-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 04/10/2013 in all areas
-
Tin Buồn
tuấn dương and 7 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TỪ TRẦN Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương và cá nhân tôi vô cùng đau xót trước thông tin: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần vào hồi18h chiều nay tại Viện quân y 108, khi Ngài vừa qua tuổi 103. Thay mặt Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình bày tỏ sự đau buồn trước anh linh của Đại Tướng và xin chia sẻ nỗi đau buồn này vì sự ra đi của một con người vĩ đại với tất cả mọi con người trên thế gian có cùng tâm trạng và toàn bộ thân hữu, quyến thuộc của Ngài. Xin thành kinh phân ưu. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh8 likes -
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
trucgiac and 3 others liked a post in a topic by TheTrung
Chúng con biết rằng ngày ngài ra đi là ngày ngài yên tâm thế hệ tương lai đủ bản lĩnh để tiếp nối. Chúng con xin kính cẩn nghiêng mình và xin nhận trọng trách này. Kính mong ĐẠI TƯỚNG siêu thoát và đời đời phù hộ cho dân tộc Việt. Muôn phần kính cẩn. Nguyễn Thế Trung4 likes -
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
tuấn dương and one other liked a post in a topic by phamhung
Đau buồn thông báo đến toàn thể bà con, nhân dân Tin dữ: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TỪ TRẦN THÀNH KÍNH NGHIÊNG MÌNH TIỄN BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, CẦU CHÚC CHO LINH HỒN ÔNG SIÊU THOÁT MIỀN CỰC LẠC ========================= http://vnexpress.net...oi-2890338.html Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời chiều nay tại Viện quân y 108 khi ông vừa qua tuổi 103. Đại tướng qua đời vào cuối giờ chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103. Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950). Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống. Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất. Nhóm phóng viên2 likes -
Bắc Triều Tiên hội đàm không chính thức với Mỹ tại London Hồng Thủy Thứ năm 03/10/2013 15:14 (GDVN) - Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho và cựu đặc phái viên về vấn đề Bắc Triều Tiên Stephen Bosworth đã gặp nhau tại một khách sạn ở London ngày hôm qua sau một cuộc gặp hồi tuần trước ở Berlin. NHK ngày 3/10 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho và cựu đặc phái viên về vấn đề Bắc Triều Tiên Stephen Bosworth đã gặp nhau tại một khách sạn ở London ngày hôm qua sau một cuộc gặp hồi tuần trước ở Berlin. Chuyên gia bảo mật của Mỹ Leon Sigal cũng tham dự cuộc họp, ông cho biết chính phủ Mỹ cần đảm bảo hành động cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo, trong đó sẽ bao gồm việc các thanh sát viên tới các cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nhận xét của Sigal cho thấy khả năng các cuộc thảo luận chuyên sâu đã được tổ chức giữa 2 nước về những hành động cụ thể Bình Nhưỡng nên làm để thể hiện cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo. Bắc Triều Tiên trước đó dã khẳng định các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân có thể được nối lại một cách vô điều kiện sau khi bị phá vỡ trong năm 2008. ====================== Nếu Bình Nhưỡng bỏ hạt nhân, Mỹ sẽ ký hiệp ước không xâm lược nhau Hồng Thủy Thứ sáu 04/10/2013 10:06 (GDVN) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua khi ở thăm Nhật Bản đã phát biểu, nếu Bình Nhưỡng cam kết thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo, Mỹ chuẩn bị đối thoại với Triều Tiên và sẵn sàng ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Tờ China News ngày 4/10 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua khi ở thăm Nhật Bản đã phát biểu, nếu Bình Nhưỡng cam kết thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo, Mỹ chuẩn bị đối thoại với Triều Tiên và sẵn sàng ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. Hôm qua Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đang cùng ở Nhật Bản tham dự hội nghị an ninh Mỹ - Nhật, còn gọi là hội nghị 2+2 với hai người đồng cấp Nhật Bản, ông John Kerry đã đưa ra phát biểu trên trong cuộc họp báo sau hội đàm với phía Tokyo. John Kerry nhấn mạnh, nếu Bắc Triều Tiên thể hiện rõ ý chí từ bỏ hạt nhân, hội nghị đàm phán 6 bên sẽ tái khởi động, đồng thời Washington sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng. Mỹ không có ý định thay thế hay lật đổ chính quyền Bắc Triều Tiên, ông John Kerry nhấn mạnh, đồng thời cũng lưu ý thêm Mỹ sẽ không nhượng bộ đơn phương để đề phòng trường hợp Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình hạt nhân của mình. Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ dường như tập trung nhiêu hơn vào việc làm giảm bớt sự quan tâm của Bình Nhưỡng về an toàn của chế độ. ====================== Từ ngày còn sinh hoạt mạng trên tuvilyso.com tôi đã xác định rằng: Sẽ không có chiến tranh ở Cao Ly và hai miền sẽ thống nhất. Đây chính là cơ hội của dân tộc này. Chúc hạnh phúc luôn bên dân tộc Cao Ly.1 like
-
Ẩn ý Tập Cận Bình: "Đã mưu lợi nên mưu giành thiên hạ" Hồng Thủy Thứ sáu 04/10/2013 13:46 (GDVN) - Khi đi thăm Indonesia, Tập Cận Bình đã gây ngạc nhiên bằng cách trích dẫn một câu ngạn ngữ được biết đến rộng rãi như phương châm của Tưởng Kinh Quốc, một cố lãnh đạo Đài Loan và là con trai của Tưởng Giới Thạch. Ông Tập Cận Bình. Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc là một nhà cải cách hay người theo trường phái cứng rắn vẫn là câu hỏi tranh luận trong giới trí thức và học giả trên khắp Trung Quốc kể từ khi ông lên nắm quyền, Bưu điện Hoa Nam ngày 4/10 nhận xét. Nhưng một sự kiện thú vị thu hút dư luận chú ý của giới truyền thông và phân tích Hồng Kông đã xảy ra trong tuần này khi đi thăm Indonesia, Tập Cận Bình đã gây ngạc nhiên bằng cách trích dẫn một câu ngạn ngữ được biết đến rộng rãi như phương châm của Tưởng Kinh Quốc, một cố lãnh đạo Đài Loan và là con trai của Tưởng Giới Thạch. "Đã mưu lợi nên mưu tính cái lợi giành được thiên hạ, đã cầu công danh hãy cầu danh lưu muôn đời", câu ngạn ngữ được cho là của chính trị gia Nhật Bản Ido Hirobumi và được một sáng lập viên Quốc dân đảng viết tặng cho Tưởng Kinh Quốc năm 1961. "Tôi tin rằng ông Tập Cận Bình hiện đang tập trung vào việc củng cố quyền lực bằng cách cân bằng giữa phe cải cách và phe bảo thủ", Joseph Yu-chek Cheng, một giáo sư khoa học chính trị tại đại học Hồng Kông. Học giả này cho rằng trong khi chắc chắn sẽ tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng "đả hổ đập ruồi", Tập Cận Bình sẽ tiếp tục tự do hóa tài chính và cải cách kinh tế. Một nhà phân tích chính trị độc lập tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc xin giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam, Tập Cận Bình đã nới lỏng kiểm soát trong khu vực có rất nhiều quy định của chính phủ và tạo ra khu thương mại tự do Thượng Hải. Nếu mô hình thử nghiệm ở Thượng Hải thành công, ông Bình chắc chắn sẽ khởi động chiến dịch cải cách trên toàn Trung Quốc. Tuy nhiên không ít người cho rằng còn quá sớm để có thể đưa ra nhận xét khi ông Bình mới lên nắm quyền điều hành quốc gia này chưa đầy 1 năm. ====================== Tương ứng với nội dung này mà người Nhật truyền lại cho người Trung quốc thông qua Tưởng Kính Quốc khoảng nửa thế kỷ trước - nhưng người Việt đã biết đến nó từ lâu. Và họ đã thi văn hóa nó từ gần 300 năm trước với đôi câu đối nổi tiếng giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhâm. Đó là cặp câu đối:"Thế Chiên quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế, thế thời phải thế" "Ai công hầu, ai danh tướng. Trong trần ai, ai dễ biết ai!" Thời Xuân Thu, giành được thiên hạ có nghĩa thay thế nhà Chu xưng Vương. Thời Nhật hoàng,bá chủ thiên hạ có nghĩa là chiếm toàn bộ Trung Quốc và Đông Nam Á. Còn bây giờ bá chủ thiên hạ là phải hạ gục được Hoa Kỳ dưới bất cứ hình thức nào: Kinh tế , ngoại giao hay chiến tranh và trở thành bá chủ toàn cầu. "Thế Chiên quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế, thế thời phải thế" . Tiếc thay! Vào thời điểm hiện tại, ngay cả khi Hoa Kỳ vỡ nợ vì các nghị sĩ Hoa Kỳ không thông qua trần nợ công thì người Trung Quốc vẫn không phải đối thủ của Hoa Kỳ. Bởi các vị thể hiện mình quá sớm. Đó cũng chính là sai lầm chiến lược của các vị. Trao trả lại tất cả biển đảo Việt Nam, long trong thừa nhận chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến.May ra mọi việc sẽ sáng sủa hơn. Còn nếu không trong "canh bạc cuối cùng" kẻ thắng cuộc chưa biết là ai? "Ai công hầu, ai danh tướng. Trong trần ai, ai dễ biết ai!"1 like
-
Bão số 10 quật đổ cột cờ Trung Quốc cắm phi pháp tại Hoàng Sa Thứ sáu 04/10/2013 13:00 (GDVN) - Theo bản tin trên Tân Hoa Xã ngày 3/10, bão số 10 đánh sập 103 căn nhà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa, đánh chìm hoặc đánh hỏng hơn 80 tàu thuyền lớn nhỏ, đánh hỏng 25 máy phát điện giới chức Bắc Kinh cho lắp đặt bất hợp pháp tại quần đảo này. Cột cờ Trung Quốc dựng trước trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa bị bão số 10 quật đổ. Cơn bão số 10 với tên gọi quốc tế là Wutip đã quét qua khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép năm 1974 và xây dựng bất hợp pháp cơ sở hạ tầng của cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp. Theo bản tin trên Tân Hoa Xã ngày 3/10, bão số 10 đánh sập 103 căn nhà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa, đánh chìm hoặc đánh hỏng hơn 80 tàu thuyền lớn nhỏ, đánh hỏng 25 máy phát điện giới chức Bắc Kinh cho lắp đặt bất hợp pháp tại quần đảo này. Bão số 10 quật đổ cây cối xung quanh trụ sở Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Cột cờ Trung Quốc trước trụ sở của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa cũng bị bão số 10 quật gẫy, áp phích trụ sở bất hợp pháp này cũng bị những cơn cuồng phong kéo sập. Trước đó, trong cơn bão có 2 tàu cá Trung Quốc bị đánh chìm, 1 tàu cá Trung Quốc khác mất tích khi đánh bắt trái phép tại quần đảo Hoàng Sa khiến 74 người mất tích. Hải quân Trung Quốc phải điều động 7 tàu quân sự làm công tác cứu hộ. Cơ sở nghiên cứu biển Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa bị bão số 10 quật tung mái. Hôm nay 4/10 ngày thứ 4 Trung Quốc tiến hành cứu hộ những ngư dân Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp tại Hoàng Sa bị bão số 10 đánh chìm tàu vẫn còn 58 người đang mất tích. Hồng Thủy1 like
