-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/10/2013 in Bài viết
-
Tôi lưu ý anh chị em Phong thủy Lạc Việt là: Vấn đề không chỉ học để ứng dụng ra làm thầy chỉ chỗ này huyệt kết, chỗ kia mả đẹp;hoặc nhà này phạm cái gì, nhà kia phạm cái gì. Mà anh chị em phải hiểu rõ lịch sử hình thành ngành phong thủy học không thể có nguồn gốc từ lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay. Cái gọi là lịch sử phong thủy hấp dẫn từ văn minh Hán kia, chỉ là sự mạo nhận và thực chất là sự Hán hóa nền văn hiến Việt ở Nam Dương tử. Những huyền thoại, truyền thuyết coi phong thủy như thần của các nhân vật như Quách Phác, Quản Lộ...vv...đó không phải là cơ sở xác định lịch sử phong thủy từ văn minh Hán. Chỉ cần hiện tượng 4 trường phái phong thủy trong lịch sử văn minh Hán - mà tác giả không nói tới trong nội dung mà nhidiasinh trình bày - đủ thấy tính lập lờ của nó. Đấy cũng chỉ là một ví dụ.2 likes
-
KỶ NIỆM LẦN CHÚC TẤT NIÊN VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. Vào cuối năm Bính Tuất trước Tết Đinh Hợi, tôi hân hạnh được Câu lạc bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ - bây giờ là Trung Tâm nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương - mời đi chúc Tất niên Đại tướng. Anh Hoàng Sơn - bây giờ là Tiến sĩ phó giám đốc TTNC VHC DP - cho biết nếu có quà tặng thì có thể đem theo. Tôi chẳng có quả gì, ngoài mấy cuốn sách minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.Ngày cận Tết, vé máy bay ra Hanoi mua rất khó khăn, thời gian lại quá gấp. Tôi chỉ được thông báo trước có cách một ngày. Tôi tưởng chừng bất lực không thể đi được. Thật may mắn, lúc ấy giám đốc TTNC LHDP là anh Trương Hữu Hùng là Trưởng ban an ninh sân bay Tân Sơn Nhất. Anh ấy xoay sở cho tôi một vé vào chuyến cuối của ngày hôm trước. Sáng hôm sau, tôi đến địa điểm đúng giờ để tập trung đi cùng đoàn. Chúng tôi được phổ biến: mỗi cá nhân chỉ được gặp Đại tướng vài phút, phái đoàn thì được 15 phút, vì phải giành thời gian để các đoàn và cá nhân khác vào chúc Tất niên Đại tướng. Lúc ấy, tôi lên quẻ Lạc Việt độn toán và báo cho anh chị em trong đoàn là "Riêng đoàn chúng ta được gặp Đại Tướng gần hai tiếng đồng hồ". Cả đoàn - toàn là những cao thủ Lý học Bắc Hà - đều tỏ vẻ không tin. Đại tướng tiếp khách trong một căn phòng lớn. Khi người tặng quà được xướng danh thì có một sĩ quan cận vệ ra nhận quà và trao lại cho vị thư ký của Ngài. Vị thư ký nhận quà từ tay sĩ quan cận vệ và đặt trước mặt Đại Tướng. Đến lượt tôi khi được xướng danh thì sĩ quan cận vệ không ra nhận quà, vị thư ký của Ngài cũng đứng yên. Còn Đại Tướng đứng dây, như ngỏ ý chờ tôi mang qua đến tận nơi tặng Ngài. Sau vài giây lúng túng, tôi mạnh dạn bước đến trước Đại Tướng đúng nghi lễ và kính cần tặng bộ sách của tôi lên Ngài. Đại tướng trân trọng nhận sách và bắt tay tôi. Ngài ra hiệu tôi ngồi xuống ghế gần Ngài và đặt những cuốn sách của tôi xuống bàn. Ngài bắt đầu nói về nền văn hóa sử truyền thống Việt... Ngày hôm ấy, chúng tôi ở bên Đại Tướng gần hai tiếng đông hồ. Trong buổi chúc Tất niên và chúc Tết Đại tướng ngày hôm ấy, tôi là người duy nhất được Đại Tướng nhận quà trực tiếp và bắt tay tôi. Đối với tôi, sự trân trong của Đại Tướng với những cuốn sách của tôi như là một sự chia sẻ cho những cố gắng của tôi trong việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ờ miền nam sông Dương tử. Bởi vậy, khi nghe tin Ngài mất, tôi thực sự đau xót từ những nỗi niềm riêng của cá nhân tôi. Trước anh linh của Đại Tướng, tôi xin hứa tiếp tục nghiên cứu minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Bài viết này như một tâm sự của tôi về kỷ niệm với một vĩ nhân của nhân loại và chia sẻ với các bạn có thể đồng cảm với tôi. Đoàn Thăng Long Dịch học Nghĩa kỳ đến chúc Tất Niên và chúc Tết Đại tướng. Tặng sách Đại tướng. Đại tướng nói chuyện về văn hóa sử Việt. CẦU XIN ANH LINH ĐẠI TƯỚNG PHÙ HỘ CHO NỀN VĂN HIẾN VIỆT1 like
