• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/11/2013 in Bài viết

  1. Nhật ký dốc sức đuổi theo siêu bão Haiyan 11/11/2013 05:10 GMT+7 - Dù biết rằng diễn biến bão khó lường nhưng có lẽ ít ai ngờ được quỹ đạo của siêu bão Haiyan sẽ đi thành một đường vòng cung, liếm hết một dải miền Trung rồi thốc ngược lên miền Bắc, đổ vào Quảng Ninh, Hải Phòng. Người dân miền Trung chạy bão trước, rồi khi họ được trở về nhà là lúc miền Bắc bước vào cuộc đua với thiên nhiên. Cơn bão đã khiến nhiều người kiệt sức, từ bà con chạy bão, lãnh đạo các Bộ ngành, lãnh đạo các địa phương. Nó cũng “quần thảo” các chuyên gia khí tượng đến mệt lử, làm giới truyền thông lên cơn sốt còn bạn đọc thì “thót tim”. Khó lường 14h30 ngày 5/11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương phát đi thông tin cảnh báo về cơn bão số 13, trong đó lần đầu tiên nói về siêu bão Haiyan (lúc đó vẫn ngoài khơi Philippine, cách Việt Nam hơn 3.000km). Trong bản tin đầu tiên phát vào buổi sáng ngày 8/11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: dự báo đến 4 giờ sáng ngày 10/11, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên Huế – Bình Định khoảng 180km về phía Đông với sức gió mạnh cấp 14-15, giật cấp 17. Lúc này, bão chưa có dấu hiệu đổi hướng, dự báo sẽ tiến về thẳng các tỉnh Trung Bộ. Nhìn những gì mà Philippines đã hứng chịu trước đó, nhiều người bắt đầu chắp tay nguyện cầu cho dải đất nghèo quanh năm hứng bão. Siêu bão Haiyan đi dọc ven biển miền Trung rồi đổ vào miền Bắc (Ảnh: NCHMF) Trong cuộc họp trực tuyến lúc 2 giờ chiều cùng ngày do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết thông tin dự báo ở thời điểm đó cho thấy bão có khả năng đổ vào Quảng Ngãi - Thừa Thiên Huế khoảng 4-10 giờ sáng 10/11. Như vậy, thời điểm này bão đã bắt đầu có xu hướng dịch lên phía Bắc, thu hẹp vùng ảnh hưởng ở phía Nam. Cơ quan khí tượng cũng lần đầu đưa ra dự báo sau khi đi vào Quảng Ngãi - Thừa Thiên Huế lúc 4-10 giờ sáng 10/11 thì bão sẽ đi dọc các tỉnh Quảng Trị - Nghệ An. Lúc đổ bộ bão vẫn mạnh cấp 14, 15, giật cấp 17 – cấp bão hủy diệt. Những thông tin này khiến bà con miền Trung được đặt trong tình trạng báo động. Công tác triển khai ứng phó được tiến hành khẩn cấp. Căng thẳng Một không khí khẩn trương, căng thẳng (được ví như là “chạy giặc”) trải dài trên toàn bộ các tỉnh từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng trở vào Bình Định, Phú Yên. Người dân cả nước cũng đứng ngồi không yên dõi theo tin bão và cầu mong bão sẽ suy yếu khi vào Việt Nam. Tất cả các tin tức về bão đều được đọc nhiều nhất và chiếm lĩnh toàn bộ trang chủ của các tờ báo. Trong quãng thời gian con người chạy đua hết sức với thiên nhiên đó, thì cơn bão tiếp tục thể hiện rõ hơn xu hướng lệch dần về phía Bắc. Giữa lúc căng thẳng nhất, chiều 9/11, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đưa ra thông tin vùng tâm bão sẽ không đổ thẳng (vuông góc) vào miền Trung mà chỉ liếm vào vùng ven biển các tỉnh Quảng Ngãi – Quãng Trị, sau đó men theo toàn bộ vùng biển miền Trung để chạy dọc lên khu vực Bắc Trung Bộ, cường độ suy giảm, không còn sức gió hủy diệt khi đổ bộ. Thông tin này khiến “quả bóng áp lực” được “xì hơi”. Ngay trong đêm 9/11, sáng 10/11, nửa triệu người dân đã được trở về nhà, còn người dân từ Quảng Bình trở ra Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa lại cuống cuồng chạy bão. Từ trưa 9/11 đến trưa 10/11, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã sơ tán hàng chục ngàn người.. Giữa lúc này, đầu giờ chiều 10/11, cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương tiếp tục cung cấp những thông tin thay đổi của cơn bão, trong đó thông tin quan trọng nhất là bão sẽ đổ vào miền Bắc, cụ thể là 3 tỉnh Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh. Bà con Bắc Trung Bộ lại được một phen “hú vía”, Thanh Hóa ngừng di dân, thôi xả nước hồ chứa, cho phép người dân trở về nhà. Lúc này, mọi sự tập trung lại hướng về miền Bắc. Trên thực tế, không chỉ Việt Nam mà các đài khí tượng quốc tế cũng đưa ra nhiều dự báo không thống nhất về diễn biến cơn bão đặc biệt này. Dốc sức Diễn biến siêu bão Haiyan đã khiến tất cả người dân từ Trung Trung Bộ, Bắc Trung Bộ tới Bắc Bộ bị cuốn vào vòng xoáy chạy bão. Theo ông Bùi Minh Tăng, khi còn ở ngoài khơi Thái Bình Dương và trước khi đổ bộ vào miền Trung Philippines, bão Haiyan là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử, sánh ngang với những cơn bão đã gây ra nỗi kinh hoàng như siêu bão Andrew (1992), Katrina (2005) đổ vào Hoa Kỳ và siêu bão Nargis đổ vào Myanmar năm 2008. Người dân từ miền Trung tới miền Bắc căng mình chạy bão Haiyan (Ảnh: VietNamNet) Vì thế có thể nói chưa có cơn bão nào ở Việt Nam mà lượng di dân lại lớn như thế (gần 1 triệu người), số tỉnh phải cùng tham gia ứng phó nhiều như thế với toàn bộ các lực lượng. Không khí căng thẳng không chỉ có ở các địa phương phải chạy bão mà còn diễn ra ở cơ quan khí tượng. Chưa bao giờ đối mặt với một cơn bão nào mạnh như bão Haiyan, các nhà khí tượng đều bị bão “quần” cho mệt lử. Từ khi siêu bão Haiyan vào Biển Đông, Trung tâm KTTVQG tổ chức nhiều hội thảo trực tuyến với các Đài KTTV khu vực trên cả nước để đưa ra những nhận định về diễn biến mới nhất của cơn bão. Trong buổi họp lần đầu với báo chí chiều 9/11 để cung cấp thông tin về sự thay đổi hướng đi, vùng ảnh hưởng của siêu bão Haiyan, nhiều phóng viên không khó để nhận ra vẻ “phờ phạc” của Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng. Lúc bắt đầu buổi họp, ông Tăng cho biết “chỉ có 20 phút để thông tin và giải đáp cho báo chí”, vì sau đó ông còn tiếp tục phải theo dõi bão và họp với Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương. Đến chiều 10/11, trong lần thứ 2 gặp báo chí để thông tin diễn biến mới của bão, ông thông báo chỉ có 30 phút bởi còn phải soát tin bão mới nhất. Chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt ông mặc hôm 9/11 vẫn chưa được thay. Trước khi kết thúc buổi họp, ông còn kịp đùa để xua đi một chút căng thẳng đã kéo dài trong suốt mấy ngày qua: “Chúc các anh chị nhà báo có một ngày nghỉ cuối tuần … vui vẻ!” Cẩm Quyên =================== Tất cả các TTKT Thủy Văn Quốc tế đều sai trong những dự báo ban đầu về bão Hải Yến (Chúng tôi đã xác định điều này khi bão còn ở Philippines) - Không riêng gì KTTV VN - trừ dự báo cuối cùng. Định nghĩa về "Khí" trong Lý học Việt: "Khí đi thẳng và cong" - nhưng đấy là bản chất của khí. Khi di chuyển trên không gian thật thì bao giờ cũng "Khí" cũng diễn biến tùy theo rất nhiều yếu tố tương tác. Do thiếu hiểu biết về khí thì cả Nasa cũng sai , khi xác định đi tìm sự sống trên sao Hỏa. Dưới khí là "Tinh" - vật chất có khối lượng; trên "khí" là "Thần'.
