-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/10/2013 in all areas
-
KỶ NIỆM LẦN CHÚC TẤT NIÊN VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. Vào cuối năm Bính Tuất trước Tết Đinh Hợi, tôi hân hạnh được Câu lạc bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ - bây giờ là Trung Tâm nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương - mời đi chúc Tất niên Đại tướng. Anh Hoàng Sơn - bây giờ là Tiến sĩ phó giám đốc TTNC VHC DP - cho biết nếu có quà tặng thì có thể đem theo. Tôi chẳng có quả gì, ngoài mấy cuốn sách minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.Ngày cận Tết, vé máy bay ra Hanoi mua rất khó khăn, thời gian lại quá gấp. Tôi chỉ được thông báo trước có cách một ngày. Tôi tưởng chừng bất lực không thể đi được. Thật may mắn, lúc ấy giám đốc TTNC LHDP là anh Trương Hữu Hùng là Trưởng ban an ninh sân bay Tân Sơn Nhất. Anh ấy xoay sở cho tôi một vé vào chuyến cuối của ngày hôm trước. Sáng hôm sau, tôi đến địa điểm đúng giờ để tập trung đi cùng đoàn. Chúng tôi được phổ biến: mỗi cá nhân chỉ được gặp Đại tướng vài phút, phái đoàn thì được 15 phút, vì phải giành thời gian để các đoàn và cá nhân khác vào chúc Tất niên Đại tướng. Lúc ấy, tôi lên quẻ Lạc Việt độn toán và báo cho anh chị em trong đoàn là "Riêng đoàn chúng ta được gặp Đại Tướng gần hai tiếng đồng hồ". Cả đoàn - toàn là những cao thủ Lý học Bắc Hà - đều tỏ vẻ không tin. Đại tướng tiếp khách trong một căn phòng lớn. Khi người tặng quà được xướng danh thì có một sĩ quan cận vệ ra nhận quà và trao lại cho vị thư ký của Ngài. Vị thư ký nhận quà từ tay sĩ quan cận vệ và đặt trước mặt Đại Tướng. Đến lượt tôi khi được xướng danh thì sĩ quan cận vệ không ra nhận quà, vị thư ký của Ngài cũng đứng yên. Còn Đại Tướng đứng dây, như ngỏ ý chờ tôi mang qua đến tận nơi tặng Ngài. Sau vài giây lúng túng, tôi mạnh dạn bước đến trước Đại Tướng đúng nghi lễ và kính cần tặng bộ sách của tôi lên Ngài. Đại tướng trân trọng nhận sách và bắt tay tôi. Ngài ra hiệu tôi ngồi xuống ghế gần Ngài và đặt những cuốn sách của tôi xuống bàn. Ngài bắt đầu nói về nền văn hóa sử truyền thống Việt... Ngày hôm ấy, chúng tôi ở bên Đại Tướng gần hai tiếng đông hồ. Trong buổi chúc Tất niên và chúc Tết Đại tướng ngày hôm ấy, tôi là người duy nhất được Đại Tướng nhận quà trực tiếp và bắt tay tôi. Đối với tôi, sự trân trong của Đại Tướng với những cuốn sách của tôi như là một sự chia sẻ cho những cố gắng của tôi trong việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ờ miền nam sông Dương tử. Bởi vậy, khi nghe tin Ngài mất, tôi thực sự đau xót từ những nỗi niềm riêng của cá nhân tôi. Trước anh linh của Đại Tướng, tôi xin hứa tiếp tục nghiên cứu minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Bài viết này như một tâm sự của tôi về kỷ niệm với một vĩ nhân của nhân loại và chia sẻ với các bạn có thể đồng cảm với tôi. Đoàn Thăng Long Dịch học Nghĩa kỳ đến chúc Tất Niên và chúc Tết Đại tướng. Tặng sách Đại tướng. Đại tướng nói chuyện về văn hóa sử Việt. CẦU XIN ANH LINH ĐẠI TƯỚNG PHÙ HỘ CHO NỀN VĂN HIẾN VIỆT5 likes
-
Quán vắng!
