-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/12/2013 in all areas
-
"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi? Thứ ba 25/09/2012 06:00 (GDVN) - TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan... Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường GS Nguyễn Hữu Đức: "Xếp hạng đại học là xu thế toàn cầu" Thực hư chuyện TS Lê Thẩm Dương bị "tố" đạo văn Việt Nam đã mấy lần đổi mới giáo dục? 63 % sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề? Trong văn học có những hiện tượng văn học sử trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn có thể tìm ra những thiếu sót để chỉnh sửa, bởi vì giáo dục là phải khoa học Chân - Thiện - Mỹ. Với tinh thần đó, Lưỡng quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang (Nguyên Giảng viên ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) đã chỉ ra rằng: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi. Từ trước tới nay, chúng ta đều quan niệm: "Bình Ngô đại cáo" là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam. Chân dung Nguyễn Trãi. HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC TS Đỗ Văn Khang cho rằng, đối với "Bình Ngô đại cáo" thì Nguyễn Trãi chỉ là người thảo văn bởi ông là thư ký bậc cao, Lê Lợi mới là người làm nên tác phẩm. Chắc chắn ngày xưa, Nguyễn Trãi mà tự coi mình là chủ nhân của Bình Ngô đại cáo thì sẽ mắc tội “khi quân”. Bởi vì ông là người luôn luôn tuân theo đạo lý: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”. TS Đỗ Văn Khang cho biết: Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy văn bản gốc của "Bình Ngô đại cáo". GS Nguyễn Huệ Chi cũng chỉ xác định bằng hai chữ "có lẽ" in lần đầu tại Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào năm Hồng Đức thứ 10, tức là năm 1479. Như thế về văn bản, khoảng 59 năm thất lạc từ sau vụ án Lệ Chi Viên đến tay Ngô Sĩ Liên đã không còn nguyên gốc. Trong tình trạng đó, theo TS Đỗ Văn Khang rất khó để đi theo văn bản học, nhưng có một cách khác là đi theo "Hệ hình tư tưởng phương Đông". Vì mỗi một thời đại thuộc Đông hay Tây đều có phạm trù chuẩn. TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan với câu trong bài thơ Nôm: Góc thành Nam lều một gian No nước uống thiếu cơm ăn. Nhưng ở trong “Bình Ngô đại cáo" mở đầu như sau: Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Hơn nữa, ý kiến cho rằng: “Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi cho phép thay mặt nhà vua công bố Bình Ngô đại cáo” là không có cơ sở. Nếu viết theo kiểu “cho phép” thì văn chương phải khác, Nguyễn Trãi không thể xưng “ta” tới mười lần trong Bình Ngô đại cáo, bởi chỉ một lần xưng “ta”, Nguyễn Trãi có thể đã bị mất đầu. Lại nữa, Lê Lợi không thể ưu ái Nguyễn Trãi mà cho phép Nguyễn Trãi làm vậy vì còn kỷ cương còn các quan trong triều, còn lễ giáo của đạo Khổng: Quân quân - Vua ra vua Thần thần - Bề tôi ra bề tôi Phụ phụ - Cha ra cha Tử tử- Con ra con Bề tôi mà xưng ra vua thì có mà thành “Đảo chính”. Xét về vị thế để công bố "Bình Ngô đại cáo" thì chỉ có Lê Lợi, vì đó là sự nghiệp, công lao, thành tựu của ngài. Về tài năng, Lê Lợi là một vị vua lập ra vương triều Lê hưng thịnh, ngài là người quyết đoán, không chỉ giỏi việc võ mà còn có tài văn chương. Ngài từng sai Nguyễn Trãi làm sách: “Nam Sơn thực lục” rồi tự làm Bài tựa ký tên là: "Lam Sơn Động Chủ". Khi làm thủy điện Hòa Bình trên vách đá Thác Bở thuộc xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình người ta đã phát hiện ra một bài thơ nổi tiếng của Lê Thái Tổ khắc vào năm Thuận Thiên thứ năm (1432). Gần đây khi làm thủy điện Sơn La, dân ta phát hiện thêm một bài thơ nữa của Lê Thái Tổ khắc trên vách đá núi cao thuộc xã Lê Lợi, huyện Xìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Tiếp đó là bài thơ: “Khắc vào đá để răn hậu thế Man tù ương ngạnh khó giáo hóa”. Ngoài ra, từ xa xưa trong Hoàng Việt thi tuyển (1788), Học giả Bùi Huy Bích chọn ba bài thơ của Lê Lợi vào truyển tập của ông. Như vậy một người có văn võ toàn tài, lại chủ động quyết đoán, không lẽ "Bình Ngô đại cáo" lại không có chữ nào của ngài trong đó. Vậy là "Bình Ngô đại cáo" xét một cách khoa học chỉ có thể là của Lê Lợi. Nhưng xét về quan hệ vua tôi giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi gắn bó và trình độ văn chương của Nguyễn Trãi có thể nói đạt đến mức độ điêu luyện thì "Bình Ngô đại cáo" phải ghi tên hai người: "Bình Ngô đại cáo" của Lê Lợi do Nguyễn Trãi thảo. Qua cuộc trao đổi này, TS Đỗ Văn Khang mong muốn các bậc hiền minh của nước nhà hãy xem xét để chỉnh sửa lại cho đúng sự thật, y như cuộc trao đổi nghiêm túc kéo dài nhiều năm để đi tới kết luận không dễ dàng rằng: Nam Quốc Sơn Hà không phải của Lý Thường Kiệt. TS Đỗ Văn Khang cho rằng có những hiện tượng sai tới hàng thế kỷ, cuối cùng trí tuệ Việt Nam cũng tìm cách xác định và mạnh dạn sửa chữa, cho dù có phải công phu nhưng sự thật vẫn là cái giá cao quý nhất và được những người chân chính ủng hộ. Về chủ nhân của "Bình Ngô đại cáo" chắc chắn cũng nằm trong quy luật đó. TS Đỗ Văn Khang nhận định, đề tác giả của "Bình Ngô đại cáo" như vậy là đã sai gần 6 thế kỷ qua. Và cái khó trong vấn đề sửa chữa này là bởi "Bình Ngô đại cáo" liên quan đến sự kiện năm 1980, UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều này đã khiến tên tuổi ông được nhiều học giả trên thế giới biết đến và hiểu sâu sắc hơn về nền văn hóa đồ sộ của Việt Nam. Thế nhưng, nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain đã từng nói: “Sự thật là điều đáng quý giá nhất mà chúng ta có được. Hãy tiết kiệm nó”. Vì vậy, không nên để hàng chục triệu học sinh suốt từ Nam chí Bắc, từ miền biển lẫn miền núi, từ thế hệ này đến thế hệ khác vẫn tiếp tục sai. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Đỗ Quyên Quyên ================== Xem hết cả bài này chẳng thấy có luận cứ nào vững chắc để xác định Bình Ngô Đại Cáo là của Lê Lợi cả. Ngay từ thời đầu Hậu Lê (Lê Lợi) các sử gia và dã sử đã thừa nhận Bình Ngô Đại cáo là của Nguyễn Trãi. Căn cứ vào đấy, người ta mới xác định Bình Ngô Đại cáo là của Nguyễn Trãi. Khi khởi nghĩa Lũng Nhai chưa có Nguyễn Trãi. Điều đó ai chẳng biết. Nhưng bài Bình Ngô Đại cáo đâu phải viết vào lúc Lê Lợi mới khởi nghĩa? "Quân trung từ mệnh tập" là những bài luận văn chính trị của Nguyễn Trãi và Ngài cũng thay vua viết thư, cáo...nhiều lần. Vậy cũng của Lê Lợi chăng?Vớ vẩn. Sao lịch sử Việt Nam bị xét lại nhiều thế nhỉ? Toàn là những giá trị căn bản và cốt lõi của văn hóa sử truyền thống? Đừng có thắc mắc về chất lượng học sử của học sinh và chất lượng học tập nói chung. Với kiến thức lịch sử và pha học của giáo sư tiến sĩ như thế này thì học sinh học có chất lượng mới là chuyện lạ.1 like
