• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 19/12/2013 in Bài viết

  1. Trích Minh Triêt Việt trong văn minh Đông phương. V.2. "CHI CHI CHÀNH CHÀNH" - BÀI ĐỒNG DAO VỚI HÀ ĐỒ VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Trong cổ thư chữ Hán đã ghi nhận vua Phục Hy căn cứ vào Hà đồ để làm ra Tiên thiên Bát quái; vua Chu Văn Vương căn cứ vào Lạc thư để làm ra Hậu thiên Bát quái. Nếu cứ theo cổ thư chữ Hán ghi nhận thì điều này đã xảy ra trên 5000 năm (vào thời vua Phục Hy) và trên 3000 năm (vào thời Chu), được nhắc đi nhắc lại cho đến tận hôm nay. Những độc giả am hiểu Chu Dịch đều biết rằng trong 4 quái ở 4 phương chính thì quái Đoài thuộc Kim (phương Tây), quái Khảm thuộc Thủy(phương Bắc), quái Chấn thuộc Mộc (phương Đông), quái Ly thuộc Hỏa (phương Nam). Và bốn quái này có Ngũ hành đi thuận theo chiều tương sinh từ trái sang phải. Giữa Hậu Thiên lạc Việt và Hậu Thiên Văn Vương đều có cùng tính chất này, khác nhau chỉ là vị trí Tốn Khôn và tính chất quái khí. Xin xem hình dưới đây: Nhưng trong các cổ thư chữ Hán lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay, chưa hề có sự lý giải từ nguyên lý nào để chúng có thuộc tính nêu trên. Điều này đã khiến cho nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không có cơ sở nào để có sự liên hệ giữa Hà đồ và Tiên thiên Bát quái, Lạc thư với Hậu thiên Bát quái. Thậm chí ngay cả những nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng như Thiệu Vĩ Hoa cũng cho rằng: Hà đồ Lạc thư không liên quan gì đến Bát quái. Đoạn trích dẫn tiêu biểu sau đây trong sách "Chu Dịch và dự đoán học" của nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng Trung Quốc hiện đại là Thiệu Vĩ Hoa, cũng cho rằng đồ hình Tiên Thiên và Hậu Thiên bát quái không liên quan đến hai đồ hình là Hà Đồ Lạc thư. Sách đã dẫn. trang 21. Sự phủ nhận ngay cả Hà đồ, Lạc thư liên hệ với Bát quái trong đoạn trích dẫn tiêu biểu của ông Thiệu Vĩ Hoa, cho thấy ngay cả những nhà nghiên cứu Dịch học hiện đại vào hàng thượng thừa của nền văn minh Hán - và cũng là kết tinh và sự thừa hưởng tri thức của một quá khứ trải hơn 2000 năm của nền văn minh này - cũng chẳng hiểu gì về bản chất của Lạc thư, Hà đồ. Việc trích dẫn sách của ông Thiệu Vĩ Hoa cũng chỉ mang tính minh họa. Vì không phải duy nhất một mình ông Thiệu Vĩ Hoa có nhận định này.Trong hàng ngàn năm nghiên cứu của Hán Nho về thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, rất nhiều ý kiến trái chiều về nội dung Hà đồ, Lạc thư trong văn minh Hán. Và tất cả những ý kiến trái chiều này, chúng đều có điểm đồng nhất là cùng mơ hồ như nhau. Thí dụ như đoạn trích dẫn sau đây: (*) * Chú thích: Bí ẩn của Bát quái, Nxb VHTT 1993 - Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường, người dịch Trần Đình Hiến từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhân Dân Quảng Tây xuất bản xã. Tất nhiên, điều này chứng tỏ những mâu thuẫn nội hàm trong sự mô tả của sách Hán cổ về mối liên hệ "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương" và "Hà Đồ phối Tiên Thiên bát quái" mà người viết đã trình bày tóm lược ở phần trên và trong các sách đã xuất bản. Chính sự sai lầm căn bản của việc phối "Hậu Thiên với Lạc Thư" và "Tiên thiên với Hà đồ", đã khiến cho các nhà nghiên cứu