-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 05/12/2013 in all areas
-
Đôi lời góp ... vui! Ở đây, NASA muốn nói về "nước" có công thức hóa học là H2O. Nhận thức không nhất thiết phải có tốc độ lớn hơn so với vật được nhân thức. Nhận thức có thể dựa vào lịch sử và phát triển trên cơ sở suy luận, kinh nghiệm và thông tin. Nếu thiếu thông tin vẫn có thể suy luận theo kinh nghiệm và lịch sử, tuy nhiên, khả năng tiên tri có thể kém chính xác hơn. Nếu vạn vật trong Vũ trụ có cùng lịch sử ra đời, thì về nguyên tắc vẫn có thể tiên tri được dù gần đây, chằng có thông tin nào của đối tượng cần tiên tri do "nó" ... "chạy" nhanh quá!!! (sai số chắc là lớn!!!). Cái này thì hiển nhiên rồi. Đến đứa trẻ con cũng đúng trong "hệ thống" của nó mà!Điều này chỉ là nói về tính "không sai" (không mâu thuẫn) trong suy luận logic thôi. Nhung vấn đề là ở chỗ, nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà thôi. Giới hạn nào của thực tế khách quan đó? Có giới hạn nào cho lý thuyết của họ không? Thật ra, cả Newton và Einstein đều đúng trong miền giới hạn nhất định của thực tế khách quan tương ứng với lý thuyết của họ (khi bỏ qua một vài sai số). Nhưng mâu thuẫn là ở chỗ, họ và hầu hết những người theo họ lại cứ nghĩ rằng lý thuyết của họ đúng trong mọi trường hợp, nghĩa là trong toàn Vũ trụ. Nhưng ngay cả những người không nghĩ mhư thế cũng khó mà chỉ ra miền xác định cho lý thuyết của họ. Einstein đã chỉ ra miền xác định của Newton, vậy ai sẽ chỉ ra miền xác định của Einstein ? Vì tính không giới hạn của mình, chắc chắn Lý học Đông phương sẽ đảm nhận thành công vai trò đó. Có lẽ không lâu nữa đâu! Thân ái!2 likes
-
Ngẫm Nghĩ
Thiên Sứ and one other liked a post in a topic by yeuphunu
Không thể chối bỏ Triệu Đà và nước Nam Việt? Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Bài viết của tác giả Hà Văn Thùy đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An về vấn đề Triệu Đà và nước Nam Việt - một vấn đề lịch sử đang có nhiều ý kiến khác nhau. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc. Năm 257 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử đất nước. Tuy nhiên, giới sử gia miền Bắc vào thập niên 1960 phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử. Từ đó tới nay, trong dư luận xã hội cũng như học giới có nhiều ý kiến không đồng tình với việc làm trên, đưa ra nhiều bằng chứng cùng luận cứ cho thấy nhà Triệu là nhà nước của người Việt. Bản thân người viết cũng hơn một lần lên tiếng về việc này. Nay xin trình bày những di hại của việc trục xuất nhà Triệu khỏi chính sử. Truyền thuyết cũng như chính sử Việt Nam ghi rằng, Xích Quỷ là nhà nước đầu tiên tiên của người Việt được thành lập năm 2879 TCN. Sau này, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng hình thành trên cương vực của nước Xích Quỷ. Vào thời Chiến Quốc, nhà nước Văn Lang tan rã, một số thủ lĩnh khu vực thành lập những nhà nước của người Việt như Ngô, Việt, Sở… Tần Thủy Hoàng diệt nước Sở, sáp nhập đất đai cùng dân cư nước Văn Lang cũ vào đế chế Tần. Khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà, một viên huyện lệnh người Việt đã lãnh đạo dân Việt phía nam Dương Tử lập nước Nam Việt. Việc Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào mình, về bản chất lịch sử không khác gì việc Quang Trung diệt nhà Lê Trịnh để lập Đại Việt thống nhất bao gồm cả vùng đất phía Nam. Dù gì đi nữa, cũng không thể bác bỏ sự thật là, trong một thế kỷ tồn tại, Nam Việt là cái cầu, là sợi dây nhau cuối cùng kết nối Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt. Vì vậy, việc trục xuất nhà Triệu khỏi sử Việt đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng sau: Tước bỏ tư cách thừa kế của người Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt. Từ những phát hiện của di truyền học đầu thế kỷ XXI cho thấy, người Việt không chỉ sinh sống lâu đời ở Nam Dương Tử mà hàng vạn năm trước là chủ nhân của đất Trung Hoa. Trên đất này, đại tộc Việt đã làm nên những nền văn hóa rực rỡ. Tước bỏ vai trò chủ nhân Việt đối với ngôn ngữ gốc mà người Trung Hoa đang sử dụng hiện nay. Trong tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt Quảng Đông được coi là ngôn ngữ gốc. Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng Đông chính là ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng 15.000 năm trước. Tước bỏ vai trò sáng tạo chữ Giáp cốt của người Việt. Chữ Giáp cốt được phát hiện đầu tiên vào thời nhà Ân ở Hà Nam. Nhưng khảo cổ học xác định rằng tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước đã có ký tự hình vẽ trên yếm rùa. Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây phát hiện ký tự tượng hình khắc trên xẻng đá có tuổi 4000 tới 6000 năm trước. Những ký tự kiểu Giáp cốt này xuất hiện trước khi người Hoa Hạ ra đời. Do vậy nó hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo của người Vịệt. Tước bỏ mối liên hệ huyết thống và văn hóa với những bộ tộc người Việt đang sống trên đất Trung Hoa. Những khám phá lịch sử cho thấy, trước cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng thì phần lớn đất Trung Hoa do người Việt làm chủ: Thục và Ba phía tây nam; Ngô, Sở, Việt ở trung tâm và phía đông; Văn Lang phía nam. Do cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng, phần lớn đất đai và dân cư Việt bị sáp nhập vào đế chế Tần. Trong phần đất bị chiếm, đại bộ phận người Việt bị Hán hóa. Tuy nhiên, có không ít nhóm Việt không chịu đồng hóa, đã lui sâu vào cư trú trong vùng rừng núi. Lâu dần, từ người Lạc Việt – tộc đa số trong dân cư- họ bị thiểu số hóa. Những nhóm người như tộc Thủy, Bố Y ở Quý Châu vẫn giữ nhiều nét văn hóa Việt cổ, có thể nói đó là nền văn hóa Việt hóa thạch. Nếu nghiên cứu văn hóa của những tộc người bà con này, chắc chắn sẽ khám phá lại nhiều điều quý giá của văn hóa Việt cổ. Đặc biệt tộc Thủy với 340.000 người vẫn giữ được sách Thủy (Thủy thư -水书) viết bằng chữ Thủy (Thủy tự), loại chữ tượng hình gần gũi Giáp cốt văn nhưng hành văn theo cách nói xuôi của người Việt, một loại văn tự hóa thạch sống, được Trung Quốc coi là bảo vật. Mất quyền thừa kế với truyền thống và văn hóa Nam Việt. Sáp nhập đất đai và dân cư Âu Lạc, Nam Việt thành quốc gia lớn trong khu vực. Trái với quan niệm phổ biến cho đến nay là Triệu Đà dùng kế sách “nội đế ngoại vương” (bên trong xưng đế nhưng đối với nhà Hán thì xưng vương), suốt đời mình, Triệu Đà xưng danh hiệu Triệu Vũ Đế và cháu ông cũng xưng đế mà bằng chứng là chiếc ấn bằng vàng, kich thước 310 x 310 mm (lớn hơn mọi con ấn của vua Hán) khắc bốn chữ Văn Đế hành tỷ (文帝行璽) tìm thấy trong lăng mộ. Sau khi phát hiện lăng mộ Triệu Văn Đế, người Trung Hoa đã lập khu trưng bày di tích này với khoảng 2500 hiện vật đặc sắc, trong đó đại đa số là thuộc văn hóa Việt. Do coi đây là của người Trung Hoa nên giới sử học Việt chưa hề có nghiên cứu nào về di chỉ quan trọng này. Để mất những mối liên hệ trên, không chỉ là nỗi đau của người Việt Nam, dòng cuối cùng của Bách Việt còn độc lập và giữ được cương thổ. Nguy hại hơn, nó cắt đứt mối liên hệ với quá khứ, khiến cội nguồn, lịch sử và văn hóa Việt trở nên chông chênh trên không chằng, dưới không rễ! Từng có cuộc tranh biện giữa học giả hai nước Trung Việt về trống đồng Vạn Gia Bá và Đông Sơn, cái nào có trước? Do từ chối Nam Việt nên học giả Việt Nam bỏ mặt trận, thúc thủ lui về biên giới Việt Nam hiện tại, để rồi cố sức một cách vô vọng cho rằng trống Đông Sơn có trước! Nếu không tự từ bỏ Nam Việt, học giả Việt Nam có thể dõng dạc tuyên bố: “Với công nghệ định tuổi đồ đồng hiện nay cùng tình trạng cổ vật khi thu hồi, không thể định tuổi chính xác hai loại trống đồng trên. Tuy nhiên điều này không thật có ý nghĩa vì trống Đông Sơn cũng như Vạn Gia Bá đều là sản phẩm sáng tạo của người Lạc Việt, tổ tiên chúng tôi trên đất đai mênh mông của người Lạc Việt từ nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam, ở thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên!” Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Bởi vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc và kĩ càng về vấn đề này và các vấn đề khác của lịch sử dân tộc. HÀ VĂN THÙY (TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN) ================================================== Đáng suy ngẫm2 likes -
