• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/12/2013 in all areas

  1. Dạy Lễ, dạy làm người...rồi còn gì nữa? - Giáo dục nước ta không ngừng nhấn mạnh dạy đạo đức. Nói chúng ta lơ là dạy đạo đức chưa hẳn đúng.Liên tiếp nhiều khẩu hiệu về dạy và học đạo đức được trưng lên liên tục, rộng khắp. Chỉ có điều, đạo đức giới trẻ cứ suy giảm, đến nay đã lan tới các cháu còn ngồi trên ghế nhà trường. "Tiên học lễ - hậu học văn" Đây là sản phẩm của Nho Giáo, cứ tưởng nó sẽ chung số phận với Nho Giáo. Nhưng không, nó bất ngờ chiếm vị trí tột đỉnh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, gay từ thời điểm cách nay ba-bốn mươi năm - trở thành khẩu hiệu mang tính triết lý của toàn ngành giáo dục hiện đại. Nhờ thể hiện dưới dạng câu đối, với hai vế cân xứng nhau về ý (Đức - Tài) và về luật bằng-trắc - lợi thế của khẩu hiệu này là đọc lên êm tai, dễ thuộc, dễ hiểu... Tuy nhiên, đạo đức học sinh - mà nó có nhiệm vụ giám sát - xuống cấp, khiến địa vị của nó không những mất độc tôn mà còn lung lay dữ. Cuộc thảo luận trên VietNamNet về có hay không tác dụng thật sự của "tiên học lễ", đã lôi kéo rất đông người. Có ý kiến nói khẩu hiệu đã lỗi thời; thế kỷ XXI không ai dạy "lễ" theo nghĩa gốc của từ này; nhưng nội hàm mới của "lễ" lại chưa bao giờ được xác định. Thầy đã không hiểu dạy "lễ" là dạy cái gì, làm sao trò có thể học "lễ"? Do vậy, muốn học lễ cũng "bói không ra thầy"... Tóm lại: khái niệm Lễ rất mù mờ. Và đây là đặc điểm chung của các khẩu hiệu giáo dục. Trẻ em đang chơi trò "ô ăn quan" trong một ngày lễ dành cho gia đình. Ảnh: Lê Anh Dũng "Nét chữ - Nết người" Đây là khẩu hiệu do chính Việt Nam sáng tạo. Cũng dưới dạng câu đối, cũng liên quan "tài" và "đức"; cũng được đề cao không kém ai. Ví dụ, các cuộc thi chữ đẹp đã được đôn lên thành phong trào toàn quốc, có khi buộc toàn lớp, toàn trường phải hưởng ứng. Nhưng cuộc thảo luận gần đây - vẫn trên VietNamNet, với số người tham gia kỷ lục - đã có ý kiến coi việc học sinh bị bắt buộc luyện chữ là việc làm lỗi thời, hoặc nghi ngờ sự liên quan giữa "nét chữ" với "nết người", coi đó là sự gán ghép đầy cảm tính. Và cũng không kém mù mờ. "Hồng phải thắm - chuyên phải sâu" Đó là nội dung các cuộc chỉnh huấn dành cho trí thức, sinh viên. cách nay đã trên 50 năm. Cũng dạng câu đối, cũng hai vế: đức, tài... Nay cũng "bói không ra" ai thèm nhắc lại. Dạy chữ - Dạy người Liệu đã là khẩu hiệu cuối cùng? Các nhà giáo dục quyền uy đang đòi hỏi phải coi trọng "dạy người" ngang với "dạy chữ". Vẫn là khẩu hiệu dạng câu đối, vẫn liên quan tài và đức. Nhưng lần này, khái niệm "dạy người" bị mổ xẻ. Nếu coi 20 triệu học sinh là... người, thì các thầy cô đang "dạy người" đấy thôi? Và việc đầu tiên là dạy cho họ biết chữ (dạy chữ). Sao phải nêu thành khẩu hiệu triết lý? Té ra, một cách chính xác phải nói "dạy làm người" để khỏi bị bắt bẻ. Hỏi Google về "dạy người" chỉ được nửa triệu kết quả; nếu hỏi "dạy làm người" được tới 1,2 triệu kết quả. Rút ra: 1) khẩu hiệu mới đang được dùng thay cho "dạy lễ" ; 2) "dạy làm người" được dùng phổ cập hơn, mặc dù nó phá vỡ dạng câu đối của khẩu hiệu. Đáng tiếc. Dạy làm người, nghe hoành tráng và toàn diện hơn "dạy Lễ" nhưng vẫn không kém mù mờ - so với dạy Lễ. Nghĩa là không thể xác định được nội hàm cụ thể của khái niệm. Có người bảo: Chỉ cần dạy thấu đáo chữ Lễ là đủ để "làm người". Có người lại đòi hỏi sản phấm của nền giáo dục mới phải là những con người độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng... Đối chọi nhau cứ như so cổ hủ với tiên tiến vậy! Cắt nghĩa không khó. Chả là, xã hội loài người tồn tại triệu năm đã trải qua nhiều trình độ. Và mỗi xã hội có tiêu chuẩn riêng về "làm người", thể hiện ở triết lý giáo dục. Buổi giao thời, có cả những triết lý đối nghịch nhau, cùng tồn tại. Do vậy, nội dung cần dạy để "làm người" cũng thay đổi tùy trình độ xã hội. Chỉ cần xét vài-ba tiêu chuẩn "làm người" mà một nền giáo dục đang theo đuổi, ta suy ngay được triết lý nào đang chi phối nền giáo dục đó. Thay triết lý, lập tức một nền giáo dục sẽ có những thay đổi lớn: từ mục tiêu, chương trình, sách vở, cho đến cách dạy, cách học, cách thi... Xin thôi "dạy làm người", thay bằng dạy ứng xử Trong khoảng thời gian dài bằng cả kiếp người, biết bao khẩu hiệu được đề ra để chống suy thoái đạo đức, mà rành rành vẫn không chống nổi. Té ra, đó là những khẩu hiệu mọc ra từ cùng một triết lý. Giáo dục nước ta muốn đoạn tuyệt với Nho Giáo, nhưng Nho Giáo vẫn chưa chịu ký vào đơn ly hôn. Liệu đã đến lúc hãy sớm thôi "dạy làm người", thay bằng dạy ứng xử?. Không thể dạy đạo đức, nhân cách, hoặc gì gì... bằng lời, bằng thuyết lý (anh phải thế này, anh nên thế khác). Đạo đức, nhân cách (nếu có) vẫn là cái dấu kín trong đầu, chỉ duy nhất thể hiện bằng ứng xử. Ứng xử là hành vi, khiến người xung quanh (thầy, bạn) quan sát được, đánh giá được, uốn nắn dược. Ứng xử có thể dạy rất sớm (bà mẹ dạy đứa trẻ sơ sinh bú đúng giờ). Không những ứng xử người với người, mà có cả ứng xử với bản thân, với môi trường, với hoàn cảnh... Ứng xử có thể phân loại để dạy theo chủ đề: làm quen, thuyết phục, an ủi, chia sẻ... Cái đích cuối cùng của ứng xử là chung sống với mọi người: với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, tập thể... kể cả với người bất đồng chính kiến, bất đồng tôn giáo; sao cho được mọi người hoan nghênh, tin, chấp nhận mình. Ứng xử có cách dạy riêng (lý thuyết, thực hành): dùng tình huống và đóng vai. Ví dụ, nếu gặp tình huống "thế này" thì bạn ứng xử "thế nào"... Hoặc: Cả tổ đóng vai cử tri, bạn hãy thuyết phục trong 5 phút để các cử tri bầu bạn làm tổ trưởng... Ồ, xin lỗi. Đây không phải chỗ bàn sâu về dạy ứng xử. GS Nguyễn Ngọc Lanh ================== Sách xưa viết: Tử vấn: - Ngươi học để mần răng? Trò đáp: - Học để người ta biết đến mình và hiểu mình. Tử viết: - Học thế cũng được. Tử vấn trò khác: - Ngươi học để mần răng? Trò đáp: - Học để biết người và hiểu người. Tử viết: - Thằng này còn đỡ hơn thằng tao vừa hỏi lúc nãy. Tử vấn tiếp trò khác: - Ngươi học để mần răng? Trò này (Nhan Hồi) đáp: - Học để biết minh và hiểu mình. Tử viết: - Hi hi. Cái học này thì vô cùng. Kiểu này thì tệ hơn học trò hạng bét của Tử. Cá nhân tôi nhận dạy Lễ với giá phải chăng.