Hán Nho hiện đại cũng nhận thấy sự vô lý của nó và phủ nhận ngay chính những di sản được coi là của nền văn minh Hoa Hạ. Nhưng nền văn hiến Việt - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - lại có một sự xác định khác hẳn. Tôi xin được trình bày lại ở đây: Hà đồ là đồ hình biểu kiến mô tả sự vận động của vũ trụ gần trái Đất và quy luật tương tác của nó. Bát quái Hậu thiên chính là ký hiệu siêu công thức phi ký tự ngôn ngữ để mô tả giản lược mô hình Hà đồ (Xin xem thêm: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Nxb Tổng hợp T/p HCM). Tính hợp lý phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, là chuẩn mực xác định cho toàn bộ hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt. Và vấn đề "Hà Đồ phối Hậu thiên bát quái Lạc Việt" cũng đã ghi dấu ấn chuyển tải trong một bài đồng dao bí ẩn cần giải mã của văn hóa truyền thống Việt. Đó là bài đồng dao "Chi chi, chành chành", trong một trò chơi trẻ em, mà hầu như tất cả người Việt đều biết Bài đồng dao "Chi chi, chành chành" có nhiều dị bản trong quá trình lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt. Mỗi bản có vài chi tiết sai lệch. Nhưng căn bản nội dung giống nhau. Chúng tôi lựa chọn bài đồng dao có nội dung tương ứng phù hợp với nội dung sự giải mã của chúng tôi - Đồng thời cũng chính là bài mà người viết hay hát hồi còn nhỏ với các bạn cùng phố. Bài đồng dao "Chi chi, chành chành" của trẻ em Việt qua bao thế hệ của nền văn hóa truyền thống Việt, có nội dung như sau: Chi chi, chành chành. Cái đinh (đanh)thổi lửa. Con ngựa chết trương. Ba Vương Ngũ Đế. Bắt dế đi tìm. Ù à! Ù ập. Bài đồng dao có 6 câu tương ứng với 6 hào của quẻ Dịch bất kỳ trong hệ thống 64 quẻ. Nếu chúng ta tính thứ tự từ dưới lên theo đúng cách tính thứ tự sáu hào của quẻ Dịch, thì chúng ta sẽ được một thứ tự từ dưới lên như sau: Số 6/ Hào thượng - Chi chi chành chành. Số 5/ Hào ngũ – Cái Đinh (Đanh) thổi lửa. Số 4/ Hào tứ - Con ngựa chết trương . Ba câu trên, ứng với ba hào trên và tương ứng với quái Thượng trong một quẻ Dịch. Số 3/ Hào tam – Ba Vương Ngũ Đế . Số 2/ Hào nhị - Bắt Dế đi tìm . Số 1/ Hào sơ – Ù à ù ập. Ba câu dưới, ứng với ba hào dưới và tương ứng với quái Hạ trong một quẻ Dịch. Nếu giải mã từ dưới lên trên theo thứ tự các hào trong phương pháp đoán quẻ Dịch và chia làm hai phần tương ứng với hai quái trong một quẻ Dịch, ta sẽ được một ý nghĩa như sau: 1/Giải mã quái Hạ Hào sơ/ Số 1: Ù à ù ập = giống như câu: Ú a ú ớ thể hiện sự bế tắc khi không trả lời được một vấn đề gì đó. Hào nhị/ Số 2: Bắt Dế (hay Dê) đi tìm = Không thể tìm thấy một cái gì đó. Hào tam/ Số 3: Ba Vương, ngũ Đế = 3 x 5= 15 là tổng độ số của ma trận Lạc thư khi cộng theo chiều ngang, dọc, chéo. Tổng hợp giải mã quái Hạ có thể hiểu là: Không thể có một cơ sở lý luận hợp lý, khi giải thích những vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành, nếu căn cứ váo đồ hình Lạc Thư (Ba Vương, Ngũ đế = 3 x 5 = 15. Đây là tổng số ngang dọc chéo của ma trận cấp 1 Lạc Thư) Xin xem hình dưới đây: Đồ hình Lạc thư cửu cung Độ số ngang, dọc, chéo đều 15 2/Giải mã quái Thượng: Hào tứ/ Số 4: Con ngựa chết trương = Con ngựa: Ngọ, tương ứng với Ly – Hỏa; chết trương: sự khẳng định chết trong nước; nước: Khảm – Thủy. Hào ngũ/ Số 5: Cái đanh (Đinh) thổi