-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 12/10/2013 in all areas
-
Quán vắng!
ATN and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
GS Nguyễn Khắc Mai: “Cái “neo” để văn hóa không phân ly là lòng dân Phạm Liễu-Hoàng Lực Thứ bảy 12/10/2013 07:19 (GDVN) – “Sự phân ly văn hóa khiến suy thoái nhân cách rất rõ. Như hiện tượng đi ngoài đường, chỉ mới va chạm nhau đã dẫn tới những cuộc ẩu đả…”, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai cho biết. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai - nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban Dân vận Trung ướng, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết: Văn hóa Việt Nam kết tinh từ ngàn đời với truyền thống tốt đẹp con người sống hòa hợp với tự nhiên, tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam làm nên sức mạnh dân tộc. Tuy nhiên tính cộng đồng đó đang dần mất đi đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Sự phân hóa giàu nghèo, văn hóa ngoại lai phá vỡ thuần phong mỹ tục. Nói cách khác trong nội tại văn hóa Việt Nam đang có sự phân ly giữa cái cũ và cái mới, cái hay cái dở đan xen nhau mà cần có một cái nhìn thẳng thắn để tháo gỡ. “Sự phân ly văn hóa khiến suy thoái nhân cách rất rõ…” Đồng tình với ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam đang có sự phân ly, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai cho rằng: “Trong phân ly văn hóa, phân ly xã hội có phân tâm, phân tách. Khi nói phân ly ta phải xem xét cả ba trạng thái ấy và không nên đơn giản ở việc dừng lại để mô tả”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng, hiện nay xã hội đang có sự phân tâm mà sự phân tâm đó bắt nguồn từ trong chính những bức xúc của xã hội chưa được mổ xẻ làm rõ cái gốc gác mà mới chỉ dừng lại ở việc mô tả. Cụ thể, như hiện tượng tham nhũng của cán bộ công quyền, suy thoái về đạo đức hay cách ứng xử của một bộ phận cán bộ với người dân không đạt yêu cầu. Sự phân tâm đó tạo nên cách nghĩ, cách ứng xử khác nhau, từ đó tạo nên sự phân ly trong văn hóa. “Đây thực chất là phân ly văn hóa lớn. Có thể nói rằng trong phân ly văn hóa có phẩm chất con người, có vấn đề luật pháp, có những thiết chế quản lý. Ví dụ quản lý kinh tế theo lối sử dụng đất đai hiện nay, ngay cả Quốc hội cũng đang còn nhiều tranh luận, chính là sự phân ly. Như vậy, chính sách, đường lối, lý thuyết, luật pháp cũng có sự phân ly. Nói cụ thể như việc anh lấy một vùng đất ở Văn Giang rồi đền bù cho dân thấp, nhưng khi đất ấy trao tay qua cho doanh nghiệp thì giá trị tăng lên gấp chục, trăm lần thì làm sao có sự thống nhất đoàn kết ở đây được? Đây là vấn đề lớn của dân tộc, giải đáp vần đề này phải công tâm”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh. Nhà nghiên cứu văn hóa, GS Nguyễn Khắc Mai: Cái “neo” để văn hóa Việt không phân ly là lòng dân Bên cạnh đó, hiện nay văn hóa cũng đang phân tầng. Nó thể hiện qua văn hóa hành xử của cán bộ công chức với dân không đạt được yêu cầu. Người dân đòi cao hơn, muốn những người cán bộ giỏi hơn, sống đẹp hơn, phải có một sự thương thảo, trao đổi công bằng, hài hòa trong văn hoá cái này chưa làm được nên tiếp tục có sự phân ly văn hóa. “Sự phân ly văn hóa khiến suy thoái nhân cách rất rõ. Như hiện tượng đi ngoài đường va chạm nhau dẫn tới những cuộc ẩu đả. Có một lần tôi sang nước ngoài, do vô ý mình va phải người ta, người ta vội vàng quay sang xin lỗi, nhưng thực ra lỗi là do mình. Còn người Việt mình thì bất chấp, đó là một suy thoái về nhân cách. Suy thoái nhân cách bây giờ dễ thấy mà nó đau lòng nhất là hai vụ: Vụ một nhóm quan chức TP.HCM hưởng mức lương ngất ngưỡng còn công nhân thì mặc và vụ nhân bản kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nói. Theo đó, sự suy thoái về văn hóa hiện nay diễn ra trong cả tôn giáo, người ta lợi dụng thần, phật rất nhiều. “Có những người đặt ra câu hỏi rằng: Xã hội đầu tư cho tôn giáo rất lớn, chùa ngày càng to, tượng phật ngày càng lớn, sư sãi ăn mặc diêm dúa... nhưng sao đạo đức xã hội vẫn suy đồi? Đấy là một vấn đề gây hoang mang khi văn hóa tôn giáo bị đánh mất. Nhiều sư, nhiều giáo mục, linh mục nói với tôi rằng: Có trạng thái mạt pháp. Tức là pháp độ của tôn giáo đã đi tới cái ngọn, không còn là cái gốc lành, là văn hóa, đạo lý mà nó đang đi tới thời kỳ suy đồi. Đó là vấn đề mà nhiều người đang cảm nhận được. Khi có một trạng thái u mê về văn hóa diễn ra rất lớn trong xã hội mà chúng ta cần phải phân tích”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai thẳng thắn. Đẹp nhất trong văn hóa người Việt là sự thánh thiện và tình người Tuy vậy bản sắc văn hóa Việt hiện nay vẫn còn nhiều điều rất đẹp: Con người sống hài hòa với nhau, với thiên nhiên, tình làng nghĩa xóm. Đó chính là nét riêng, tính cách riêng của người Việt. Đó là sự hài hòa biểu hiện trong thuyết âm dương. Nhà nghiên cứu văn hóa nói: “Người ta thường nói rằng âm dương hài hòa thì quả vàng được sinh sôi. Đó là nhân văn, tình người rất sâu. Tôi không nghĩ nó là duy tình. Đó là minh triết; thương người như thể thương thân... Đó là nét văn hóa rất sâu. Nó có trong bản sắc con người Việt”. Bên cạnh đó ở góc nhìn của mình nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng, bản sắc văn hóa Việt Nam phải nói đến hai mặt, cái thánh thiện trong con người Việt, tình người rất đẹp. Ông bà ta xưa từng nói con người quý lắm trong tiểu vũ trụ có thiên hoàng, địa hoàng và nhân hoàng. Bên cạnh đó là những hạn chế đang tồn tại đó là lối ứng xử nông nghiệp lạc hậu ngày xưa nó vẫn đang tồn tại, cho nên cần có sự quản lý văn hóa, giáo dục văn hóa phù hợp với đời sống hiện đại. “Có thể nói, việc hiện nay, giới trẻ chạy theo phong cánh ăn mặc, âm nhạc, phim ảnh của Hàn Quốc cũng là một thói xấu, là sự lai căng. Cái này có dấu vết từ chiều sâu văn hóa Việt. Văn hóa Việt một mặt cố giữ bản sắc, đạo lý, tuy nhiên từ lịch sử đã có sự đua đòi. Còn bây giờ thì sao? Vì cái của mình