Tình báo Đài Loan: Đang bàn với Trung Quốc về ADIZ ở Biển Đông Hồng Thủy Thứ năm 05/12/2013 07:00 (GDVN) - Trường hợp Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở Biển Đông bao trùm cả khu vực ADIZ của Philippines, lúc đó quân đội Đài Loan sẽ phải tính toán phương án có nên nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh hay không. Sái Đắc Thắng, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan. Thông tấn xã Đài Loan ngày 4/12 cho biết, trong phiên điều trần trước Viện Lập pháp Đài Loan, Sái Đắc Thắng, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan khẳng định, Đài Bắc luôn duy trì nhiều kênh liên lạc với Bắc Kinh và hiện đang trao đổi với đại lục về cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc dự định sẽ tuyên bố ở Biển Đông. Qua các kênh trao đổi thông tin đặc biệt giữa 2 bờ eo biển Đài Loan, Sái Đắc Thắng cho biết Đài Bắc đã nói với Bắc Kinh động thái áp đặt ADIZ ở Hoa Đông "không phải hành động thân thiện và Đài Loan không chấp nhận". Về vấn đề Trung Quốc dự định áp đặt (bất hợp pháp) ADIZ ở Biển Đông, Sái Đắc Thắng khẳng định giới chức Đài Loan đang bàn bạc, trao đổi với Trung Quốc đại lục về việc này. Dương Ứng Hùng, Nghị sĩ Quốc dân đảng chất vấn, nếu Bắc Kinh áp đặt (bất hợp pháp) ADIZ ở Biển Đông, thì đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo Ba Bình hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép) sẽ nằm trong phạm vi này, Đài Bắc nên phản ứng ra sao? Dương Ứng Hùng, Nghị sĩ Quốc dân đảng Đài Loan. Sái Đắc Thắng cho biết, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công khai tuyên bố, "khi cần thiết" Bắc Kinh sẽ tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Đài Bắc đang trao đổi với Bắc Kinh vấn đề này và nói với phía Trung Quốc rằng, thực hiện áp đặt ADIZ ở Biển Đông sẽ là một hành vi "không thân thiện". Ông Thắng nói thêm, nếu Trung Quốc đơn phương tuyên bố ADIZ ở Biển Đông, máy bay vận tải quân sự C-130 Đài Loan vẫn sử dụng bay ra đảo Ba Bình, Trường Sa sẽ phải đi men theo sát vành đai ADIZ của Philippines ở Biển Đông. Trong trường hợp Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở Biển Đông bao trùm cả khu vực ADIZ của Philippines, lúc đó quân đội Đài Loan sẽ phải tính toán phương án có nên nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh hay không. Về việc tại sao Bắc Kinh điều cụm tàu sân bay Liêu Ninh từ Bột Hải xuống Biển Đông, Sái Đắc Thắng cho rằng do vào mùa đông vùng biển gần cảng Thanh Đảo đóng băng và không phù hợp cho hoạt động huấn luyện nên Bắc Kinh tạm điều cụm tàu này xuống Tam Á, đến mùa xuân sang năm sẽ điều quay trở lại Thanh Đảo. Dương Ứng Hùng đặt câu hỏi Sái Đắc Thắng đánh giá thế nào về phản ứng của Mỹ trong vụ Bắc Kinh áp đặt ADIZ ở Hoa Đông, Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan cho biết: Nguyên tắc quan trọng nhất của Mỹ là không để mất kiểm soát Hoa Đông, càng không thể để xảy ra chiến tranh. Do đó phả ứng của Washington đối với ADIZ Hoa Đông, về mặt quân sự thì Mỹ phản đối, về hàng không dân dụng thì thông báo cho Bắc Kinh, một mặt vỗ về Nhật Bản, mặt khác tìm cách nói chuyện với Trung Quốc. ====================== Bởi vậy, không chính danh nên nó thành lố bịch như thế. Leo mựa! Phân tích thế thì con mẹ ve chai nào chả phân tích được! Đấy không phải là phân tích. Mà là mô tả thực tế đang xảy ra. Cục trưởng an ninh quốc gia thoong manh như vậy. Thảo nào! Trung Quốc cài gián điệp lên đến tướng trong quân đội Đài Loan.1 like
-
Nhu vậy, theo Dala, Ý thức không phải là hiện tượng Tự nhiên ư???Theo tôi, ý thức cũng là hiện tượng tự nhiên. Chỉ có điều, Vật lý hiện đại không có khả năng nghiên cứu nó mà thôi. Đó cũng là một giới hạn của khoa học hiện đại. Do đó, theo tôi, chẳng thể tìm được TOE bằng con đường của khoa học ngày nay, cho dù họ có thống nhất được tất cả các loại lực tự nhiên hay các lý thuyết vật lý đang biết đi chăng nữa. Học thuyết ADNH mới là một lý thuyết khoa học nghiên cứu và có khả năng nghiên cứu "tất tần tật" những hiện tương của tự nhiên, kể cả những thứ mà vật lý học chẳng có tý khái niệm nào (ví dụ như tâm linh, linh hồn, tâm lý, phong thủy, tướng số, ...). Thân ái!1 like
-
TƯ LIỆU LIÊN QUAN Bất ngờ phát hiện nhiều nước trên sao Hỏa Thứ Sáu, 27/09/2013 16:15 (NLĐO) - Một phân tích được thực hiện trên tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity đang gây bất ngờ lớn khi phát hiện một lượng hơi nước đáng kể trên vùng đất này. Tàu Curiosity lấy mẫu đất trên sao Hỏa, đun nóng và phân tích thành phần. Ảnh: NASA Các nhà khoa học đã cho tàu Curiosity lấy một lượng nhỏ đất trên bề mặt hành tinh đỏ và đốt nóng lên. Kết quả thật bất ngờ khi thấy nhận thấy dòng hơi thoát lên chính là H2O. TS Laurie Leshin - nhà nghiên cứu của dự án Curiosity cùng các đồng sự - khẳng định trên Tạp chí Khoa học của Mỹ rằng khoảng 2% bề mặt đầy bụi của sao Hỏa là nước. Đây có thể là nguồn tài nguyên hữu ích cho các nhà du hành trong tương lai. “Nếu chúng ta đem khoảng 1 feet khối (0,028317 m³) đất đốt nóng lên đến vài trăm độ bạn sẽ thu được khoảng 946 ml nước, tương đương 2 chai nước mọi người vẫn mang khi đi thể dục. Đất trên sao Hỏa thật thú vị bởi có vẻ như ở bất kỳ đâu cũng giống nhau. Nếu bạn là một nhà thám hiểm, điều này thực sự là tin tốt bởi bạn có thể dễ dàng lấy nước từ bất kỳ đâu”, TS Leshin giải thích. Thông tin về sự có mặt của nước trong các thành phần mịn của đất chỉ là một phần trong số hàng loạt thông tin được Tạp chí Khoa học đăng tải. Đá bị gió bào mòn thành hình kim tự tháp trên sao Hỏa. Ảnh: NASA Vài dữ liệu trong bài viết từng được công bố tại các hội thảo khoa học và các buổi họp báo của NASA. Tuy nhiên, lần công bố chính thức này giúp cộng đồng các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ từng chi tiết về lượng nước trên sao Hỏa. Công bố của TS Leshin và công sự liên quan đến việc phân tích một mẫu vật được thực hiện tại Rocknest, một đống cát cách nơi Curiosity hạ cánh khoảng 400 m trên nền của miệng núi lửa Gale hồi tháng 8-2012. Các robot sử dụng các công cụ để nhặt, sàng và chuyển mẫu bụi sao Hỏa này tới một thiết bị có tên là Sam được giấu bên trong thân của nó. Sam có thể đun nóng mẫu vật và xác định các thành phần trong đất. Ví dụ, nếu Curiosity đã ghi nhận một lượng đáng kể carbondioxide, điều này có nghĩa là có muối cacbonat trong mẫu đất đó. Cacbonat hình thành