-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/12/2013 in all areas
-
Trích: Minh triết Việt trong văn minh Đông phương. ============= CHƯƠNG VI TIN NGƯỠNG VÀ TỤC THỜ THẦN THÁNH TRONG DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT VI.1. Thay lời giới thiệu. Trong di sản văn hóa truyền thống Việt có một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng và cũng là một yếu tố rất độc đáo của nền văn hiến Việt. Đó chính là tín ngưỡng dân gian Việt. Hệ thống tín ngưỡng Việt này cũng mang đậm dấu ấn của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một trong những dấu ấn đó chính là tranh thờ Ngũ Hổ mà chúng tôi đã hân hạnh giới thiệu với bạn đọc ở phần trên. Có thể nói rằng: Trong hầu hết những di sản văn hóa truyền thống liên quan đến tín ngưỡng của người Việt, đều liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Từ mâm ngũ quả, chiếc lư đồng đốt nhang trầm trên bàn thờ; tục thờ Tam tòa Thánh Mẫu; tục thờ Tứ phủ, Ngũ phủ công đồng, ba mươi sáu giá chầu trong hầu bóng...cho đến cặp rồng chầu mặt nhật, hình trang trí long, lân, quy , phượng trong các đình đền, đều là sự thể hiện những mệnh đề liên quan đến học thuyết này. Trong tiểu luận này, chúng tôi mô tả nội dung chủ yếu là những giá trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành được phản ánh từ nội dung minh triết trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Do đó, mối liên hệ của học thuyết này với những biến thể của nó trong tín ngưỡng truyền thống - một thành tố quan trọng trong di sản văn hóa Việt - chúng tôi chưa để cập đến mang tính chuyên đề. Nhưng sẽ là một thiếu sót, nếu như trong tiểu luận này không giới thiệu một luận điểm về tín ngưỡng Việt, liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những thần tượng được tôn thờ trong tín ngưỡng truyền thống, mang dấu ấn của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cho thấy tính hệ thống, nhất quán và bao trùm có tính chi phối mọi giá trị xã hội của học thuyết này trong nền văn hiến Việt. Bài viết và cũng là nội dung duy nhất trong chương VI, là của tác giả Nguyễn Thế Trung, thành viên nghiên cứu và cũng là thành viên chủ chốt trong ban điều hành Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thực hiện. Nội dung của bài viết này mô tả một trong những tín ngưỡng dân gian truyền thống trong văn hiến Việt. Nội dung của chương VI, bổ sung và giới thiệu với bạn đọc mối liên hệ giữa tín ngưỡng truyền thống và thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhằm chứng tỏ tính chủ đạo và chi phối toàn diện của học thuyết này trong nền văn hiến Việt. Xin trân trong giới thiệu. VI.2.TỨ BẤT TỬ BỘ TỨ NGUYÊN LÝ CHỦ CHỐT VÀ CÓ GIÁ TRỊ VĨNH CỬU - SỰ HUYỀN DIỆU CỦA NỀN VĂN HIẾN VIỆT. Nguyễn Thế Trung Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Tháng chạp năm Nhâm Thìn, cũng đã vào tiết xuân năm Quý Tỵ, tâm tưởng tôi chợt lóe lên một tia chớp về từ Gióng – tên của vị thánh mà từ bé tôi đã luôn