lửa = Cái : giống cái thuộc Âm; Đanh trong tiếng Việt còn gọi là Đinh: Đinh đóng làm bằng kim loại, đồng âm với Đinh trong thập Thiên can; Cái Đinh: Âm Kim – vị trí của thiên can Đinh, độ số 4 trên Hà đồ. Thổi: Gió – Quái Tốn; Hỏa: Lửa – Ly, Hào thượng/ Số 6: Chi chi chành chành = Chi: cái gì? Chi chi : nhiều việc khó hiểu cần hỏi; Chành: rành, chành chành: rành rành, sự rõ ràng. Tổng hợp giải mã quái Thượng có thể hiểu là: Không thể có sự rõ ràng ở đồ hình Lạc thư (Đã giải mã ở trên), thì cần phải đi tìm một đồ hình mà ở đó phương vị Dương – Hỏa (Cung Ngọ – Ngựa), độ số 7 trùng khớp với Dương Thủy (Nước), độ số 1 (Chết trương là chết dưới nước). Đồ hình này có vị trí thiên can Đinh nằm ở Âm Kim, độ số 4 và là vị trí của quái Tốn (Gió – theo Thuyết quái). Mọi vấn đề khó hiểu (Chi chi) sẽ được giải quyết rõ ràng (chành chành = rành rành). Đồ hình thỏa mãn điều kiện trên chính là đồ hình mà cổ thư chữ Hán quen gọi là Hà đồ. Trong cổ thư chữ Hán, phương vị của Hà đồ ngược với phương vị bản đồ hiện đại. Nếu ta xoay lại đồ hình Hà đồ 180o theo phương vị bản đồ hiện đại và đặt lên đồ hình cũ thì Thủy – Hỏa sẽ chồng lên nhau: Ly Hỏa, Ngọ, Dương Hỏa bị Thủy khắc ("Con ngựa chết trương"). Đặt Bát quái Hậu thiên - đã đổi vị trí Tốn & Khôn, Tức Hậu thiên bát quái Lạc Việt - lên đồ hình Hà đồ (thay vì đặt lên Lạc thư, không lý giải được: "Bắt dế đi tìm"), ta sẽ thấy sự trùng khớp của Ngũ hành trên Hà đồ và Bát quái Hậu thiên Lạc Việt. Như vậy, đến đây, bạn đọc thấy rằng Trong Hậu Thiên bát quái thì quái Tốn gió luôn nằm cạnh quái Ly, dù trên Hà đồ hay Lạc thư, thuộc sách Hán cổ hay Lạc Việt. Nó thỏa mãn được hình tượng Tốn / Gió/ Thổi "Lửa"/ Ly. Vậy "cái đinh" ở đâu để "thổi lửa? Đây là chính là chiếc chìa khóa của vấn đề đặt ra. Vì quái Tốn - Gió dù trong Hậu thiên Lạc Việt hay Văn Vương thì đều nằm cạnh quái Ly. Tức là vẫn thỏa mãn yếu tố "Thổi lửa". Nhưng ở đây là: "cái đinh thổi lửa". Để tiếp tục vấn đề này, người viết trình bày với bạn đọc một bài phú truyền bí ẩn từ cổ thư chữ Hán có nội dung như sau: Nhất lục cộng tông (Một – Sáu cùng họ); Nhị thất đồng đạo (Hai – Bảy cùng đi một đường); Tam bát vi bằng (Ba – Tám như nhau); Tứ cửu vi hữu (Bốn – Chín là bạn bè); Ngũ thập đồng đồ (Năm – Mười cùng một loại). Cùng với bài phú trên và có độ số tương đồng mô tả độ số trên liên quan đến Ngũ Hành, vốn được coi là một nguyên lý ứng dụng được Chu Hy công bố vào đời Tống như sau: Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi. Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi. Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi. Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi. Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi. Tuy nhiên, trong cổ thư chữ Hán lưu truyền chỉ ghi nhận điều này và sử dụng hạn chế trong một số phương pháp ứng dụng, nhưng không thể giải thích được nội dung của nó. Nhưng cũng trên cơ sở lấy Hà Đồ làm đồ hình nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng của Lý Học Đông phương, từ những giá trị minh triết Việt, chúng ta lại thấy sự tương quan hợp lý với độ số của Thập Thiên can - Vốn là một yếu tố cấu thành trong mọi lĩnh vực của học thuật cổ Đông phương (Thiên Can, Địa chi và vận khí ứng dụng phổ biến trong phân loại thời gian của