không được nhắc nhở, trau chuốt thì người ta phải nhòm ra ngoài. Đó cũng chính là sự a dua. Khi bản lĩnh văn hóa của mỗi con người không giữ được. Nó chính là những thói xấu đánh mất bản lĩnh của mình. Mặt khác cũng phải thúc đẩy cái hay, cái tốt từ bên ngoài”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nêu hiện trạng. Theo đó, hiện nay việc nhiều nhóm trẻ đua đòi, nhưng sẽ chóng qua hơn hết để sự phân ly văn hóa mất đi thì cái "neo" lớn trong xã hội phải nói đến văn hóa chính trị, phải thật sự tôn trọng dân. “Ngoài ra chính bản thân chúng ta là quyền chủ động, chủ động học, chủ động tiếp nhận văn hóa trong xã hội, dòng tộc để làm người tử tế”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai kết luận. ========================= Kính cụ Mai. Nhà em thì cho rằng thì là sự phân ly văn hóa suy cho cùng không phải là căn nguyên để dẫn tới suy thoái đạo đức. Thí dụ như xã hội Hoa Kỳ một đất nước đa văn hóa - Tức là phân ly văn hóa gọi bằng "cụ" - nhưng nhà em chưa thấy dấu hiệu suy thoái đạo đức trên đất nước này. Sự du nhập văn hóa bên ngoài cũng không phải căn nguyên của suy thoái đạo đức. Bởi vì: Ngay tại những nước có "văn hóa xuất khẩu" đó - thí dụ như Hàn Quốc - cũng có biểu hiện suy thoái đạo đức đâu? Hay nói cách khác: Nếu văn hóa nhập khẩu làm suy thoái đạo đức thì ngay tại đất nước có nền văn hóa đó nó phải loạn lên rùi! Đạo đức tự nó là một phạm trù độc lập bao hàm cả văn hóa. Trong Lý học có ba phạm trù độc lập chi phối tất cả các mối quan hệ xã hội là: Pháp trị, Đức trị và Lễ trị. Gọi là "tam Dương". Bản chất của ba phạm trù này xuất hiện và tồn tại như là những quy luật tất yếu của xã hội . Mặc dù nó thể hiện thông qua khả năng nhận thức của con người. Các cụ nhà ta gọi là "Tam Dương khai thái". Tức là nắm được quy luật này thì xã hội sẽ ổn định. Tất nhiên khi không nắm được và vận dụng những quy luật này - nó còn tùy thuộc vào khả năng nhận thức và phương pháp thực hiện - thì xã hội phân ly. Nhà em thì tài hèn, biết đến đâu thì nói đến đấy. Gọi là "ăn theo nói leo". Cụ đại xá cho. Lâu quá, nhà em chưa có dịp gặp cụ.3 likes -
Tin Buồn
lidi and one other liked a post in a topic by Bá Kiến®
Chấn động - Phim tài liệu về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp2 likes -
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chứng kiến được Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Vitinfo Thứ hai, 12/04/2010, 11:22(GMT+7) Theo Đại tá Huyên, sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp ổn định, tỉnh táo và Đại tướng sẽ có mặt trong dịp sinh nhật lần thứ 100 của mình (25-8), hơn nữa để được chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Cả nước đang rất quan tâm đến tình hình sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết năm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 100. Tuổi cao, sức yếu, hiện Đại tướng đang được điều dưỡng tại viện quân y 108, sức khỏe ổn định tỉnh táo. Báo CAND dẫn lời dẫn lời Đại tá Huyên cho biết, 25/8 là sinh nhật của Đại tướng. Bệnh viện đang hết lòng chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của Đại tướng để Đại tướng có mặt trong dịp sinh nhật của mình và hơn nữa là chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, như mong muốn của đồng bào và chiến sĩ cả nước". Theo Nhà báo & Công luận1 like
-
Võ Nguyên Giáp mãi mãi là huyền thoại (TNO) Với nhiều người dân Pháp, trận Điện Biên Phủ kết thúc khi họ còn nhỏ, thậm chí lúc ấy còn có người chưa ra đời; nhưng với họ, cái tên Võ Nguyên Giáp vẫn gợi lên rất nhiều ấn tượng. Mỗi người một ngành nghề, một lứa tuổi, nhưng trong cảm nhận về “vị anh hùng của nền độc lập Việt Nam”, họ có nhiều điểm gặp gỡ. Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp Pierre Vinard, Thanh tra Bộ Giáo dục Pháp: Với tôi, ông là vị tướng đặc biệt Ông Pierre Vinard Võ Nguyên Giáp là vị tướng mang rất nhiều “điểm trái ngược” và vì thế ông rất đặc biệt so với những tướng lĩnh cùng thời trên thế giới. Ông là vị tướng tay ngang, không được đào tạo ở bất cứ trường quân sự nào nhưng lại đánh bại nhiều vị tướng “chính quy”. Ông là một nhà lãnh đạo lớn, là người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng lại là người rất giản dị. Và, đặc biệt nhất, ông là một vị tướng trí thức. Tôi tin rằng chính bởi trước hết ông là một người học và nghiên cứu lịch sử, một trí thức có học và tự học thực sự, nên ông đã lãnh đạo những trận đánh theo cách khác biệt và đã giành những thắng lợi vẻ vang. Mỗi trận đánh của ông đều được vạch chiến lược dựa trên những phân tích sâu sắc về điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, thậm chí là đặc thù văn hoá, lối suy nghĩ của đối phương. Ví dụ trong trận Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã biết với cách nghĩ vốn có, người Pháp chúng tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt có thể kéo pháo lên những đồi cao. Người Pháp bị “cầm tù” trong lối suy nghĩ cố hữu đó và đã bị bất ngờ. Thế hệ chúng tôi được sinh ra sau “thời đại Điện Biên Phủ” nhưng những gì sách, báo ở Pháp nhắc về ông như một nhà trí thức, một vị tướng tài năng, một người nói tiếng Pháp rất tài, người đánh bại tướng Na-va, người có phong thái rất đáng nể phục… đã khiến những người yêu thích lịch sử như tôi buộc phải tìm hiểu về vị anh hùng của các bạn. Qua một số người bạn Việt Nam, tôi được xem những hình ảnh rất xúc động của người dân Việt Nam thể hiện tình cảm trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi không hề ngạc nhiên. Mỗi dân tộc đều có những huyền thoại của mình và Võ Nguyên Giáp mãi mãi là huyền thoại của người Việt Nam. France Moulin, nguyên chuyên gia pháp lý thuộc Chính phủ Pháp: Một cuộc đời vinh quang Bố tôi là một đại tá quân đội cùng thời với Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên ấn tượng trong tôi về ông và trận Điện Biên Phủ khá sâu đậm. Qua lời kể của bố tôi và những đồng đội của bố tôi, tôi hiểu Điện Biên