thầm ngưỡng mộ. Với kinh nghiệm nhiều lần được chứng kiến những ý niệm cao cả được các cụ truyền lại trong dân gian một cách thật bình dị, tôi bỗng thấy rằng từ Gióng không phải là gióng tre như một vài giải thích đâu đó, mà khái niệm sâu xa của chữ "Gióng" là một ý niệm bất tử, như chính ngài đã được tôn thành tứ bất tử của dân tộc Việt. Và từ đó, một liên tưởng đến ý niệm từ Tứ Bất Tử cũng hình thành một cách tự nhiên. Thức thời một chút, tôi tìm trên internet, và được câu chuyện về Tứ Bất Tử của dân tộc Việt như sau: Và có một bài trên báo Lao Động cách đây chừng 2 năm của tác giả Quỳnh Chi: Đây đều là những câu chuyện thật hay, thật đẹp, nhưng đó phải chăng đã là tất cả những ý nghĩa của bốn vị Thánh Bất Tử? Từ những tìm hiểu cá nhân của tôi liên quan đến văn hóa cổ và sự minh triết của nền văn minh Đông phương, tôi có một suy nghĩ riêng của mình với hiện tượng Tứ Bất tử trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Tôi muốn bắt đầu từ sự kỳ diệu của tiếng Việt, đã được nói đến rất nhiều trong những câu chuyện liên quan đến cổ sử, như là một ngôn ngữ cao cấp nhất, vì có khả năng chỉ dùng một đơn âm để diễn tả những ý niệm phức tạp và trừu tượng. Trong mạch tư duy như vậy, tôi suy ngẫm về tên của các vị và chọn ra những từ đặc trưng nhất đó là: Tản Viên, Gióng, Đồng Tử, Mẫu. Và … hình như đây không chỉ là những tên gọi thiêng liêng, mà một có thể nói một cách bình dị và nôm na nhất: đây là bốn ý niệm quan trọng, được cô đọng trong những danh từ này. Chúng ta hãy quán xét từng từ một: 1. Tản Viên. Nếu bỏ qua định kiến về tên núi thì "tản" chính là mô tả một hình tượng của sự "tản ra", lan truyền, phát tán.... và "viên" chính là sự viên mãn, trọn vẹn, tràn đầy. Đó phải chăng chính là sự mô tả của Thái cực, là sự khởi nguyên của vũ trụ. là biểu hiện sự vận động, là một nhân sinh quan cuộc sống đã thấm đẫm ngàn đời trong văn hiến Việt. 2. Gióng. Ngay từ đầu bài viết tôi đã đặt vấn đề đây là chìa khóa mở. Bởi vì trong công việc liên quan nhiều đến mô hình quản lý hiện đại, chúng tôi đã liên tục phải dịch một từ rất thời thượng trong tiếng Anh đó là Alignment – Vâng! Đó là chính là "gióng". Giống như chúng ta gióng hàng cho thẳng hàng ngang, hay hàng dọc vậy. Trong ngôn ngữ phổ thông cách đây hơn nửa thế kỷ, khi mà các bà,các chị quẩy quang thúng với chiếc đòn gánh trên vai, thì cũng phải "gióng" gánh. Tức là phải 'gióng" sao cho cân bằng, chỉnh chu cho một trọng lực phía trước và phía sau quang gánh, trước khi cùng đôi quang gánh bôn ba trên mọi nẻo đường đời. Vậy "gióng", tức là đưa vào chuẩn mực, làm cho cân bằng để tiếp tục sự phát triển. Trong Lý học gọi là "cân bằng Âm Dương"; một tiêu chi quan trọng của sự phát triển. Và hãy cùng quay trở lại câu chuyện một chú bé ba tuổi có thể gắn kết được toàn dân để chiến thắng, không phải những gióng tre, mà chính là sự gióng hàng - tập hợp, đoàn kết sức mạnh của toàn dân, đến một mục tiêu. Đó chính là bí quyết của chiến