học thuật cổ Đông phương). Chúng ta sắp xếp thập Thiên can theo lý Âm Dương và Ngũ hành tương sinh, đánh số thứ tự từ 1 đến 10 từ Giáp đến Quí, ta sẽ được một bảng sau: Qua bảng trên bạn đọc cũng nhận thấy: tất cả các số của thập Thiên can đều là những số có trên Hà đồ. Sự trùng hợp này chắc chắn không phải là một sự ngẫu nhiên, khi chúng là những nền tảng căn bản của một học thuyết nhất quán. Vì vậy, khi sắp xếp thập Thiên can, trên cơ sở độ số theo thứ tự của ở bảng trên vào vị trí có độ số tương ứng của Cửu cung Hà đồ ta được bảng sau: Độ số Hà đồ phối độ số Thiên Can Như vậy, trên cơ sở độ số của Thiên can tương ứng với độ số của cửu cung Hà đồ, ta sẽ có sự tương hợp bởi cùng hành như sau: 1 / Giáp (1) hợp Kỷ (6) trong hành Thủy.Tương ứng với câu: "Nhất lục cộng tông" (Một – Sáu cùng họ) và "Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi". 2/ Canh (7) hợp Ất (2) trong hành Hỏa. Tương ứng với câu: "Nhị thất đồng đạo" (Hai – Bảy cùng đi một đường) và "Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất" thành chi. 3/ Bính (3) hợp Tân (8) trong hành Mộc. Tương ứng với câu: "Tam bát vi bằng" (Ba – Tám như nhau) và "Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi" 4/ Nhâm (9) hợp Đinh (4) trong hành Kim. Tương ứng với câu: Tứ cửu vi hữu (Bốn – Chín là bạn bè) và "Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi". 5/ Mậu (5) hợp Quí (10) trong hành Thổ. Tương ứng với câu: "Ngũ thập đồng đồ" (Năm – Mười cùng một loại) và "Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi". Như vậy, với độ số tương hợp với thập thiên can mà người viết đã chứng minh ở trên và sự phối hợp của nguyên lý căn để đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành là "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ", bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy, hình ảnh của "Cái đinh thổi lửa". "Con ngựa (Ngọ thuộc Ly hỏa) chết trương", trong đồ hình dưới đây với sự liên quan của thiên can Đinh và quái Tốn (Hàm chứa thuộc tính của gió) ở vị trí Tây Nam trên Hà Đồ: . Trên đồ hình này, là sự phối hợp của thập Thiên can và Hậu Thiên bát quái Lạc Việt (Đổi vị trí Tốn Khôn) với Hà đồ. Bạn đọc sẽ thấy rõ ý nghĩa hoàn hảo của câu: "Cái đinh thổi lửa", khi quái Tốn, có một trong những thuộc tính nội hàm là "Gió", được mô tả trong Thuyết quái truyện của kinh Dịch, nằm ở vị trí Thiên can Đinh trên Hà đồ. Tức "Cái Đnh thổi lửa". Như vậy, qua di sản văn hóa truyền thống Việt được giải mã, một lần nữa xác định Hà đồ chính là đồ hình nguyên lý căn để biểu kiến của tất cả mọi vấn đề và hiện tượng của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong văn minh Đông phương. Đồng thời nó cũng xác định không phải Lạc thư, như cổ thư chữ Hán nói tới. Bởi vì Lạc Thư sẽ không có độ số 10, để phối với Thiên can Quý. Trong sách "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt", chúng tôi đã chứng minh tính ứng dụng một cách nhất quán, có tính hệ thống, tính quy luật tính khách quan và sự giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến cấu trúc của thuyết Âm Dương Ngũ hành - tức là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, để đã xác định rằng: "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính là nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương. Sự