• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/10/2013 in all areas

  1. 5 chữ cái đầu của bảng Anphabet A-B-C-D-E là từ Dương (A) đến Âm (E): A tương ứng 1, E tương ứng 0; A tương ứng To, E tương ứng Nhỏ như A=Cả, E=Bé; A tương ứng Ngoài như A=Nhả=Nhoi=Ngoi=Ngoài, E tương ứng Trong như E=Be=Bịt=Bế=Bí=Lí=Lòng=Trong. So với sinh thực khí Đực và Cái thì cũng rõ trong các nôi khái niệm: A=Cha=Chắc=Cặc, E=Bé=Bướm=Bỉm=Hĩm=Hi (tiếng Tày)=Lí=Lồn. Cái chung của Đực và Cái là cái Ổ trong chữ Ô của NÔI, Vậy nên sinh thực khí Đực và Cái đều gọi chung là cái Đồ (ca dao: “Miệng nhà sang có gang có thép. Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”). Thực chất chúng cũng chỉ là cái Đồ Đựng vì có chứa nhiều bộ phận và mao mạch ở trong chính nó. Hàng hóa cũng gọi chung là Đồ. Một sản phẩm hàng hóa đơn lẻ thì gọi là “Đồ Chắc”=Đặc, tức nó có đặc điểm riêng, hay gọi là “Đồ Chiếc”=Điếc, mà sinh ra từ láy là Đồ Điếc để chỉ một sản phẩm đơn lẻ. Chê chất lượng của nó thì nói: “Đồ Điếc gì mà chất lượng kém thế này?”. Còn cả đống hàng hóa cùng loại thì là “Đồ nói Chung”=Đung. Chê chất lượng đống (“Đông Đông”=Đống, 0+0=1) hàng hóa đó thì nói: “Đồ Đung gì mà chất lượng kém thế này? Làm sao mà xuất khẩu được?”.Chữ Đồ đã được mượn sang Hán ngữ, phát âm lơ lớ là “Thú”, nhưng nó không còn láy được nữa, không có từ thú thiếc hay thú thung gì, tức nó bị tuyệt tự, không đẻ ra thêm được từ mới. Giống như Trê bắt Nòng Nọc về theo nó, Nòng Nọc không đẻ ra được trê con (Đến khi Nòng Nọc đứt đuôi. Cóc lại về với cái Nôi Việt nhà). Do từ Đồ hàm nghĩa là chứa đựng nhiều thứ trong nó (như Ý Đồ nghĩa là ấp ủ nhiều mưu mô và dự tính) cho nên từ Đồ còn mang nghĩa là “nói chung là như vậy” hay “từ đó mà ra”: Đồ=Dồ=Do=Vo=Và=Là=Dã=Ấy À, nghĩa là chung chung (như từ Nói Vo, Mua Vo). Với ý nghĩa này từ Đồ được dùng rất phổ biến trong khẩu ngữ. Ví dụ ở Nam Trung Bộ nói: “ Phú Yên Đồ, Bình Định Đồ có nhiều cá cơm lắm” thì ở Bắc Trung Bộ lại nói: “Nghệ An Dồ có nhiều khoai lang lắm” và ở Bắc Bộ lại nói “Nam Định Ấy À có nhiều gạo tám thơm lắm”. Ấy À = Y-A (là từ “Ya” dùng cuối mỗi mệnh đề trong câu kể lể nhiều thứ thường dùng trong tiếng Hán và tiếng Nhật. Cũng như từ Dã của “cổ Hán ngữ” mà tiếng Hán và tiếng Hàn phát âm là “Yê”). Đồ=Dồ (mềm hóa phát âm)=Dã=Dạ!=Ạ! Có nghĩa là “chính xác là như vậy” tức “Rứa Đó”=Rõ!. Rõ! dùng trong đáp lệnh của quân, Ạ! Dùng trong đáp lễ phép. Dạy học chữ A đầu tiên để biết Ạ gọi là “tiên học lễ, hậu học văn”.
