn, Tức Hậu thiên bát quái Lạc Việt - lên đồ hình Hà đồ (thay vì đặt lên Lạc thư, không lý giải được: "Bắt dế đi tìm"), ta sẽ thấy sự trùng khớp của Ngũ hành trên Hà đồ và Bát quái Hậu thiên Lạc Việt. Như vậy, đến đây, bạn đọc thấy rằng Trong Hậu Thiên bát quái thì quái Tốn gió luôn nằm cạnh quái Ly, dù trên Hà đồ hay Lạc thư, thuộc sách Hán cổ hay Lạc Việt. Nó thỏa mãn được hình tượng Tốn / Gió/ Thổi "Lửa"/ Ly. Vậy "cái đinh" ở đâu để "thổi lửa? Đây là chính là chiếc chìa khóa của vấn đề đặt ra. Vì quái Tốn - Gió dù trong Hậu thiên Lạc Việt hay Văn Vương thì đều nằm cạnh quái Ly. Tức là vẫn thỏa mãn yếu tố "Thổi lửa". Nhưng ở đây là: "cái đinh thổi lửa". Để tiếp tục vấn đề này, người viết trình bày với bạn đọc một bài phú truyền bí ẩn từ cổ thư chữ Hán có nội dung như sau: Nhất lục cộng tông (Một – Sáu cùng họ); Nhị thất đồng đạo (Hai – Bảy cùng đi một đường); Tam bát vi bằng (Ba – Tám như nhau); Tứ cửu vi hữu (Bốn – Chín là bạn bè); Ngũ thập đồng đồ (Năm – Mười cùng một loại). Cùng với bài phú trên và có độ số tương đồng mô tả độ số trên liên quan đến Ngũ Hành, vốn được coi là một nguyên lý ứng dụng được Chu Hy công bố vào đời Tống như sau: Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi. Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi. Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi. Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi. Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi. Tuy nhiên, trong cổ thư chữ Hán lưu truyền chỉ ghi nhận điều này và sử dụng hạn chế trong một số phương pháp ứng dụng, nhưng không thể giải thích được nội dung của nó. Nhưng cũng trên cơ sở lấy Hà Đồ làm đồ hình nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng của Lý Học Đông phương, từ những giá trị minh triết Việt, chúng ta lại thấy sự tương quan hợp lý với độ số của Thập Thiên can - Vốn là một yếu tố cấu thành trong mọi lĩnh vực của học thuật cổ Đông phương (Thiên Can, Địa chi và vận khí ứng dụng phổ biến trong phân loại thời gian của học thuật cổ Đông phương). Chúng ta sắp xếp thập Thiên can theo lý Âm Dương và Ngũ hành tương sinh, đánh số thứ tự từ 1 đến 10 từ Giáp đến Quí, ta sẽ được một bảng sau: Qua bảng trên bạn đọc cũng nhận thấy: tất cả các số của thập Thiên can đều là những số có trên Hà đồ. Sự trùng hợp này chắc chắn không phải là một sự ngẫu nhiên, khi chúng là những nền tảng căn bản của một học thuyết nhất quán. Vì vậy, khi sắp xếp thập Thiên can, trên cơ sở độ số theo thứ tự của ở bảng trên vào vị trí có độ số tương ứng của Cửu cung Hà đồ ta được bảng sau: Độ số Hà đồ phối độ số Thiên Can Như vậy, trên cơ sở độ số của Thiên can tương ứng với độ số của cửu cung Hà đồ, ta sẽ có sự tương hợp bởi cùng hành như sau: 1 / Giáp (1) hợp Kỷ (6) trong hành Thủy.Tương ứng với câu: "Nhất lục cộng tông" (Một – Sáu cùng họ) và "Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi". 2/ Canh (7) hợp Ất (2) trong hành Hỏa. Tương ứng với câu: "Nhị thất đồng đạo" (Hai – Bảy cùng đi một đường) và "Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất" thành chi. 3/ Bính (3) hợp Tân (8) trong hành Mộc. Tương ứng với câu: "Tam bát vi bằng" (Ba – Tám như nhau) và "Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi" 4/ Nhâm (9) hợp Đinh (4) trong hành Kim. Tương ứng với câu: Tứ cửu vi hữu (Bốn – Chín là bạn bè) và "Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi". 