phục hồi lại giá trị đích thực từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" - phù hợp với tiêu chí khoa học từ những gía trị minh triết Việt, đã xác định: Nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, chính là chủ nhân đích thực của lý học Đông phương. Nhưng nếu như việc phục hồi lại những giá trị của một nền văn minh cổ xưa và lịch sử của nó, mà không có những giá trị ứng dụng trên thực tế thì đó cũng chỉ là một việc tương tự như sự phục dựng một tượng đài tôn vinh một quá khứ. Sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành, nền tảng căn bản của văn minh Đông phương huyền vĩ, không phải chỉ dừng lại ở sự xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoảng ở bờ nam sông Dương tử. Mà chính những giá trị sử dụng trên thực tế trải hàng ngàn năm qua - được giải thích và hiệu chỉnh một cách hợp lý, nhất quán và hoàn chính, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, trên cơ sở nguyên lý căn để đích thực là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" - mới là những giá trị đích thực cho việc phục hồi lại những nền tảng trí tuệ của văn minh Đông phương, trong sự hội nhập toàn cầu giữa các nền văn minh trong tương lai.
    4 likes
  2. Vì sao Gia Cát Lượng không thọ được tới 60? Tuoitre Online 06:53 | 16/12/2013 Dưới góc độ Tử vi học, sở dĩ Gia Cát Lượng có tài hô phong hoán vũ nhưng lại phải chết ở tuổi 54 là vì cung mệnh vô chính diệu. Sự nghiệp dang dở Nhân vật Gia Cát Lượng sống thời Tam Quốc bên Trung Quốc là hình ảnh một quân sư đa mưu túc chí có tài ngồi trong màn trướng mà đẩy lui được cả chục vạn quân địch. Từ khi Lưu Bị có Gia Cát thì đánh đâu thắng đó, thế lực lớn mạnh ngang với Tào Tháo, Tôn Quyền để chia ba đất nước Trung Quốc. Gia Cát cũng qua đó mà trở thành nhân vật vĩ đại. Nhưng từ khi Lưu Bị mất rồi, vẫn Gia Cát Lượng với mưu hay kế hiểm mà 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn lại phải rút về chẳng đạt được gì. Gia Cát Lượng trong phim Tam Quốc diễn nghĩa. Ảnh: Internet Dưới con mắt khoa Tử vi, điều này được lý giải vì Gia Cát Lượng mệnh vô chính diệu – tức là cung mệnh không có chính tinh tọa thủ, cho nên không thể làm người đứng đầu điều hành công việc được mà chỉ ở vị trí phò tá mới phát huy được tài năng. Trong một cuốn sách nghiên cứu về tử vi mang tên Cuộc đời và số mệnh, tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Tùng phân tích: “Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10/4 năm Tân Dậu. Mệnh Vô chính diệu an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm) cả hai cùng hợp chiếu về mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng ư kim diện”. Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi. Vì mệnh Vô chính diệu cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có mệnh Vô chính diệu, chịu dưới 1 người mà trên muôn vạn người. Nhưng đến khi Lưu Bị qua đời, ấu chúa lên ngôi, lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu, quyết định tất cả mọi việc như một vị vua thật sự. Cho nên đó là một điều không thích hợp với mệnh vô chính diệu. Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết quả…. Đó là đặc tính đáng chú ý của người có mệnh Vô chính diệu: Mưu sự cho người thì dễ mà cho chính bản thân mình thì khó”. Theo quan điểm của cụ Thiên Lương – một danh sư trong làng Tử vi Việt Nam, người có nhiều kiến giải sáng tạo đã lập ra một trường phái Tử vi riêng biệt gọi là trường phái Thiên Lương, thì sở dĩ sự nghiệp của Khổng Minh không đi tới đâu vì trong so sánh với đối thủ bị thua kém. Cụ Thiên Lương viết: “Quân sư Khổng Minh sanh năm Tân Dậu ngày 10/4 giờ Tuất, Tả Hữu Điếu khách nhập mệnh được Thái Âm chiếu lên. Đây là tư cách một thầy đời hữu công vô lao, phù hợp với Thiếu Dương ở Mão thủ Thân bị lôi cuốn vào một thế hệ không sao giữ nổi chánh nghĩa mặc dầu cố hết công trình xây dựng. Mộc mệnh sinh xuất cho Thái Dương, nghịch lý âm dương (nghĩa là thân ở cung Mão mang hành mộc sinh xuất cho sao Thiếu Dương ở trong cung đó - Tg). Mệnh thân Quyền, Phá, Hư đối diện Thiên di có Thái tuế, Thiên khốc, rõ ràng mình ở thế xuống dốc mà kẻ đối nghịch được chính nghĩa dội vang hòa hợp ở thế Kim khắc Mộc, rốt cuộc họ thắng. Mệnh yểu nên cầm sao thất bại Theo truyện, năm 54 tuổi, Gia Cát Lượng biết mình sắp chết trong khi sự nghiệp vẫn dở dang, ấu chúa vẫn còn nhỏ tuổi chưa cáng đáng được sự nghiệp. Ông quyết định làm phép cầm sao giữ mạng để chống lại mệnh trời hòng sống thêm 1 giáp nữa. Trong khi ông lập đàn thất tinh cần phải 7 ngày yên tĩnh không ai quấy rầy. Nhưng đến ngày thứ 6, vì việc quân khẩn cấp, một tướng đã xộc vào nơi ông đang làm phép. Bởi thế việc cầm sao thất bại. Tuy nhiên dưới góc nhìn của Tử vi học, cái căn bản nhất đối với người mệnh vô chính diệu là không thể thọ được. Các sách Tử vi lưu truyền từ xưa đều có câu “mệnh vô chính diệu phi yểu tắc bần”. Gia Cát Lượng dù có Nhật Nguyệt cùng hợp chiếu mệnh nên cuộc đời từ trung vận thì tỏa sáng rực rỡ, tung hoành ngang dọc, tên tuổi lẫy lừng. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi định mệnh cho người mệnh vô chính diệu là: Giàu thì chết sớm mà nghèo thì thọ hơn. Tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Tùng viết: “Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông quá nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thì dù sát nghiệp của ông nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số mệnh Vô chính diệu?”. Ở một sách về Tử vi khác là cuốn Tử vi thực hành thì chỉ ra rằng năm 54 tuổi, Gia Cát Lượng gặp đại hạn ngộ Thái Tuế và một loạt sao xấu cho nên không thể qua được mà phải chết. Cuốn sách viết: “Số Gia Cát có Tả hữu đồng cung Thái dương ở mão, Thái âm ở Hợi gọi là Nhật Nguyệt tinh minh cách, nên số cực phú quý, tài năng lỗi lạc. Năm 54 tuổi, đại hạn ngộ Thái Tuế, Thiên Thương, Hóa kỵ, Đại, tiểu hao, Kình Đà nên chết”. Theo Vũ Tiến Đức Kiến thức ============== Ngài Khổng Minh chưa bao giờ "Hô phong hoán vũ" cả. Ngài chỉ xử dụng sự biết trước về diễn biến quy luật tự nhiên, làm thiên hạ ngạc nhiên thôi. Không tin quí vị xem kỹ lại Tam Quốc chí. Ngay cả việc lập đàn cầu gió Đông Nam, thực chất là: "Ngày Đông chí, khí nhất Dương sinh, nên có gió Đông Nam cũng không có gi là lạ!". Đây là câu của Tào Tháo nói với mưu sĩ, khi thấy gió Đông Nam nổi lên và con thuyến của Hoàng Cái lao tới. Hoặc việc Chu Du chỉ cần một ngày có gió Đông Nam,Khổng Minh hứa hẳn ba ngày. Tuế sai trong Thái Ất là ba ngày. Đây cũng là sai số cộng, hoặc trừ 1, 5 độ (Tức ba độ) khi tính toán trong Phong Thủy.