    3 likes
  2. Vụ Cát Tường: Hết hi vọng dưới sông, chuyển tìm trên cạn Cập nhật lúc 15:42, 10/11/2013 (Tin tức pháp luật) – Liên quan đến vụ bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang thi thể nữ khách hàng xuống sông Hồng, ngày 10/11, gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã đổi hướng tìm nạn nhân trên cạn khi không còn hi vọng tìm dưới sông. Sáng 10/11, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy - chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền) cho biết, vẫn chưa tìm được tung tích của nạn nhân Huyền. Ngày hôm nay, gia đình đã đổi hướng tìm nạn nhân trên cạn, theo hướng dẫn mới của một nhà ngoại cảm. Theo thông tin ông Quang chia sẻ, từ sáng sớm nay, gia đình ông đã tập trung người đi về phía bắc sông Hồng, tìm ở địa điểm cách cầu Thăng Long 7km. Theo hướng dẫn, có thể thi thể nạn nhân Huyền ở một trong hai ngôi nhà hoang trên bờ. "Chúng tôi vẫn đang đi tìm nhưng chưa thấy hai ngôi nhà hoang như chỉ dẫn", ông Quang nói. Sáng 9/11, trao đổi với Đất Việt, ông Trung (chú của anh Nguyễn Hữu Huy, chồng nạn nhân) cho biết, sau khi dừng tìm kiếm tại cửa biển Ba Lạt (Thái Bình), gia đình đã cử một đoàn đến cầu Việt Trì (Phú Thọ) để tìm kiếm, tuy nhiên cũng không thành công. Một mặt, gia đình vẫn gửi tờ rơi, cơ quan chức năng cũng liên lạc với các địa phương, làng chài ven sông để tìm kiếm thi thể cháu Huyền, một mặt, gia đình buộc phải nhờ nhà ngoại cảm để tìm kiếm trên cạn. Ông Phạm Đức Quang, cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy - chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Ông Trung cũng chia sẻ, hiện có rất nhiều nguồn tin từ nhiều nơi báo về, từ các nhà ngoại cảm ở các địa phương, trước họ thường xuyên báo dưới sông, giờ họ lại báo trên cạn. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà hảo tâm sẵn sàng góp tiền, góp công sức trong việc tìm kiếm thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Một người dân tên Linh tại Bắc Giang đã liên lạc với gia đình, báo thông tin mẹ của anh nằm mơ thấy chị Huyền về báo mộng bị phi tang tại một nghĩa trang gần Phủ Lý, Hà Nam (quê của Nguyễn Mạnh Tường). Phía gia đình cũng đã có hồi đáp sẽ xem xét về khả năng đó nhưng chưa có hành động gì cụ thể. Được biết, từ đường Giải Phóng đi về hướng Phủ Lý (Hà Nam) chỉ khoảng hơn 40km và ô tô có thể đi trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Trong một diễn biến khác, chia sẻ với Đất Việt, ông Phạm Đức Quang cho biết: "Tối 4/11 có mẹ ông Tường đi cùng 7 người nhà đến gia đình cháu Huyền để xin thắp hương cho cháu. Họ có mang hoa quả và phong bì nhưng gia đình không nhận phong bì, chỉ để họ thắp nén hương". Ông Quang cũng cho biết: "Trong suốt buổi gặp gỡ, họ chỉ kể hoàn cảnh khổ, thương con và đặt vấn đề xin giảm tội cho con họ. Trong khi đã 18 ngày ròng rã trôi qua gia đình tôi vẫn chưa tìm được xác cháu Huyền". Ông chia sẻ trong