Phủ là một thất bại rất đau đớn với những người lính thời đó. Mặc dù thất bại, nhưng kỳ lạ là họ đều rất ngưỡng mộ tài năng và tôn trọng nhân cách của chính vị tướng đã đánh bại họ. Họ tâm phục khẩu phục chiến thắng của Tướng Giáp, thán phục sự thông minh, tầm chiến lược và cả… sự tinh tế của ông. Bố tôi luôn nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một nhà trí thức nhân văn đánh trận. Ông ấy nắm rất rõ và ứng dụng tài tình chính những chiến lược của tướng Pháp Napoleon, nhưng ông ấy không đánh trận để chiến bại mà là vì đất nước của ông. Bà France Moulin Không chỉ những người con của quân nhân Pháp như tôi mới biết và ngưỡng mộ tướng Giáp. Tôi tin những người Pháp sinh ra trong những năm 50 đều biết đến ông. Hồi đó Điện Biên Phủ là một cơn sốc với người Pháp nên trên truyền thông nhắc tới sự kiện này rất nhiều và tất nhiên là nhắc tới tướng Giáp. Khi nghe tin ông mất tôi thầm nghĩ, vậy là một cuộc đời vĩ đại đã khép lại. Ông đã hoàn thành sứ mệnh vĩ đại của mình với người dân Việt Nam. Một cuộc đời vinh quang! Một người rất đáng được tôn vinh bởi cuộc đời, tư tưởng và tính nhân văn của ông. Jean-Luc Villin, Quản lý dự án giáo dục thành phố Nanterre: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Anh hùng của hoà bình Với tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người mang lại hoà bình không chỉ cho Việt Nam mà còn cho nhiều nước thuộc địa. Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của ông đã thắp lên ngọn lửa chiến đấu cho nhiều nước thuộc địa thời đó. Đó là một thất bại lớn của Pháp nhưng lại là thắng lợi của Việt Nam và của những người yêu hoà bình, bởi đó cũng là một thất bại của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân. Vào thời gian diễn ra trận Điện Biên Phủ, cha tôi là một người thuộc quân đội Pháp nhưng ông đã bị cầm tù vì ông đã từ chối tham gia chống lại nhân dân Việt Nam và kêu gọi người Pháp không tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Trong lời kể của cha tôi, Đại tướng của các bạn được ông coi là người anh hùng của hoà bình. Tôi không biết nhiều về cuộc sống của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tôi luôn biết ông là một nhà chiến lược đại tài, một vị tướng thiên tài, một nhà chính trị lớn. Với tôi và nhiều người, vị tướng này đem lại sự ngưỡng mộ và cảm phục như một Hồ Chí Minh thứ hai. Ông Jean-Luc Villin Một số hình ảnh lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Pháp: Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp1 like
-
'Việt Nam để tang người anh hùng của đất nước' Báo chí quốc tế đang tiếp tục có các bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng như mô tả dòng người đổ về Hà Nội để thể hiện tình cảm dành cho ông trước và trong lễ quốc tang kéo dài hai ngày. Báo chí quốc tế ấn tượng trước dòng người viếng Tướng Giáp Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp Lễ treo cờ rủ để bắt đầu Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quảng trường Ba Đình lúc 12h trưa nay. Ảnh: Nguyễn Thắng AFP: "Việt Nam để tang người anh hùng của đất nước" "Ông đã tuổi cao sức yếu. Chúng tôi đều biết ngày này sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn vô hạn", hãng tin Pháp dẫn lời Bui Cong Giap, một sinh viên kiến trúc 18 tuổi. Thanh niên này cho biết thêm rằng anh đã xếp hàng vào viếng Tướng Giáp. Trong bài viết "Việt Nam để tang người anh hùng của đất nước", AFP dẫn những ước tính chính thức cho hay hơn 100.000 người đã xếp hàng dài nhiều giờ liền ở bên ngoài ngôi nhà của Đại tướng ở Hà Nội trong những ngày qua. Họ chờ để được đặt những bó hoa và vào viếng ông, trước khi cả nước bước vào hai ngày quốc tang (được bắt đầu từ 12h trưa 11/10). Hãng tin còn cho hay nhiều buổi biểu diễn ca nhạc đã bị hủy, các công viên đóng cửa, trong khi kênh truyền hình quốc gia phát sóng những bản nhạc và phim tài liệu để tưởng nhớ Tướng Giáp. Bloomberg: "Không ai sánh được với Tướng Giáp" Hãng tin mô tả “hàng chục nghìn người Việt Nam đã đổ về Hà Nội suốt những ngày qua dù hai ngày nữa mới đến tang lễ chính thức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng cách mạng của một quân đội đã đánh bại người Pháp và người Mỹ”. Hãng này dẫn nhận xét của Jonathan London, giảng viên tại Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế tại Đại học City, Hong Kong, cho rằng ở Việt Nam “hiện nay không có người nào có vị thế được gần như ông Võ Nguyên Giáp”. “Kể từ sau khi ông qua đời, người Việt Nam mang những bông cúc vàng, đứng dưới nắng gay gắt, xếp thành hàng lớp bên ngoài tư gia của ông ở phố Hoàng Diệu, nơi chỉ cách Lăng Hồ Chí Minh khoảng một km. Những thanh niên, sinh viên, công nhân và chiến sĩ, từ già đến trẻ, đã đi nhiều giờ đồng hồ, có những người đến từ 3 giờ sáng để bày tỏ lòng thành kính và chia buồn với gia đình Tướng Giáp”, Bloomberg mô tả. “Nhiều thanh niên mang theo những tấm chân dung lớn của ông Giáp và ông Hồ Chí Minh xếp hàng dài”. Tân Hoa xã: "Tướng Giáp sống mãi trong tim người Việt Nam" Hàng chục ngàn người dân đã đổ về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu ở thủ đô Hà Nội từ ngày 7/10 để bày tỏ lòng tôn kính với Đại tướng, Tân Hoa xã mô tả trong bài viết "Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp sống mãi trong trái tim người Việt Nam". Hãng tin của Trung Quốc nhận định Võ Nguyên Giáp là một vị tướng xuất sắc, đã lãnh đạo quân đội Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc chiến với hai cường quốc Pháp và Mỹ, vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Các báo khác Tờ San Jose Mercury News đăng bài “Việt Nam chuẩn bị chôn cất Đại tướng”, với loạt ảnh về dòng người viếng tướng Giáp tại tư gia liên tục nhiều ngày trước khi tang lễ bắt đầu. Toronto Star của Canada đăng bài trong chuyên mục mang tựa đề “Vĩnh biệt Tướng Giáp”, viết “Một trong những biểu tượng của phong trào đấu tranh giành độc lập sau thế chiến II đã trút hơi thở cuối