-
1 like
-
Cuối cùng thì cũng ổn cả thôi. Nhưng đủ tác động rất ấn tượng đến kinh tế toàn cầu theo chiều hướng xấu. Tất nhiên sẽ có đủ bộ đồ cổ bị ảnh hưởng như Thích Đủ Thứ nói.Lăm lay Thái Tuế động Càn Khôn theo Ný học Việt - Trời đất dung dinh cả. Đến chú cũng....lói ngọng nuôn. Hì!1 like
-
Chú ơi, chú thử làm 1 quẻ xem liệu mấy ông diều hâu cộng hòa ở hạ viện có nhượng bộ mấy ông dân chủ ngủ gật ở thượng viện không ạ? Mẽo mà vỡ nợ thì nhiều người ra đứng đường, trong đó nặng nề nhất là các quỹ an sinh xã hội của Mẽo với lại 2 nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản :D1 like
-
Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản. Giá vàng thế giới có xu hướng tăng, nền kinh tế tiếp tục suy thoái nặng, bất động sản cuối năm chết hẳn. Những quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… thoát khỏi được sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 thì cuối năm 2013, sự kiện này lại lặp lại ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể có những chính phủ ở vài quốc gia bị sụp đổ. Mỹ cảnh báo “thảm họa” nếu không trả nợ đúng hạnThứ Sáu, 04/10/2013 - 07:23 (Dân trí) – Chính phủ Mỹ đã bước sang ngày đóng cửa thứ ba với những đe dọa khủng hoảng chính trị - xã hội trong nước, lẫn nguy cơ lơ lửng đối với toàn thế giới nếu bị vỡ nợ. Mối đe dọa về việc Mỹ không trả được nợ sẽ có “ảnh hưởng rất lớn trên khắp thế giới”. Bộ Tài chính Hoa Kỳ cảnh báo rằng có thể sẽ có ảnh hưởng “hết sức tai hại” tới nền kinh tế toàn cầu nếu Hạ viện không gia tăng mức trần vay nợ của chính phủ liên bang trong những ngày sắp tới để nước tránh được cảnh vỡ nợ. Theo tính toán trước đó của cơ quan trên, Mỹ sẽ chạm trần nợ công 16.700 tỷ USD vào ngày 17/10 tới. Hiện nay, số nợ thực tế đã tiến rất sát mốc này trong bối cảnh các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn bất đồng sâu sắc về ngân sách chi tiêu chính phủ và trần nợ công mới. Vì vậy, hôm qua Bộ Tài chính đã đưa ra phúc trình phác họa các “thảm họa” có thể xảy ra nếu nước này hết tiền trả các khoản nợ, cả trong nước và quốc tế, kể cả tiền lãi mà nước này phải trả cho các khoản vay nước ngoài. “Không trả nợ đúng hạn là điều trước nay xưa từng xảy ra và nó sẽ gây ra những tai họa: Các thị trường chứng khoán có thể bị đóng băng, trị giá USD có thể sụt giảm, lãi suất của Mỹ có thể gia tăng đột ngột, tình trạng tiêu cực tràn lan tác động đến khắp nơi trên thế giới và có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính hay suy thoái kinh tế như năm 2008 hoặc tệ hơn”, phúc trình của Bộ Tài chính nêu rõ. Cảnh báo được đưa ra khi chính phủ Mỹ đã bước sang ngày thứ ba của tình trạng đóng cửa một phần hoạt động do bế tắc về dự luật ngân sách giữa Nhà Trắng và Quốc hội, chủ yếu là Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Trước đó, Tổng thống Barack Obama - một thành viên đảng Dân chủ - cũng đã cảnh báo Hạ viện cần hành động mau chóng để tránh một cuộc khủng hoảng mới liên quan tới mức trần vay nợ mà Mỹ có