thắng, của sự chuyển đổi. Vậy "gióng" chính là một nguyên tắc quan trọng nữa của thế giới này. Tập hợp vào những chuẩn mực – "Gióng" là bí quyết của chuyển đổi. Các nhà chiến lược đều nắm rõ việc này, và mỗi cá nhân chúng ta cũng đều đã ít nhiều trải qua những cảm giác thăng hoa, khi dồn hết tâm sức vào thựchiện mục tiêu nào đó. Sự khác biệt, sự chuyển đổi, sự thăng hoa chỉ đạt được khi mọi nguồn lực được gióng trong những chuẩn mực. 3. Đồng Tử. Câu chuyện tình đẹp nhất trong văn hóa Việt và mang đậm màu sắc Đạo giáo và hẳn không vô cớ khi Ngài chọn cho mình một tên riêng "Đồng Tử". Từ "đồng tử", ngoài nghĩa "con mắt" khi là từ ghép thì còn có một ý nghĩa rất phổ thông là “cùng đi đến cái chết”;một sự kết thúc đều trở về với cát bụi. Toàn bộ nội dung câu chuyện, cho thấy Ngài từ lúc không có gì, cả "Cái khố không có mà mang", cho đến khi đạt đến tột đỉnh vinh quang với đầy đủ thành quách, lâu đài thì cũng chỉ là hư vô, kết thúc trong thoáng chốc. Phải chăng đây chính là lời nhắn nhủ cho thế nhân của Đạo giáo về nguyên tắc vĩnh cửu nữa: Hãy luôn biết rằng dù là ai, dù là gì trên thế giới này thì tất cả cũng đều sẽ kết thúc để trở về với hư vô và từ đó chúng ta giác ngộ. 4. Mẫu. Trong 4 từ thì có lẽ từ Mẫu dễ hiểu hơn cả đã được chấp nhận rộng rãi hơn cả. Mẫu là gì đó chung nhất trong mọi thứ, vạn vật trong vũ trụ đều có chung một mẫu, đều có liên kết. Chính vì thế mà Mẫu không là một người cụ thể mà luôn là các phiên bản khi giáng thế. Mẫu là mẹ, là cái chung, là sự che chở, hòa hợp, là hạnh phúc và như vậy Mẫu cũng chính là nguyên tắc vĩnh cửu thứ tư: vạn vật đều kết nối – đó là hình ảnh của Mẫu. Đến đây tôi chợt nhận thấy một sự liên hệ hợp lý của bộ tên gọi các ý niệm thiêng liêng này. Và trong sự thăng hoa của những ý tưởng, tôi nghĩ đến một báu vật tri thức khác của nền văn hiến Việt. Đó là suy xét liên hệ với lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành – lý thuyết nền tảng Lý học Đông phương - và cũng là của nền văn minh này. Tứ là "tứ tượng", mà tứ tượng này không phải do lưỡng nghi chia ra mà thành ( theo cách hiểu của những nhà nghiên cứu Trung Quốc). Mà tứ tượng (theo phát hiện của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh), chính là bốn phân loại (tượng) của tương tác. "Tứ tượng" nó xuất hiện ngay sau khi "Thái Cực" thay đổi thành"Lưỡng nghi", vì cứ nhiều hơn một là có tương tác. "Lưỡng nghi" đã tương tác với nhau và rồi kết quả của sự tương tác này lại nhanh chóng tương tác trở lại với từng cái riêng trong "Lưỡng nghi", mà vì vậy mà tứ tượng biến hóa vô cùng, để "trùng trùng duyên khởi", tiến hóa với hình thành lịch sử vũ trụ. "Tứ tượng" trong Lý học Đông phương - thuộc về nền văn hiến Việt - có bốn trạng thái là: Tương sinh, tương khắc, tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi, mà bị phản phục lại). Hiểu như vậy thì "Tứ tượng" không chỉ là hiện tượng sinh ra từ "Lưỡng nghi", mà nó chính là sự phân loại hoàn chỉnh mọi