cùng. Ở tuổi 102 (cách tính của phương Tây), Tướng Giáp đã kết thúc trận chiến sau cuối”. Bài báo điểm lại hàng chục năm làm tổng tư lệnh của Tướng Giáp, với hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, và khẳng định rằng với chiến thắng Điện Biên Phủ, danh tiếng của ông trở nên lừng lẫy khắp thế giới. Tác giả Martin Vengadesan bình luận: “Cuối cùng thì thời gian cũng đuổi kịp Võ Nguyên Giáp, và nay ông đã ra đi với các bậc tiền bối. Tranh cãi về những cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ còn dài bất tận, nhưng những di sản mà Tướng Giáp để lại sẽ không bao giờ bị lãng quên”. "Ông (Tướng Giáp) mãi là một người anh hùng vĩ đại tại Việt Nam", Chicago Tribune nhận định. "Ông từng viết rằng công cuộc cách mạng đã được tiên liệu: không chỉ biết đối phương có thể làm gì mà còn là như thế nào. Trong trận Điện Biên Phủ, ông đã nhìn nhận được điều này một cách hoàn toàn rõ ràng". Theo Vnexpress1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Trung Hỏa Trung Hoa Thăng Long thì chữ Long thuộc hành “thổ” (Rồng Vàng, Hoàng Long) còn chữ Thăng thuộc hành “hỏa” . VD từ thăng hoa: Lửa thì nóng, nóng thì luôn bốc lên trên, “thăng hoa” có nghĩa đen là “lên lửa”. Hoa là do nhiều hỏa thì tạo thành Hoa, vì biến thanh điệu theo số học nhị phân: lướt “Hỏa Hỏa”= Hoa, 1+1=0 (đây là cái Hỏa tiềm năng, có sẵn bên trong, dấu 0, như là năng lượng của tư duy đang chực bật ra thành “Hoa”, bật ra rồi thì tư duy biến thành lời nói, đó là “ba hoa”, còn gọi là “bốc phét”, có Hỏa thì mới bốc lên được thành Hoa, vì nóng thì chỉ có bốc lên, không khí nóng thì nhẹ , không khí lạnh thì nặng. Mặt khác lướt “Hoa Hoa”= Hỏa. Khi bật hộp quẹt mà chưa có nhiên liệu thì chỉ tóe hoa, bắt hơi ga là nhiên liệu thì Hoa mới đốt cháy nhiên liệu thành ngọn lửa (đây là cái Hỏa hành động). Như vậy đúng là âm tiết “Hoa” có nghĩa là “Lửa” (chữ viết có thể dùng bất cứ ký tự kiểu gì cũng được, miễn là phát âm ra đúng cái âm tiết “Hoa”). Trung Hoa nghĩa là Trung Hỏa. Nếu Hoa không có nghĩa là lửa thì đã không có từ Hóa. Vì Lửa làm biến đổi vật chất: bị Cháy (như gỗ), bị Chảy (như kim loại), bị Chín (như thịt) do “Hoa Hoa”= Hóa, 0+0=1. Nhìn cái cảnh đang nấu một nồi cháo dinh dưỡng thì rõ: Càng tăng Hoa (lửa) lên tức “Hoa Hoa”= Hỏa, 0+0=1, thì các thức trong nồi, nào là thịt, củ, rau, đều nhừ nhuyễn ra hết vì bị “Hoa Hoa”= Hòa, 0+0=1, làm cho chúng hòa vào lẫn nhau với nước mà chín, rồi thì bị “Hoa Hoa”= Hóa, 0+0=1, thành một thứ dung dịch sền sệt ngọt bùi gọi là cháo dinh dưỡng. Chữ nho là của người Việt, nên đọc như người Việt phát âm mới đúng cái khoa học như vừa phân tích bằng biến thanh điệu theo qui tắc số học nhị phân ở trên, Còn nếu cũng những chữ nho Việt ấy mà phát âm theo Hán ngữ phát âm thì không có cái khoa học ấy đâu: Hán ngữ phát âm Hoa 華là [“Hóa”- hua 華], Hỏa 火 là [“Hủa”- hủo火], Hòa 和 là [“Hứa”- hé 和], Hóa 化 là [“Hụa”- hùo 化], Họa 祸 là [“Hụa”- hùo 祸], trật ráo. Chỉ có tiếng Việt là phát âm đúng rằng nhiều lửa thì cháy lắm, sẽ thành đại họa, vì “Hỏa Hỏa”= Họa 祸, 1+1=0, cũng vì quá lửa làm cho hóa quá mức thì cũng thành “Hóa Hóa”= Họa 祸, 1+1=0, thành hỏng hết, bằng zero = 0. Ấy vậy mà những từ viết bằng chữ nho trên, người ta cho là “từ Hán-Việt” hay là những “tố gốc Hán”. (Ca dao: “Kẻ cướp nó cậy cường quyền. Cướp xong trợn mắt xưng liền: của tao !. Mèo tha miếng thịt xôn xao. Cọp tha con lợn thì nào dám đâu”). Dấu thanh điệu theo nhóm 0 và nhóm 1 thì có các cặp đối theo hướng trong / hướng ngoài là Nội/ Nổi, Ngoại/Ngoài, Tâm/Tấm, Long/ Lòng, cùng logic đó ắt có Hoa/Hỏa. Lời ru theo kiểu láy là: “Con Vỏi con Voi…”, “ông Giẳng ông Giăng…” v.v. ắt sẽ có cả láy “Trung Hỏa Trung Hoa… nó vốn của Ta lại ra của Tàu”. Trung có gốc là từ Trong, nhưng nó là cái “Trong Cùng”= Trung. Từ Trung Tâm nghĩa đen là Trong Cùng của Tâm thì nó là cái không bao giờ tìm được, như Lão Tử nói, Tâm là cái Thiên Phủ, nó rộng vô cùng và sâu cũng vô cùng. Hán ngữ dùng từ Trung Tâm chỉ ý ở giữa , thì chỉ là một ý rất hạn hẹp. Chữ Trung 中 viết tượng hình là một cái Gụ (con quay), dừng thì là nó mất ổn định và đổ ngay, nhưng càng quay tít nó càng đứng vững, càng ổn định, lúc đó gọi là Gụ Ngủ ( còn nói là “con quay nó quay tít ngủ”). Cái Ngủ này không phải là Nghỉ (tức dừng) mà là vẫn động, trạng thái động lại là trạng thái ổn định, trạng thái dừng mới là trạng thái mất ổn định. Khi nói người ngủ tức là chỉ nghỉ một phần nào đó cái thể xác, còn Tâm vẫn Thức, gọi là Tâm Thức, nó chẳng bao giờ dừng cả, trong giấc ngủ của con người Tâm Thức còn vẽ ra nhiều ý tưởng cho con người. Tư duy luôn động mới là ổn định, tư duy xơ cứng, cả trăm năm vẫn thế thì mất ổn định là phải thôi.1 like -
TQ điên đầu vì Google Map soi rõ căn cứ tuyệt mật Thứ Sáu, 11/10/2013, 19:00 [GMT+7] (ĐVO)-Điều này liên quan tới việc thời gian gần đây liên tiếp những hình ảnh căn cứ quân sự của Trung Quốc được ghi lại một cách hết sức rõ nét... ======================Chiện này phình phường mà! Mới có chiện nhỏ như con thỏ mà cũng điên mới không điên. Đúng là tiểu tiết thật. Từ thời chiến tranh lạnh, tức là gần nửa thế kỷ - một cán bộ cao cấp của Nga đã phát biểu - đại ý - "Thời buổi pha học hại điện, thế giới nảy chẳng có gì dấu được nhau. Cho nên mọi vấn đề cứ lật ngửa bài cả". Huống chi là bi wờ - sau cả nửa thế kỷ,cái pha học kỹ thụt nó còn phát chiển đến đâu.... Bởi vậy, cái vệ tinh của cái anh hãng "Góc gờ" này chẳng wa chỉ là của một hãng tư nhân, thuộc hàng tiêu dùng lẩm cẩm mà đã làm Trung Cóoc đau đầu, thì với những vệ tinh quân sự tối tân nó còn "nhìn" tới đâu.1 like
-
