• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 06/10/2013 in Bài viết

  1. Phoengshui Lạc Việt và đám cưới Lữ Hà Thanh Cái nhà tôi từ khi động thổ cất nhà từ năm ngoái đến nay có tất cả 4 đám cưới của những người liên quan đến căn nhà này. Đầu tiên là con trai tôi và thêm thằng cháu nội. Gọi là "góp phần tăng dân số thế giới". Sau đó là "Cáo đeo nơ", con gái nuôi ở trong nhà tôi đến 8 năm. Còn nhớ vào mùa bão năm ngoái, đúng đêm trước ngày đám hỏi bão ập vào Nam Định lúc nửa đêm. Nó cầu cứu tôi lên wẻ. Chỉ một wẻ Lạc Việt độn toán, bão tạnh hẳn ở Nam Đinh. Sáng hôm sau coi như không có gì xảy ra. Năm nay lại vào mùa bão, nó cũng góp phần tăng dân số thế giới lên một cô con gái. Đầu năm, Bá Kiến cưới. Bây giờ là thằng cháu bên bà xã cũng ở nhà tôi 9 năm nay. Ấy vì cái phoengshui nhà tôi mần theo Phoengshui Lạc Việt đấy. Hì. Nếu cung Tây Nam theo Tàu là cung Khôn là đúng, mà bị trấn cái Bể phot (Hầm cầu) vào đấy thì phúc đức nhà tôi kể như tiêu. Vì tôi mạng trạch Càn, phối Khôn là phúc đức. Nhưng may quá! Phoengshui Tàu sai ở chỗ này. Nó thật là cung Tốn theo Lạc Việt. Cung Họa hại của tôi. Trấn ở đấy là đúng tiêu chí phoengshui Việt. Nên cái hậu quả nó mới thực sự tốt đẹp, ít nhất đến những ngày này. Còn cái vận số thì định tính vẫn không thay đổi.
    2 likes
  2. ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TỪ TRẦN Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương và cá nhân tôi vô cùng đau xót trước thông tin: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần vào hồi18h chiều nay tại Viện quân y 108, khi Ngài vừa qua tuổi 103. Thay mặt Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình bày tỏ sự đau buồn trước anh linh của Đại Tướng và xin chia sẻ nỗi đau buồn này vì sự ra đi của một con người vĩ đại với tất cả mọi con người trên thế gian có cùng tâm trạng và toàn bộ thân hữu, quyến thuộc của Ngài. Xin thành kinh phân ưu. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh
    1 like
  3. Tổ quốc nhìn từ xa Thực hiện chuyên đề: Lê Ngọc Sơn LTS: Nhà thơ Nguyễn Duy có bài Nhìn từ xa… Tổ quốc: “Dù ở đâu vẫn Tổ quốc trong lòng, cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”. Một nhà sử học cũng bảo: Cứ đi ra biển xa mà ngắm về dải đất liền của Tổ quốc, mới thấy cái rưng rưng xúc động của việc nhìn ngắm Tổ quốc từ xa, và nghiệm về dân tộc, về đất nước hình chiếc liềm trong thế giữ Biển Đông. Mừng ngày Độc lập, trên Sài Gòn Tiếp Thị số đặc biệt này, có những người Việt xa xứ chia sẻ những cảm xúc, những tâm sự của mình cho niềm mong mỏi thế nước mạnh hơn, dân ta ấm no hơn và tộc Việt mãi trường tồn. Đó là các học giả Cao Huy Thuần (Pháp), Vũ Minh Khương (Singapore), Lê Văn Cường (Pháp), Nguyễn Văn Tuấn (Úc), Nguyễn Phương Mai (Hà Lan). Mong lời tuyên thệ phồn vinh SGTT.VN - Chỉ khi có được đôi cánh xúc cảm – khai sáng mạnh mẽ, dân tộc Việt Nam mới có thể cất cánh với bứt phá kỳ diệu, để bước vào một giai đoạn phát triển kỳ vĩ mà ngàn năm còn tự hào. Ảnh: Trần Việt Đức Nghĩ về tầm mắt đại bàng của tư duy Cảm xúc của tôi về ngày Độc lập của dân tộc là rất trăn trở và day dứt. Thế hệ chúng ta hôm nay có lỗi rất lớn với đất nước và thế hệ cha anh. Người có quyền chức thì coi vị trí mình đang có là món lợi đặc quyền chứ không phải trách nhiệm rất khó khăn phải cùng toàn dân chia sẻ gánh vác. Người không có quyền chức thì tự coi mình như đứng ngoài cuộc trong sự mặc cảm, oán thán. Thể chế thì không thôi