• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/11/2013 in Bài viết

  1. Người Việt cổ là dân Kẻ Lửa = dân Quẻ Li. Từ Kẻ hay Quẻ đều là chỉ cái cá thể, chỉ người (Kẻ là con người, còn Quẻ là nội dung số phận của con người đó, ví dụ nội dung chìm nổi suốt cuộc đời của đại thi hào Nguyễn Du diễn ra đúng chỉ là một quẻ Dịch). Từ Lửa hay Li là chỉ vị trí địa lý, ở đây là chỉ xứ nóng. Giống như Việt Nam, thì từ Việt chỉ tộc người, từ Nam chỉ vị trí địa lý. Lướt “Quẻ Li”= Qủi, lúc này vì Qủi là chỉ cụ thể cái quẻ li, tức vị trí của nó trong Hà Đồ, nên trong tên nước Xích Qủi, thì Qủi chỉ vị trí địa lí, là vị trí quẻ Li, tức phương Nam nóng (ngược với phương Bắc có gió Bấc, Buốt và Băng), Xích chỉ tộc người. Xích có nghĩa là Sáng, chỉ riêng cái sáng trắng của kim loại nóng chảy, tức Sáng Tỏ = Sáng Đỏ, nên Hán ngữ dùng từ Xích Hồng 赤 紅 chỉ màu đỏ chói ( Hồng có gốc từ Lửa, “ Hỏ Nóng”= =Hồng), nói tắt thì dùng một chữ Xích chỉ màu đỏ, như từ “Xích vệ đội” (đội tự vệ đỏ). Dân Lửa hay dân Li, dân Sáng, dân Xích đều là dân Kinh, gọi là Kẻ Minh (con cháu của đế Minh), “Kẻ Minh”= Kinh, gọi chung là dân Ta. (Về sau Ta = Ngã我 = Gia 家 = Giả 者, Ta cũng là Người, từ đôi “Người Ta”= Ngã 我, “Dân Ta”= Gia 家, “Dân Cả”= Giả 者, chữ nho chỉ là mượn để mà ký âm; nhưng chữ Giả đúng logic của Ta hơn, vì Giả 者 gồm Tia丿nối Đất 土 với Trời 日, đó chính là Ta = “Tất Cả”). Nhưng từ Ta gốc chỉ có nghĩa đen là Lửa, là sự sống của con người luôn sinh ra nhiệt: Ta là con người, thì trong con người phải có hai cái Ta cân bằng nhau, là “Ta Âm”= Tâm (phần hồn) và “Ta Dương”= Tướng (phần xác, tướng mạo, “Mặt Tao”= Mạo). Rõ ràng Ta là phải gồm hai cái Ta trong cơ thể, tức “Ta Ta”= Tá, 0+0=1. Tá là từ gốc đầu tiên chỉ lửa, người nguyên thủy chọi đá thì thấy cái Sáng nó “Tóe Ra”= Tá, gọi hiện tượng ấy là Tá=Lả=Lửa=Ló=Tỏ=Đỏ=Hỏ=”Hỏ Tá”=Hỏa . Ta là “Ta Ta”= Tá, 0+0=1, nên cơ thể Ta luôn “Tỏa Ra”= Tả (Tả 寫 sau cũng dùng để chỉ ý Viết)= “Tả Lan”= Tản 散 ra nhiệt lượng 37 độ C, đó là cái Sáng (dùng khí cụ hồng ngoại thì có thể quan sát được như là ánh hào quang). Nếu cái Sáng ấy Tốt lên (như là lúa tốt, rau tốt, tức là lên cao) thì thành “Sáng Tốt”= Sốt (hơn 37 độ C trở lên là Sốt). Nếu cái Sáng ấy Tụt đi (cặp đối Â/D là Tụt/Tốt), tức dưới 37 độ C trở đi thì thành “Sáng Tụt”= Sút= “Sút Đi!”= “Sút Chi之!”