• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 13/11/2013 in Bài viết

  1. Người Việt cổ là dân Kẻ Lửa = dân Quẻ Li. Từ Kẻ hay Quẻ đều là chỉ cái cá thể, chỉ người (Kẻ là con người, còn Quẻ là nội dung số phận của con người đó, ví dụ nội dung chìm nổi suốt cuộc đời của đại thi hào Nguyễn Du diễn ra đúng chỉ là một quẻ Dịch). Từ Lửa hay Li là chỉ vị trí địa lý, ở đây là chỉ xứ nóng. Giống như Việt Nam, thì từ Việt chỉ tộc người, từ Nam chỉ vị trí địa lý. Lướt “Quẻ Li”= Qủi, lúc này vì Qủi là chỉ cụ thể cái quẻ li, tức vị trí của nó trong Hà Đồ, nên trong tên nước Xích Qủi, thì Qủi chỉ vị trí địa lí, là vị trí quẻ Li, tức phương Nam nóng (ngược với phương Bắc có gió Bấc, Buốt và Băng), Xích chỉ tộc người. Xích có nghĩa là Sáng, chỉ riêng cái sáng trắng của kim loại nóng chảy, tức Sáng Tỏ = Sáng Đỏ, nên Hán ngữ dùng từ Xích Hồng 赤 紅 chỉ màu đỏ chói ( Hồng có gốc từ Lửa, “ Hỏ Nóng”= =Hồng), nói tắt thì dùng một chữ Xích chỉ màu đỏ, như từ “Xích vệ đội” (đội tự vệ đỏ). Dân Lửa hay dân Li, dân Sáng, dân Xích đều là dân Kinh, gọi là Kẻ Minh (con cháu của đế Minh), “Kẻ Minh”= Kinh, gọi chung là dân Ta. (Về sau Ta = Ngã我 = Gia 家 = Giả 者, Ta cũng là Người, từ đôi “Người Ta”= Ngã 我, “Dân Ta”= Gia 家, “Dân Cả”= Giả 者, chữ nho chỉ là mượn để mà ký âm; nhưng chữ Giả đúng logic của Ta hơn, vì Giả 者 gồm Tia丿nối Đất 土 với Trời 日, đó chính là Ta = “Tất Cả”). Nhưng từ Ta gốc chỉ có nghĩa đen là Lửa, là sự sống của con người luôn sinh ra nhiệt: Ta là con người, thì trong con người phải có hai cái Ta cân bằng nhau, là “Ta Âm”= Tâm (phần hồn) và “Ta Dương”= Tướng (phần xác, tướng mạo, “Mặt Tao”= Mạo). Rõ ràng Ta là phải gồm hai cái Ta trong cơ thể, tức “Ta Ta”= Tá, 0+0=1. Tá là từ gốc đầu tiên chỉ lửa, người nguyên thủy chọi đá thì thấy cái Sáng nó “Tóe Ra”= Tá, gọi hiện tượng ấy là Tá=Lả=Lửa=Ló=Tỏ=Đỏ=Hỏ=”Hỏ Tá”=Hỏa . Ta là “Ta Ta”= Tá, 0+0=1, nên cơ thể Ta luôn “Tỏa Ra”= Tả (Tả 寫 sau cũng dùng để chỉ ý Viết)= “Tả Lan”= Tản 散 ra nhiệt lượng 37 độ C, đó là cái Sáng (dùng khí cụ hồng ngoại thì có thể quan sát được như là ánh hào quang). Nếu cái Sáng ấy Tốt lên (như là lúa tốt, rau tốt, tức là lên cao) thì thành “Sáng Tốt”= Sốt (hơn 37 độ C trở lên là Sốt). Nếu cái Sáng ấy Tụt đi (cặp đối Â/D là Tụt/Tốt), tức dưới 37 độ C trở đi thì thành “Sáng Tụt”= Sút= “Sút Đi!”= “Sút Chi之!”= Suy 衰, thì sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, đến khi “Tụt sạch cả Lõi”= Toi ( mất hẳn Lửa=Lõi=Lòng=Tỏng=Tâm, chữ Tâm 心 viết bằng bốn nét như chữ Lửa 火 hay quẻ Li), Lửa tụt sạch thì cơ thể nguội lạnh là chết, Toi= ”Toi Rồi”= Tối là sang cõi âm. Nhân loại muốn sống thì phải Hiếu với trái đất, như từ Tất Cả của tiếng Việt đã nói (Cả đứng sau Tất là tỏ ý tôn trọng Tất), Tất=Đất, mà cụ thể hơn tức “Tia Đất”= Tất, có nghĩa là phải tôn trọng từng ly từng tí thuộc trái đất. Điều này đã được chỉ rõ trong chữ Hiếu 孝 của nho Việt: chữ Hiếu 孝 gồm Tia 丿 + Đất 土 + Cả 子 (Cả= “Con Ta”= =Cả). “Tia Đất”=Tất. Hiếu 孝 có nghĩa là Tất Cả (ý là tôn trọng Tất, như đạo Lão đề