tương tác trong vũ trụ này, kể từ khi vũ trụ được sinh ra (rời khỏi trạng thái ban đầu là "Thái Cực"). Cho nên nó trở thành bốn trạng thái "bất tử". Tức "Tứ bất tử". Sự phân loại bốn trạng thái tương tác theo thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn hiến Việt, là duy nhất và toàn vẹn. Do đó, việc so sánh "Tứ bất tử" với "Tứ tượng", hoàn toàn là sự liên hệ hợp lý, như một tính tất yếu, khi thuyết Âm Dương Ngũ hành với nội dung của nó được xác định của người Việt. Chúng ta hãy cùng quán xét: - Tương sinh; Thánh Tản Viên: Tính cân bằng, hài hòa là nguyên tắc của của sự phát triển. - Tương khắc; Thánh Gióng: "Gióng" là tính cân bằng của những chuẩn mực cho mọi sự vận động của thế gian, vượt trên các mâu thuẫn và là bí quyết của chuyển đổi. Hình tượng Thánh Gióng thắng giặc Ân, cũng chính là tính hợp lý của sự cân bằng, chuẩn mực, gióng lại hàng ngũ để ổn định và khắc chế ("tương khắc") ngoại thù. - Tương thừa; Thánh Chử Đồng Tử: Sự giác ngộ và siêu thoát là mục tiêu cuối cùng. Tức là vượt ra ngoài những giá trị vật chất của đời thường, mà những tham vọng quá đỗi cũng kết thúc để trở về với cát bụi. - Tương vũ; Thánh Mẫu: " Vạn vật tương hỗ","vạn vật đồng nhất thể" là những mệnh đề căn để của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, mọi sự bon chen với những tham vọng, đều chứa trong đó sự phản phục. Trên cơ sở này, vấn đề liên hệ hợp lý tiếp tục được đặt ra, nếu chúng ta chia "Tứ bất tử" thành hai cặp là: Tản Viên – Đồng Tử và Gióng – Mẫu; ta lại thấy có sự liên quan Âm Dương tương ứng, như sau: - Cặp Tản Viên (Dương) – Đồng Tử (Âm): sự sinh và sự tử là hai mặt song hành. - Cặp Gióng (Dương) – Mẫu (Âm): sự kết nối là nền tảng (Mẫu) và những giá trị của nhận thức từ thực tại (Gióng) để tạo sự cân bằng, chuẩn mực cho mọi mối quan hệ tương tác, mâu thuẫn để phát triển. Có thể nói rằng: Hình tượng "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng và văn hóa truyền thống vủa Việt Nam, chính là những thực tại trong lịch sử Việt (Thánh Gióng, Chử Đồng Tử; Thánh Tán Viên) và sự kết nối với những tín ngưỡng (Mẫu), được thần thánh hóa, từ nền tảng tri thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong sự mô tả liên kết hợp lý những hiện tượng, có cùng một xuất xứ là cội nguồn của những giá trị văn minh Đông phương. Đến đây, chúng ta cũng đã tạm yên tâm về tính hợp lý trong việc lý giải hình tượng "Tứ bất tử". Nhưng điều này sẽ mang lại một ý nghĩa thực tiễn ứng dụng nào trong cuộc sống hiện đại? Từ vấn đề được đặt ra, chúng ta so sánh để thấy rằng: Nếu phương Tây có luật của tự nhiên (Natural Law) thì bộ "Tứ bất tử" này chính là giá trị nhận thức những nguyên lý căn bản của quy luật tự nhiên, trong sự vận dụng huyền vĩ, những tinh túy với phương pháp hiệu quả nhất, để giúp con người phát triển hài hòa với tự nhiên, thuộc về nền văn hiến Việt. Bài viết này là một ý tưởng của cá nhân - có thể là một sự gợi mở hữu ích cho một xu hướng tư duy nghiên