-
Chắc do sức khoẻ chị ấy hay do chị ấy mệt mỏi nên ko thể có hứng thú xem nên mới nói vậy thôi. E nghĩ xem tv thì người xem phải có hứng thú mới nhìn ra đc nhiều. Anh đừng nên lo lắng quá hihi1 like
-
Đại tướng và chuyến bay 72.000 km khắp châu Phi Tháng 10/1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên chiếc chuyên cơ đi khắp 12 nước châu Phi, trải qua chặng đường 72.000 km, với 112 giờ bay để truyền lửa đấu tranh cho bạn bè quốc tế. Tổng thống Cộng hòa Benin, Mathieu Kérékou đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm hữu nghị Cộng hòa Benin từ ngày 5 đến 8/11/1980. Ảnh: TTXVN Xúc động nghẹn ngào khi nhắc nhớ lại những ký ức được theo chân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi nhiều nước trên thế giới, ông Nguyễn Văn Vinh, cựu nhà báo của Đài Truyền hình Việt Nam và hãng Reuters của Anh chia sẻ: "Tôi sẽ nhớ mãi chuyến đi mà tôi may mắn được tháp tùng Đại tướng qua 12 nước châu Phi vào tháng 10/1980, kéo dài trong 2,5 tháng. Cả đoàn đã trải qua chặng đường 72.000 km, ngồi 112 tiếng trên máy bay". Ngày đó, điều ấn tượng nhất là châu Phi muốn biết tại sao Việt Nam thắng được đế quốc Mỹ, giành được độc lập, thống nhất đất nước. Nhất là khi đó, Việt Nam lại vừa trải qua chiến tranh biên giới ngắn ngủi với Trung Quốc và cũng thắng. Vì thế, nhân dân châu Phi càng quan tâm. "Tại Madagascar, cuộc nói chuyện của Đại tướng với hơn 200 sĩ quan và binh sĩ của quân đội Madagascar khiến họ rất quan tâm và tán thưởng, vỗ tay rần rần. Lúc đó, Đại tướng nói chuyện bằng tiếng Pháp. Tôi vẫn nhớ Đại tướng luôn khẳng định, chiến thắng của Việt Nam là nhờ yếu tố con người", người phóng viên từng quay rất nhiều thước phim tư liệu về Đại tướng cho biết. Theo ông Vinh, trong những cuộc gặp gỡ với quân đội, nhân dân các nước châu Phi, Đại tướng luôn khẳng định vũ khí của Việt Nam so với Pháp trước đây và Mỹ sau này đều không bao giờ bằng, về tương quan lực lượng, về khoa học kỹ thuật, về sức mạnh quân sự cũng như tiềm lực kinh tế Việt Nam không bao giờ bằng. Thế nhưng, Việt Nam đã tìm được cách để chiến thắng, đó là dựa vào con người, ý chí của nhân dân khát khao nền độc lập, khát khao đất nước thống nhất, khát khao thể hiện rằng nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Đại tướng nhiều lần nói với bạn bè quốc tế, có con người sẽ có vũ khí. Khi nghe vị danh tướng của Việt Nam nói những điều đó, các bạn châu Phi như được "truyền lửa". Đặc biệt, đi đâu Đại tướng cũng nói về mong muốn xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, người dân có được cuộc sống tốt đẹp. Vì Việt Nam trải qua chiến tranh, sự mất mát về con người qua nhiều thế hệ thanh niên, những người mà lẽ ra tuổi thanh xuân của họ có thể dành đóng góp để xây dựng Tổ quốc nhưng đã phải ra trận để giành độc lập, thống nhất đất nước. "Phải được đi theo và chứng kiến sự tán đồng, khâm phục của quân, dân châu Phi dành Việt Nam ngày đó mới thấy sự vĩ đại của cuộc kháng chiến cũng như công lao của