thúc tinh thần “Tổ quốc lâm nguy, thất phu hữu trách”. Kết cục là, cả xã hội đang ở trong vòng xoáy đi xuống (vicious cycle) của sự vô cảm, lối sống chụp giật, và lòng nghi kỵ. Sức mạnh hào hùng của ý chí xây dựng một Việt Nam hùng cường đã từng cháy bỏng trong tim óc thế hệ làm nên cách mạng tháng Tám nay dường như trở nên xa lạ và đi dần vào dĩ vãng. Trong quyển sách Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh (NXB Tri Thức sắp tái bản), khi nói tới công cuộc phát triển như một “hành trình đi đến phồn vinh”, tôi muốn nhấn mạnh ba điều kiện tiên quyết cho sự thành công của sự nghiệp to lớn này. Thứ nhất, đó là mục tiêu đi tới và nguyên lý hành động phải rõ ràng, nhất quán, và thôi thúc. Thứ hai, đó là sự thấu hiểu của những người chịu trách nhiệm chèo lái về điều kiện hiện tại, qui luật khách quan, và xu thế phát triển, bao gồm cả khách quan và chủ quan, thách thức và thuận lợi. Thứ ba, đó là khả năng quan sát học hỏi và vươn lên không ngừng với “tầm mắt đại bàng của tư duy”. Con đường đi đến phồn vinh của một dân tộc là hành trình tới một mục tiêu thôi thúc; nó cũng là công cuộc cải biến phi thường và là một chuỗi liên tục những thử nghiệm đột phá và bước đi sáng tạo. Vì vậy những lối tư duy làm cái tâm ích kỷ, làm cái tầm hạn hẹp, và làm cái tài bị thui chột cần được dũng cảm loại bỏ. Tôi luôn thấy lòng mình ngập tràn cảm kích về dân tộc Nhật Bản mỗi lần đọc lại năm lời tuyên thệ của vua Minh Trị trước công chúng vào tháng 4.1868, tạm dịch như sau: 1. Các hội đồng suy xét sẽ được thành lập khắp nơi và mọi vấn đề sẽ được quyết định qua thảo luận của công chúng; 2. Mọi tầng lớp nhân dân, dù ở vị thế nào, sẽ muôn lòng như một trong nỗ lực mạnh mẽ tham gia vào công cuộc quản trị đất nước. 3. Người dân bình thường, không kém quan trọng hơn quan chức nhà nước hay sĩ quan quân đội được khích lệ theo đuổi mọi ước mơ mà lòng mình thôi thúc để sự bất bình xã hội không còn chỗ đứng. 4. Những hủ tục của quá khứ sẽ bị loại bỏ và mọi việc sẽ được dựa trên qui luật công bình của trời đất. 5. Tri thức sẽ được truy tìm khắp nơi trên thế giới để gia cường sức mạnh quốc gia. (1) Tôi ước mong sớm thấy một ngày được nghe lời tuyên thệ thiêng liêng và thôi thúc của lãnh đạo Việt Nam, tạo nền móng khởi đầu cho một công cuộc cải cách vĩ đại xây dựng một đất nước hùng cường mà thế hệ chúng ta hôm nay không thể thoái thác trong thế kỷ trỗi dậy này của châu Á. Phát đạt hay phát triển? Phải nhận thấy rằng, chúng ta khó phồn vinh nếu trọng phát đạt hơn phát triển. Phát đạt nói tới sự khá giả về vật chất, danh vọng xã hội, và điều kiện thuận lợi mà một cá nhân được thụ hưởng. Phát triển liên quan đến sự trưởng thành của cá nhân về nhân cách, năng lực hành động, và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Phát triển phải là tiền đề và nền móng cho phát đạt. Phát đạt dựa trên nền tảng phát triển sẽ bền vững và giàu ý nghĩa vì nó đánh dấu những bước tiến của một dân tộc trên con đường đi đến phồn vinh. Tuy nhiên, nếu chúng ta trọng phát đạt hơn phát triển, cả cá nhân và cộng đồng sẽ rơi vào vòng xoáy đi xuống dù có đạt được những phồn vinh vật chất nhất định. Phô trương cá nhân, làm ăn chụp giật, thói quen gian dối, đánh bóng tên tuổi, chạy chức chạy quyền, tham nhũng-hối lộ, nhẫn tâm-vô cảm, sẽ mặc sức hoành hành và trở thành đặc trưng phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Có một ví dụ nhỏ từ câu chuyện của một doanh nhân ở Singapore, là