= Suy 衰, thì sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, đến khi “Tụt sạch cả Lõi”= Toi ( mất hẳn Lửa=Lõi=Lòng=Tỏng=Tâm, chữ Tâm 心 viết bằng bốn nét như chữ Lửa 火 hay quẻ Li), Lửa tụt sạch thì cơ thể nguội lạnh là chết, Toi= ”Toi Rồi”= Tối là sang cõi âm. Nhân loại muốn sống thì phải Hiếu với trái đất, như từ Tất Cả của tiếng Việt đã nói (Cả đứng sau Tất là tỏ ý tôn trọng Tất), Tất=Đất, mà cụ thể hơn tức “Tia Đất”= Tất, có nghĩa là phải tôn trọng từng ly từng tí thuộc trái đất. Điều này đã được chỉ rõ trong chữ Hiếu 孝 của nho Việt: chữ Hiếu 孝 gồm Tia 丿 + Đất 土 + Cả 子 (Cả= “Con Ta”= =Cả). “Tia Đất”=Tất. Hiếu 孝 có nghĩa là Tất Cả (ý là tôn trọng Tất, như đạo Lão đề xướng, tôn trọng trái đất). Trong xã hội thì chữ Hiếu 孝 có Tia 丿 + Đất 土 là phần trên của chữ Lão 老 , và chữ Con 子 ở dưới (cõng chữ Lão ở trên, đó là Hiếu), nhưng nội dung âm tiết của tiếng Việt là “Hai Yêu”= Hiếu, hai thế hệ già trẻ phải thương yêu nhau, đó là Hiếu. Giải thích ở đây là chỉ để nói rằng chẳng có từ nào dùng trong tiếng Việt gọi là “ từ Hán-Việt” để mà nói 60% hay 80%, mà thực ra có khi 100% lại là ngược lại. Ví dụ từ nam Dương Tử trở xuống nam, gọi con sông là Giang 江; từ nam Dương Tử trở lên bắc gọi con sông là Hà 河. Nhưng từ Hà 河 cũng lại là từ gốc Việt. Khi nói về nhiều của cùng một thứ thì dùng từ đôi, về sông có từ đôi Sông Ngòi đồng nghĩa Giang Hà, đều là từ gốc Việt: Krông=Sông=Công=Kang (tiếng Tiều)=Giang=Ngáng=Ngòi=Hói(tiếng Nghệ)="Hói Ạ!"= "Hói Dã!也"= Hà. Quá trình người Việt cổ khai thác nông nghiệp trồng trọt từ nam lên bắc đều gặp những con sông Ngáng đường đi, như những bậc Thang, gọi luôn là con Ngáng, phải vượt qua để đi lên phía bắc, khi ấy nếu không Bắc được cầu để đi thì phải “đò Ngang” để mà vượt qua, cứ thế khai thác đi lên đến tận Sơn Đông. Phát âm của tiếng đã từ Cứng đến Mềm, như Kẻ chữ bằng Que cứng thời đồ đá đến Vẽ chữ thời có bút lông. Cho nên từ “K” (Krông =Kông = Kang) tới “Ng” (Ngáng=Ngòi) rồi đến “H” (Hói=Hà) cũng tự nhiên như động tác của con sông chảy đi cuốn trôi hết thảy: Cuốn = Cổn = Ngốn = Ngập = Hấp = Hói = Hà. Giống như động tác ăn của cái mồm: Kin = Cạp = Cắn = Ngắn = Ngốn = Ngáp (“chó ngáp ruồi”) = Hạp = Hớp = Tợp = Táp = Tọng. Gốc của từ Kin là từ In (“nhớ như In”, đói nhớ ăn, khát nhớ uống), nên đã biến thành “In Cắn”= Ăn (đối với vật cứng) và “In Suông”= Uống (đối với vật lỏng). Suông có nghĩa là nước trong, có gốc do từ Sông, sông nước trong dễ uống, mùa lũ sông cuốn đủ thứ vào lòng nó nên nước đục. Sông lặng thì nước mới trong, đó là Suôn và “Suôn Hè!”