• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/12/2013 in all areas

  1. Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm Bài viết dưới đây là tiểu mục 3, phần phụ chương của chương IV, thuộc phần II.II, trích trong tiểu luận "Minh triết Việt & Văn minh Đông phương", Người viết đang hoàn chỉnh lần chót để có thể xuất bản. Vì liên quan đến chủ để của topic này, nên đưa lên để quí vị và anh chị em tham khảo. Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em. ================================== 3. Bài thơ của Lý Bạch - xác định những giá trị của nền văn hóa Việt lưu truyền ở Nam Dương tử. Lý Bạch sống vào đầu thế ký thứ VIII AC (có tài liệu xác định là sinh từ năm 701 và mất năm 762. Ông là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất đời nhà Đường và lưu danh trong lịch sử Trung Hoa. Người đời tôn vinh ông là Thi Tiên. Ông đã để lại cho đời hàng ngàn bài thơ bất hủ. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông chính là bài "Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt". Đây chính là bài thơ xác định cả một hệ thống những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết và huyền thoại của người Việt, còn tồn tại ở Nam Dương tử. Cùng với những tư liệu khác, như: "An Nam chí Lược", "Khứ phi ngoại đáp"...xác định di sản văn hóa Việt vẫn lưu dấu ở Nam Dương tử, như: áo cài vạt bên trái còn tồn tại cho đến thế kỷ I AC, trước cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (sách "An Nam chí lược"); hoặc tục ăn trầu đến thế kỷ thứ X (sách "Khứ phi ngoại đáp"); - thì bài thơ của Lý Bạch chính là sự xác định một nền văn hóa truyền thống của Việt tộc truyền thuyết, huyền thoại và những câu chuyện cổ tích Việt còn tồn tại đến tận thế kỷ thứ VIII AC. Như vậy, từ những lĩnh vực khác nhau: Nghiên cứu sinh hoạt xã hội, như "Khứ phi ngoại đáp"; trong lịch sử, như: "An Nam chí lược", và trong văn hóa nghệ thuật, qua bài thơ của Lý Bạch, cùng với rất nhiều chứng lý khác - mà người viết đã trình bày, cho thấy sự xác định có tính hệ thống, nhất quán về nền văn minh Việt tộc một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Bài thơ này của thi tiên Lý Bạch có nội dung như sau (Những chữ in đậm, gạch dưới do người viết thực hiện) MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT Thơ Lý Bạch Hải khách đàm Doanh Châu, Yên đào vi mang tín nan cầu Việt nhân ngữ Thiên Mụ,(*) Vân hà minh diệt hoặc khả đổ. Thiên Mụ liên thiên hướng thiên hoành, Thế bạt Ngũ Nhạc, yểm Xích Thành. Thiên Thai tứ vạn bát thiên trượng, Đối thử dục đảo Đông Nam khuynh.(**) Ngã dục nhân chi mộng Ngô Việt, Nhất dạ phi đô kính hồ nguyệt. Hồ nguyệt chiếu ngã ảnh, Tống ngã chí Diễm Khê. Tạ công túc xứ kim thượng tại, Lục thuỷ đãng dạng thanh viên đề. Cước trước Tạ công lý Thân đăng thanh vân thê. Bán bích kiến hải nhật Không trung văn thiên kê Thiên nham vạn hác lộ bất định, Mê hoa ỷ thạch hốt dĩ mính, Hùng bào long ngâm âm nham tuyền. Lật thâm lâm hề kinh tằng điên. Vân thanh thanh hề dục vũ, Thuỷ đạm đạm hề sinh yên. Liệt khuyết tích lịch, Khâu loan băng tồi. Động thiên thạch phi, Hoanh nhiên trung khai. Thanh minh hạo đãng bất kiến để, Nhật nguyệt chiếu diệu kim ngân đài. Nghê vi y hề phong vi mã, Vân chi quân hề, phân phân nhi lai hạ. Hổ cổ sắt (***)hề loan hồi xa, Tiên chi nhân hề liệt như ma. Hốt hồn quý dĩ phách động, Hoảng kinh khởi nhi trường ta. Duy giác thì chi chẩm tịch, Thất hướng lai chi yên hà. Thế gian hành lạc diệc như thử. Cổ lai vạn sự đông lưu thuỷ, Biệt quân khứ hề hà thì hoàn ? Thả phóng bạch lộc thanh nhai gian. Tu hành tức kỵ phỏng danh sơn. An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý, Sử ngã bất đắc khai tâm nhan! MƠ ĐI CHƠI NÚI THIÊN MỤ, LÀM THƠ LÚC TỪ BIỆT. Dịch nghĩa: Khương Hữu Dụng Khách đi biển kháo nhau về Doanh Châu, Khói sóng mù mịt, tin rằng khó tìm được. Nay người Việt nói về núi Thiên Mụ, (*) Mây ráng khi tỏ khi mờ cũng có thể nhìn thấy. Thiên Mụ liền trời mà vươn chắn ngang trời, Có cái thế vượt Ngũ Nhạc, ép cả Xích Thành. Núi Thiên Thai cao bốn vạn tám nghìn trượng, Trước nó cũng bị áp đảo mà nghiêng về Đông Nam. (**) Ta muốn nhân đó mơ về Ngô Việt, Một đêm bay qua vầng trăng hồ Kính. Trăng hồ soi bóng ta, Đưa ta đến Diễm Khê. Ở đấy nay vẫn còn nhà của Tạ Linh Vận, Nước biếc rập rờn, vượn kêu lanh lảnh. Chân mang giày Tạ công, Mình đi lên thang mây xanh. Đến lưng chừng vách núi thấy mặt trời ngoài biển, Nghe gà trời gáy vang không trung. Nghìn núi muôn khe, khó xác định đường đi, Say mê ngắm hoa đứng tựa núi đá, bỗng trời sập tối. Gấu thét rồng gào vang dội núi đá, suối khe, Rừng sâu chấn động, núi thẳm kinh hoàng. Mây xanh xanh chừng sắp mưa, Nước mờ mờ như bốc khói. Chớp giật sấm vang, Núi tan gò lở. Động trời cửa đá Rầm rầm mở ra ở giữa. Xanh mờ thăm thẳm không thấy đáy, Mặt trời mặt trăng lấp lánh soi lầu vàng gác bạc. Cầu vồng làm áo, gió làm ngựa, Thần mây bời bời bay xuống. Cọp gảy