thể gặp phải vào ngày 17/10 tới. “Hạ viện cần gia tăng giới hạn vay nợ mà không thương thảo về các chính sách liên quan tới ngân sách quốc gia và thuế khóa”, ông Obama nói. Mức trần vay nợ của Mỹ đã gia tăng hơn 100 lần trong thế kỷ trước và nay vẫn tiếp tục phình to. Điều này đã buộc Giám đốc điều hành các ngân hàng lớn đã phải đến tòa Bạch Ốc để gặp Tổng thống Obama bàn cách gỡ rối, trong đó có Giám đốc điều hành Ngân hàng đầu tư khổng lồ Goldman Sachs, ông Lloyd Blankfein. Tại cuộc gặp, ông Blankfein nói rằng điều bắt buộc là không được để Mỹ rơi vào tình trạng không làm tròn nghĩa vụ tài chính. Giáo sư chuyên ngành kinh doanh tại trường Đại học Michigan, ông Gordon cũng cảnh báo về những hậu quả khôn lường nếu nước Mỹ vỡ nợ. “Những mối đe dọa về việc Mỹ không trả được nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của các nhà đầu tư vào chứng khoán của chính phủ”, Giáo sư Gordon nói. Mỹ và Đan Mạch là hai nước dân chủ duy nhất trên thế giới áp đặt mức trần vay nợ, nhưng Washington không mấy khi thành công trong việc tiết chế chi tiêu của mình. Trong lịch sử, nước Mỹ đã có không ít lần rơi vào tình cảnh phải ngừng hoạt động một phần do thiếu tiền mà lần gần đây nhất xảy ra vào cuối năm 1995, đầu năm 1996. Khi đó, chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa 21 ngày. Theo quy định của Bộ Tài chính Mỹ, giới hạn trần nợ vay của nước này được quy định như sau: - Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời. - Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại. - Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới. - Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý Theo các quy định trên, từ năm 1960 đến nay, Quốc hội Mỹ đã phải nâng giới hạn trần nợ 78 lần. Vũ Anh Tổng hợp ==================== Đương nhiên là tệ hơn 2008 rồi!1 like
-
Cho bản vẽ thiết kế nhé. Hướng tốt là Nam - Bắc - Đông - Tây Nam Đặt ở vị trí nào ít bị ảnh hưởng bởi dầm, cột, xà ngang và sắt thép. Đo đường vuông góc với cửa ra vào hướng ra phía ngoài thân mến1 like
-
Thấy cô với songbang than van về cuộc đời nhiều quá - nếu không viết gì thì có vẻ như những thành viên trang web này vô cảm. Bởi vậy đưa bài viết này vào đây để các cô xem và tự suy ngẫm. Cụ bà cả đời chân đất bán chuối ở Hà Nội Thứ hai, 23/9/2013 14:23 GMT+7 Giữa nắng trưa, cụ Ký gánh hai thúng chuối thoăn thoắt đi chân đất trên mặt đường Thụy Khuê nóng rát. Lưng gù, cụ vẫn đều đặn gánh hàng đi bán cả chục năm nay. Bao năm nay người dân dọc đường Thụy Khuê, chợ Bưởi, chợ Nghĩa Đô, đã quen với hình ảnh một cụ bà đi chân đất bán chuối. Cụ tên là Phạm Thị Ký, 75 tuổi ở Phú Châu (Ba Vì, Hà Nội). 6h sáng, cổng Xanh (phố Thụy Khuê) vẫn im lìm. Một vài nhà rục rịch mở cửa hàng. Từ ngõ sâu hun hút, bóng dáng nhỏ của cụ Ký tiến nhanh lại. Cụ gánh chuối ra cổng làng, hướng về phía chợ Bưởi rồi băng qua đường và dừng ở một góc nhỏ trước cửa nhà dân bên khu Nghĩa Đô. Bà cụ hạ gánh, kéo hai thúng chuối sát nhau, đặt chiếc đòn lên bậc hè rồi ngồi lên. Cụ và gánh hàng của mình thu lu một góc, nhỏ nhoi, không mấy ai để ý. 6h sáng, cụ Ký đã gồng gánh đi chợ. Ảnh: Phan Dương. Miệng nhai trầu đỏ thắm, cụ Ký nở nụ cười phân bua về chuyện đi chân đất suốt ngày của mình: "Nhà đầy dép nhưng tôi không thích đi, cứ đi vào là 10 đầu ngón chân bị sưng lên, đau lắm". Ngày nhỏ nhà nghèo không có dép, đến khi