    2 likes
  2. NÔI khái niệm và chữ Đồ Bảng Anphabet chữ cái Latin bắt đầu bằng 5 chữ cái đầu tiên là A-B-C-D-E. Trong 5 chữ cái đó chữ D đọc là “đê”, ví dụ từ Day của tiếng Anh đọc là “đay”, cùng rỡi “ay” với từ đồng nghĩa là từ “ngày” của tiếng Việt, tức Ngày=Day (cùng nôi khái niệm). Do phát âm mềm hóa cái tơi trong tiếng Việt đã biến theo logic Đ--D- T- CH. Ví dụ từ Đi - Di – Chi, Đày-Dãy-Chạy, Đẩy-Dẫy-Chẩy, chúng là những từ cùng nôi khái niệm về sự chuyển động. Năm chữ cái A-B-C-D-E là bắt đầu từ Dương (chữ cái A) rồi kết thúc bằng Âm (chữ cái E), giống như có Adam rồi mới sinh ra Eva, giống như có Anh ( Dương) rồi mới sinh ra Em (Âm), có Ả (chị, Dương) rồi mới sinh ra Em (em, Âm) , có chA (Dương) rồi mới sinh ra mẸ (Âm) vì phải có con đực truyền giống thì con cái mới thụ tinh sinh con để được gọi bằng khái niệm mẸ. Tóm lại dạy mẫu giáo học chữ A là chữ đầu tiên như bảng Anphabet quốc tế là đúng nhất, không việc gì phải đặt ra dự án cải cách “dạy mẫu giáo học chữ E là chữ đầu tiên”, như Bộ GD-ĐT VN từng làm. Còn cái chuyện kết cấu Âm Dương ( mà Hán ngữ vẫn giữ nguyên kết cấu Việt, chỉ có là Hán phát âm lơ lớ đi là Yin Yang) sinh ra kết cấu Mẹ Cha, Vợ Chồng trong tiếng Việt đó là do quán tính của Đạo Mẫu của người Việt từ cổ đại, ngược với kết cấu Phụ Mẫu, Phu Phụ trong tiếng Hán, do Hán không có Đạo Mẫu. Nội cái kết cấu Yin Yang trong Hán ngữ đã chỉ rõ rằng thuyết Âm Dương là di sản của người Việt cổ chứ không phải là di sản của người Hán. NÔI khái niệm của tiếng Việt sinh ra mọi lời nói (mọi khái niệm) trong tiếng Việt, vì cái “Nói của Tôi”= Nôi. Hán ngữ gọi “nôi” là Yao Lan (làn lắc), gọi “nói” là Shuo (thuyết), chẳng có liên quan gì nhau cả. Giữa chữ NÔI là chữ Ô, đó là cái Ổ của mọi lời nói sẽ được sinh ra. Cái Ô là cái bao trùm tất cả mọi khái niệm ngôn từ, khi đang còn đang ở trong tư duy (dấu “Không” của từ Ô là thuộc nhóm Âm, bên trong). Cái Ổ là cái hiển hiện bên ngoài ( dấu “Hỏi”của từ Ổ là thuộc nhóm Dương, hướng ngoài) để sẵn sàng Nổ ra mọi ngôn từ ( “Nói ra từ Ổ”= Nổ). Cái Ổ này lớn lắm, gọi là “Lớn như Ổ”= Lồ, là cái khổng lồ. Cái Ổ ấy chứa đựng sẵn mọi ngôn từ của tiếng Việt, gọi là “Đựng như Ổ”= Đồ. Vậy từ Đồ nguyên thủy chỉ có nghĩa là cái Đồ Đựng. Từ Điển của Viện Ngôn ngữ giải thích từ Đồ là một “từ Hán-Việt”, là cái “tố gốc Hán”, thì hóa ra người Việt Nam chính là người gốc Hán (?). Vì từ Đồ dùng trong tiếng Việt với tần suất xuất hiện có lẽ là nhiều nhất trong các từ, kể cả ở vùng sâu vùng xa, kể cả thời mà 90% dân VN còn mù chữ. Trong tiếng Việt thì mọi cái vật thể và mọi cái phi vật thể đều gọi là Đồ, bởi thực chất mọi cá thể đó đều là một thứ Đồ Đựng. Vật thể như Đồ cục đất, Đồ cục đá, Đồ mặt trời, Đồ mặt trăng đều là một sự chứa nhiều vật chất khác nhau trong chính nó, tức nó cũng chỉ là một thứ Đồ Đựng (gọi tắt là Đồ). Phi vật thể như Đồ duy tâm, Đồ duy vật, Đồ chủ nghĩa tư bản đều là sự