5/ Mậu (5) hợp Quí (10) trong hành Thổ. Tương ứng với câu: "Ngũ thập đồng đồ" (Năm – Mười cùng một loại) và "Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi". Như vậy, với độ số tương hợp với thập thiên can mà người viết đã chứng minh ở trên và sự phối hợp của nguyên lý căn để đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành là "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ", bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy, hình ảnh của "Cái đinh thổi lửa". "Con ngựa (Ngọ thuộc Ly hỏa) chết trương", trong đồ hình dưới đây với sự liên quan của thiên can Đinh và quái Tốn (Hàm chứa thuộc tính của gió) ở vị trí Tây Nam trên Hà Đồ: . Trên đồ hình này, là sự phối hợp của thập Thiên can và Hậu Thiên bát quái Lạc Việt (Đổi vị trí Tốn Khôn) với Hà đồ. Bạn đọc sẽ thấy rõ ý nghĩa hoàn hảo của câu: "Cái đinh thổi lửa", khi quái Tốn, có một trong những thuộc tính nội hàm là "Gió", được mô tả trong Thuyết quái truyện của kinh Dịch, nằm ở vị trí Thiên can Đinh trên Hà đồ. Tức "Cái Đnh thổi lửa". Như vậy, qua di sản văn hóa truyền thống Việt được giải mã, một lần nữa xác định Hà đồ chính là đồ hình nguyên lý căn để biểu kiến của tất cả mọi vấn đề và hiện tượng của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong văn minh Đông phương. Đồng thời nó cũng xác định không phải Lạc thư, như cổ thư chữ Hán nói tới. Bởi vì Lạc Thư sẽ không có độ số 10, để phối với Thiên can Quý. Trong sách "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt", chúng tôi đã chứng minh tính ứng dụng một cách nhất quán, có tính hệ thống, tính quy luật tính khách quan và sự giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến cấu trúc của thuyết Âm Dương Ngũ hành - tức là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, để đã xác định rằng: "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính là nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương. Sự phục hồi lại giá trị đích thực từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" - phù hợp với tiêu chí khoa học từ những gía trị minh triết Việt, đã xác định: Nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, chính là chủ nhân đích thực của lý học Đông phương. Nhưng nếu như việc phục hồi lại những giá trị của một nền văn minh cổ xưa và lịch sử của nó, mà không có những giá trị ứng dụng trên thực tế thì đó cũng chỉ là một việc tương tự như sự phục dựng một tượng đài tôn vinh một quá khứ. Sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành, nền tảng căn bản của văn minh Đông phương huyền vĩ, không phải chỉ dừng lại ở sự xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoảng ở bờ nam sông Dương tử. Mà chính những giá trị sử dụng trên thực tế trải hàng ngàn năm qua - được giải thích và hiệu chỉnh một cách hợp lý, nhất quán và hoàn chính, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, trên cơ sở nguyên lý căn để đích thực là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" - mới là những giá trị đích thực cho việc phục hồi lại những nền tảng trí tuệ của văn minh Đông phương, trong sự hội nhập toàn cầu giữa các nền văn minh trong tương lai.
    3 likes
  2. chao ban ! cung phu bi : co , qua , tuan , triet , khong - hoi voi : pha , linh , liem ...khien ban kho " chong lay " , cung la duong nhien ! ma co lay thi cai gia dao nay cung " tu it , tan nhieu ..." ! hay kich hoat : dao hoa cua minh len ! se gap may man ...! [ xin loi vi viet khong dau ; o day khong co phan mem ho tro viet tieng viet ] - chuc vui ve !