    1 like
  3. 38t gia đạo hạnh phúc tan vỡ ,39t đường đời 2 lối mộng, có chứng từ giấy tờ pháp lý .
    1 like
  4. Năm nay ông Obama được mệnh danh là LIE of THE YEAR mà cũng do từ 1đài tv trước đây ũng hộ ông tối đa thời ứng cử đầu tiên., lúc đó có người tuyên bố Obama là thượng đế xuống để cứu thế , nhưng nhìn lại những gì đã trải qua những năm qua chỉ là con số O to tướng.hồi ứng cử đầu tiên tỷ lệ ủng hộ 75% ứng cử lần thứ 2 tỉ lệ còn 55% thời điểm hiện nay còn 42% Những báo đài phe ta nói nếu tỉ lệ như hiện nay mà lúc ra tranh lần nhì thì chắc là về vườn nuôi gà. ÔNG TỬ VI gIA TRÊN cũng nhận định dựa theo thiên kiến sao có sao Địa kiếp thủ mệnh là cách địa kiếp độc thủ mà lại dùng con Bạch hổ . nếu là người khác với lá số nầy chắc chắn rằng ông tử vi gia trên sẽ phán vcd phi yễu tắc bần như thường lệ theo thói quen của tử vi gia khác.
    1 like
  5. Những lời giải thích ở trên về lá số của Khổng Minh đều không giải thích rỏ ràng ngay cả được mệnh danh là tử vi gia là cụ Thiên Lương mà chỉ nói bên lề của một vấn đề đã xảy ra, nếu cụ cho Rằng vì Khổng Minh mệnh mộc mà sao thái dương mệnh hỏa thì do sinh xuất ,trong khi nhật tại mão nguyệt tại hợi mà cụ chỉ chọn 1 cánh rồi đem ra so do với cái mệnh, tại sao cụ không chọn thái âm thì có phải sinh nhập không, vấn đề nầy từ lâu nhiều cao thủ danh gia tử vi vấn bàn luận về mẹnh cục tương sinh hay cung mẹnh -sao sinh mệnh v.v nghe ra thì quá hợp lý nhưng làm thế nào được có lá số ấy trên đời nầy tất cả mệnh cục tương sinh và cung mẹnh -sao thủ mệnh v.v thế mà sách gọi là phi thường cách nhưng theo tôi sẽ không bao giờ có lá số đó cả dù có lấy đủ 60 năm lá sô.Vấn đề thứ 2 , sách nào cũng có câu như trên mệnh vcd phi yểu tắc bần , theo lá số của khổng Minh thì không phải tắc bần vì cung tài của ông ta có dương lương sáng sủa tọa thủ tướng giáp cung thì thuộc hàng cự phú, quan lộc thái âm miếu không gia ác sát thì có phải là quan lộ thênh thang ? lý do quan lộ ông ta hơi chậm vì thân cư quan phát phát ngoài 30t trở đi. Còn nếu có người cho rằng người mệnh vcd không thể đứng đầu hay đứng vị thế lảnh đạo là sai, thế như hiện nay có ngài Obama mà thế giới ai cũng biết tên,mệnh ông ta tại Dậu VCD thì các danh gia tử vi giải thích ra sao ? mỆNH VCD nhật-nguyệt chiếu hư không có tả-hửu+ điếu khách cư tứ mộ là người văn võ song toàn [ tả là văn hửu là võ , thía dương là văn thái âm là võ ] văn chương thi phú binh thư yếu lược đều thông . Nhưng dù sao đi nữa dầu có tài cách mấy cũng không thể thay đổi được thời thế và mệnh nước được . Tại vì sao ông chết sớm vì lưu đại hạn nhập thái tuế cung tật ách, lưu tiểu hạn tới cung Tý họi tất cả những sao bại tinh như xương-kỵ- suy- hao -hình -thiên thương .
    1 like