chứa nhiều lý luận trong chính nó, tức nó cũng chỉ là một thứ Đồ Đựng. Các thứ phi vật thể khác cũng đều là Đồ, ví dụ Đồ bác học, Đồ có học, Đồ vô học, Đồ mất dạy v.v. Vật thể như Đồ cây cỏ, Đồ con vật, Đồ con người, mỗi cá thể ấy đều chứa nhiều thành phần vật chất và tâm linh trong chính nó, cho nên nó là Đồ. Đến một con người vô dụng còn gọi là “Đồ giá áo túi cơm” (chỉ là Đồ Đựng mấy thứ đó thôi, không có đựng cái tinh thần). Bởi vậy nho mới viết chữ Đồ biểu ý bằng một Ô vuông 囗 khép kín (là biểu thị cái Đựng) trong đó chứa hằm bà lằng bao nhiêu thứ, sau mới giản lược đi thành chữ Đồ 圖. Từ Bản Địa Đồ, gọi tắt là Bản Đồ hay Địa Đồ, cũng là do Đồ Đựng mà ra, trong cái Bản ( tờ giấy phẳng) ấy chứa đựng biết bao ký hiệu. Ông thầy có chứa sẵn nhiều chữ trong đầu ông ấy, nên mới gọi là ông thầy Đồ. Có nhiều Đồ thì “Đồ Đồ”= Đô, 1+1=0. Ví dụ Đô Vật (đồ đựng nhiều sức mạnh cơ bắp và mưu mẹo võ thuật), Đô Thành (đồ đựng đủ thứ dân từ bác học đến lưu manh). Đồ Đựng gọi tắt là Đồ. Hán ngữ gọi ngược là Đựng Đồ. Vì không phát âm được đúng âm tiết Đựng và Đồ nên đã dùng chữ Đông 東 (Hán phát âm là “Tung 東” phiên âm cho từ Đựng và chữ Tây 西(Hán phát âm là “Xi 西” phiên âm cho từ Đồ. Đựng Đồ (tức đồ đựng, gọi tắt là đồ) thì Hán ngữ dùng từ “Tung Xi 東 西” mượn mặt chữ nho là Đông Tây 東 西). . Do mềm hóa phát âm mà Đ bị phát âm thành T. Nếu Hán ngữ hỏi: “Dùng cái Đông Tây gì?” (tức dùng cái Đồ gì?- đồ vật thể), hoặc hỏi: “ Nghĩ ra cái Đông Tây gì?” (tức nghĩ ra cái Đồ gi? – đồ phi vật thể). Đồ là do cái Ô, cái Ổ, là cái lõi của NÔI mà ra (nhấn mạnh thì “Lõi Chi 之!”= Lí 里, có nghĩa là bên trong, là giữa chỗ, tức Giao Chỉ 交 址). Mảnh đất Giao Chỉ 交 址 chính là cái Nôi của ngôn ngữ phương Đông vậy.
    2 likes
  3. 1 like
  4. Theo bản tử vi của cháu , cháu sẽ lấy chồng khoảng 24 đến 33 tuổi. Cháu nên lấy chồng năm 28 tuổi sẽ tránh được nhiều điểm xấu về cung phu.
    1 like
  5. Hà hà, hoasenvang ơi bạn hỏi kỹ về chồng làm chi, bây giừ Bác HTH nói thế thì ko biết là lo việc gì hơn
    1 like
  6. Có lẽ cần phải nói rõ thêm thế này:Phải có ngoại cảm thật đã, mới có ngoại cảm rởm xuất hiện. Cũng như nghề ăn mày, cũng phải có ăn mày thật đã ,mới xuất hiện ăn mày rởm giống như thật. Không có thật lấy đâu ra dởm. Đó là tính hợp lý của vấn đề và sự kiện. Nhưng cứ như một số bài báo thì ngay cả ngoại cảm cũng không thật. Trong khi nếu không có ngoại cảm thật đã tìm được - thôi thì khiêm tốn như cô Phan thị Bích Hằng đã tìm 10.000 ngôi mộ, - trong đó đúng hoàn toàn thí dụ dù là chỉ 1000 , còn lại là sai. Tưc là tỷ lệ chỉ có 10% thì với khả năng này cũng đủ là đề tài nghiên cứu bởi phương pháp đã thể hiện đúng 10%. Với một cái nhìn nghiêm túc thì rõ ràng phương pháp này có khiếm khuyết , nên chỉ đúng 10%, cần nghiên cứu bổ sung, chứ không thể phủ nhận rằng: Phương pháp này sai. Đấy chỉ là thí dụ, nhưng tôi tin rằng cô Hằng tìm ra mộ với tỷ lệ lớn hơn nhiều.