đàn,(***) loan kéo xe, Người tiên đông như cỏ gai. Bỗng hồn kinh phách động, Tỉnh dậy sợ hãi mà than dài… Chỉ thấy chăn gối lúc đó, Khói ráng vừa qua biến mất. Những cuộc vui trên đời cũng như vậy thôi ! Mọi việc xưa nay trôi qua như nước chảy về đông. Giã từ anh ra đi, biết bao giờ trở lại ? Hãy thả con hươu trắng nơi ghềnh núi xanh. Hễ cần thì cỡi ngay ngựa, thăm núi nổi tiếng, Chứ sao lại cúi mày khom lưng thờ bọn quyền quý, Khiến ta không sao mở lòng mở mặt ! MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT Cảm tác thơ Lý Bạch:Nguyễn Vũ Tuấn Anh Khách hải hồ kể mãi xứ Doanh Châu. Cõi huyền thoại nơi chân trời giáp biển. Chuyện thần tiên văn hiến Việt ngàn xưa. (*) Nơi ấy. Lồng lộng trên cao Thiên Mụ chắn ngang trời. Giữa huyền không bời bời. Ngũ nhạc còn bé, Xích thành nhỏ nhoi. Núi Thiên Thai hùng vĩ xuyên mây. Trước Thiên Mụ cũng ngả nghiêng chao đảo... Ngậm ngùi vận hạn đất trời. Trời nghiêng Tây Bắc, đất dời Đông Nam(**) Ta ôm mộng sống trong huyền thoại Việt. Mơ vượt sóng trào hồ Động Đình đất Kính. Xuyên Ngô Việt trong trăng thanh lung linh. Về Diễm Khê thanh bình. Theo bóng trăng đến lều tranh Tạ Linh Vân. Nơi nước biếc soi áng mây thơ thẩn. Hạc kêu, vượn hót Gió giục mây vần. Mượn hài thần Tạ công, ta nhẹ bước thanh vân. Lưng chừng núi chợt thấy mặt trời lồng lộng. Mão Nhật kê tinh gáy gọi hừng Đông Đường đi mênh mông. Mây buông ráng hồng. Chợt trời sập tối. Sầm sập mây trôi. Nghe Kỳ lân gào thét. Tiếng Rồng gầm vang khe. Gió giật chớp loè. Núi tan, non lở. Chợt vỡ toang cửa trời rộng mở. Thăm thẳm huyền vi. Chói loà trời trăng soi lầu vàng, gác bạc. Thiên thần lừng lững bay. Giáp trụ hiên ngang, lấp lánh bẩy sắc cầu vồng. Cưỡi thần mã phi nhanh như gió. Cõi trời huyền thoại Việt. Toàn người đẹp nghiêng thành. Ảo huyền như trăng thanh. Dáng tiên thanh tú . Đông như cỏ manh. Nghe hổ chơi đàn.(***) Hồn Bá Nha chứa chan. Chợt nhìn phượng múa. Vũ khúc Nghê Thường mê man… Giật mình tỉnh giấc mơ vàng. Mang mang như khói hương tàn trôi đi. Ngàn thu qua có nhắc gì? Mơ xưa xứ Việt ngang mi dâng sầu. Đất trời nhắc cuộc bể dâu. Nào mong danh tướng công hầu mà chi. Như vậy, loại trừ bài thơ của người viết, xuất phát từ cảm hứng chủ quan thơ và không coi là chứng cứ trong lý luận học thuật. Nhưng nội dung cả bài thơ nguyên bản và dịch nghĩa, bạn đọc cũng thấy rất rõ rằng: bài thơ nổi tiếng của thi tiên Lý Bạch xác định cả một cõi trời huyền thoại Việt còn lại ở miền Nam Dương tử, đã làm nên cảm hứng của ông, được mô tả trong bài thơ này (Trong ghi chú: *). Điều đặc biệt hơn nữa (Trong ghi chú:**) là: Chính trong bài thơ, thi tiên Lý Bạch đã xác định truyền thuyết "Nữ Oa vá trời" với chi tiết: "Đất lệch Đông Nam", cũng được mô tả trong hệ thống truyền thuyết, huyền thoại Việt: "Đối thử dục đảo Đông Nam khuynh"(Trước nó cũng bị áp đảo mà nghiêng về Đông Nam), trong việc giải mã và đổi chỗ Tốn Khôn của Hậu Thiên Lạc Việt. Đây cũng là luận điểm của người viêt về xuất xứ cội nguồn Việt tộc của truyền thuyết này ở phần trên. Đặc biệt có một chi tiết rất đáng chú ý (trong ghi chú: ***)."Hổ gẩy đàn". Và hình tượng này lại tìm thấy trong văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Nhật Bản. Bạn đọc xem hình dưới đây: Hổ chơi đàn. Tranh cổ Nhật Bản. Nguồn: daibieunhandan.vn. link dẫn nguồn: http://daibieunhanda...78&NewsId=37572 Hiện tượng này cho thấy rằng: Nguồn gốc của câu chuyện "Hổ gẩy đàn" có xuất phát từ văn hiến Việt ở Nam Dương tử - qua bài thơ của thi tiên Lý Bạch. Nhưng hình minh họa lại xuất hiện trong di sản văn hóa truyền thống Nhật. Cùng với những di sản văn hóa truyền thống khác và những vấn đề liên quan, chúng tôi đã cho rằng: Nguồn gốc của dân tộc Nhật chính là một sắc tộc đã sinh sống trên đất nước Văn Lang, nhưng do biến động lịch sử khốc liệt dưới thời Hai Bà Trưng, nên những phần tử ưu tú của dân tộc này đã di tản sang dảo Phù Tang và lập quốc ở đấy. Xin được bạn đọc lưu ý là: Lịch sử dân tộc Nhật chỉ rõ ràng từ thế kỷ thứ III AC. Và người Nhật hiện nay vẫn đang đi tìm nguồn gốc đích thực của họ. Tuy nhiên, vấn đề không phải đề tài chính trong tiểu luận này. Nên chúng tôi chỉ giới thiệu về sự liên kết những di sản văn hóa truyền thống liên quan. Chính những di sản văn hóa phi vật thể có cội nguồn từ nền văn minh Việt một thời huy hoàng ở Nam Dương tử, đã xác định có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh trên mọi phương diện của luận điểm cho rằng: Nền văn hiến Việt chính là nền tảng đích thực của văn minh Đông phương. Chính vì sự bao trùm của những di sản văn hóa Việt trên khắp các lãnh thổ , quốc gia thuộc văn minh Đông phương cổ. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu những luận điểm của chúng tôi liên quan đến đề tài này, theo đường link dưới đây (Tức topic này): http://diendan.lyhoc...post&f=80&t=480 ==================== PS: Tôi tìm được vài đồ hình Âm Dương Việt trong di sản văn hóa truyền thống Nhật.