    2 likes
  2. Trích: Minh triết Việt trong văn minh Đông phương. ============= CHƯƠNG VI TIN NGƯỠNG VÀ TỤC THỜ THẦN THÁNH TRONG DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT VI.1. Thay lời giới thiệu. Trong di sản văn hóa truyền thống Việt có một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng và cũng là một yếu tố rất độc đáo của nền văn hiến Việt. Đó chính là tín ngưỡng dân gian Việt. Hệ thống tín ngưỡng Việt này cũng mang đậm dấu ấn của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một trong những dấu ấn đó chính là tranh thờ Ngũ Hổ mà chúng tôi đã hân hạnh giới thiệu với bạn đọc ở phần trên. Có thể nói rằng: Trong hầu hết những di sản văn hóa truyền thống liên quan đến tín ngưỡng của người Việt, đều liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Từ mâm ngũ quả, chiếc lư đồng đốt nhang trầm trên bàn thờ; tục thờ Tam tòa Thánh Mẫu; tục thờ Tứ phủ, Ngũ phủ công đồng, ba mươi sáu giá chầu trong hầu bóng...cho đến cặp rồng chầu mặt nhật, hình trang trí long, lân, quy , phượng trong các đình đền, đều là sự thể hiện những mệnh đề liên quan đến học thuyết này. Trong tiểu luận này, chúng tôi mô tả nội dung chủ yếu là những giá trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành được phản ánh từ nội dung minh triết trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Do đó, mối liên hệ của học thuyết này với những biến thể của nó trong tín ngưỡng truyền thống - một thành tố quan trọng trong di sản văn hóa Việt - chúng tôi chưa để cập đến mang tính chuyên đề. Nhưng sẽ là một thiếu sót, nếu như trong tiểu luận này không giới thiệu một luận điểm về tín ngưỡng Việt, liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những thần tượng được tôn thờ trong tín ngưỡng truyền thống, mang dấu ấn của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cho thấy tính hệ thống, nhất quán và bao trùm có tính chi phối mọi giá trị xã hội của học thuyết này trong nền văn hiến Việt. Bài viết và cũng là nội dung duy nhất trong chương VI, là của tác giả Nguyễn Thế Trung, thành viên nghiên cứu và cũng là thành viên chủ chốt trong ban điều hành Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thực hiện. Nội dung của bài viết này mô tả một trong những tín ngưỡng dân gian truyền thống trong văn hiến Việt. Nội dung của chương VI, bổ sung và giới thiệu với bạn đọc mối liên hệ giữa tín ngưỡng truyền thống và thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhằm chứng tỏ tính chủ đạo và chi phối toàn diện của học thuyết này trong nền văn hiến Việt. Xin trân trong giới thiệu. VI.2.TỨ BẤT TỬ BỘ TỨ NGUYÊN LÝ CHỦ CHỐT VÀ CÓ GIÁ TRỊ VĨNH CỬU - SỰ HUYỀN DIỆU CỦA NỀN VĂN HIẾN VIỆT. Nguyễn Thế Trung Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Tháng chạp năm Nhâm Thìn, cũng đã vào tiết xuân năm Quý Tỵ, tâm tưởng tôi chợt lóe lên một ‎tia chớp về từ Gióng – tên của vị thánh mà từ bé tôi đã luôn thầm ngưỡng mộ. Với kinh nghiệm nhiều lần được chứng kiến những ý niệm cao cả được các cụ truyền lại trong dân gian một cách thật bình dị, tôi bỗng thấy rằng từ Gióng không phải là gióng tre như một vài giải thích đâu đó, mà khái niệm sâu xa của chữ "Gióng" là một ý niệm bất tử, như chính ngài đã được tôn thành tứ bất tử của dân tộc Việt. Và từ đó, một liên tưởng đến ý niệm từ Tứ Bất Tử cũng hình thành một cách tự nhiên. Thức thời một chút, tôi tìm trên internet, và được câu chuyện về Tứ Bất Tử của dân tộc Việt như sau: Và có một bài trên báo Lao Động cách đây chừng 2 năm của tác giả Quỳnh Chi: Đây đều là những câu chuyện thật hay, thật đẹp, nhưng đó phải chăng đã là tất cả những ý‎ nghĩa của bốn vị Thánh Bất Tử? Từ những tìm hiểu cá nhân của tôi liên quan đến văn hóa cổ và sự minh triết của nền văn minh Đông phương, tôi có một suy nghĩ riêng của mình với hiện tượng Tứ Bất tử trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Tôi muốn bắt đầu từ sự kỳ diệu của tiếng Việt, đã được nói đến rất nhiều trong những câu chuyện liên quan đến cổ sử, như là một ngôn ngữ cao cấp nhất, vì có khả năng chỉ dùng một đơn âm để diễn tả những ‎ ý niệm phức tạp và trừu tượng. Trong mạch tư duy như vậy, tôi suy ngẫm về tên của các vị và chọn ra những từ đặc trưng nhất đó là: Tản Viên, Gióng, Đồng Tử, Mẫu. Và … hình như đây không chỉ là những tên gọi thiêng liêng, mà một có thể nói một cách bình dị và nôm na nhất: đây là bốn ý niệm quan trọng, được cô đọng trong những danh từ này. Chúng ta hãy quán xét từng từ một: 1. Tản Viên. Nếu bỏ qua định kiến về tên núi thì "tản" chính là mô tả một hình tượng của sự "tản ra", lan truyền, phát tán.... và "viên" chính là sự viên mãn, trọn vẹn, tràn đầy. Đó phải chăng chính là sự mô tả của Thái cực, là sự khởi nguyên của vũ trụ. là biểu hiện sự vận động, là một nhân sinh quan cuộc sống đã thấm đẫm ngàn đời trong văn hiến Việt. 2. Gióng. Ngay từ đầu bài viết tôi đã đặt vấn đề