    1 like
  7. MC Kỳ Duyên: Văn hóa Việt là ngồi rình để chỉ trích! LIỄU PHẠM Chủ nhật 27/10/2013 09:35 (GDVN) - "Văn hóa Tây thiên về khuyến khích, còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích", MC hải ngoại Nguyễn Cao Kỳ Duyên "tâm đắc" chia sẻ. Nhận được những lời chỉ trích mỗi lần post hình vui chơi, ăn uống lên trang cá nhân, nữ MC hải ngoại "tâm đắc" với 'anh Ngạn' (MC hải ngoại Nguyễn Ngọc Ngạn) rằng: "Văn hóa Tây thiên về khuyến khích, còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích". MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Cụ thể, ngày 24/10, Nguyễn Cao Kỳ Duyên bất ngờ chia sẻ những quan điểm cá nhân về sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây. Nữ MC hải ngoại còn dẫn chuyện của nữ minh tinh Angelina Jolie để so sánh. Mở đầu, Nguyễn Cao Kỳ Duyên dẫn lời: "Anh Ngạn (MC hải ngoại Nguyễn Ngọc Ngạn) có lần nói với tôi về sự khác biệt giữa văn hóa Tây Phương và văn hóa Việt Nam: "Văn hóa Tây thiên về khuyến khích, còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích". Câu nói này tôi nghe qua rồi bỏ ngoài tai vì thật sự tôi và những bạn bè sống và lớn lên ở hải ngoại có bao giờ thực thụ được trải nghiệm văn hóa Việt Nam đâu? Bên ngoài chúng tôi là người Việt nhưng bên trong, từ cách suy nghĩ đến cách ứng xử thì phải nói chúng tôi hoàn toàn là những đứa Mỹ con. Thế hệ Việt Kiều nửa nạc nửa mỡ như tôi thường được gọi đùa là 'banana' (quả chuối) vì ở ngoài vàng nhưng ở trong lại trắng". Chưa hết, Kỳ Duyên không ngần ngại chia sẻ: "Cho đến gần đây qua mạng lưới mở rộng và kết hợp của mạng xã hội, tôi mới nếm thử mùi vị của 'văn hóa chỉ trích'. Tôi đã bị không phải một lần mà bao nhiều lần, hầu như mỗi khi tôi post hình đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ (như bao nhiều triệu người khác), y rằng cũng có vài người hằn học comment: "Sao không để tiền đi làm từ thiện?", "Có biết là bao nhiều người đang đói khổ không?". Tôi "phiên dịch" như vậy nghe cho lịch sự chứ thật ra có nhiều câu nghe không được ngọt ngào như vậy. Một người không biết tôi và cũng không biết là tôi có cho cứu trợ cho miền Trung không đã vội kết án một cách gay gắt. Thật ra, tôi có làm từ thiện và có cho từ thiện khá đều đặn nhưng tôi ít nói ra. Không nói nhưng bị thiên hạ chỉ trích quá, lâu lâu tôi cũng phải "xì" ra cho những người biết: "Dạ thưa bác, em cũng có cho từ thiện chứ không đến nỗi vô tâm như bác nghĩ". Nhưng vừa hé ra lại gặp những người nhận xét: "Đã làm việc tốt thì không cần ai biết. Nói ra rồi chẳng để làm chi", hay: "Đã có lòng làm từ thiện thì nên âm thầm, không nên phô trương cho mọi người biết". Kỳ Duyên lấy dẫn chứng bằng câu chuyện của cặp đôi minh tinh màn bạc Angelina Jolie và Brad Pitt. Nữ MC viết: "Đúng là làm cũng chết, không làm cũng chết (cười khổ). Ở ngoại quốc hoàn toàn khác hẳn. Điển hình là cô tài tử Angelina Jolie - thần tượng của tôi. Cô làm bao nhiêu việc thiện và đi đến đâu cũng có thông tin báo chí. Một trong những sứ mạng lớn của cô lồng trong các công tác từ thiện là cho thế giới biết đến và chú ý vào những việc cô đang quan tâm. Sau một chuyến viếng thăm của cô, những tổ chức từ thiện đó thường nhận được rất nhiều nguồn cứu trợ. Những ngôi sao quốc tế thường có những tổ chức từ thiện mà họ ủng hộ và ngược lại những tổ chức này rất mong họ dùng tiếng tăm, tên tuổi của họ để gây sự chú ý. Đó là một việc tốt. Tại sao người Việt cứ cho rằng: 'Đi làm từ thiện phải âm thầm?'