nhiều thế hệ người Việt Nam đã hiến dâng cho Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng hình ảnh, vị thế của Việt Nam đã được nâng lên rất nhiều từ những câu chuyện của Đại tướng, thông qua chính con người Đại tướng", ông Vinh nói. Vị sứ giả của Việt Nam Những năm 1980, vừa phải dốc sức xây dựng lại đất nước nhưng Việt Nam vẫn mở con đường ngoại giao vào châu Phi nhờ chuyến đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau chuyến đi lịch sử này, một loạt hợp tác với các nước bạn về y tế, giáo dục và nông nghiệp đã được thiết lập... Nhà báo Nguyễn Văn Vinh (thứ hai trái qua) cùng Đại tướng và đoàn đại biểu Việt Nam trong chuyến đi châu Phi năm 1980. Ảnh: Nhà báo Nguyễn Văn Vinh "Tôi đặc biệt nhớ, trong chuyến đi châu Phi này, mỗi buổi tối sau khi ăn cơm xong về khách sạn, Đại tướng vẫn tranh thủ đi dạo và dù đã nhiều tuổi lại phải trải qua chặng đường bay vất vả hàng chục nghìn kilômét như chúng tôi nhưng Đại tướng vẫn luôn dành sự quan tâm và ân cần hỏi han các anh em trong đoàn. Đại tướng hỏi anh em đi một chặng đường dài thế có mệt không, có thấy nhiều cái mới và khác biệt ở châu Phi không... khiến chúng tôi rất xúc động", ông Vinh kể. Để nói về Đại tướng thì chẳng lời nào có thể đủ về một con người quân sự, con người chính trị, con người ngoại giao ấy. "Nhưng cái mà tôi nhận thấy nổi bật nhất ở Đại tướng là sự gần gũi, gắn bó với nhân dân", ông Vinh chia sẻ. Là phóng viên, ông Vinh có nhiều dịp để quay phim, phỏng vấn Đại tướng trong những sự kiện tiêu biểu như: hai lần Đại tướng gặp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tiếp cựu Đô đốc Elmo Zumwalt, tư lệnh Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Trong những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc ấy, Đại tướng đều dành cho các vị khách là những người từng ở bên kia của chiến tuyến thái độ tiếp đón cởi mở và thân thiện với mục đích để đôi bên hiểu nhau hơn, hiểu biết về quá khứ rõ hơn đồng thời hướng tới một quan hệ tốt đẹp hơn trong tương lai. Sau này, khi Đại tướng không còn tiếp tục với công việc nữa thì phần lớn các sự kiện, hoạt động liên quan tới Đại tướng đều diễn ra tại nhà riêng của ông ở số nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội. Rất nhiều khách nước ngoài, từ các nguyên thủ quốc gia thế giới đều muốn đến thăm, được ngồi cạnh tâm tình với Đại tướng. Ông Vinh có may mắn là người được quay lại những hình ảnh đẹp đó, như lần Đại tướng tiếp Chủ tịch Cuba Fidel Castro, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, Tổng thống Nam Phi, Tổng thống Brazil... "Đại tướng thường hay khẳng định trong những cuộc phỏng vấn rằng: 'Trước đây, họ đến với chúng tôi bằng súng thì tôi cũng tiếp họ bằng súng, còn bây giờ họ đến với chúng tôi bằng lòng thân thiện thì chúng tôi đón họ bằng nụ cười và hoa tươi'", nhà báo Nguyễn Văn Vinh nhớ lại. Theo Vietnam+1 like
-
Nhiều sự việc xảy ra khiến sư phụ bị phân tâm và hao hụt sức khỏe. Trăm lần đoán, cũng có một lần sai, mong sư phụ bình tâm trở lại.1 like
-
Sư phụ đừng buồn, con biết vì sao lần này SP dự đoán không đúng mà. Con biết có rất nhiều điều làm SP phân tâm và nản. Mong SP giữ sức khỏe! và đừng để ý đến một vài những phản ứng không tích cực xung quanh chuyện đó nhé!1 like
-
