-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 29/10/2013 in all areas
-
Lại Chuyện Từ "hán - Việt"
thanhdc and 2 others liked a post in a topic by Lãn Miên
Nghiên Cứu 研 究 và Cứu Cánh 究 竟 là những từ gốc Việt chứ không phải là từ gốc Hán. Nghiên Cứu 研 究 Nghiên là quá trình Nghiền lâu dài cho đến kết quả cuối cùng. Nôi khái niệm Nghiền=Nghiên=Nghiện. Nghiền là cái động tác xay bột gạo nước bằng cối đá có thớt nghiền và mâm nghiền, như hai hàm răng nhai Ngấu Nghiến những hột gạo đã ngâm nước cho mềm. Kết quả cuối cùng của Nghiền là Chín ( số 9, trọn vẹn của cửu cung hay 9 ô). Nho viết Chín (số 9) bằng chữ Cửu 九. Chín trọn vẹn tức Cửu lắm, lướt lủn “Cửu Lắm”= Cứu 究. Nghiền nhiều thì “Nghiền Nghiền” = Nghiên 研 (biểu ý lấy Đá 石 mà “Khẻ Mãi”= Khai 开), 1+1=0. Nghiên là quá trình mần một việc cho đến kết quả cuối cùng. Kết quả cuối cùng phải là cái còn lại, là “Kết Lưu”= Cứu, đó là chữ Cứu 究 mà nho viết chữ Cứu 究 biểu ý bằng chữ Cửu 九 (chín) và chữ Huyệt 穴 (là khi gạo xay đã thành bột nước chảy xuống dưới huyệt, đọng lại “Kết Lưu”= Cứu ở đó). Nghĩa bóng theo biểu ý thì quá trình Nghiên Cứu là mần để đến kết quả cuối cùng, được hay là hỏng thì cũng là kết quả, nhưng đến lúc đủ “chín” đó thì người nghiên cứu cũng đủ “Kết Tuyệt”= Kiệt sức để có thể xuống huyệt. Nghiện là cứ ham một thứ hoài tức “Nghiền Nghiền”= Nghiện, 1+1=0, cuối cùng không được kết quả cũng được hậu quả, kết quả hay hậu quả cũng đều xuống huyệt (quả chắc hay quả lép cũng cuối cùng là rụng xuống đất hết). Cứu Cánh 究 竟 Cứu Cánh là Cuối Cùng = Cứu Cánh = Kết Quả. Chia tương quan Dương/Âm thì được Đầu/Đuôi tương ứng Có/Cuối tương ứng Ló/Lặn như mặt trời Tỏ/Tận trong một ngày. Tiếng Việt có 6 thanh điệu, chia đều hành hai nhóm Dương (nhóm 1) và Âm (nhóm 0). Chẳng phải ngẫu nhiên mà mỗi Quẻ dịch được tạo thành do 6 Kẻ (Kẻ=Thẻ=Thể). Mỗi Kẻ là một Gạch thẳng (liền hoặc đứt, liền tượng Dương, đứt tượng Âm). Nhấn mạnh động tác vẽ nên cái Gạch là “Gạch Đi!”= “Gạch Chi 之!”= Ghi. Nôi khái niệm: Ghi = Ký 記 = Kê 計 = Kế 計 = Kể. Sắc thái riêng của Kể là bằng lời, “Lời Kể”=Lể, nên có từ đôi Kể Lể để nhấn mạnh ý “nhiều”. Cái nét Kẻ (mềm hóa thành Kẻ=Vẽ) của quẻ dịch là cái Gạch = Vạch = Hoạch 劃 (Dao刂 khắc nên bức Họa 畫). Tất cả những từ có viết bằng chữ nho đều là những cái tố Việt, gọi là “Từ Ổ”=Tố. Ổ là cái Lõi (nhấn mạnh “Lõi Chi 之!”= Lí, nghĩa là bên trong) của cái NÔI khái niệm Việt. Những từ ghép như Hoạch Định 劃 定, Kế Hoạch 計 劃, Thống Kê ,統 計, Hội Kế 會 計, Kế Toán 計 算 v.v. dùng trong Hán văn đều là những từ có tố gốc Việt. Trong các Kẻ tạo nên Quẻ dịch thì ký tượng Dương bằng “Kẻ Liền”=Kiền=Càn,tượng 1. “Một Liền”=Miên=”Một Càn”=Man. Từ đôi Miên Man ý là liền tù tì không hề đứt. Mềm hóa thì Đứt=Dứt. “Đứt hoàn Toàn”=Đoạn. Đứt Hết = Đoạn Tuyệt. Ký tượng Âm bằng “Kẻ Đứt”=Cứt, tượng 0. Từ Cứt nghĩa là phủ định Không, trẻ con trước tuổi mẫu giáo vẫn biết như vậy. Cứt=Vứt=Vất=Bất 不 ,đều là từ phủ định. Nỏ=Bỏ=Bố (tiếng Tày)=Bất 不 , đều là từ phủ định. Nhấn mạnh “Bất Chứ!