    3 likes
  2. Lão Say tỉnh rượu rồi à! Hi. Có Lão Say và Nguyen Doan tham gia cho thêm phần xôm tụ. Theo tôi, xem Tử Vi đến thời hạn là rất khó. Bởi vì thời hạn là phần tử trong tập hợp của Nhật hạn, Nhật hạn là là con của Nguyệt hạn, Nguyệt Hạn lại là con của Niên hạn.... Cho nên sự tương tác rất phức tạp. Phương pháp của tôi, tuân thủ theo ông cha đã dạy :"Bán họ hàng xa, lấy láng giềng gần" . Với tôi thì đây là mật ngữ về phương pháp quán xét sự tương tác ảnh hưởng lớn nhất, cụ thể và gần gũi. Trong trường hợp xem thời hạn này, tôi lấy Nhật hạn làm tập hợp tương tác ảnh hưởng tới "thời hạn" "láng giềng gần", sau đó mới đến Nguyệt Hạn. Cái khó thứ hai là Tử vi bị giờ khe, như trường hợp cô Huyền. Kinh nghiệm của tôi, hai lá số cạnh giờ đối khi gần giống nhau.Luận giờ nào cũng gần đúng - do tính khái quát, bao hàm rất trừu tương của các đại lương mô tả trong Tử Vi. Cụ thể là tôi tham gia cùng các cao thủ luận lá số tử vi của anh Vân Từ (Thành viên của hai diễn đàn Lý số), phải quán xét lá Tử Vi giữa giờ Tuất và Hơi. Để chứng nghiệm, tôi phán: Vào giờ ngày tháng năm - cách bài viết 7/ 8 ngày - nếu đúng sinh giờ G (Tôi không nhớ Tuất hay Hợi) thì anh Vân Từ phải ngồi trên máy bay về nước; hoặc ăn nhậu có tiếp viên xinh đẹp phục vụ. Cái phức tạp nó ở chỗ này - Hì - Đúng ngày giờ đó, theo giờ Việt Nam, anh Vân Từ ngồi trên máy bay về Hoa Kỳ, có tiếp viên Đài Loan phục vụ. Những cũng đúng ngày giờ đó - nếu tính giờ Hoa kỳ thì anh ấy đang....ngủ. Vì Hoa Kỳ và Việt Nam vênh nhau một ngày. Ngày trước, trên diễn đàn tuvilyso.com - để phê phán quan điểm của Thiệu Vĩ Hoa cho rằng: Tất cả mọi lá số và mọi trường hợp xem bói các kiểu phải quy về giờ Bắc Kinh - tôi xác định rằng: - Về những phương pháp bói có dự kiện đầu vào là giờ/ ngày/ tháng/ năm sinh của thân chủ, thì thân chủ sinh ở đâu lấy giờ địa phương ở đó. - Vê những phương pháp khác không có dữ liệu đầu vào của thân chủ,mà phụ thuộc vào thời gian coi bói thì thày bói ở đâu,lấy giờ địa phương của thày bói. Nay trong cuộc hội nhập toàn cầu thì các phương pháp bói toán và các bộ môn ứng dụng của Lý Học Việt - là hệ thống lý thuyết khoa học thật sự và chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương - nó phải chứng tỏ khả năng phát triển phù hợp với thực tế; mà vốn dĩ trước đây nó đã là một lý thuyết thống nhất toàn cầu. Cho nên nó phải có một quy ước chuẩn cho các trường hợp ở các mùi giờ khác nhau trên thế giới. Quan điểm của Thiệu Vĩ Hoa thiếu yếu tố khách quan, "sovanh nước lớn", "tư tưởng Đại Hán", hoặc ông ta không hiểu nguyên lý, thực tại nào được mô tả trong học thuật cổ Đông phương. Cụ thể là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Dẹp! Luận điểm của tôi căn cứ vào những yếu tố mang tính hệ thống và nhất quán, tính hợp lý, khách quan và qui luật (Khả năng tiên tri theo tiêu chí khoa học vẫn không đổi) sau đây: 1/ Khi các môn ứng dụng xem số có dự kiện thời gian cho một con người, như: Tử vi, tử bình...thì có từ lịch sử hàng vài ngàn năm trước.Lúc đó chưa có "Đồng hồ Tây", chưa có quy ước múi giờ quốc tế, chưa có múi giờ quy ước mang tính quốc gia. Người ta chỉ lấy ngay chính giờ địa phương làm giờ chuẩn, qua việc đo bóng mặt trời. Tất cả các phương pháp dự báo đã xác định tính hiệu quả của sự xác định giờ theo giờ địa phương, nên trường tồn đến ngày nay. 2/ Xác định các môn dự báo có yếu tố thời gian, tức là tương ứng với vị trí không gian vũ trụ vận hành có quy luật trong thời gian đó - ("không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri", Đây là sự xác định của tri thức khoa học hiện đại) - Vậy thì thời gian chuẩn của địa phương mới đúng là giờ chuẩn của sự vận động của vũ trụ tương ứng ảnh hưởng đến địa phương đó. Vài ý kiến chia sẻ, chưa hết ý vì cần giải thích vài trường hợp cụ thể, như anh Vân Từ và tính ứng dụng trên thực tế của luận điểm này. Nhưng thời gian hạn chế, nên tạm dừng ở đây. Nhưng đây là luận điểm căn bản trong ứng dụng của tôi trình bày để anh chị em tham khảo ứng dụng trong trường hợp của cô Huyền. Cá nhân tôi vẫn cho rằng giờ Ngọ hợp lý hơn. Nhưng sự luận đoán gần trùng khớp của cả hai cách định giờ từ giờ sinh của cô Huyền, cho thấy các sao không tính theo giờ vẫn trùng hợp của lá số này. Vấn đề còn lại là bao giờ tìm thấy thi thể cô Huyền, trên cơ sở một trong hai giờ sinh này? .
    2 likes
  3. trong sách Tửvi toàn thư có ghiPhu Tử tại Tần đã tuyệt lương; là tích của Khổng Tử bị vây trên núi ở nước Tần , thiếu lương thực thầy trò đều bị đói. Thiên thương gia ác diệu, Đặng Thông vong., Đặng Thông là đại đệ tử của Khổng Tử , chết,vì sao Thiên thương vào hạn hội ác sát tinh. Thạch Sùng cự phú gia không vong; Thạch Sùng là phú gia địch quốc cũng lâm vào hạn trên mà gia sản bị khánh kiệt Trong Tử vi đẫu số có ghi. hạn gặp song hao + tuyệt là cách phá sản các sao Lộc mà + hao là tiền tài bị hao hụt . Cho nên năm Ngọ cháu phải thật cẩn thận ,nếu đang kinh doanh hay buôn bán ,đừng cho vay hay đầu tư, nếu đi làm lãnh tiền hàng tháng thì coi chừng về việc làm ,dù có những việc cẩn thận nêu trên nhưng không biết có tránh được hay không hay nó sẽ xảy ra do sự việc khác mà khiến hao tài tốn của .
