Hồi còn thiếu niên, tôi cũng được nghe nói câu này và được cho rằng của Maksim gorki. Ông ta cho rằng: "Thiên tài 99% là do lao động, 1 % là do thiên phú". Ngày nhỏ tôi cho rằng cũng có thể câu này đúng. Nhưnng bây giờ tôi đang đặt vấn đề: "Nếu không có 1% bẩm sinh thì có thể thành thiên tài với 99% lao động không?".Chúng ta thử quán xét một hiện tượng cho tất cả những học sinh ngồi trên ghế nhà trường - một giai đoạn của cuộc đời với hầu hết những con người trên thế gian:
Trong lớp đều học một chương trình như nhau, các thày dạy cũng như nhau. Nhưng rõ ràng không phải bất cứ một sự chăm chỉ và nỗ lực của từng học sinh đều cho một kết quả thiên tài sau này. Không thể phủ nhận sự đam mê và lao động trong kết quả của một thiên tài. Nhưng không thể nhận xét một cách cơ học điều kiện cho 1% bẩm sinh của một thiên tài. Ở đây tôi chỉ bàn tới những khả năng và nỗ lực tự thân, chưa bàn đến điều kiện môi trường.
Thời còn niên thiếu, tôi nghe các bạn học lớp hội họa bàn tán về một luận án tiến sĩ tại Ba Lan - thời gian từ 1967 đến 1971 - có nội dung cho rằng: Không có một môi trường tốt nhất cho sự phát triển của con người. Điều kiện môi trường luôn tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực cho sự phát triển khả năng của con người - trong đó bao hàm sự phát triển của một thiên tài.
Thiên Đồng chịu khó đọc những vần đề dài dòng văn tự của tôi - tất nhiên tôi không lạc đề - và còn nữa: Đã gọi là thiên tài thì tất yếu phải là những phát minh vượt trội. Không thể nhầm lẫn thiên tài với một người rất lành nghề, hoặc rất giỏi về chuyên môn. Mà đã gọi là phát minh vượt trội thì tất yếu phải là những điều mà con người số đông không biết tới. Bởi vậy, số phận của nó sẽ chỉ được coi là thiên tài, nếu được con người chấp nhận phát minh đó và là một kẻ lập dị nếu không được chấp nhận. Chuyện này chắc không cần phải ví dụ.
Liên quan đến phát minh vượt trội thì vấn đề đòi hỏi là tư duy trừu tượng phải rất phát triển, để có khả năng tổng hợp nhận thức nền tảng dẫn đến phát minh vượt trội - là những điều mà thế nhân chưa nhận thức được.
Một trong những khả năng của tư duy trừu tượng - tức khả năng bẩm sinh của thiên tài - là sự cảm nhận trực quan. Đó là một yếu tố cần.
Đã có một nhà khoa học nổi tiếng nhận xét - đại ý - rằng; Phương pháp bói toán Đông phương không mang yếu tố khoa học, vì nó mang tính cảm nhận trực quan. Tôi đã phản biện điều này vì tính cảm nhận trực quan có trong ngay từ thời học sinh của hầu hết trong mỗi con người. Những học sinh có cảm nhận trực quan tốt sẽ xuất sắc hơn những học sinh cùng lớp. Bài phản biện và nguyên văn của nhà khoa học này có ngay trong diễn đàn của chúng ta.
Tôi dài dòng văn tự như vậy, vì muốn cho rằng: Cách dạy học của người Nhật chính là cách phát huy khả năng cảm nhận trực quan của con người ngay từ hồi còn nhỏ, nhằm phát huy khả năng của con người trước khi bước vào môi trường xã hội đầu tiên là trường học. Tất nhiên,khi khả năng cảm nhận trực quan của con người được phát huy ngay từ thời thơ ấu là điều kiện để kích hoạt 1% bẩm sinh trong mỗi con người - nói theo cách "99% là do lao động".
Tuy nhiên, phương pháp trên của người Nhật - nếu chỉ giới hạn tóm tắt như những thông tin trong bài báo / bài viết nói trên - do Thiên Đồng trích dẫn - thì còn nhiều yếu tố để bổ sung; hoặc chỉ nên coi là một trong những phương pháp có thể áp dụng cần bổ sung và không phải phương pháp duy nhất đúng, hoặc không nên coi là phương pháp để nhận xét về tương lai của đứa trẻ đó.
Tôi nghĩ rằng trò chơi Trí Uẩn của Việt Nam cũng là một phương pháp phát huy khả năng của tư duy trừu tượng. Rất tiếc, trò chơi này đến nay không thấy xuất hiện.