với sự có mặt của nước. Robot cũng thấy sự hiện diện của ôxy và clo - một dấu hiệu mà nhiều người đã trông đợi sau những nghiên cứu tương tự về sao Hỏa được tàu Phoenix của NASA thực hiện năm 2008. Nếu việc tìm thấy nước là tin tốt lành thì bên cạnh đó vẫn có một tin xấu khác đi kèm. TS Leshin cho biết “Chúng tôi nghĩ rằng có một thành phần của một khoáng chất gọi là perchlorate, chúng chiếm khoảng 0,5% tỉ trọng trong đất. Nếu phát hiện ra nước là một tin tốt thì việc tìm thấy perchlorate lại là tin xấu. Nó có thể ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp. Do đó, nó sẽ gây ra vấn đề nếu người nào đó hít phải một số bụi mịn trên sao Hỏa. Đây là điều chúng ta cần biết để chuẩn bị cho sau này”. H.Trang (Theo BBC) =============== Tôi chưa tin sự xác định của máy phân tích trên tàu thăm dò sao Hỏa cho rằng tìm thấy hơi nước khi đốt nóng mẫu vật. Bởi vì hàng tỷ năm qua, chính sao Hỏa đã qúa đủ nóng để không còn "hơi nước" nếu có trên bề mặt của nó. Vấn đề không hề đơn giản chỉ là thấy "nước", mà còn là mối liên hệ tương tác của cả một khối lượng đồ sộ gọi là "nước" theo miêu tả của Nasa trên hành tinh này. Thật vô lý khi "nước" đã từng có trên sao Hỏa mà lại không hề để lại những hệ quả của nó.1 like
-
5 hành tinh ngoài hệ mặt trời có... nước! Thứ Năm, 05/12/2013 08:20 (NLĐO)- Hai nghiên cứu cho thấy kính thiên văn không gian Hubble của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã phát hiện nước ở khí quyển của 5 hành tinh xa xôi bên ngoài hệ mặt trời. NASA tung clip sao Hỏa lênh láng nước Bất ngờ phát hiện nhiều nước trên sao Hỏa Hai nhóm nghiên cứu căn cứ vào thiết bị ghi hình của kính Hubble để phân tích ánh sáng ngôi sao đi qua khí quyền của 5 hành tinh WASP-17b, HD209458b, WASP-12b, WASP-19b and XO-1b. Tất cả 5 hành tinh tình nghi có nước đều rất nóng, có kích thước tương đương với sao Mộc và khó có khả năng tồn tại sự sống. Tuy nghiên các nhà khoa học cho rằng phát hiện nước ở khí quyển vẫn là dấu hiệu lạc quan trong việc tìm kiếm những hành tinh xa xôi có thể hỗ trợ cho sự sống. Cả 5 hành tinh có nước đều rất nóng và có bụi mù bao phủ - Ảnh Space Trưởng nhóm nghiên cứu Avi Mandell thuộc Trung tâm Du hành Không gian Goddard của NASA cho biết: “Chúng tôi tin cậy vào những dấu hiệu mà chúng tôi thấy ở nhiều hành tinh. Công trình này thực sự mở ra cánh cửa để so sánh có bao nhiêu nước hiện diện ở những bầu khí quyển của nhiều dạng hành tinh ngoài hệ mặt trời, so sánh nhiệt độ của chúng. Trưởng nhóm nghiên cứu khác là Drake Deming thuộc ĐH Maryland nói: “Phát hiện khí quyển của một hành tinh ngoài hệ mặt trời rất khó khăn nhưng chúng tôi có thể rút ra những tín hiệu rất rõ là nơi đó có nước”. Nhóm nghiên cứu này cho rằng trước đây người ta từng nghĩ rằng nước tồn tại ở một số hành tinh ngoài hệ mặt trời và công trình mới có thể mô tả chi tiết hơn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, dấu hiệu của nước khó được thấy rõ như mong đợi do tất cả 5 hành tinh được được bao phủ bằng bụi mù. Tr. Lâm (Theo Space) =============== Trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - về hệ thống phân loại chính là khái niệm Ngũ hành. Hành đầu tiên sinh trong sự vận động từ khởi nguyên vũ trụ là hành Thủy. Biểu tượng của hành Thủy là "nước" với một ví dụ dễ hiểu là "nước" trên trái Đất. Nhưng hành Thủy thì không phải là "nước" theo nhận thức như "nước" trên trái Đất. Khái niệm Ngũ hành và cụ thể là hành Thủy - là một sự mô tả tập hợp phân loại tất cả những thuộc tính của hành này - theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của vũ trụ. Tất nhiên, trong qúa trình tiến hóa đó, sự phân loại thuộc hành Thủy, không phải là "nước" như bây giờ trên trái Đất. Và tất nhiên, sự tương tác với các môi trường hình thành nên các thiên thể hoàn toàn không thể giống như điều kiện như trên trái Đất. Tất nhiên, nó không thể tạo ra "nước" như trên Trái Đất. Nhưng nó có thể tạo ra những cấu trúc vật chất nằm trong tập hợp hành Thủy của vũ trụ trong sự phân loại của Ngũ hành. Không bao giờ có "nước" ở bất cứ một hành tinh nào ngoài Địa cầu, theo khái niệm "nước" như trên trái Đất này. Tiên đoán: Bây giờ và cả trong tương lai phát triển của nền văn minh hiện đại, sẽ chẳng bao xác định bằng thực chứng bất kỳ một hành tinh , hoặc thiên thể nào có "nước" theo khái niệm về nước trên trái Đất.1 like
-
Linh Mục Giáo Sư Hoàng Sĩ Quý, Thạc Sĩ*** Triết Học Sorbonne, Pháp, Giáo Sư Triết Học Ấn Độ và Sankrist tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975, hiện sinh sống tại Việt Nam, tiếp tục nghiên cứu về phương đông học và tôn giáo. Khi đọc Triết sử Ấn Độ của tác giả này tôi rất tôn trọng, nhưng khi đọc cuốn Vấn đề đối thoại tôn giáo thì thực sự không ngờ: nội dung khoe khoang, hơm hĩnh "Hạ mục vô nhân" đối với các dân tộc và tôn giáo khác. Xem Kito là văn minh, còn hầu hết các nơi là man di, nhưng vì văn hóa Hy Lạp ngay cạnh quá rực rỡ nên cũng đôi chút "chiếu cố". Ngay cả linh mục triết gia Kim Định nổi tiếng còn chưa viết vậy, mà sau này chỉ xiển dương Nho giáo và văn hóa Việt. Lạ lùng, tác giả ta thán: khi Nhật Bản thua trận thì Kito sao không mở rộng luôn đi, đến nay èo uột vậy. Hình như tác giả thân xác người Việt, nhưng linh hồn Roma. Nội lực và tự thân là chính, tha lực chỉ trợ giúp, còn nếu "phụ thuộc hoàn toàn" tha lực thì nói chuyện "tìm Đạo" và viết "về Đạo" như mò kim đáy biển, còn lên "thiên đường" chỉ là ngớ ngẩn. Đọc cuốn này, thì thay vì Đối thoại thành Đối đấm, ngay người không theo Đạo cũng hiểu ý đồ gì trong nội dung rồi, Chán ngán. CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI Nguyễn Xuân Quang Bài viết này trả lời hai câu câu hỏi chúng ta thường đặt ra là tại sao con cóc là cậu ông trời? Và các tượng lưỡng cư ngồi ở mé trống đồng âm dương Đông Nam Á là những tượng cóc hay ếch? Mặt khác cũng cho thấy Tiếng Việt (thật là) Huyền Diệu có thể giúp người đọc Học Anh ngữ Bằng Tiếng Việt và ngược lại người ngoại quốc có thể học Tiếng Việt bằng Anh ngữ. Chúng ta có bài đồng dao Con cóc là cậu ông trời, Ai mà đánh nó thì trời đánh cho. Câu hỏi được đặt ra là tại sao con cóc lại là cậu ông trời? Trước hết ta hãy đi tìm bản thể của cóc qua Việt ngữ. Có người cho rằng con cóc có tên là cóc vì nó ở trong hang, trong hóc tối tăm, bẩn thỉu. Có bài hát: Trông kìa con cóc, nó ngồi trong hóc, nó đưa cái lưng ra ngoài, ấy là cóc con. Theo biến âm c=h như cùi = hủi, cóc = hóc. Con cóc là con sống trong hóc, trong góc. Theo tôi, giải thích con cóc là con hóc, con góc này mới chỉ là một diện, một phiến diện. Vì tên loài vật thường được gọi theo một đặc tính thể xác, sinh lý học của con vật hay một đặc tính biểu tượng theo vật tổ trong tín ngưỡng của loài người. Qua từ đôi điệp nghĩa gai góc, ta có góc = gai. Gai là những mấu nhọn, vật nhọn. Những cục, những hột nổi cộm lên ở da cũng được gọi là gai như nổi gai ốc ở da (gai da cộm lên như những con ốc, ốc đây là những con ốc nhỏ, ốc gạo). Ở đây cho thấy hột, hạt, cục cùng nghĩa với gai là vật nhọn, nọc nhọn và cùng mang dương tính như gai nhọn là những dạng nguyên tạo của nọc nhọn của gai. Nhìn dưới diện chữ nòng nọc (vòng tròn-que), âm dương thì hột, hạt, nhân, cục và gai đều thuộc về nọc. Hột hạt, là nọc ở dạng nguyên thể của nọc nhọn gai và gai mũi nhọn là nọc sinh động. Nọc hột, hạt là mầm dương diễn tả trong