= Sẻ, gọi là Suôn Sẻ . “Sông Uốn”= Suôn, “Krông Uốn”= Roòn (sông Roòn ở Quảng Bình, người vùng Roòn lại nói giọng Huế, dẻo mà đậm đà ). Suôn viết bằng chữ nho Xuyên 川. Suôn = =Thuốn. Cái Thuốn là cái dụng cụ cắm xuống đất để thăm dò, không thấy bị vật cứng dưới đất cản là thấy Thuốn thùn thụt, như là cái Thuốn rất Sắc, Sắc viết bằng chữ Lợi 利. Suôn Sẻ = Thuốn Sắc = Thuận Lợi 順 利 (chẳng có từ nào là “cái tố gốc Hán” cả). Suốn (viết bằng chữ Xuyên 川) là do nó được tự do mà đi, như con “Sông Uốn”= Suốn. Sông=Suốn=Suối= Khuổi (tiếng Tày)= Khe= Khê 溪(chữ nho). Con Sông chảy là tự nó, uốn cũng do tự nó, chỗ nào mềm nó cứ việc Xoi (Xuyên) mà chảy đi, gặp chỗ cứng khó xoi, nó bỏ dở, chọn chỗ mềm mà xoi thành ra uốn khúc. Cứ để sông tự do uốn lượn thì được Thuận Lợi. Đắp đập ngăn sông đã làm biến đổi tự nhiên, thay đổi cả vùng tiểu khí hậu vốn có và vốn đa dạng sinh học. Chữ Thuận 順 viết bằng từ đôi là Xuyên 川 và Hạng 頁 = Ngáng, như là cái bậc Thang. Xuyên và Ngáng đều có nghĩa cổ là Sông. Lối làm thủy lợi của người Kinh cổ đại là Kinh Lạch chằng chịt trên đồng ruộng, giống như Kinh Lạc là mạng lưới mạch chằng chịt trên cơ thể con người.
    2 likes
  2. năm tới thì mây mù bắt đầu tan bớt ánh bình minh bắt đầu ló dạng nơi chân trời, khoảng 1/2 năm đầu còn nhiều lấn cấn công việc trì trệ không được như ý hay tính toán nhầm lẫn vào gần cuối vận thì mọi chuyện hanh thông, nhưng vấn đề tình duyên thì còn mãi xa tít mù khơi, nàng Cinderlla vẫn chưa xuất hiện cháu còn mãi cầm chiếc hài mà đi tìm được người nào mang vừa chiếc hài ấy cũng phải nhiều năm nữa .
    1 like
  3. Bình Đức Chém gió gọi bằng cụ! Nếu Hoa kỳ mần được như vậy thì năm ngoái, họ đã tạo ra mưa lớn ở bang Okaloma gì đó bị cháy rừng toàn bang tý thì tiêu.Không nhờ quẻ Lạc Việt độn toán có một trận mưa khắp bang này thì sang phim.
    1 like
  4. Công danh, sự nghiệp của cháu như đám mây trôi, hay bị thay đổi. Thích đấy lại chán đấy vì hay gập sự phiền lòng. Cháu nên làm việc gì đó thuộc ngành Y và có tính chất lưu động thì tốt. Con đường hôn nhân của cháu cũng trắc trở, dẽ gập nhau mà cũng dễ xa nhau. Cháu không thành công mối tình đầu và nên lấy chồng trễ thì tốt.
    1 like
  5. Resized to 49% (was 1519 x 919) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Đường đi bình thường tự nhiên của bão hay áp thấp là nó cứ phải hơi cong cong thế này mới đúng. Cho dù nó có gấp khúc thì thực tế nó không thể gẫy ngang. Trừ những trường hợp đặc biệt, nó va phải lực tương tác mạnh và ngược chiều mới gấp khúc. Nếu quá giờ Hợi hôm nay mà áp thấp này không mạnh lên thành bão thì ko thể thành bão sau đó. Nếu gọi là bão thì cũng không thể mạnh được.