chủ của một loạt nhà hàng lớn. Ông ta bắt đầu thành công và có tích lũy khá khi Singapore bước vào giai đoạn phát triển ban đầu của mình (khoảng 40 năm trước). Khi có tiền, ông đứng trước lựa chọn giữa phô trương sự giàu có và đầu tư phát triển doanh nghiệp. Ông đã chọn con đường phát triển. Chẳng hạn, ông dành số tiền đáng giá bằng một chiếc xe hơi sang trọng bậc nhất thời đó vào việc đầu tư trang bị cho hệ thống nhà hàng của mình các xe chuyển thức ăn rất tiện dụng và đẹp mắt. Kết quả là, nhà hàng hoạt động hiệu quả hơn, nhân viên phấn chấn hơn, ông chủ được xã hội quí trọng hơn. Điều đáng lưu ý là, số tiền đầu tư này hoàn toàn đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trong khi nếu nó dành cho nhập khẩu chiếc xe sang trọng thì chỉ một phần rất nhỏ của nó đem lại đóng góp cho tăng trưởng kinh tế đất nước. Cảm xúc và khai sáng Người xưa có câu, “gian khó tạo anh hùng, an nhàn sinh hèn kém”. Với dân tộc Việt Nam, chống ngoại xâm và giành độc lập được ý niệm thường trực là một sự nghiệp thiêng liêng, gian khó; vì vậy, anh hùng của chúng ta trong sự nghiệp này rất nhiều. Chúng ta thường rất tự hào về chiến công giành độc lập nhưng không coi trọng hiểu thấu đáo tại sao chúng ta để mất nước. Chúng ta thường nghĩ có hòa bình độc lập là đã có tất cả nên nhanh chóng rơi vào trạng thái thỏa mãn, an nhàn. Xây dựng đất nước hùng cường chưa thực sự được coi là sự nghiệp thiêng liêng, là phương thức hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập quốc gia và bảo tồn di sản ngàn năm của dân tộc. Công cuộc phát triển đòi hỏi hai động lực chủ đạo ví như đôi cánh của một con chim: xúc cảm (emotion) và khai sáng (enlightenment). Xúc cảm trỗi dậy từ khát vọng đưa dân tộc đi đến phồn vinh với một vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới, từ nỗi lo lắng tới sự tồn vong và hiểm họa an ninh của đất nước, và từ ý thức trách nhiệm sâu sắc với thế hệ mai sau. Thiếu động lực xúc cảm, con người thường rơi vào sự tham lam, ích kỷ, và những toan tính cá nhân, trong sự vô cảm với nỗi đau và niềm khát khao cháy bỏng của đồng bào mình. Khai sáng là sự khai mở tư duy, là sự dũng cảm tháo bỏ vòng kim cô nô lệ của ý thức hệ giáo điều và hiểu biết sai lệch về thế giới, là sự khát khao học hỏi tri thức tinh hoa nhân loại. Thiếu tính khai sáng thường dẫn đến bốn khuyết nhược lớn sau đây. Thứ nhất, luôn tự coi mình là tuyệt đối đúng đắn và sáng suốt; thứ hai, qui kết các khó khăn, thất bại gặp phải vào nguyên nhân khách quan; thứ ba, nghi kỵ người nói trái ý mình, thấy đâu cũng có lực lượng thù địch; thứ tư, các quyết sách thường mang tính đối phó-xoay sở, thiếu tính kiến tạo nền tảng và đột phá chiến lược. Một điều đáng chú ý là trong chống giặc ngoại xâm, xúc cảm là động lực chủ đạo làm nên chiến thắng nên nhiều người anh hùng thường coi nhẹ động lực khai sáng; vì vậy công cuộc phát triển tiếp theo chiến thắng thường gặp khó khăn, thậm chí suy sụp. Sự nghiệp của vua Quang Trung là một ví dụ đáng suy nghĩ. Động lực xúc cảm “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng" rất mạnh mẽ; nó giúp cho cuộc đại phá oanh liệt 20 vạn quân Thanh. Thế nhưng, sự hạn chế về động lực khai sáng thể hiện trong chính câu khẩu hiệu thôi thúc này có lẽ đã là một trong những nguyên nhân làm sự nghiệp của vị vua anh hùng này sớm lụi tàn. Chỉ khi có được đôi cánh xúc cảm-khai sáng mạnh mẽ, dân tộc Việt Nam mới có thể cất cánh, với bứt phá kỳ diệu, để