sự bức xúc: "Tôi thấy phải đánh giá về ứng xử trình độ của họ như vậy là quá kém, nhà tôi chưa có ý kiến gì cho vấn đề của người nhà ông Tường, vì còn chờ cơ quan chức năng điều tra. Nhưng quả thực họ đến đây đứng trước di ảnh của cháu Huyền mà không thấy có lỗi với hành động của con mình sao mà không một lời chia sẻ, động viên và xin lỗi gia đình". Hành trình từ mà gia đình đã tìm kiếm trên sông từ Hà Nội đến cửa Ba Lạt (Thái Bình) Bên hành lang Quốc hội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an Hà Nội khi được hỏi về việc tìm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã nói, theo khoa học hình sự thế giới và cả kinh nghiệm của Việt Nam tổng kết thì nếu một người chết đuối dước nước có thể nổi trong 5-7 ngày tùy thuộc vào thời tiết nóng hay lạnh. Tuy nhiên, với những trường hợp tử vong trước rồi mới vứt xác xuống nước thì phải từ 18-25 ngày mới nổi. Nhưng đến hôm nay, khi vụ án chấn động dư luận tại thẩm mỹ viện Cát Tường đã sang ngày thứ 21, tung tích chị Huyền vẫn là một ẩn số. Trong những ngày qua, không chỉ có gia đình tiến hành tìm kiếm, phía cơ quan điều tra cũng đang quyết tâm tìm kiếm xác chị Huyền. Dù không tìm được xác chị Huyền trên sông, thi thể chị cũng chưa biết sẽ nổi khi nào, đã có những nghi ngờ về lời khai của Nguyễn Mạnh Tường về hành vi phi tang xác nhưng phía cơ quan điều tra vẫn khẳng định Tường vứt xác xuống sông và có nhân chứng nhìn thấy sự việc. Được biết, gia đình và thân nhân của chị Huyền đã mời được một luật sư để giúp đỡ gia đình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp. “Gia đình chúng tôi đã có những trao đổi với luật sư về những việc cần làm. Mọi việc đang bắt đầu tiến hành” - ông Quang cho hay. Minh Tuệ ================== Theo những hiểu biết của tôi về vấn đề liên quan đến hiện tượng quen gọi là "linh hồn", thì dưới 100 ngày linh hồn người chết chưa hoàn toàn thoát xác. Có thể đây là nguyên nhân để cô Hằng từ chối tham gia. Do đó, những nhà ngoại cảm đích thực khó dự đoán đúng trong trường hợp này.
    2 likes
  3. Cũng có thể là vậy hay Cũng có thể là Phải là người từng quen biết với nhau chứ không phải qua mai mối Hay Cũng có thể là Cóng chò rồi mà vẫn còn quan tâm tới người khác Nói chung cần phải có những sao nào liên kết hay tọa thủ mới quyết đoán được.
    1 like
  4. Đâu phải được 2 vợ là xấu đâu, có người kiếm 1 vợ mà chưa ra, cháu được trời ban ân huệ cho2 mà chê có phải là phí của trời không ? nhìn vào lá số trên thì thấy như là người không được bảnh trai cho lắm học hành chắc cũng khá nhưng gia đình chắc không được giàu có...muốn có được vợ đẹp phải hội đủ 3 yếu tố, đẹp trai con nhà giàu và học giỏi mà cháu chưa có được đầy đủ, thế mà chê vợ xấu không thèm lấy vợ nữa, thử coi ai thiệt thòi nếu mà chịu ở vậy thì chỉ có đường vào chùa làm chú Sãi quét lá đa, mà quét lá đa ở chùa thì ok đừng ra đường quết lá đa coi chừng vướng bệnh Sida.