    1 like
  6. Tranh cãi về cáo buộc Mỹ gây ra siêu bão Haiyan Vietnamnet.vn 14/11/2013 03:00 GMT+7 Một nhà khoa học hàng đầu của Philippines đã lên tiếng phản bác một video cáo buộc, siêu bão Haiyan (hay còn được biết đến với tên gọi "Yolanda" ở Philippines) là thảm họa nhân tạo, do công nghệ phát xung vi ba của Mỹ gây ra. Toàn cảnh siêu bão Haiyan tàn phá Philippines Dự báo thời tiết qua hình dáng... Mặt trời CIA muốn kiểm soát thời tiết toàn cầu? Siêu bão Haiyan (hay còn được biết đến với tên gọi "Yolanda" ở Philippines) là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới và đã gây ra những tổn thất khủng khiếp về người và của khi quét qua Philippines tuần trước. Ảnh: Reuters/NOAA Một đoạn video do tài khoản có tên DutchSince đăng tải trên trang YouTube ngày 8/11, đang gây xôn xao dư luận vì thông tin hé lộ "thủ phạm" gây ra siêu bão hủy diệt Philippines vừa qua. Viện dẫn các hình ảnh động của vệ tinh về dịch chuyển của siêu bão Haiyan, Dutchsince tố cáo, một cơ sở của Mỹ tại bang Alaska đã thao túng hướng đi và sức mạnh của sự nhiễu loạn thời tiết này. "Chúng ta có thể theo dõi sự hình thành của cơn bão này ... và những gì chúng ta nhìn thấy nhiều lần ở đây, gần đảo Guam, là một xung vi ba lớn, hình xoắn ốc, bắt nguồn từ hướng bắc", trích lời thuyết minh trong đoạn video. Người đưa ra thuyết âm mưu cũng cáo buộc, xung vi ba hiện đang kiểm soát một hệ thống thời tiết mới có tên "Zoraida", được phát hiện ở ngoài khơi Philippines. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình mới đây trên kênh ANC, nhà khoa học Mahar Lagmay đến từ Đại học Philippines nhấn mạnh: "Những người đưa ra cáo buộc trước tiên phải chứng minh sóng vi ba là căn nguyên hình thành siêu bão". Theo ông Lagmay, người đứng đầu Dự án diễn đàn giám sát thời tiết trực tuyến NOAH của Bộ Khoa học và Công nghệ Philippines, bản thân tác giả của đoạn video nói trên có thể cũng không tin vào chính nhận định của mình. "Từ những hình ảnh mà tài khoản DutchSince trích dẫn, dường như cơn bão đã phát triển khi ông ta nói các xung vi ba đang được phát đi. Và điều thứ hai tôi nhận thấy là, ông ta cũng đang gắn các xung vi ba với sự xuất hiện của động đất, trong khi những gì chúng ta biết về động đất là, chúng hình thành do sự tích tụ năng lượng bắt nguồn từ các vận động địa chất. Và theo thời gian, số năng lượng này được tích tụ dọc các đứt gãy và nó rốt cuộc không liên quan đến bất kỳ dạng vi sóng nào mà DutchSince đề cập tới", ông Lagmay giải thích. Chuyên gia Philippines cũng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu các tuyên bố của Dutchsinse có căn cứ trên sự thực hay không. Ông đòi hỏi người đưa ra cáo buộc phải chứng minh nhận định của mình một cách rõ ràng bằng các bằng chứng đáng tin cậy. Tuấn Anh (Theo Philstar) ================== Đúng là một tay "chém gió" thuộc hàng thượng thừa. "Chình độ pha học kỹ thụt" hiện nay còn rất chật vật để tạo ra một cơn mưa lớn, chứ chưa nói đến bão. Huống chi là siêu bão.