    1 like
  3. Mấy bài viết của bác THIÊN SỨ phân tích rất hay.
    1 like
  4. Bé 2012 Nhâm Thìn chính là cầu nối hoá giải xung khắc giữa cha mẹ. Vì vậy sinh bé 2012 này là khá tốt đối với anh chị đó. Bé giúp gia đạo tốt lên, công danh sự nghiệp của người cha cũng phát triển theo chiều hướng khá tốt và bền. Từ khi bé sinh gia, người cha cũng thuận lợi hơn trong công việc. Còn việc sinh thêm nữa hay ko là do anh chị quyết định thôi. Nếu anh chị muốn sinh thêm bé út thì năm gần nhất là năm 2014 Giáp Ngọ hoặc xa hơn thì có năm 2021 Tân Sửu, 2 năm này đều là những năm tốt, tuy nhiên ko tốt được như năm 2012. Chúc gia đình anh chị luôn thành công
    1 like
  5. Cụ ông biết trước ngày giờ của người sắp chết Thứ hai, 16/12/2013 16:14 GMT+7 Cách đây 15 năm, sau một đêm tỉnh dậy, cụ Lục thấy trong người khác lạ, đầu choáng váng, toàn thấy chuyện âm. Cụ Nguyễn Thế Lục (sinh năm 1939, ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) được mệnh danh là người trần cõi âm. Anh Trần Đức (người trong xã) không một chút đắn đo, nói ngay: “Cụ Lục có biệt tài biết chính xác, ngày, giờ người sắp chết. Ở đây ai cũng nói cụ Lục là người âm mà”. Khả năng đặc biệt được cụ Lục phát hiện cách đây 15 năm, sau một đêm, sáng tỉnh dậy cụ thấy người khác lạ, trong người như có một luồng điện chạy giữa xương sống, đầu choáng váng, toàn thấy chuyện âm. Cũng không hiểu vì sao, từ đó cụ toàn nói về chuyện âm, tìm kiếm sách tử vi và sách tướng để đọc. Vợ con thấy cụ có dấu hiệu bất thường, cho cụ Lục bị “ma nhập” hay báo hiệu điều chẳng lành. Trong một lần cụ Lục đến nhà hàng xóm chơi tình cờ gặp ông Xuyên vẫn còn khỏe mạnh. Bỗng dưng trong người cụ Lục ớn lạnh, chân tay giật giật, cụ nói ngay: “Ông Xuyên chết mau hơn tôi, đố ông Xuyên sống qua được tháng này. Đúng là 4 ngày sau, ông Xuyên chết”. Cụ Lục cho biết: “Những người sắp đi gặp Diêm vương, bỗng dưng dưới âm ứng báo vào đầu tôi người đó tuổi gì? Tuổi đó hạn vào năm nào, tháng nào, ngày nào là người đó không thể qua khỏi”. Khả năng đặc biệt được cụ Lục phát hiện cách đây 15 năm, sau một đêm, cụ thấy người khác lạ, toàn thấy chuyện âm. Có những những trường hợp nằm trong cung mạo hiểm. Chẳng hạn như trường hợp bà Mến (trong xã) đang hấp hối. Cụ Lục đến đứng lẩm bẩm môt lúc liền phán ngay, bà Mến thuộc cung trời mưa, khi nào trời mưa con cháu phải có mặt đông đủ, đúng 15 phút sau trời mưa bà Mến tắt thở. Rồi trường hợp ông Vương (trong xã) cũng mắc căn bệnh hiểm nghèo khó qua khỏi. Khi cụ Lục được mời đến xem ngày, giờ, cụ cũng nói ngay, ông Vương cũng nằm trong cung trời mưa. Một giờ sáng trời bắt đầu mưa đến 7 giờ sáng là ông sẽ chết. Có những người lại đi vào cung vắng người, chẳng hạn