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
6 nhà dân cạnh Thủy điện Đồng Nai 2 bị sập 13/10/2013 20:38 (GMT + 7) TTO - Chiều ngày 13-10, các hộ dân tại thôn Gia Bắc 2 (xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) di tản đồ đạc ra khỏi các căn nhà bị nứt gãy và sập đổ. Ông Dương Văn Sản dọn dẹp những khối bê tông đổ sập ngay tại căn nhà chưa kịp xây xong của mình vào chiều 13-10. Con gái ông Sản phụ ba mẹ di tản sang ở nhờ nhà hàng xóm chiều 13-10. Trước đó, địa bàn này xuất hiện một số cơn địa chấn nhẹ, sụt lún, nhiều vết nứt lớn xuất hiện trên mặt đất. Theo ông Lê Ngọc Chánh, Chủ tịch UBND xã Tân Nghĩa, các hiện tượng địa chấn chỉ bắt đầu từ khi Thủy điện Đồng Nai 2 (chủ đầu tư Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam) tích nước vào ngày 21-9. Địa bàn bị ảnh hưởng bởi địa chấn cách lòng hồ thủy điện khoảng 300m, nằm ngoài vùng giải tỏa của Thủy điện Đồng Nai 2. Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Nghĩa, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 50 hecta, chủ yếu ở khu vực bị nứt đất có kết cấu đất yếu, lớp đất trên mặt rất mỏng nằm trên lớp đá dày lại nằm cạnh lòng hồ thủy điện. Đến ngày 10-10, 6 nhà dân tại thôn Gia Bắc 2 bị đổ sập hoàn toàn hoặc bị nứt gãy, 10 hộ khác buộc phải di tản để đảm bảo an toàn. Tiếp xúc PV Tuổi Trẻ chiều 13-10, các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng kể lại: "Vào rạng sáng ngày 10-10, khi đang ngủ thì nghe tiếng nổ trong lòng đất, nhà bị rung lên. Khoảng vài phút sau thì tường nhà nứt toát, nền nhà bị lún xuống, tiếp theo mái nhà đổ ập xuống. Toàn bộ căn nhà bị hư hại chỉ trong khoảng 30 phút". Hiện trường ngày 13-10 ở thôn Gia Bắc 2 có nhiều con đường bị nứt, bùn từ dưới đất phun lên. Một số vị trí, nền đường sụt xuống khoảng 30 cm so với ban đầu. Nhiều trụ điện bị gãy đổ gây mất điện một số khu vực. Sạt lở cũng bắt đầu xuất hiện trên các đỉnh đồi cạnh hồ thủy điện. Trong khu vực bị ảnh hưởng, nhiều hộ có cây cối trôi từ vườn mình sang nhà bên cạnh. Đa số vết nứt rộng khoảng 30 cm, sâu 50 cm. Tại các vườn cà phê, bùn từ lòng đất phun lên thành từng ụ lớn. Hiện 50 hecta cà phê trong khu vực đang héo rũ, bắt đầu chết. Người dân đang cố đợi lượng cà phê chín nhiều hơn sẽ thu hoạch lần cuối. MAI VINH - PHAN THÀNH =========================== Lý học Đông phương luôn xác định một trong những cấu trúc vật chất phi khối lượng, phi định hình (Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại cho dễ hiểu), chính là "Khí". Lý học cũng xác định sự tương tác của khí lên mọi cấu trúc vi mô của vật chất. Hiện nay, chưa có một phương tiện kỹ thuật hiện đại nào có thể xác định được bản chất của "khí". Hay nói rõ hơn: Trong hệ thống tri thức của khoa học hiện đại thậm chí không có khái niệm về một dạng tồn tại trên thực tế của vật chất phi khối lương, phi định hình - mà Lý học Đông phương gọi là "Khí" này. Nhưng sự hiện diện của "Khí" trên thực tế có thể kiểm chứng qua hệ quả ứng dụng của khoa châm cứu trong ngành Đông Y của Lý học Đông phương. Trong ngành Phong thủy Đông phương, khí là một dạng tồn tại trên khắp bề mặt Địa cầu - và một trong những yếu tố quan trọng để khí được định hình và ảnh hưởng đến môi trường (Trong đó có cuộc sống của con người và hành vi) - liên quan đến cấu trúc dòng chảy của sông, suối. Hiểu rõ điều này và là nguyên nhân để tôi chưa bao giờ có một chữ ủng hộ thủy điện, hoặc xây những đập ngăn dòng chảy. Không phải bây giờ,mà ngay từ khi TTNC LHDP chưa thành lập, tôi đã phản bác vụ xây đập thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc trên tuvilyso.com. Việc sụt lún, động đất là do Âm khí bế hoặc suy gây ra. Chắc chắn vị trí bị động đất và sụt lún trong bài báo nói trên phía dưới đập thủy điện (Ngoại trừ dòng nước chảy ngược về phía trên). Đây là ảnh hưởng gần như trực tiếp của việc "bế khí". Mặc dù người ta không thể liên hệ về mặt lý thuyết khoa học hiện đại để giải thích việc này. Đó là do nền tảng tri thức của toàn bộ nền khoa học hiện đại chưa đạt đến việc hiểu biết tất cả tự nhiên. Chứ không phải kiến thức khoa học hiện đại là chân lý tuyệt đối để phán xét mọi thứ như Thượng Đế. Không phải cái gì nó không giải thích được, nó chưa công nhận thì cái đó không tồn tại trên thế gian.2 likes -
Quán vắng!