    1 like
  7. Thanhdc à! Hôm nay ngồi ngâm cứu lại đường đi của bão Hải yến, chúng ta cũng phải thừa nhận các TTKT Thủy văn quốc tế và Việt Nam dự đoán cũng rất giỏi. So sánh đường đi thực tế của cơn bão Hải yến và dự đoán của họ trước ba , bốn ngày thì đường đi biểu kiến theo dự báo và thực tế gần như trùng khớp.: Đường đi thực tế của bão Hải Yến. Họ chỉ sai với những dự báo ban đầu khi thời gian dự báo quá xa: Có điều là đường đi của bão cách xa đất liền Việt Nam và bão yếu đi rất nhiều khi đổ bộ vào đất liến - Lạc Việt độn toán đúng. Nhưng đường đi biểu kiến theo dự đoán của họ là chính xác và chỉ sai so với vị trí thực.Nhờ Phạm Hùng cho đường link bài viết trên VnExpress có chủ đề: "Những lực nào tác động đến đường đi của bão?" . Chúng ta cần tham khảo những điều kiện này để dự báo của chúng ta chính xác hơn nữa. Nếu chúng ta nghiên cứu rõ ràng những yếu tố này, kết hợp với tri thức Lý học, đợt ra Hanoi kỳ này thày trò tụ tập tại nhà Hoàng Triều Hải và tôi sẽ trình bày những nguyên lý căn bản và khả năng khắc phục trong dự báo thiên tai.
    1 like
  8. TƯ LIỆU THAM KHẢO ========================= Trung Quốc nâng cấp vai trò thị trường tự do Thanhnien Online 13/11/2013 03:30 Đảng Cộng sản Trung Quốc hứa hẹn sẽ giao vai trò “cầm trịch” cho thị trường tự do theo kế hoạch cải tổ kinh tế sâu rộng nhằm loại bỏ mô hình tăng trưởng lỗi thời. Khu Thương mại tự do Thượng Hải ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters Trung Quốc đã công bố kế hoạch cải tổ 10 năm trong phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 12.11. Sau 4 ngày họp kín với sự tham gia toàn bộ các Ủy viên Trung ương Đảng, Trung Quốc đã đặt mục tiêu phải đạt được các kết quả mang tính quyết định vào năm 2020, với thay đổi kinh tế làm trọng tâm cho kế hoạch cải cách toàn diện, theo Tân Hoa xã. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh vai trò trụ cột của kinh tế nhà nước, nhưng đồng thời cũng tán thành mạnh mẽ hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế. Đại diện Bộ Chính trị, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã công bố báo cáo cuộc họp, với mục tiêu tổng quát của kế hoạch cải tổ toàn diện là nhằm cải thiện và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đồng thời đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa và củng cố năng lực của hệ thống quản lý. Cụ thể, cải cách kinh tế từ vai trò nòng cốt đã được nâng lên tầm “quyết định”, và giải pháp cốt lõi là xây dựng quan hệ thích hợp giữa nhà nước với thị trường, giao lại vai trò quyết định cho thị trường khi phân phối nguồn lực. Báo cáo còn bao gồm nhiều mục tiêu khác như kế hoạch xây dựng quân đội hiện đại, khuyến khích đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển và cam kết xây dựng hệ thống mạnh mẽ hơn để giám sát tham nhũng… Lập Ủy ban An ninh quốc gia Bên cạnh đó, Tân Hoa xã dẫn thông cáo khẳng định Trung Quốc sẽ “thúc đẩy cải cách ruộng đất và trao thêm nhiều quyền sở hữu cho nông dân”, nhưng không nêu rõ chi tiết những biện pháp sẽ áp dụng. Để triển khai rốt ráo kế hoạch 10 năm, một Ủy ban An ninh quốc gia sẽ được thiết lập “nhằm cải tổ hệ thống và chiến lược theo hướng đảm bảo an ninh quốc gia”. Động thái này diễn ra theo sau vụ tấn công ở Quảng trường Thiên An Môn tại thủ đô Bắc Kinh cách đây 2 tuần, khiến 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Thông cáo cũng đề cập đến sự cần thiết phải “ngăn chặn một cách hiệu quả và chấm dứt các bất hòa xã hội, cải thiện an ninh công cộng”. Tuy nhiên, cũng như vấn đề cải cách ruộng