chữ nòng nọc là một dấu chấm (.), tôi gọi là nọc chấm hay chấm nọc nguyên tạo. Chấm nọc tách ra hai chấm, nối hai chấm lại thành nọc que (I). Hai nọc que hợp lại thành nọc mũi nhọn, mũi mác, răng sói, răng cưa (>) ở dạng sinh động (xem chương Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).Như thế con cóc là con góc, con gai, con vật có da sần sùi có những gai, những cục, những hột nổi lên. Con cóc là con cục, con hột. Chứng mụn nổi lên ở da to bằng hột cơm gọi là mụn cơm trông giống như những cục mụn ở da cóc nên cũng gọi là mụn cóc. Anh ngữ wart, mụn cóc. Theo biến âm w=h (như Mường ngữ wa = hoa), ta có wart = hạt. Wart là mụn hạt, mụn hột, mụn cơm, mụn cóc như ở da cóc. Mường ngữ cục là côc. Con cóc con cục là con cốc. Ta thấy rất rõ cóc biến âm với cọc [nọc, vật nhọn, gai, sừng (con cọc là con sừng, con hươu đực có sừng, xem Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc)], với cục, cốc (trái cốc = trái cóc, thứ quả có hột sần sùi như da cóc), liên hệ với Tầy ngữ coộc, sừng (vật nhọn, vật nhọn như gai), Quảng Đông ngữ coọc, sừng, với Hán Việt cốc là hột, hạt như các nông phẩm có hạt, hột gọi là cốc (mễ cốc, ngũ cốc). Rõ như ban ngày con cóc là con cọc, con cốc là loài có da sần sùi nổi gai, nổi cục, nổi côc, nổi hột (có chất) sừng mang dương tính. Điểm lý thú là da cóc mọc những hạt như lúa gạo mà lúa gạo cần có nước có mưa nên hiển nhiên con cóc liên hệ với nước, mưa, sấm. Chắc có nhiều người đọc còn nghi ngờ chưa tin. Tôi xin chứng minh thêm. Ta thấy Hán Việt giác là góc như tam giác và giác cũng có nghĩa là sừng (vật nhọn như gai) như tê giác. Giác là gai góc nên dùng vật sắc nhọn như gai để lể, để giác. Anh ngữ corner có nghĩa là góc và corn có nghĩa là sừng như Latin cornu, corna, sừng, Anh ngữ corneous, bằng sừng, giống sừng, cornea, màng sừng ở mắt và corn cũng có nghĩa là cục, hột chai cứng do lớp sừng ở da dầy lên vì cọ xát. Ta cũng thấy rõ Anh ngữ corn có nghĩa là hột, hạt, qua từ corn chỉ những hạt nông phẩm như lúa, ngô (bắp). Corn có một nghĩa là bắp, ngô. Acorn là hột, hạt cây sồi. Hiển nhiên, corn ở đây ruột thịt với Hán Việt cốc (mễ cốc, ngũ cốc). Điểm này giải thích tại sao người Bắc gọi xôi bắp là xôi lúa. Lúa ở đây hiểu theo nghĩa tổng quát có nghĩa là một thứ hột, hạt, một thứ mễ cốc cùng nghĩa với corn, ngô, bắp (cũng có một nghĩa là hột, hạt, hột ngô, bắp gọi là kernel). Ta cũng thấy có sự biến âm giữa Việt ngữ góc, hóc và Anh ngữ corner, góc. Corner có cor- = (coóc) = hóc = góc. Corner ruột thịt với Việt ngữ góc, hóc. Tiến xa hơn, cóc, corn liên hệ với gốc Aryan-Phạn ngữ gar-. Ta thấy gar liên hệ với Việt ngữ gã (con trai, đàn ông, người có nọc, cọc, c…c), Pháp ngữ garçon (con trai), với gharial loài cá sấu mõm dài như dao có cục u ghar trên mũi (cũng vì thế mà từ crocodile thường nói tắt là croc chính là từ cọc của Việt ngữ, croc là cá cọc mang dương tính biểu tượng cho ngành dương của loài cá, tộc nước. Cá sấu là cá sậu (sậu có nghĩa là cứng như ngô sậu là ngô cứng), cá sẩu (sẩu là sừng biến âm với sậu, cứng như xin khúc đầu những xương cùng sẩu), cá sào (cọc), cá gar, cá gạc (cá sừng), cá cọc, cá cóc (vì có vẩy sần sùi da cóc, có vi sừng), cá ngạc (Hán Việt ngạc ngư là cá sấu, theo g=ng như gấm ghé = ngấm nghé, gạc = ngạc) và theo g=h, gar = hạt (grain có gốc gar-), gar- = hart (hươu gạc, hươu sừng, hươu nọc), gar- liên hệ với gác, với góc… Tiến xa thêm tới tận nguồn cội của ngôn ngữ của con người được ghi lại bằng chữ nòng nọc thì con cóc là con cục, con cốc (có một nghĩa là cóc và một nghĩa là hột, hạt) diễn tả bằng chữ dấu chấm nọc (.) nguyên tạo có hình hột, hạt và con cóc là con cọc được diễn tả bằng chữ nọc mũi mác, răng cưa, răng sói (>) có nghĩa là nọc, đực, bộ phận sinh dục nam (xem bài viết Da Vinci Code và Chữ Viết Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Ta thấy rõ như ban ngày chữ nọc mũi mác (>) có hình mũi nhọn (>), hình gai nhọn (>) và hình góc nhọn (>). Góc nhọn (>) có hình chiếc gai nhọn (>) đúng như thấy qua từ đôi điệp nghĩa gai góc, gai (>) = góc (>). Qua chữ nọc mũi mác, răng sói, răng cưa (>) trong chữ nòng nọc, ta giải thích được tại sao gai cùng nghĩa với góc, tại sao ta có từ đôi điệp nghĩa gai góc, tại sao Hán Việt giác là sừng (cùng nghĩa với nọc nhọn, gai nhọn) cũng là góc, tại sao corn- là sừng cũng là góc, tại sao gar- là gạc và cũng là góc. Gai góc, giác (sừng, góc), corn- (sừng, góc) gar- (gạc, góc) đều có gốc cội là nọc mũi nhọn (>). Chữ nọc trong chữ nòng nọc viết dưới ba dạng: dạng nọc chấm (.) nguyên tạo, dạng nọc que (I) và dạng nọc mũi nhọn mũi mác, răng sói, răng cưa. Những hạt, hột nổi cộm, nổi gai trên da cóc là dạng nọc chấm nguyên tạo. Con cóc có một khuôn mặt chính là con cọc mang dương tính có da nổi hột nọc gai sừng. Điểm này cũng cho thấy rõ dưới diện nòng nọc, âm dương, những hình thể có dạng que nọc, có góc cạnh, gai góc, hột hạt mang dương tính trong khi những hình thể có nét cong tròn mang âm tính (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Trên trống đồng âm dương những con vật lưỡng cư ngồi ở mé trống có mõm hình nọc mũi mác (>) và trên người có chấm nọc (.) cho biết rõ những con vật này là những con cóc (chứ không phải là con ếch). Tóm lại con cóc có một khuôn mặt chính là con cọc mang dương tính thuộc ngành dương của loài lưỡng cư, có da nổi hột nọc chấm gai sừng sần sùi và ở trong hóc, trong hang (ta cũng thấy Hán Việt cốc ngoài nghĩa là hột, hạt còn có nghĩa là hang, động như tịch cốc). Ta cũng thấy rõ ràng nghĩa hóc, hang là nghĩa phụ không phải là một đặc tính thể xác của con cóc, có nhiều loài vật sống trong hang trong hóc nhưng không gọi là con cóc. Một đặc tính nữa của con cóc là nhẩy. Cóc thuộc loài ếch nhái. Từ nhái biến âm với nhẩy. Cóc, ếch thuộc cùng loài con nhái là những con nhẩy. Con cóc là con nhẩy thấy rõ qua bài thơ con cóc: Con cóc trong hang, Con cóc nhẩy ra, Con cóc nhẩy ra, Con cóc ngồi đó, Con cóc ngồi đó, Con cóc nhẩy đi. Theo biến âm c=p (ở cuối chữ) như chóc, chốc (đầu) = chóp (đầu), bắn trúng ngay chóc (ngay chốc) = bắn trúng ngay chóp, ta có cóc = cóp. Theo c=h, cóc = hóc = cóp = Anh ngữ hop (nhẩy). Con cóc là con hop. Anh, Mỹ cũng gọi cóc, ếch là con nhẩy. Ta có thể dùng Việt ngữ để truy tầm nguồn gốc nghĩa ngữ của hai từ frog (ếch) và toad (cóc) của Anh ngữ (1). Theo biến âm f=b=ph như fỏng = bỏng = phỏng, ta có frog = f®og = phốc, phóc (nhẩy). Ta có từ đôi điệp nghĩa nhẩy phốc, nhẩy phóc với phốc, phóc = nhẩy. Vậy frog là con phốc, con phóc, con nhẩy, cùng loài con nhái. Ngoài ra cũng có một loài ếch nhái nhưng có mầu nâu vàng gọi là con chão chuộc, chẫu chuộc, cũng có nghĩa là nhẩy, ruột thịt với Phạn ngữ ças, nhẩy. Theo ç = ch, ças = chạc, choạc, chuộc, chẫu. Hán Việt tẩu (chậy) phát âm theo giọng Quảng Đông là “chẩu” liên hệ với chẩu, chẫu là nhẩy như thấy qua từ đôi chậy nhẩy. Con châu chấu cũng liên hệ với từ Phạn ngữ này, có nghĩa là con “ças ças“, con chẩu chẩu, con nhẩy nhẩy đúng với nghĩa của từ grasshopper. Từ cào cào cũng có thể là một dạng biến âm của “ças ças“ và con sạch sành (sạch sành là anh kẻ trộm), con chanh chách (thuộc loài châu chấu) có sạch, chách biến âm với ças.Còn toad phát âm là /tót/, Trung cổ Anh ngữ tode, con toad, con tode là con “tót”. Tót chính là Việt ngữ tót, thót có nghĩa là nhẩy. Ta có từ đôi điệp nghĩa