= Bu, Hán ngữ dùng từ này, phát âm “Pu 不” khi đọc chữ nho Bất 不. Mô là không, Cứt là không, lướt từ đôi “Mô Cứt”=Mứt=Mất=Thất失, hay “Mô Bất”=Mất=Thất失. Mứt=Mất tương tự như Nhứt=Nhất, tương ứng với Mô (0) và Một (1). Mai-Một là từ dính lấp lửng giữa Mô và Một, nói lên quá trình vật thể đang bị Mòn dần cho đến mất hẳn, nếu không được “ Kéo Níu”=Kíu=Cứu 救 gíữ lại. Từ Cứu 救 mà chữ nho viết vốn là một từ Việt của dân sông nước. Khi người hay vật bị nước cuốn trôi, người ta cố kéo níu lại, “Kéo Níu”=Kíu=Cứu 救 để vớt lên. Nên mới có từ Cứu Vớt mà không có từ Vớt Cứu. Hán ngữ đã phát âm mềm hóa từ Kíu của tiếng Việt là “Chiu 救” khi họ đọc chữ nho Cứu 救. Vật nào cũng có cái Da=Giỏ=Vỏ=Vách=Vành=Thành để bọc nó thì nó mới Thành cái vật thể nguyên chỉnh. Giống như trứng gà, nó hình thành từ trứng trước mới đến vỏ sau, là cái “Cuối Thành”= Cạnh, nhấn mạnh cho tròn thì là ‘Cạnh Cạnh”= =Cánh, 0+0=1. Trứng đến khi thành vỏ cứng mới là giai đoạn Cuối Cùng = Cứu Cánh = Kết Qủa, để có được quả trứng. Cây lúa sinh trưởng cũng đến giai đoạn Kết Qủa là giai đoạn Cuối Cùng của chu kỳ sinh trưởng của nó. Chỉ còn chờ cho đến khi vỏ hột lúa tức cạnh nó chín là hột lúa sẽ rụng để bắt đầu lại chu kỳ mới. Lướt lủn “Cạnh Chín”= Cánh, là bước cuối cùng. Đủ Chín là trọn vẹn ( 9 ô của cái bánh chưng do 4 sợi Lạt Hồng chia ra). Đủ số sợi lạt đó ( “Lạt mềm buộc Chật”= Luật) thì mới Níu giữ được cái bánh chưng có đủ 9 ô. “Của Chín”= Kín là đủ trọn vẹn 9 ô. Níu=Neo=Lẹo=Lưu (Lẹo Nhau = Lưu Giao, Hán ngữ dùng ngược là Giao Lưu. Có tục mới nên thanh. “Đời cha cho chí đời con, Đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên”). “Chín ô được Níu”= Chỉu. “Của Chỉu”=Kỉu=Cửu. Chữ nho Cửu 九 chỉ con số 9. Hán ngữ đọc chũ nho Cửu九 là “Chỉu 九”. Mặt Trời (Blơi=Lời=Trời) trong một ngày đều Đông Ló, Tây Lặn. Tây Lặn = Tây Lận = “Tây Tận”= Tần (vị trí nước Tần ở con số 9 , phía tây, trong chín ô của bản đồ dịch học). “Tần gây ra đánh Nhau”= Tàu. Hán ngữ phát âm chữ Tần 秦 là “Chín”, chữ Tận 盡 là “Chịn”. Nhưng có tiếng Việt nhấn mạnh “Chín A!” mới thành “China” do người Ấn Độ nghe sai. Sau Tây cứ thế theo người Ấn mà gọi Tàu là China.3 likes -
Ngẫm Nghĩ
trucgiac and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Giáo dục ››http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146740/ca-dao-viet-voi-giao-su-nguoi-my.html Ca dao Việt với giáo sư người Mỹ 29/10/2013 01:17 GMT+7 Là một nhà thơ, một người mê ca dao Việt Nam, giáo sư người Mỹ John Balaban (ĐH North Carolina) còn sáng lập ra Hội bảo tồn di sản chữ Nôm (VNPF), một tổ chức phi chính phủ của Mỹ giúp bảo tồn thứ chữ viết đang có nguy cơ mai một ở Việt Nam. Ông sang Việt Nam lần này là để trao giải thưởng Balaban của hội cho học giả chữ Nôm xuất sắc 2013. Cuộc gặp với ông diễn ra vào một sáng thu tháng 10 Hà Nội. Đang giữa cuộc gặp, ông chỉ ra ngoài cửa kính, ngay đường Bà Triệu gần kề với hồ Hoàn Kiếm, một cơn mưa lá đang rơi. “Trong ca dao Việt Nam, cảnh này sẽ là gió đưa, gió đẩy…” - vị giáo sư Mỹ thốt lên bằng tiếng Việt, âm sắc Nam Bộ. Thưa giáo sư, cơ duyên nào dẫn ông đến với ca dao Việt Nam? - Năm 1967, là một người phản chiến, tôi sang Việt Nam lần đầu tiên, khi mới ngoài 20 tuổi, tham gia một tổ chức tình nguyện và dạy ngôn ngữ học ở Đại học Cần Thơ. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, tôi bị mảnh đạn trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và phải về Mỹ điều trị. Một tháng sau tôi quay lại nhưng không đi dạy được nữa vì trường bị phá hủy. Tôi chuyển sang làm việc với một tổ chức cứu trợ trẻ em, điều trị cho các trẻ em bị thương do chiến tranh. Khi đưa các em trả về gia đình, tôi thường về các vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Huế... Trong lúc chờ thuyền sang sông, tôi nghe những người nông dân hát gì đó mà sau tôi mới biết là vọng cổ, ca dao. Tôi rất tò mò, và tôi bắt đầu quan tâm đến