    1 like
  5. “Kính Thưa Tất Cả Đồng Bào”, nếu nói tắt là “Thưa Tất” (người ta vẫn hiểu) nhưng là thành câu cộc lốc, không còn cái kính trọng. “Tất Cả”= Ta. Nhưng “Ta Thật”=Tất=Đất (thành ngữ: “Hiền như Đất, thật như Ruộng”- ruộng bây giờ còn chưa minh bạch thì gọi là ruộng gì không biết, cho nên không bàn). Những từ nhấn ý kính trọng là do tiếng Kinh: “Kinh Mình”= Kính, 0+1=1 theo biến thanh điệu bằng toán nhị phân, “Kinh Ta”= Cả, 0+0=1 theo biến thanh điệu bằng toán nhị phân. Cổ đại viết Dịch Kinh 易 京 là theo ngữ pháp Việt: Cái lý biến đổi (Dịch 易) của người Kinh (Kinh 京). Sau dùng chữ Kinh 經 (hàng dọc của sợi tơ dệt lụa, như cách viết theo hàng dọc từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) nên chữ Kinh 經 này biến ý thành “ cuốn sách” và Kinh Dịch 經 易 mang nghĩa là “cuốn sách về cái lý biến đổi”, vẫn là ngữ pháp Việt, nhưng Kinh Dịch 經 易 hàm ý là đã trở thành của chung của các dân tộc phương Đông (Hán ngữ hiện đại viết đúng như ngữ pháp Hán là Dịch Kinh 易 經), còn nếu dùng như chữ cổ xưa hơn đã dùng là Dịch Kinh 易 京 thì nó chỉ hàm ý là của riêng của người Kinh (bắt đầu là của riêng của một dân tộc rồi dần dần thành của chung của các dân tộc là cái lẽ đương nhiên trong quá trình giao lưu văn hóa). Học giả TQ (đọc trên mạng) gần đây giải thích chữ Kinh 京 đặt sau chữ Dịch như cổ xưa hơn đã viết là tỏ ý tôn trọng cái tác phẩm gọi là Dịch 9cos lý), đến Đoạn Ngọc Tái 段 玉 裁 đời Thanh chú giải chữ Kinh 京 là “cái Cao của con người (có lý, vì “Cao Minh”= Kinh, là cái cao về trí tuệ chứ không phải chiều cao cơ thể hay đứng cao vị trí trong xã hội). Tất Cả là từ hàm ý tôn trọng cái Tất=Đất (tôn trọng quả địa cầu, trong đó có toàn thể loài người), cũng như từ Dịch Kinh 易 京 là từ hàm ý tôn trọng cái tác phẩm vĩ đại là Dịch. Chính xác, vì người Kinh tự xưng riêng cá nhân là Ta hay Mình; tự xưng với nhau trong cộng đồng là “Kinh Ta”= Cả, 0+0=1 và “Kinh Mình”= Kính,0+1=1. Cả và Kính là hai từ chỉ ý tôn trọng của tiếng Kinh. Giao lưu văn hóa chữ cũng dễ xảy ra tam sao thất bản. Ví dụ người Hán đời sau đã dùng sai chữ Ly 離 (Rời) để chỉ quẻ Li (Lửa) của Bát Quái bản quyền Việt. Rụng=Rời=Rơi=”Rơi Cà!”=Ra= “Ra Cà!”= Rả= “Ra Cơ!”=Rơ=”Rơ Kìa!”=Rỉa=Lìa (R=L, tương tự Rồng=Long)= “Lìa Đi!”=”Lìa Chi之!”= Ly= Ly 離 (Rời). Chữ khác: Lửa= “Lửa Đi!” (“nổi lửa lên đi!” để múa cộng đồng có gõ cồng chiêng quanh đống lửa)= = “Lửa Chi之!”