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chinhphu.vn) – Từ 7 giờ 30 phút tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử hành trọng thể. Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn tại Nhà Tang lễ quốc gia. Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, tại Nhà tang lễ Quốc gia Trần Thánh Tông, Hà Nội: Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 21 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 2013. Buổi sáng (từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ): - Các Đoàn viếng của Ban Chấp hành Trung ương, đoàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn của Chủ tịch nước, đoàn của Chính phủ, đoàn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn Quân ủy Trung ương, gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; - Các đoàn viếng của lãnh đạo cấp cao nước ngoài; - Các đoàn viếng của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; - Các đoàn quốc tế và ngoại giao…; - Đoàn Cựu chiến binh Việt Nam. Buổi chiều: - Từ 12 giờ đến 14 giờ: Các đoàn viếng của các tỉnh, thành phố; - Từ 14 giờ đến 15 giờ: Các đoàn viếng của các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương; - Từ 15 giờ đến 21 giờ: Các đoàn viếng còn lại và các cá nhân. Tại tỉnh Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh: Tại tỉnh Quảng Bình: - Lễ viếng được tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình cùng thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hà Nội. Tại TP. Hồ Chí Minh: - Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, cùng thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hà Nội. Theo Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ1 like
-
Quán vắng!
Trí Phương liked a post in a topic by Thiên Sứ
Phát hiện "núi kim cương" trên sao Mộc, sao Thủy BATDATVIET.VN Cập nhật lúc 08:11, 12/10/2013 (Khoa học) - Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố công trình nghiên cứu về Sao Mộc và sao Thổ. Điều đáng chú ý là kết luận hai hành tinh này thường có những trận mưa kim cương trên trời. Hai nhà khoa học hành tinh, Mona Delitsky của Cơ quan Kỹ thuật đặc biệt Califoria (CSE) ở Pasadena, California, Mỹ và Kevin Baines của Đại học Wisconsin - Madison (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu và cho biết, Sao Mộc và sao Thổ có thể chứa rất nhiều kim cương. Những mô hình chuẩn về cấu trúc hành tinh cho rằng bên trong sao Thổ có cấu trúc tương tự như của sao Mộc, với một lõi đá cứng bao quanh bởi hiđrô và heli với một lượng nhỏ những hợp chất dễ bay hơi trong khí quyển. Theo các nhà khoa học, kim cương có thể trôi trong dòng hydro và heli lỏng ở bên trong bầu khí quyển của sao Thổ và sao Mộc. Hơn nữa, ở độ sâu thấp hơn, dưới áp lực và nhiệt độ cực cao loại đá quý giá này còn bị tan chảy, nghĩa là sẽ có những cơn mưa kim cương. Hai nhà khoa học Baines và Delitsky cho biết: "Các dữ liệu mới đây đã xác nhận rằng ở độ sâu nhất định, kim cương có thể trôi bên trong sao Thổ. Một số nơi, đá quý phát triển quá rộng nên được gọi là “núi kim cương”". Kim cương có thể hình thành khi cacbon (có trong than chì hoặc muội than do những cơn bão mạnh ở lớp khí quyển trên cùng của sao Thổ tạo ra) rơi vào bầu khí quyển sâu của hành tinh này. Con người sắp đưa những con tàu lên vũ trụ để khai thác kim cương? Tại đây, nó được ép thành những viên kim cương. Sau đó, những viên đá quý rơi xuống tầng khí quyển thấp hơn, gần lõi hành tinh và biến thành chất lỏng. Các nhà khoa học cho hay kim cương rắn có thể tồn tại trong các lõi tương đối lạnh của sao Hải Vương và sao Thiên Vương nhưng sao Mộc và sao Thổ được cho là quá nóng để hình thành kim cương rắn. Mặc dù, quá trình tạo ra kim cương vẫn còn là một bí ẩn nhưng các nhà khoa học cho rằng, trên Trái đất, những viên kim cương hình thành một cách tự nhiên khi carbon nằm ở độ sâu 160 km dưới bề mặt Trái đất. Sau đó, kim cương cần phải được nung nóng đến khoảng 1093 độ C và chịu áp suất khoảng hơn 4 tỷ Pascal. Nó cũng cần phải nhanh chóng di chuyển lên bề mặt Trái đất - thường là đi theo dòng dung nham núi lửa. Nghiên cứu này đã được trình bày tại hội nghị hàng năm lần thứ 45 của Hội thiên văn học của Mỹ về Khoa học Hành tinh tại Denver. Mưa kim cương trên hành tinh sao Hải Vương và Thiên Vương. Hai hành tinh này có cực từ lệch 60 độ so với cực địa chất. Nguyên nhân của việc này là các hành tinh có thể đã từng đâm phải một hành tinh nào đó. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng Hải Vương và Thiên Vương đã từng có những đại dương carbon lỏng, với những tảng băng kim cương cứng trên bề mặt. Những mẩu kim cương nhỏ có thể rơi xuống như mưa trên các hành tinh này. Trái đất bị bao phủ bởi vật chất đen. Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại. Chúng ta mới biết rằng chính vật chất đen đang giúp níu giữ các thiên hà và hệ Mặt trời của chúng ta khỏi trôi nổi lung tung. Nó cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ Mặt trời, điều được thể hiện khi quan sát những tác động của nó lên các công nghệ vũ trụ. Hệ Mặt trời có…đuôi. Chiếc “đuôi” này có hình cỏ 4 lá. Nó được cấu tạo từ những phân tử mà khó có thể quan sát được bằng những thiết bị quang học thông thường. “Đuôi” này dài tới 13 tỉ km, nằm ở ngoài những hành tinh xa xôi nhất trong thiên hà. Nó tạo ra những con gió vô cùng lớn, thổi bay vật chất đi theo nhiều hướng. Mặt trời có thể hợp với quyển từ của sao Mộc. Quyển từ của sao Mộc là một trong những quyển từ lớn nhất và mạnh nhất trong hệ Mặt trời (Thậm chí lớn hơn cả của Mặt trời). Quyển từ của sao Mộc có thể nhấn chìm Mặt trời, kể cả vầng hào quang của hành tinh này. Nguyễn Ngân (Tổng hợp DV, KT) ========================= Từ lâu,Lý học Đông phương phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định rằng: Thái Tuế chính là sao Mộc. Và tất cả những ai có tìm hiểu vê Lý học ứng dụng đều biết ảnh hưởng rất lớn của sao Thái Tuế trong tất cả các ngành Lý học ứng dụng là: Tử Vi, Phong thủy...vv.... Nay với sự xác định của tri thức khoa học hiện đại về ảnh hưởng của "Từ quyển" của sao Mộc, đã cho thấy tính khoa học và chân lý của Lý học Việt. Điều này cũng cho thấy tính vượt trội của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - khi mà tri thức khoa học mới chỉ nhận thức được sự ảnh hưởng của Từ quyển sao Mộc thì Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã định lượng và ứng dụng trên thực tế những quy luật vũ trụ có thể tiên tri.1 like -