-
1 like
-
Dân Trung Quốc nổi giận vì không được nghỉ giao thừa 13/12/2013 03:05 Chính phủ Trung Quốc đã khiến nhiều người dân nổi giận sau khi công bố ngày nghỉ trong năm 2014 mà không bao gồm ngày giao thừa (nhằm ngày 30.1.2014). Tờ South China Morning Post dẫn khảo sát trên mạng Sina.com cho thấy gần 90% trong số hơn 50.000 người tham gia bỏ phiếu đã phản đối quyết định trên. Nhiều người chỉ trích chính quyền Bắc Kinh đã chối bỏ truyền thống. “Quan chức cứ việc cầm hộ chiếu đi nước ngoài nghỉ lễ Phục sinh và Noel. Ai màng đến một ngày lễ của Trung Quốc”, theo một cư dân mạng tại thành phố Vô Tích. Trong khi đó, một số chuyên gia lên tiếng bảo vệ quyết định trên của chính phủ với lập luận rằng hầu hết các công ty đều cho nhân viên nghỉ ngày cuối năm, nên không cần thiết phải kèm ngày này trong lịch nghỉ lễ thường niên. Thụy Miên ================ Trong một hoàn cảnh như hiện nay, chính phủ Trung Quốc lại phạm một sai lầm nữa.1 like
-
1 like
-
Cháu mua 2 quả Bầu khô, cắt núm có cuống khoảng 2cm, khoét ruột khô bên trong bỏ đi, làm nút Lie đậy lại, lấy Ruyband mầu đỏ thắt ở cổ quả Bầu ( Phần quả bầu thắt lại ). Sau đó treo 2 quả Bầu này ở đầu giường nơi cháu bé nằm. Cháu an tâm nếu làm đúng như bác dặn về nhà cửa. Nếu sinh mùa Xuân mà vào giờ này mới gọi là giờ Diêm Vương, cháu bé sinh 30- 10 Âm có thể Phạm giờ Tướng Quân. Phạm giờ trên có những hiện tượng như trên nhưng không đáng lo đâu.1 like
-
ĐỘNG ĐÌNH HỒ - CỘI NGUỒN CỦA TỘC VIỆT Trần Thị Vĩnh Tường Động Đình hồ Hồ Động Đình ở đâu? Ở miền Nam sông Dương Tử, hồ Động Đình họp thành bởi nhiều hồ lớn. Mỗi năm vào mùa lũ nước sông Dương Tử chảy vào hồ, làm tăng diện tích hồ từ 2.800 km² đến 20.000 km². Quân Sơn, một đảo nằm giữa hồ có 72 đỉnh núi, rộng 1 km nổi tiếng với các loại trà thơm, hoa lá quý hiếm tươi tốt quanh năm. Cảnh đẹp thần tiên, nhiều truyện tích rất u linh chích quái, liêu trai chí dị. Từ hàng ngàn năm, nhắc đến Tiêu Tương Hồ Nam, là nhắc đến tiên cảnh Động Đình Hồ, đến “Bát cảnh Tiêu Tương” của vùng Giang Nam. Từ miền Hoa Bắc sa mạc, người thuộc chủng Hoa Hạ ào ào lưng ngựa triền miên chinh phục hết miền đất này đến miền đất khác. Người Hoa Bắc nổi tiếng với nhiều lý thuyết gia, nhưng văn chương rất khô khan. Trái lại, miền Nam sông Dương Tử, nhất là miệt Động Đình sông nước mây khói mơ màng, nổi tiếng nhất với hai con sông Tiêu và Tương chảy vào lòng hồ, đã là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn, hội hoạ, âm nhạc… “Ai có về bên bến sông Tương/ Nhắn người duyên dáng tôi thương/ Bao ngày ôm mối tơ vương…” của nhạc sĩ Thông Đạt, hay Kiều của Nguyễn Du, “Sông Tương một giải nông sờ/ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia” cũng là sông Tương này. Chữ Tương, tiếng Hẹ (Hakka) phát âm là “siong”, tiếng Quảng Đông là “seong”, tiếng quan thoại là “xiāng”. Trong Chinh phụ ngâm, những vần thơ hết sức đẹp, cũng lấy cảnh sông nước Hồ Động Đình: Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng… Hồ Động Đình trong truyền thuyết Hồng Bàng Bản đồ vị trí Động Đình hồ Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải….” Nước Sở có từ bao giờ? Khi truyền thuyết xuất hiện trong Lĩnh Nam chích quái thế kỷ 14, tất cả những địa danh, nhân danh từ Đế Minh, Lộc Tục, Xích Quỷ… đến Hồ Tôn, Hồ Bắc, Hồ Nam, Động Đình Hồ… là tên thuần Hán. Tất cả nằm tại địa bàn nước Sở, tức khu vực Động Đình Hồ. Vương đầu tiên của người Việt là Kinh Dương Vương, có thể hiểu đó là “vương của châu Kinh và châu Dương”? Đất Kinh, mang tên loại cỏ Kinh mọc thành bụi cao, đa số dân thuộc chi Âu, đại diện là Âu Cơ, đọc theo phát âm Mường và Quảng Đông là Ngu Kơ, ưa sống miền núi rừng. Bây giờ, địa bàn của châu Kinh là tỉnh Hồ Bắc. Đất Dương có dân thuộc chi Lạc, đại diện là Lạc Long Quân, ưa sống miền biển. Địa bàn châu Dương gồm các tỉnh ven biển: Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, và Giang Tô. Cả hai đại chi Âu và Lạc, thuộc chủng Yueh/Việt. Mỗi đại chi lại có hàng trăm tiểu chi. Khoa nhân chủng học ngày nay gọi nhóm này là Austro-Asiatic = người châu Á phương Nam, khác với Mongoloid, người châu Á phương Bắc, chính là chủng Hoa Hạ. Theo chính sử Trung Hoa, Châu Thành Vương (1042-1021 TCN) phong cho Hùng Dịch tước tử ở nước Sở, còn gọi là nước Kinh, để cai trị và ngăn chặn quấy phá của dân “man di” Yueh/Việt ở địa phương. Đây là lần đầu tiên người Trung Hoa thiết lập chế độ phong kiến (phong đất cho thuộc hạ, họ hàng). Đây cũng là lần đầu tiên người Hoa Bắc chính thức chinh phục miền đất phía Nam sông Dương Tử. Trong 800 năm, từ đầu thế kỷ 11 TCN đến khi bị Tần Thuỷ Hoàng diệt năm 223 TCN, nhà họ Hùng đưa nước Sở từ một miền phên dậu thành một chư hầu hùng mạnh có lúc lấn cả thiên tử nhà Châu, và suýt trở thành “thủ lãnh đại ca” của Xuân Thu Ngũ Bá. Năm 740-689 TCN, khoảng đầu thời Xuân Thu, nhà Châu bắt đầu suy, nước Sở cường thịnh dù vẫn bị người Hoa Hạ chế diễu “Vua Sở như con khỉ biết đội mũ”. Lãnh tụ của Sở là Hùng Thông tự ý xưng Vương, tức Sở Vũ Vương. Từ đó trở đi, tiếp theo hàng chục đời, lãnh tụ nước Sở bao giờ cũng có họ Hùng và tước Vương. Hùng Dịch, Hùng Thông, Hùng Sì, Hùng Cừ… chữ Hùng 雄 viết y hệt như trong “Hùng Vương” của Việt Nam. Sau khi diệt các nước Việt nho nhỏ chung quanh, năm 333 TCN nước Sở thôn tính thêm hai nước Việt rất lớn cũng thuộc chi Lạc ở ven biển: nước Ngô Việt (Câu Tiễn) và U Việt (Phù Sai). Tuy rất văn minh, đã đúc thuyền đồng, trống đồng, luyện thép (như hai nhà luyện kiếm nổi tiếng là Mạc Tà và Can Tương), nhưng chỉ lo đánh đấm và trả thù nhau nên bị Sở diệt. “Quốc tịch” dân Sở Đại thần/thuộc hạ của Châu Thành Vương đều là người chủng Hoa