. Tôi có thể âm thầm cho một số tiền cá nhân rất nhỏ nhưng nếu tôi phô trương để trăm ngàn người biết đến và cho thêm thì tại sao không? Sau những chuyến làm từ thiện báo chí lại đăng tin 'Angelina Jolie và Brad Pitt mới mua lâu đài bao nhiêu triệu ở Paris', tôi chẳng thấy người nào lên án 'Tại sao ở Phi Châu bao nhiêu người chết đói, cô mới đi làm từ thiện mà bây giờ lại tiêu xài như vậy?' Nói chung là văn hóa ngoại quốc khi làm điều gì tốt đều được khen ngợi khuyến khích. Còn văn hóa mình ngồi rình để chỉ trích. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách suy nghĩ nhất là đối với lớp trẻ ngày nay để xã hội càng ngày càng tốt đẹp và tích cực hơn", nữ MC hải ngoại kết luận . Nguyễn Cao Kỳ Duyên quê gốc tại Sơn Tây, Hà Tây, Việt Nam là một người Mỹ gốc Việt sinh ngày 30 tháng 6 năm 1965 tại Sài Gòn, và là người dẫn chương trình của Paris by Night cùng với Nguyễn Ngọc Ngạn. Cha cô là Nguyễn Cao Kỳ, từng làm thủ tướng, phó tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Khoảng năm 1975, gia đình Kỳ Duyên di tản và định cư tại Hoa Kỳ. Từ năm 2004, Kỳ Duyên nhiều lần về thăm quê hương và tiếp xúc với người hâm mộ với tư cách là một nghệ sĩ, người dẫn chương trình nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
    1 like
  8. Có thể nói năm 2013 là năm lên ngôi của công nghệ điện tử, vi tính và mạng toàn cầu với những phát minh có tính ứng dụng của loạinày. Máu điện tử cho siêu máy tính khoahoc.com.vn Cập nhật lúc 08h42' ngày 21/10/2013 Các nhà nghiên cứu của hãng IBM tại Thụy Sĩ đã công bố máy tính mới lấy cảm hứng từ não bộ của con người và được cung cấp năng lượng bởi cái mà họ gọi là "máu điện tử". Các chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Zurich của IBM cho hay, họ đang học hỏi từ tự nhiên, chế tạo các máy tính chạy nhiên liệu và làm mát bằng một dạng chất lỏng, cũng giống như bộ não người. IBM đang hướng đến dòng siêu máy tính bắt chước hoạt động của não bộ - (Ảnh: IBM) Những cỗ máy dạng này có năng lực máy tính cực lớn, nhưng chỉ tiêu thụ một số ít năng lượng, theo trang tinBBC. Theo nguyên mẫu của IBM, một hệ thống dòng chảy bơm "máu" điện phân qua máy tính, mang vào năng lượng và chở ra nhiệt lượng. Có nghĩa là chất điện phân được sạc thông qua các điện cực và bơm vào máy tính, nơi nó phóng thích năng lượng cho các chip xử lý và sau đó mang theo nhiệt ra ngoài. Dự kiến, đến năm 2060 công nghệ này có thể cho ra đời máy tính 1-petaflop, cỗ máy khổng lồ mà theo công nghệ hiện nay phải nằm trải rộng hết phân nửa sân bóng đá, nhưng lúc đó sẽ thu nhỏ vào kích thước của máy tính bàn. “Chúng tôi muốn nhồi một siêu máy tính vào bên trong một viên đường”, theo cách ví von của chuyên gia Bruno Michel thuộc IBM. Để làm được điều này, bộ não người là mô hình tốt nhất có thể bắt chước. Theo đó, não người có độ nén và hiệu quả gấp 10.000 lần so với bất cứ máy tính nào hiện nay, chỉ cần 20 watt là chạy được, trong khi các siêu máy tính phải cần đến 85.000 watt. Theo QTM
    1 like