Lối Đạo
Thiên Sứ liked a post in a topic by mayngan
Thương tiếc vị Danh tướng Võ Nguyên Giáp Vị tướng lẫy lừng đất nước tôi Thanh danh vang động bốn phương trời Điện Biên một thuở lưu thiên cổ Nam tiến năm nào lịch sử soi Kẻ địch phục tâm đấng trí dũng Giống nòi thương tiếc bậc Hiền tài Non sông ghi nhớ đời nhân nghĩa Thắp nén nhang lòng đưa tiễn người. mayngan1 like -
1 like
-
'Tướng Giáp là chiến lược gia đại tài' Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia người Australia về các vấn đề Việt Nam, cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một chiến lược gia đại tài, với những chiến công lừng lẫy và tầm nhìn sâu rộng. Giáo sư Carlyle Thayer. Ảnh: Vietnam+ Chưa từng được gặp hay trò chuyện cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, song giáo sư Thayer cho biết qua nghiên cứu tìm hiểu, ông thấy rất cảm phục tài năng và trí tuệ của Tướng Giáp. Điều ông ấn tượng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải chỉ ở chiến thắng lừng lẫy trước thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ mà còn ở tài năng xây dựng quân đội Việt Nam ngày càng vững mạnh. Tướng Giáp đã đúc kết những kinh nghiệm thực tế trên chính trường để bắt đầu xây dựng chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thành chiến lược đánh du kích khiến kẻ địch không thể lường được. Thayer khẳng định điều ông ấn tượng nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là tài xây dựng một quân đội có tinh thần chiến đấu cao, huy động được đông đảo lực lượng và biết sử dụng chính những suy nghĩ thông minh của kẻ địch để đánh bại họ. Theo giáo sư, Tướng Giáp đã thể hiện trí thông minh tuyệt vời. Đánh giá việc ở giai đoạn gần cuối đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp khuyến khích tăng cường quan hệ nồng ấm với Mỹ, Thayer nhận định đây là một chiến lược khôn khéo. Theo giáo sư, sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam luôn nói hãy khép lại quá khứ, nhưng Mỹ vẫn duy trì lệnh trừng phạt kinh tế đối với Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để hàn gắn vết thương chiến tranh, trong đó có vấn đề chất độc da cam. Bối cảnh khi đó hết sức phức tạp. Tuy nhiên, khi Việt Nam chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủng hộ ngay từ đầu việc tăng cường quan hệ với Mỹ, đồng thời vẫn coi trọng việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và Liên Xô cũ. Thayer khẳng định Tướng Giáp là một chiến lược gia đại tài. Sau khi Tướng Giáp qua đời, Thayer đánh giá: "Ông ấy là một nhân vật huyền thoại và anh hùng của Việt Nam". Thayer giảng dạy tại Học viện Quốc phòng ở Đại học New South Wales, Australia. Ngoài khả năng sử dụng tiếng Việt một cách thông thạo, ông được biết đến như là một trong số những nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam hiện nay và thường xuyên tới Việt Nam để tham gia các hội thảo về an ninh, chính trị. Theo Vietnam+, vnexpress.net Học giả Nhật: 'Võ Nguyên Giáp là vị tướng vĩ đại nhất thế kỷ 20' Trong mắt ông Hisao Suzuki, học giả kiêm dịch giả Nhật Bản, Tướng Giáp không chỉ là người anh hùng của Việt Nam và châu Á, mà còn nằm trong số ít những vị tướng kiệt xuất của thế giới và vĩ đại nhất thế kỷ 20. Hisao Suzuki, học giả kiêm dịch giả Nhật Bản. Ảnh: TTXVN Ông Hisao Suzuki được nhiều người trong giới ngoại giao hai nước và các độc giả Nhật Bản biết đến với những cuốn sách nổi tiếng được dịch sang tiếng Nhật, như hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, tuyển tập “175 bài thơ về độc lập-tự do của Việt Nam” cùng nhiều tuyển tập thơ khác. Là một người luôn gắn bó và yêu mến Việt Nam như thế, ông Suzuki chia sẻ chỉ cần nhắc đến tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì bất cứ người Nhật nào quan tâm đến Việt Nam cũng đều tường tận. "Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gần 100 năm của dân tộc Việt Nam, tên tuổi của Đại tướng gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, một chiến thắng có ý nghĩa quyết định trước thực dân Pháp. Đó là điều mà tôi luôn khắc sâu trong tâm trí mỗi khi nhớ đến Tướng Giáp", ông nói. Ông nhận định, nét nổi bật trong lý luận quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đường lối chiến tranh du kích mà ở đó, người cầm quân phát huy trí tuệ để giành lợi thế trên chiến trường trước kẻ thù vượt trội về phương tiện chiến tranh. "Sau Pháp, người Mỹ lại tiếp tục “nối gót,” nếm trải thất bại ở Việt Nam. Những người Nhật yêu mến Việt Nam như chúng tôi, ai cũng ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp", ông Suzuki nói tiếp. Theo ông, Tướng Giáp không chỉ là người anh hùng của Việt Nam, của châu Á mà còn nằm trong số ít những vị tướng kiệt xuất của thế giới. "Năm 1954 cũng là năm tôi chào đời và tôi có cảm giác Đại tướng như một người cha đáng kính", ông nói. "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiếp thu và hiện thực hóa một cách xuất sắc tinh thần độc lập tự do và tư tưởng Hồ Chí Minh trên phương diện quân sự. Ông tỏ ra là người có tinh thần không chịu khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào. Tôi cho rằng với những phẩm chất vượt trội như vậy thì trong thế kỷ 20 này, có lẽ không có một vị tướng nào sánh được với Đại tướng Võ Nguyên Giáp". Ông Suzuki cho rằng Tướng Giáp là hiện thân đầy đủ nhất cho tinh thần quả cảm, kiên cường và bất khuất đấu tranh cho độc lập và tự do của người Việt. Ông là hình ảnh đại diện cho dân tộc, thậm chí là cho cả châu Á. Ông Hisao Suzuki kể, ông từng được một người bạn cho xem bài báo viết về cuộc phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nghĩ Tướng Giáp là người luôn hướng về tương lai và có niềm tin sắt đá. Ông thông hiểu lịch sử cả nghìn năm của Việt Nam và từ vốn hiểu biết đó, ông có thể tiên liệu được tương lai 50 năm, 100 năm hoặc thậm chí còn xa hơn nữa. Dù thực tại có khó khăn, gian khổ đến mấy song ông vẫn luôn tin tưởng rằng một khi đã có quyết tâm giành lấy độc lập tự do thì nhất định sẽ đạt được mục đích. Đánh giá về học thuyết chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích được cho là di sản lớn nhất mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại, ông Suzuki xin được kể vắn tắt một ấn tượng của ông khi đến Việt Nam. 