đây là chìa khóa mở. Bởi vì trong công việc liên quan nhiều đến mô hình quản lý hiện đại, chúng tôi đã liên tục phải dịch một từ rất thời thượng trong tiếng Anh đó là Alignment – Vâng! Đó là chính là "gióng". Giống như chúng ta gióng hàng cho thẳng hàng ngang, hay hàng dọc vậy. Trong ngôn ngữ phổ thông cách đây hơn nửa thế kỷ, khi mà các bà,các chị quẩy quang thúng với chiếc đòn gánh trên vai, thì cũng phải "gióng" gánh. Tức là phải 'gióng" sao cho cân bằng, chỉnh chu cho một trọng lực phía trước và phía sau quang gánh, trước khi cùng đôi quang gánh bôn ba trên mọi nẻo đường đời. Vậy "gióng", tức là đưa vào chuẩn mực, làm cho cân bằng để tiếp tục sự phát triển. Trong Lý học gọi là "cân bằng Âm Dương"; một tiêu chi quan trọng của sự phát triển. Và hãy cùng quay trở lại câu chuyện một chú bé ba tuổi có thể gắn kết được toàn dân để chiến thắng, không phải những gióng tre, mà chính là sự gióng hàng - tập hợp, đoàn kết sức mạnh của toàn dân, đến một mục tiêu. Đó chính là bí quyết của chiến thắng, của sự chuyển đổi. Vậy "gióng" chính là một nguyên tắc quan trọng nữa của thế giới này. Tập hợp vào những chuẩn mực – "Gióng" là bí quyết của chuyển đổi. Các nhà chiến lược đều nắm rõ việc này, và mỗi cá nhân chúng ta cũng đều đã ít nhiều trải qua những cảm giác thăng hoa, khi dồn hết tâm sức vào thựchiện mục tiêu nào đó. Sự khác biệt, sự chuyển đổi, sự thăng hoa chỉ đạt được khi mọi nguồn lực được gióng trong những chuẩn mực. 3. Đồng Tử. Câu chuyện tình đẹp nhất trong văn hóa Việt và mang đậm màu sắc Đạo giáo và hẳn không vô cớ khi Ngài chọn cho mình một tên riêng "Đồng Tử". Từ "đồng tử", ngoài nghĩa "con mắt" khi là từ ghép thì còn có một ý nghĩa rất phổ thông là “cùng đi đến cái chết”;một sự kết thúc đều trở về với cát bụi. Toàn bộ nội dung câu chuyện, cho thấy Ngài từ lúc không có gì, cả "Cái khố không có mà mang", cho đến khi đạt đến tột đỉnh vinh quang với đầy đủ thành quách, lâu đài thì cũng chỉ là hư vô, kết thúc trong thoáng chốc. Phải chăng đây chính là lời nhắn nhủ cho thế nhân của Đạo giáo về nguyên tắc vĩnh cửu nữa: Hãy luôn biết rằng dù là ai, dù là gì trên thế giới này thì tất cả cũng đều sẽ kết thúc để trở về với hư vô và từ đó chúng ta giác ngộ. 4. Mẫu. Trong 4 từ thì có lẽ từ Mẫu dễ hiểu hơn cả đã được chấp nhận rộng rãi hơn cả. Mẫu là gì đó chung nhất trong mọi thứ, vạn vật trong vũ trụ đều có chung một mẫu, đều có liên kết. Chính vì thế mà Mẫu không là một người cụ thể mà luôn là các phiên bản khi giáng thế. Mẫu là mẹ, là cái chung, là sự che chở, hòa hợp, là hạnh phúc và như vậy Mẫu cũng chính là nguyên tắc vĩnh cửu thứ tư: vạn vật đều kết nối – đó là hình ảnh của Mẫu. Đến đây tôi chợt nhận thấy một sự liên hệ hợp lý của bộ tên gọi các ý niệm thiêng liêng này. Và trong sự thăng hoa của những ý tưởng, tôi nghĩ đến một báu vật tri thức khác của nền văn hiến Việt. Đó là suy xét liên hệ với lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành – lý thuyết nền tảng Lý học Đông phương - và cũng là của nền văn minh này. Tứ là "tứ tượng", mà tứ tượng này không phải do lưỡng nghi chia ra mà thành ( theo cách hiểu của những nhà nghiên cứu Trung Quốc). Mà tứ tượng (theo phát hiện của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh), chính là bốn phân loại (tượng) của tương tác. "Tứ tượng" nó xuất hiện ngay sau khi "Thái Cực" thay đổi thành"Lưỡng nghi", vì cứ nhiều hơn một là có tương tác. "Lưỡng nghi" đã tương tác với nhau và rồi kết quả của sự tương tác này lại nhanh chóng tương tác trở lại với từng cái riêng trong "Lưỡng nghi", mà vì vậy mà tứ tượng biến hóa vô cùng, để "trùng trùng duyên khởi", tiến hóa với hình thành lịch sử vũ trụ. "Tứ tượng" trong Lý học Đông phương - thuộc về nền văn hiến Việt - có bốn trạng thái là: Tương sinh, tương khắc, tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi, mà bị phản phục lại). Hiểu như vậy thì "Tứ tượng" không chỉ là hiện tượng sinh ra từ "Lưỡng nghi", mà nó chính là sự phân loại hoàn chỉnh mọi tương tác trong vũ trụ này, kể từ khi vũ trụ được sinh ra (rời khỏi trạng thái ban đầu là "Thái Cực"). Cho nên nó trở thành bốn trạng thái "bất tử". Tức "Tứ bất tử". Sự phân loại bốn trạng thái tương tác theo thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn hiến Việt, là duy nhất và toàn vẹn. Do đó, việc so sánh "Tứ bất tử" với "Tứ tượng", hoàn toàn là sự liên hệ hợp lý, như một tính tất yếu, khi thuyết Âm Dương Ngũ hành với nội dung của nó được xác định của người Việt. Chúng ta hãy cùng quán xét: - Tương sinh; Thánh Tản Viên: Tính cân bằng, hài hòa là nguyên tắc của của sự phát triển. - Tương khắc; Thánh Gióng: "Gióng" là tính cân bằng của những chuẩn mực cho mọi sự vận động của thế gian, vượt trên các mâu thuẫn và là bí quyết của chuyển đổi. Hình tượng Thánh Gióng thắng giặc Ân, cũng chính là tính hợp lý của sự cân bằng, chuẩn mực, gióng lại hàng