cứu - với hy vọng sao cho mỗi con người đều lớn lên trong một thế giới quan gắn chặt với sự hài hòa của sự sống (Tản Viên), tính chuẩn mực, sự hợp lực để chuyển đổi (Gióng), sự giác ngộ về mục đích của cuộc sống (Đồng Tử) và cuối cùng là sự gắn kết của vạn vật giữa thiên nhiên, đời sống và xã hội (Mẫu). Đấy chính là ý nghĩa huyền diệu, đầy tính minh triết qua hình tượng được tôn thờ - tức mục đích hướng tới - của "Tứ bất tử". Với những câu chuyện này, từ trong tiềm thức ( khi mà nhận thức còn chưa đầy đủ), những đứa bé Việt Nam đã thấm nhuần những tư tưởng thật đúng đắn và tinh tế. Và vì thế mà phải chăng những người mang ấn tượng lớn lao về Thánh Gióng như tôi đã chọn Khoa học tự nhiên làm nghiệp, để dành Triết học cho đệ tử của Thánh Tản Viên, để dành Đạo học cho đệ tử của Thánh Chử Đồng Tử, và để dành Khoa học xã hội cho Thánh Mẫu? Những thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt, sẽ còn ngàn lần thán phục những thành tựu của nền văn hiến Việt, và đây chính là nền tảng cho một tương lai tươi sáng của dân tộc, tôi tin chắc là như vậy. Viết xong tại Hanoi. Giờ Sửu, ngày 10 tháng Một năm Quý Tỵ Nguyễn Thế Trung3 likes
-
Trong buổi họp thường niên của Câu Lạc Bộ Kinh Dịch Thăng Long, Thuộc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Văn Hóa Á Đông , Ngày 15/ 12 / 2013 Đã mời nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thuộc Trung tâm nghiên cứu Lỳ Học Đông Phương đến trình bầy và giải đáp phương pháp dự đoán tương lai của Việt Nam và Thế Giới Hình ảnh của buổi hội thảo :3 likes
-
2 likes
-
Cháu cảm ơn chú Thiên Sứ đã ưu ái biên tập và giới thiệu. Bài viết này là những suy đoán cá nhân chắc còn nhiều điều chưa chính xác mong quý vị góp ý để hoàn thiện. Trân trọng Thế Trung2 likes
-
Bánh dầy là cách viết đúng nhất. Cần phân biệt giữa "dầy dặn", "đầy đặn" "dầy dạn"; "mặt dầy" và "chiếc giày"(cái giầy, đôi giầy), Trong ngôn ngữ Việt Nam chưa thấy viết "mặt giầy" (hoặc "giày")?! Mà chỉ có "mặt dầy"! . Ngôn ngữ Việt Nam tuy có tính vùng miền, nhưng không quá đơn giản như mấy nhà ngôn ngữ học có bằng cấp cao liên quan đến chủ đề này. Nếu cứ theo mấy nhà ngôn ngữ học bằng cấp cao trong chủ để này thì nó thiếu tính hợp lý trong tính hệ thống. Thí dụ: "Mặt giầy" là để chỉ phía nào của "cái giầy"? Và phân biệt thế nào giữa "mặt giầy" của "cái giầy", "đôi giầy" và một cái "mặt dầy"? Phát âm có thể giống nhau trên thực tế - Cũng như thực tế phát âm có thể là: Hà Lội mùa lước lổi - Nhưng về qui ước - tính lý thuyết - thì khác hẳn để phân biệt giữa "dày" mỏng và "cái giầy". Vần "gi" phát âm khác "d". Bởi vậy.lói ra thì nại e mất nòng. Chứ cứ như mấy nhà ngôn ngữ lày thì thảo lào. Cứ lói tiếng lào ra tiếng ý. noạn cả nên.2 likes
-
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/eyelash.gif hì hì http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/eyelash.gif bác nghe đúng rồi đấy ạ. cháu nói thật đấy. bác hoàn toàn có thể thử =))) [được thế thì còn gì bằng] .. còn chuyện kia.. chuyện kia thì.. ông trời sinh ra con gái phải cho đặc quyền được chọn lựa 1 chút chứ ạ. hix :wacko: ..1 like