ca dao. Đến khoảng năm 1971 - 1972 tôi mang máy ghi âm đi khắp nơi, đề nghị mọi người hát khúc ca dao họ thích. Điều đó có lẽ khá lạ lùng. Chiến tranh đang diễn ra... Liệu mọi người có giúp ông không? - Vậy nhưng những người nông dân tôi gặp đã rất sẵn sàng để tôi ghi âm. Tôi cũng ngạc nhiên. Đang chiến tranh, những người nông dân Việt Nam thấy một người Mỹ không mặc quân phục mà lại đi ghi âm ca dao. Có lẽ họ thấy ca dao rất quan trọng về văn hóa, và họ muốn người Mỹ biết về ca dao Việt Nam. Rõ ràng là người Mỹ không hiểu con người, đất nước mà họ thả bom xuống, hoặc rất ít. Tôi cho rằng nếu người Mỹ nghe được ca dao thì sẽ thay đổi cách nhìn về Việt Nam, biết được người Việt là ai. Tôi cho rằng cuộc chiến tranh là một sai lầm lớn. Năm 1973 - 1974, tôi đến Paris, cùng với ông Trần Văn Khê làm một bộ phim về ca dao, cũng với mục đích làm cho thế giới hiểu người Việt. Các bản ghi âm đó được ông xử lý như thế nào, chúng vẫn còn chất lượng tốt chứ? - Thời đó chưa có Internet. Bộ phim của chúng tôi là cách để người Mỹ hiểu về VN. Tôi đi nói chuyện và chiếu phim ở nhiều nơi, đến giờ bộ phim đó vẫn được chiếu tại các trường ĐH. Chất lượng phim và các bản ghi âm vẫn còn rất tốt. Có lần tôi làm một chương trình với BBC, dùng các bản ghi âm tôi thực hiện trên một hòn cù lao có nhà thờ ở gần Mỹ Tho. Tôi muốn mọi người nghe rõ bài ca dao, nên không thích âm thanh chuông nhà thờ ở nền, cứ vài phút lại boong boong. Một tối khi tôi đang ghi âm - tôi hay ghi âm buổi tối vì ban ngày mọi người đi làm - thì chiến sự xảy ra gần sông và người ta nghe rất rõ tiếng súng nổ. Tôi gọi cho BBC và xin lỗi họ vì âm thanh bị nhiễu. Họ bảo, có tiếng nền đó mới tuyệt vời. Thế mà tôi đã dừng máy khi âm ngay khi người hát dừng lại, khiến tiếng chuông ngân nga bị cắt đứt. BBC mất nhiều công để phục hồi tiếng chuông đó. Đấy, tôi chỉ muốn nói là chất lượng âm thanh vẫn rất tốt. Nhưng tôi cũng lo ngại vì nhiều năm rồi tôi không động đến đống băng gốc, sợ là thời gian sẽ làm chúng dính với nhau. Có lẽ tôi phải mang đến trường đại học nhờ các kỹ thuật viên xử lý. Các bản ghi âm đó đi cùng tôi khắp nước Mỹ. 500 bài ca dao được ghi trong đó, khoảng 12 giờ ghi âm, mà phim chúng tôi làm mới có 10 phút thôi. 10 phút ghi âm John Balaban đã đưa lên trang web của ông (johnbalaban.com) là những bản ghi âm nguyên sơ y như từ hơn 40 năm trước. Những câu hát mà Balaban gọi chung là ca dao - bằng đúng từ tiếng Việt đó - gồm cả các bài ca dao, dân ca, vọng cổ, những điệu hò về quê hương, điệu ru con, về những cánh cò, về tình yêu, sự chia ly, thân phận người phụ nữ… Những giọng hát thô mộc của phụ nữ, nam giới, người già, trẻ con, cả tiếng chuông nhà thờ binh boong mà ông kể, cả tiếng trẻ em ríu rít kêu “mắc cỡ lắm” không chịu hát ngay… vẫn còn nguyên trong băng, thực sự là một tài sản quý giá không chỉ về mặt tư liệu, mà còn bởi tính thời gian, bối cảnh, làm nên sự hiếm có của chúng, những bản ghi âm mà ngay người Việt cũng khó mà có được. Giáo sư Balaban kể tiếp: - Khi tôi đi sưu tầm ca dao, mọi người hay nói với tôi về Hồ Xuân Hương. Sau này tôi mới nghiên cứu về bà, mà muốn hiểu bà thì phải học một ít chữ Nôm. Càng học tôi càng thú vị. Thế mà ở phương Tây, ở Mỹ chẳng ai biết bà, hoặc biết chữ nôm, hoặc truyền thống Việt Nam. Nên năm 1999, tôi cùng 3 người bạn Việt Nam lập ra Quỹ Bảo tồn di sản chữ Nôm ở Mỹ, để góp phần gìn giữ di sản 1.000 năm văn hóa lịch sử Việt Nam được ghi lại bằng chữ viết này. Năm 2000, tôi xuất bản cuốn “Spring Essence: The poetry of Hồ Xuân Hương” (Hương Mùa Xuân: Thơ Hồ Xuân Hương) ở Mỹ, bằng 3 thứ tiếng: chữ Nôm, chữ quốc ngữ tiếng Việt, và tiếng Anh do tôi dịch. Cuối năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam, trong bài phát biểu chính thức, ông đã nhắc đến cuốn thơ Hồ Xuân Hương của tôi như một nhịp cầu văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ, vì thế rất nhiều người Mỹ quan tâm đến cuốn sách. Người Mỹ đón nhận đến thơ Hồ Xuân Hương như thế nào, thưa ông? - Cho đến giờ cuốn sách vẫn được tái bản. Hồ Xuân Hương thực sự được đón nhận và đến nay hơn 20.000 bản thơ Hồ Xuân Hương đã được in ra, mà thường thơ chỉ bán được 1.000 bản ở Mỹ. Ông nói rằng nếu người Mỹ biết về ca dao, văn hóa người Việt thì họ đã hiểu hơn về người Việt. Là người nghiên cứu ca dao và văn hóa Việt Nam, theo ông đâu là sức mạnh của nền văn hóa đó? - Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến đấu giành độc lập. Một số khía cạnh của văn hóa Việt Nam tiếp thu từ văn hóa Trung Quốc, nhưng vẫn có sự độc lập và tôi ngưỡng mộ sự độc lập đó. Nói về văn hóa, ví dụ, một số thể thơ Việt Nam là theo hình thức thơ Đường, nhưng vẫn có sự độc đáo, chẳng hạn như hiện tượng Hồ Xuân Hương. Trong bài giới thiệu về Hồ Xuân Hương với người Mỹ, John Balaban viết: “Trong 10 năm tôi gọt giũa những bản dịch này, thường phải bỏ dở giữa chừng, nhưng bao giờ cũng quay lại. Sự kiên nhẫn của tôi được nâng đỡ bởi lòng ngưỡng mộ và kính phục, điều tôi hy vọng độc giả sẽ nghiệm thấy: Về sự đơn độc, cuộc sống thông minh của Hồ Xuân Hương, về thơ ca tinh tế của bà, về tính bướng bỉnh của bà, những lời châm biếm của bà, sự bạo dạn của bà, cái hài hước bất kính của bà, và tấm lòng từ bi Bồ Tát của bà. Bà là nhà thơ tầm thế giới, người có thể làm chúng ta ngày nay xúc động như bà đã làm xúc động người Việt trong 200 năm”. (1) Vị giáo sư Mỹ còn hiểu về văn hóa Việt hơn cả chính nhiều người Việt chúng ta. Từ việc ông tỉ mỉ đi ghi âm những câu hát truyền thống 40 năm trước, việc thành lập Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm với hàng loạt dự án gìn giữ chữ Nôm mà hội đã và đang hợp tác với Việt Nam, đến việc giới thiệu văn hóa Việt Nam ở Mỹ. Và ca dao Việt đã ngấm vào ông - một người Mỹ, ngay trong cuộc sống hằng ngày. Đến Hà Nội vào lúc cả đất nước Việt Nam đang cuồn cuộn trong tình cảm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, John Balaban cũng đến viếng Đại tướng tại Hoàng Diệu với bài thơ ông viết bằng tiếng Anh, nhưng đầy những hình ảnh thơ ca, truyền thuyết Việt và ông còn đưa vào đó cả ca dao Việt: “Huyền thoại bao đời nay là vậy/ Tướng tài khi sứ mệnh đã xong/ Gươm kia bỏ lại phía sau/ Bước lên thuyền nhỏ khuất dần trong sương/ Sông Lô một dải trong ngần/ Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên”…(2) (Theo Mỹ Hằng/ Lao Động) ====================== Với sự tìm hiểu của tôi thì chẳng có cai gì gọi là Việt Nam tiếp thu của Trung Quốc cả. Chỉ có Trung Quốc Hán hóa những giá trị của văn hóa Việt thành của họ. Ngoại trừ: Áo cài vạt bên phải cho cả người nam lẫn người nữ. Người Việt cổ Nam cài vạt áo bên trái. Kinh Dịch thì không nói nữa, chắc chắn của người Việt,Kinh thư, Kinh Thi...Đều của người Việt tuốt. Chắc chắn vậy đó. Thậm chí cái gọi là Thơ Dường, xuât hiện vào đời Đường cũng của người Việt. Từ từ tôi sẽ đưa chứng lý. Nhiều việc quá, làm không xuể.2 likes -
1 like
-
Quán vắng!