ông Nghĩa (trong xóm) ốm nặng, biết không qua khỏi nên con cháu tập trung đầy đủ để túc trực. Nhưng cụ Lục nói ông Nghĩa thuộc cung vắng người nên ông chỉ đi khi không có ai ở bên cạnh. Lúc đầu con cháu phản đối quyết liệt, ông đã sắp trút hơi thở cuối cùng lại không cho gặp. Đúng là khi con cháu có mặt đầy đủ ông Nghĩa không đi mà ông tắt thở khi không có con cháu ở bên cạnh. Đến lúc gia đình mời cụ Lục đến xem mới biết là ông Nghĩa chết vào một giờ sáng. Nhiều người khâm phục cái tài ở cụ Lục là nhiều trường hợp bệnh viện trả về chờ ngày chết nhưng cụ Lục dám khẳng định là không chết. Chẳng hạn bà Kiểm (trong xã) bị bệnh viện trả về, con cháu chuẩn bị đồ lễ nhưng cụ Lục dám tuyên bố: “Bà nhà ta chưa đi được đâu, bà vẫn còn khỏe, có thể sống thêm 4-5 năm nữa”. Con cháu bà Kiểm nhất quyết không nghe, cho cụ Lục nói linh tinh. Đúng như lời cụ Lục nói, bà không chỉ còn sống mà lại khỏe mạnh và minh mẫn nữa. Mọi người ngạc nhiên trước việc cụ dám đưa ra phán quyết chắn chắn, cụ cho biết: “Bởi trong đầu tôi đã được dưới âm mách bảo, tôi đã nắm chắc bà Kiểm tuổi đó không phải là năm hạn nên chưa thể chết”. Cho đến bây giờ cụ Lục vẫn không quên hình ảnh thầy giáo dạy cụ hồi năm cấp 2. Thầy mắc bệnh hen giai đoạn cuối nên bệnh viện trả về nhưng khi cụ Lục xuống thăm thầy và tuyên bố: “Thầy chưa chết được, có khi thầy thọ hơn cả trò”. Thầy vẫn không tin bởi bệnh viện đã trả về thì không sống được lâu nữa, được ngày nào hay ngày đó. Cụ Lục có nói đùa với thầy: “Riêng thầy khi nào chắp tay lạy trông cho chết thì thầy mới chết chứ thầy không chết dễ dàng được đâu”. Hiện bây giờ thầy vẫn đang sống khỏe mạnh. Rồi trường hợp bạn của cụ Lục ở Hà Tĩnh bị suy tim, mọi thủ tục đã được con cháu chuẩn bị đầy đủ chờ ngày ra đi. Nhưng khi cụ Lục đến hỏi thăm, cụ khẳng định: “Ông cứ yên tâm chưa chết được đâu. Có khi tôi đi trước ông cũng nên”. Hiện bây giờ ông bạn của cụ Lục vẫn khỏe mạnh. Hơn 15 năm cụ Lục đã nói chính xác gần 100 trường hợp. “Tại sao họ lại nhờ tôi đến xem ngày, giờ cho những trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo hoặc người già yếu. Thứ nhất, con cháu đi làm ăn xa có thời gian sắp xếp để về túc trực, chăm sóc. Thứ hai, trước khi chết phải được chuẩn bị hai phần. Phần thứ 1, chuẩn bị các thứ, hương, rượu, gối, chiếu, quần áo, khăn tay đắp mặt; phần thứ 2, sau khi chết thì chuẩn bị các thứ, cau, trầu, kiệu, hòm, mời thầy cúng”, cụ Lục giải thích. Cụ Lục còn bật mí một số kinh nghiệm nhận biết người sắp chết: “Ngoài có khả năng đặc biệt, thì phải tiếp xúc người sắp chết nhiều từ đó có thể nhận biết được các triệu chứng (người sắp chết thường nằm quay mặt vào tường, toàn thấy phần âm, tai héo, lâu ngày không