  9. Trung Hỏa Trung Hoa Thăng Long thì chữ Long thuộc hành “thổ” (Rồng Vàng, Hoàng Long) còn chữ Thăng thuộc hành “hỏa” . VD từ thăng hoa: Lửa thì nóng, nóng thì luôn bốc lên trên, “thăng hoa” có nghĩa đen là “lên lửa”. Hoa là do nhiều hỏa thì tạo thành Hoa, vì biến thanh điệu theo số học nhị phân: lướt “Hỏa Hỏa”= Hoa, 1+1=0 (đây là cái Hỏa tiềm năng, có sẵn bên trong, dấu 0, như là năng lượng của tư duy đang chực bật ra thành “Hoa”, bật ra rồi thì tư duy biến thành lời nói, đó là “ba hoa”, còn gọi là “bốc phét”, có Hỏa thì mới bốc lên được thành Hoa, vì nóng thì chỉ có bốc lên, không khí nóng thì nhẹ , không khí lạnh thì nặng. Mặt khác lướt “Hoa Hoa”= Hỏa. Khi bật hộp quẹt mà chưa có nhiên liệu thì chỉ tóe hoa, bắt hơi ga là nhiên liệu thì Hoa mới đốt cháy nhiên liệu thành ngọn lửa (đây là cái Hỏa hành động). Như vậy đúng là âm tiết “Hoa” có nghĩa là “Lửa” (chữ viết có thể dùng bất cứ ký tự kiểu gì cũng được, miễn là phát âm ra đúng cái âm tiết “Hoa”). Trung Hoa nghĩa là Trung Hỏa. Nếu Hoa không có nghĩa là lửa thì đã không có từ Hóa. Vì Lửa làm biến đổi vật chất: bị Cháy (như gỗ), bị Chảy (như kim loại), bị Chín (như thịt) do “Hoa Hoa”= Hóa, 0+0=1. Nhìn cái cảnh đang nấu một nồi cháo dinh dưỡng thì rõ: Càng tăng Hoa (lửa) lên tức “Hoa Hoa”= Hỏa, 0+0=1, thì các thức trong nồi, nào là thịt, củ, rau, đều nhừ nhuyễn ra hết vì bị “Hoa Hoa”= Hòa, 0+0=1, làm cho chúng hòa vào lẫn nhau với nước mà chín, rồi thì bị “Hoa Hoa”= Hóa, 0+0=1, thành một thứ dung dịch sền sệt ngọt bùi gọi là cháo dinh dưỡng. Chữ nho là của người Việt, nên đọc như người Việt phát âm mới đúng cái khoa học như vừa phân tích bằng biến thanh điệu theo qui tắc số học nhị phân ở trên, Còn nếu cũng những chữ nho Việt ấy mà phát âm theo Hán ngữ phát âm thì không có cái khoa học ấy đâu: Hán ngữ phát âm Hoa 華là [“Hóa”- hua 華], Hỏa 火 là [“Hủa”- hủo火], Hòa 和 là [“Hứa”- hé 和], Hóa 化 là [“Hụa”- hùo 化], Họa 祸 là [“Hụa”- hùo 祸], trật ráo. Chỉ có tiếng Việt là phát âm đúng rằng nhiều lửa thì cháy lắm, sẽ thành đại họa, vì “Hỏa Hỏa”= Họa 祸, 1+1=0, cũng vì quá lửa làm cho hóa quá mức thì cũng thành “Hóa Hóa”= Họa 祸, 1+1=0, thành hỏng hết, bằng zero = 0. Ấy vậy mà những từ viết bằng chữ nho trên, người ta cho là “từ Hán-Việt” hay là những “tố gốc Hán”. (Ca dao: “Kẻ cướp nó cậy cường quyền. Cướp xong trợn mắt xưng liền: của tao !. Mèo tha miếng thịt xôn xao. Cọp tha con lợn thì nào dám đâu”). Dấu thanh điệu theo nhóm 0 và nhóm 1 thì có các cặp đối theo hướng trong / hướng ngoài là Nội/ Nổi, Ngoại/Ngoài, Tâm/Tấm, Long/ Lòng, cùng logic đó ắt có Hoa/Hỏa. Lời ru theo kiểu láy là: “Con Vỏi con Voi…”, “ông Giẳng ông Giăng…” v.v. ắt sẽ có cả láy “Trung Hỏa Trung Hoa… nó vốn của Ta lại ra của Tàu”. Trung có gốc là từ Trong, nhưng nó là cái “Trong Cùng”= Trung. Từ Trung Tâm nghĩa đen là Trong Cùng của Tâm thì nó là cái không bao giờ tìm được, như Lão Tử nói, Tâm là cái Thiên Phủ, nó rộng vô cùng và sâu cũng vô cùng. Hán ngữ dùng từ Trung Tâm chỉ ý ở giữa , thì chỉ là một ý rất hạn hẹp. Chữ Trung 中 viết tượng hình là một cái Gụ (con quay), dừng thì là nó mất ổn định và đổ ngay, nhưng càng quay tít nó càng đứng vững, càng ổn định, lúc đó gọi là Gụ Ngủ ( còn nói là “con quay nó quay tít ngủ”). Cái Ngủ này không phải là Nghỉ (tức dừng) mà là vẫn động, trạng thái động lại là trạng thái ổn định, trạng thái dừng mới là trạng thái mất ổn định. Khi nói người ngủ tức là chỉ nghỉ một phần nào đó cái thể xác, còn Tâm vẫn Thức, gọi là Tâm Thức, nó chẳng bao giờ dừng cả, trong giấc ngủ của con người Tâm Thức còn vẽ ra nhiều ý tưởng cho con người. Tư duy luôn động mới là ổn định, tư duy xơ cứng, cả trăm năm vẫn thế thì mất ổn định là phải thôi.