thaochau liked a post in a topic by phamhung
Vụ vạch mặt Phan Thị Bích Hằng: “Một sự phỉ báng cực kì vô luân” 29/10/2013 “Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật. Chúng tôi nhận thức đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ” – Đại tá Hàn Thụy Vũ chua xót khi nói về vụ việc nhà báo Thu Uyên và VTV “kết án” các nhà ngoại cảm gây chấn động dư luận. “Cuộc trao đổi này thực hiện trên tinh thần thẳng thắn, tin cậy, trung thực, nhằm mang lại cho đồng bào, cho các liệt sĩ, các gia đình liệt sĩ một nguồn thông tin chính thống, nghiêm túc, không bị chi phối về danh – lợi – tiền – ghế…” – Đại tá – Nhà báo Hàn Thụy Vũ, nay đã 83 – người có 40 năm kinh nghiệm nghề báo tuổi khẳng định. “Một kết luận phản khoa học” “Bây giờ những ngôi mộ tìm về, được kiểm chứng là đúng sau thử AND có hàng ngàn chứ không phải chúng tôi làm ù xòe. Toàn các gia đình về cúng lễ, xây mộ khắp các địa phương, các địa phương về làm lễ truy điệu mà bảo đưa ra vái cái đống xương động vật thì đây là một sự phỉ báng không thể chấp nhận được. Nếu chúng tôi có cái sai thì chỉ rõ chứ nói như thế là không được”. Đại tá – Nhà báo Hàn Thụy Vũ – người trực tiếp tham gia truy tìm mộ và hài cốt liệt sĩ hơn 2 chục năm với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng Với tư cách là Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lí, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam – người hàng chục năm tham gia tìm hài cốt liệt sĩ và làm việc trực tiếp với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Đại tá – nhà báo Hàn Thụy Vũ bày tỏ sự thất vọng trước kết luận “vội vàng” của VTV. Đồng thời, cung cấp các tài liệu, bằng chứng làm rõ sự thật đằng sau câu chuyện Tội ác gian trá của các nhà ngoại cảm. Ông cho rằng, dựa vào một hai vụ việc không chính xác rồi “đánh” vào nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là thiếu khách quan, khoa học. Hơn thế, việc làm “dùm beng” dư luận bằng một phóng sự “chắc như đinh đóng cột” khi công bố rằng hàng loạt trung tâm tìm hài cốt liệt sỹ là gian trá và được Viện pháp y Quân đội xác nhận là xương động vật, đất đá; tỷ lệ chính xác 0%, ngay cả với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng còn là một sự “phỉ báng cực kì vô luân”: “Tôi rất ngạc nhiên, tôi không thể hiểu được đã có hàng ngàn liệt sỹ đã làm rồi trong hơn 20 năm qua kể cả tìm bằng phần “dương”. Từ năm 1993 trở đi, chúng tôi đưa vào sử dụng những người có khả năng đặc biệt – ngoại cảm. Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật thì rất vô lí. Chúng tôi nhận thức được đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ”. Đại tá Hàn Thụy Vũ lật giở từng trang sổ ghi lại quá trình tìm mộ của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người Nếu vậy, hàng chục năm nay, há chẳng phải hàng chục triệu gia đình liệt sĩ trên khắp Việt Nam tìm được hài cốt của cha, của chú, của anh, của con mình đang ngày ngày “cúi đầu thành kính” và thờ cúng những đống xương động vật? Vậy rằng nỗi mong ngóng mỏi mòn và niềm vui tìm thấy hài cốt người thân hi sinh trong chiến tranh và cả dân tộc chẳng tày gang lại được phủ sạch bởi sự bàng hoàng khi niềm tin thiêng liêng đến vậy đặt vào tay những kẻ bịp bợm được gọi là “nhà ngoại cảm”. Dĩ nhiên, niềm tin, sự kì vọng lớn bao nhiêu thì nỗi đau xót, căm phẫn, nhục nhã của thân nhân liệt sĩ càng lớn bây nhiêu khi nghe thông tin này!? Đại tá Hàn Thụy Vũ ví rằng, việc kết luận Phan Thị Bích Hằng dùng cái danh nhà ngoại cảm và lợi dụng niềm tin của người dân để gian trá chẳng khác nào câu chuyện “Thầy bói xem voi” khi chỉ nhìn nhận vấn đề qua một vài sự việc. “Đây là một kết luận phản khoa học. Khi chưa tập hợp đủ thông tin, chưa định tính, định hướng, định lượng được thì chưa có quyền phát biểu. Những người có lương tri không ai nghe thông tin ấy mà tin là sự thật. Bảo người khác là gian trá thì khuyên họ nên xét lại mình”. Với một cơ quan truyền thông chính thống như VTV, việc đưa ra một phóng sự với những khẳng định “chắc nịch” về ngoại cảm trong một chương trình