• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/12/2013 in all areas

  1. Xem lại một bài viết cũ trên mạng từ 2007. ================== 10-04-2007, 04:02 AM Kính thưa quí vị quan tâm. Bài viết dưới đây trên VnExpress cho thấy quan niệm Tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng trong thuyết Tương Đối của Einstein là một quan niệm không chặt chẽ. .Kính thưa quí vị quan tâm. Thiên Sứ tôi không phải là nhà nghiên cứu chuyên sâu về vật lý lý thuyết. Hiện nay không đủ điều kiện để hiểu sâu thuyết Tương đối của Einstein. Nhưng riêng về tốc độ vũ trụ có giới hạn bằng tốc độ ánh sáng thì tôi cho rằng: Nếu thuyết tương đối phản ánh một thực tại thì quan niệm tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng là một sai lầm của học thuyết này. Điều này, tôi không thể chứng minh bằng các công thức toán học, vì không phải là nhà Toán học, nhưng tôi xin phép được chứng minh trên cơ sở một lập luận hợp lý. Bây giờ chúng ta đặt giả thuyết rằng: Giới hạn của tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng theo quan niệm của thuyết Tương đối là đúng. Trên cơ sở giả thuyết này, chúng ta tiếp tục giả thuyết hệ quả của nó là: Nhận thức của con người bằng tốc độ giới hạn của vũ trụ theo giả thuyết trên. Tức là bằng tốc độ ánh sáng. Như vậy, theo chính lý thuyết vật lý cổ điển thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận thức được bất cứ một vật thể nào có tốc độ bằng tốc độ giới hạn. Bởi vì chúng luôn luôn có khoảng cách bằng khoảng cách không thời gian giữa nhận thức của chúng ta - bằng mọi phương tiện tự thân , hay nhân tạo - với không gian mà vật đó tạo ra trong thời gian vận động. Và như vậy, chúng ta sẽ không thể nhận thức được quá khứ. Đương nhiên chúng ta cũng không thể suy đoán được tương lai. Hay nói cách khác là không có khả năng tiên tri (Khả năng tiên tri là một tiêu chí khoa học). Bởi vậy, chỉ có thể coi thuyết Tương Đối của Einstein là một thành tựu vĩ đại trong chặng đường phát triển của tri thức nhân loại, chứ không thể coi đó là kết luận cuối cùng, nếu thực sự là một nhà khoa học có trách nhiệm quan tâm đến việc phát triển tri thức khoa học. Nhưng có thể nói rằng: Chính sai lầm này của Einstein trong lý thuyết của ông mà sau này sẽ có người chứng minh được một cách hoàn hảo, dẫn đến một phát kiến vĩ đại khác và đưa tri thức của con người đến với chân lý cuối cùng của vũ trụ. Đây là lúc thuyết Âm Dương Ngũ hành được tôn vinh và được xác nhận là lý thuyết thống nhất. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị. Thiên Sứ ================== Dala 10-04-2007, 04:43 AM Ví dụ sóng điện từ khi đi qua vật chất Plasma sẽ có tốc độ nhanh hơn vận tốc ánh sáng (thực nghiệm năm 2004 đã có thể chuyển tín hiệu của bản giao hưởng số 40 dưới dạng Laser với vận tốc đạt gấp 4 lần vận tốc ánh sáng ) . Nhưng vấn đề là vận tốc nhóm (group velocity) của cả bó sóng khi đi qua Plasma vẫn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng . Sự lý giải của bác Thiên sứ ở trên là hoàn toàn hợp lý, nhưng đó không phải là Vật Lý học mà là Triết học . Ý thức của con người có thể suy nghĩ vượt thời gian , nhanh hơn vận tốc ánh sáng . Nhưng vấn đề không phải ở chỗ này, vì Vật lý học không nghiên cứu về ý thức , hay về suy luận, đó là phạm trù của Triết học . Vật Lý học Hóa học Sinh học là 3 môn Khoa học tự nhiên cơ bản , là chiếc máy mẹ cho cả nền khoa học hiện đại ngày nay của nhân loại . Vật Lý học nghiên cứu đến những hiện tượng TỰ NHIÊN , và tìm cách lí giải nó . Tôi nhắc lại và nhấn mạnh là Tự Nhiên . Vật Lý học không nghiên cứu về ý thức, về nhận thức đó là lĩnh vực của Triết học, Thần học . Nhưng Toán Lý lại có cái tham vọng là mô tả được mọi hiện tượng của tự nhiên, quy luật vận động của cả Vũ trụ bao la cho đến từng nguyên tử nhỏ bé . Mọi thuyết này nọ đều xuất phát từ một số Tiên đề đã định trước, xem nó là đúng, và từ đó suy luận ra mọi hệ quả . Tôi lấy ví dụ + Hình học Euclide có 12 tiên đề làm nền tảng +Cơ học Newton dựa trên 3 "tiên đề" là các định luật của Newton . Sau này được khái quát hóa thành Nguyên lý về tác động nhỏ nhất . Từ đó có thể suy ra 3 định luật Newton . +Cơ học Lượng tử dựa trên các tiên đề sau : tiên đề về giá trị riêng , tiên đề về sự đo đạc các giá trị riêng , tiên đề về sự tương tác nhỏ nhất . Dựa vào các tiên đề một hệ thống suy luận được hình thành . Anh có thể chấp nhận các tiên đề đó hoặc phủ nhận nó , chẳng có gì là sai cả . Phủ nhận tiên đề số 12 của Euclide sẽ cho ta hình học phi Euclide . Chấp nhận tiên đề số 12 thì ta sẽ có hình học Euclide . Cả 2 môn hình học đó đều đúng, đều có ứng dụng vô cùng to lớn . Nếu anh chấp nhận 2 tiên đề của Einstein, anh sẽ có thuyết tương đối ; và nếu anh phủ định nó anh sẽ có 1 thuyết khác . Vấn đề không phải ở chỗ chúng ta bảo Einstein đúng hay sai mà ở chổ chúng ta có chấp nhận nó hay không . Đừng nói là Einstein sai , Einstein rất đúng nếu chúng ta chấp nhận 2 tiên đề của ông . Việc phủ nhận hay chấp nhận tiên đề về vận tốc ánh sáng của Einstein cũng như việc chấp nhận hay phủ nhận tiên đề Euclide ================== Thiên Sứ 10-04-2007, 02:19 PM Dala rất thân mến . Kiến thức trên là của Dala hay là của một nhà bác học vậy? Viết được những điều trên phải là người nắm rất vững những tri thức căn bản của lý thuyết hiện đại. Dala còn ít tuổi, sao lại có thể như thế được nhỉ? Nhưng trên thế gian mọi việc đều có thể xảy ra. Chú chân thành chúc Dala ngày càng tiếp thu được nhiều tri kiến khoa học tiến tiến và sau này giúp ích cho đời và cho mình. Như vậy, với những luận điểm mà Dala nêu trên, chú thấy rằng: Cho dù luận điểm của chú mang tính triết học thì điều này cũng rất có thể chú không sai. Hay nói cách khác: Einstein chỉ đúng trong hoàn cảnh của ông ấy . Tức là điều kiện tiên đề của ông được xác nhận. Nhưng thực tại vũ trụ thì lại không giới hạn ở hai tiên đề này. Mục đích cuối cùng của sự khám phá vũ trụ là con người phải trả lời được câu hỏi về bản chất của vũ trụ và con người. * Nếu chúng ta thừa nhận giới