mua được một đôi thì bà cụ cũng không biết mang thế nào cho phải. Nhiều lần tập, nhưng cứ đặt chân vào dép là cụ thấy bức bối, khó chịu, bước đi cũng thấy ngượng ngùng, không vững. "Tôi đã tập mang dép nhựa, dép da, cả dép bông nữa nhưng đều không được. Chỉ có đi chân đất tôi mới thấy khỏe", cụ kể. "Những hôm nắng cháy mặt đường, người phơi lúa chạy được một hai vòng đã rát không chịu nổi nhưng tôi đi bộ vài cây số chẳng sao. Trời mùa rét cũng thế, tôi cứ chân trần thôi. Thời trẻ, tôi đi mua măng khắp vùng núi Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La không có dép mà chẳng bao giờ bị thương cả", cụ cười khoe hàm răng đen nhánh hạt na. Trong một ngày, cụ Ký chỉ mang dép trước lúc ngủ cho đỡ bẩn chân. Đôi khi đi đám cưới, đám hỏi, nhất là đi lễ chùa, cụ vẫn phải cố mang dép vào cho lịch sự. "Tôi cho dép vào túi bóng, cắp nách hay cầm ở tay, đến cổng chùa thì đi vào. Ra khỏi chùa, tôi phải tháo ra vì không quen", cụ bà cười cho biết. Cụ Ký kể, cái "thói quen khác người" cũng gây cho cụ không ít phiền toái. Không ít người đi đường tưởng cụ không có dép nên dừng lại hỏi thăm, đòi mua cho. Nhiều người còn muốn xem đôi chân của cụ, ai cũng nghĩ là đôi chân phải chai sạn, thô ráp lắm mới có thể đi qua được cái nắng ngày hè, cái buốt trời đông. Kỳ thực, đôi bàn chân cụ nhỏ, gót chân không hề nứt nẻ. Nhất là lòng bàn chân luôn hồng hào, da mỏng, mịn màng như trẻ nhỏ. 75 tuổi, cụ vẫn hăng say lao động, không muốn nhờ vả anh em, cháu chắt. Ảnh: Phan Dương. Mỗi ngày, cụ đi bộ cả chục km, gánh trên vai vài chục kg, đi mà như chạy. Thế nhưng cụ cũng chỉ đi được vài chục mét là phải nghỉ một lát vì lưng đau. Năm 1989, trong một lần đi buôn măng, chiếc xe có cụ Ký bị tai nạn, chỉ còn mình cụ sống sót nhưng bị gãy xương sống. Do già cả, ở viện dài ngày nhưng lưng cụ cũng không thẳng được. Suốt 10 năm, cụ phải mặc chiếc áo hỗ trợ cột sống nhưng lưng vẫn gập xuống, nổi thành ụ. Cụ nói: "Ngày nào, tôi cũng dùng kháng sinh, thế mà lúc trái gió trở giời, lưng lại sưng tấy, mưng mủ. Năm ngoái, tôi cũng vừa phải mổ mắt. Giờ bên mắt trái kèm nhèm, đi làm phải mang theo thuốc nhỏ mắt". Ở cái tuổi 75 nhưng bà cụ vẫn hăng say lao động. Cụ thường dậy từ 5h sáng chuẩn bị hàng, ăn sáng. Chưa đến 6h, cụ gánh trên vai 20 nải chuối đi bán. Tầm trưa dù hết hàng hay không, cụ cũng về phòng nghỉ, đầu giờ chiều lại đi bán tiếp. Trong một tuần, cụ ở thành phố 4 ngày, ở quê 3 ngày để gom hàng. Cụ có người cháu trồng nhiều chuối nên cụ thường mua lại những buồng nhỏ. Mỗi chuyến hàng cụ đóng 3 bao tải, cỡ gần 100 nải chuối. Mình cụ vận chuyển số chuối khổng lồ này lên thành phố. "Đơn giản ấy mà, tôi cho nải chuối vào bao tải rồi thuê xe ôm chở ra bến xe bus. Lúc đến Mỹ Đình lại nhờ một bác xe ôm quen chở tôi với hàng về nhà trọ. Chuối cứ để chín tự nhiên, vàng tới đâu bán tới đó", khuôn mặt cụ tươi rói. Mái tóc bạc như cước, khuôn mặt đôn hậu, đẹp lão, cụ Ký còn rất vui tính. Cụ chỉ nặng hơn 30 kg, thế nhưng ngày nào cũng gồng trên vai vài chục kg. Ảnh: Phan Dương. Năm 20 tuổi, cụ Ký kết duyên với một chàng trai cùng làng. Sống với nhau được 2 năm thì ông đi bộ đội rồi hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968, không kịp để lại cho bà một đứa con. Tuổi đôi mươi mơn mởn, lại xinh xắn, có không ít người hỏi nhưng cụ Ký quyết định ở vậy thờ chồng. Bà cụ tiết lộ: "Ở quê