Trí Phương and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Phát hiện "núi kim cương" trên sao Mộc, sao Thủy BATDATVIET.VN Cập nhật lúc 08:11, 12/10/2013 (Khoa học) - Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố công trình nghiên cứu về Sao Mộc và sao Thổ. Điều đáng chú ý là kết luận hai hành tinh này thường có những trận mưa kim cương trên trời. Hai nhà khoa học hành tinh, Mona Delitsky của Cơ quan Kỹ thuật đặc biệt Califoria (CSE) ở Pasadena, California, Mỹ và Kevin Baines của Đại học Wisconsin - Madison (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu và cho biết, Sao Mộc và sao Thổ có thể chứa rất nhiều kim cương. Những mô hình chuẩn về cấu trúc hành tinh cho rằng bên trong sao Thổ có cấu trúc tương tự như của sao Mộc, với một lõi đá cứng bao quanh bởi hiđrô và heli với một lượng nhỏ những hợp chất dễ bay hơi trong khí quyển. Theo các nhà khoa học, kim cương có thể trôi trong dòng hydro và heli lỏng ở bên trong bầu khí quyển của sao Thổ và sao Mộc. Hơn nữa, ở độ sâu thấp hơn, dưới áp lực và nhiệt độ cực cao loại đá quý giá này còn bị tan chảy, nghĩa là sẽ có những cơn mưa kim cương. Hai nhà khoa học Baines và Delitsky cho biết: "Các dữ liệu mới đây đã xác nhận rằng ở độ sâu nhất định, kim cương có thể trôi bên trong sao Thổ. Một số nơi, đá quý phát triển quá rộng nên được gọi là “núi kim cương”". Kim cương có thể hình thành khi cacbon (có trong than chì hoặc muội than do những cơn bão mạnh ở lớp khí quyển trên cùng của sao Thổ tạo ra) rơi vào bầu khí quyển sâu của hành tinh này. Con người sắp đưa những con tàu lên vũ trụ để khai thác kim cương? Tại đây, nó được ép thành những viên kim cương. Sau đó, những viên đá quý rơi xuống tầng khí quyển thấp hơn, gần lõi hành tinh và biến thành chất lỏng. Các nhà khoa học cho hay kim cương rắn có thể tồn tại trong các lõi tương đối lạnh của sao Hải Vương và sao Thiên Vương nhưng sao Mộc và sao Thổ được cho là quá nóng để hình thành kim cương rắn. Mặc dù, quá trình tạo ra kim cương vẫn còn là một bí ẩn nhưng các nhà khoa học cho rằng, trên Trái đất, những viên kim cương hình thành một cách tự nhiên khi carbon nằm ở độ sâu 160 km dưới bề mặt Trái đất. Sau đó, kim cương cần phải được nung nóng đến khoảng 1093 độ C và chịu áp suất khoảng hơn 4 tỷ Pascal. Nó cũng cần phải nhanh chóng di chuyển lên bề mặt Trái đất - thường là đi theo dòng dung nham núi lửa. Nghiên cứu này đã được trình bày tại hội nghị hàng năm lần thứ 45 của Hội thiên văn học của Mỹ về Khoa học Hành tinh tại Denver. Mưa kim cương trên hành tinh sao Hải Vương và Thiên Vương. Hai hành tinh này có cực từ lệch 60 độ so với cực địa chất. Nguyên nhân của việc này là các hành tinh có thể đã từng đâm phải một hành tinh nào đó. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng Hải Vương và Thiên Vương đã từng có những đại dương carbon lỏng, với những tảng băng kim cương cứng trên bề mặt. Những mẩu kim cương nhỏ có thể rơi xuống như mưa trên các hành tinh này. Trái đất bị bao phủ bởi vật chất đen. Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại. Chúng ta mới biết rằng chính vật chất đen đang giúp níu giữ các thiên hà và hệ Mặt trời của chúng ta khỏi trôi nổi lung tung. Nó cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ Mặt trời, điều được thể hiện khi quan sát những tác động của nó lên các công nghệ vũ trụ. Hệ Mặt trời có…đuôi. Chiếc “đuôi” này có hình cỏ 4 lá. Nó được cấu tạo từ những phân tử mà khó có thể quan sát được bằng những thiết bị quang học thông thường. “Đuôi” này dài tới 13 tỉ km, nằm ở ngoài những hành tinh xa xôi nhất trong thiên hà. Nó tạo ra những con gió vô cùng lớn, thổi bay vật chất đi theo nhiều hướng. Mặt trời có thể hợp với quyển từ của sao Mộc. Quyển từ của sao Mộc là một trong những quyển từ lớn nhất và mạnh nhất trong hệ Mặt trời (Thậm chí lớn hơn cả của Mặt trời). Quyển từ của sao Mộc có thể nhấn chìm Mặt trời, kể cả vầng hào quang của hành tinh này. Nguyễn Ngân (Tổng hợp DV, KT) ========================= Từ lâu,Lý học Đông phương phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định rằng: Thái Tuế chính là sao Mộc. Và tất cả những ai có tìm hiểu vê Lý học ứng dụng đều biết ảnh hưởng rất lớn của sao Thái Tuế trong tất cả các ngành Lý học ứng dụng là: Tử Vi, Phong thủy...vv.... Nay với sự xác định của tri thức khoa học hiện đại về ảnh hưởng của "Từ quyển" của sao Mộc, đã cho thấy tính khoa học và chân lý của Lý học Việt. Điều này cũng cho thấy tính vượt trội của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - khi mà tri thức khoa học mới chỉ nhận thức được sự ảnh hưởng của Từ quyển sao Mộc thì Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã định lượng và ứng dụng trên thực tế những quy luật vũ trụ có thể tiên tri.2 likes -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Đầu chót của cây đang lên gọi là cái “Đầu Chót”=Đọt, là cái lá đang chuẩn bị nhú ra, nó bụ dần nhưng chủa mở mà đang còn úp , nên cũng gọi là “Bụ Úp”=Búp, nó đang non và bụ, nên “Non và Bụ”=Nụ. Chuẩn bị ra hoa cũng như vậy. Búp sen là gọi khi nó còn úp cánh kín mít, rồi mới đến khi “Búp nở Bồng”=Bông, nên gọi là Bông Sen. Khi nở nó làm hở nhụy cho ong thấy thơm và ngọt mà đến. Sự hở ra của cánh sen ấy gọi là “Hở Ra”=Hoa. Do vậy có từ đôi Bông Hoa, gọi là Bông sen hay Hoa sen đều đúng. Thơm ngọt của nhụy là cái tinh của hoa, biến nghĩa thành từ Tinh Hoa. Một âm tiết “hoa” mà nho có hai chữ viết để phân biệt. Hoa là Bông thì có bộ Thảo, Hoa trong từ Tinh Hoa thì không có bộ thảo. Nhưng thành ngữ “Người Ta là Hoa của đất” là nói ý cái tinh hoa. Người Hán đã lấy cái tinh hoa của văn hóa Việt làm của mình và tự xưng là “Hoa” và gọi là Hoa Hạ. Cây có hoa rồi thành quả, vì “Của Hoa”=Qủa. Tiếng Việt gọi Hoa và Qủa. Hán ngữ cũng phát âm như vậy, gọi “Hoa” và “Của” (chỉ mượn tắt một thành phần là Của trong hai từ thành phần “Của Hoa”=Qủa của tiếng Việt). Nếu giải thích như Viện Ngôn