Qtngoc Kính nhờ bác admin mở cho tôi quyền đăng ảnh đi, tôi làm một triển lãm ảnh Văn Thiên do các Cụ trên Thiên giáng về viết. 1. Cụ Quách Hữu Nghiêm 2. Đức Thánh Trần 3. Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ... Anh cứ đang trực tiếp xem sao, thường mỗi lần đăng dưới 5 ảnh là ăn vào. Cũng trong diễn đàn này, Mục MINH TRIẾT VIỆT: trong cuốn sách 21-12- 2012 Cuộc chuyển thế vĩ đại: sẽ cập sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị Bồ Tát - thị giả của Phật Ngọc Hồ Chí Minh, cũng như Phật Sống Lưu Công Danh - Bồ Tát Thích Quảng Đức là những điểm then chốt báo hiệu sự Phục sinh của Phật Di Lạc - VUa Lạc Long Quân và Quan Âm Bồ Tát - Mẫu Âu Cơ. Hãy cứ đăng lên.1 like
-
Những tấm ảnh lễ tang Đại tướng rung động lòng người Trong suốt những ngày tác nghiệp tường thuật diễn biến lễ tang Đại tướng, các nhà báo đã ghi lại những tình cảm thiêng liêng của người dân VN dành cho Đại tướng. Khi linh cữu Đại tướng đi qua, người dân và những bạn sinh viên tình nguyện trên đường phố Hà Nội quỳ xuống vái lạy tiễn biệt Người - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Trang nhất báo Tuổi Trẻ ra ngày 13-10 cũng được rất nhiều bạn đọc chụp lại, chia sẻ trên mạng xã hội Rất nhiều trong số những tấm ảnh đó đã được cộng đồng mạng chia sẻ, gửi cho nhau như một lời tiễn đưa, một cách biểu thị tình cảm của cá nhân mình với người anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp. Một trong số đó là tấm ảnh người dân và những bạn sinh viên tình nguyện trên đường phố Hà Nội quỳ xuống vái lạy tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi linh cữu của Người đi qua. Tấm ảnh đã gây xúc động cho nhiều người. Tấm ảnh nữ cảnh sát giao thông trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội bật khóc khi linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua do tác giả Nguyễn Khánh, báo Tuổi Trẻ, chụp được rất nhiều bạn trẻ chia sẻ trên Facebook, đặt làm hình nền trên máy tính Những tấm ảnh do bạn đọc Lê Huy Hà gửi đến Tuổi Trẻ Online ngay khi linh cữu Đại tướng vừa đi qua lập tức được rất nhiều trang Facebook chia sẻ lại. Người dân Hà Nội đứng kín hai bên đường chờ linh cữu Đại tướng đi qua. Ảnh do bạn đọc Lê Huy Hà gửi đến Tuổi Trẻ Online Người dân vẫy chào Đại tướng lần cuối. Ảnh do bạn đọc Lê Huy Hà gửi đến Tuổi Trẻ Online Một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc người dân Hà Nội tiễn đưa linh cữu Đại tướng được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội - Ảnh: FB Tấm ảnh của nhà báo Lam Giang chụp người dân Quảng Bình đổ ra hai bên đường đón linh cữu Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo nhà báo Lam Giang, tấm ảnh này được anh chụpở một khúc cua ngay đường từ sân bay Đồng Hới nối với quốc lộ 1A Theo Tuổi trẻ1 like
-
1 like
-
Người xưa nói: "xem sách mà vội tin vào sách thì thà đừng xem".Xem sách không chịu suy xét, thấy sao nói vậy là tư duy sao chép.1 like
-
Thương tiếc vị danh tướng VÕ NGUYÊN GIÁP Vị tướng lẫy lừng đất nước tôi Uy danh vang động bốn phương trời Điện Biên hiển hách lưu thiên cổ Đại thắng mùa xuân hậu thế soi Tổ quốc ghi công bậc trí dũng Lạc Hồng tưởng niệm đấng anh tài Non sông bia tạc đời nhân nghĩa Triệu trái tim đau suối lệ rơi. mayngan Vinh danh đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP Triệu trái tim đau vạn nỗi lòng Anh linh đại tướng nhập non sông Hồn thiêng dân tộc dang tay đón Tiên tổ Lạc Hồng dõi mắt trông Văn võ song toàn vang bốn bể Chiến công lừng lẫy động trời Nam Nghĩa nhân đức độ xưa nay hiếm Tổ quốc vinh danh đại quốc công mayngan1 like
-
Năm Mùi hi vọng sẽ lập gia đình. (Không biết sao không xem được tiếp)1 like