-
Làm thế nào để có thai và sanh trọn trong năm 2016 thì kết quả hầu như là con trai, việc mang thai trong thời gian nầy đều bình thường khi sanh thì không phải cần tới dao kéo [ ám ảnh hay lời đe dọa của bác sĩ, nhưng khẵng định sẽ không xảy ra]] có thế có việc gì đó vào bệnh viện chờ hơi lâu hay phải tới lui vài lần vì tính toan sai hay do sự thẩm định của bác sĩ khong chính xác.1 like
-
Cháu tên là : Vũ Thị Thùy Anh, Sinh ngày 13/10/1995 DL , Âm lịch 20/8 (nhuận)- vào lúc 21h15 Đây là lá số của cháu : http://www.lyhocdong...w=screen&size=2 Một số thông tin của cháu: - Cháu là con trưởng trong gia đình, bên dưới còn 1 em gái sn 2000 - Bố cháu sn 1963 và mẹ cháu sn 1962 đều làm ở nhà nước - Hiện h cháu đang theo học năm thứ 1 chuyên ngành công nghệ thông tin Cho cháu hỏi: - Về học hành? Liệu có thể xuất ngoại được ko ạ? - Gia đình? - Vận hạn năm tới của cháu? - Tình duyên? Cháu chân thành cảm ơn!1 like
-
Kết quả thi thế nào roài? Kén cá chọn canh lắm vào,đã thế lại còn mải chơi với....chó Hôm về VN alo đi cafe định giới thiệu cho cô 1 chú,nhưng bất thành vì cô kêu bận. Đáng đời con cáo già gian ác, hê hê1 like
-
Nhà anh chị nên chọn 20167 Đinh Dậu là tốt nhất nhé. Có thể chọn 2016 Bính THân nhưng con và mẹ địa chi trùng, không hay bằng 2017. Thân mến.1 like
-
PHẦN TIẾP THEO ( Về Tướng phụ nữ ) G _ CHÍN ĐIỀU XẤU CỦA PHỤ NỮ . 1_Quyền cao , mặt xấu : Hại chồng . 2_ Lộ hầu : Chiêu họa . 3_ Đầu xù , mặt bẩn . : Bần tiện. 4_ Đi như rắn bò : Bần tiện , lao khổ . 5_ Cặp chân mày giao nhau , áp mắt : Cùng khốn . 6_ Cạnh mũi có vết móc câu : Hại chồng . 7_ Mắt lộ bốn phía lòng trắng : Vụng , hung hãn . 8 _ Tiếng nói như đàn ông : Khắc sát phu . 9_ Tóc xoăn như ốc : Bần tiện , keo kiệt , khắc tử . Nếu người đàn ông nào lấy người đàn bà bị một trong 9 điều xấu đó tất nhiên sẽ gặp nguy khốn vì đó không phải là tướng “ Vượng phu ích tử “ . H_ CHÍN ĐIỀU TỐT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 1_ Đầu tròn trán sáng ,bằng phẳng . 2_ Xương nhỏ nhắn , da mịn màng ,thanh sạch . 3_ Môi hồng, bộ răng đều và trắng . 4_ Cặp lông mày dài ,mắt thanh tú . 5_ Ngón tay thon, bàn tay đầy đặn . 6_ Tiếng nói nhẹ ,âm thanh như suối chẩy êm . 7_ Bước đi ngay ngắn , khoan thai ,tự nhiên .Tư thế nằm ngồi nhàn hạ . 8_ Cừơi mà không lơi lả ,không hở lợi . 9_ Thần khí thanh hòa ,da thơm mịn màng . Khi quan sát người phụ nữ mà không có điều kiện đi sâu xem chi tiết, chỉ thoáng qua nếu họ có đủ 3 tiêu chuẩn “ 3 trắng , 3 đen , 3 đỏ .” ta cũng đã thấy người phụ nữ này có tương lai sáng sủa . Ba trắng là : Da trắng , răng trắng , bàn tay trắng . Ba đen là : Tóc đen, mắt đen , lông mày đen . Ba đỏ là : Môi đỏ , lưỡi đỏ , móng tay đỏ .