truyền hình trực tiếp đã gây hiện tượng tâm lí “tát nước theo mưa” của đông đảo người dân không có hiểu biết về ngoại cảm. Gây hoang mang, xáo trộn và bức xúc lớn trong dư luận cả nước. Chính Viện pháp y Quân đội là cơ quan kiểm định tính chính xác của các kết quả tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm và công nhận rất nhiều trường hợp đã thành công trên cơ sở khoa học. Vậy có mâu thuẫn không khi giờ đây lại có số liệu “tỷ lệ chính xác 0%”? Rõ ràng là mâu thuẫn, phản khoa học, phiến diện, thiếu khách quan. Ngoại cảm là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Rất nhiều nhà ngoại cảm đã chí tình chí nghĩa giúp đỡ gia đình liệt sỹ với tâm niệm các liệt sĩ ngã xuống đất mẹ là “món nợ xương máu trọn đời không trả hết”. Sự việc này cần nhìn nhận thấu đáo và khoa học để phân định niềm tin cho Tổ quốc, cho nhân dân, đặc biệt là gia đình liệt sĩ. Bà Phan Thị Bích Hằng hoạt động ngoại cảm trong Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, nay là Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã hơn 20 năm. Công lao và khả năng đặc biệt của bà không thể phủ nhận. Ông tin tưởng “Không ai có thể chi phối lòng tin của mọi người bằng sự dối trá và lừa đảo”. Cũng như vậy “Những cống hiến, thành tích của Bích Hằng trong tìm mộ và hài cốt liệt sĩ là không thể phủ nhận sạch trơn được. Các nhà ngoại cảm là lực lượng không thể thiếu đóng góp công sức quan trọng cùng các nhà khoa học làm nên thành công trong các vụ tìm mộ và hài cốt liệt sĩ của Viện nghiên cứ và ứng dụng tiềm năng con người” – Đại tá nhấn mạnh. Sự thật nào sau câu chuyện Phan Thị Bích Hằng và chiếc răng lợn? Những sai sót và điều tiếng không hay về khả năng ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được báo chí “lục lọi” liên tục và đưa lên mặt báo sau khi phóng sự có tên “Vạch trần bộ mặt thất đức của các nhà ngoại cảm” phát sóng. Đáng nói nhất là vụ việc được VTV đưa trong chương trình Trở về từ kí ức số 22. Theo đó, hài cốt bà Hằng tìm thấy được cho là của liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ là 3 mảnh sành nhỏ và 1 chiếc răng lợn rừng cùng nắm đất. Vậy năng lực thực sự của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đến đâu? “Cần phải đặt ra câu hỏi rằng: Vậy những di vật hài cốt còn lại của bác Phùng Chí Kiên khi thu nhận được có phải là cái mà Viện pháp y đưa ra không? Việc thu thập để làm xét nghiệm bắt buộc có 2 điều kiện: – Những di vật làm xét nghiệm phải được chụp ảnh, ghi chép đo đạc thật tỷ mỉ và không được phép thay đổi. – Cái viện pháp y mang ra xét nghiệm, cái đó có đúng cái di vật cất bốc gia đình nhận được không?” – Đại tá Hàn Vũ Thụy cho rằng đã có uẩn khúc ở đây. Ông cho biết thêm, để xác nhận có trùng AND hay không phải có dấu vết của hậu duệ, tuy nhiên trường hợp này thì không có. Mẫu mang đi xét nghiệm phải là máu, tóc hoặc móng tay của hậu duệ nữ (con gái, cháu, chắt…) Nói rõ về vấn đề này, Nhà giáo Quan Thị Lệ Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết: “Vụ Phùng Chí Kiên nếu làm sai phải niêm phong và muốn mở kiểm tra thì phải có người giám sát. Lẽ ra lấy mẫu hài cốt phải là người có trách nhiệm, chuyên môn như công an, nhân viên pháp y nhưng lại để gia đình lấy mà không có sự quan sát của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng” Vụ việc xảy ra từ năm 2008, bây giờ không còn hiện trường mà đi tìm lại mẫu vật. Có thể nói, còn nhiều sai sót về quy trình khoa học trong câu chuyện này. Nếu đó là một chiếc răng lợn thật, chúng ta cũng không thể phủ nhận cả quá trình tìm kiếm của Phan Thị Bích Hằng. “Việc tìm thủ cấp ông Phùng Chí Kiên. Nói rằng đó là cái răng lợn, mành sành,… nhưng tại sao báo chí chỉ đưa mình kết quả mà không đưa ra cả quá trình dẫn dắt của Phan Thị Bích Hằng. Đúng hoàn toàn từ chi tiết: ông thợ cắt tóc như thế nào? cho vào hòm như thế nào? người con dâu của ông ấy mất rồi… Tất cả đều đúng hết, tại sao anh không nói về cái đó nữa? Hôm khai quật người bác chết, con nhỏ sốt cao nên Bích Hằng không có mặt. Để mục đích “đánh” Bích Hằng