Hạ. Hai người Sở nổi tiếng, thi sĩ Khuất Nguyên, tác giả Ly Tao, và Hạng Võ, mà người Việt giới bình dân đều rành nhờ… tuồng cải lương Hồ Quảng Hạng Võ biệt Ngu Cơ – “Tấm thân lấp biển vá trời/ Thanh gươm yên ngựa một đời dọc ngang”. Tây Sở Bá Vương Hạng Võ người chủng Hoa Hạ, Ngu Cơ chủng Việt, chi Âu. Không riêng gì Sở, dân “man di” miệt Nam Dương Tử đa số là Yueh/Việt. Nên khi hai nước Trịnh, nước Vệ có chiến tranh, quân dân hai bên leo lên mặt thành nói chuyện thả dàn, không cần thông dịch viên toà án. Sử không thèm ghi xem bọn dân đen nói chuyện chi. Mời nhau ăn một miếng trầu, rủ rê xuống ruộng dâu [1] , đánh trống đồng hay hát bài “Việt nhân ca” [2] . Chi tiết trên chứng tỏ đánh nhau là chuyện của lãnh chúa Hoa Hạ, còn dân Việt tỉnh bơ ví dầu nói chuyện trời trăng. Điều này rất quan trọng nhưng độc giả lướt qua vù vù như cưỡi máy bay, yên chí mình đang đọc truyện về dân Tàu. In hệt hồi Tần Thuỷ Hoàng sai Triệu Đà, người Hoa thứ thiệt, đi “bình định” vùng Lĩnh Nam. Khi nhà Tần yếu, Triệu Đà xưng làm vua Nam Việt, nhưng dân vẫn cứ là giống Việt “man di”. Tiếng nước Sở ngày nay đã bị Hoa hóa nhưng giọng nói của dân Hồ Bắc, Hồ Nam vẫn còn giữ thổ âm của tiếng Sở ngày xưa. Người Hoa gọi đó là giọng Hồ Quảng (nơi phát xuất… cải lương Hồ Quảng). Hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây gọi là tỉnh Việt. Tiếng Quảng Đông còn gọi là Việt ngữ. Kịch nghệ ở Quảng Đông và Hương Cảng gọi là Việt kịch. Thức ăn của Quảng Đông là Việt thái (tsai). Xin để ý: dân tộc Việt Nam là một thành phần trong khối Yueh/Việt. Nhưng không bao iờ là toàn khối chủng Yueh/Việt cả. Vì vậy những thành tích/khám phá có dính líu đến “người Việt” về phương diện nhân chủng/khảo cổ/văn hoá/… đào bới được ở khắp vùng châu Á không luôn luôn có nghĩa thuộc về người Việt Nam ở Việt Nam. Ngay cả nền văn hoá Hoà Bình thuộc thời đồ đá mới tuy tìm thấy ở tỉnh Hoà Bình, nhưng giới khoa học rất thận trọng, họ không coi nền văn hoá này là của người Việt Nam vì thời đó chưa có nước Việt Nam và người Việt Nam. Ai à chủ nhân thực sự của văn hóa Hoà Bình, vẫn là một câu hỏi. Chiến tranh Sử Tà không ghi chép đời sống của dân bản địa. Bộ Đông Châu liệt quốc toàn tả lãnh tụ xưng hùng xưng bá. Chỉ biết từ đời Xuân Thu Chiến Quốc 722 TCN đến khi Sở bị Tần diệt năm 223TCN là một thời kỳ hỗn loạn. Dân ở phía Nam sông Dương Tử chịu cảnh binh đao, tàn sát, cướp bóc… hông biết bao nhiêu mà kể. Chính biến, đảo chánh, giành ngôi, phế lập, âm mưu, cướp bóc, lãnh chúa… iên giới các “nước” thay đổi. Có nước bị giải thể. Hàng ngàn nước bị chia cắt, sát nhập lúc vào nước này, lúc vào nước kia. Khi Tần Thuỷ Hoàng, “gồm thâu lục quốc” (Hàn, Nguỵ, Sở, Triệu, Tề, Yên) một cuộc chiến khủng khiếp kéo dài 9 năm biến giải đất mênh mông từ trung nguyên [3] xuống nam Dương tử thành một lò sát sinh khổng lồ. Gia đình lãnh chúa bị tận diệt đã đành, dân chúng lớp bị giết hàng khối, lớp chạy tan tác trước sức đồng hoá của chủng Hoa Hạ, của chiến tranh, hạn hán, mất mùa... Miền đất chưa bị vó ngựa chủng Hoa rớ tới, chính là vùng mênh mông phía Nam và Tây nước Sở. Bây giờ là vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu, đồng bằng sông Hồng… Lúc đó chưa miền nào có tên như bây giờ. Muốn đi tới miền này phải vượt qua dãy Đại Ngũ Lĩnh hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, hoàn toàn không hợp với người Hoa Hạ chỉ quen chinh chiến và sống vùng sa mạc. Trong Đường về Trùng Khánh, dù đã là năm 1942, tác giả Hàn Tố Âm (Han Suyin) vẫn tả Quế Châu như một vùng rừng núi hoang vu gần như không có ai tới, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, chỉ có một số người miền núi sinh sống. Thật ra trong quá khứ ngàn năm trước, miền này đã đón nhận hoặc là miền chuyển tiếp rất nhiều đợt chạy loạn. Bộ mặt của lịch sử Trung Hoa, không phải chỉ ngon lành nào Hồng lâu mộng, nào Tây du ký, tứ đại giai nhân, thi thánh thi bá… Bộ Đông Châu liệt quốc ghi lại 400 năm loạn lạc, cho thấy mạng dân đen (Hoa cũng như Việt) như bèo: Tề Hiếu Công chôn sống hơn hai trăm nội thị và cung nhân trong mồ của cha mình. Mồ của Tần Mục Công táng theo 177 người. Ngô vương Hạp Lư đánh bẫy hơn một vạn nam nữ để tuẫn táng cho con gái. Không hiếm những người tỉnh táo, lệnh doãn Tôn Thúc Ngao di chúc “Dân nước Sở ta khổ vì việc chiến tranh đã lâu, chúa công nên nghĩ lại mà khiến cho dân được an nghỉ”. Nếu chúa công nghe lời can gián, nước Sở chắc không bị Tần diệt, và bộ mặt địa lý/chính trị của nước Trung Hoa có thể đã khác. Chiến tranh/nạn đói thời An Lộc Sơn cũng được ghi lại trong 1.500 bài thơ của Đỗ Phủ, nổi tiếng thi hào mà không cần chạy theo chéo áo giai nhân [4] . An Lộc Sơn đánh vào Trường An, Đường Huyền Tông chạy trốn, Dương Quí Phi thắt cổ. Trong 8 năm, dân số nhà Đường, kiểm kê năm 754 từ 52.8 triệu người chỉ còn 16.9 triệu. Lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng cần tới 70 ngàn người xây cất, con số chôn sống không rõ. Nhà văn Hàn Tố Âm, dù gia đình khá giả ở Bắc Kinh (cha người Bỉ, mẹ người Hoa) cũng nhắc lại điều khủng khiếp ám ảnh bất cứ đứa trẻ Trung Hoa nào: chiến tranh và thiên tai “ba năm liền không có một giọt mưa”. Dân chết đủ kiểu. Kể cả chết đói. Vỏ cây cũng không còn. Ai còn đi được, đều cố đứng dậy hay lết bằng đầu gối. Dân Sở thuộc chủng gì? Dù Kinh Dương Vương là một người thật, hay chỉ là một biểu tượng trong truyền thuyết Hồng Bàng, cũng đều là một pha trộn hai giòng máu Âu và Lạc. [5] Đây là mật mã cốt lõi của truyền thuyết: · Hai chi Âu-Lạc sống chung ở vùng Động Đình Hồ, · Cùng dắt díu nhau di tản, và đoạn cuối · Buồn hơn bất cứ chuyện tình nào: Âu-Lạc phân ly. Thế kỷ 14, tác giả Lĩnh Nam chích quái ghi tất cả biến cố bi tráng trên vào mươi hàng đặt tên “Truyền thuyết Hồng Bàng”. Thời bây giờ, không chắc có cây bút nào có thể viết ngắn/nhiều ý nghĩa đến vậy. Độc giả có thể kiểm chứng bằng nghiên cứu hay đọc những nghiên cứu ngôn ngữ và lịch sử, thì thấy từng chi tiết của truyền thuyết vẫn còn in dấu trên tình trạng đa sắc tộc và sự hoà huyết, hỗn hợp ngôn ngữ của cư dân có mặt trên mảnh đất Việt Nam. Lịch sử dựng nước của các quốc gia châu Á: Đài Loan, Phi Luật Tân, Nhật, Triều