có vài đám, trên Hà Nội cũng có ông giám đốc muốn lấy tôi về làm vợ hai, song tôi nghĩ mình đã quá lứa lỡ thì, đi bước nữa cũng không được trọn vẹn. Cứ ở vậy thờ chồng, đến khi cái sức không làm được nữa thì đành nhờ vào cháu chắt". Năm ngoái, cụ Ký lặn lội vào Nam mang được hài cốt của chồng về. Giờ ngoài chợ búa kiếm thêm, cụ còn có thêm lương của chồng, cuộc sống với cụ không quá khó khăn. Theo những người bán hàng xung quanh chợ tạm Nghĩa Đô, trời nắng cũng như trời mưa cụ đều đi bán chuối, những hôm ốm đau cũng không chịu nghỉ. Dòng người qua lại giăng mắc, cụ Ký lọt thỏm dưới nền đất. Chiếc áo vải xô, cái quần gấm cũ gắn bó với cụ vài chục năm nay đã mốc, cũ sờn. Cụ bảo nó cũng như con phố này đã quá thân quen với cụ. Giờ cụ không còn niềm vui nào khác là ngày ngày được gánh chuối đi bán. "Ở nhà một mình buồn lắm, chẳng biết làm gì, chẳng biết nói chuyện với ai. Ngày lễ, Tết hay giỗ ông ấy tôi cứ làm mâm cơm để đó, cháu nào đến chơi thì đến, tôi cũng chẳng đi đâu. Giờ còn sức tôi phải đi làm, đến lúc ngã xuống đấy còn có cái mà ăn, không thể để cháu chắt vất vả vì mình được", bà cụ tâm sự. Ảnh cụ Ký chân đất đi bán chuối khắp nẻo đường Hà Nội Phan Dương1 like
-
Chủ tịch TQ nói gì về tranh chấp biển Đông ở Indonesia? Cập nhật lúc 15:05, 03/10/2013 (Thế giới 24h) - Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Indonesia ngày 2/10, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono, hai bên nhất trí nâng quan hệ Trung Quốc-Indonesia lên Đối tác chiến lược toàn diện. Tại cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc và Indonesia đều là nước đang phát triển và thị trường mới nổi quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Indonesia theo đuổi những mục tiêu tương đồng về phát triển, có những mối quan tâm chung lớn đối với việc bảo đảm sự thịnh vượng và ổn định của khu vực, đồng thời có tiếng nói chung về nhiều vấn đề quốc tế. Trung Quốc coi Indonesia là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao với các nước láng giềng, mong muốn hợp tác sâu rộng, toàn diện với Indonesia, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung giữa hai nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay với Tổng thống Indonesia (phải) sau cuộc họp báo chung. Chủ tịch nước Trung Quốc cho biết để tăng cường kết nối và thúc đẩy tiến trình hợp tác kinh tế ở khu vực, phía Trung Quốc đưa ra sáng kiến xây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, với mong muốn cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và các nước đang phát triển trong khu vực nói chung. Ngân hàng này sẽ hợp tác với các ngân hàng phát triển đa phương hiện có bên ngoài khu vực, thúc đẩy kinh tế châu Á phát triển, ổn định. Về phần mình, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cho rằng, từ năm 2005 hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược đến nay, quan hệ song phương phát triển nhanh chóng. Indonesia coi trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, hy vọng sau khi nâng quan hệ thành Đối tác chiến lược toàn diện, Indonesia và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực. Trong khi đó, Tuổi trẻ dẫn nguồn từ báo chí Indonesia cho biết, tranh chấp trên biển Đông cũng là một chủ đề trong cuộc hội đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Yudhoyono. Chính xã luận của báo Jakarta Post