xướng, tôn trọng trái đất). Trong xã hội thì chữ Hiếu 孝 có Tia 丿 + Đất 土 là phần trên của chữ Lão 老 , và chữ Con 子 ở dưới (cõng chữ Lão ở trên, đó là Hiếu), nhưng nội dung âm tiết của tiếng Việt là “Hai Yêu”= Hiếu, hai thế hệ già trẻ phải thương yêu nhau, đó là Hiếu. Giải thích ở đây là chỉ để nói rằng chẳng có từ nào dùng trong tiếng Việt gọi là “ từ Hán-Việt” để mà nói 60% hay 80%, mà thực ra có khi 100% lại là ngược lại. Ví dụ từ nam Dương Tử trở xuống nam, gọi con sông là Giang 江; từ nam Dương Tử trở lên bắc gọi con sông là Hà 河. Nhưng từ Hà 河 cũng lại là từ gốc Việt. Khi nói về nhiều của cùng một thứ thì dùng từ đôi, về sông có từ đôi Sông Ngòi đồng nghĩa Giang Hà, đều là từ gốc Việt: Krông=Sông=Công=Kang (tiếng Tiều)=Giang=Ngáng=Ngòi=Hói(tiếng Nghệ)="Hói Ạ!"= "Hói Dã!也"= Hà. Quá trình người Việt cổ khai thác nông nghiệp trồng trọt từ nam lên bắc đều gặp những con sông Ngáng đường đi, như những bậc Thang, gọi luôn là con Ngáng, phải vượt qua để đi lên phía bắc, khi ấy nếu không Bắc được cầu để đi thì phải “đò Ngang” để mà vượt qua, cứ thế khai thác đi lên đến tận Sơn Đông. Phát âm của tiếng đã từ Cứng đến Mềm, như Kẻ chữ bằng Que cứng thời đồ đá đến Vẽ chữ thời có bút lông. Cho nên từ “K” (Krông =Kông = Kang) tới “Ng” (Ngáng=Ngòi) rồi đến “H” (Hói=Hà) cũng tự nhiên như động tác của con sông chảy đi cuốn trôi hết thảy: Cuốn = Cổn = Ngốn = Ngập = Hấp = Hói = Hà. Giống như động tác ăn của cái mồm: Kin = Cạp = Cắn = Ngắn = Ngốn = Ngáp (“chó ngáp ruồi”) = Hạp = Hớp = Tợp = Táp = Tọng. Gốc của từ Kin là từ In (“nhớ như In”, đói nhớ ăn, khát nhớ uống), nên đã biến thành “In Cắn”= Ăn (đối với vật cứng) và “In Suông”= Uống (đối với vật lỏng). Suông có nghĩa là nước trong, có gốc do từ Sông, sông nước trong dễ uống, mùa lũ sông cuốn đủ thứ vào lòng nó nên nước đục. Sông lặng thì nước mới trong, đó là Suôn và “Suôn Hè!”= Sẻ, gọi là Suôn Sẻ . “Sông Uốn”= Suôn, “Krông Uốn”= Roòn (sông Roòn ở Quảng Bình, người vùng Roòn lại nói giọng Huế, dẻo mà đậm đà ). Suôn viết bằng chữ nho Xuyên 川. Suôn = =Thuốn. Cái Thuốn là cái dụng cụ cắm xuống đất để thăm dò, không thấy bị vật cứng dưới đất cản là thấy Thuốn thùn thụt, như là cái Thuốn rất Sắc, Sắc viết bằng chữ Lợi 利. Suôn Sẻ = Thuốn Sắc = Thuận Lợi 順 利 (chẳng có từ nào là “cái tố gốc Hán” cả). Suốn (viết bằng chữ Xuyên 川) là do nó được tự do mà đi, như con “Sông Uốn”= Suốn. Sông=Suốn=Suối= Khuổi (tiếng Tày)= Khe= Khê 溪(chữ nho). Con Sông chảy là tự nó, uốn cũng do tự nó, chỗ nào mềm nó cứ việc Xoi (Xuyên) mà chảy đi, gặp chỗ cứng khó xoi, nó bỏ dở, chọn chỗ mềm mà xoi thành ra uốn khúc. Cứ để sông tự do uốn lượn thì được Thuận Lợi. Đắp đập ngăn sông đã làm biến đổi tự nhiên, thay đổi cả vùng tiểu khí hậu vốn có và vốn đa dạng sinh học. Chữ Thuận 順 viết bằng từ đôi là Xuyên 川 và Hạng 頁 = Ngáng, như là cái bậc Thang. Xuyên và Ngáng đều có nghĩa cổ là Sông. Lối làm thủy lợi của người Kinh cổ đại là Kinh Lạch chằng chịt trên đồng ruộng, giống như Kinh Lạc là mạng lưới mạch chằng chịt trên cơ thể con người.