hạn tốc độ vũ trụ phải lớn hơn tốc độ ánh sáng thì chúng ta sẽ xác lập một tiên đề mới và sẽ phải xuất hiện một lý thuyết khoa học mới, phản ánh một thực tại mới mà con người hiện đại chưa biết được. * Nếu chúng ta thừa nhận tốc độ giới hạn vũ tru bằng /O/ thì đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và là lý thuyết thống nhất . Thiên Sứ ================== Dala 10-04-2007, 10:15 PM Kính gửi chú Thiên Sứ Cháu xin được cảm ơn chú vì lời khen tặng, cháu có được kiến thức này là do được chỉ dạy bởi một người bạn vong niên, xin được bày tỏ sự biết ơn đến người này . Những kiến thức cháu đã đang và sẽ cố gắng đạt được , sẽ chỉ dùng cho một mục đích duy nhất là xiển dương nền Văn hóa bi hùng 5000 năm của dòng giống Lạc Việt . Nhận xét của chú hoàn toàn chính xác : Einstein không sai, Newton không sai , mà chúng ta phải nói Newton và Einstein đúng trong giới hạn của hệ thống tiên đề mà họ đặt ra . Newton là một trường hợp đặc biệt của Einstein , và cháu rất tin tưởng Einstein sẽ là một trường hợp đặc biệt của thuyết Âm dương Ngũ hành và lý thuyết thống nhất . ================== Thiên Sứ 12-04-2007, 11:41 PM Dala quí mến . Xin chân thành cảm ơn Dala và người bạn vong niên (*)đã truyền kiến thức cho Dala. Chú xin được tặng người bạn vong niên của Dala và chính Dala cuốn "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Hy vọng được ý kiến nhận xét của người bạn vong niên và của Dala. Dala PM cho chú xin email của Dala. Chân thành chúc người bạn vong niên và Dala vạn sự an lành. Cầu xin anh linh tổ tiên luôn bên cạnh Dala và người bạn vong niên . ================== Thiên Sứ 14-04-2007, 05:54 PM Dalathân mến . Chú đã gửi sách cho Dala và bậc tiền bối . Thiên Sứ ================== * Người bạn vong niên của Dala chính là giáo sư Trần Quang Vũ, chủ nhiệm khoa vật lý Thiên Văn, Đại học quốc gia Áo. Ông sinh năm Mậu Dần 1938. Khi về hưu ông sống ở Hoa Kỳ và mất năm 2008 vì bệnh tim. Trước khi mất, ông đã đăng ký một hội thảo khoa học về những luận điểm của tôi liên quan đến cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt tại đại học Harvard. Nhưng rất tiếc! Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến cho ý định tổ chức hội thảo không thực hiện được. Sinh hoạt trên mạng liên quan đến lý học, ông lấy nick là Karajan, chuyên viết về Thái Ất. Ông rất giỏi về môn này. Tôi chỉ biết được những điều này sau khi giáo sư Trần Quang Vũ mất.
    2 likes
  2. "TQ áp đặt ADIZ để giảm chỉ trích Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực" Hồng Thủy (Nguồn: CNA) Thứ ba 03/12/2013 14:26 (GDVN) - Theo Apple Daily Hồng Kông, có thể xem đây là một phép thử của Ủy ban An ninh Quốc gia, kiểm nghiệm khả năng điều phối của nó trên các mặt quân sự, ngoại giao, tuyên truyền cũng như nhấn mạnh tính tất yếu phải thiết lập cơ quan này để giảm bớt những chỉ trích từ trong nước rằng ông Tập Cận Bình đang thâu tóm quyền lực. Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc. Thông tấn xã Đài Loan ngày 2/12 dẫn nguồn tin tờ Apple Daily Hồng Kông nhận xét, việc thiết lập ADIZ ở Hoa Đông không đơn thuần chỉ nhằm vào vấn đề Senkaku, càng không phải vùng cấm bay quân sự. Việc tuyên bố áp đặt ADIZ Hoa Đông diễn ra sau khi hội nghị Trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia chỉ có 10 ngày. Theo Apple Daily Hồng Kông, có thể xem đây là một phép thử của Ủy ban An ninh Quốc gia, kiểm nghiệm khả năng điều phối của nó trên các mặt quân sự, ngoại giao, tuyên truyền cũng như nhấn mạnh tính tất yếu phải thiết lập cơ quan này để giảm bớt những chỉ trích từ trong nước rằng ông Tập Cận Bình đang thâu tóm quyền lực. Trước đó Tuần san Châu Á dẫn nguồn tin riêng từ Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc nói việc áp đặt ADIZ Hoa Đông là do Tập Cận Bình quyết định nhằm tranh giành các lợi thế chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương. Từ khi nhậm chức, ông Tập Cận Bình đặc biệt quan tâm củng cố vai trò lãnh đạo đối với quân đội Trung Quốc. Nguồn tin này dẫn lời ông Bình nhận định, lần này Bắc Kinh thiết lập ADIZ Hoa Dông, thâm ý sâu xa của Trung Quốc không phải ở Điếu Ngư/Senkaku, cũng không phải các mỏ dầu trên đường trung tuyến Hoa Đông, mà là đột phá chuỗi đảo thứ nhất qua eo biển Miyako ra Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó Thời báo New York nhận định, Bắc Kinh áp đặt ADIZ ở Hoa Đông là một bước thử nghiệm cho việc tranh đoạt (lãnh thổ) trên Biển Đông, bất cứ một sự cố nhỏ nào cũng có thể làm gia tăng căng thẳng, nhưng lần này hành động của Bắc Kinh đã đẩy Mỹ thâm nhập sâu hơn vào khu vực Thái Bình Dương. Tờ báo dẫn nguồn một quan chức Mỹ nói rằng, rõ ràng vấn đề ADIZ Hoa Đông không nằm ở Senkaku mà là kỳ vọng (tham vọng) thể hiện thực lực của quân đội Trung Quốc, thậm chí là của bộ máy lãnh đạo nước này. Ông cho biết, chính truyền thông nhà nước Trung Quốc đã gọi động thái áp đặt ADIZ Hoa Đông là thủ đoạn "phản kích các âm mưu kiềm chế Trung Quốc của Mỹ", nhưng chính điều này vô hình chung càng thúc đẩy Mỹ tham gia sâu hơn vào khu vực. ============= Mục đích và phương pháp là hai "phạm trù" khác nhau. Cái ấy là nó nằm trong cặp "phạm trù Âm Dương". Hì. Ấy là phát biểu theo cái nhìn Lý học. Bởi vậy, không nằm ngoài nguyên lý của cặp phạm trù này. "Cô Âm, cô Dương";"Âm Dương phản bối"...Tức một trong hai thứ: "Mục đích" hoặc "phương pháp" sai,hoặc cả hai đều sai thì sự việc bế tắc. Nhưng thế nào là đúng, thế nào là sai khi một quyết định có tính phương pháp - về mặt lý thuyết - còn phải chờ kiểm chứng kết quả trong tương lai. Tức khả năng tiên tri. Trong khi chờ đợi cái mà người quyết định cho là đúng, có thật đúng không thì phải có một khả năng tự thẩm định tư một hệ thống tri thức vượt trội. Người Trung Quốc không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và họ đã sai lầm khi ứng dụng những phương pháp hiện nay. Trên thế gian này, ngay cả cái "Hắt sì hơi", cũng có thể phân Âm Dương với tất cả mọi mệnh đề và nguyên lý tương quan của cặp phạm trù này.