'Tôi đã có dịp đi qua cầu Long Biên và nghe câu chuyện về cây cầu này. Cầu Long Biên từng bị Mỹ ném bom trong chiến tranh và người dân đã nhanh chóng xây dựng lại những nhịp cầu bị bom Mỹ phá hoại. Tôi kể dài dòng vậy là vì quan điểm về chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích của Việt Nam được thể hiện rất rõ nét trong câu chuyện có vẻ như lạc đề đó của tôi. Đó là dù có bị phá hoại đến mức nào song với ý chí của con người, tất cả sẽ được khôi phục lại rất nhanh chóng", ông nói. "Một điều đáng ngưỡng mộ mà các thế hệ sau cần nghiên cứu và học hỏi là chiến lược hậu cần tuyệt vời trong chiến tranh. Tôi được biết những người dân bình thường, kể cả phụ nữ, cũng tham gia vào mạng lưới hậu cần vũ khí, đạn dược và thực phẩm cho các chiến sĩ ngoài tiền phương. Điều đó có thể là mấu chốt dẫn đến thắng lợi của các bạn, trong đó nổi bật lên vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp", ông Suzuki nhận định. "Tôi cho rằng Việt Nam không giành chiến thắng một cách ngẫu nhiên mà chiến thắng ấy đã đến một cách tự nhiên. Nếu như không khéo nhận ra thì người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai việc này. Điện Biên Phủ là một minh chứng rõ ràng rằng quân đội và trang bị vũ khí dù có hùng hậu đến đâu cũng chưa hẳn đã đem về vinh quang". "Tôi nghĩ rằng không chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà mỗi người dân Việt Nam đều luôn thường trực một tinh thần độc lập tự chủ. Bên trong các bạn đều chứa đựng một mẫu số chung. Hay nói cách khác là trong mỗi người dân Việt Nam đều có tinh thần của một 'vị tướng quân' Đó là tinh thần quyết chiến-quyết thắng", ông nói tiếp. "Tôi cảm nhận trong tim của mỗi người dân Việt Nam đều có hình ảnh của Tướng Giáp. Họ yêu mến ông thực sự. Có lẽ vì vậy mà khi nghe tin ông qua đời, người dân cảm thấy đau buồn như là bậc sinh thành của họ vừa khuất núi. Ngay cả tôi, là một người yêu mến đất nước các bạn, cũng có chung một cảm giác như vậy. Thực sự buồn và xúc động", học giả Nhật Bản chia sẻ. Ông cho hay có một điều khiến ông cảm thấy tiếc nuối nhất, đó là do thời hạn hoàn thành quá gấp rút nên tuyển tập “175 bài thơ về độc lập-tự do” của ông chưa kịp đưa vào những trước tác của Đại tướng. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu có điều kiện tiếp cận các tác phẩm của Đại tướng, ông sẽ tuyển chọn và dịch sang tiếng Nhật để phổ biến tới các bạn đọc Nhật Bản muốn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Theo ông Suzuki, dù mọi người không còn được thấy Đại tướng trên đời nhưng tinh thần của ông vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân. Tinh thần bất diệt ấy còn lan tỏa đến cả các quốc gia khác ở châu Á. Ngay cả những quân nhân Mỹ cũng không giấu nổi sự thán phục trước nhân cách và tài năng của Đại tướng. "Theo tôi, Tướng Giáp là vị tướng quân vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Dân tộc Việt Nam quả thật rất đáng tự hào vì đã sinh ra một người con ưu tú đến vậy", ông nói. Theo Vietnam+, vnexpress.net1 like
-
Ngoại trưởng Pháp ra thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp 06.10.2013 | 10:04 AM Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã đặc biệt ca ngợi vai trò kiệt xuất và đặt nền móng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với nền độc lập của Việt Nam. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ra thông cáo báo chí đặc biệt, ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà yêu nước Việt Nam và là người chiến sĩ vĩ đại, được nhân dân Việt Nam yêu quý và tôn kính. Ông Laurent Fabius cũng nhấn mạnh, Pháp và Việt Nam hiện đã là đối tác hợp tác chiến lược. Ông cho biết, trong thời điểm đặc biệt này (đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp), ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến Đại tướng và nhân dân Việt Nam. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ra thông cáo báo chí đặc biệt, ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với nhiều chiến dịch lớn, trong đó đáng chú ý là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, gây "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", nên Đại tướng được gọi là "Con hổ Điện Biên Phủ". Theo các phương tiện truyền thông của Việt Nam, vào tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Cộng hòa Pháp 3 ngày. Thủ tướng đã hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault và ký Tuyên bố chung nâng quan hệ Việt-Pháp lên Đối tác Chiến lược. Đây là bước ngoặt quan trọng thể hiện quyết tâm và ý chí chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao hai nước. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mối quan hệ Việt-Pháp đã trở thành biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin, cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển. Được biết, Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai, đối tác thương mại châu Âu lớn thứ ba của Việt Nam và là một trong những nhà tài trợ phát triển (ODA) hàng đầu. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,2 tỷ USD. Trên 300 công ty, ngân hàng Pháp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hầu hết máy bay trong đội bay hàng trăm chiếc của của Hàng không quốc gia Việt Nam là các loại máy bay hiện đại Airbus. Hơn 7.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các giảng đường đại học tại Pháp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gần 20 thành phố, địa phương của Pháp có quan hệ đối tác với các thành phố, địa phương của Việt Nam, triển khai 70 dự án trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, hợp tác pháp ngữ, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, vệ sinh môi trường, đô thị hóa, dạy nghề, phát triển kinh tế nông thôn, y tế… Với việc nâng tầm quan hệ với Pháp, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với cả 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Theo Giáo dục Việt Nam1 like