ăn bỗng dưng ăn khỏe), thăm mạch đập 3 nhịp nghỉ 1 nhịp, đập 2 nhịp nghỉ 1 nhịp gọi là loạn mạch, trường hợp này cao lắm thì sống được 3 ngày nữa”. Ví dụ như trường hợp ông Cường (trong xã) con cái mời cụ Lục vào xem ngày, trong lúc ông Cường đang khỏe, vẫn ngồi nói chuyện với các con. Cụ Lục bước lại gần ông, sau một lúc quan sát, miệng lẩm bẩm, rồi cụ Lục gọi các con ông Cường nói nhỏ chuẩn bị mọi thứ trước 4h chiều. Như lời cụ Lục nói, 4h15 ông Cường tắt thở. Ngoài có biệt tài nói trước chính xác ngày, giờ, người sắp chết, cụ Lục còn có khả năng xem ngày cưới xin, giờ động thổ làm nhà cửa, mở hướng cổng, mừng khai hạ, xuất hành... Tiếng lành đồn xa, người dân trong huyện cho đến ngoài huyện tìm đến “gõ cửa” nhờ cụ Lục xem. Hơn 15 năm, đã có gần 100 trường hợp được cụ Lục xem và đều chính xác. Cụ Lục không dám nhận mình là người có khả năng đặc biệt. Cụ suy nghĩ: “Tâm linh dành cho ai thì người đó phải tâm nguyện làm phúc cho đời. Từ lúc tôi có cái tài này thì nhiều người cũng biết đến tôi nhiều hơn. Có người chê, có người khen nhưng mặc kệ họ. Cứ cho việc làm này cũng là cái nghề nhưng tôi chưa bao giờ ngửa tay lấy ai một đồng. Chủ yếu làm phúc cho người âm, phù hộ cho người đang sống". Dù đường xá xa xôi, nhưng hễ có ai tín nhiệm tìm đến tận nhà nhờ thì không đắn đo, cụ lập tức khăn gói lên đường. Biết là xa xôi cách trở, ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cụ cũng quyết tâm cố gắng. Nhiều khi xem xong, chính xác, họ gửi tiền cảm ơn nhưng cụ nhất quyết không lấy. Cụ còn tuyên bố: "Nếu tôi lấy tiền thì tôi ở nhà đánh cờ còn hơn". Ông Nguyễn Thành Liên, xóm trưởng Phú Sơn cho biết: ông Lục có khả năng đặc biệt này khoảng chừng 15 năm trở lại đây. "Nguyên nhân tại sao ông Lục lại có khả năng đó thì chúng tôi cũng không thể biết được, nhưng qua thực tế ông Lục có thể nói chính xác, ngày, giờ người sắp chết. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhiều lần trò chuyện với ông Lục hạn chế đi coi, tránh mê tín dị đoan, gây hoang mang cho người đang sống", ông Liên nói. Theo Nông Thôn Ngày Nay
    1 like
  6. Người xuất gia là vạn pháp tuỳ duyên, tứ đại giai không, không worry, vì thế cũng không có lý do gì để muốn tìm hiểu vận mệnh. Người tu hành họ nghiên cứu chỉ để ngẫm cái sự huyền bí trong Trời Đất. Vì thế ngay trang đầu của sách tử vi đã viết không xem tử vi cho người tu hành.
    1 like
  7. Cháu có cảm giác như là người thiên kiến về tâm linh như bị ám ảnh bởi vong linh nào đó hay là do ảo ảnh giống như có lúc cảm giác có người theo mình hay muốn nhập vào mình ?
    1 like
  8. năm 2013 ko tốt để cưới. Nếu cưới thì nên năm nay. con đầu có thể 2013 cũng tốt. con út 2018 nhé.
    1 like