    2 likes
  3. Theo tôi buồi sáng hôm đó, cô Huyền có điện thoại cho ai đó vào lúc 7 đến 9 giờ sáng - có thể liên hệ với Thẩm Mỹ Viện Cát Tường. Buổi trưa, cô ta có ăn cơm, hoặc đi xem bói, lễ đình đền và có tiếp xúc với một người phụ nữ khác. Thời gian này cô Huyền tiếp xúc, hoặc gọi dt với rất nhiều người. Tôi cho rằng: Ca phẫu thuật tiến hành từ 3 đến 5 giờ và tai nạn xảy ra trong khoảng thời gian này và diễn biến như thày Hải đề cập. Cá nhân tôi thấy sự phân tích của thày Hải hợp lý, nhưng cần suy nghiệm thêm. Bởi vì những phần thân thể được coi là bị cắt rời được mô tả qua Tử Vi, vẫn có khả năng là máu, mỡ rơi ra ngoài khi mổ thẩm mỹ, được lau chùi và thu dọn.
    2 likes
  4. Sứ mệnh tìm kiếm phản trọng lực Cập nhật lúc 14h34' ngày 03/12/2013 Theo một dự án mang tính đột phá, các nhà vật lý học của CERN chuẩn bị triển khai cuộc thí nghiệm nhằm xác định sự tồn tại của phản trọng lực. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng cỗ máy có khả năng độc nhất vô nhị của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) để sản xuất và lưu trữ phản vật chất nhằm thử nghiệm giả thuyết lâu nay vốn chỉ tồn tại trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. CERN là nơi duy nhất có thể tạo ra phản vật chất - (Ảnh: AFP) Theo một số giả thuyết, phản vật chất có thể tạo ra trọng trường kháng lại bất cứ vật thể nào xung quanh nó, thay vì hấp dẫn chúng như các vật chất thông thường. “Phản vật chất rất khó hiểu”, theo giáo sư Jeffrey Hangst, trưởng nhóm dự án Alpha-2 tại CERN, với nhiệm vụ điều tra các đặc tính của phản vật chất. Ông cho hay phản vật chất giống như là hình ảnh đối ngược với vật chất, nhưng chưa rõ liệu trong số này có bao gồm tính chất phản trọng lực hay không. Nếu được chứng minh, nó có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật lý học, từ đó cho phép triển khai những ứng dụng thực tiễn, chẳng hạn chế tạo các đời máy bay hiếm khi dùng đến nhiên liệu hoặc những phi thuyền có thể du hành tới các hệ mặt trời khác, theo tờ The Sunday Times. Theo Thanh Niên =============== Khái niệm "phản vật chất" có thể hiểu là một dạng tồn tại làm phá hủy những vật chất có khối lượng. Không có nghĩa là "phi vật chất". Về vấn đề này Lý học Đông phương đã nói đến một dạng tồn tại gọi là "Khí". Khí cũng được phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng có tương tác - tức có thuộc tính của vật chất. Trong những sự tương tác của "khí" theo Lý học thì có: Tương khắc, tương sinh, tương thừa, tương vũ. Tức là tính phá hủy, hoặc sinh ra những dạng vật chất khác - một khái niệm gần với "phản vật chất" theo nghĩa trên. Tiên đoán: Khoa học hiện đại đang tiến dần đến việc khám phá một dạng tồn tại của vật chất phi khối lượng - là khái niệm "khí" trong Lý học Đông phương.
    1 like
  5. Đời thì đúng như vậy. Tham vọng là chính đáng, nên thành công khiến con người tưởng mình là thánh thật. Thực ra cũng quay cuồng trong định mệnh mà thôi.
    1 like
  6. Nếu may mắn từ 1/2 năm về sau cháu mới dễ thở hơn.
    1 like
  7. ÔI giời, bạn gái còn chưa có mà trong tới bạn đời còn xa xôi quá thôi ít năm nữa đã .
