• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/10/2013 in all areas

  1. Chưa có ý kiến gì. Nhưng cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về Bách Việt - mà hậu duệ là Việt Nam hiện nay - là điều chắc chắn. Trong đó gồm tất cả các ngành ứng dụng của Lý học Đông phương.Nhưng vị giáo sư Hàn Quốc phát biểu không phải không có cơ sở, khi dân Hàn Quốc là một bộ phận của Văn Lang di cư sang đây sau thế kỷ III BC. Một trong những di sản văn hóa còn lại của Bách Việt trên đất nước Hàn quốc chính là đồ hình Âm Dươing Việt.
    2 likes
  2. tiếp theo Chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi đao vào cán đao, phải nói, đây là một vũ khí phi thường không phải bất cứ người học võ nào cũng có thể sử dụng được. Thanh đại đao này cũng được xem là một trong hai thanh long đao của một vị quân vương ở châu Á còn tồn tại đến nay và được lưu thờ là vật thái bảo. Thanh long đao còn lại là của Tống Thái Tổ (Triệu Khuông Dẫn), vua sáng lập ra nhà Bắc Tống Cũng có nhiều đánh giá khẳng định thanh Định nam đao của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) nặng hơn hai thanh long đao của Triệu Khuông Dẫn. Cân nặng Định Nam Đao của Mạc Thái Tổ cũng không kém mấy so với thanh long đao Yển nguyệt của Quan Vũ thời Tam Quốc (theo tác giả La Quán Trung trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa thì long đao yển nguyệt của Quan Vũ cân nặng 82 cân thời Hán tức là khoảng 37kg thời nay). Ngoài điện thờ còn rất nhiều những đồ thờ nhắc lại quá khứ huy hoàng của một võ tướng, một đấng quân vương xuất thân từ loạn lạc như trống trận, chiêng trận, kiệu rồng… Ngắm đệ nhất binh khí thời phong kiến mới càng thấy khâm phục sức mạnh tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam. (Thực hiện: Minh Tú)
    1 like
  3. 1 like
  4. Vào lớp đọc bài cũng như bạn vào 1 topic trên diễn đàn đọc bài vậy, nên ai cũng có thể sử dụng. Bạn yên tâm! Trân trọng.
    1 like
  5. Đầu chót của cây đang lên gọi là cái “Đầu Chót”=Đọt, là cái lá đang chuẩn bị nhú ra, nó bụ dần nhưng chủa mở mà đang còn úp , nên cũng gọi là “Bụ Úp”=Búp, nó đang non và bụ, nên “Non và Bụ”=Nụ. Chuẩn bị ra hoa cũng như vậy. Búp sen là gọi khi nó còn úp cánh kín mít, rồi mới đến khi “Búp nở Bồng”=Bông, nên gọi là Bông Sen. Khi nở nó làm hở nhụy cho ong thấy thơm và ngọt mà đến. Sự hở ra của cánh sen ấy gọi là “Hở Ra”=Hoa. Do vậy có từ đôi Bông Hoa, gọi là Bông sen hay Hoa sen đều đúng. Thơm ngọt của nhụy là cái tinh của hoa, biến nghĩa thành từ Tinh Hoa. Một âm tiết “hoa” mà nho có hai chữ viết để phân biệt. Hoa là Bông thì có bộ Thảo, Hoa trong từ Tinh Hoa thì không có bộ thảo. Nhưng thành ngữ “Người Ta là Hoa của đất” là nói ý cái tinh hoa. Người Hán đã lấy cái tinh hoa của văn hóa Việt làm của mình và tự xưng là “Hoa” và gọi là Hoa Hạ. Cây có hoa rồi thành quả, vì “Của Hoa”=Qủa. Tiếng Việt gọi Hoa và Qủa. Hán ngữ cũng phát âm như vậy, gọi “Hoa” và “Của” (chỉ mượn tắt một thành phần là Của trong hai từ thành phần “Của Hoa”=Qủa của tiếng Việt). Nếu giải thích như Viện Ngôn ngữ, rằng chữ Hoa và chữ Qủa đều là hai “ từ Hán-Việt”, đều là những “tố gốc Hán” thì tức là công nhận rằng cổ đại người Hán du mục đồng cỏ đã dạy cho người