-
Trao tặng bức ảnh chân dung tướng Giáp khổ lớn Nhân dịp kỷ niệm 56 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2010), và hướng tới chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 mùa xuân (Đại tướng sinh ngày 25/8/1911), Hôm nay, tại Hà Tĩnh, sau khi kết thúc Triễn lãm Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Những khoảnh khắc bình dị (diễn ra từ 26/4) nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng, (báo QĐND) đã trao lại bức ảnh chân dung khổ lớn (15m2) chụp tướng Giáp cho Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp (khổ 15m2) được trao cho Hà Tĩnh. Từ Hà Tĩnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng cho biết: Thật vui và vinh dự khi được làm triển lãm về tướng Giáp tại quê nhà (Hà Tĩnh là quê gốc của Trần Hồng - PV) và thật xúc động khi đồng chí Bí thư tỉnh ủy đến xem triển lãm Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Những khoảnh khắc bình dị sau đó lại còn đề nghị tôi tặng lại cho Tỉnh ủy Hà Tĩnh một bức chân dung tướng Giáp. Hơn 2000 bức ảnh tôi chụp về tướng Giáp, theo chủ quan cá nhân thì chỉ thấy bức chụp về cụ năm 1994 khi cụ đến thăm Bảo tàng Quân đội (Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam) nhân dịp tròn 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ là ưng ý nhất. Tôi quyết định phóng bức ảnh này tặng lại cho Tỉnh ủy Hà Tĩnh như một món quà ý nghĩa không chỉ cho quê hương lâu ngày gặp lại mà còn tạo thuận lợi cho cán bộ, chiến sỹ cũng như nhân dân Hà Tĩnh hiểu sâu hơn, cụ thể hơn và trực quan hơn về đời một vị Đại tướng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng còn cho biết thêm trong triển lãm này, ông dự định sẽ chọn ra khoảng 400 ảnh được cho là đẹp nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp để in thành một cuốn sách ảnh. Trước khi in sách ảnh, nghệ sĩ Trần Hồng sẽ mang số ảnh này đến xin ý kiến “chỉ đạo” của Đại tướng để giới thiệu cho đông đảo người xem về chính những khoảnh khắc bình dị của bậc thiên tài, cao minh, tuấn kiệt, thân dân, hồn đạo… của dân tộc. Theo TT&VH1 like
-
Thì thầm cùng Achau, Trung Tâm của chúng ta mà Bác Thiên sứ Đại Diện trao tặng lâu rùi.. :lol: ! tận tay cơ nhé! Cụ lật vài trang xem tại chỗ nữa nhé!1 like
-
Thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp Vitinfo Thứ năm, 06/05/2010, 07:44(GMT+7) Tặng sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 24/12/2007 "Trong phòng, Đại tướng đang nằm thiu thiu ngủ trên giường, nghe tiếng động nhẹ, đã tỉnh ngay, đưa mắt nhìn ra phía chúng tôi" - GS Phan Huy Lê kể lại lần tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 29/4/2010. Nhân 35 năm ngày đại thắng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chiều ngày 29/4/2010, tôi đề nghị Đại tá Nguyễn Huyên sắp xếp thời gian cho tôi được vào bệnh viện thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong phòng, Đại tướng đang nằm thiu thiu ngủ trên giường, nghe tiếng động nhẹ, đã tỉnh ngay, đưa mắt nhìn ra phía chúng tôi. Tôi đến gần bên giường, nắm tay Đại tướng và nói: hôm nay vào thăm Anh Văn (Đại tướng muốn chúng tôi giữ cách xưng hô hết sức thân mật và kính trọng này), tôi rất mừng thấy sắc thái Anh tốt hơn nhiều. Mấy hôm trước, chính Đại tướng đã ngồi dậy, tự tay viết một thư gửi về cho gia đình và một thư gửi cho Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Nét chữ hơi run, nhưng mạch lạc, rõ nét và đặc biệt chữ ký, nét bút liền, khỏe, dứt điểm. Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tôi nói ngắn gọn, báo cáo với Chủ tịch danh dự của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam công việc chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, việc đặt Giải thưởng Võ Nguyên Giáp cho những công trình nghiên cứu lịch sử xuất sắc nhất, việc đúc bức tượng Đại tướng và xuất bản một cuốn sách tập hợp những bài Đại tướng viết cho Hội KHLSVN cùng những bài của giới sử học viết về Đại tướng.Sau từng ý, tôi dừng lại để nghe ý kiến của Đại tướng. Cũng có đôi chỗ, Đại tá Huyên giải thích thêm. Giọng nói của Đại tướng yếu, nhỏ, hơi khó nghe, nên sau mỗi đoạn, anh Huyên nhắc lại để Đại tướng xác nhận bằng cái gật đầu hay nụ cười. Tôi còn đề nghị, tôi và anh Huyên sẽ nghĩ một vài câu rất ngắn gọn, súc tích để gợi ý Đại tướng tự viết và ký tên tặng Đại hội lần thứ VI của Hội KHLSVN. Đại tướng mỉm cười tỏ ý chấp nhận. Trước khi ra về, tôi lại nắm chặt tay Đại tướng, thay mặt cho giới sử học Việt nam, kính chúc Đại tướng an khang, cùng toàn dân có mặt trong Đại lễ nghìn năm Thăng Long-Hà Nội. Tôi cảm nhận Đại tướng nắm chặt tay tôi và qua giọng nói, qua miệng, câu nói rất thân thiết, lịch thiệp của Anh Văn: "Anh nhớ giữ sức khỏe nhé, cho tôi gửi lời thăm chị và các cháu". Một nụ cười hiền hòa, trìu mến đọng lại mãi trong tâm trí tôi. Trải qua cuộc đời cầm quân của hai cuộc kháng chiến 30 năm với cương vị Đại tướng Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân VN, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến tất cả tài năng, trí tuệ cho đất nước, cho dân tộc, đã đi vào lịch sử và lòng dân như một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc. Ở tuổi một trăm, Đại tướng tuy tuổi cao, sức yếu, vẫn ung dung thanh thản với nét mắt, nụ cười giữ mãi thần thái, phong cách của "vị tướng huyền thoại". Trên đường về, tôi thầm cầu chúc Đại tướng trường thọ với sinh nhật lần thứ 100 vào ngày 25/8/2010 và hiện diện với toàn dân, toàn quân trong Đại lễ kỷ niệm Thăng Long nghìn tuổi. GS Phan Huy Lê1 like