người ta chỉ nêu mình cái kia thì có công bằng không? – Bà Lan cho hay. Bà Lan còn nêu các vụ tìm khác, trong đó không quên kể đến công lao của Phan Thị Bích Hằng trong việc tìm mộ liệt sĩ Lê Xuân Trứ (Nguyên Bí thư xứ ủy Trung Kì, mộ ở Côn Đảo, người đi tìm là Lê Xuân Tùng nguyên Ủy viên bộ Chính trị). “Đi lấy mẫu thử về nói rằng đây là mẫu cây mục nhưng Bích Hằng khẳng định đấy là ông Lê Xuân Trứ, lấy mẫu thử lần thứ 2 mới đúng vì trong một bộ hài cốt có lẫn cả đất đá và gôc cây mục” – Bà Lệ Lan nói. Hay vụ Vụ tìm liệt sỹ Non nước. “Hồi ấy, là một Đảng viên tôi không hiểu gì về âm dương, linh hồn, tôi không tin. Trường hợp đấy, tôi và Giáo sư sử học Ngô Vi Thiện (nguyên Trưởng Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần, hiện là Chuyên viên Khoa học Hậu cần, thành viên Ban Tổng kết chiến lược Bộ Quốc phòng) cùng mọi người “ngơ hết”. Trận đánh Non nước trong chiến dịch Quang Trung năm 1951 được miêu tả rõ ràng. Cô Hằng nói chuyện vanh vách và hoàn toàn trùng hợp với các liệt sỹ. Qua đó, chúng tôi dành 1 năm đi tìm được 8 – 9 hài cốt liệt sĩ” – Đại tá Thụy kể lại. Bà Phan Thị Bích Hằng cùng chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một lần tìm hài cốt ở Côn Đảo Bà Phan Thị Bích Hằng trong những bức ảnh hoạt động cùng Viện NC & ƯD tiềm năng con người “Sự đóng góp của Phan Thị Bích Hằng quá lớn, có thể kể thêm vụ Hồ Ngọc Lân và Nguyễn Đức Cảnh. Bích Hằng không thể làm chính xác 100% và cái sai của Bích Hằng là không đáng kể” – Ông nhấn mạnh. Nhà giáo Quan Lệ Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, Viện NC & ƯD tiềm năng con người) Việc có sai sót trong ngoại cảm là điều hiển nhiên thuộc về giới hạn năng lực. “Một số người có khả năng thực sự là có thật, không thể vì một sai mà xóa nhòa nghìn cái đúng. Các nhà ngoại cảm có khả năng thực sự thì khả năng đó không phải chuẩn mọi lúc mọi nơi. Ngay như Phan Thị Bích Hằng theo khảo sát được 70 – 75% và bản thân chị Hằng cũng công nhận điều đó” – Nhà giáo Quan Lệ Lan khẳng định. Vụ nhà văn Nam Cao – “Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm đạt cao nhất” Năng lực của những nhà ngoại cảm thuộc “Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người” được đánh giá qua quá trình kiểm tra khắt khe, có cả một khoảng thời gian rất dài được hàng ngàn gia đình kiểm nghiệm đến khi cơ quan khoa học ra đời lại càng khẳng định khả năng đó là có thật. Đại tá Hàn Vĩnh Thụy đã hoạt động tìm mộ và hài cốt liệt sĩ từ năm 1990 cho biết, năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được thử thách và đánh giá trong quá trình lâu dài. Vụ tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, bà Hằng có công lớn nhất. Ngày 23/11/1996 khi UIA tham gia chương trình tìm lại phần mộ liệt sĩ nhà văn Nam Cao, Đại tá Hàn Thụy Vũ đề nghị mời Phan Thị Bích Hằng tham gia. Được sự đồng ý, ông tới gặp bà Hằng và cung cấp cho bà một ảnh chân dung liệt sĩ Nam Cao, ngày sinh, ngày mất. “Văn bản đầu tiên Bích Hằng cung cấp cho UIA vào sáng 24/11/1996. Văn bản được niêm phong và trao cho anh Phạm Văn Thiên – con trai cả nhà văn Nam Cao” Dấu tích Đại tá Hàn Thụy Vũ cung cấp tài liệu và thư đề nghị mời bà Phan Thị Bích Hằng tham gia tìm mộ nhà văn Nam Cao Sơ đồ chỉ dẫn đường tìm mộ nhà văn Nam Cao vẽ nên nhờ năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm”. “Tìm Nam Cao là một chương trình lớn, sử dụng đến 8 nhà ngoại cảm. Trong tối 23, mỗi nhà ngoại cảm tách ra làm độc lập. Phan Thị Bích Hằng đã “gặp” và nói chuyện với Nam Cao, cô đã viết và vẽ ra tỉ mỉ nơi Nam Cao nằm. Nam Cao mất năm 36 tuổi thì ngôi mộ tìm thấy Nam Cao chỉ thêm số 0 vào giữa năm tuổi mất của ông là 306. Trong số 8 người thì bản thảo của Bích Hằng đạt tỉ lệ cao nhất. Bích Hằng đã chỉ được mộ Nam Cao tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn” Cũng theo Đại tá, sự việc lần này như một cuộc “gạn lọc”. Những thông tin đó tuy còn chưa toàn diện nhưng tạo áp lực cùng với sự vào cuộc làm rõ sự thật sẽ khiến những người rởm tự đào thải, nhưng đối với những người có công như Phan Thị Bích Hằng thì không thể xóa được. Chúng ta cần loại sạch kẻ cơ hội đổi trắng thay đen, ăn không nói có để mưu đồ danh lợi một cách vô nhân tránh đánh đồng trắng đen. “Đạo lí phân minh lắm, ông trời có mắt lắm!”, nhất là trong chuyện hết sức thiêng liêng này” – Ông khẳng định. Theo1 like -