Việt nông nghiệp trồng trọt lúa nước cái từ Hoa và Qủa. Vô lý như vậy mà họ vẫn khăng khăng rằng giải thích của họ là duy nhất đúng, chẳng qua là vì họ được độc quyền quyền uy ( “miệng Quan, gan Thép” ) mà lơ lờ mọi phản biện, trơ lỳ hết biết luôn. Tu dưỡng (trong nói năng) là “Từ U”= Tu. Tức là phải bắt đầu từ tiếng mẹ đẻ. Nhưng Từ U còn có nghĩa là Từ Mẫu tức là như người mẹ hiền (trong nói năng), tức như “Từ Mẫu”=Tâu. Tâu có nghĩa là Nói. Nói lại phải theo cách của nho là Lao, Khiêm, Cẩn, Sắc ( Lao động não trước khi nói, Khiêm tốn trong khi nói, Cẩn thận trong lời văn, Sắc sảo trong lập luận). Nói “Văng Mạng” có hai nghĩa, một là nói lăng nhăng không nghĩa lý gì mọi đàng (chém gió), vì Van Rỗng= Vân Không= “Văn Chăng”=Văng, “Mọi Đàng”=Mạng (đây là nghĩa đen); hai là đánh mất sinh mệnh tư cách của chính mình, vì “Vất Quẳng”=Văng, Mạng=Mệnh (đây là nghĩa bóng). Cái Cửa thì nho viết bằng chữ Môn, vì nó mở ra thì ồn, không ồn do trẻ con đang chơi đùa la hét ngoài sân, thì cũng do vợ chồng đang cãi nhau trong buồng (không biết “đóng cửa bảo nhau”), “Mở ra thì Ồn”=Môn. Lắm ồn ào= “Nắm ồn Ào”=Náo (trong từ ghép Náo Loạn). Chữ Náo nho viết biểu ý bằng Cửa Chợ (Môn và Thị ghép thành chữ Náo), cửa chợ ắt náo là lắm ồn ào. Cái như cửa mà ở lối vào khuôn viên hay ở đầu làng thì nó rộng hơn, “Cửa Rộng”=Cổng (ngày nay có cụm từ Cổng điện tử của chính phủ, nhưng chính phủ thật chưa chắc đã có rộng chính sách hay rộng đường dư luận) Trích: “Nếu muốn biết cổ sử và nguồn gốc tổ tiên thì: -Nếu Quí vị là người Hoa ...thì qúi vị sẽ không hiểu hết sử Hoa khi không biết tiếng Việt! và nếu qúi vị là người Việt, ...thì qúi vị sẽ không hiểu hết sử Việt khi không biết tiếng đã được gọi tên là tiếng Hoa và chử Hoa! Bàn-Cổ 盤古là Bầu hay Bồ, Bùa là "Bàn-Cổ" chỉ là phiên âm của ngôn ngử xưa còn là đa âm. "hổn độn chi sơ, Bàn-cổ thủ xuất" nghiả là ...diễn giãi của con người về thuở ban sơ của vủ trụ khi tạo thiên lập địa là "Thời kỳ ban đầu , bầu trời xuất hiện..." ..vậy thôi ! Bản thân câu văn không có nói đến Bàn-cổ là 1 ông hay 1 đấng tối cao nào cả !” (Đỗ Thành). Giam/Gian là một cặp đối. Đây chính là đặc điểm phát âm Mấp/Máy của cặp Môi của người Việt, “Môi Nấp”=Mấp và “Môi Nảy”=Máy, tạo nên tiếng Âm/Dương như hai giá trị Không/Một của mỗi bít thông tin. Tiếng Ngậm thì cặp môi Mím Ngậm lại, tiếng Ngỏ thì cặp môi Mở Toang ra. Chữ Gian 間 dùng để chỉ gian nhà, có “an cư lạc nghiệp”, có nhà riêng để ở, mới thật là có tự do. Nho viết biểu ý chữ Gian gồm chữ Viết 曰, tức “Việt Nói”= Viết 曰(do lướt lủn), ở trong Cửa 門, tức có người Việt sống trong nhà đó mới gọi là gian nhà chứ nhà hoang không ai ở như bất động sản hiện nay thì không gọi là gian nhà. Từ Cửa thì nho viết băng chữ Môn 門, vì nó là cái “Mở thì Ồn”= Môn, không ồn từ ngoài do trẻ con chơi đùa la hét thì cũng ồn từ trong do vợ chồng cãi nhau (mà không biết “đóng cửa bảo nhau). Nhà người Việt thường hinhg ngang ba gian, "Gian có Cửa" = Giữa là gian chính giữa, chỉ kê bộ bàn ghế và ban thờ, hai gian hai bên chỉ có cửa sổ mở cánh ra sau vườn và kê mỗi gian một cái giường đôi. Tiếng Bắc Kinh dùng chữ Gian 間 chỉ ý ở giữa, còn gọi là Trung Gian. Chữ Giam 監có nghĩa là mất tự do, phải Chen