nhẩy tót với nhẩy = tót. Đầu trọc lóc bình vôi, Nhẩy tót lên chùa ngồi. Ê a kinh một bộ, Lóc cóc mõ ba hồi. (không nhớ chắc chắn tên tác giả). Tót, thót là nhẩy cũng thấy qua câu nói “mới đó mà nó đã tót đi đâu rồi! “ hay “tót (thót) một cái, nó đã biến mất”. Con bò tót là con bò nhẩy tức bò đực dùng nhẩy cái, là con bò đực. Con toad là con tót, con thót, con nhẩy thuộc cùng loài con nhái. Theo t=d, tót = dọt, nhẩy, chạy nhanh như nó dọt đi mất rồi, chiếc xe rất dọt. Theo d=v, dọt = vọt, có cùng nghĩa. Theo d=nh, dọt = nhót có nghĩa nhẩy như nhẩy nhót. Do đó ta có từ nhẩy = nhót. Theo d=nh, dọt = nhót. Một lần du lịch đến Nga, một tối người hướng dẫn du lịch mời chúng tôi “lets go for a zhok”, Thổ ngữ Moldavian ở Nga zhok, dance. Zhok chính là Việt ngữ dọt, nhót. Chúng tôi đã được xem trình diễn vũ khúc Zhok của vũ sư I. Moisegev, giám đốc đoàn vũ Moisegev Dance Company of Moscow sáng tác theo âm nhạc của G. Fedov. Ta cũng thấy cóc, ếch ngồi ở tư thế sẵn sàng nhẩy tới trước, chồm tới trước nên thường nói con cóc, con ếch ngồi chồm chỗm. Từ đôi chồm chỗm ruột thịt với chồm có nghĩa là nhẩy tới như con chó chồm tới = con chó nhẩy tới. Theo ch=j như chà và = java, ta có chồm, chồm chỗm = Anh ngữ jump, chồm, nhẩy chồm lên, nhẩy chồm chồm, nhẩy. Anh ngữ tadpole là con nòng nọc có tad- là toad và -pole là poll, đầu người, người, đầu phiếu, biểu quyết, đếm theo đầu người, thăm dò dư luận. Theo p=b=m, poll = môn, mông, mống, mường. Mông, Mán, Mường có nghĩa là người. Mống là người như không có một mống = không có một người. Mông, mống, Mán, Mường liên hệ với Pháp ngữ monde, người. Tadpole là con (cá) có đầu (pole, poll) cóc (tad). Vì cóc liên hệ với cọc, nọc với chữ nòng nọc, âm dương, bây giờ ta đi tìm ý nghĩa biểu tượng của hai từ ếch và cóc trong Vũ Trụ giáo, trong Dịch lý dựa trên căn bản nòng nọc, âm dương. Việt ngữ ếch biến âm với ách, át, ạch đều liên hệ với nước. Ách là nước như óc ách là tiếng nước, át là nước như thấy qua từ đôi điệp nghĩa ướt át, ạch là ngã (ngã ạch một cái), ngã thường do trơn trượt vì mưa, nước. Ạch là ngã vì trơn trượt lúc có mưa biến âm với ếch nên khi ngã mới nói là vồ ếch. Ách, át, ạch, ếch liên hệ với Phạn ngữ ak-, aka nước. Ta thấy rất rõ Tây Ban Nha ngữ aqua- nước, ruột thịt với Phạn ngữ aka. Con ếch là con ách, con át có nghĩa là con nước. Hán Việt ếch gọi là oa. Từ oa vẫn cho là từ cóc gốc Hán ngữ, thật ra chưa hẳn là vậy vì ta thấy Maya ngữ ou là con ếch (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Oa có nhiều nghĩa trong đó có nghĩa là nước, là con ếch. Oa là ếch là nước, rõ ràng ếch liên hệ với nước. Ếch là con ách, con nước, loài nhái sống dưới nước, biểu tượng cho nước, cho mưa: Ếch kêu uôm uôm, Ao chuôm đầy nước. (ca dao) Như thế con ếch có một khuôn mặt thái âm, nước âm, Khôn âm nghiêng về dòng nữ. Còn cóc có nghĩa là gì trong vũ trụ tạo sinh? Trong ngôn ngữ Việt cóc có một nghĩa là không như cóc cần là không cần, cóc biết là không biết, cóc có ai là không có ai… Ta có thể kiểm chứng lại bằng cách giải phẫn từ KHÔNG. Mổ xẻ từ KHÔNG cũng cho thấy rõ cóc = không: -Cắt bỏ chữ C đầu của KHÔNG còn lại HÔNG. Hông, hổng, hỏng cũng có nghĩa là không như đi mau mà về nghe hông?, hông biết, hỏng biết, hổng thèm, hổng có. . . Hỏng, hổng là rỗng, trống không như lỗ hổng ruột thịt với Hán Việt khổng là lỗ. Ta có hỏng, hổng, hông = khổng, không. -Cắt bỏ chữ H còn lại KÔNG. Kông, cong, còng có một nghĩa là tròn, vòng tròn O, ruột thịt với không có nghĩa là số không 0 như thấy qua từ cong vòng tức cong = vòng, cái cong, cái cóng (gạo) hình tròn vo, cái còng = cái vòng (đeo tay) có hình vòng tròn O. -Cắt bỏ chữ N còn lại KHÔG. Khog = cóc, cũng có nghĩa là không như đã nói ở trên. -Cắt bỏ chữ G cuối cùng còn lại KHÔN có một nghĩa là không như khôn lường, khôn dò, khôn nguôi. Từ Khôn này chính ta từ Khôn dùng trong Dịch nòng nọc. Quẻ Khôn viết bằng ba hào âm, viết theo chữ nòng nọc là ba vòng tròn nòng O tức OOO. Khôn là không, hư không. Khôn cũng có âm dương, Khôn O thái dương II là gió là Tốn OII. Khôn O thái âm OO là Khôn nước không gian, vũ tru âm OOO. Các tác giả Việt Nam khi viết về Dịch thường dựa theo Dịch Trung Hoa cho rằng Khôn là Đất. Càn Khôn là Trời Đất. Khởi đầu vũ trụ tạo sinh bắt nguồn từ âm dương càn khôn (lửa nước nguyên thể) chưa có đất. Dựa vào giải phẫu tiếng Việt ta thấy rõ gốc nghĩa của Khôn không có dính dáng gì tới đất cả. Hiểu Khôn là đất là hiểu theo Dịch Trung Hoa là thứ Dịch rất muộn màng, là thứ Dịch duy tục, vị nhân sinh dùng nhiều trong bói toán phong thủy, một thứ Dịch do những kẻ thống trị dùng như một thứ đòn phép để cai trị đám dân bị trị. Ta thấy rất rõ giải phẫu cắt bỏ bớt từ KHÔNG còn lại những từ đều có nghĩa là không và từ khog, cóc nằm trong từ không hiển nhiên cũng có nghĩa là không. CÓC là không, là cong, còng (O, số 0) là khôn. Không có một khuôn mặt là hư không, không gian, không khí. Khôn có hai mặt âm dương. Không dương là khí gió, Khôn âm là nước vũ trụ. Con cóc, con cọc mang dương tính vì thế cũng có hai khuôn mặt. Khuôn mặt dương tức Khôn dương biểu tượng cho khí gió, sấm dông. Khuôn mặt dương của âm tức dương của Khôn âm biểu tượng cho nước dương, sấm mưa. Cả hai khuôn mặt đều liên hệ với sấm. Mường Việt ngữ rạc: con cóc. Rạc là lạc (l=r) là lác là (nước dương), L là dạng dương hóa của N (Tiếng Việt Huyền Diệu), là nác, là nước dương. Con rạc là con nước-lửa, con nước dương. Cổ ngữ Việt rạc, rặc (dùng nhiều ở vùng đất tổ Phú Thọ) là nước như ‘ruộng rặc’ là ruộng nước. Ruộng “rộc” cũng là ruộng nước. Con rạc (con cóc) là con nước mang dương tính. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cóc rạc, cóc Lạc là con cóc biểu của Mặt Trời Nước Lạc Long Quân. Cóc mang dương tính như đã thấy và vì sống nhiều trên cạn nên cũng mang nhiều dương tính hơn ếch vì thế cóc biểu tượng cho nước dương, nước lửa. Trong khi đó ếch sống nhiều dưới nước nên biểu tượng cho nước âm. Điều này đã thấy rõ qua tên ếch. Nhìn chung cóc với nghĩa là không, Khôn là thuộc ngành nòng, âm, Khôn. Theo duy dương, con cóc mang dương tính là thú biểu cho Khôn dương khí gió liên hệ với sấm dông và theo duy âm, cóc biểu tượng cho Nước Lửa, liên hệ với sấm mưa, Chấn. Trong khi đó ếch mang âm tính nhiều có biểu tượng chính cho nước thái âm, dòng nữ. Khuôn mặt dương của ếch (ếch-lửa, ếch đực) biểu tượng cho khuôn mặt dương của nước thái âm, dòng nữ. Hiểu rõ bản thể của cóc ếch rồi bây giờ ta thử đi tìm hiểu tại sao Con cóc là cậu ông trời, Ai mà đánh nó thì trời đánh cho? Trước hết tại sao tổ tiên chúng ta gọi con cóc là cậu ông trời, mà không nói con cóc là chú ông trời, là cô, là dì ông trời? Dĩ nhiên phải có nguyên cớ. Cậu là gì? Cậu là em trai của mẹ. Mẹ là phía ngoại, âm, Khôn. Cậu là em trai mang dương tính. Rõ ràng con cóc là Cậu nên mang dương tính, là khuôn mặt dương của Khôn. Khôn dương là khí gió. Qua từ Cậu cho thấy con cóc có khuôn mặt Khôn dương khí gió mang tính trội.Trong Việt ngữ từ Trời có nhiều nghĩa. Ông Trời ở đây đánh người tức ông Trời có búa thiên lôi, có lưỡi tầm sét. Bị trời đánh là bị sét đánh. Ông Trời đánh người là ông Trời có một khuôn mặt là Thần Sấm Sét. Vậy con cóc là cậu ông thần sấm sét ruột thịt với ông sấm sét. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, Lạc Long Quân là Mặt Trời Nước, Nước-lửa, mưa-chớp, có một khuôn mặt là Thần Sấm Mưa, ứng với Chấn trong Dịch, có hậu thân là ông Thần Sấm Dông Phù Đổng Thiên Vương (xem bài viết Ý Nghĩa Ngày Vía Phù Đổng Thiên Vương Mồng Chín Tháng Tư Âm Lịch). Con cóc là cậu Lạc Long Quân tức là em mẹ của Lạc Long Quân tức là em bà Thần Long, vợ của Vua Mặt Trời Đất-Lửa Kì Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Bà Thần Long là Rồng Nước có mạng Khảm là nước, mây viết theo chữ nòng nọc là quẻ Khảm OIO (giải tự OIO là nòng O thiếu âm IO, Nàng Gió, trong khi Vụ Tiên OOO là Nàng Nước, Âu Cơ OII là Nàng Lửa, vợ Hùng Vương OOI là Nàng Đất). Tại sao Thần Long Khảm, nước, mây lại là Nàng Gió. Thần Long mang dòng máu (gene) Nước vũ trụ của mẹ Vụ Tiên Khôn. Nước vũ trụ cộng với dòng máu Lửa vũ trụ của cha Đế Minh Càn. Di thể gene Nước được gene Lửa đốt bốc thành hơi, khí, gió, do đó mà Thần Long là Nàng Gió. Ta thấy rất rõ con cóc là em Thần Long, Nàng Gió nên Cậu cóc có cùng bản thể Không, khí, Gió với chị. Rõ như ban ngày con cóc có một nghĩa là không là con Không, Khôn với khuôn mặt Khôn dương mang tính trội như đã thấy. Ta có thể kiểm chứng lại qua một vài khuôn mặt cóc của Lạc Long Quân trong văn hóa Việt Nam. Thần Sấm mưa Lạc Long Quân là cháu Cậu Cóc nên cũng có dòng máu cóc trong người vì thế Lạc Long Quân có nhiều khuôn mặt cóc. Trước hết ta có từ cóc cụ. Cóc cụ là hình bóng Lạc Long Quân. Ta đã biết Lạc Long Quân là mặt Trời Nước, Mặt Trời Lặn (Lạc Dương), Mặt Trời Hoàng Hôn là một cụ già, có râu dài, thường mặc quần áo thụng trắng (trong khi Hùng Vương là Mặt Trời Mọc là chàng trai Lang, Đế Minh là Đế Ánh Sáng có một khuôn mặt thế gian là Mặt Trời Buổi Sáng, là một người trưởng thành và Kì Dương Vương là Vua Mặt Trời Giữa Trưa là một người đứng tuổi (xem Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Cùng hình bóng với Lạc Long Quân là Thần Osiris của Ai Cập cổ, vị thần này có một khuôn mặt là Mặt Trời Nước cũng là một người già có râu dài và Aztec cũng có một vị thần tổ râu dài mang hình bóng của Lạc Long Quân. Vì sao? Aztec có nghĩa là “Heron people” (Người Cò, Tộc Cò) liên hệ với cò Lang của Lang Việt Hán Việt (nên nhớ thổ dân Mỹ châu là những tộc có gốc gác từ vùng duyên hải Nam Á qua Mỹ châu). Khi chia tay Lạc Long Quân dặn dò các con khi hữu sự cứ gọi bố là Lạc Long Quân sẽ trở về cứu giúp. Mỗi lần gặp nguy khốn các con thường gọi “bố ở đâu, xin về cứu giúp chúng con”. Người Aztec cũng có một vị thần tổ da trắng râu dài, họ cũng tin vào lời dặn là vị thần tổ râu dài của họ sẽ về cứu giúp khi họ gặp nguy khốn. Cả một đế quốc Aztec đã sụp đổ vào tay một người da trắng Hernandez Cortez có râu dài với một nhóm lính viễn chinh Tây Ban Nha cũng chỉ vì họ cho rằng Cortez là vị thần da trắng râu dài của họ trở về cứu giúp họ (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Tóm lại Lạc Long Quân là ông trời già và cóc cụ là vật biểu của trời già Lạc Long Quân. Theo duy dương ngành dương, Lạc Long Quân là Mặt Trời Hoàng Hôn, theo duy âm, ngành âm, Lạc Long Quân là Mặt Trời Đêm tức Ông Trăng. Vì thế mà ta có câu ca dao: Ông giăng mà lấy bà giời, Mồng năm dẫn cưới, mồng mười rước dâu. Ông trăng ở đây là Cha Tổ Lạc Long Quân và bà trời là Mẹ Tổ Âu Cơ. Tại sao lại chọn ngày năm và ngày mười? Số năm theo Dịch là số Li (Lửa đất, núi lửa, núi dương) tức là chọn theo bản thể Lửa, Núi của Mẹ Tổ Âu Cơ trong khi đó chọn số 10 là số Khảm, nước là chọn theo bản thể Nước, Biển của Cha Tổ Lạc Long Quân. Nước đi đôi với trăng, trăng nước. Chọn ngày 5 Li hôn phối với 10 Khảm là ngày hôn phối âm dương, nước lửa làm ngày dẫn hỏi và ngày cưới của ông trăng Lạc Long Quân với nàng non Âu Cơ hợp với bản thể hai người thật là chí lý.Người Việt chúng ta cũng thường gọi ông trăng là trăng già: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. (cadao). Non là núi âm, nổng(gò nổng) là núi nống (trụ chống) tức núi dương. Từ núi chỉ chung cả núi âm non và núi dương nổng. Ngày nay núi thay thế cho nổng (Tiếng Việt Huyền Diệu). Rõ ràng trăng Lạc Long Quân có một khuôn mặt già, là một người già. Ta cũng thấy trăng già Lạc Long Quân đi đôi với núi âm non Âu Cơ. Trăng nước liên hệ với cóc như theo truyền thuyết Trung Hoa trên mặt trăng có con cóc ba chân. Con cóc có ba chân là khuôn mặt đối nghịch với con quạ ba chân thấy trên mặt trời. Ba chân là ba cọc, ba hào dương là siêu dương, càn, lửa, ngành dương. Trăng già Lạc Long Quân có vật biểu là con cóc già. Con cóc ba chân cũng cho thấy rõ con cóc là con cọc mang siêu dương tính. Ba chân là ba nọc tức Càn. Điểm này cho thấy người Trung Hoa theo phụ hệ cực đoan, họ có con cóc ba chân Lửa thái dương Càn đối nghịch với con ếch là con Nước thái âm Khôn. Chúng ta, nghiêng về dòng âm, nên khuôn mặt dương của ngành âm Khôn là khí gió Đoài vì thế con cóc có một nghĩa là không và được gọi là Cậu (em trai của mẹ, dương của Khôn).Tóm lại, Lạc Long Quân Mặt Trời Lặn là một cụ già, là trời già, trăng già nên cóc cụ chính là cóc Lạc Long Quân. Cũng nên biết thêm trong Việt ngữ cóc thì gọi là cóc cụ (có thể là cụ ông hay cụ bà) còn ếch thì chỉ gọi là ếch bà, không bao giờ gọi là ếch ông hay ếch cụ, điều này cho thấy rõ ếch nghiêng về dòng nữ, thái âm. Ta cũng có từ cóc tía, gan cóc tía, gan như gan cóc tía. Trước hết, tía hiểu là mầu tím. Tím là mầu hoàng hôn, mầu chiều tím, mầu mặt trời lặn, mầu của Vua Mặt Trời Lặn Lạc Long Quân. Cũng vì là Mặt Trời lặn, Mặt Trời Hoàng hôm chiều tím nên có vương hiệu là Lạc Long Quân, được gọi là Quân chứ không gọi là Vương. Quân là màu huân, màu hôn, màu hoàng hôn. Theo q= h (quả phụ = hóa phụ), huân = quân. Hán ngữ huân là ‘khói lửa bốc lên’ như thế huân là màu lửa pha màu khói đen. Huân ruột thịt với Việt ngữ hun (xông khói, đốt lửa), hùn. Màu hùn hùn là màu thâm thâm (Lê Ngọc Trụ, Giải Nghĩa Một Hai Tiếng Nói Trại, in lại trong Dòng Việt số 3 tr.103). Rõ hơn nữa ta thấy màu ‘quân’ trong tên quả hồng quân hay mồng quân (Flacourtia cataphracta, Roxb.), Huỳnh Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị ghi: “mồng quân, thứ cây có nhiều gai, có trái tròn mà nhỏ, người ta hay ăn, trái nó chín đỏ đen như màu huân cho nên cũng kêu là hồng huân…”, ở nơi từ huân ghi: ”huyền huân, màu đen tím”, ở đây huân là màu tím và “trái hồng huân, tiếng tục gọi là trái mùng quân”. Trái hồng quân, mùng quân, mồng quân được gọi theo màu da của quả màu tím đen, đỏ tím đen. Vậy quân là màu tím đen, màu mặt trời đêm, mặt trời hoàng hôn. Lạc Long được gọi là quân vì là vua Mặt Trời màu ‘quân’, màu tím đỏ Như thế qua từ Quân ta cũng thấy rõ Lạc Long Quân có khuôn mặt Mặt Trời Lặn, Mặt Trời Hoàng Hôn. Tóm tắt lại về mầu sắc có hai màu biểu của Mặt Trời Hoàng Hôn Lạc Long Quân là mầu vàng, mầu hoàng (chiều vàng) và màu tím đen ‘quân’ , mầu huân, mầu hôn (chiều tím) tức hai mầu hoàng hôn. Điểm này giải thích tại sao trước đây ở thành Thăng Long, nhà thường dân bị cấm không được sơn hay quét vôi mầu tím và mầu vàng vì được coi đó là hai mầu của vua và của rồng. Đây chính là hai mầu hoàng hôn của Vua Rồng Lạc Long Quân, Vua Mặt Trời Lặn Hoàng Hôn. Nếu hiểu tía là bố, là cha (Tía em hừng đông đi cầy bừa, má em hừng đông đi cầy bừa…) thì như đã biết dân Việt coi Lạc Long Quân là tổ phụ thường gọi là ‘bô’, là bố. Cóc tía là cóc bố! cóc Lạc Long Quân! Tuy nhiên từ tía gốc từ Quảng Đông ngữ thường được dùng