    2 likes
  2. Thanhdc rảnh cứ theo dõi thằng "chả" này. Đợi ngày mai xem nó hóa thành cái gì. Nếu cứ im thế này đến ngày kia thì không cần wan tâm.
    1 like
  3. Con cái không được nhờ con không hợp tính với cha mẹ sau đều ở xa hay rời xa cha mẹ sớm.Với từng tuổi nầy thì làm sao mà chiu cô đơn nổi đây, năm tới chừ đi đâu xa có thể được người nào đó mai mối nhưng nếu có liên hệ thì cũng chỉ là nhân tình nhân ngãi , người nầy có thể đã qua 1 đời vợ là người khach phương xa hay cũng có thể là người nước ngoài, số nầy còn nhiều lận đận về tình cảm chưa ổn định 1 sớm 1 chiều .
    1 like
  4. Chồng dạng đậm người không cao hơi tròn trịa nhưng rắn chắc và nở nang, mặt tròn da hơi ngâm, thông minh trán cao rộng nhưng tự phụ tính tình nghiêm nghị ít nói, thẳng thắn nhưng háo thắng, khá vui vẽ bề ngoài nhưng bên trong khó tính có thể là doanh nhân hay buôn ban gì đó giàu có của sau nầy nhờ vào chồng thường là lấy chồng bằng tuổi hay gần bằng, phải quen biết hay đi lại vơi nhau rồi mới kết hôn, lấy chồng đôi ba năm sau thì cơ nghiệp càng ngày càng phát đạt, đến khi có nhiều tiền thì tình cảm vợ chồng phai nhạt đi, được chồng ưu ái nhưng cũng có những khoảng trống giữa 2 người khó lấp đầy ,cũng có lúc 1 mãnh tình riêng ta với ta. Có những niềm riêng đôi khi khó nói Như mây như mưa như gió biển khơi
    1 like
  5. Mình nghe đồn rằng dạo này chị ntpt bận tối mặt tối mày thậm chí đôi khi chỉ có thời gian quánh răng chứ ko kịp rửa mặt luôn nên các anh chị và các bạn thông cảm và chịu khó chờ đợi nhé hihi ^^
    1 like
  6. Chào anh chị, Chuyên mục Luận Tuổi Lạc Việt là để giúp các cặp vợ chồng chọn được năm sinh con tốt hợp với cha mẹ, để cha mẹ được thuận lợi hơn và gia đình phát triển tốt. Vì vậy khi luận tuổi, sẽ chỉ xét đến sự xung hợp giữa con cái và cha mẹ, cha mẹ có được thuận lợi thì đồng nghĩa với việc gia đình phát triển lên, con cái chính là mục đích của cha mẹ, vì vậy khi gia đình phát triển tốt thì con cái mới được sống trong môi trường tốt....Và việc xung hợp giữa các anh chị em trong gia đình ko ảnh hưởng gì đến sự phát triển của gia đình cả, và sau này anh chị em cũng k ở cùng nhau, mỗi người lại có 1 cuộc sống và gia đình riêng nên anh chị ko nên băn khoăn việc hợp hay ko giữa những đứa trẻ...Và cũng chỉ 2 năm 2014 và 2015 là những năm tốt gần nhất để anh chị sinh con út
    1 like