Tiên, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam,… đều có những điểm giông giống nhau: hỗn loạn, chia cắt, đánh chiếm, tận diệt, lấn đất, di cư, hoà huyết… “Nước” Xích Quỷ biến đi đâu? Không biến đi đâu hết. Ở đâu còn nguyên đó. Đất cũ người cũ. Thêm người mới khoác áo văn hoá mới. Nhìn trên bản đồ, bờ cõi nước Xích Quỷ hầu như phân nửa bờ phía Nam sông Dương Tử: Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 cây số vuông. Diện tích Việt Nam bây giờ là 331,688 cây số vuông. Tại sao thình lình không gian của Lạc Long Quân tức Hùng Vương thứ nhất rộng lớn đến thế, đời Hùng Vương thứ 18 khi bị Thục Phán diệt, chỉ còn lại đồng bằng sông Hồng? Di cư Như trên đã nói, một cuộc di tản rất lớn xảy ra, kéo dài hàng mấy trăm năm, trước/sau khi nước Sở bị diệt vong. Đám chi Âu, chi Lạc chạy khỏi địa bàn nước Sở. Khi đi, mang theo tất cả những truyền thuyết tổ tiên đến địa bàn mới. Ngay như tên người Việt bây giờ vẫn tự gọi: người Kinh - để phân biệt với người Thượng - có thể tên châu Kinh đất cũ còn trong ký ức. Có lẽ nên hiểu truyền thuyết Hồng Bàng là cổ sử của chủng Yueh/Việt, hơn là cổ sử riêng của Việt Nam. Biên cương rộng lớn của Xích Quỷ hé mở đôi điều, nếu hiểu theo quan sát và quan niệm của tác giả truyền thuyết Hồng Bàng về thời lưu cư ở Động Đình Hồ: 1. Chủng Việt, khác với chủng Hoa Hạ 2. Hễ đồng chủng, là cùng một “nước” 3. Có rất nhiều bộ tộc Việt sống xen kẽ trên cùng địa bàn Xích Quỷ 4. Vì xen kẽ, nên mượn qua mượn lại truyền thuyết/cổ tích của nhau 5. Người/tiếng Việt đi tới đâu, biên giới Xích Quỷ đi đến đó 6. Người Trung Hoa bây giờ cũng là một pha trộn = Hoa Hạ + Việt, cả DNA và tiếng nói. 7. Lãnh tụ đầu tiên Lạc Long Quân hoàn toàn thuộc chủng Việt, mang hai giòng máu Âu và Lạc, không lai một chút Hoa Hạ nào hết. Có “nước” Xích Quỷ không? Không. Bởi vì: · Xích Quỷ: chỉ là địa bàn lớn chứa chủng Việt, gồm hàng trăm (hay ngàn) bộ lạc/thị tộc, tình trạng “văn minh” tuỳ vùng. · Nước Sở: nhỏ hơn, chứa các nhóm Âu-Lạc. · Đồng bằng sông Hồng: nhỏ hơn nữa, là một trong những nơi dừng chân cuối cùng của của đám Âu/Lạc di tản. Nơi đó cũng đã có người ở từ trước. Nước Thái Lan, nước Lào, chi Âu, tình cảnh rất giống Việt Nam. Thái chỉ mới thành lập quốc gia từ thế kỷ 13. Lào lập nước trễ hơn Thái chừng nửa thế kỷ. Cả hai chạy ngược chạy xuôi tìm đất và choảng nhau với dân bản địa. Có những bộ tộc rất oai hùng, nhưng lại không thành lập nổi một quốc gia, ví dụ sắc tộc Karen, sắc tộc H’Mong, và hàng ngàn bộ tộc hiện diện trên đất Trung Hoa, bị Hán hoá hoặc có danh nghĩa “khu tự trị”, nhưng mức độ độc lập luôn là câu hỏi. “Con Rồng cháu Tiên” Xin thú thật, là một học trò yêu môn lịch sử, nghe “con rồng cháu tiên, dân Việt mình… siêu hơn dân tộc khác” rất êm tai. Nhưng hôm nay ôn lại những trang sử, bàng hoàng nhận ra một bài học khác: nước Việt sinh ra trong ly loạn, những đoàn người đầu tiên đã cố gắng phi thường mới hội được nước Việt như ngày nay. Cảm xúc trước sự huyền bí của lịch sử là một cảm xúc đẹp. Tuy vậy, kiểu hãnh diện mơ màng “con Rồng cháu Tiên” nhưng không biết rằng nước Việt được tạo dựng trong điêu linh, có thể làm biến dạng suy tư của người Việt: làm đứt đoạn, xa rời hẳn với quá khứ. Nếu có đôi điều đặc biệt đáng hãnh diện, đó là trong số hậu duệ của chủng Việt, không có quốc gia nào nắm níu tên “Việt” ngoại trừ dân tộc Việt Nam; và sau gần 3000 năm thăng trầm, sức sống bền bỉ, chấp nhận hoà huyết, sáng tạo tiếng nói, dũng mãnh chống ngoại xâm, mềm dẻo giữ độc lập… mỗi ngày là mỗi cố gắng gượng dậy từ những tang thương dù không hề biết cuối con đường cay đắng hay vinh quang: đó mới là kho báu đích thực và bài học vô cùng quí giá tổ tiên để lại. Phật Đản 2007, California © 2007 talawas [1]Câu 507, Kiều trả lời Kim Trọng khi chàng Kim eo sèo đòi “sex”: Ra tuồng trên Bộc trong dâu,Thì con người ấy ai cầu làm chi! Sông Bộc: nơi trai gái chủng Việt chiều chiều rủ nhau xuống bãi dâu tình tự nên có thành ngữ “Trên Bộc trong dâu”, Nguyễn Du tiên sinh viết theo quan niệm nhà Nho hồi đó, tức cấm đoán nhiều thứ lủng củng. [2]Nhiều thông tin khác nhau về bài “Việt nhân ca”: - Dân ca của người Choang - Bài hát của dân Việt thời Ngô Việt giao tranh. Vương tử Sở là Ngạc Quân Tử Tích thích bài hát nên nhờ chuyển thành Sở từ. Cũng là bài hát trong phim Dạ yến/The Banquet với Chương Tử Di. [3]Miền đất giữa Hoàng Hà và Dương Tử. [4]Đỗ Phủ: tất cả thơ của ông tả cảnh chiến tranh thời An Lộc sơn. Ví dụ: Bài “Vô gia biệt” (Cuộc ly biệt của kẻ không nhà), ông ước "Có ngôi nhà lớn muôn gian để che chở cho kẻ nghèo khắp thiên hạ. Bao giờ nhà lớn sừng sững hiện ra, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được". Ông bôn ba khắp nơi dâng kế cứu dân cứu nước. Không ngờ về đến nhà mới hay con trai đã chết đói. [5]Nguyên Nguyên, “Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương”. Lãnh thổ nước Văn Lang thời các vua Hùng rất khó khăn cho chúng ta giải quyết qua dữ liệu lịch sử, văn hóa, chính trị... khảo cổ, tôn giáo... ở tầm ức toàn cầu. Tuy nhiên, nên chú ý: CC: các nhà nghiên cứu sử Việt. Biên giới Văn Lang bao gồm toàn bộ Đông Nam Á tiếp giáp Ấn Độ và tòan bộ khu vực phía Nam sông Dương Tử, đặc biệt gồm cả Tây Tạng ngày nay. Đây là mốc tra cứu lịch sử.1 like
-
bác đang gãi đầu tìm cách nào để nói cho cháu hiểu rằng, tử vi không có sự lựa chọn khi vận hạn đến thì mình sẽ nhận được những gì sẽ xảy ra,còn so đôi hay chọn tuổi hợp là 1 vấn đề khác ,thí dụ như nếu cháu nhờ các chú bác bên kia xem tuổi con để hợp với cha mẹ nhưng vào năm đó có trùng với hạn tử vi của cháu để có sanh con đúng vào năm tuổi mình chọn hay không ?1 like
-
Năm tốt nhất chính là 2019 Kỷ Hợi, năm đó thì người mẹ 37t, sinh tốt. Các năm trước đó không có năm nào đâu. Nếu sinh 2016, 2017 thì cũng như bé 2008, mạng khắc mẹ là không nên. Thân mến.1 like
-
Số nầy thì không thể xác định nghề nào để định hướng , có nên chuyên về kỹ nghệ hay kinh doanh dùng để chỉ cho số nầy [ người ta có câu phàm nhân bá nghệ trần thân]1 like
-
Tiếng Việt
PHUCTIEN liked a post in a topic by Lãn Miên