nhiều trong Nam, người Bắc không dùng, nên giải thích theo tía là bố không được phổ quát như tía là mầu tím. Tóm lại dù hiểu cóc tía là cóc tím hay cóc bố thì cóc tía cũng là cóc Lạc Long Quân. Ca dao tục ngữ có câu “con cóc nghiến răng chuyển động bốn phương trời” cho thấy rất rõ cóc là cậu của Thần Sấm nên mỗi lần nghiến răng là nhắc nhở Thần Sấm làm ra sấm chuyển động bốn phương trời. Mỗi lần cậu cóc nghiến răng là nhắc cóc cháu Lạc Long Quân làm sấm, làm mưa. Cóc và Vũ Trụ Tạo Sinh. Nhìn dưới lăng kính Vũ Trụ giáo, Dịch lý, cóc mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ luận. .Vô Cực: qua nghĩa cóc là Không, cóc có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không, không gian. .Thái Cực: Cóc mang nghĩa thái cực nghĩa là âm dương còn ở dưới dạng nhất thể thấy qua bản thể lưỡng cư, vừa sống trên cạn mang tính dương vừa sống dưới nước (lúc còn là nòng nọc) mang tính âm. Trứng cóc có nhân đen hình “vòng tròn nòng có chấm nọc” mang nghĩa nòng nọc, âm dương, thái cực, hình ảnh của Trứng Vũ Trụ. Con nòng nọc hiển nhiên có thân hình nòng và đuôi hình nọc mang tính âm dương thái cực. .Lưỡng Nghi: -Cực dương: cóc có một khuôn mặt là cọc (dương, lửa vũ trụ, mặt trời, bộ phận sinh dục nam, cực dương) thấy rõ qua từ cóc biến âm với cọc, qua các hột mọc ở da mang hình ảnh những chấm nọc, qua vai vế cậu ông trời. Khuôn mặt cực âm thấy rõ qua từ cóc biến âm với hóc, hốc. Hang hóc có một khuôn mặt âm, bộ phận sinh dục nữ. .Tứ Tượng -Tượng Lửa vũ trụ Càn: như trên đã thấy cóc biến âm với cọc. Cọc biểu tượng cho cực dương dĩ nhiên có một khuôn mặt biểu tượng cho tượng Lửa. Ta đã thấy rất rõ con cóc ba chân của Trung Hoa biểu tượng cho lửa Càn. -Tượng Đất dương tức Lửa thế gian Li. Cọc có một khuôn mặt biểu tượng cho núi nổng (núi dương), núi trụ, núi lửa biểu tượng cho tượng đất, đất dương thế gian. Con cóc có sừng (horned toad) có thể dùng làm biểu tượng cho tượng Đất dương. -Tượng Nước dương Chấn. Con cóc nghiến răng chuyển động bốn phương trời, là cậu ông trời sấm sét, liên hệ với với mặt trăng nên có một khuôn mặt biểu tượng cho mưa, sấm (lửa trong nước, chớp-mưa), Chấn (Chấn vi lôi, Chấn là sấm). Trong các tranh dân gian thường vẽ cóc ếch đôi lá che mưa, cóc đánh trống. Trống có một khuôn mặt biểu tượng cho Sấm. -Tượng Gió dương. Cóc có một nghĩa là không, theo duy dương, có một khuôn mặt biểu tượng cho gió. Trong các tranh dân gian thường thấy vẽ cóc đội dù, ô. Nếu dù ô, lọng có những chi tiết mang dương tính thì là những biểu tượng cho gió. . . . . . Tiến xa đến chữ viết cổ nhất của loài người, ta có thể kiểm chứng với chữ nòng nọc. Như trên đã biết Cóc biến âm với cọc nên có gốc nọc mũi mác, răng sói, răng cưa (>) trong chữ nòng nọc. Chữ nọc mũi mác (>) này mang trọn nghĩa vũ trụ luận của ngành dương (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Kết luận Tóm lại con cóc là con có da sần sùi nổi cục, nổi hột, nổi gai trông như những hạt mễ cốc thường ở trong hóc, trong hang, trong cốc, là con không, thuộc ngành Khôn, là con cọc mang dương tính, là loài con nhái, con nhẩy. Con cóc là cậu ông Trời sấm sét có búa thiên lôi. Con cóc liên hệ với nước, mưa, sấm. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cậu cóc em bà Thần Long Nàng Gió thuộc ngành Không, Khôn, có mạng Khôn dương, khí gió là cậu của con cóc cụ, cóc tía, thú biểu của Lạc Long Quân, Vua Mặt Trời Nước có một khuôn mặt Thần Sấm mưa Chấn. Cóc Và Trống Đồng .Qua Việt ngữ, với nghĩa biểu tượng, cóc có nghĩa là không. Không có một nghĩa là trống (trống không). Trống có một nghĩa là trống (drum). Vậy cóc ruột thịt với với trống (drum). Trống (drum) là tiếng nói của hư không (tiếng trống thu không). Như thế con cóc là con không con trống, con cóc liên hệ với với hư không và với trống (drum). .Con cóc là con cọc, con nọc, con đực, con trống. Trống là đực và trống cũng là nhạc cụ bộ gõ nên cóc cũng ruột thịt với trống (drum). Trống là biểu tượng của ông thần sấm. Ông Thần Sấm thường cầm chiếc trống trong tay là vậy. .Trong khi đó ếch không biến âm với trống nên không ruột thịt với trống. .Cóc là cậu ông Thần Sấm nên cũng ruột thịt với trống. Như thế các tượng lưỡng cư trên trống đồng âm dương Đông Sơn là những tượng cóc. Trong khi đó, các trống đồng muộn của các tộc khác ở Đông Nam Á làm vào thời nông nghiệp mang biểu tượng cho mưa hay thuộc các tộc thái âm, mẹ có thể có những tượng ếch (xem Thế Giới Loài Vật Trên Trống Đồng Âm Dương trong Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). ————————————– Ghi Chú (1) Ta có thể dùng Việt ngữ để truy tầm nghĩa ngữ của Anh ngữ nói riêng và của Ấn Âu ngữ nói chung. Tôi dùng Việt ngữ để học và nghiến cứu Ấn Âu ngữ nói riêng và ngôn ngữ loài người nói chung và ngược lại. Dựa vào Việt ngữ đi tầm nguyên nghĩa ngữ của ngôn ngữ loài người có thể khác với tầm nguyên nghĩa ngữ của các nhà tầm nguyên nghĩa ngữ thế giới. Bởi vì tầm nguyên nghĩa ngữ, ở mỗi ngôn ngữ, tùy theo mỗi nhà tầm nguyên nghĩa ngữ nhìn theo một góc cạnh khác nhau, có thể khác nhau. Ở đây ta thấy tầm nguyên của cóc ếch khác nhau. Con nhái, chẫu chuộc cùng nghĩa là con nhẩy với frog và toad là nhìn theo con mắt của dòng Ấn Âu ngữ. Trong khi tầm nguyên nghĩa ngữ của cóc và ếch của Việt ngữ nhìn theo chữ nòng nọc, theo Dịch lý lại khác. Ta thấy rõ nhất là con tadpole theo Anh ngữ là con (cá) đầu cóc nhưng trong Việt ngữ tadpole rõ ràng là con nòng nọc, con có thân hình vòng tròn nòng và đuôi hình nọc, gọi theo âm dương, Dịch lý. Theo tôi dựa vào chữ nòng nọc là thứ chữ cổ nhất của loài người ghi lại âm, tiếng nói cổ của loài người là đáng tin cậy nhất. Tôi giải tự linh tự Ai Cập cổ, chữ khoa đẩu thánh hiền của người Trung Hoa, hình ngữ Aztec, Maya… bằng chữ nòng nọc còn viết trên trống đồng âm dương Đông Sơn dĩ nhiên sẽ khác với lối giải tự hiện nay. Sự khác biệt này là chuyện dễ hiểu. Xin đừng quá tin vào các nhà ngôn ngữ học khoa bảng thế giới hiện nay mà đã vội vã cho rằng tôi sai.1 like
-
1. Con đầu hợp tuổi cha mẹ về mạng, Kim sinh Thủy theo Lạc Thư Hoa Giáp, thiên can Ất phá Mậu, nhưng ko xấu vì là con gái đầu, nhìn chung gia đình khá ổn định từ lúc sinh con, cha mẹ hơi vất vả tí. 2. Con út tốt nhất nên chọn Bính Thân 2016 hoặc Đinh Dậu 2017, các năm trước đó không tốt bằng. Thân mến.1 like
-
1 like
-