= Li = Li 火(Lửa). “Hỏ Lả”= Hỏa 火, tương thích “Hò La”= Hoa (là sự cổ vũ đầy nhiệt tình như lửa thăng hoa, cho nên “Trung Hỏa Trung Hoa nó vốn của Ta lại ra của Tàu”). Li của Quẻ Li xưa viết bằng cách Kẻ (bằng dụng cụ cứng thời đồ đá) thành Quẻ Li gồm bốn nét kẻ thẳng (giống hình cái Lò, “Lửa Đỏ”=Lò=Lô 爐, mà phần trống của quẻ Li giống chữ Công 工 = Gồng = Nống = Nung = Nóng của sự Rèn nhờ cái “Lò Rèn”= Lèn = Luyện 煉. Hang động, đương nhiên có nhiều quặng kim loại, còn gọi là Lèn, nơi hang động còn có nhiều phân giơi, người ta lấy phân đó gọi là phân lèn). Chữ Li mà Vẽ bằng bút Lông (thời đã có Lụa và giấy) cũng vẫn là bốn nét mềm mại của chữ Hỏa, vẽ bằng cái chất màu Mun mà là chất lỏng Nước=Nác=Đác=Đức=Tức, gọi là “Mun Tức”= Mực 墨 hay “Mun Nác”= Mạc 墨, là đã hàm ý cả màu và cả nước) mà Hán ngữ phải dùng từ Mạc Thủy 墨 水 để chỉ Mực. Lông là cái che ngoài của Da, là cái rất mềm che cho da tức là cái “Mềm làm Áo”= Mao 毛, nên Mao đồng nghĩa Lông. Lông cũng như Lụa thì nó Mềm = Mượt-Mà (Mượt và Mượt Ạ thành Mượt Mà)nên hay được người ta thích Sờ = Súc = Xúc 觸 là tiếp xúc. (Dùng QT Tơi-Rỡi là phải biết chọn để tìm ra những từ cùng nôi khải niệm, chứ không phải cứng nhắc là cứ theo Qui Tắc thi sẽ phải đúng như vậy, chẳng có QT nào là cứng nhắc cả, mà đều tùy hoàn cảnh, Mẹ co thể thuộc Âm trong hoàn cảnh chỉ có Mẹ và Cha, nhưng Mẹ có thể thuộc Dương trong hoàn cảnh chỉ có Mẹ và Con. Nếu cứng nhắc QT thì lại tưởng “Lông Lợn Rừng” là cùng nôi khái niệm với “Lông Lon Rung”. Người Hán đã mượn Bát Quái và Kinh Dịch và dùng sai chữ Ly 離 ( Rời) để ghi cho chữ Li 火 (Lửa, tiếng Kinh đã nhấn mạnh “Lửa Đi!”=”Lửa Chi之”= Li, nó chính là “Hỏ Lả” = Hỏa 火). Sính 聘 có nghĩa là Nhận nhưng mà là sự nhận của cả hai bên. Đất và Trời đã sinh ra Ta, tức Ta nhận được hai cái sinh là ”Sinh Sinh”= Sính,0+0=1 nên từ Sính Lễ ( viết theo Hán văn, đáng lẽ viết theo Việt văn là Lễ Sính) khi ăn hỏi chuẩn bị cưới, nghĩa là cái lễ chứng sự nhận của cả hai bên, một bên nhận quà, bên kia nhận lời hứa. Báo Hoa ngữ rao tìm người làm vẫn dùng hai chữ Sính Thỉnh 聘 請( theo Hán văn) nghĩa là mời hai bên cùng nhận, một bên nhận người, một bên nhận việc. Nhưng gốc của chữ Thỉnh 請 là từ Xin. Xin = “Xin là từ của tiếng Kinh”= Xỉnh = Thỉnh 請 (Hán ngữ đọc chữ Thỉnh 請 là “Xỉng”). Từ “Xin đã lan sang cho tiếng Hán”= Xán ( “Xả Lan”= Xán, Xán còn có nghĩa là ném đi, vỡ nứt ra, “Ra Xán”= Rạn = Lạn 爛, nghĩa là nứt chân chim, như men rạn chân chim của đồ sứ Việt Nam, là đồ sứ cổ xưa chỉ có người Việt làm được. Vỡ=Va (va đập)=Phá. Vỡ Rạn= Phá Lạn 破 爛). Sính Ngoại = Lĩnh Ngoại (S=L như Sắc=Lợi, Suôn=Luồn, Sáng=Láng=Lượng 亮). Nếu chỉ “Sính Ngoại”= Sai. Nếu chỉ “Lĩnh Ngoại”= Lai, còn gọi là Lai Căng. Ta mà lai thì thành “Ta Lai”= Tai, thì quả là thật tai hại . Nên Ta phải là Thật thì mới được “Ta Thật”= Tất. Lúc đó sẽ được cái Văn hóa Việt là cái Đạo Việt sẽ phổ biến toàn cầu.