ngũ để ổn định và khắc chế ("tương khắc") ngoại thù. - Tương thừa; Thánh Chử Đồng Tử: Sự giác ngộ và siêu thoát là mục tiêu cuối cùng. Tức là vượt ra ngoài những giá trị vật chất của đời thường, mà những tham vọng quá đỗi cũng kết thúc để trở về với cát bụi. - Tương vũ; Thánh Mẫu: " Vạn vật tương hỗ","vạn vật đồng nhất thể" là những mệnh đề căn để của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, mọi sự bon chen với những tham vọng, đều chứa trong đó sự phản phục. Trên cơ sở này, vấn đề liên hệ hợp lý tiếp tục được đặt ra, nếu chúng ta chia "Tứ bất tử" thành hai cặp là: Tản Viên – Đồng Tử và Gióng – Mẫu; ta lại thấy có sự liên quan Âm Dương tương ứng, như sau: - Cặp Tản Viên (Dương) – Đồng Tử (Âm): sự sinh và sự tử là hai mặt song hành. - Cặp Gióng (Dương) – Mẫu (Âm): sự kết nối là nền tảng (Mẫu) và những giá trị của nhận thức từ thực tại (Gióng) để tạo sự cân bằng, chuẩn mực cho mọi mối quan hệ tương tác, mâu thuẫn để phát triển. Có thể nói rằng: Hình tượng "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng và văn hóa truyền thống vủa Việt Nam, chính là những thực tại trong lịch sử Việt (Thánh Gióng, Chử Đồng Tử; Thánh Tán Viên) và sự kết nối với những tín ngưỡng (Mẫu), được thần thánh hóa, từ nền tảng tri thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong sự mô tả liên kết hợp lý những hiện tượng, có cùng một xuất xứ là cội nguồn của những giá trị văn minh Đông phương. Đến đây, chúng ta cũng đã tạm yên tâm về tính hợp lý trong việc lý giải hình tượng "Tứ bất tử". Nhưng điều này sẽ mang lại một ý nghĩa thực tiễn ứng dụng nào trong cuộc sống hiện đại? Từ vấn đề được đặt ra, chúng ta so sánh để thấy rằng: Nếu phương Tây có luật của tự nhiên (Natural Law) thì bộ "Tứ bất tử" này chính là giá trị nhận thức những nguyên lý căn bản của quy luật tự nhiên, trong sự vận dụng huyền vĩ, những tinh túy với phương pháp hiệu quả nhất, để giúp con người phát triển hài hòa với tự nhiên, thuộc về nền văn hiến Việt. Bài viết này là một ý tưởng của cá nhân - có thể là một sự gợi mở hữu ích cho một xu hướng tư duy nghiên cứu - với hy vọng sao cho mỗi con người đều lớn lên trong một thế giới quan gắn chặt với sự hài hòa của sự sống (Tản Viên), tính chuẩn mực, sự hợp lực để chuyển đổi (Gióng), sự giác ngộ về mục đích của cuộc sống (Đồng Tử) và cuối cùng là sự gắn kết của vạn vật giữa thiên nhiên, đời sống và xã hội (Mẫu). Đấy chính là ý nghĩa huyền diệu, đầy tính minh triết qua hình tượng được tôn thờ - tức mục đích hướng tới - của "Tứ bất tử". Với những câu chuyện này, từ trong tiềm thức ( khi mà nhận thức còn chưa đầy đủ), những đứa bé Việt Nam đã thấm nhuần những tư tưởng thật đúng đắn và tinh tế. Và vì thế mà phải chăng những người mang ấn tượng lớn lao về Thánh Gióng như tôi đã chọn Khoa học tự nhiên làm nghiệp, để dành Triết học cho đệ tử của Thánh Tản Viên, để dành Đạo học cho đệ tử của Thánh Chử Đồng Tử, và để dành Khoa học xã hội cho Thánh Mẫu? Những thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt, sẽ còn ngàn lần thán phục những thành tựu của nền văn hiến Việt, và đây chính là nền tảng cho một tương lai tươi sáng của dân tộc, tôi tin chắc là như vậy. Viết xong tại Hanoi. Giờ Sửu, ngày 10 tháng Một năm Quý Tỵ Nguyễn Thế Trung
    1 like
  3. Bò ăn cỏ là ăn chay, chị ấy hay ăn bò nên chị ấy nghĩ mình cũng đang ăn chay đó mà. Hồi lâu e có hỏi chị ấy bí kíp của sự trẻ lâu thì dc tiết lộ là làm nhìu ăn ngủ ít, bữa nào chị toralovely bắt chước ngày làm 16 tiếng, ngủ 5 tiếng và ăn 1 bữa mỗi ngày coi có trẻ hoá ko hẹhe
    1 like
  4. Tội nghiệp con bé, bị người lớn ăn hiếp kìa! Chị ntpt nói e tới 36t thì CÒN CÓ 13 năm nữa chứ nhiêu, ráng chờ đi em =)) P/S: có bao giờ e đi mua đồ miễn phí lại còn đc tặng quà kèm theo chưa hehe http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/eyelash.gif
    1 like
  5. Sự thật chiếc máy BXT tìm nạn nhân vụ Cát Tường Tienphong Online 19:09 | 13/12/2013 "Cha đẻ" của máy BXT - đã được dùng để tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân vụ TMV Cát Tường - lên tiếng về công dụng của chiếc máy này. Theo TSKH Phan Văn Quýnh (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Bản đồ viễn thám, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội): Trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện một hiện tượng không bình thường, đó là săn lùng hài cốt không có chỉ giới về đạo đức, không quy tắc nghề nghiệp, không đếm xỉa gì đến xã hội, sự đau thương của các nạn nhân. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng toàn văn bài viết của TSKH Phan Văn Quýnh về vấn đề này. Người Việt Nam có truyền thống tôn thờ người đã khuất, đặc biệt kính trọng các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì dân, vì nước. Nhà nước cũng có chính sách chiêu tập để các anh hùng liệt sĩ có mồ yên mả đẹp. Song một số người vì lợi ích riêng của mình đã không từ một thủ đoạn nào, một biện pháp nào để đạt mục đích, xúc phạm đến vong linh người đã khuất, lừa dối người đang sống. Sự việc đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi những người đó nhân danh là nhà khoa học để hành động. "Săn" thi thể nạn nhân TMV Cát Tường bị thả trôi sông Nhân danh các nhà khoa học của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, thuyết phục được đội công an tìm kiếm, họ vừa tiến hành tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân bị ông Nguyễn Mạnh Tường thả trôi sông - trong 3 ngày trên sông Hồng bằng máy BXT, mà theo họ dùng máy này có thể tìm thấy xác chết trong vòng bán kính 2km. TS B cho rằng tín hiệu đã về máy chính xác 100% và xác định 50 điểm có xác chết. Máy đo từ trường MagMapper sản xuất tại Mỹ (G-858), hiện có tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, có thể đo được dải từ 18.000-95.000 nT(g). Từ trái sang: Cửa sổ điều khiển chính; Bộ dây đeo và các thiết bị điều khiển máy, nguồn nuôi; Ảnh chụp toàn cảnh khi sử dụng máy đo G858 trên hiện trường. Máy đo từ trường MagMapper sản xuất tại Mỹ (G-858), hiện có tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, có thể đo được dải từ 18.000-95.000 nT(g). Từ trái sang: Cửa sổ điều khiển chính; Bộ dây đeo và các thiết bị điều khiển máy, nguồn nuôi; Ảnh chụp toàn cảnh khi sử dụng máy đo G858 trên hiện trường. Những ngày tiếp theo họ tìm trên bờ, với tín hiệu máy quay họ đã xác định điểm cách cầu 300m và điểm 700m, trong đó điểm thứ hai đã lặn kiểm tra song không thành công. TS B còn biểu diễn cảm ứng của máy với mẩu xương và cá sống ở trên bờ. Theo họ, đây là những cái máy tuyệt vời nhất thế giới, không có nước nào có được loại máy như vậy. Dưới mặt đất từ khoảng cách xa 3 đến 5km và trên không ở độ cao 12km máy có thể phát hiện được các dị thường trong lòng đất, như đứt gãy kiến tạo sâu, mỏ than, khí, vàng, bạc, đồng, nhôm…, thậm chí các khoáng sản phi kim như đá quý, caolin…, các công trình ngầm…, không có gì là không tìm được. Bằng máy này, họ đã tìm ra 3.000 bộ hài cốt. Sau đây, chúng ta sẽ thấy đó là những lời quảng cáo dối trá hết sức trắng trợn. Đi tìm người chế tạo máy BXT Máy được mệnh danh là máy của TS B, nhưng thực tế được chế tạo bởi nhà chế tạo máy Nguyễn Tử Ánh - Anh hùng Lao động, bởi kỹ sư Nguyễn Văn Hào thuộc Xí nghiệp Địa vật lý, Liên đoàn Địa vật lý. Anh hùng Lao động Nguyễn Tử Ánh (trái) và TS địa vật lý Nguyễn Trọng Nga. Ngày 7/12, tại một địa điểm ở Hà Nội, tôi đã được sờ nắn và xem kỹ sư Nguyễn Văn Hào thao diễn máy BXT mà ông đã chế tạo cho TS B. Khi được hỏi máy BXT đo cường độ từ trường hay sóng điện từ..., nó cho ta dữ liệu gì, dải từ nT (g) có thể đo được là bao nhiêu, độ dung sai Gradient…, kỹ sư Hào trả lời: "Không có gì cả. Máy không có sensor thu nhận dữ liệu bức xạ điện từ. Cũng cần phải ghi nhận rằng các ông nông dân miền Trung từ lâu đã chế máy để dò sắt phế liệu, tân tiến và hiện đại thì bên quân đội có máy dò mìn. Nhưng đó là dựa vào đặc tính của nam châm và sắt thép". "Thế nguyên lý hoạt động của máy là gì, ví dụ như máy MagMapper đo từ trường của Mỹ là chùm hơi Cesium tách ra và tự dao động?". Trả lời: "Không có nguyên lý nào cả, nó có hoạt động đâu mà nguyên lý. Máy quay hay không là do nghệ thuật lắc cổ tay, điều này tôi học được ở ông B (xem hình ông Hào lắc cho máy quay). Anh xem đây, tôi đã cài thêm phần mềm để tính vòng quay, tốc độ quay. Ngoài ra chả có thêm chức năng gì nữa cả". "Thế nói tín hiệu về máy là nói dối". Trả lời: "Đúng thế". Tôi rủ đem máy đến gần các nhà xác bệnh viện hay vào nhà tang lễ xem nó quay thế nào? Trả lời: "Không phải đi, đã thử rồi, quay hay không là do tay người cầm máy". "Thế nói máy BXT đo được bức xạ thứ cấp và xác định được xác chết trong vòng 200 mét là lừa đảo?". Trả lời: "Đúng thế. Cần chú ý rằng, điều khiển máy quay chỉ có ông B, sao ông không đưa cho PV cầm thử? Người khác cầm nó không quay, trừ trường hợp học được mẹo lắc cổ tay như ông Nguyễn Văn Hào. Việc lừa đảo nằm ở mẹo lắc cổ tay. Máy đo từ (magnetometer) hiện nay trên thế giới có nhiều kiểu, nhiều chủng loại và thực tế cũng chưa có máy nào tìm được xác chết. Bức xạ điện từ của xác chết là quá yếu và nó lẫn vào muôn vàn các bức xạ của các vật thể khác, rất khó khăn khi dùng chỉ tiêu này để tìm thi hài". Kỹ sư Nguyễn Văn Hào đang biểu diễn máy BXT Người viết bài này rất cảm kích sự trung thực, khoa học của Anh hùng Lao động Nguyễn Tử Ánh và kỹ sư Nguyễn Anh Hào khi mô tả máy BXT mà mình chế tạo. Việc TS B đem cái gọi là máy BXT đi đo từ để tìm thi thể chị Huyền là hết sức thiếu trung thực, nếu không muốn nói là lừa đảo, thực tế nó không thu nhận được một dữ liệu nào cả. Cũng nên nhớ rằng cách đây khoảng 10 năm, trong tiết mục "Người đương thời" của nhà báo Tạ Bích Loan, TS B nói rằng máy của ông hoạt động theo nguyên