    1 like
  4. Người đứng sau vụ hạ bệ Jang Song-thaek Thứ Ba, 10/12/2013 15:32 (NLĐO) – Người trực tiếp ra tay bắt giữ ông Jang Song-thaek là một nhân vật lâu nay “quy ẩn” trên chính trường Triều Tiên. Theo một chuyên gia của Hàn Quốc, đó chính là Kim Jong-chol, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Chuyên gia Lee Yun-keol thuộc Trung tâm Dịch vụ thông tin chiến lược Triều Tiên chia sẻ với tờ Chosun Ilbo rằng Kim Jong-chol đã "tự dẫn" một nhóm cận vệ của em trai đến bắt giữ ông Jang, vốn là dượng của 2 anh em. Cũng theo ông Lee, Kim Jong-chol là người đứng sau vụ hành quyết 2 phụ tá Ri Yong-ha và Jang Soo-kil của ông Jang. Cả hai đều là quan chức cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên. “Do Bộ chính trị và Cơ quan An ninh quốc gia Triều Tiên không thể bắt giữ ông Jang nên Kim Jong-chol đích thân dẫn đầu cuộc thanh trừng. Chủ tịch Kim Jong-un và anh trai Jong-chol thường gặp nhau vào cuối tuần để thảo luận về vấn đề này. Jong-chol là người đảm nhận vấn đề an ninh của em trai” - chuyên gia Lee Yun-keol nói. Kim Jong-chol, người được cho là đứng sau vụ bắt giữ ông Jang Song-thaek. Ảnh: Chosun Ilbo Ông Lee khẳng định thông tin trên đã được một nguồn tin trong đơn vị quân sự bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un xác nhận và vụ bắt giữ diễn ra vào ngày 8-11 sau khi đã "lên kế hoạch cẩn thận" từ hồi năm ngoái Trong khi đó, một nguồn tin hôm 9-12 tiết lộ với tờ Korea Times rằng Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc đang ráo riết săn lùng một người trợ lý quản lý tài chính của ông Jang Song-thaek, có thể đang ẩn náu ở Trung Quốc dưới sự bảo vệ của Seoul và xin tị nạn tại Hàn Quốc. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã yêu cầu Bắc Kinh bắt giữ người trợ lý trên nhưng bị từ chối. Phía Hàn Quốc cũng đang gấp rút sử dụng các biện pháp ngoại giao để đưa người trợ lý về Seoul, sau khi cho rằng trường hợp của ông ta giống kẻ đào ngũ Hwang Jang-yop, cựu bí thư của Đảng Lao động cầm quyền Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc vào năm 1997. Trợ lý của ông Jang Song-thaek, hiện chưa rõ danh tính, đã trốn sang Trung Quốc vào khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Bí mật đằng sau sự lật đổ ông Jang có thể sáng tỏ từ những thông tin mà người này cung cấp. P.Nghĩa (Theo Chosun Ilbo, Korea Times) ================= Sao cứ giống như phim cổ trang Tàu, diễn các tích trong thâm cung bí sử nhỉ? Sau này sự việc tóe loe ra, mọi người mới thấy nó không đơn giản như...phim Tàu.
    1 like
  5. Sự thật về việc xác chị Huyền bị chôn “chui” ở nghĩa trang Đặng Xá Phong Vũ Thứ ba 10/12/2013 08:09 (GDVN) - Ngay sau khi biết tin có "nhà ngoại cảm" phán thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền – nạn nhân trong vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường được chôn giấu tại một khoảng đất trống trong nghĩa trang thôn Đặng (xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội), lực lượng chức năng và gia đình đã tới xác minh và tiên hành khai quật ngôi mộ nghi vấn trên. "Nhà ngoại cảm" phán “giả như thật” Ngày 9/12, dư luận xôn xao về việc: Chị Lê Thị Thanh Huyền đã "nhập" vào một "nhà ngoại cảm" và nói rằng chị bị Nguyễn Mạnh Tường (Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường) cùng đồng bọn chôn thi thể tại nghĩa trang thông Đặng, xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. "Nhà ngoại cảm" kia còn mô tả cụ thể rằng, nơi chị Huyền được chôn ở gần và hơi chếch về phía phần mộ của một người có tên là Tư Linh ở thôn Đặng. Cạnh nơi chị Huyền chôn còn có một sợi dây thừng bị đốt cháy dở. Liên quan đến thông tin này, chiều cùng ngày, phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam đã tìm về thôn Đặng để tìm hiểu sự tình. Hiện trường nơi nhà ngoại cảm phán là địa điểm thi thể chị Huyện được chôn giấu khi chưa khai quật. Theo ông Vũ Văn Khiêm, người cai quản nghĩa trang thôn Đặng cho biết: “Sáng nay, có một số phóng viên đến hỏi về việc một "nhà ngoại cảm" nói thi thể chị Huyền trong vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường chôn ở nghĩa trang thôn Đặng. Theo các phóng viên mô tả lại lời nhà ngoại cảm thì thi thể chị Huyền nằm ở phần mộ vừa cải táng của cụ Nguyễn Văn Ch.”. Tuy nhiên, theo ông Khiêm, cụ Ch. là người thôn Đặng, mất cách đây khoảng 4 năm và được gia đình cải táng (bốc mộ) vào 21 ngày trước. Trong khi đó, đối tượng Nguyễn Mạnh Tường khai đã ném thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền vào ngày 19/10, tức cách đây đã khoảng 60 ngày. Bởi vậy, rất khó có khả năng thi thể nạn nhân được các đối tượng chôn “chui” tại nghĩa trang thôn Đặng. Nói về những hiện tượng lạ sau khi phần mộ của cụ Nguyễn Văn Ch được cải táng, ông Khiêm cho biết: “Hầu hết sau khi cải táng, các gia đình thường lấp đất vào huyệt chôn trước đó để trả lại mặt bằng cho nghĩa trang và không thắp hương khói cho phần huyệt cũ này nữa. Gia đình cụ Ch. cũng vậy. Nhưng có một điều tôi thấy lạ là, cách đây khoảng 4-5 ngày, vào buổi trưa, khi tôi vừa bước vào nghĩa trang thì thấy có một đôi nam nữ thanh niên khoảng 27 tuổi đi xe máy từ phía nghĩa trang ra. Sau đó, tôi đi vào thì thấy trên phần mộ của cụ Ch. có thắp một bó hương. Vào sáng ngày 9/11, tôi lại thấy có 3 nén hương mới nhưng không rõ là ai đã đến thắp.” Ông Vũ Văn Khiêm kể lại sự việc với phóng viên. Liên quan đến việc nhà ngoại cảm mô tả nơi chị Huyền được chôn nằm chếch phần mộ của một người tên Tư Linh, ông Khiêm nói: “Có thể nhà ngoại cảm đã từng tới đây nên mới biết khá rõ về vị trí của ngôi mộ (mộ cụ Ch. – PV) như vậy. Về một đoạn dây thừng bị cháy. Đoạn dây này là do chính tay tôi đốt. Vì sau khi cải táng, gia đình lấp lại huyệt nhưng lại để sót lại đoạn dây trên mặt đất nên tôi mới đốt đi.” Trong suốt cuộc trò chuyện, ông Khiêm đều khẳng định là ngôi mộ đã cải táng của cụ Ch. chỉ có mấy cục đất được ái đó ném lên trên chứ không có dấu hiệu bị đào xới nào đáng khả nghi. “Tôi làm quản trang đã gần 10 năm nay. Ngày nào tôi cũng ra nghĩa trang kiểm tra vài lượt nên bất cứu thay đổi lạ nào tôi đều nắm rõ. Với phần mộ của cụ Ch. sau khi cải táng, tôi không thấy có điều gì lạ ngoài việc có người đến đây thắp huơng cách đây ít ngày,” ông Khiêm khẳng định. Cũng theo ông Khiêm, chiều cùng