    1 like
  6. Xuất hiện đảng chính trị mới ở Trung Quốc Thanhnien Online 11/11/2013 00:34 Ngày 10.11, AFP đưa tin tại Trung Quốc đã xuất hiện một đảng phái mới mang tên Chí Hiến đảng do một nhóm người ủng hộ cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai thành lập. Bà Vương Tranh, Giáo sư tại Viện Kinh tế và Quản trị Bắc Kinh, đã trả lời phỏng vấn các hãng tin nước ngoài với tư cách đại diện Chí Hiến đảng. Bà này tuyên bố ông Bạc là chủ tịch suốt đời của đảng và việc ông Bạc bị kết án chung thân vì tội hối lộ, biển thủ và lạm quyền là “trái pháp luật”. Hiện chưa rõ đảng này có bao nhiêu thành viên cũng như có liên hệ trực tiếp nào với ông Bạc hay không. Đến nay, chính quyền Trung Quốc chưa có tuyên bố chính thức liên quan đến sự xuất hiện của Chí Hiến đảng. Trong khi đó, bà Vương tuyên bố đảng của bà hoàn toàn công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ghi trong hiến pháp và không có ý định thách thức chính quyền. “Chúng tôi chỉ muốn hợp tác để hỗ trợ Đảng (Cộng sản) bảo đảm hiến pháp được tôn trọng và thực thi đầy đủ. Vì thế, tôi không nghĩ sẽ có chuyện gì đâu”, bà nói với Reuters. Hiện nay, ở Trung Quốc có 9 chính đảng được công nhận, theo Đài CRI. Ngoài Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo, còn có các đảng Dân Cách, Dân Minh, Dân Kiến, Dân Tiến, Nông Công, Trí Công, Học xã Cửu Tam và Đài Minh. Đây là các đảng tham chính, hoạt động trong khuôn khổ Chính hiệp với vai trò phụ tá Đảng Cộng sản chấp chính. Lãnh đạo các đảng này thường giữ vai trò phó chủ tịch quốc hội hoặc phó chủ tịch Chính hiệp. Chí Hiến đảng được thành lập giữa lúc ở Trung Quốc đang diễn ra Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18. Hội nghị được cho là sẽ đề ra những bước cải cách lớn chưa từng có về kinh tế và xã hội, mở ra phương hướng phát triển mới cho nước này trong nhiều năm tới. Theo truyền thông Trung Quốc, các nội dung cải cách có thể xoay quanh vấn đề đất đai, kinh tế thị trường, doanh nghiệp, vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế và an sinh. Tự xưng là ủng hộ cựu Bí thư Bạc, người luôn kêu gọi “phục hồi các giá trị Cộng sản truyền thống”, nên Chí Hiến đảng tỏ ra phản đối việc giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. “Tư nhân hóa là trái hiến pháp. Tập đoàn nhà nước là huyết mạch của kinh tế Trung Quốc”, Reuters dẫn lời bà Vương Tranh tuyên bố. Trọng Kha ================= Hiện tượng ("Hình tướng" - nói theo ngôn ngữ Lý học) của sự kiện này chí phản ánh một bản chất về sự mâu thuẫn xã hội bên trong Trung Quốc lục địa đã rất căng thẳng.Tính chất của hai cuộc cải cách trước của Trung Quốc và cuộc cải cách này hoàn toàn khác nhau.Hai cuộc cải cách trước mang tính định hướng phát triển là chủ yếu. Nhưng cuộc cải cách lần này thì yếu tố trên là thứ yếu, mâu thuẫn xã hội là chủ yếu.Cứ để xem họ "cải" kiểu gì?!
    1 like
  7. Ơ Ờ, Vũ khúc+ hóa lộc cư tứ mộ thì giàu của chất đâu cho hết tệ lắm cũng là triệu phú ĐA LÔ, THÊM VÀO vũ - tham + linh -hỏa tứ mộ thì tiếng tăm vâng dội, nhưng không biết phải giờ sanh nầy hay không ?
    1 like
  8. Khổ rồi, vợ lùn hơi mập mặt hơi vuông hay hơi tròn đầy đặn, lưỡng quyền cao, miệng rộng răng thưa hay xấu ,chân mày đậm tóc lông dầy, mắt không cận thì hơi lộ, có tật nói nhiều nói dai... da hồng hào mặt cũng dễ nhìn, nhưng Thân cung có hồng loan chắc số phải có 2 vợ hay có vợ lẽ.
    1 like