WTO đọc như thế nào ? Câu viết tắt WTO đọc theo phát âm từng chữ cái Quốc ngữ. Nhưng do trong tiếng Việt không có chữ cái W nên không biết phát âm chữ cái ấy như thế nào. Dù đã có Viện Ngôn ngữ chuyên hoạt động nghiên cứu để chỉ đạo cách đọc cách viết tiếng Việt, nhưng các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước vẫn đọc chữ W không thống nhất, lúc thì đọc là « đúp bờ lờ Vê », lúc thì đọc là « Vê đúp », lúc thì đọc là « Vê kép ». Rõ ràng chữ W dù không có trong bảng Anphabet chữ cái Quốc ngữ, nhưng nó là hai con chữ V viết kèm ép vào nhau. Và vì lướt « Kèm Ép »=Kép, nên danh của chữ là « Vê Kép » là đúng nhất. Nhưng đã là danh thì khi đọc lên phải là một tiếng, vì vậy cái tên Vê Kép phải lướt sao cho chỉ còn đọc là một tiếng. Tương tự, như hình Vuông có bốn cạnh, mỗi cạnh gọi là một Ven (Ven=Bẹn=Bên=Biên). Hai Ven nếu theo phép cộng thì là Ven + Ven = Vèn, dầu thanh điệu đã biến theo phép cộng nhị phân là 0 + 0 = 1. Hai Ven nều theo phép nhân thì cũng cho đáp số là Vèn như vậy, vì lướt lủn « Ven nhân hai Lần »= Vèn. Bốn Ven thì bằng hai Vèn nên toàn bộ hình Vuông còn được gọi là « Vèn Vèn »= Vẹn, 1+ 1 = 0. Hình Tròn thì không có cạnh mà là có chu vi, nói lên cái chu vi ấy bằng cách là nhấn mạnh từ lặp Tròn Tròn rồi lướt từ lặp « Tròn Tròn »= Trọn, 1+1 = 0. Do vậy Tròn Vuông (ý nói Trời Đất hay cả thế giới) còn được nói bằng từ nhấn mạnh là Trọn Vẹn (từ Trọn Vẹn là nền của từ Hoàn Toàn, xem bài « Từ Trọn Vẹn đến Hoàn Toàn »). Nhưng Tròn và Vuông (đại diện cho Trời và Đất) vốn được sinh ra từ 1 ( là cái tố Dương ban đầu) nên cả hai đều có một danh chung là Viên khi vũ trụ đang còn Vón chữ chưa nở ra (cũng giống như Viên cát, Viên đất, Viên đá, Viên sỏi, Viên thuốc) : Trời=Tròn=Hòn=Vón=Viên ; Vuông=Vẹn=Vón=Viên. Do vậy nho mới viết chữ Viên 圆( « Vo vón Liền »=Viên) để chỉ cái hình Tròn, như viên bi ; và đồng thời viết chữ Viên 园 để chỉ cái Vườn (đại diện đất hay hòn đất). Vườn=Wờn (tiếng Chợ Lớn đọc chữ Hoàn 丸là viên thuốc)=Hườn=Hoàn=Toàn. Vườn=Viên=Vuông=Khuông=Khuôn, nên có từ đôi Khuôn Viên chỉ cái Vườn hay cái Sân. Sân phơi thóc có bờ Viền cao để thóc phơi khỏi bị gà bới văng ra ngoài, vòng Viền ấy là chu vi của sân, gọi lướt là « Viền Viền »=Viện 院, 1+1=0. Chữ nho Viện 院 này Hán ngữ mượn để chỉ cái sân. Rồi thì có từ Viện nghiên cứu, thực tế cũng chỉ là một cái Sân chơi của những người cùng nghiên cứu chung. Do vậy chữ W ( danh là Vê Kép) sẽ lướt như thế nào ? W gồm hai Vê, nên « Vê Vê »= Vế, 0+0=1. Đúng là nó có hai Vế, cho nên đọc nó là một « Vế nhân hai Lần »= Về (do lướt lủn). Chính xác, đọc chữ cái W là Về (tốc ký thì viết tắt chữ « Về » là « w » cũng rất nhanh). Câu viết tắt WTO chỉ cần đọc gọn ghẽ là « Về Tê Ô », rất đúng logic, vì Về chính là World, là thế giới, mà thế giới chính là Quê của loài người. Thiên niên kỷ này dù có phải đi công tác vũ trụ ( « Vỏ Ủ »= Vũ 宇, « Trời Ủ »= Trụ 宙; Vỏ=Váy=Vải=Mái=Miên 宀) lên vũ trụ vài ngày hay vài tháng rồi vẫn phải về trái đất, tức « Quay Về »= Quê. Quê ấy là nơi ta Về Luôn ( « Lâu và thường Xuyên »= Luôn). Tiếng Việt đã lướt cái từ « Về Luôn » = =World, là từ tiếng Anh chỉ thế giới, là nơi Về của loài người.1 like -
Đại vận là 1 hội vận 10 năm mà từ chuyên môn trong tử vi gọi là thập niên đại vận ,trong 10 năm đó không có nghĩa là hoàn tốt hết hay hoàn toàn xấu hết, trong 1 đại vận tốt thì cũng có vài năm xấu hay trong đại vận xấu thì cũng có vài năm tốt chứa trong đại vận đó, nhưng để so sánh cái tốt trong 1 đại vận xấu và cái xấu trong 1 đại vận tốt thì chỉ để so sánh trong đại vận đó mà thôi, cũng như đại vận của bạn từ 35t >44t là 1 thập niên đại vận tốt nhất trong đời nhưng gần cuối vận cũng có vài 3 năm không được như ý hay được coi là xấu.Bắt đầu trong đại vận từ 45t.54t là bắt đầu của 1 đại vận không được may mắn so với đại vận vừa qua, ban sẽ gặp nhiều thị phi kiện cáo vất vã về công việc làm không ổn định hay bị thay đổi lên xuống tài lộc cũng kém nhiều .1 like
-
ĐIẾU VÕ ĐẠI TƯỚNG QUÂN Hỡi ôi! 1. Nước chảy xuôidòng trăm sông ra biển, ai chẳng hay quy luật của hư vô Rũ sạch bụi trần về cõi thiên thu, ai chẳngbiết chuyện trăm năm nhân thế. 2. Sao núi sông vẫntrào tuôn suối lệ, sao biển trời quằn quại những cuồng phong Đại tướng quân của Dân tộc Nhân dân, vừanhẹ bước về với miền tĩnh lặng. Nhớ Tướng Quân xưa! 3. Ba chục nămcầm quân giết giặc, ánh hào quang chói lọi những kỳ công Hơn thế kỉ theo bước cha ông, đức độ lớnthấm sâu lòng dân nước. 4. Còn đâu đây NàNgần Phay Khắt, chiến công đầu báo hiệu cuộc trường chinh Còn đâu đây bóng dáng anh linh, những chínhân hóa thân thành chiến sĩ. 5. Gót chân trầnđặt trên nền đất mẹ, chẳng nơi nào không phải đất quê ta Chẳng nơi đâu được gọi chiến trường xa, bởiĐồng Bào là gia đình thân thuộc. 6. Khi con ngườihóa thân vào đất nước, sức mạnh nào lay chuyển được núi sông Và một khi đất nước hóa nhân tâm, kẻ thùnào diệt được hồn dân tộc. 7. Điện Êlize haytòa Bạch ốc, cậy uy phong những cường quốc văn minh Dù tập trung trăm vạn lính viễn chinh, tớinơi đây đừng mong tìm chiến thắng. 8. Kẻ tham cuồngluôn nhận về cay đắng, voi Bà Trưng xéo nát vọng bá quyền Đất Lạc Hồng muôn thủa vẫn linh thiêng, trẻlên ba vươn mình thành tráng sĩ. 9. Vó ngựa NguyênMông tung hoành Á Âu vạn lí, ba lần sang ba bận chuốc bại vong Thấy đã baophen, hùng binh danh tướng oai phong, lớp chôn thây, lớp đầu hàng nhục nhã. 10. Để muôn năm Việt Nam yên ả, cánh cò bay nghiêngtrắng những trang thơ Để muôn năm khúc hát tự do, theo cánh diềuchiều hôm soi bóng nước. 11. Bốn ngàn năm con sau cha trước, chuộng hòa bìnhnhưng chẳng sợ chiến chinh Dù chẳng quen cung ngựa đao binh, dù lịchsử phải viết lên bằng máu. 12. ĐẠO LÀM TƯỚNG Việt Nam là thế đó, vững niềm tin ở dântộc nhân dân Dù kẻ thù có hung bạo bất nhân, cuốn từđiển chiến trường không chữ “sợ”. 