ngày, Công an xã Đặng Xá, Công an huyện Gia Lâm, gia đình nạn nhân chị Lê Thị Thanh Huyền cũng đã tới tiến hành đào ngôi mộ kia lên nhưng kết quả là không tìm thấy thi thể nào. Công an vào cuộc Trao đổi với phóng viên vào tối ngày 9/12, Trưởng Công an xã Đặng Xá, ông Phạm Đình Lăng cho biết: Vào đầu giờ chiều cùng ngày, sau khi đọc báo điện tử thì Công an xã Đặng Xá biết được thông tin về việc có "nhà ngoại cảm" tên Gấm, ở Quảng Ninh nói thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền được chôn giấu ở nghĩa trang thôn Đặng. Ngay lập tức, Công an xã Đặng Xá đã báo cáo sự việc tới UBND xã, Công an huyện Gia Lâm cùng các đơn vị chức năng khác. Ngay sau đó, các đơn vị chức năng cùng với đại diện gia đình nạn nhân, trong đó có anh Nguyễn Hữu Huy, chồng chị Lê Thị Thanh Huyền đã tới làm việc với xã và ra hiện trường nơi mà nhà ngoại cảm mô tả là thi thể nạn nhân được chôn giấu. Biên bản xác nhận khai quật nhưng không thấy thi thể nào. “Vào 16h00 cùng ngày, sau khi được sự đồng ý và dưới sự chứng kiến của gia đình chị Huyền cùng đầy đủ các cơ quan chức năng liên quan, chúng tôi đã tiến hành đào ngôi mộ đó lên và kết quả là không thấy gì ngoài đất sỏi. Chúng tôi cũng đã lập biên bản sự việc, gia đình anh Huy cùng những người liên quan chứng kiến sự việc cũng đã đồng với ý kết quà đào xới và ký vào biên bản. Như vậy, tôi khẳng định, tin đồn thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ án Thẩm mỹ Viện Cát Tường được chộn giấu tại nghĩa trang thôn Đặng là hoàn toàn không phải sự thật,” ông Lăng khẳng định. Cũng theo ông Lăng, Công an xã cũng đã có cuộc làm việc với ông Khiêm. Theo đó, những điều mà ông Khiêm trao đổi với phóng viên nói trên là đúng theo như những gì người quản trang này trình bày với Công an xã. Cụ thể, khoảng đất trống mà nhà ngoại cảm nói là nơi thi thể chị Huyền được chôn giấu trước đây là phần mộ của cụ Ch. Phần mộ này được gia đình cụ Ch. cải táng cách đây đúng 21 ngày. Từ đó đến nay, không có điều gì lạ xung quanh ngôi mộ này ngoài việc có người tới thắp hương cách đây ít ngày. Với việc đào xới khoảng đất trống tại nghĩa trang thôn Đặng nói trên mà không phát hiện thi thể nào, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về khả năng, chính nhà ngoại cảm kia đã cho người tới thắp hương, thăm dò địa điểm rồi tung tin đồn thất thiệt nhằm gây sự chú ý của dư luận. Nếu điều này là đúng thì đó là hành động ác ý, vô đạo đức và không thể chấp nhận được./.
    1 like
  6. ====================Mọi chuyện chưa ổn định mà đi đâu trong lúc này? Trung Quốc muốn gì thì qua Bắc Triều Tiên gặp ngài Kim Jong Un chứ nhỉ! Bởi vậy, nhanh thì ngay chiều nay.
    1 like
  7. Huaxin “không tham gia làm CMND 12 số” Dantri.com.vn Thứ Ba, 10/12/2013 - 10:41 Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội khẳng định như vậy khi đề cập nghi vấn của dư luận về tên một tập đoàn Trung Quốc trên mẫu CMND mới Ngày 9-12, Báo Người Lao Động đăng bài CMND sẽ thay sổ hộ khẩu?, trong đó có hình ảnh mẫu CMND mới 12 số sẽ được Bộ Công an triển khai cấp mở rộng trên địa bàn 27 quận, huyện ở Hà Nội thời gian sắp tới. Ngay trong ngày, đã có nhiều bạn đọc thắc mắc về chuyện có phải phôi CMND mới được sản xuất bởi một tập đoàn của Trung Quốc hay không. Bởi lẽ, trên chiếc phôi CMND mà Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) Bộ Công an đưa ra trong cuộc họp báo chiều 6-12 có in dòng chữ màu đỏ specimen Huaxin (mẫu của Huaxin - một tập đoàn Trung Quốc). Huaxin được coi là một tập đoàn chuyên sản xuất các chất liệu làm nên thẻ công dân tại Trung Quốc. Mẫu CMND mới 12 số in tên một tập đoàn Trung Quốc gây bàn tán trong dư luận Ngay lập tức, vấn đề này đã trở thành đề tài trao đổi trên một số diễn đàn mạng, xung quanh chuyện tập đoàn Huaxin đóng vai trò gì trong việc sản xuất, in ấn CMND mới của Việt Nam. Điều này rất quan trọng bởi CMND mới 12 số được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhiều yêu cầu cao về bảo mật thông tin và tránh làm giả. Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động chiều cùng ngày, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VII, cho biết đã nhận được phản ánh xung quanh dư luận này. Ông Vệ khẳng định đây là sự hiểu nhầm, xuất phát từ việc nhân viên của Tổng cục VII lấy một phôi CMND mẫu trước đây để làm minh họa cho báo chí. Theo ông Vệ, Bộ Công an đang sử dụng công nghệ sản xuất CMND của Mỹ và trong suốt thời gian cấp thí điểm vừa qua ở Hà Nội (đã cấp được trên 106.000 CMND mới) đã dùng nhựa của một nhà cung cấp ở Nhật Bản. Đơn vị thực hiện sản xuất các phôi CMND mới là Nhà máy H57 của Tổng cục Kỹ thuật - Hậu cần Bộ Công an. “Việc sản xuất CMND mới được tiến hành ở Nhà máy H57, bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về bảo mật” - ông Vệ nhấn mạnh. Ông Vệ cho biết trước khi Tổng cục VII triển khai thí điểm cấp CMND mới ở 4 quận, huyện tại Hà Nội, tập đoàn Huaxin và nhiều doanh nghiệp các nước khác có mang sản phẩm nhựa đến chào hàng. Sau đó, Tổng cục VII quyết định chọn đơn vị cung ứng tới từ Nhật Bản. Tuy nhiên, giá thành nhựa sản xuất CMND mới của Nhật Bản khá cao. “Sử dụng nhựa của phía Nhật Bản cung cấp thì một chiếc phôi CMND trắng sẽ tốn khoảng 3.000 đồng, nếu tính cả hư hỏng trong quá trình sản xuất sẽ khoảng 3.200-3.500 đồng. Thí điểm thì làm thế được nhưng sắp tới, triển khai mở rộng cấp CMND thì phải tính toán. Chúng tôi muốn giá thành giảm xuống còn khoảng 2.500 đồng/phôi CMND là tốt nhất. Thế nên hiện giờ, chúng tôi đang tính toán xem nên nhập nhựa của đơn vị nào cho hợp lý mà vẫn bảo đảm tất cả yêu cầu về quản lý, giá thành và bảo mật” - ông Vệ cho biết. Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) - Tổng cục VII, cũng khẳng định mọi chuyện xuất phát từ việc trước đây, Tổng cục VII có đưa một số mẫu nhựa của các doanh nghiệp nước ngoài (tới chào hàng) đi sản xuất thử mẫu CMND. “Mẫu CMND có in dòng chữ specimen Huaxin còn sót lại, vô tình được đưa ra giới thiệu trong buổi gặp gỡ báo chí vừa qua mà thôi” - đại tá Dung cho biết. Theo Thế Kha NLĐ ===================Tôi sẵn sàng trả 5000 VND cho CMT 12 số, nếu nó không từ bất cứ một Cty nào của Trung Quốc. Tôi tin rằng nhiều người cũng nghĩ như tôi. Của rẻ là của ôi. Của đầy nồi là của không ngon. Ông cha ta đã để lại một cẩm nang như thế rồi.