    1 like
  8. Hôm nay mạn phép trình bày những sự kiện về cái chết của cô Jetta dựa theo tử vi,cách vận hành và đặc tính các sao trong cung, nói ra những diễn biến có thể phù hợp với thông tin trên báo chí, xin lưu ý đây chỉ là những thiễn nghĩ của nhân tôi với much đích chiêm nghiệm về nghệ thuật củaTử Vi, nếu những ai có cao kiến gì xin vui lòng phản ảnh những lời phê bình, đều được Welcome. Bắt đầu ngày 15al của tháng 09 al,tại cung Tý. Lúc 7h> 9h, chuẫn bị rời nhà và trên đường đi đến clinic [trường sinh- thiên mã +thiên cơ ] cũng với tâm trạng lo lắng bất an [ thiên hư-tuế phá+ âm sát ] Lúc 9h>11h, tới clinic,găp nhiều người và trong thời gian chờ đợi, tâm trạng nôn nóng hân hoan lẫn lộn [ hỏa tinh+song hỉ, phù ] Lúc 11h> 13h, bắt đầu tiến hành cuộc phẫu thuật [ bệnh phù- quan đới+ hoa kỵ ], cũng trong thời gian canh giờ nầy cô ta có triệu chứng bất ổn như choáng váng mê man [ nhật- hoa kỵ+bệnh phù ] Lúc 13h >15h, được coi là chết [ sông hao+không -kiếp ] Lúc 15h > 17h, thân thể cô ta được di dời nơi khác [ thiên đồng ] tại hiện trường nơi đó có mặt nhiều người [ đế vượng - phục binh ],những người nầy đều lo lắng bối rối, thương tiếc v.v. cũng đòng thời toan tính cách phi tang cái xác.[ riêu-y +khốc tang ] Lúc 17h> 19h, thân thể nạn nhân có thể bị phân thành nhiều phần [ kình dương +đào hoa-thiên không ]. Lúc 19h > 21h, xác nạn nhân được lệnh phân tán nhiều nơi để phi tang [ thái tuế+lộc tồn, trường sinh phi-mã , giải thần cự -kỵ ] từng phần annj nhân được gói gém trong vật chứa đựng gì đó [ lộc tồn ] và được di chuyễn bằng phương tiện xe cộ [thiên cơ-thiên mã ]. Trên đây là những điều dự đoán những sự kiện đã xảy ra theo thiễn ý riêng cá nhân dựa theo ý nghĩa của các sao trong lá số,, mặc dầu còn có nhiều ý nghĩa trừu tượng khó diễn đạt nói hết ra được ... Kết luận; theo tôi nạn nhân không bị bỏ xác ở dưới sông , nếu có chỉ 1 phần nhỏ nào đó chứ không nguyên xác mà các phần còn lại được phân chia và chôn ở 1 nơi hơi vắng người điếu khách +tuần ] cạnh gần đó có con rạch ao, hồ, mương rãnh nước gì đó [ thanhlong+ tuần ], ở vùng xung quanh đất thấp hay hơi trũng xung quanh có khá nhiều cây cối hay bụi rậm [ thanh long -lương- mộ +tuần ] và nơi đó cũng cách không xa văn phòng ,trụ sở hay nhá của của chính quyền .
    1 like
  9. NGUYỄN XUÂN QUANG – TẠI SAO GỌI RẮN LÀ TỴ? Năm nay xuân lại về, chúng ta lại tìm hiểu tên con giáp của năm Tỵ. Tôi đã viết trước đây, tên 12 con giáp không phải là do người Trung Hoa phát kiến ra. Chúng ta là Việt Mặt trời rạng ngời, có một nền văn minh Hừng Việt chói chang, thờ mặt trời còn ghi khắc lại trong sử đồng Đông Sơn, có nền văn minh sông biển giỏi về thủy vận nên rất rành về niên lịch, năm tháng, thiên văn. Cổ sử đã ghi Việt Thường đã có Việt Dịch nòng nọc ghi trên lưng rùa về thời Đạo Đường, vua nhà Chu sai chép lại gọi là lịch rùa. Vì thế người Việt cổ có niên lịch, năm tháng mang tên bằng tiếng Việt là một chuyện có thật. Thật vậy, tác giả Bùi Huy Hồng trong bài “Mấy Nét Về Thiên Văn Học Thời Hùng Vương” đã viết “Ở Cam-pu-chia còn lưu lại đến ngày nay một cuốn lịch cổ nhất là lịch Bầu Ràn (634 AD) dùng 12 tên con giống tiếng Việt và tiếng Mường…” (Hùng Vương Dựng Nước, 1972, t. III, tr. 299). Nếu tên 12 con giáp này của Việt Nam thì chúng bắt buộc phải có nghĩa thuần Việt, nghĩa là phải hiểu theo kiểu nôm na mách qué của những người Việt dân dã chứ không phải hiểu theo nghĩa bác học. Để chứng minh tên của 12 con giáp đều là tên thuần Việt, có nguồn gốc Việt Nam, ta không phải chỉ dựa vào Hán ngữ, mà ta phải dựa vào tất cả ngôn ngữ loài người trong đó có Ấn Âu ngữ (Anh, Pháp ngữ…) vốn ruột thịt với các từ thuần Việt. Qua các bài viết vào những mùa xuân trước đây, chúng ta đã biết: .Hợi là con hoi, con oi, con mỡ, con vật cung cấp mỡ. Hoi liên hệ với Pháp ngữ huile, oi liên hệ với Anh ngữ oil. Với h câm, hoi = oi (miệng coi hoi sữa hay oi sữa) = oil. Việt ngữ mỡ liên hệ với Thái Lan ngữ moo là con heo, con moo là con mỡ. Việt ngữ lợn biến âm với lờn, nhờn liên hệ với mỡ dầu. Việt ngữ sề chỉ heo nái liên hệ với Cổ ngữ Anh sù (lợn sề), Latin sùs (lợn sề), gốc Ấn-Âu ngữ *sù- (lợn, heo), Việt ngữ heo, hợi, liên hệ với Anh ngữ hog… Hợi là con heo, con hoi, con huile, con hog, con oi, con oil… .Tí là con chuột. Tí là tí ti, nhỏ, bé, lắt, nhắt. Tí biến âm với Pháp ngữ petit, bé tí. Theo t=s như sụt = tụt (giá), ta có tí = sí (nhỏ sí) = síu (nhỏ). Síu biến âm với Pháp ngữ souris, chột nhắt. Chuột biến âm với chút là nhỏ là tí, liên hệ với Phạn ngữ chutt, to become small (trở thành nhỏ). Vậy Tí là petit, là chút, là chuột. Anh Theo (r=l, róc = lóc), Pháp rat là chuột liên hệ với Việt ngữ lắt, nhắt (chuột lắt, chuột nhắt). Tí là con bé tí, petit, con sí, con síu, con