bước vào một giai đoạn phát triển kỳ vĩ mà ngàn năm còn hãnh diện tự hào. Chính vì vậy, tôi không tin vào số mệnh, dù của một cá nhân hay của một dân tộc. Thế nhưng tôi rất tin vào lời nhận định mà nhà kinh tế danh tiếng Arthur Lewis đưa ra năm 1955, rất lâu trước khi xuất hiện sự phát triển thần kỳ của châu Á:“Một quốc gia sẽ bước vào một bước ngoặt phát triển nếu nó may mắn có được đội ngũ lãnh đạo xứng tầm vào đúng thời điểm cần đến. […] Tất cả các dân tộc đều có cơ hội phát triển nhưng chỉ những dân tộc hội tụ đủ được lòng dũng cảm và ý chí mới có thể nắm bắt được chúng.”[2] Nguyên lý phát triển nào cho ta? Theo tôi, công cuộc phát triển của nước Việt Nam ta cần dựa trên ba nguyên lý chủ đạo: giá trị, bền vững, và lòng dân. Nguyên lý giá trị nhấn mạnh khía cạnh kiến tạo giá trị và không chấp nhận sự chụp giật, gian dối, phù phiếm. Nguyên lý bền vững coi trọng để lại di sản tốt đẹp cho thế hệ mai sau, từ việc tiết chế trong khai thác tài nguyên đến bảo vệ môi trường, từ nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư đến phát triển mạnh mẽ nguồn lực con người, từ gia cường nền tảng đạo đức xã hội đến xây dựng thể chế chính trị dựa trên nền tảng quyền lực của nhân dân. Nguyên lý lòng dân coi ý chí và nguyện vọng của nhân dân như ánh sáng mặt trời chiếu rọi trong đánh giá và lựa chọn người chịu trách nhiệm điều hành đất nước và xã hội. TS Vũ Minh Khương (trường Chính sách công Lý Quang Diệu, đại học Quốc gia Singapore) [1] Tsunoda, R., De Bary, W., and Keene, D. (1958). Sources of Japanese tradition. New York: Columbia University Press. [2] Lewis, W.A. (1955). The theory of economic growth. Homewood, IL: Richard D. Irwin, Inc. T.L (theo chinhphu.vn ngày 7.8.2013) ==================================== Tôi không quan tâm lắm đến những lý thuyết kinh tế trong bài viết này. Nhưng tôi rất vui khi thấy hình ảnh những người múa rồng mang áo cài vạt bên trái. Phải chăng, trong cái nhìn về cổ văn hóa sử của Việt tộc, đã có người đủ tầm để nhận thức rằng: Tổ tiên ta không phải thứ "ở trần đóng khố" như đám tư duy "ở trần đóng khố" nhận định, mà là "Nam áo cài vạt bên trái" và - như Thiên Hiến Vấn trong Luận Ngữ viết: "Nếu không có Quản Trọng thì tất cả người Hán đã mang áo cài vạt bên trái như người Man rồi!". Nhưng có điều chưa hoàn chỉnh là ngày xa xưa, tổ tiên ta không mặc quần. Chiếc quần là do Triệu Võ Đế bắt chước người Hung nô phương Bắc tạo ra vào khoảng thế kỷ V BC.
    1 like
  4. Theo bác, cháu sinh ra giờ Tỵ, vì giờ nầy ứng với những điều về cha mẹ và anh em , và hình dạng .
    1 like
  5. Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp 05/10/2013| 17:18:00 Theo thông báo của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 5/10/2013, Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang. Thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, được gửi cùng một thông cáo đặc biệt, tóm tắt tiểu sử và danh sách Ban lễ tang. Thông báo ghi rõ: "Linh cữu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút ngày 12/10/2013. Lễ truy điệu trọng thể đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ ngày 13/10/2013. Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình). Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai ngày tang lễ đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp (từ 12 giờ ngày 11/10 đến 12 giờ ngày 13/10/2013), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí"./. (TTXVN)
    1 like