    1 like
  10. Tài liệu tham khảo =============== Tìm hiểu về vòng Thái tuế! Lâu nay đọc vòng Thái Tuế để thuộc chơi chơi mà thôi chứ không cảm nhận nó quan trọng thế nào, thế cho nên nhiều người cứ đả kích nó thế này thế kia. Nay, thongle mở topic này để trao đổi tầm quan trọng của vòng Thái Tuế giúp mọi người hiểu nó tốt hơn từ đó có thể vận dụng trong việc luận giải. Vòng Thái Tuế bao gồm: Thái tuế - Thiếu dương - Tang Môn - Thiếu âm- Quan Phù - Tử phù - Tuế phá -Long đức - Bạch hổ -Phúc đức - Điếu khách -Trực phù. Vòng Thái tuế có gì quan trọng mà cụ Thiên Lương ca ngợi thế, không ít topic trên các diễn đàn khác cho đây là phát minh của cụ mà không hề biết rằng do mình không nắm vững về dịch học từ đó không cảm nhận được nó rồi cho rằng ông Thiên Lương nói quá lên mà thôi. ========================================= Thái tuế an theo năm sinh, khởi theo chiều thuận bất luận dương nam âm nữ hay âm nam dương nữ. Khi đã có Thái tuế thì tứ linh (phượng long cái hổ) theo cùng cho người tuổi âm, người tuổi dương thì nhường phượng các giải thần cho phe Tuế phá để khen ai ra mặt chống đối. Trước nay, nhiều topic đã đả kích cụ Thiên Lương vì ông này cho rằng người Thái Tuế là người có tư cách đạo đức, nhiều người nghiệm lý không đúng điều này vì ông Thiên Lương dấu nghề. Thứ nhất, người Thái Tuế mà có thêm không kiếp là hạng người lừa siêu hạng (nếu muốn), kèm thêm sát tinh thì tùy theo đó mà luận, mà xem xét đến kết luận nhân cách con người. Vấn đề cực kỳ quan trọng mà ông Thiên Lương dấu nhẹm đi đó là yếu tố địa lợi để xét vận hạn, khi người có mệnh Thái Tuế khi gặp hạn thì luận khác với người Tuế Phá, người Thiếu dương, người Thiếu âm. Thái tuế trong thân mệnh, cung phúc, cung tật thì không nói làm gì. Nằm trong cung điền, phu thê, tử tức thì xin thưa nó thuộc dạng phá số 1 mà không có sao giải. Vì vậy, khi xét thái tuế hết sức cẩn thận và nó rất quan trọng trong vấn đề tính vận hạn cho nên cụ Thiên Lương đề cao nó là thế. Nhiều khi quyết định chuyện sụp đổ tới đâu là do cung mệnh đóng ở vị trí nào. ========================================= Thế nào là mưu mô và thế nào là không mưu mô? Con người có rất nhiều mặt đối lập trong cuộc sống, lương thiện và gian ác, hiền lành và hung dữ. Ít có ai thừa nhận mình gian ác hay hung dữ. Vì hằng ngày mình vẫn thể hiện ra hiền lành và lương thiện. Việc thể hiện những thứ đó khi những thử thách xuất hiện, những thử thách đó mang tính sống còn hay tính quyền lợi to lớn. Trong quan trường tranh 1 chức nào đó (ghế thì ít mà đít thì nhiều) thì trong các ứng cử viên ai sẽ là mưu mô thủ đoạn thì người đó sẽ lộ ra, chứ bình thường phải dấu nhẹm đi. Trong kinh tế, vì món lợi hàng tỷ đồng người ta mới lừa chứ một vài triệu không thèm. Không kiếp vào trong Thân mệnh nó phá uy tín của người đó, nếu như người Thiếu dương, Tuế phá, Thiếu âm mà có không kiếp thì thôi rồi, không cần nói nhiều, bị không kiếp áp đặt và chi phối ngay. Nếu là người Thái Tuế thì không kiếp chưa chắc đã thắng nổi Thái Tuế nên mới có chuyện, người Thái Tuế mà có không kiếp thì khi đụng chuyện (thử thách) mới thấy được bản tính ghê gớm của họ (nhiều anh hùng do thời thế tạo ra, cứ xã hội loạn lạc, nhiễu nhương thì anh hùng xuất hiện rất nhiều). Không Kiếp chưa chắc đã phá nổi tư cách của Thái Tuế, nên mới nói rằng việc lừa lọc của những người đó có thừa, có điều người ta có muốn hay không mà thôi. Phân tích điều đó để thấy rằng, vai trò quan trọng của Thái Tuế như thế nào, nếu các hạng người Thiếu Dương, Thiếu âm, Tuế phá thì sao sánh bằng. Bạn hiểu khá máy móc, tôi đang phân tích sự việc theo