đất, thông cáo không nêu rõ chi tiết các kế hoạch sẽ triển khai. Những vấn đề gây tranh cãi nhất lại không được đả động đến, chẳng hạn như tình trạng sắp tới của các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Theo Tân Hoa xã, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thành lập một nhóm lãnh đạo trung ương về vấn đề “cải cách sâu rộng”. Nhóm này phụ trách việc phác họa tổng thể cải cách và giám sát quá trình thực thi các kế hoạch. Thông cáo kêu gọi đảng ủy các cấp hãy hoàn thành nhiệm vụ trong việc đi đầu về cải cách. Hội nghị toàn thể lần 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được giới phân tích nhận định đóng vai trò thiết lập hướng đi mới cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thập niên tới. Đây cũng là cơ hội đầu tiên để ông Tập Cận Bình trình bày tầm nhìn kinh tế của mình kể từ khi đảm nhiệm vai trò Tổng bí thư vào tháng 11.2012 và sau đó là chức Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3.2013. Ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đang đối mặt với áp lực tạo ra các động lực mới cho nền kinh tế. Sau 3 thập niên phát triển với tốc độ bứt phá nhờ xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng bắt đầu hụt hơi do gánh nặng từ sự quá tải của ngành công nghiệp, nợ nần và năng lực cạnh tranh bị xói mòn. Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng Trung Quốc cần phải đẩy mạnh vai trò của thị trường trong lĩnh vực tài chính và cải cách tài chính công nếu muốn thu hút sự chú ý của giới đầu tư quốc tế. Sau hội nghị trên, các bộ ngành của nước này sẽ bắt đầu lên kế hoạch chi tiết. Theo dự kiến, Hội nghị Cơ cấu kinh tế thường niên vào tháng 12 có thể hé lộ các diễn biến tiếp theo của kế hoạch 10 năm. Thụy Miên ========================= Hoa Kỳ từ ngày lập quốc đến nay, không thấy cuộc cải cách, cải tổ...vv...nào cả. Nước Anh vẫn có Nữ Hoàng và Hoàng gia như thời phong kiến Trung cổ. Chắc họ lạc hậu dữ lắm. Lão Gàn không có thói quen phê phán trước khi thấy kết quả. Nhưng cứ như nội dung bài báo này thì có vẻ không ổn.
    1 like
  9. Thành tâm chia buồn cùng gia đình chị mong chị sớm vượt qua nỗi đau này !
    1 like
  10. Vụ Cát Tường: Hết hi vọng dưới sông, chuyển tìm trên cạn Cập nhật lúc 15:42, 10/11/2013 (Tin tức pháp luật) – Liên quan đến vụ bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang thi thể nữ khách hàng xuống sông Hồng, ngày 10/11, gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã đổi hướng tìm nạn nhân trên cạn khi không còn hi vọng tìm dưới sông. Sáng 10/11, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy - chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền) cho biết, vẫn chưa tìm được tung tích của nạn nhân Huyền. Ngày hôm nay, gia đình đã đổi hướng tìm nạn nhân trên cạn, theo hướng dẫn mới của một nhà ngoại cảm. Theo thông tin ông Quang chia sẻ, từ sáng sớm nay, gia đình ông đã tập trung người đi về phía bắc sông Hồng, tìm ở địa điểm cách cầu Thăng Long 7km. Theo hướng dẫn, có thể thi thể nạn nhân Huyền ở một trong hai ngôi nhà hoang trên bờ. "Chúng tôi vẫn đang đi tìm nhưng chưa thấy hai ngôi nhà hoang như chỉ dẫn", ông Quang nói. Sáng 9/11, trao đổi với Đất Việt, ông Trung (chú của anh Nguyễn Hữu Huy, chồng nạn nhân) cho biết, sau khi dừng tìm kiếm tại cửa biển Ba Lạt (Thái Bình), gia đình đã cử một đoàn đến cầu Việt Trì (Phú Thọ) để tìm kiếm, tuy nhiên cũng không thành công. Một mặt, gia đình vẫn gửi tờ rơi, cơ quan chức năng cũng liên lạc với các địa phương, làng chài ven sông để tìm kiếm thi thể cháu Huyền, một mặt, gia đình buộc phải nhờ nhà ngoại cảm để tìm kiếm trên cạn. Ông Phạm Đức Quang, cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy - chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Ông Trung cũng chia sẻ, hiện có rất nhiều nguồn tin từ nhiều nơi báo về, từ các nhà ngoại cảm ở các địa phương, trước họ thường xuyên báo dưới sông, giờ họ lại báo trên cạn. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà hảo tâm sẵn sàng góp tiền, góp công sức trong việc tìm kiếm thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Một người dân tên Linh tại Bắc Giang đã liên lạc với gia đình, báo thông tin mẹ của anh nằm mơ thấy chị Huyền về báo mộng bị phi tang tại một nghĩa trang gần Phủ Lý, Hà Nam (quê của Nguyễn Mạnh Tường). Phía gia đình cũng đã có hồi đáp sẽ xem xét về khả năng đó nhưng chưa có hành động gì cụ thể. Được biết, từ đường Giải Phóng đi về hướng Phủ Lý (Hà Nam) chỉ khoảng hơn 40km và ô tô có thể đi trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Trong một diễn biến khác, chia sẻ với Đất Việt, ông Phạm Đức Quang cho biết: "Tối 4/11 có mẹ ông Tường đi cùng 7 người nhà đến gia đình cháu Huyền để xin thắp hương cho cháu. Họ có mang hoa quả và phong bì nhưng gia đình không nhận phong bì, chỉ để họ thắp nén hương". Ông Quang cũng cho biết: "Trong suốt buổi gặp gỡ, họ chỉ kể hoàn cảnh khổ, thương con và đặt vấn đề xin giảm tội cho con họ. Trong khi đã 18 ngày ròng rã trôi qua gia đình tôi vẫn chưa tìm được xác cháu Huyền". Ông chia sẻ trong sự bức xúc: "Tôi thấy phải đánh giá về ứng xử trình độ của họ như vậy là quá kém, nhà tôi chưa có ý kiến gì cho vấn đề của người nhà ông Tường, vì còn chờ cơ quan chức năng điều tra. Nhưng quả thực họ đến đây đứng trước di ảnh của cháu Huyền mà không thấy có lỗi với hành động của con mình sao mà không một lời chia sẻ, động viên và xin lỗi gia đình". Hành trình từ mà gia đình đã tìm kiếm trên sông từ Hà Nội đến cửa Ba Lạt (Thái Bình) Bên hành lang Quốc hội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an Hà Nội khi được hỏi về việc tìm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã nói, theo khoa học hình sự thế giới và cả kinh nghiệm của Việt Nam tổng kết thì nếu một người chết đuối dước nước có thể nổi trong 5-7 ngày tùy thuộc vào thời tiết nóng hay lạnh. Tuy nhiên, với những trường hợp tử vong trước rồi mới vứt xác xuống nước thì phải từ 18-25 ngày mới nổi. Nhưng đến hôm nay, khi vụ án chấn động dư luận tại thẩm mỹ viện Cát Tường đã sang ngày thứ 21, tung tích chị Huyền vẫn là một ẩn số. Trong những ngày qua, không chỉ có gia đình tiến hành tìm kiếm, phía cơ quan điều tra cũng đang quyết tâm tìm kiếm xác chị Huyền. Dù không tìm được xác chị Huyền trên sông, thi thể chị cũng chưa biết sẽ nổi khi nào, đã có những nghi ngờ về lời khai của Nguyễn Mạnh Tường về hành vi phi tang xác nhưng phía cơ quan điều tra vẫn khẳng định Tường vứt xác xuống sông và có nhân chứng nhìn thấy sự việc. Được biết, gia đình và thân nhân của chị Huyền đã mời được một luật sư để giúp đỡ gia đình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp. “Gia đình chúng tôi đã có những trao đổi với luật sư về những việc cần làm. Mọi việc đang bắt đầu tiến hành” - ông Quang cho hay. Minh Tuệ ================== Theo những hiểu biết của tôi về vấn đề liên quan đến hiện tượng quen gọi là "linh hồn", thì dưới 100 ngày linh hồn người chết chưa hoàn toàn thoát xác. Có thể đây là nguyên nhân để cô Hằng từ chối tham gia. Do đó, những nhà ngoại cảm đích thực khó dự đoán đúng trong trường hợp này.
    1 like