( Nếu được thêm một đỏ nữa là gót chân đỏ _ Ta thường nói gót chân son _thì càng hay .) Trước khi tạm dừng để tới các chương sau đề cập tới CHỈ TAY và NỐT RUỒI , LỐC CỐC TỬ tôi có một mẩu chuyện ngắn muốn kể lại cho các quý độc giả , chuyện này ngày xưa Mẹ tôi thường kể cho anh em chúng tôi . Chuyện kể rằng : “ Có một ông Thầy Tướng rất nổi tiếng khắp vùng ,khách tới xem đông lắm ! Một hôm có một người bạn ở phương xa đến nói rằng “ Tôi không tin về xem tướng ! “.Ông Thầy Tướng hỏi lại :” Tại sao anh không tin ? “. Anh kia nói :” Theo thầy nói chỉ có những người có tướng tốt như da trắng, tai to mặt lớn,v .v . .thì mới giầu có , hạnh phúc , con cháu mới thành đạt. Thế tại sao ở vùng quê kia có một tay địa chủ dáng người thì thấp bé , mắt lại lé ,da lại đen . . .mà tại sao mấy chục năm nay càng ngày càng giầu có . Vợ lại đảm đang , con cái học hành lại thi đỗ cao . Vậy là ngược lại với lời thầy nói .” Ông Thầy không tin, nói :” Anh đưa tôi đi tận nơi xem nhé ! “. Anh kia vui vẻ nhận lời . Sau mấy giờ lặn lội , khoảng gần trưa , hai người đến một nơi đồng ruộng thẳng cánh cò bay , lúa chin vàng nặng trĩu bông , đang vào mùa gặt .Anh bạn chợt chỉ tay đến một khoảng cách hơi xa có mấy người đang lúi húi gặt lúa : “ Người địa chủ mà tôi nói kia kìa .” Hai người tiến lại gần . Sau hồi chào hỏi ,tay bắt mặt mừng , người địa chủ mời cả hai về nhà . Mới đi được một đoạn ngắn, chợt người tá điền đi cạnh chỉ tay ra phía xa trên đường đi tới và nói với người địa chủ : “Ông chủ ơi ! Ở đằng kia có mấy người đang gặt trộm lúa của đồng ta ! Để tôi đến bắt họ giải lên quan nhé ! “ Nhưng người địa chủ ngăn lại và nói : “ Không được , năm nay đói kém , mất mùa , dân đói khổ mà ruông nhà ta lại tốt , cứ để cho họ lấy một ít có sao đâu ! Nhà ta có mất một ít thì vẫn thừa ăn ,nhưng họ không có ít đó thì gia đình họ sẽ đói !”. Nói xong ,ông địa chủ quay lại nói với anh bạn và ông thầy : “ Chúng ta đi đường này tắt về nhà gần hơn ,đừng để họ thấy chúng ta .” Ngừoi tá điền thì hậm hực , còn ông Thầy Tướng cúi đầu ngẫm nghĩ . Đến nhà người địa chủ quả nhiên như anh bạn nói . Nhà cửa khang trang sạch sẽ . Vào đến sân , những tá điền đang làm việc đứng dậy lễ phép cúi chào rồi lại tiếp tục làm . Bước vào hiên nhà bà vợ có tướng phúc hậu đon đả chào hỏi .Ngay sau đó bốn người con đủ trai , gái từ trong buồng bước ra khoanh tay lễ phép cúi chào . Vào đến trong nhà , ông Thầy thấy ngay một bàn thờ đang nghi ngút khói hương . Trên cao sát tường là ba bức tranh thờ Đức Phật Tổ Như Lai , Đúc Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Thánh Mẫu Thiên Cung .Đặt trên bàn thờ là 5 bát nhang đang tỏa khói hương thơm ngào ngạt , tàn nhang lộc xoắn suýt . Ông thầy Tướng quay sang nói với người bạn : “ Bây giờ tôi đã hiểu ra nguyên nhân . “ Nguyên nhân đó là gì chăc các độc giả đọc đến đây đã hiểu lý do mà người địa chủ có TƯỚNG MẠO xấu mà lại thành công vẹn tròn .Đó là TÂM ĐỨC . Các cụ từ xưa đã dậy chúng ta ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ . Xin cám ơn các bạn đã bớt thời gian đọc câu chuyện này.1 like