13. Từng khôn lớn giữa hai bờ lịch sử, không mấy khinguội tắt lửa chiến tranh Nào cần chi trường lớp dạy dùng binh, tàithao lược có cha ông truyền thụ. 14. Bước quân hành toàn dân thành đội ngũ, người dẫn đầuAnh Cả-Đại Tướng Quân Đạp chông gai vượt hết mọi khó khăn, trangsử vàng sáng ngời tên Đất nước. Bởi thế nên 15. Năm bốn bẩy (47) từ chiến khu Việt Bắc, nước sông Lôxô xác giặc về xuôi Rồi thu đông một chín năm mươi (1950), miềnbiên giới khai thông trong chiến dịch. 16. Vây Đông Khê, phục quân tiêu diệt viện, chẳng khácnào Nguyễn Trãi đánh giặc Minh Mở chiến trường ra Tây Bắc,Hòa Bình…phá kếhoạch Nava dồn binh lực. 17. Giặc cuống cuồng đổi thay chiến thuật, dựng pháo đàithách thức Việt Minh Đất Điện Biên, thung lũng Mường Thanh,thành chiến địa diệt lũ quân cuồng vọng. 18. Ngàn thước lên dốc cao thăm thẳm, kéo pháo vào rừngvang tiếng “ hò dô” “ Đèo Lũng Lô chị gánh anh thồ” dân cả nướcrùng rùng ra trận. 19. Đường chiến hào như sợi dây thòng lọng, thít chặtdần cổ họng lũ xâm lăng Từ Bản Kéo, Độc Lập, Him Lam, thay chiếnthuật ta bảo toàn quân lực. 20. Tránh phi pháo, áp sát vào quân địch, khiến Boongkethành địa ngục trần gian Khắp Điện Biên nghe tiếng giặc kêu than,“Mưu phạt tâm công” cha ông xưa đã dạy. 21. Thảm hại thay cho đám tàn quân ấy, phong cho nhautướng tá để … đầu hàng Lũ tù binh còn chưa hết bàng hoàng, cúi đầuxin một nắm cơm nhân đạo. 22. Lá quân kỳ như một lời tuyên cáo: Quân viễn chinhđại bại tại Việt Nam Vẫn còn bay trên khắp nẻo nhân gian, dẫnmuôn người dành Tự do - Độc lập. 23. Và Nam Mỹ, Phi Châu hô vang vang GIÁP GIÁP như lệnhtruyền xung trận đuổi thực dân Và Người thày dạy sử trường Thăng Long,thành vĩ nhân khi tự mình viết nên lịch sử. 24. Nhưng cùng lúc nước Pháp treo cờ rủ, rút quân về kếtthúc mộng chiến chinh Cũng là khi Người Mỹ muốn tung hoành, nhảyvào cuộc với âm mưu bá đạo. 25. Những tưởng rằng, máy bay trọng pháo, sẽ đập tan sứcmạnh của quân ta Những tưởng rằng, mật ngọt đô la, sẽ vĩnh hằng mua được hồn dân Việt. 26. Cuộc trường chinh lại đi vào chặng tiếp, gian khổhơn, tổn thất cũng nhiều hơn Những người mẹ gạt nước mắt tiễn con, nhữngngười vợ lại nhiều đêm không ngủ. 27. Để điệp điệp trùng trùng đội ngũ, bàn chân mềm đạpnát đá Trường Sơn Để đời đời kiếp kiếp cháu con, ngẩng caođầu thở gió khơi Đông Hải. 28. Chiến trường lớn bản hùng ca còn mãi, gì quý hơn Độclập – Tự do Biến đau thương thành ngọn lửa căm thù, thiêucháy hết loài xâm lăng hung bạo. 29. Từ những ngày những đêm chan hòa máu, máy chém lê,tố cộng, giết dân ta Khắp miền Nam hát khúc Tiến quân ca, sóngĐồng khởi nhấn chìm bầy hổ đói. 30. Từ Bến Tre ra khắp miền biên giới, tan tác rồi Ấpchiến lược dồn dân Đất muôn nơi rầm rập những bàn chân, quântóc dài lên đường đi tranh đấu. 31. Bầu vú mẹ lấp chặn nòng trọng pháo, áo dài em quệtđổ mũi lưỡi lê Lòng dân Nam dẫn một lối đi về, đường giảiphóng khai thông muôn cửa khẩu. 32. Và từ ấy những hùng binh muôn đạo, đã dấy lên nhưsóng nước biển Đông Và sử vàng lại lừng lẫy chiến công, bướcquân hành chuyển rung Lầu Năm Góc. 33. Cả dân tộc một niềm tin son sắt: Độc lập – Tự do –Thống nhất vẹn non sông Khắp bốn phương suốt Nam Bắc Tây Đông, chủnghĩa anh hùng lại khơi nguồn sức mạnh. 34. Những Bầu Bàng, Đắc Tô, Tân Cảnh, những Nam Lào,Đường Chín, Khe Sanh Những Đông Hà, Cam Lộ, Gio Linh, nhữngPhước Long, Bình Long, Thượng Đức. 35. Tổng tiến công Mậu Thân sôi sục, địch kinh hồn phảitìm đến hội đàm Ngọn cờ bay phơi phới khắp Miền Nam, ta mở hộidiệt thù muôn trận thắng. 36. Phải nếm trải bao nhiêu cay đắng, Mỹ đổ quân ào ạtxuống Miền Nam Lại gọi thêm đủ thứ bầy đàn, lính đánh thuêkhắp nơi sang hỗ trợ. 37. Thay tướng điều quân hung hăng càn rỡ, tưởng nuốttươi, ăn sống quân ta Nhưng “Bình Định” chỉ nhanh chóng ra ma, “Phượnghoàng bay” cũng gãy luôn đôi cánh. 38. Một triệu ngụy quân bị căng ra đánh, quân viễn chinhtriệu ba đứa sa lầy Tiếng kêu than vang dội cả trời Tây, dânnước Mỹ giương lên cờ phản chiến. 39. Lũ diều hâu muốn đánh cho tới bến, cũng không yênkhi mất lượng hậu cần Muốn xua quân đánh phá cũng không xong,muốn rút về cũng lại càng không được. 40. Rối mù tinh như gà mắc tóc, không sao ngăn máu đổtại Việt Nam Từ những khi “Mỹ hóa” cuộc chiến tranh, chođến lúc thay màu trên xác chết. 41. Để tránh thoát khỏi cơn hủy diệt, chỉ cuốn cờ về nướcmới yên thân Nhưng nuốt sao nỗi nhục ngàn năm, bầy ácthú lại bầy thêm tội ác. 42. Mở rộng chiến tranh đánh ra miền Bắc, triệu tấn bomtrút xuống những làng quê Cũng không chừa những thành phố, triền đê,hậu phương lớn thành chiến trường khốc liệt. 43. Lòng dân Nam ,Nhà Trắng đâu có biết, lửachiến tranh chỉ hun đúc chí bền Và Bắc – Nam đã nổi trống đêm đêm, Hội diệtthù không có ngày khép lại. 44. Sóng gió dậy khắp miền Duyên hải, gần 200 tàu chiếnxuống thủy cung Và lưới giăng 4 mặt tầng không, hơn 4000máy bay thành đống sắt. 45. Ba chục triệu người dân miền Bắc, ngẩng đầu lên ta “nhằmthẳng quân thù” Dù Hải Phòng hay Hà Nội thủ đô, có hoangtàn vì chiến tranh tàn phá. 46. Nhưng “nhân dân Việt Nam quyết không sợ”, dòng máu hồngtô đỏ lá cờ sao Khúc tráng ca vì Độc lập – Tự do, luôn áttiếng bom gào gieo cái chết. 47. Bao thủ đoạn giở ra cho hết, chỉ thấy thêm giặc láingủ hotel Nịnh láng giếng, “mèo trắng mèo đen”, B52 được đem ra thithố. 48. Quyết chiến điểm đã hình thành sáng tỏ, ta lập raĐiện Biên Phủ trên không Pháo đài bay rã cánh rụng như sung, conngáo ộp xuống ao thành ếch ộp. 49. Mất uy thế Không quân chiến lược, tan rã luôn mộngthống trị nước Nam Đành cắn răng ngồi xuống nghị bàn, ngậm tủihờn Mỹ cuốn cờ về nước. 50. Mất đồng minh Ngụy quân thêm chùn bước, dù Ngụyquyền luôn gióng trống phất cờ Ta biết rằng cần nắm vững thời cơ, chuẩn bịtốt trận sau cùng quyết chiến. 51. Buôn Mê Thuột bất ngờ lâm nguy biến, giặc hãi hùngtrốn chạy khỏi Tây Nguyên Cả Miền Nam một ý chí xung thiên, cờ giảiphóng bay khắp miền duyên hải. 52. Và chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, năm quân đoàn, nămhướng tổng tiến công Ngôi sao vàng năm cánh chói vàng son, nămnhăm ngày cắm trên dinh Độc lập. 53. “Thần tốc, thần tốc, thêm thần tốc”, lệnh ban truyềnnáo nức cả toàn quân 30 năm, một ngày hội non sông, Bác Hồ vềvui ngày vui đại thắng. 54. Mắt mẹ già bừng lên sắc nắng, mở bàn tay ngóng đợibước con về Tiếng ca vang trên khắp mọi miền quê, bầytrẻ nhỏ được tung tăng múa hát. 55. Trời quê hương thêm xanh trong bát ngát, sắc tự dolồng lộng giữa tầng không Cõi nhân gian kinh ngạc đến vô cùng, trôngchiến thắng như nhìn vào cổ tích. 56. Gỡ bỏ gông cùm, phá tung xiềng xích, Việt Namthành tiêu điểm của nhân tâm Vàcả loài người ngưỡng mộ Tướng Quân, biếtnói chi ngoài một câu “HUYỀN THOẠI”. 