trạng thái tĩnh, còn vận dụng thực tế theo trạng thái động. Lá số của bạn đúng như bạn nói nhưng có thêm Tuần Triệt bẻ gãy những điều tôi đã phân tích nên phải kết luận có khác chứ. ========================================= Thái Tuế là ngôi sao ít bị ảnh hưởng của Tuần Triệt nhất. Nhưng người Thái Tuế phải có Lộc thì mới làm nên chuyện, nếu không tính hóa lộc thì Thái Tuế mà đi với Lộc chỉ có 12 tuổi được hưởng trọn vẹn cái lộc trời (lộc tồn) đó là: Giáp Dần Ngọ Tuất, Canh Thân Tý Thìn, Ất Hợi Mão Mùi, Tân Tỵ Dậu Sửu. Những tuổi này Lộc Tồn thơm hơn những tuổi khác vì Dương Lộc đóng ở dương cung và Âm Lộc đóng ở âm cung. Còn Lộc Những tuổi khác là lộc trái cách. Thái Tuế là to nhất mà thêm lộc tồn đồng cung hay trong thế tam hợp thì những người thuộc 12 tuổi trên kia, cứ nghiệm lý số đông xã hội thì là những tuổi có tỷ lệ thành công tốt hơn những tuổi còn lại. Những tuổi còn lại không có chuyện vòng lộc tồn và vòng thái tuế trùng nhau nên phải kiếm hóa lộc để tìm kiếm sự thịnh vượng. ========================================= Thái tuế nằm trong Thân Mệnh là điều may mắn, vì sao vậy? vì nó giúp những người này chống đỡ về hạn tốt hơn những người Thiếu dương, Thiếu âm hay Tuế phá. Hãy nghiệm lý xem, người Thái tuế là người khá đàng hoàng, nhưng cũng ít người thích bằng người đào hoa thiên không (thiếu dương), người thiếu dương là người thường gặp nhiều may mắn trong đời và sự thành công không bền do có thiên không quậy phá. Nhưng nếu không phải là người thái tuế thì người Thiếu dương, thiếu âm, tuế phá phải coi chừng nó trước tiên. Nó nằm cung điền thì khó mà sống 1 chỗ yên ổn, dễ thay đổi chỗ ở. Nó nằm trong cung Phu Thê cũng không yên, nếu không chia tay thì cũng lục đục chuyện vợ chồng (phần lớn) Nó nằm trong cung tử tức thì coi chừng con cái nó phá bố mẹ, phá ở đây có nhiều nghĩa lắm, phá trong sự xung khằc, phá trong hòa thuận... Nó nằm trong cung di thì thường ra đời gặp toàn đối thủ làm cho mình hơi bị mệt... Nói về sao giải, có lẽ là không, ngay cả tuần triệt. Vì vậy mà nhiều người rất sợ nó. Thiên không, không kiếp, kình đà, linh hỏa còn có thể bị thu phục bởi Tuần Triệt hay Sát Phá Tham đắc địa. Nhưng Thái Tuế thì không? Đây là những nội dung mà Cụ Thiên Lương không muốn thể hiện trong cuốn Tử Vi Nghiệm Lý. Cụ viết rất khéo, chưa thấy diễn đàn nào hay topic nào đưa vấn đề này ra để mọi người hiểu thâm ý của cụ. ========================================= Khoa Quyền Lộc Kị là tứ hóa, bản thân mỗi sao hóa 4 lần, 2 lần tốt và 2 lần kém. Nhìn vào cách an sao thì sẽ thất mức độ nặng nhẹ của nó. Vòng Thái Tuế an theo năm nhưng ảnh hưởng của địa chi Vòng Lộc Tồn cũng an theo năm nhưng ảnh hưởng của Thiên can Trong khi Tứ Hóa an theo chính tinh, mà chính tinh an theo ngày. thì mức độ nặng nhẹ của nó không quan trọng (đó là theo quan điểm của cụ Thiên Lương), chỉ có Hóa Khoa và Hóa Lộc là 2 sao có giá trị tương đối hơn hóa quyền và hóa kị. Cụ cho rằng, bản chất đích thực là Tứ Linh (long phượng cái hổ) của vòng thái tuế, còn khoa quyền lộc là cái áo lộng lẫy bên ngoài mà thôi. Nếu người có tứ linh mà đắc luôn khoa quyền lộc thì còn gì bằng, vừa có tiếng vừa có miếng. Còn nếu người Tuế phá mà khoác lên Khoa Quyền Lộc chỉ là bùa mê thuốc lú, vì lòng tham mà dám làm tất cả. Có trường phái ở Đài Loan gì đó, họ rất đề cao Tứ Hóa, hình như Tứ Hóa bay gì nữa đấy... nhưng không biết dựa trên cơ sở nào nên không dám bàn luận, có lẽ cũng góp phần làm phong phú thêm khoa Tử Vi. Trích dẫn từ những bài viết bàn luận về vòng thái tuế cùa phái Thiên Lương của bác Thongle Nguồn: dichlydongphuong.vn
    1 like