khẳng định: “Dù Indonesia không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nhưng đó không phải là khả năng không thể xảy ra. Ông Yudhoyono cần phải nêu mối quan ngại của Indonesia dù phía Trung Quốc luôn lảng tránh vấn đề này”. Trả lời câu hỏi của các phóng viên trong cuộc họp báo chung với ông Yudhoyono, ông Tập Cận Bình chỉ tuyên bố một cách đơn giản: “Bắc Kinh cam kết hợp tác với ASEAN để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, trong đó có biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi Biển Đông). Về các khác biệt và tranh chấp, Trung Quốc luôn theo đuổi giải pháp phù hợp qua đối thoại và đàm phán thân thiện”. Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết Quy hoạch phát triển hợp tác kinh tế 5 năm giữa chính phủ hai nước cùng nhiều văn kiện hợp tác khác trên các lĩnh vực như xây dựng khu công nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, khí tượng, vũ trụ. M.T (Tổng hợp TTXVN, TTO) ========================= Vào thời Tần Mục Công (Cuối Xuân Thu) , tể tướng nhà Tần Thương Ưởng hiến kế: Nước Tần là một nước yếu,lạc hậu, nằm ở ngoài rìa trung nguyên. Do đó, muốn phát triển xưng bá với thiên hạ cần phài sửa sang nội trị, bên ngoài tôn trọng nhà Chu, kết thân với các nước Trung nguyên ở xa và mở rộng lãnh thổ với những tiểu quốc xung quanh...". Cuộc tấn công Ba Thục vào năm 316 BC là kết quả của chính sách này. Nước Tần trở nên hùng mạnh và thống nhất thiên hạ sau đó 100 năm. Nhưng đấy là thế kỷ thứ IV BC. Khoảng 800 năm sau đó - tức là tiến bộ rất nhiều - thày trò Đương tăng từ Bắc kinh đến Tây Tạng thình kinh trên thực tế mất gần 4 năm mới tới nơi (*) (Tây du ký là câu chuyện dựa trên thực tế này). Nhưng bây giờ thời thế đã khác. ========================= * Chú thích: Bởi vậy, đám "hầu hết" ủng hộ quan điểm cho rằng Mã Viện tấn công Hai bà Trưng đem quân đến Hồ Tây Hanoi bây giờ là thứ tư duy của những con ếch.1 like
-
Trước bàn làm việc của các sếp - thường ngồi một mình trong phòng - tôi thường tư vấn nên đặt một bề cá. Sau lưng có tranh núi. Nếu chịu chơi nữa thì cần có một con Rồng Lý trên bể cá. Tuy nhiên, không phải lúc nào trong phòng cũng đặt được bể cá. Tôi thấy bức tranh Thác Bản Giốc này rất đạt yêu cầu về tính Minh Dường tụ thủy trước bàn làm việc: Nước mênh mông tràn hai bên tả hữu, phía trước bờ thác như có án và nước ào ạt tuôn xuống. Đặt trước bản làm việc rất thích hợp. Quí vị có thể phóng to để dùng. Vài lời chia sẻ. Nguồn Giaoducvietnam.vn1 like
-
"Người mệnh Hỏa có treo tranh nước được không?". Các đại lương tương tác phải đồng đẳng - Tôi nói rõ thêm về vấn đề này. Có một phong thủy gia Việt kiều khá nổi tiếng. Ông viết khá nhiều sách về Phong thủy. Trong đó ông có phân tích về tòa tháp đôi của Hoa Kỳ là Mộc hình - Đúng. Nhưng ông lại cho rằng dòng Potomac uốn quanh tạo thế Thủy Dưỡng Mộc là sai. Bởi vì nước - một hiện tượng trong tập hợp của Thủy - không phải đại lượng đồng đẳng với ngôi nhà Mộc hình mang tính quy ước. Mộc hình không phải là cây. Bởi vậy, bài viết của ông vào năm 1996/ hay 97 gì đó thì năm 2001 tòa nhà này bị sập vì khủng bố. Bài giảng của tôi về tính tương tác của các đại lượng đồng đẳng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành ở trong video các bài giảng khóa I/ PTLV. Trong toán học cũng chỉ có thể ứng dụng tính đồng đẳng giữa các đại lượng.1 like