souris, con tí chút, con chuột… .Sửu là con trâu. Sửu liên hệ với Việt ngữ sẩu là sừng (xin khúc đầu những xương cùng sẩu…), sậu (cứng), cứng liên hệ với sừng (c=s). Con trâu là con có sừng ở đầm ao nước. Trâu con gọi là con nghé hay con he: Trâu he còn hơn bò khỏe He có nghĩa là trâu con, trâu nghé còn khỏe mạnh, hữu dụng hơn là bò khỏe. He biến âm với hèo là cái roi, cái vọt: Còn duyên anh cưới ba heo, Hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi. ca dao He biến âm với Mường ngữ “hẻo” là húc (bằng sừng). Theo h=k (bệnh hen = bệnh kèn) ta có he = ke, que, nọc. Con he là con que, con nọc, con sừng. Theo ngh = k, như nghịt = kịt (đen nghịt = đen kịt); nghẹt = kẹt; nghều = kều (cao nghều = cao kều)…, ta có nghé = kẻ. Con nghé là con kẻ, con quẻ, que, kèo, nọc (kẻ là cái kèo nhỏ, thước kẻ) tức con sừng. Mã Nam Dương ngữ kerbau là con trâu có ker- là kẻ. Gốc Hy Lạp ker- là sừng (keratine, chất sừng, keratitis, sưng màng sừng, giác mạc, keratomy, cắt màng sừng…). Rõ như ban ngày con trâu do con he, con nghé lớn lên mà thành là con kẻ con sừng. Sửu liên hệ với cổ ngữ Anh cù, Anh ngữ hiện kim cow (bò cái), với gốc Phạn ngữ kar, to be hard (cứng), Av. srù, horn; sarah-, head; New Persian surù, horn ; Skt çrnga (r with a dot, n có huyền), çira, liên hệ với sừng. .Dần là con cọp. Dần biến âm với dằn, vằn. Con Dần là con dằn, con vằn. Con cọp có lông vằn. Tôm vằn gọi là tôm cọp… Tiger có ti- biến âm với “tie” (dải dây, cà vạt) liên hệ với Việt ngữ tau, tao (dải, dây, tua), đai (dải dây cột), Pháp ngữ tigre có ti- biến âm với ty, tơ (dải dây)… Tiger, tigre là con dây, con vằn, con dần. .Mão, mẹo là mèo. Mão, mẹo biến âm với Việt ngữ mấu, bấu, vấu, với Anh ngữ maul (cào xé bằng móng vuốt). Con mão, con mẹo, con mèo là con mấu, con maul, con cấu, con quào: Tuổi mẹo là con mèo ngao, Hay cấu hay quào, ăn vụng quá tinh (vè) Mã ngữ hari mau là con cọp. Hari là trời, mau rõ ràng chỉ loài có móng vuốt loài mấu, mauling. Cọp hari mau là mèo trời. Con mão là con mấu, con mâu, con maul… .Thìn: Thìn biến âm với thắn, Mường ngữ có nghĩa là con rắn, với thận (con rắn nước lớn, con trăn nước anaconda). Thìn cũng biến âm với thằn (lằn), với thìu (điu) (rắn nước) với thuồng (luồng). Theo biến âm in, iên = iu, iêu như diễn hành, diễn binh = diễu hành, diễu binh, ta có thìn = thìu (điu). Thìn là thìu (điu), là thắn (rắn), là thận, là thằn (lằn, cá sấu), là thần (liên hệ tới nước), là thuồng (luồng), linh vật mang tính nam hóa của rắn nước, thằn lằn nước, cá sấu thời phụ quyền. Con Thìn là con thắn (rắn), con thận là con rắn nước lớn, con trăn nước (anaconda), con thằn (có gốc thằn lằn, cá sấu), thìu (rắn nước), con thuồng (luồng)… TỴ LÀ GÌ? Ta thấy ngay Trong Việt ngữ .Tỵ biến âm với Việt ngữ tơ, tao, tau. Tao, tau có nghĩa là tua, giải, dây như thấy qua câu ca dao: Hai tay cầm bốn tao nôi, Tao thẳng, tao dùi, tao nhớ, tao thương. Cầm bốn “tao nôi” là cầm bốn sợi dây của cái nôi để đưa con. “Tao thẳng, tao dùi, tao nhớ, tao thương” là sợi căng thẳng, sợi trùng, sợi nhớ, sợi thương. Có thể đây là tâm trạng của người mẹ cầm bốn sợi dây của cái nôi ru cho con ngủ mà nhớ thương tới người tình cũ. .Đọc thêm hơi vào tao ta có thao. Nón quai thao là cái quai nón ở chỗ buộc vào vành nón có hai cái tua, cái tao, cái thao rủ xuống hai bên. .Tỵ liên hệ với phương ngữ Thanh Nghệ Tĩnh te là lưới cá nhỏ: Mặc ai lưới, mặc ai te, Thì ta cũng vẫn dăng bè nghênh ngang. (ca dao). Lưới đan bằng dây liên hệ với tua, tao, thao. Theo biến âm thấy qua từ đôi te tua, ta có te = tua. Việt ngữ te, lưới liên hệ với Latin tela, lưới. .Tỵ liên hệ với Việt ngữ dải, dây, dợ (dợ hay rợ có nghĩa là dây như dây dợ). Theo t=d, tỵ = ty = tơ = dợ. Theo qui tắc từ đôi dây dợ ta có dợ = dây = dải. Cổ ngữ Việt cũng gọi con rắn là con dải. Con rắn trông như một dải dây dợ. Ta thấy rất rõ qua vật tổ rắn nước của người Ngaju Dayak, Borneo. Họ có vật tổ tối cao tối thượng dòng Nòng là con rắn nước tên là Tambon liên hệ với tamban (rope, rein, bow string), dải, dây, dây cương, dây cung. .Tỵ liên hệ với Hán Việt đai. Theo d = đ như cây da = cây đa, ta có dải = Hán Việt đai. .Tỵ liên hệ với từ thị. Trong tên Việt Nam, chữ lót thị chỉ phái nữ. Ta biết rõ nữ là âm, thuộc dòng nòng, nước có một biểu tượng là con rắn nước. Ta thấy rất rõ qua mẹ tổ thế gian của chúng ta là Thần Long hay Long Nữ có mạng Khảm (nước) là vợ vua tổ thế gian đầu tiên Kì Dương Vương (mạng Li, Lửa đất). Long là rồng theo duy âm có cốt là con rắn nước. Cốt lõi văn hóa Việt là nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng. Thị thuộc ngành Rắn Rồng. Trong văn giáp cốt Trung Hoa, thị có nghĩa gốc là tên một tộc, sau dùng chỉ dòng họ (thị tộc) được biểu thị bằng hình con rắn trên đầu một cái