    1 like
  8. Chân dung Chang Song-thaek - ông chú của Kim Jong-un Dantri.com.vn Thứ Ba, 10/12/2013 - 09:16 Chang Song-thaek, chú của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, được coi là một nhân vật quan trọng trong chính quyền trước khi ông bị sa thải vào tháng 12.2013. Việc sa thải ông Chang báo hiệu một sự rung động lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên. Chú ông Kim Jong-un bị bắt ngay tại phiên họp Triều Tiên hé lộ nguyên nhân phế truất chú ông Kim Jong-un Là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia (NDC) đầy quyền lực, ông đã ngồi ở trung tâm lãnh đạo của nhà nước cộng sản. Quan hệ gia đình của ông - và mối quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il được cho là nguyên nhân tạo ra ảnh hưởng đáng kể của ông đối với nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên. Một số nhà quan sát đánh giá ông nắm quyền lực đằng sau ngai vàng, tư vấn cho người cháu còn thiếu kinh nghiệm của mình. Cần được “giáo dục lại” Chang Song- thaek, một đảng viên và quản trị viên kì cựu, đã vượt qua rất nhiều trở ngại để đảm bảo vị trí của mình trong trung tâm của giới lãnh đạo. Khi người đàn ông trẻ tuổi đầy lôi cuốn gặp em gái Kim Jong-il là Kyung-hee tại trường đại học, cả hai đã bắt đầu quen nhau. Chủ tịch quá cố Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đã chống lại công đoàn vì hai người đến từ hai đảng xã hội khác nhau và ông đã buộc Chang thay đổi trường đại học. Nhưng ông đã nhượng bộ sau khi con gái cầu xin và sau đó đã cả hai được phép kết hôn. Họ có một người con gái nhưng được cho là đã chết. Ông Chang gia nhập hàng ngũ quản lý của Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) vào đầu năm 1970 và thăng tiến nhanh chóng. Năm 1992, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng. Một thập kỷ sau đó, ông tiếp tục giữ những cấp bậc cao trong cơ cấu quyền lực, là giám đốc của một bộ phận giám sát tất cả các cơ quan chính phủ và quân sự trong đảng. Lúc đó ông được xem như một trong những nhân vật quyền lực nhất trong cả nước. Nhưng vận may của ông đã thay đổi vào giữa năm 2004, bất chấp vị trí của mình trong gia đình họ Kim, ông bắt đầu biến mất khỏi công luận. Một báo cáo trích dẫn thông tin tình báo Hàn Quốc cho biết, ông bị quản thúc tại nhà ở Bình Nhưỡng. Những người khác đề nghị ông cần được gửi đi “giáo dục lại”. Không có nguyên nhân rõ ràng cho việc ông Chang bị sa thải, mặc dù các nhà phân tích cho rằng ông đã tạo dựng ảnh hưởng quá lớn. Dù lý do là gì, ông cũng đã không xuất hiện trở lại cho đến tháng 1.2006. Tuy nhiên sau đó, sự phục chức của ông đã diễn ra nhanh chóng. Ai sẽ khiến Kim Jong-un lắng nghe? Vào cuối năm 2007, ông Chang trở thành người đứng đầu bộ phận giám sát cảnh sát và tư pháp. Truyền thông nhà nước đưa tin ngày càng nhiều về sự hiện diện của ông bên cạnh Kim Jong-il trong các chuyến thăm láng giềng. Các nhà quan sát cũng cho rằng ông Chang đã đóng một vai trò nổi bật hơn khi Kim Jong-il suy yếu vì đột quỵ vào năm 2008. Với việc bổ nhiệm ông vào NDC năm 2009, vị trí lãnh đạo chủ chốt của ông Chang đã được thiết lập. Và vị trí của ông tiếp tục được nâng lên vào 2010 khi ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch cơ quan quân sự hàng đầu. Vào thời điểm đó, động thái này được xem như là việc sắp đặt nhân sự chủ chốt để đảm bảo một quá trình chuyển đổi trơn tru từ cha sang con trong trường hợp Kim Jong-il chết. Khi ông Kim chết gần 2 năm sau (2011), ông Chang trở thành nhân tố xuất chúng trong lễ tưởng niệm quốc gia vì nhà lãnh đạo đã mất. Vài tháng sau, như một dấu hiệu của quyền lực rõ ràng, ông Chang đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào tháng 8.2012. Chuyến thăm của ông đến Bắc Kinh tập trung vào các vấn đề kinh tế - một dấu hiệu cho thấy ông muốn cải cách nền kinh tế trì trệ của Triều Tiên. Ông Chang đã "làm rất nhiều việc vĩ đại để phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Trung Quốc và Triều Tiên", truyền thông quốc gia Trung Quốc trích lời ông Hồ Cẩm Đào. Sau đó hai bên đã ký một loạt thoả thuận kinh tế. Nhưng vào tháng 12.2013 truyền thông quốc gia Triều Tiên cho biết ông Chang đã bị sa thải vì "những hành vi phạm pháp". Một cuộc họp của Bộ Chính trị Ủy Ban Trung ương Đảng Lao động cầm quyền kết tội ông đã "phạm tội chống phá đảng, hành vi phe phái phản cách mạng như đục khoét sự thống nhất và gắn kết của đảng”. Bên cạnh tín hiệu thay đổi lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên, sự miễn nhiệm ông Chang cũng đặt ra câu hỏi về việc ai có thể khiến cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lắng nghe. Theo Vũ Thành Một thế giới/BBC ======================== Ai hả! Lên một wẻ xem siu: Sinh Xích Khẩu. Người thứ 3 trong bộ máy quyền lực này đã ủng hộ ngài Kim Jong Un. Theo quẻ này thì tại Triều Tiên có hai phương hướng phát triển kinh tế và chỏi nhau. Bởi vậy, một phương hường phải bị sai.Các cụ nhà ta có câu ví: Công anh bắt tép nuôi cò. Đến khi cò lớn, cò dò lên cây. Bởi vậy, anh cáu lên, anh đem ống sì đồng để dọa cò.Hì! Nếu Lão Gàn đoán sai: Hai miền Cao Ly không thống nhất thì hậu quả rất xấu cho dân tộc này!