Chúc nhau trong một phạm vi cố định hạn hẹp. Giam đồng nghĩa với Chen Chúc. Tiếng Bắc Kinh đọc chữ Gian 間 là “Chen” jian, để chỉ gian nhà, gọi là Phòng Gian fáng jian “pháng chen 房 間”, còn chữ Giam 監 tiếng Bắc Kinh cũng đọc là “Chen”- jian 監, chỉ là một tiếng tắt của từ Chen Chúc; dùng “Chen” đại diện cho cả hai âm tiết Đóng/Mở là Giam/Gian vì họ không phát âm được âm ngậm môi (cũng như Âm/Dương họ phát âm là Yin/Yang đều là mở môi). Nơi thú vật hay người bị nhốt ngồi chen chúc gọi là “Ngồi chen Chúc”= Ngục . Chữ Ngục 獄 thì nho viết biểu ý bằng gồm chữ Ngôn 言đại diện cho con người có tiếng nói mà bị đối xử ngang Thú vật và Chó và còn bị hai con đó kèm hai bên 獄. Người Việt ưa tự do, như tạo chữ tỏ rõ: tự Đi = tự Di = tự Do = tự Du = tự Vù = tự Vọt = tự Vượt = tự Việt. Bởi vậy thời Xuân Thu – Chiến Quốc trong xã hội Việt có tới hàng chục thứ Đạo, đạo nào cũng xưng là “Dân Ta”= Gia, nào là Lão Gia, Pháp Gia, Mặc Gia, Âm Dương Gia, Nho Gia v.v. cãi nhau ỏm tỏi hàng mấy trăm năm, vì các đệ tử của Gia nào cũng chỉ cho rằng chỉ có mình là duy nhất đúng. Đạo Khổng là sự tổng kết văn hóa Việt, như Khổng Tử nói “Ta chỉ là học cái văn minh của người phương Nam”. Nhưng sách còn lại của Cụ chỉ là sách do cháu 12 đời của Cụ là Khổng An Quốc soạn lại, đương nhiên đã bị uốn đi nhiều theo thời thế rồi, nếu không đã không được quyền uy cho xuất bản. Thời Tần Thủy Hoàng còn lệnh đốt sách chôn nho, cấm tiệt dùng chữ Việt cổ ký âm. Cái độc quyền quyền uy nó dữ dằn lắm. Lướt “Cầm Quyền” (dễ dẫn đến) “Cậy Quyền” (rồi thế là) “Cửa Quyền” thì vẫn chỉ là thành = Quyền cả. Cho nên mới có câu: “Có quyền mà cậy chi quyền. Chớ lạm chức vụ cướp tiền của dân” (Nguyễn Thiện Chí – Bài “Nói chuyện ngôn ngữ: Chữ quyền trong đời sống ngôn ngữ”. Bài viết được in trong Tập san Ngôn ngữ Tin học và Gi áo dục, Đại học Ngôn ngữ Tin Học tp HCM 3/2009). Thời Tần Hán chỉ có cái “Lưỡi” là không cấm được, nên mới còn câu thành ngữ “cái lưỡi Tô Tần” (của ông Tô thời nhà Tần). Bởi vậy tiếng Việt còn nguyên vẹn trong tiếng Kinh ngày nay, giúp dịch đúng “Thi” Kinh 詩 京 (nhấn mạnh “Thi Chớ!”= Thơ, của người Kinh) hay còn gọi là “Kinh” Thi 經 詩 ( “Sách”, nhấn mạnh “Thơ Chi!”=Thi). Chữ Kinh 經 này dùng sau, có nghĩa là sách, nhưng mà là sách viết chữ theo dòng dọc, dòng phải sang dòng trái, như người Việt dùng tay phải cài cúc áo bên trái (“Tả nhậm là đặc điểm Việt”), ví dụ “Con con Cù Cu” chính là “Quan quan Thư Cưu” nói về đôi chim cu Trống Mái. Hay giúp dịch đúng bài “Việt nhân ca” (như Đỗ Thành đã dịch).
    1 like
  6. Đổi vị trí chậu rửa với bếp. Đặt bếp ở góc (bếp đặt chéo góc) nhìn về hướng Bắc Thân mến
    1 like
  7. Đúng là tháng chạp năm nay là tháng tốt để bạn cưới hỏi. Nếu tổ chức năm 2014 thì đầu năm có tháng riêng là tháng tốt. Con đầu nên sinh vào năm 2014 Giáp Ngọ luôn và con út để chọn được năm tốt thì phải hơi xa, đó là năm 2022 Nhâm Dần
    1 like
  8. Gia đình nhà anh chị là trường hợp nào đây? Diễn đàn chỉ xem cho 1 trường hợp mà là của chính anh chị thôi..,.. Sao liệt kê ra cả 2 trường hợp thế? Vợ chồng đồng tuổi ko có gì là xung khắc cả. Hai bạn sinh con đầu năm 2014 Giáp Ngọ con út sinh 2023 Quý Mão thì gia đình sẽ rất tuyệt vời đó
    1 like