ngữ, rằng chữ Hoa và chữ Qủa đều là hai “ từ Hán-Việt”, đều là những “tố gốc Hán” thì tức là công nhận rằng cổ đại người Hán du mục đồng cỏ đã dạy cho người Việt nông nghiệp trồng trọt lúa nước cái từ Hoa và Qủa. Vô lý như vậy mà họ vẫn khăng khăng rằng giải thích của họ là duy nhất đúng, chẳng qua là vì họ được độc quyền quyền uy ( “miệng Quan, gan Thép” ) mà lơ lờ mọi phản biện, trơ lỳ hết biết luôn. Tu dưỡng (trong nói năng) là “Từ U”= Tu. Tức là phải bắt đầu từ tiếng mẹ đẻ. Nhưng Từ U còn có nghĩa là Từ Mẫu tức là như người mẹ hiền (trong nói năng), tức như “Từ Mẫu”=Tâu. Tâu có nghĩa là Nói. Nói lại phải theo cách của nho là Lao, Khiêm, Cẩn, Sắc ( Lao động não trước khi nói, Khiêm tốn trong khi nói, Cẩn thận trong lời văn, Sắc sảo trong lập luận). Nói “Văng Mạng” có hai nghĩa, một là nói lăng nhăng không nghĩa lý gì mọi đàng (chém gió), vì Van Rỗng= Vân Không= “Văn Chăng”=Văng, “Mọi Đàng”=Mạng (đây là nghĩa đen); hai là đánh mất sinh mệnh tư cách của chính mình, vì “Vất Quẳng”=Văng, Mạng=Mệnh (đây là nghĩa bóng). Cái Cửa thì nho viết bằng chữ Môn, vì nó mở ra thì ồn, không ồn do trẻ con đang chơi đùa la hét ngoài sân, thì cũng do vợ chồng đang cãi nhau trong buồng (không biết “đóng cửa bảo nhau”), “Mở ra thì Ồn”=Môn. Lắm ồn ào= “Nắm ồn Ào”=Náo (trong từ ghép Náo Loạn). Chữ Náo nho viết biểu ý bằng Cửa Chợ (Môn và Thị ghép thành chữ Náo), cửa chợ ắt náo là lắm ồn ào. Cái như cửa mà ở lối vào khuôn viên hay ở đầu làng thì nó rộng hơn, “Cửa Rộng”=Cổng (ngày nay có cụm từ Cổng điện tử của chính phủ, nhưng chính phủ thật chưa chắc đã có rộng chính sách hay rộng đường dư luận) Trích: “Nếu muốn biết cổ sử và nguồn gốc tổ tiên thì: -Nếu Quí vị là người Hoa ...thì qúi vị sẽ không hiểu hết sử Hoa khi không biết tiếng Việt! và nếu qúi vị là người Việt, ...thì qúi vị sẽ không hiểu hết sử Việt khi không biết tiếng đã được gọi tên là tiếng Hoa và chử Hoa! Bàn-Cổ 盤古là Bầu hay Bồ, Bùa là "Bàn-Cổ" chỉ là phiên âm của ngôn ngử xưa còn là đa âm. "hổn độn chi sơ, Bàn-cổ thủ xuất" nghiả là ...diễn giãi của con người về thuở ban sơ của vủ trụ khi tạo thiên lập địa là "Thời kỳ ban đầu , bầu trời xuất hiện..." ..vậy thôi ! Bản thân câu văn không có nói đến Bàn-cổ là 1 ông hay 1 đấng tối cao nào cả !” (Đỗ Thành). Giam/Gian là một cặp đối. Đây chính là đặc điểm phát âm Mấp/Máy của cặp Môi của người Việt, “Môi Nấp”=Mấp và “Môi Nảy”=Máy, tạo nên tiếng Âm/Dương như hai giá trị Không/Một của mỗi bít thông tin. Tiếng Ngậm thì cặp môi Mím Ngậm lại, tiếng Ngỏ thì cặp môi Mở Toang ra. Chữ Gian 間 dùng để chỉ gian nhà, có “an cư lạc nghiệp”, có nhà riêng để ở, mới thật là có tự do. Nho viết biểu ý chữ Gian gồm chữ Viết 曰, tức “Việt Nói”= Viết 曰(do lướt lủn), ở trong Cửa 門, tức có người Việt sống trong nhà đó mới gọi là gian nhà chứ nhà hoang không ai ở như bất động sản hiện nay thì không gọi là gian nhà. Từ Cửa thì nho viết băng chữ Môn 門, vì nó là cái “Mở thì Ồn”= Môn, không ồn từ ngoài do