    1 like
  9. Ai sẽ chấm dứt biểu tình ở Thái Lan? Thứ Hai, 09/12/2013 - 22:03 (Dân trí) - Sau vài ngày tạm lắng, chính trường Thái Lan lại sôi sục căng thẳng khi phe đối lập quyết tâm được thua với chính phủ của bà Yingluck Shinawatra. Câu hỏi đặt là ai có đủ sức nặng đẩy lùi các cuộc biểu tình này? Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, cựu Thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva (áo trắng) tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12. Sức hút của Nhà vua N ếu nhìn vào những diễn biến bất ngờ ở thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm 4/12, hẳn không ít người tin rằng chỉ có Nhà vua Bhumibol Adulyadej - người được nhân dân Thái Lan sùng kính - mới có thể giúp hạ nhiệt không khí căng thẳng hiện nay. Niềm tin càng được củng cố khi những người biểu tình đột ngột thay đổi thái độ sau nhiều ngày đối đầu căng thẳng với chính phủ vì một lý do duy nhất: hôm sau là ngày sinh nhật lần thứ 86 của Nhà vua. Trong chốc lát, những người biểu tình đã chuyển từ thái độ giận dữ sang vui vẻ ra về, thậm chí một số người còn "tay bắt, mặt mừng" và tặng hoa cảnh sát trong khuôn viên Tòa nhà chính phủ, một hình ảnh trái ngược hoàn toàn với những cuộc đụng độ xảy ra trước đó vài ngày. Tinh thần dân tộc và tình cảm sùng kính dành cho Nhà vua đã kéo những con người ở hai chiến tuyến chút chốc xích lại gần nhau. Trong thông điệp phát đi vào đúng ngày sinh nhật, Nhà vua Bhumibol Adulyadej đã kêu gọi cả nước đoàn kết vì sự ổn định, ám chỉ kế hoạch nối lại biểu tình của phe đối lập trong ngày 9/12 nhằm lật đổ bằng được chính phủ của bà Yingluck Shinawatra và hạn chế ảnh hưởng chính trị của anh trai bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và hiện đang phải sống lưu vong ở nước ngoài. "Đất nước Thái Lan đã có thời gian dài sống trong hòa bình bởi mọi người dân đều đoàn kết. Mỗi người dân Thái Lan nên tự nhận thấy điều này và hoàn thành vai trò của mình để mang lại lợi ích cho đất nước, đó là sự ổn định và an ninh của đất nước", Nhà vua phát biểu tại lễ kỷ niệm sinh nhật có sự tham gia của các nhân vật cấp cao, trong đó có Thủ tướng Yingluck, các chính khách đối lập và các tướng lĩnh quân đội. Phát biểu của Nhà vua đã được phát sóng rộng rãi trên tất cả các kênh truyền hình ở Thái Lan với mong muốn truyền đi tư tưởng đoàn kết rộng rãi trong thời điểm quốc gia đang bị chia rẽ sâu sắc. Thông điệp đó, ở góc độ nào đó, cũng đã tác động được đến tâm thức của phần lớn người dân Thái Lan khi trong ngày sinh nhật Nhà vua, mọi người dân - bất luận thuộc phe Áo đỏ hay Áo vàng - đều quên đi những hiềm khích để khoác trên mình chiếc áo mang màu hoàng gia và đổ ra đường chúc mừng sinh nhật Nhà vua. Thế nhưng, niềm vui chẳng tày gang. Ngay trong lúc ăn mừng sinh nhật Nhà vua, vẫn có không ít người nhắc đến kế hoạch lật đổ Thủ tướng Yingluck khi nhìn thấy hình ảnh bà xuất hiện trên truyền hình. "Chúng tôi sẽ lại biểu tình", "Chúng tôi sẽ biểu tình cho đến khi giành được chiến thắng" là những câu được nhiều người nhắc tới nhất. Và đúng như tuyên bố trên, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình trong sáng 9/12 và bao vây Tòa nhà chính phủ, bất chấp những tuyên bố "đấu dịu" trước đó của bà Yingluck về việc giải tán Quốc hội, tiến hành tổng tuyển cử sớm hay thậm chí bà sẽ từ chức thể theo nguyện vọng của người dân. Thủ lĩnh lực lượng biểu tình Suthep Thaugsuban, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan, còn tuyên bố đây là "trận chiến cuối cùng" và "sẽ không về nhà nếu không đạt được mục đích (lật đổ chính phủ)". Nhiều nhà quan sát cho rằng phe đối lập Thái Lan đang chơi lại nước cờ cũ khi sử dụng sức mạnh đường phố để kích động quân đội ra tay, tương tự như những gì đã làm trong cuộc biểu tình dẫn tới đảo chính 7 năm về trước lật đổ anh trai bà Yingluck. Trong bối cảnh đó, mọi ánh mắt giờ đây đang đổ dồn về phía quân đội, lực lượng hậu thuẫn giới thượng lưu hoàng gia và tầng lớp trung lưu ở Bangkok. Và vai trò quyết định của quân đội Sau sinh nhật Nhà vua, có vẻ trọng trách xử lý khủng hoảng chính trị đang đè nặng lên vai quân đội. Mặc dù Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha và các nhà lãnh đạo quân sự khác chưa hề hé lộ ý định giải quyết cuộc khủng hoảng nhưng theo giới quan sát, sớm muộn thì lực lượng này cũng sẽ có những hành động cụ thể hoặc đóng vai trò hòa giải giữa các bên. "Sớm hay muộn quân đội cũng sẽ phải tham gia. Người ta cũng không nên loại trừ khả năng xảy ra đảo chính quân sự nếu như chính phủ dân sự không đủ khả năng chấm dứt bạo lực đường phố", học giả nổi tiếng Pavin Chachavalpongpun làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto nhận định. Theo ông Pavin Chachavalpongpun, Thái Lan đã quá quen với các cuộc đảo chính quân sự bởi trong suốt 80 năm qua, đất nước này đã trải qua tổng cộng 18 diễn biến tương tự. Cuộc đảo chính gần đây nhất là vào năm 2006 khi giới quân đội hoàng gia lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin, người