cột, thể hiện rắn là vật tổ (Ly Jim). Rắn là con dải bò ngoằn ngoèo như dòng nước nên rắn là biểu tượng cho nước, các tộc nước. Anh ngữ snake, rắn có nak- = nác, nước, rồng naga của Ấn-Độ và của các dân tộc bị ảnh hưởng của văn hóa Ấn-Độ có gốc từ con rắn nước. Naga có nag- = nác, nước. Cá lạc là loài cá mình dài như con rắn (Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). Lạc ruột thịt với nác, nước với naga, snake. Như thế thị chỉ phái nữ và các thị tộc thuộc ngành nòng âm, nước liên hệ với tỵ, rắn có một khuôn mặt là rắn nước, con dải. Trong Ấn Âu ngữ .Tỵ biến âm với gốc Tiền-Ấn Âu ngữ *ten-, liên hệ với Tân Latin taenia, Anh ngữ tenia có gốc từ Hy Lạp ngữ tainia, teino có nghĩa là band (băng), ribbon (dải), tape (băng dán). Từ này cũng chỉ con sán dẹp, sán dải, sán sơ mít. Tenia là loại ký sinh trùng ruột có hình dài và dẹp như cái dây, cái dải, như sợi dây sên, dây xích (vì thân có các đốt, các đoạn) nên gọi là con sán, con sên (khác với con ốc sên), Anh ngữ dân dã gọi là tapeworm, ký trùng dải. Việt ngữ sán, sên ruột thịt với Anh ngữ chain, Pháp ngữ chaine, dây chuyền, dây xích cũng hàm nghĩa dây, dải. Con sán dải có đốt trông giống như sợi dây sên, dây xích. Taenia, tenia liên hệ với Pháp ngữ cổ tenie, dây cột, dải băng cột đầu tóc. *Ten- có te- liên hệ với tua (như thấy qua từ đôi te tua), tơ, ty, tỵ. Theo t=d, có te-, tae-, tai- = dải = dây. Trung Nam gọi là con lải, con lãi. Theo l=d=t, con lải, con lãi = con dải, con dây. Lải là sán dẹp như cái dải (dây). Ta cũng có từ đôi sán lải nghĩa là lải = sán = sên = Anh ngữ chain, Pháp ngữ chaine. Tương tự tỵ cũng liên hệ với tennis, quần vợt. Đa số các nhà tầm nguyên ngữ học cho rằng từ tennis liên hệ với Hy Lạp ngữ tainia, băng, dây cột, Pháp ngữ cổ tenie, dây cột, dải băng cột đầu tóc. Ta thấy rất rõ tennis có gốc từ gốc Tiền-Ấn Âu ngữ *ten-. Tennis là môn thể thao đánh quả banh qua một dải dây (sau là cái lưới) ở giữa sân. Tennis có ten-, te- = -tai = tae- = tape = tỵ = dải, dây, đai. .Tỵ liên hệ với Latin tela, lưới, có cùng gốc với taenia, tainia, tennis. Tela có te- = Việt ngữ te (như đã nói ở trên te là lưới cá nhỏ). Từ tela chẻ đôi thành Việt ngữ te là lưới và Hán Việt la là lưới như thiên la địa võng. .Tỵ liên hệ với Anh ngữ tie (dây, cột, cà vạt) với đai với dải. Rõ ràng con tỵ là con tie, con đai, con dải. Và tỵ liên hệ với Anh ngữ tape, dải, dây. . Theo t=tr (tui luyện = trui luyện), Tỵ liên hệ với gốc Hy Lạp trich-, tricho-, tơ, tóc, dây dải như trichina, giun xoắn (ký sinh trùng hình con giun cuộn tròn như rắn), trichogen, thuốc mọc tóc, trichopathy, bệnh tóc… Trong Hán ngữ Về mặt Hán ngữ Tỵ biến âm với Hán Việt ty là tơ, dải, sợi, dây. Như đã nói ở trên Tỵ liên hệ với dải. Theo d=tr như dàn = tràn, ta có dải = trãi. Bộ trãi trong Hán ngữ như thấy qua từ Lạc trong tên Lạc Long Quân viết với bộ trãi có nghĩa là con sâu không chân. Con sâu không chân mang hình ảnh con rắn tí hon. Điểm này thầy rõ qua từ worm, sâu, giun, trùn (giun, trùn Hán Việt gọi là địa long vì trông giống rắn). Trong nhiều ngôn ngữ cổ Ấn-Âu worm cũng có nghĩa là rắn vì con sâu là những con rắn tí hon, bằng chứng là Việt ngữ sâu có gốc sa- cùng âm với sà, xà, rắn. Qua biến âm thấy ở từ đôi sâu sa, ta có sâu = sa = sà = xà. Theo w = u, worm có wor- = uor- = uốn (éo), thấy rõ nhất qua từ Latin uermis, a worm, có uer- = uốn, éo. Sâu và rắn là con uốn éo. Tỵ phát âm theo tiếng Bắc Kinh là Sì. Theo s=t như sụt = tụt; suốt = tuốt (lá); sí = tí (nhỏ), ta có tỵ = sì. Tuy nhiên biên âm giữ t (sì) và t (Tỵ) chỉ là biến âm khác vần tức biến âm họ hàng trong khi tỵ biến âm với tơ, tua, tao, te, Anh ngữ tie, tenia, tennis, Hy Lạp ngữ tainia, Latin tela, gốc Tiền-Ấn Âu ngữ *ten-, Hán Việt ty… là biến âm mẹ con (giữa t và t) và có cùng một nghĩa như nhau. Như thế Tỵ không thể do Sì giọng Bắc Kinh của Tỵ đẻ ra. Tóm lại, rõ như ban ngày Con Tỵ là con ty, con tơ, con tao, con tau, con thao, con tae- (tape), te- (tenia, tennis), con tai- (tainia), con tie, con *ten-, con dải, con đai, con dây, con thị, con tri-, tricho… Những từ chỉ rắn và liên hệ tới rắn. Để làm sáng tỏ thêm xin nói qua một chút về các từ chỉ rắn và liên hệ với rắn. Thìu điu, liu điu. Việt ngữ cổ gọi con rắn nước là con thìu điu hay liu điu: Chẳng phải liu điu cũng giống nhà, Rắn đầu biếng học lẽ không tha. Thẹn đèn hổ lửa, đau lòng mẹ, Nay thét, mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen lời lếu láo, Lằn lưng chẳng khỏi vết năm ba. Từ nay Châu Lỗ xin siêng học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia (Chiêu Lì, Lê Quí Đôn) Châu là nước Châu, quê thầy Mạnh Tử và Lỗ là nước Lỗ, quê thầy Khổng Tử. Châu Lỗ cũng là tên một loài rắn. Bài thơ mỗi câu đều có tên một con rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, rắn ráo, lằn lưng , châu lỗ, hổ mang. hay Cha hổ mang đẻ con thìu điu hoặc Cha thìu điu đẻ con hổ mang (ca dao) hay Trứng rồng lại nỡ ra rồng, Liu điu lại nở ra dòng liu điu. hay Đôi ta như thể thìu điu, Nước chẩy mặc nước ta dìu lấy nhau Ta cũng có từ thìu đìu chỉ một loại dây leo bò như rắn có lá rất nhám dùng làm giấy nhám đánh đồ gỗ (Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Diễn Âm Tự Vị). Thìu biến âm thiu. Thìu cũng biến âm với thều, thào, thao là dải, con rắn thìu điu có hình ảnh của dòng nước, con sông. Thìu biến với thìn, thằn, thắn có nghĩa là rắn, với thần (bậc siêu phàm dòng nước), thẩn (rắn nước có sừng), thận (cơ quan lọc máu “làm nước” tiểu). Liu biến âm với lũ, lụt, Hán Việt lưu có một nghĩa là nước chảy. Liu biến âm với Mường, Tây Tạng ngữ tlu, rắn. Chú ý ta có liu láy với điu, thìu với điu nghĩa là liu = điu, thìu = điu tức liu = thìu = điu đề có nghĩa là dây dải liên hệ với nước. Vì thế thìu điu, liu điu thật sự là loài rắn nước. Rắn Rắn = lắn = lăn (r = l như người Trung Hoa nói fried rice thành fried lice). Con rắn là con lăn. Ta cũng thấy rắn biến âm với lằn (dải, dây như vết lằn), Anh ngữ lane, dải đường. Con rắn là con lằn, con dải. Rắn là con lằn, thằn lằn cùng họ bò sát nhà rắn. Mường ngữ thắn là rắn. Ta cũng thấy lăn = trăn (l=tr lòng=tròng, mắt, trứng). Trăn viết theo tiếng cổ là tlăn. Trăn là loài rắn lớn. Như thế rắn cũng có nghĩa cổ tlăn là trăn, là con có hình dạng như vết lằn, vệt dài như dải như dây và có nghĩa chỉ động tác lăn, trăn (trăn trở) của con rắn. Trăn Trăn biến âm với lăn (tr=l) với rắn (tr=r). Con trăn là con lăn, con rắn. Mường ngữ tlu là rắn. Tlu là tlăn, trăn. Trăn liên hệ với Maya (Trung Mỹ) ngữ khan, chan, can là chăn, trăn. Maya có vật tổ chim cúc cu-trăn kukucan. Maya ruột thịt với cổ Việt đã được xác thực qua sự phân tích DNA cho thấy Maya và cổ Việt có cùng nhóm DNA (xem Sự Tương Đồng Giữa Cổ Sử Việt và Maya trên blog bacsinguyenxuanquang.wordpress.com). Vật tổ Chim Cúc Cu-Trăn Kukucan của Maya chính là hình ảnh vật tổ Chim-Rắn, Tiên Rồng của Việt Nam ở dưới dạng nhất thể. Xà Xà có nghĩa là rắn (bạch xà), phát âm Bắc Kinh là shé. Xà liên hệ với sa (sương) sả (cỏ, chim bói cá): “Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống bể mò châu, nào hố bẫy hươu nai, nào lưới dò chim sả” (Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo). Sả là nước như mưa sối sả là mưa sối nước; sả nước như sát xà phòng rồi sả nước; cỏ sả (lemon grass) là cỏ nước vì cỏ sả dùng nấu nước uống, trà sả, tắm hay gội đầu. Chim sả là chim “nước”, chim bói cá, chim thằng chài. Theo s=ch ta cói sả=chả=chà, chè. Chà là nước uống nấu bằng cỏ cây. Chà cá là chỗ nuôi cá. Chài lưới cũng liên hệ với chà, sả (nước). Chim sả, chim (thằng) chài là một. Chim bói cá, chim sả còn gọi là trả, phí thúy (theo s=ch=tr, sả = trả): Con chim tra trả, ai vay mà trả, Bụi gai sưng, ai vả mà sưng. Đấy người dưng, đây cũng người dưng, Cớ chi nước mắt cứ rưng rưng nhỏ hoài… (hò Miền Nam) Miền Nam có thứ lúa sạ nhà nông chỉ việc vãi hạt, cây lúa mọc ngoi lên theo mực nước dâng cao hàng ngày. Lúa sạ là lúa nước. Sả, sạ, trả, chà, chài liên hệ với Phạn ngữ sara, saras, nước như saroja, hoa sen (hoa mọc dưới nước). Như thế xà là loài rắn liên hệ với nước có thể là loài rắn nước, những loại rắn nước khổng lồ có thể là loài anaconda ở Amazon. Xà (rắn) liên hệ với Phạn ngữ sarpa-, Rumania sarpe (s có chấm dưới), Ý serpe, Pháp Anh serpent là rắn. Ở đây ta thấy rõ shé (âm Bắc Kinh của xà) biến âm ruột thịt với sì (âm Bắc Kinh của Tỵ) hơn là giữa Tỵ với Sì. Lươn Lươn là loài “cá rắn”. Lươn tương đương với rắn. Lươn biến âm lăn, lằn, luồng với trườn, trăn. Thuồng luồng Luồng biến âm với lươn. Thuồng biến âm với luồng (th=l). Thuồng luồng biến âm với lươn, lăn, trăn, rắn. Thuồng luồng có gốc rắn nước. Thuồng luồng là dạng nam hóa, thần thoại hóa của rắn nước. Dựa theo thiên nhiên thì thuồng luồng có cốt rắn có sừng, có mào, cá sấu…, dựa theo thần thoại là con vật dòng rắn có gắn thêm các yếu tố thần thoại thêm vào như có cánh chim, có bờm… Giun, Trùn Giun trùn là loài sâu đất có hình rắn, Hán Việt goi là địa long (rồng đất) . Trùn biến âm với trằn, thằn, trăn, rắn . Giun biến âm với trùn (gi=tr; giăng = trăng), cổ ngữ trùn là tlun liên hệ với Mường, Tây Tạng ngữ tlu, rắn. Lạc Lạc là loài cá mình dài như con rắn (Huỳnh Tịnh Paulus Của,ĐNQÂTV). Từ Lạc trong tên Lạc Long Quân cũng hàm nghĩa nước, rắn mang dương tính lửa, mặt trời. Lạc liên hệ với Việt ngữ nác (nước), Phạn ngữ naga (rắn, rồng), nak (rắn nước), Anh ngữ snake (rắn)… Ngo Ngoe Việt ngữ có từ ngo ngoe chỉ động tác của rắn, sâu và từ ngoằn ngoèo chỉ hình dáng rắn uốn khúc. Ngo ngoe, ngoằn ngoèo tất