trẻ con chơi đùa la hét thì cũng ồn từ trong do vợ chồng cãi nhau (mà không biết “đóng cửa bảo nhau). Nhà người Việt thường hinhg ngang ba gian, "Gian có Cửa" = Giữa là gian chính giữa, chỉ kê bộ bàn ghế và ban thờ, hai gian hai bên chỉ có cửa sổ mở cánh ra sau vườn và kê mỗi gian một cái giường đôi. Tiếng Bắc Kinh dùng chữ Gian 間 chỉ ý ở giữa, còn gọi là Trung Gian. Chữ Giam 監có nghĩa là mất tự do, phải Chen Chúc nhau trong một phạm vi cố định hạn hẹp. Giam đồng nghĩa với Chen Chúc. Tiếng Bắc Kinh đọc chữ Gian 間 là “Chen” jian, để chỉ gian nhà, gọi là Phòng Gian fáng jian “pháng chen 房 間”, còn chữ Giam 監 tiếng Bắc Kinh cũng đọc là “Chen”- jian 監, chỉ là một tiếng tắt của từ Chen Chúc; dùng “Chen” đại diện cho cả hai âm tiết Đóng/Mở là Giam/Gian vì họ không phát âm được âm ngậm môi (cũng như Âm/Dương họ phát âm là Yin/Yang đều là mở môi). Nơi thú vật hay người bị nhốt ngồi chen chúc gọi là “Ngồi chen Chúc”= Ngục . Chữ Ngục 獄 thì nho viết biểu ý bằng gồm chữ Ngôn 言đại diện cho con người có tiếng nói mà bị đối xử ngang Thú vật và Chó và còn bị hai con đó kèm hai bên 獄. Người Việt ưa tự do, như tạo chữ tỏ rõ: tự Đi = tự Di = tự Do = tự Du = tự Vù = tự Vọt = tự Vượt = tự Việt. Bởi vậy thời Xuân Thu – Chiến Quốc trong xã hội Việt có tới hàng chục thứ Đạo, đạo nào cũng xưng là “Dân Ta”= Gia, nào là Lão Gia, Pháp Gia, Mặc Gia, Âm Dương Gia, Nho Gia v.v. cãi nhau ỏm tỏi hàng mấy trăm năm, vì các đệ tử của Gia nào cũng chỉ cho rằng chỉ có mình là duy nhất đúng. Đạo Khổng là sự tổng kết văn hóa Việt, như Khổng Tử nói “Ta chỉ là học cái văn minh của người phương Nam”. Nhưng sách còn lại của Cụ chỉ là sách do cháu 12 đời của Cụ là Khổng An Quốc soạn lại, đương nhiên đã bị uốn đi nhiều theo thời thế rồi, nếu không đã không được quyền uy cho xuất bản. Thời Tần Thủy Hoàng còn lệnh đốt sách chôn nho, cấm tiệt dùng chữ Việt cổ ký âm. Cái độc quyền quyền uy nó dữ dằn lắm. Lướt “Cầm Quyền” (dễ dẫn đến) “Cậy Quyền” (rồi thế là) “Cửa Quyền” thì vẫn chỉ là thành = Quyền cả. Cho nên mới có câu: “Có quyền mà cậy chi quyền. Chớ lạm chức vụ cướp tiền của dân” (Nguyễn Thiện Chí – Bài “Nói chuyện ngôn ngữ: Chữ quyền trong đời sống ngôn ngữ”. Bài viết được in trong Tập san Ngôn ngữ Tin học và Gi áo dục, Đại học Ngôn ngữ Tin Học tp HCM 3/2009). Thời Tần Hán chỉ có cái “Lưỡi” là không cấm được, nên mới còn câu thành ngữ “cái lưỡi Tô Tần” (của ông Tô thời nhà Tần). Bởi vậy tiếng Việt còn nguyên vẹn trong tiếng Kinh ngày nay, giúp dịch đúng “Thi” Kinh 詩 京 (nhấn mạnh “Thi Chớ!”= Thơ, của người Kinh) hay còn gọi là “Kinh” Thi 經 詩 ( “Sách”, nhấn mạnh “Thơ Chi!”=Thi). Chữ Kinh 經 này dùng sau, có nghĩa là sách, nhưng mà là sách viết chữ theo dòng dọc, dòng phải sang dòng trái, như người Việt dùng tay phải cài cúc áo bên trái (“Tả nhậm là đặc điểm Việt”), ví dụ “Con con Cù Cu” chính là “Quan quan Thư Cưu” nói về đôi chim cu Trống Mái. Hay giúp dịch đúng bài “Việt nhân ca” (như Đỗ Thành đã dịch).1 like