tắc rađa, còn bây giờ lại đi đo từ. Ở đây cần phải nói, gia đình nạn nhân đã vô cùng đau đớn, xin đừng lừa họ hơn nữa. Ông Nguyễn Tử Ánh và ông Nguyễn Văn Hào cũng không muốn các cái máy mà mình chế tạo bị lợi dụng. Chẳng thể là ông đồng bà cốt đi một nhẽ, đằng này lại là TS. Trong quá trình tham gia tìm kiếm nhiều thứ, nhiều nơi, ông B không phải không tìm được một số thứ, nhưng điều đó không có nghĩa là máy BXT thu nhận được bức xạ sóng điện từ của xác chết, thậm chí còn cách xa máy đến 200m. Các thông tin máy BXT tìm thấy 3.000 hài cốt liệt sĩ, tìm thấy 600 hài cốt ở Dakrong, 50 hài cốt ở Ba Lòng (Quảng Trị, báo An ninh Thế giới, 7.12.2013) đều là các thông tin không kiểm chứng, bởi vì cái gọi là máy BXT không có khả năng thu nhận tín hiệu bức xạ điện từ của người chết. Thực sự máy BXT hay như vậy sao không đăng ký bằng sáng chế phát minh, nhận danh hiệu "Nhân tài đất Việt", sản xuất để xuất khẩu. Lợi dụng nhu cầu tìm kiếm thi hài thân nhân liệt sĩ quá cao ở Việt Nam, các nhà ngoại cảm được chống lưng bởi các nhà khoa học thoái hóa đã lao vào cuộc săn lùng như kền kền săn xác chết không có một tí nhân tính nào. Bài viết này hy vọng để mọi người cảnh giác, đừng để mình biến thành nạn nhân của các kẻ lừa đảo. Theo Dân Việt ================== Cái cụ Bằng này đã phát biểu: "Không có Phoengshui, mà chỉ có tia đất". Làm Lão Gàn nhẩy chồm chồm trong cái lò gạch làng Vũ Đại. Lên tiếng phản bác đâu đó trên diễn đàn này. Nhưng chuyện nào ra chuyện đó. Cái máy của cụ Bằng đã phát huy cái tác dụng từ rất lâu. Chính tôi chứng kiến. Hơn nữa chính thông tin đại chúng cũng xác định máy của cụ Bằng là trùm tìm mạch nước. Vậy là số 1. Ai mần ra cái máy mày, thì tôi chưa biết. Nhưng máy là một chuyện, cái vấn đề còn là phương pháp sử dụng. Lấy cái ví dụ: Cái máy "láp tóp" của tôi thuộc loại hại điện (Khoe một tý), nhưng khôn khổ cái thằng tôi thậm chí không biết gửi cả "i meo". Còn việc tìm thi thể nạn nhân Cát Tường, nếu không tìm thấy thì cũng đừng vội cho người ta là lừa đảo. Bác sĩ chữa bệnh không khỏi cũng là đi lừa sao? Lại cũng vớ vẩn cả.
    1 like
  6. Vì sao tuyết rơi bất thường ở Việt Nam, Ai Cập và Trung Đông? Cùng xem lại những hình ảnh tuyết rơi và đi tìm lời giải cho hiện tượng thiên nhiên bất thường xảy ra ở Ai Cập, thánh địa Jerusalem và thị trấn Sa Pa… Tuyết rơi vốn là một hiện tượng thời tiết hết sức bình thường trên thế giới. Nhưng nếu tuyết rơi ở những vùng đất quanh năm nắng nóng hay bỗng dưng dày đặc bất thường trong nhiều năm lại gây ra nhiều sự tò mò, hiếu kỳ nhất định. Vừa qua, hiện tượng tuyết rơi ở Ai Cập, thánh địa Jerusalem hay dày đặc bất thường tại Sa Pa (Việt Nam) là một minh chứng cho nhận định trên. Hãy cùng tìm hiểu sâu xa nguyên nhân thật sự của hiện tượng thời tiết này… Tuyết rơi từ quê hương của các Pharaoh… Người ta thường biết tới Ai Cập với hình ảnh những sa mạc rộng lớn và khí hậu vô cùng oi bức, nắng nóng. Thế nhưng, chỉ cách đây chưa đầy một tuần, cả thế giới đã được chiêm ngưỡng cảnh tượng xảy ra lần đầu tiên trong 112 năm qua: tuyết rơi ở xứ sở kim tự tháp. Đúng vào thứ 6 ngày 13 vừa qua, một trận bão tuyết tồi tệ với cái tên Alexa đã đổ bộ vào khu vực Trung Đông, quét qua thủ đô Cairo (Ai Cập), thánh địa Jerusalem và một vài khu vực của đất nước Syria và gây ra những tác động đáng kể tới thời tiết. Nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thậm chí dưới 0 độ C và làm tuyết rơi ngay tại thủ đô Cairo. Tuyết đã chất thành những lớp rất dày và kéo theo nhiều hệ lụy xấu như mất điện, giao thông bị cản trở… Giao thông ách tắc bởi tuyết rơi quá dày ... thánh địa tôn giáo cũng ngập trong tuyết… Jerusalem - vùng đất thánh của ba tôn giáo Do Thái, Cơ Đốc và Hồi giáo cũng chịu chung số phận như Ai Cập. Do ảnh hưởng của cơn bão tuyết Alexa, sau 60 năm, bầu trời Jerusalem lại "đổ tuyết" ngay trước dịp lễ Giáng sinh. Tuyết ở Jerusalem chất dày tới 50cm, kéo theo thời tiết mùa đông cực kỳ khắc nghiệt với nền nhiệt độ rất thấp. Đồng thời những làn sóng người tị nạn từ Syria cũng như tình trạng giao thông ách tắc do tuyết đang khiến thánh địa này rơi vào tình trạng đáng báo động. Lâu lắm rồi, người dân Jerusalem mới được đón Giáng sinh trong không khí tuyết rơi. Nhưng đổi lại, giao thông, điện đài của thành phố này chịu thiệt hại nghiêm trọng từ bão tuyết. ... đến hiện tượng tuyết rơi bất thường ở Sa Pa Những năm trở lại đây, hình ảnh tuyết ở Sa Pa không còn là hình ảnh quá đỗi xa lạ. Thế nhưng trong dịp gần đây, lượng tuyết rơi dày đặc, phủ kín khung cảnh ở Sa Pa lại đang gây nên một làn sóng dư luận hiếu kỳ, tò mò không nhỏ ở Việt Nam. Khác với các năm trước chỉ dừng ở mức độ băng tuyết, từ sáng ngày 15/12, tuyết bắt đầu rơi dày khắp bầu trời Sa Pa. Nhiệt độ giảm mạnh tại nhiều khu vực như Thác Bạc hay đèo Ô Quý Hồ làm tuyết rơi ngày một dày đặc, tạo nên một khung cảnh rất “châu Âu”. Giả thuyết khoa học đằng sau hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ… Đằng sau vẻ đẹp và khung cảnh lãng mạn mà tuyết rơi mang lại, nhiều người lo ngại đây là một biểu hiện không tốt mà biến đổi khí hậu đã gây ra. Bản thân tuyết rơi chỉ hình thành trong trường hợp có sự kết hợp giữa không khí lạnh ở tầng thấp kèm theo dòng tuyết ở trên cao. Đây là một điều hiếm khi xảy ra tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Ai Cập… Cụ thể, trong các đám mây với nhiệt độ dưới -10 °C, các phân tử nước tụ hợp lại và hình thành tinh thể đá nhỏ, kích thước ban đầu khoảng 0,1mm. Các tinh thể này dần tăng trọng lượng và rơi xuống dưới. Cơ chế hình thành tuyết rơi Hình dáng, kích thước của bông tuyết phụ thuộc vào nhiệt độ Tuy nhiên, tại khu vực Trung Đông, nguyên nhân chính gây ra trận tuyết trăm năm mới có một lần chính là cơn bão Alexa. Trong khi đó, ở Sa Pa vừa qua, thời tiết hội đủ cả 2 yếu tố nêu trên, dẫn tới hệ quả tất yếu là những trận mưa tuyết dày đặc. Tầm hoạt động của cơn bão tuyết Alexa tại khu vực Trung Đông. Theo nhiều chuyên gia, những hiện tượng như thế này không có tính quy luật. Nó là biểu hiện của những hình thái thời tiết cực đoan mà biến đổi khí hậu Trái đất gây nên. Bên cạnh khía cạnh hình ảnh mang lại khung cảnh rất đẹp và lạ thì những trận tuyết như thế này để lại rất nhiều hậu quả cho sản xuất nông nghiệp, giao thông… Đồng thời, trong những năm tới, tình hình thời tiết sẽ trở nên cực đoan và khắc nghiệt hơn nên có thể, tuyết rơi sẽ không còn là điều hiếm gặp nữa. Theo PLXH =============== Theo Lý học thì "Âm Dương tương giao; Thiên nhất sinh thủy". Nhưng Âm quá vượng thì Thủy sinh ngay từ....trên trời. Tức mưa , bão, tuyết rơi. Đại để vậy. Ở trên núi cao- như Sapa - thì vượng Âm (Âm nhô cao, Dương trũng thấp) đã đành. Nhưng ở ngay Ai Cập và jerusalem - gần trung tâm các lục địa (Theo định tâm Lạc Việt) thì chứng tỏ Âm khí quá vượng, Dương khí trong vũ trụ không đổi,kể cũng còn nhiều chuyện vào năm tới.
    1 like
  7. Xem kỹ lại chuyện Tấm Cám đi, rồi hãy lên chém gió.
    1 like
  8. Không! Chắc chắn không. Vì tôi luôn quan niệm: Quả trứng có trước. Tôi sẽ chứng minh điều này và các nhà khoa học Anh đã sai. Khủng long có họ với... gà? TPO – Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay. Khủng long với phần thịt gồ lên trên đỉnh đầu như mào gà. Loài khủng long mỏ vịt có thể là tổ tiên của loài gà ngày nay là một phát hiện mới sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. Khủng long Edmontosaurus có thịt đỉnh đầu giống như mào gà trống và mỏ giống loài chim. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận này khi tìm thấy hóa thạch của một trong những loài khủng long quý hiếm nhất còn lưu giữ được các mô mềm. Tiến sĩ Phil Bell của Đại học New England, Australia cho biết: “Trước đó, chưa có dấu vết nào về cấu trúc mô mềm của các loài khủng long. Phát hiện này đã khiến chúng tôi thay đổi nhận thức về diện mạo của loài khủng long và cung cấp những căn cứ cho chúng tôi đưa ra kết luận về sự tiến hóa của loài động vật tiền sử này”. Khủng long mỏ vịt được miêu tả là “gã khổng lồ” đã sinh sống ở khu Bắc Mỹ khoảng 65 đến 75 triệu năm trước và có chiều dài khoảng hơn 10 mét. Khủng long mỏ vịt từng là loài bá chủ châu Mỹ trước khi bị loài linh dương và nai chiếm chỗ. Hóa thạch của loài Edmontosaurus được tìm thấy ở hang đá gần thành phố Grande Prairie, Alberta thuộc lãnh thổ Canada. Với gà trống và một số loài chim, chiếc mào đỏ tươi để thu hút bạn tình và răn đe kẻ thù. Có thể phần đỉnh của khủng long cũng có chức năng tương tự. Tiến sỹ Bell hào hứng nói: “Chúng tôi đang tưởng tượng hai con khủng long đực Edmontosaurus đứng đối diện nhau, gầm rống và giương cái mào của chúng để chiếm ưu thế và chứng tỏ vị thế người đứng đầu của mình”. Phương Thảo Theo dailymail ========================== Kính thưa các nhà khoa học khả kính của Anh quốc! Cái con được gọi là "gà" ấy bắt đầu từ bao giờ trong lịch sử trái Đất? Vậy khi các ngài chỉ ra con mà các ngài gọi là "gà" trong lịch sử tự nhiên, thì cái con đẻ ra quả trứng để nở ra con "gà" không phải con gà. Vậy quả trứng có trước. Kính thưa quý vị! Các vị đã nhầm lẫn khái niệm quy ước phân loại và lịch sử sự hình thành giống loài thực tại của tự nhiên. Tôi tin rằng các ngài cũng có thể tìm ra chất protein OC-17, calcium carbonate trong buồng trứng của con vật đẻ ra quả trứng nở ra con gọi là "gà", nhưng không gọi là gà. Còn nếu như các ngài quy ước rằng: Bất cứ con vật nào trong buồng trứng bắt đầu có chứa protein OC-17, calcium carbonate mới được gọi là gà. Vâng! Thế cũng được. Vậy con trước đó cũng sẽ không gọi là gà và nó đẻ ra một quả trứng để nở ra chính con gà theo đúng quy ước của quí vị. Cái này Lý học Đông phương bảo tôi như vậy. Bởi vì cho đến tận giây "O" của vũ trụ thì vẫn cứ là một quả trứng.