57. Bao giấy mực trào tuôn lời ca ngợi, bao con ngườitôn kính chọn tấm gương Mấy ai hay vị tướng giữa đời thường, sốngkhiêm cung và thập phần giản dị. 58. Mấy ai hay vì yêu thương chiến sĩ, giọt lệ tràotrước những vết thương đau Những đêm trường thức trắng suốt canh thâu,để chiến trường đỡ tổn thêm xương máu. 59. Với kẻ thù cũng khởi lòng nhân đạo, nghiêm lệnh quânchăm sóc lũ hàng binh Luôn khát khao một cuộc sống hòa bình, cácdân tộc kết đoàn vui hạnh phúc. 60. Suốt cuộc đời hóa thân vào đất nước, luôn tuân theovị nguyên soái: Nhân dân Dù tung hoành trận mạc với triệu quân, làmkhoa học hay điều hòa dân số. 61. Có sao đâu, dân ta luôn no đủ, vươn mình lên sánhvới cả năm châu Còn riêng mình, dù vất vả lao đao, vui vẻnhận, trọn Trí Tâm cống hiến. 62. Tài đức lớn, danh vang trùm bốn biển, chưa một lầnnhận lấy chữ: Công thần Theo Bác Hồ, học trọn đạo nghĩa nhân, chẳngbao giờ thu riêng mình quyền lợi. 63. Mừng quê hương mỗi ngày thêm đổi mới, không khi nàođòi hỏi chút ưu tiên Cả ngôi nhà được gọi là “Tư dinh”, ra đirồi cũng trả cho nhà nước. 64. Những đứa con là hiện thân mơ ước của cuộc đời kỳvọng đến mai sau Cũng mang danh như những nỗi khát khao củaĐất nước, Nhân dân, Dân tộc. 65. Là Thế giới HÒA BÌNH, gia đình HẠNH PHÚC, là sắcHỒNG tô thắm cõi trời NAM Là HỒNG Lạc ANH linh, vạn cổ giang san, làĐIỆN BIÊN kết tinh hồn dân Việt. 66. Luôn nhớ ơn những người con trung liệt đã hy sinh vìTổ quốc thiêng liêng Bàn tay run nhặt những búi cỏ mềm, dânghương lòng bên nấm mồ liệt sỹ. 67. Nụ cười vui và tấm lòng hoan hỉ, luôn dành cho bầycháu nhỏ ngây thơ Tấm lòng vàng đau đáu một ước mơ: thế hệsau làm rạng danh Tổ quốc. 68. Cả cuộc đời vì dân vì nước, luôn chăm lo lợi ích củaquốc gia Dù trăm năm tuổi đã về già, vẫn toan tính chuyệnTây Nguyên rừng núi. 69. Như trời đất tháng ngày không có tuổi, sống hết mìnhcho đến lúc cạn hơi Như quần Tiên giáng hạ phải về trời, vẫn ômấp một tình yêu đằm thắm. Than ôi 70. Lời nói cuối như một điều kỳ vọng, được về quê yênnghỉ đến ngàn năm Để hồn thiêng được thở gió Biển Đông, đểdấu chân được in trên cát trắng. 71. Quảng Bình ơi! biết bao ngày xa vắng, xin cho con vềlại chốn sinh thành Hơn trăm năm chưa một buổi an bình, cho convề được ngủ ngon một giấc. 72. Cây khế nhỏ ông trồng từ dạo trước, có còn khôngchùm quả ngọt như mơ Căn nhà con nồng ấm bước chân thơ, có aikhông hay vắng xa hết cả. 73. Núi Rồng ơi! còn vươn ra tận bể, đón gió về muốn cấtcánh bay lên Đất Vũng Chùa, Đảo Yến bình yên, lũ chimnhỏ có còn về xây tổ. 74. Chốn Đèo Ngang, cỏ cây còn quyến rũ, ai dừng chânbên chiều vắng bâng khuâng Đoái nhân gian Tiên Thánh có giáng trần, bàChúa Liễu còn bên đường độ khách. 75. Vọng đâu đây còn ngân vang câu hát, điệu Hò khoandìu dặt khúc tình ca Thấy chang chang những đồi cát nắng trưa,rặng phi lao bên đường vào nhạc hội. 76. Dòng Nhật Lệ long lanh soi bóng núi, chuyến đò ngangchở cả mối tình quê Mấy nghìn năm mở một lối đi về, gánh giangsan quẩy hai đầu Nam Bắc. 77. Dải Trường Sơn ngàn năm trầm mặc, mở lòng ra cả thếgiới thần tiên Thả mái chèo theo suối nước thiêng, hồn ngơngẩn giữa kỳ quan thạch nhũ. 78. Có còn ai nhớ Hàn Mặc Tử, nỗi đau đời hóa những bứctranh thơ Con nai vàng còn có ngẩn ngơ, đạp lá thutrong hồn Lưu thi sĩ. 79. Tựa Trường Sơn trải muôn vàn thế kỷ, dãi thân trầntrong sóng gió biển Đông Để muôn đời con cháu nối cha ông, đủ văn võlưu danh cùng thiên cổ. 80. Chọn Vũng Chùa làm nơi bến đỗ xây lầu chuông thỉnhvọng cõi linh thiêng Hơn trăm năm rũ sạch bụi ưu phiền, về nươngtựa ngôi Già Lam non nước. 81.Đức Thanh long, vươn mình ra phía trước, hồi đầu về,chầu lên đỉnh Thọ Sơn Ngài Bạch Hổ, phục phía hữu minh đường,giương móng vuốt, hướng xa về phương Bắc. 82. Lượn dưới chân, trắng tinh bờ cát, chú Bạch Xà rỡnsóng, nước lăn tăn Những Hòn La, Hòn Cỏ, Hòn Chim, như Rùa lớnchâu tuần về minh chúa. 83. Nơi lộng ngàn hòa vào miền gió bể, mà chim trời tụđến để sinh sôi Như vọng lâu thấu suốt vạn trùng khơi, màchân đế êm ru trăm dặm nước. 84. Kỳ diệu sao quê hương như dành trước, chốn địa linhđón đợi một Anh Linh Kỳ diệu sao cả một đội kỳ binh, nghiêm quânlệnh rước chào người chủ soái. 85. Và từ đây nơi “Hoành Sơn Nhất đới”, có Tướng quântrấn giữ một phương trời Và từ đây binh đội ở nơi nơi, có Tư lệnhchỉ con đường Hộ Quốc. 86. Cùng Tiên tổ bốn nghìn năm dựng nước luôn chăm lomột sứ mệnh: AN DÂN Chốn thiêng liêng giữa một cõi vĩnh hằng,luôn khao khát chỉ một câu: QUỐC THÁI. 87. Vị tướng quân của lòng từ ái, đã kết tinh nguyện ướccủa muôn đời Dòng khí thiêng tuôn chảy khắp trăm nơi,hội Nhân tâm dựng trường thành vạn lý. 88. Cơn cuồng phong kinh hoàng trong thế kỷ, phải cúiđầu, trườn xuống, lánh đi xa Mọi kẻ thù chạm đến đất quê ta, hãy nhớlấy: dưới chân ngươi- biển sóng. 89. Đất trời lồng lộng Muônđạo Quang Ân. 90. Chưa thấy ai tuyên sắc phong Thần Nhưng lòng người đã tôn vinh Thánh Chủ. Tướng quân ơi! 91. Vạn muôn người tụ thành đội ngũ, tiễn Người đi lãchã lệ tuôn rơi Khắp nhân gian kết những nụ hoa tươi, rảihương sắc từng bước chân người bước. 92. Những chiến binh theo Người từ thuở trước, tay runrun nâng đỡ tấm chân dung Giữa biển người rộng lớn đến mênh mông,những khuôn mặt trẻ thơ đầm nước mắt. 93. Những người dân nơi chiến khu Việt Bắc, áo chàmbuông, tiếng nấc nghẹn trong tim Từ đảo xa cho tới chốn bưng biền, hươngtrầm bay nồng nàn niềm thương nhớ. 94. Dù chiều sương hay giữa khi nắng lửa, dù mưa tuônhay bão tố kề bên Dòng sông người cố giữ bước chân êm, xíchsát lại, lần về bên Linh cữu. 95. Khắp năm châu, cựu thù hay bạn hữu, cũng nghiêngmình kính cẩn trước anh linh Lá cờ sao suốt năm tháng tung hoành, naynghẹn ngào dải băng tang rũ buộc. 96. Linh xa đi qua nhiều miền Tổ quốc, hương án bày theosuốt dọc núi sông Lòng dân Nam nghiêng hết về Tướng Quân, hayNgười đã đi vào hồn sông núi. 97. Để muôn năm biển hát lời ca ngợi, sóng dạt dào tungbọt trắng như hoa Để muôn năm giữa trời đất bao la, mỗi cơngió cũng tụng truyền ân đức. 98. Cùng Bác Hồ, Người đi vào cổ tích, chẳng cần đâu tấmbia đá kể công Muôn muôn năm giữa ngày hội non sông, Ngườivẫn đứng trên kỳ đài danh dự. 99. Ngàn năm sau, trong từng trang sách nhỏ, giúp trẻthơ chập chững bước vào đời Người vẫn đây, tươi sáng một nụ cười, dạytương lai tự viết nên lịch sử. 100. Thế hệ vàng thắm sắc màu cờ đỏ,đã ra đi để lại một Giang Sơn Không một người đòi phải chịu ơn, chỉ thanhthản bước sang miền bất tử. 101. Cho MUÔN NĂM VIỆT NAM còn đó, nhưáng thơ êm dịu khúc tình ca Cho MUÔN NĂM DÂN TỘC kết đài hoa, trangnghiêm hết nền Tự do – Độc lập. 102. Tiễn Người đi, xin cho con đừngkhóc, nén tâm nhang cháy đỏ nỗi yêu thương Cùng muôn dân chung bước một con đường,theo chân Người lập tượng đài TỔ QUỐC. Tướng quân ơi! 103. Dù ở đâu giữa mọi miền non nước Xin Người về chứng giám tấc lòng son. Thượng hưởng Tháng 10năm Quý Tỵ- 49 ngày Đại Tướng ra đi! Phạm Việt Long kính bút1 like