cả đều có gốc ngo- liên hệ với Thái ngữ ngo, Thái Lan ngữ ngoo là rắn. Khăn Khăn là một vật hình dải dây như hình rắn, trăn. Theo k=c, khăn = chăn, trăn. Người Việt cả hai phái vấn khăn, quấn khăn, vắt khăn… là mang tộc biểu rắn của dòng Nước, Rắn nước Lạc Việt Lạc Long Quân Âu Cơ. Khăn liên hệ với Maya (Trung Mỹ) ngữ khan, chan, can là rắn (vật tổ chim cúc cu-trăn kukucan), với Pháp ngữ chal, chale, khăn “san”, Ấn ngữ shàl, Anh ngữ shawl, loại khăn choàng, choàng cổ hay vắt vai. Khăn choàng dài như một cái dải (như con rắn) có thể trùm đầu, vai và cánh tay được. Ta cũng thấy từ choàng liên hệ tới dây, dải, rắn. Choàng biến âm với chằng (dây, dải, cột), chăng (căng dây), chàng (dải, vòng như chàng pháo, chàng hoa, chàng hạt), với chăn, trăn. Điểm này cũng thấy rõ trong Anh ngữ: shawl gần cận với crawl (bò như rắn); scarf (khăn quấn cổ) liên hệ với Phạn ngữ sarp(a), với serp(ent), rắn. Việt ngữ chăn (vật đắp cho ấm) nguyên thủy là một thứ khăn lớn (người Aztecs có cái khăn lớn vắt vai cũng dùng là vật đắp ấm) liên hệ với Anh ngữ blanket. Từ blanket có blan- ruột thịt với cổ ngữ Việt blan với Việt ngữ hiện kim trăn (rắn lớn), chăn (vật đắp ấm). Rồng Rồng là con vật có cốt là con ròng, dòng (rắn nước) nam hóa, dương hóa bay lên trời được. Rồng có bản thể nước-khí, gió. Theo truyền thuyết Trung Hoa về mùa thu, đông con rồng ẩn mình ở dưới đáy nước (biển, vực sâu) đến mùa xuân bay lên trời làm ra mưa gió. Rồng có dương tính nên gió là gió dương, gió động, gió lửa tức dông. Con rồng là con dòng-dông. Đọc lồng hai từ dòng dông vào nhau ta có dồng, rồng. Theo qui luật biến âm r=l (róc mía = lóc mía, người Trung Hoa đọc r thành l), ta có rồng = long. …… Rắn Và Chữ Viết Cổ .Mẫu tự số 5 trong bảng 35 chữ cái của Mường Việt cổ ở châu Quan, Thanh Hóa là tô ngo (hàng trên cùng từ trái qua phải) (Vương Duy Trinh, Thanh Hóa Quan Phong in lại trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt tr. 40). Tô là đồ, vẽ, tô ngo là chữ vẽ tức hình ngữ ngo vẽ hình con rắn. Việt ngữ cổ ngo, ngoe, ngoằn, ngoèo (tất cả đều có gốc ngo-) ám chỉ rắn. Thái ngữ ngo, Thái Lan ngữ ngoo là con rắn. Rõ như ban ngày tô ngo (chữ ngo) vẽ hình con rắn. Ở đây cho thấy rõ các chữ Mường cổ này là một thứ hình ngữ (pictogram). .Trong các hình ngữ mẫu tự cổ Ai cập, hình ngữ dj vẽ hình con rắn thông thường. Dj nếu phát âm theo tiếng Việt là dì, tì, tị, nếu coi d tương đương với th của Anh ngữ như trong “the” (phát âm đại để là “dờ”) thì dj phát âm là thì, thị, thằn, thắn… .Chữ nòng nọc hình chữ S (thường gọi là hoa văn, “mô-típ” chữ S) trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn và chữ S của mẫu tự ABC có nguồn gốc là sóng nước là hình con rắn đang chuyển động như sóng nước (xem chữ Nòng Nọc và Mẫu Tự ABC). Trong 12 con giáp ta có hai con thuộc loài rắn là Thìn và Tỵ nằm kề nhau. Vì các con giáp liên hệ với Vũ Trụ giáo, với Dịch, với lịch học, thiên văn học nên Tỵ và Thìn mang tính nòng nọc, âm dương khác nhau. Rắn có nguồn gốc nguyên thủy như thấy qua các truyền thuyết sáng thế Chim-Rắn, Tiên Rồng của Việt Nam và của nhiều nền văn hóa khác trên thế giới. Trong khi rồng là một con thú thần thoại hóa có cốt là con rắn nước hay cá sấu tức là một khuôn mặt xuất hiện muộn sau này. Thìn là loài có cốt là rắn nước, nam hóa, dương hóa bay lên trời được (nước thái âm OO dương hóa một phần bốc thành hơi thành thiếu âm khí gió IO) biểu tượng nòng khí gió. Con rồng thìn là con nước-gió. Việt ngữ rồng là con dòng (nước) dông (gió). Bà Thần Long (Rồng Nước, Khảm) vợ Kinh Dương Vương (Chàng Núi Lửa đất Li) là Nàng Gió (Vụ Tiên là Nàng Nước, Âu Cơ là Nàng Lửa và vợ Hùng Vương Nàng Non) (KQKTCSHV). Trong khi Tỵ là khuôn mặt thật sự của rắn còn ở dưới cõi đất trần gian mang trọn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh. Rồng chính là “vẽ rắn thêm chân”. Kết luận Tóm lại, rõ như ban ngày con Tỵ là con tơ, con tao, con tau, con thao, con ty, con tae- (tape), con te- (tenia, tennis), con tai- (tainia), con tie, con *ten-, con dải, con đai, con dây, con thị, con tri-, tricho… Một lần nữa cho thấy về ngôn ngữ học từ Tỵ trong 12 con giáp ruột thịt và có gốc từ các từ thuần Việt, nôm Việt nôm na mách qué. Tên 12 con giáp không phải là do người Trung Hoa phát kiến ra. http://khoahocnet.co...-goi-ran-la-ty/
    1 like
  10. Số cháu phải lấy chồng xa hay chồng là người phương xa, lấy nhau cũng dễ dàng nhưng chắc cũng có thời gian nào đó vợ chồng cũng phải có sự ly cách.Cháu nên làm phước làm việc thiện , tâm nên giữ đức làm cốt, thì may ra mới thọ, nếu không bị tai nạn thì cũng bị bệnh nan y cần phải mỗ xẻ mới có thể sông lâu được .
    1 like
  11. Thì kiếp nạn mất việc mới khuyên cháu cố gắng giữ việc mà cháu để cho nó vuột mất
    1 like