    1 like
  9. 1 like
  10. Theo suy luận của Thiên Đồng, từ giải thích của Sư Phụ, thì đây là trùng với quẻ Địa Thiên Thái và cũng với câu "Tam dương khai Thái" Quẻ Địa Thiên Thái Quẻ Thuần Khôn qua 3 lần biến thì tới Quẻ Thái Biến lần thứ nhứt Biến lần thứ nhì Biến lần thứ ba Như vậy 3 lần biến hào âm qua hào dương thì tới quẻ Thái, tức là "tam dương khai Thái". Cho nên 3 Thánh Nam và một Thánh Nữ là vậy. Thiên Đồng
    1 like
  11. Tam Dương khai thái - nên có ba thánh là nam. Một Thánh nữ là Địa Mẫu - Tượng cho quẻ Khôn.
    1 like
  12. Ăn chay hả,a thấy post lên toàn đồ nướng,sashimi thoai
    1 like
  13. Hì hì,bác Haithienha nói đúng rồi đó. Cháu về VN,được rảnh có 1 buổi tối định alo cho Ngocngoan xong rồi alo cho VN339 rủ cả 2 đứa nó đi uống cafe rồi ngồi nghe 2 đứa nó tán nhau.Thế mà nó viện lý do này nọ. Ế roài thì down xuống tận cùng cho thành free luôn đi.Không cẩn thận là thành hàng tồn kho mất chìa khóa đấy
    1 like
  14. 1 like
  15. 1 like
  16. Luc truoc hinh nhu chi co noi em khong biet o dien dan hay trong group la phai sau 36 tuoi?! Down price di :lol:
    1 like
  17. Khong nen tham gia ban hang da cap (pyramid schemes), du bat ky san pham la gi. Khong nhung o Viet Nam ma o the gioi deu warning, co noi con nghiem cam, co the google de doc them http://www.scamwatch.gov.au/content/index.phtml/tag/PyramidSchemes
    1 like
  18. Huaxin “không tham gia làm CMND 12 số” Dantri.com.vn Thứ Ba, 10/12/2013 - 10:41 Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội khẳng định như vậy khi đề cập nghi vấn của dư luận về tên một tập đoàn Trung Quốc trên mẫu CMND mới Ngày 9-12, Báo Người Lao Động đăng bài CMND sẽ thay sổ hộ khẩu?, trong đó có hình ảnh mẫu CMND mới 12 số sẽ được Bộ Công an triển khai cấp mở rộng trên địa bàn 27 quận, huyện ở Hà Nội thời gian sắp tới. Ngay trong ngày, đã có nhiều bạn đọc thắc mắc về chuyện có phải phôi CMND mới được sản xuất bởi một tập đoàn của Trung Quốc hay không. Bởi lẽ, trên chiếc phôi CMND mà Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) Bộ Công an đưa ra trong cuộc họp báo chiều 6-12 có in dòng chữ màu đỏ specimen Huaxin (mẫu của Huaxin - một tập đoàn Trung Quốc). Huaxin được coi là một tập đoàn chuyên sản xuất các chất liệu làm nên thẻ công dân tại Trung Quốc. Mẫu CMND mới 12 số in tên một tập đoàn Trung Quốc gây bàn tán trong dư luận Ngay lập tức, vấn đề này đã trở thành đề tài trao đổi trên một số diễn đàn mạng, xung quanh chuyện tập đoàn Huaxin đóng vai trò gì trong việc sản xuất, in ấn CMND mới của Việt Nam. Điều này rất quan trọng bởi CMND mới 12 số được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhiều yêu cầu cao về bảo mật thông tin và tránh làm giả. Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động chiều cùng ngày, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VII, cho biết đã nhận được phản ánh xung quanh dư luận này. Ông Vệ khẳng định đây là sự hiểu nhầm, xuất phát từ việc nhân viên của Tổng cục VII lấy một phôi CMND mẫu trước đây để làm minh họa cho báo chí. Theo ông Vệ, Bộ Công an đang sử dụng công nghệ sản xuất CMND của Mỹ và trong suốt thời gian cấp thí điểm vừa qua ở Hà Nội (đã cấp được trên 106.000 CMND mới) đã dùng nhựa của một nhà cung cấp ở Nhật Bản. Đơn vị thực hiện sản xuất các phôi CMND mới là Nhà máy H57 của Tổng cục Kỹ thuật - Hậu cần Bộ Công an. “Việc sản xuất CMND mới được tiến hành ở Nhà máy H57, bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về bảo mật” - ông Vệ nhấn mạnh. Ông Vệ cho biết trước khi Tổng cục VII triển khai thí điểm cấp CMND mới ở 4 quận, huyện tại Hà Nội, tập đoàn Huaxin và nhiều doanh nghiệp các nước khác có mang sản phẩm nhựa đến chào hàng. Sau đó, Tổng cục VII quyết định chọn đơn vị cung ứng tới từ Nhật Bản. Tuy nhiên, giá thành nhựa sản xuất CMND mới của Nhật Bản khá cao. “Sử dụng nhựa của phía Nhật Bản cung cấp thì một chiếc phôi CMND trắng sẽ tốn khoảng 3.000 đồng, nếu tính cả hư hỏng trong quá trình sản xuất sẽ khoảng 3.200-3.500 đồng. Thí điểm thì làm thế được nhưng sắp tới, triển khai mở rộng cấp CMND thì phải tính toán. Chúng tôi muốn giá thành giảm xuống còn khoảng 2.500 đồng/phôi CMND là tốt nhất. Thế nên hiện giờ, chúng tôi đang tính toán xem nên nhập nhựa của đơn vị nào cho hợp lý mà vẫn bảo đảm tất cả yêu cầu về quản lý, giá thành và bảo mật” - ông Vệ cho biết. Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) - Tổng cục VII, cũng khẳng định mọi chuyện xuất phát từ việc trước đây, Tổng cục VII có đưa một số mẫu nhựa của các doanh nghiệp nước ngoài (tới chào hàng) đi sản xuất thử mẫu CMND. “Mẫu CMND có in dòng chữ specimen Huaxin còn sót lại, vô tình được đưa ra giới thiệu trong buổi gặp gỡ báo chí vừa qua mà thôi” - đại tá Dung cho biết. Theo Thế Kha NLĐ ===================Tôi sẵn sàng trả 5000 VND cho CMT 12 số, nếu nó không từ bất cứ một Cty nào của Trung Quốc. Tôi tin rằng nhiều người cũng nghĩ như tôi. Của rẻ là của ôi. Của đầy nồi là của không ngon. Ông cha ta đã để lại một cẩm nang như thế rồi.
    1 like