Cháu cảm ơn bác đã hồi âm ạ :) Cháu hỏi lại mẹ rồi, mẹ bảo khoảng hơn 21h thì mẹ sinh cháu, ko biết mẹ cháu có nhầm ko nữa :( Cháu tốt nghiệp ĐH bằng 1 năm 2006, có học bằng 2 từ năm 2010 nhưng vẫn chưa xong ạ. Ba mẹ cháu rất sốt ruột vì chuyện tình cảm của cháu. Năm 2010 cháu chia tay mối tình đầu sau 6 năm yêu nhau. Năm 2011 đến nay cháu cũng có tình cảm với một người nhưng anh ấy mới mất vì tai nạn. Về công việc, từ ngày ra trường cháu chỉ làm cho một công ty tư nhân nhỏ, công việc nhàn hạ nhưng nhàm chán. Cháu đang có ý định xin việc vào một cơ quan nhà nước. Bác xem giúp cháu sắp tới công việc của cháu có thay đổi gì ko? có gặp khó khăn gì ko ạ? Cháu cảm ơn bác và chúc bác mạnh khỏe :) Cháu Topaz. Topaz là tên một loại đá mang lại hạnh phúc cho người sinh cung Sư Tử em ạ :)1 like
-
Trong Luận tuổi Lạc Việt của chúng tôi, con xung bố về mạng (Theo Lạc thư hoa giáp) và địa chi, nhưng hợp mẹ ở hai yếu tố này là tốt.Nhân đây tôi cũng muốn tách biệt vì không ít người nhầm lẫn giữa đạo đức và các hình thái ý thức quan hệ xã hội với quy luật khách quan. Tôi thí dụ: Hơi phũ phảng một chút: Khoa học đã phát hiện rằng cấu trúc thịt lợn và thịt người , cũng như cây cỏ đều chứa "chất đạm". Đấy là tính khách quan khoa học. Nhưng rõ ràng ăn chay, ăn thịt lợn và ăn thịt người rất khác nhau về mặt quan hệ xã hội và thiên nhiên. Luận tuối Lạc Việt là một hệ thống hệ quả từ lý thuyết của thuyết ADNH, Nó mang tính phản ánh sự tương tác có tính quy luật của tự nhiên. Trong điều kiện con người chủ động sinh đẻ được thì đây là một lý thuyết rất nhân bản. Và dù cho con người không chủ động được như ngày xưa - thì việc giết con do không hợp tuổi - lại sang phạm trù đạo đức. Sự nhầm lẫn dốt nát giữa sự phát triển nhận thưc quy luật và thực tế khách quan - với những hình thái ý thức trong quan hệ xã hội, mới chính là điều tệ hại nhất trong sự phát triển của xã hội và cả của nền văn minh.1 like
-
Năm tới sẽ phải cưới vợ rồi, nếu cưới sớm hy vọng có con trong năm.1 like
-
Cháu xem lại giờ sinh có đúng chưa, 21h là gioa giờ giữa Tuất -Hợi. theo như lá số giờ trên thì người nầy đã có gia đình cách đây 2 năm, mặc dù kém thông minh học hành dang dỡ nhưng được ngoại hình thì cũng khá xinh xắn, trai đeo đuổi trai mê mệt...1 like
-
Quí vị và anh chị em thân mến. Luận điểm "Nam nữ yếu nhau cứ lấy" của TTNC LHDP hoàn toàn xuất phát từ lý do nhân bản, trước sự thiếu hiểu biết của nhiều bậc cha mẹ về bản chất những phương pháp ứng dụng của thuyết ADNH. Họ chỉ căn cứ vào những cuốn sách sao chép lại có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán về so tuổi vợ chồng tốt xấu để luận về tuổi vợ chồng.Từ đó dẫn đến ngăn cản hôn nhân, gây bao đau lòng cho cảnh đôi lứa chia lìa. Chúng tôi đã chứng minh về mặt thống kê và xác xuất toán học để bác bỏ điều này. Chúng tôi cũng chứng minh rằng: Chính tuổi những đứa con mới quyết định hạnh phúc gia đình. Phương pháp luận tuổi Lạc Việt của chúng tôi hoàn toàn không giống nội dung phương pháp trong bài báo đã nêu. Chúng tôi đã trình bày kỹ trên diễn đàn, nên không nói lại ở đây. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi muốn nói đến là: Phương pháp luận tuổi con hợp hay không hợp với cha mẹ hoàn toàn là một hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mô tả một thực tại tương tác khách quan, ảnh hướng đến cuộc sống gia đình. Nhưng vấn đề đối xử giữa con cái và cha mẹ lại thuộc một phạm trù khác: Đó là vấn đề đạo đức xã hội và những giá trị của con người trong quan hệ xã hội. Con không chê mẹ khó. Chó không chê chủ nghèo. Nghèo khó là những vấn nạn thuộc về kinh tế. Nhưng quan hệ đạo đức lại là lĩnh vực khác. Việc đổ thừa cho quy luật khách quan để chối bỏ đạo đức là vô lương tâm và trách nhiệm.1 like