-
Nhà dơ/bẩn, cửa không kín. Đồ ăn rơi vãi... thì chuột nó mới vào. Cái này là điềm tốn tiền mua bẫy chuột !1 like
-
Đúng đấy. Đưa lên FACEBOOK cũng nhờ một cháu đến coi Tư vi. Nó đã dặn kỹ mà mình đã căn cứ theo nó chỉ, làm từng bước như ông Thiên Sứ vừa nói nhưng nó lại không hiện ra . Híc. Các bạn bỏ qua nhé.1 like
-
THẾ NÀO LÀ THIÊN LA ĐỊA VÕNG Nguồn: Tử vi nghiệm lý cụ Thiên Lương Thìn Tuất xưa nay được coi là căn cứ địa của Thiên La, Địa võng . Mệnh Thân nào bị đặt ở 2 cung này dẫu là mãnh hổ cũng chỉ là cọp giấy ngồi trong cũi, phượng hoàng tốt mấy cũng chỉ là phượng hoàng rơm nằm trong lưới . Hai chữ La võng có nghiã là lưới, ở đây lại là lưới của Trời đất dầu là gì đi nữa, đã vướng trong lưới khó lòng vùng vẫy . Ấy thế mà một số danh nhân kim cổ Mệnh Thân đã tung hoành ngay 2 nơi đất chết này, thì đâu là nguyên lý của La Võng. Thiên mã tại cung Hợi, truyền thống vẫn cho là ngựa vô dụng, mã cùng đường hết lối chạy . La võng này có thể cũng bị lầm nhận định là nơi đồng khô cỏ cháy vô phương cho nhân thế sinh hoạt. Lại còn có thuyết một khi Mệnh hay Thân ở La Võng thì phải có Hình Kình cắt lưới toang ra mới có phương kế thành công được. Thật là muôn hình vạn trạng cho người tìm học . Bốn mộ cung Thìn Tuất Sửu Mùi là nơi xuất phát và cũng là nơi tập trung của ngũ hành. Thìn Tuất là dương, Sưu Mùi là âm . Tại sao Thìn Tuất đều là dương lại gọi là Thiên La Địa võng . Thìn là Thiên la là trúng, còn Tuất là Địa võng có vẻ trái lý . Trên mặt địa bàn từ Dần đến Thân thuộc về phạm vi của Thái dương, từ Thân đến Dần thuộc Thái âm thế lưỡng nghi của Thái cực. Hai cung Thìn Tuất là 2 cung xuất phát, 2 cung Sửu Mùi là 2 cung tập trung . Thuộc về dương là Thiên, thuộc về âm là Địa . Đà la là cái lưới giăng ra để vây bọc lại . Đà la ở Thìn là Thiên La , ở Tuất là Địa võng, Vậy 2 cung Thìn Tuất được gọi là La võng chi địa chỉ khi nào có Đà la hoành hành. Còn ngoài ra cũng chỉ là những vị trí để cho ai hợp tình hợp cảnh tung mây lướt gió phỉ chí tang bồng. Trong 14 chính tinh phái dương của thế lưỡng nghi là Tử Phủ, Sát Phá Tham là bộ sao uy nghi thực hành tranh đấu quyết liệt phải né tránh ngại ngùng nơi la võng. Cơ Nguyệt Đồng Lương mềm dẻo ôn nhu không đến nỗi nào bị thao túng . Việc cần thiết khi lập lá số phải thận trọng 2 chữ Tiền và Hậu lúc an Lộc tồn , luôn luôn tiền Kình hậu Đà ví như tuổi Giáp dương nam Lộc tồn ở Dần, Kình ở Mão, Đà ở Sửu, với người dương nữ Kình phải ở Sửu , Đà đổi lại ở Mão để khỏi lầm trường hợp có bị La võng hay không, cứ căn cứ Mệnh hay Thân ở Thìn Tuất là ở thế bó tay bất động là một điều không biết sao mà nói. Vương Mãng, một nhân vật chính trị Trung hoa về cuối đời tiền Hán, có đến 2 lá số làm xáo trộn dư âm đâu là chính nghĩa. Mệnh đều nằm ở Thìn, chỗ mà xưa nay vẫn yên chí là cung Thiên la. 1) Giáp Thân ngày 9 tháng 3 giờ Tí http://www.lyhocdong...w=screen&size=2 2) Giáp Dần ngày 27 tháng 1 giờ Tuất. http://www.lyhocdong...w=screen&size=2 Hai số này đã nêu cao phân biệt đâu là chánh nhân siêu việt, đâu là nghịch thần phản tặc . Thìn cung ở đây hoàn toàn không phải là căn cứ Thiên La vì tuổi Giáp Đà la ở xa tại cung Sửu nên Vương Mãng bằng cả 2 lá số hoặc Tử Tướng tuổi Giáp Thân hay Phá Quân tuổi Giáp Dần đều thành công theo ý muốn, mỗi số một cách đặc biệt khác nhau. Căn cứ theo nhân phẩm lịch sử đã ghi, Hán Quang Võ sau khi bình định đất nước, nhà vua đặc phái các nhà bồi bút rất giỏi về lý học nặn ra lá số Giáp Dần, phác hoạ hình bóng một bất lương đủ tư cách làm việc phản nghịch. Sau này người người đều cho chân tướng chính xác của Vương Mãng là số Giáp Thân một nhân vật quả quyết với bất cứ giá nào đem lại bộ mặt mới cho Tổ Quốc, xã hội đã bị lũng đoạn sâu mọt đục khoét lâu ngày . Ông đã thành công, nhưng vì Quan bị triệt nên không được trường tồn. Sự việc khẳng đinh Thiên la Địa võng không phải nhất quyết là 2 cung Thìn Tuất mà phải là trường hợp có Đà la ở 2 cung đó . Cách diễn tả Thiên la chỉ có 3 tuổi ất Bính Mậu . Riêng Bính không thành việc vì Triệt phá nát Đà la . Mậu Tuất có Tuần giảm sức Đà la không đủ sức khép chặt . Tất cả tuổi Ất âm nam kể như phải hứng chịu mọi sự gò bó của Thiên La, mặc dầu tuổi Ất Mùi có Tuần, nhưng vì Thìn là dương cung nên sức của Tuần không đủ ngăn cản uy lực của Đà la, có chăng chỉ là 30 % không đáng kể . Địa võng uy hiếp 2 tuổi Tân và Nhâm . Tất cả âm nữ tuổi Tân cũng riêng Tân Mùi được Tuần nới lại 30 % sức hãm Đà la, còn ngoài ra đành cam phận định mệnh của kiếp số .Tất cả tuổi Nhâm đều bị Địa võng gói chặt trừ 1 Nhâm Thân được mở rộng tới 70%. Tai hại nhất là tuổi Nhâm Tuất Mệnh Thân đồng cung kể như sinh bất phùng thời . Người này nên đóng vai trò Trương Lương là thượng cách . Nhưng Nhâm Tuất được thân cư phúc, ngược lại là người thành công phi thường vượt mức khi đến tuổi 45 là thời gian Triệt phá nát Đà la ở mệnh, tháo gỡ Tuần ở Thân , lại là cung đắc thiên thời ( Quan phù). Tóm lại Thiên la địa võng là Đà la, Đà la đắc địa ở tứ sinh mà hãm dịa ở tứ mộ . Hai cung Thìn Tuất là nơi phát xuất tất cả cái gì bạo ác của Đà la, không như 2 cung Sửu Mùi là nơi tập trung gò bó lại, tuy rằng vẫn là đất thao túng múa gậy trong vườn hoang, nhưng không bằng Thìn Tuất. Mười tuổi hàng Can , 5 tuổi Giáp Đinh Kỷ Canh Quí không tơ hào liên luỵ La Võng, còn lại Ất Bính Mậu phải để ý Thiên La, Tân Nhâm nên thận trọng ở Địa võng. ========================================================== Tóm lại: Khi nào Đà la nhập vào Thìn Tuất mới có thế Thiên la - Địa võng. Mệnh hay Thân tại đây khó lòng vùng vẫy.1 like