đang sống lưu vong nhưng được cho là vẫn điều khiển chính trường Thái Lan thông qua bàn tay của em gái, Thủ tướng đương nhiệm Yingluck. Nếu xét theo những chuyển động chính trị tại Thái Lan hiện nay, có thể nhận thấy lực lượng quân đội không mấy ưa thích chính quyền đương nhiệm. Thế nhưng giới lãnh đạo quân đội vẫn tỏ ra dè dặt, có vẻ không muốn tái diễn cuộc đảo chính năm 2006 vốn là căn nguyên dẫn đến tình trạng bất ổn dai dẳng nhiều năm qua. Đây là lý do vì sao quân đội Thái Lan quyết định chỉ hành động rất chừng mực: phái binh sĩ không vũ trang hỗ trợ lực lượng cảnh sát bảo vệ trật tự an ninh. Trong khi đó, trên bình diện chính trị, quân đội đã cố gắng tạo điều kiện tối đa cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Yingluck và lãnh đạo phong trào biểu tình Suthep Thaugsuban hôm 1/12. Mặc dù cuộc gặp này không đạt kết quả song Tướng Prayut Chan-O-Cha cho biết quân đội sẽ "để cho vấn đề được giải quyết bằng các biện pháp chính trị", đồng nghĩa với việc quân đội không ra tay. "Cho tới thời điểm gần đây, quân đội vẫn đứng ngoài cuộc khủng hoảng chính trị, nhưng tôi cho rằng họ đang có xu hướng can dự sâu hơn vào cuộc xung đột để giúp phá vỡ thế bế tắc. Đó chính là điều mà các nhà lãnh đạo biểu tình mong muốn. Tuy nhiên, quân đội ý thức được rằng sự can thiệp của họ có thể sẽ gây rối loạn xã hội về lâu dài", chuyên gia Thitinan Pongsudhirak của trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok nói. Có lẽ rút kinh nghiệm từ cuộc đảo chính trước, giới tướng lĩnh quân đội - những người tự coi mình là người bảo vệ nền quân chủ Thái Lan - sẽ không dễ dàng để bị cuốn vào vòng xoáy mới, nhất là khi phong trào Áo đỏ nay đã mạnh hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, nếu buộc phải lựa chọn, họ sẽ không ngần ngại đứng về phía người dân và kín đáo gây áp lực với chính quyền dân sự cho dù đang chịu sự chỉ huy trực tiếp của Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Yingluck. Đức Vũ ========== Cũng để nghiệm lý về sức mạnh vũ trụ xem thế nào?!
    1 like
  10. LẠM BÀN CỦA LÃO SAY - Theo ý cá nhân lão say này thì lão lại thiên về về giờ mùi. - Giờ mùi thì năm nay có những tính chất sau: Lưu đại hạn cung Tý (Thân cư Phúc ) nhưng phúc mỏng phận bạc do Dương, Kiếp, Kỵ chính chiếu. THÂN cung là biến lại gặp Thiên Hình, Thiên Lương, Thiên sát ở đây (Kỵ ,hình, kiếp) - đây là cách vô cùng xấu. Thiên hình chủ về mổ xẻ , dao kéo.. cũng là cách kiện tụng (nếu là pháp luật). Kiếp lại là kiếp nạn -Cung mệnh : Cự Đồng Linh và xung chiếu là Không và cách tang hổ (nam tang hổ hữu tài uyên bác, Nữ hổ riêu vô sự quả ưu) . - Cung tật ách: Giáp Không Kiếp lại là cách Vũ Phá tại tị, Xét về vận hạn như vậy :THÂN cung thiên hình ứng vào việc mổ xẻ, Tại cung này năm nay lưu thêm lộc tồn, và cung xung đương nhiên là Phi Liêm . Thiên lương Tuần là 1 vòng luẩn quẩn đồng nghĩa với việc thân thể bị bọc gói. Thiên hình tại đây cũng đồng nghĩa với việc thên thể dễ bị chia (phi Liêm) - Hỏa tinh, Hóa Kỵ - Có thể bị đốt thiêu hoặc hóa chất xử lý xác, còn lại 1 bộ phận nào đó được đem chôn (Lộc tồn +tuần) số bị thiêu đốt hoặc xử lý có thể là đem vứt ra trôi sông (Kỵ Kiếp) Phương vị của vật còn lại đang chôn (phương bắc) Tý Tiểu hạn tại mùi Liêm sát là lộ thượng mai thi. Cung này có đà la nên việc này có nhiều người tham gia (5-7 người) Việc tìm ra sẽ rất chậm. kéo dài ngày cung mộ thổ nên có thể lên đến 100 ngày (bách nhật ) sẽ tìm thấy một phần thân thể (bao gồm có vết máu (Hồng), xương (hổ) và có thể có cả dụng cụ (kình)). Vài lời lạm bàn! Kính
    1 like
  11. Xin lỗi tôi mạn phép chen vào đây 1 chút khi đi ngang qua đây thấy vì trên topic cũng có ghi tên tôi hỏi.Kế tiếp là có lời để anh Loccotu khỏi hiểu lầm là tôi đả phá anh nhưng vì qua mấy lần của những năm trước đây cũng có 1 vài trường hợp như vậy, có người hỏi rồi được tư vấn là cứ chạy hết gas vì cơ hội thời vận đã đến trong khi đó tôi thì khuyên nên nếu có tin người tư vấn đó thì cũng nên chừa 1 chút thủ thân ... và kết qủa năm sau người được tư vấn lên báo cáo vì nghe lời tư vấn kia mà cháy túi gần sạch vốn may còn nghe lời tôi mà còn chừa 1 chút lại hậu thân. theo tôi chiếu theo sách năm tới cô nầy hạn nhập cung nô bộc có thiên -thương là cách như Khổng Tử bị vây trên núi mà kiệt lương đói khổ , Phu Tử tại tần đã tuyệt lương Thạch Sùng cự phú gia không vong Thiên thương gia ác diệuTrọng Ni tuyệt lương, Dặng Thông vong. thêm nữa han đến Lộc+tuyệt +hao là cách phá sản khuynh gia bại sản . Còn lại mâý năm kia thì tôi đồng ý với anh Locotu , nếu cháu muốn sanh thêm thì năm Mùi sẽ toại nguyện nhưng thai đậu có thể hơi muộn.
    1 like
  12. Bởi vậy, cụ Nguyên Du mới phán rằng:Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Ai nghĩ ra cái gì mà chẳng tự cho rằng đúng. Nhưng nó có thật đúng không thì là là chuyện khác. Thế gian luôn cần những chuẩn mực để phân định. Từ chuyện kẻ ăn mày, ve chai, lông vịt cho đến quan hệ quốc tế cũng thế cả. Không có chuẩn mực thì loạn. Vậy thôi.
    1 like