Xem lại một bài viết cũ trên mạng từ 2007. ================== 10-04-2007, 04:02 AM Kính thưa quí vị quan tâm. Bài viết dưới đây trên VnExpress cho thấy quan niệm Tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng trong thuyết Tương Đối của Einstein là một quan niệm không chặt chẽ. .Kính thưa quí vị quan tâm. Thiên Sứ tôi không phải là nhà nghiên cứu chuyên sâu về vật lý lý thuyết. Hiện nay không đủ điều kiện để hiểu sâu thuyết Tương đối của Einstein. Nhưng riêng về tốc độ vũ trụ có giới hạn bằng tốc độ ánh sáng thì tôi cho rằng: Nếu thuyết tương đối phản ánh một thực tại thì quan niệm tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng là một sai lầm của học thuyết này. Điều này, tôi không thể chứng minh bằng các công thức toán học, vì không phải là nhà Toán học, nhưng tôi xin phép được chứng minh trên cơ sở một lập luận hợp lý. Bây giờ chúng ta đặt giả thuyết rằng: Giới hạn của tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng theo quan niệm của thuyết Tương đối là đúng. Trên cơ sở giả thuyết này, chúng ta tiếp tục giả thuyết hệ quả của nó là: Nhận thức của con người bằng tốc độ giới hạn của vũ trụ theo giả thuyết trên. Tức là bằng tốc độ ánh sáng. Như vậy, theo chính lý thuyết vật lý cổ điển thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận thức được bất cứ một vật thể nào có tốc độ bằng tốc độ giới hạn. Bởi vì chúng luôn luôn có khoảng cách bằng khoảng cách không thời gian giữa nhận thức của chúng ta - bằng mọi phương tiện tự thân , hay nhân tạo - với không gian mà vật đó tạo ra trong thời gian vận động. Và như vậy, chúng ta sẽ không thể nhận thức được quá khứ. Đương nhiên chúng ta cũng không thể suy đoán được tương lai. Hay nói cách khác là không có khả năng tiên tri (Khả năng tiên tri là một tiêu chí khoa học). Bởi vậy, chỉ có thể coi thuyết Tương Đối của Einstein là một thành tựu vĩ đại trong chặng đường phát triển của tri thức nhân loại, chứ không thể coi đó là kết luận cuối cùng, nếu thực sự là một nhà khoa học có trách nhiệm quan tâm đến việc phát triển tri thức khoa học. Nhưng có thể nói rằng: Chính sai lầm này của Einstein trong lý thuyết của ông mà sau này sẽ có người chứng minh được một cách hoàn hảo, dẫn đến một phát kiến vĩ đại khác và đưa tri thức của con người đến với chân lý cuối cùng của vũ trụ. Đây là lúc thuyết Âm Dương Ngũ hành được tôn vinh và được xác nhận là lý thuyết thống nhất. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị. Thiên Sứ ================== Dala 10-04-2007, 04:43 AM Ví dụ sóng điện từ khi đi qua vật chất Plasma sẽ có tốc độ nhanh hơn vận tốc ánh sáng (thực nghiệm năm 2004 đã có thể chuyển tín hiệu của bản giao hưởng số 40 dưới dạng Laser với vận tốc đạt gấp 4 lần vận tốc ánh sáng ) . Nhưng vấn đề là vận tốc nhóm (group velocity) của cả bó sóng khi đi qua Plasma vẫn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng . Sự lý giải của bác Thiên sứ ở trên là hoàn toàn hợp lý, nhưng đó không phải là Vật Lý học mà là Triết học . Ý thức của con người có thể suy nghĩ vượt thời gian , nhanh hơn vận tốc ánh sáng . Nhưng vấn đề không phải ở chỗ này, vì Vật lý học không nghiên cứu về ý thức , hay về suy luận, đó là phạm trù của Triết học . Vật Lý học Hóa học Sinh học là 3 môn Khoa học tự nhiên cơ bản , là chiếc máy mẹ cho cả nền khoa học hiện đại ngày nay của nhân loại . Vật Lý học nghiên cứu đến những hiện tượng TỰ NHIÊN , và tìm cách lí giải nó . Tôi nhắc lại và nhấn mạnh là Tự Nhiên . Vật Lý học không nghiên cứu về ý thức, về nhận thức đó là lĩnh vực của Triết học, Thần học . Nhưng Toán Lý lại có cái tham vọng là mô tả được mọi hiện tượng của tự nhiên, quy luật vận động của cả Vũ trụ bao la cho đến từng nguyên tử nhỏ bé . Mọi thuyết này nọ đều xuất phát từ một số Tiên đề đã định trước, xem nó là đúng, và từ đó suy luận ra mọi hệ quả . Tôi lấy ví dụ + Hình học Euclide có 12 tiên đề làm nền tảng +Cơ học Newton dựa trên 3 "tiên đề" là các định luật của Newton . Sau này được khái quát hóa thành Nguyên lý về tác động nhỏ nhất . Từ đó có thể suy ra 3 định luật Newton . +Cơ học Lượng tử dựa trên các tiên đề sau : tiên đề về giá trị riêng , tiên đề về sự đo đạc các giá trị riêng , tiên đề về sự tương tác nhỏ nhất . Dựa vào các tiên đề một hệ thống suy luận được hình thành . Anh có thể chấp nhận các tiên đề đó hoặc phủ nhận nó , chẳng có gì là sai cả . Phủ nhận tiên đề số 12 của Euclide sẽ cho ta hình học phi Euclide . Chấp nhận tiên đề số 12 thì ta sẽ có hình học Euclide . Cả 2 môn hình học đó đều đúng, đều có ứng dụng vô cùng to lớn . Nếu anh chấp nhận 2 tiên đề của Einstein, anh sẽ có thuyết tương đối ; và nếu anh phủ định nó anh sẽ có 1 thuyết khác . Vấn đề không phải ở chỗ chúng ta bảo Einstein đúng hay sai mà ở chổ chúng ta có chấp nhận nó hay không . Đừng nói là Einstein sai , Einstein rất đúng nếu chúng ta chấp nhận 2 tiên đề của ông . Việc phủ nhận hay chấp nhận tiên đề về vận tốc ánh sáng của Einstein cũng như việc chấp nhận hay phủ nhận tiên đề Euclide ================== Thiên Sứ 10-04-2007, 02:19 PM Dala rất thân mến . Kiến thức trên là của Dala hay là của một nhà bác học vậy? Viết được những điều trên phải là người nắm rất vững những tri thức căn bản của lý thuyết hiện đại. Dala còn ít tuổi, sao lại có thể như thế được nhỉ? Nhưng trên thế gian mọi việc đều có thể xảy ra. Chú chân thành chúc Dala ngày càng tiếp thu được nhiều tri kiến khoa học tiến tiến và sau này giúp ích cho đời và cho mình. Như vậy, với những luận điểm mà Dala nêu trên, chú thấy rằng: Cho dù luận điểm của chú mang tính triết học thì điều này cũng rất có thể chú không sai. Hay nói cách khác: Einstein chỉ đúng trong hoàn cảnh của ông ấy . Tức là điều kiện tiên đề của ông được xác nhận. Nhưng thực tại vũ trụ thì lại không giới hạn ở hai tiên đề này. Mục đích cuối cùng của sự khám phá vũ trụ là con người phải trả lời được câu hỏi về bản chất của vũ trụ và con người. * Nếu chúng ta thừa nhận giới hạn tốc độ vũ trụ phải lớn hơn tốc độ ánh sáng thì chúng ta sẽ xác lập một tiên đề mới và sẽ phải xuất hiện một lý thuyết khoa học mới, phản ánh một thực tại mới mà con người hiện đại chưa biết được. * Nếu chúng ta thừa nhận tốc độ giới hạn vũ tru bằng /O/ thì đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và là lý thuyết thống nhất . Thiên Sứ ================== Dala 10-04-2007, 10:15 PM Kính gửi chú Thiên Sứ Cháu xin được cảm ơn chú vì lời khen tặng, cháu có được kiến thức này là do được chỉ dạy bởi một người bạn vong niên, xin được bày tỏ sự biết ơn đến người này . Những kiến thức cháu đã đang và sẽ cố gắng đạt được , sẽ chỉ dùng cho một mục đích duy nhất là xiển dương nền Văn hóa bi hùng 5000 năm của dòng giống Lạc Việt . Nhận xét của chú hoàn toàn chính xác : Einstein không sai, Newton không sai , mà chúng ta phải nói Newton và Einstein đúng trong giới hạn của hệ thống tiên đề mà họ đặt ra . Newton là một trường hợp đặc biệt của Einstein , và cháu rất tin tưởng Einstein sẽ là một trường hợp đặc biệt của thuyết Âm dương Ngũ hành và lý thuyết thống nhất . ================== Thiên Sứ 12-04-2007, 11:41 PM Dala quí mến . Xin chân thành cảm ơn Dala và người bạn vong niên (*)đã truyền kiến thức cho Dala. Chú xin được tặng người bạn vong niên của Dala và chính Dala cuốn "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Hy vọng được ý kiến nhận xét của người bạn vong niên và của Dala. Dala PM cho chú xin email của Dala. Chân thành chúc người bạn vong niên và Dala vạn sự an lành. Cầu xin anh linh tổ tiên luôn bên cạnh Dala và người bạn vong niên . ================== Thiên Sứ 14-04-2007, 05:54 PM Dalathân mến . Chú đã gửi sách cho Dala và bậc tiền bối . Thiên Sứ ================== * Người bạn vong niên của Dala chính là giáo sư Trần Quang Vũ, chủ nhiệm khoa vật lý Thiên Văn, Đại học quốc gia Áo. Ông sinh năm Mậu Dần 1938. Khi về hưu ông sống ở Hoa Kỳ và mất năm 2008 vì bệnh tim. Trước khi mất, ông đã đăng ký một hội thảo khoa học về những luận điểm của tôi liên quan đến cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt tại đại học Harvard. Nhưng rất tiếc! Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến cho ý định tổ chức hội thảo không thực hiện được. Sinh hoạt trên mạng liên quan đến lý học, ông lấy nick là Karajan, chuyên viết về Thái Ất. Ông rất giỏi về môn này. Tôi chỉ biết được những điều này sau khi giáo sư Trần Quang Vũ mất.1 like
-
1 like