• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/10/2013 in Bài viết

  1. BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT "Thị trường Bất động sản chết lâm sàng" - đấy là dự báo trong Lời Tiên tri 2012. Nhưng hậu quả của nó không phải từ bây giờ, mà từ lâu rồi. Trong khi cả cái thế giới này hồ hởi về những bước phát triển kinh tế thì Lý học Đông phương đã xác định một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra bắt đầu vào năm 2008. Tất cả thế giới đang say sưa với những thành tích đạt được về kinh tế - mọi người từ phó thường dân đến các nhà doanh nghiệp tài ba và các quan chức - cứ ảo tưởng rằng đó là do tài kinh bang tế thế của mình. Những vị trí làm việc với lương cao ngất ngưởng đều thấy chưa xứng đáng, những tài sản kếch xù đều còn nhỏ với tham vọng của con người. Bởi vậy, chẳng ai thèm để ý đến tiếng nói lạc lõng đậm màu sắc huyền bí của Lý học Đông phương, mà một thời bị coi là "mê tín dị đoan" này. Nhưng đúng như dự báo, những ngân hàng loại hàng đầu thế giới sụp đổ kéo theo một hệ quả cho tất cả thế giới đến tận ngày hôm nay. Có thể xác định chắc chắn rằng: sự sụp đổ của những ngân hàng hàng đầu thế giới không phải là nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách thảm hại như hiện nay. Mà nó chỉ là hiện tượng có thể dự báo được - phản ánh một nguyên nhân sâu xa hơn nhiều. Nguyên nhân sâu xa hơn cả là những thặng dư giá trị bởi những cuộc cạnh tranh để phát triển mang tính quy mô toàn cầu. Sự phát triển do cạnh tranh đã thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong những năm trước 2008 - (Tôi lấy năm này làm mốc, vì lời tiên tri của Lý học Đông phương xác định sự khủng hoảng toàn cầu bắt đầu từ năm này - Như một định mệnh - hay nói theo khoa học: như một quy luật ) - những giá trị hướng tới bất động sản. Điều mà Lý học gọi là "vạn vật quy ư Thổ". Giá bất động sản trên toàn thế giới được đẩy lên cao ngất ngưởng. Những công trình kiến trúc đồ sộ và hoành tráng của những kỹ sư đầy tài năng ở Dubai, ở Bắc Kinh...là những nước phát triển trong thời gian trước 2008. Khiến cho cả thế giới cứ ngỡ rằng cõi trần gian này sắp thành thiên đường như lời Chúa Jesu đã hứa trong kinh Thánh; hoặc trở thành cõi trời Dục giới với Đức Di Lặc giáng sinh..... Nhưng đó lại là dấu hiệu kết thúc một chu kỳ của sự phát triển theo Lý học Đông phương. Trong Lời tiên tri 2011, hay 2012 - tôi không nhớ chính xác - tôi đã nhân danh nền Lý học Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt nhận định rằng: Đây là một cuộc lột xác để tiến hóa của nền văn minh toàn cầu. Nhưng - như những hiện tượng của tự nhiên - không phải cuộc lột xác nào cũng sẽ dẫn tới sự tiến hóa. Hay nói rõ hơn: Không phải tất cả các con nhộng đều lột xác một cách thành công để trở thành con bướm. Đừng ảo tưởng rằng cả cái nền văn minh nhân loại này vĩ mô và cao cả hơn con nhộng đang lột xác và nó không chết trong quá trình lột xác. So với cả vũ trụ mênh mông gần như vô tận này thì so sánh giữa con bướm với địa cầu tỷ lệ chênh lệch là không đáng kể. Hàng loạt những cuộc họp của các chuyên gia hàng đầu về kinh tế của các siêu cường - trong cái nhìn của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - là chỉ tốn bia. Cả thế giới đang tìm một xu hướng cái cách dưới các mức độ khác nhau và các danh từ khác nhau. Có quốc gia trở nên cấp thiết, có quốc gia thì tìm biện pháp....vv....Nhưng nó phải bắt đầu từ đâu thì tôi tin rằng chưa một ý kiến nào trên thế giới này được coi là khả thi và mang tính nhân văn. Bởi vậy, sự khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn và có nguy cơ đẩy lùi sự tiến hóa của cả văn minh nhân loại và - tất nhiên - từng quốc gia sẽ suy kiệt và cho đến tận bà bán ve chai cũng có thể không còn gì để bán. Lời tiên tri 2012 đã xác định: "Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2012 sẽ ảnh hưởng đến tận đời sống hạ tầng xã hội". Đây cũng chỉ là dấu hiệu cận đáy của cuộc khủng hoảng và chưa phải là đáy. Và đấy cũng mới chỉ là nhìn từ góc độ kinh tế, chứ chưa phải gồm cả những nguyên nhân khác như: Thiên tai ngày càng xấu đi, chiến tranh quy mô lớn...vv.... Vậy làm thế nào để con bướm lột xác một cách hoàn hảo và tiếp tục chu kỳ tiến hóa? ========================== Không bán được nhà cho dân, nhiều doanh nghiệp BĐS đang phải tìm những "đầu ra" khác để thu hồi vốn. Mới đây, một đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã lần đầu tiên chào bán 120 căn hộ tại dự án Khu đô thị mới Sài Đồng cho UBND TP Hà Nội để làm nhà tái định cư. Họ chấp nhận mức lãi chỉ khoảng 10%, tức là thấp hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm của ngân hàng để nhanh chóng thu hồi vốn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nhiều doanh nghiệp khác ở Thủ đô cũng đang "theo chân" đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội để chào bán nhà cho thành phố. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói: đây chính là lúc doanh nghiệp và Nhà nước cùng nhau chia sẻ khó khăn. Tuy nhiên, tiền mua nhà là tiền ngân sách, tiền đóng thuế của dân, vì vậy, khi mua nhà thành phố sẽ phải tính toán kỹ về giá thành, các chi phí hợp lý, doanh nghiệp trong trường hợp này không thể mong lợi nhuận cao được. Cũng loay hoay tìm lối ra, một số doanh nghiệp phía Nam lại tìm cách chuyển đổi các dự án nhà ở thành khách sạn, trường học, bệnh viện hay chuyển từ cao tầng sang thấp tầng cho dễ bán hơn. Vừa qua, khi thấy doanh nghiệp quá khó khăn, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho xem xét, điều chỉnh chức năng một số công trình từ văn phòng, khách sạn sang căn hộ (bán hoặc cho thuê) hoặc từ căn hộ cho thuê sang căn hộ thương mại nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án, thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng. Ông Trần Chí Dũng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho hay, hiện có gần 10 dự án đề xuất chuyển công năng và đều là những dự án đã được cung cấp thông tin quy hoạch nhưng chưa triển khai. Đây chắc chắn sẽ không phải là những dự án cuối cùng có ý định chuyển công năng, nếu thị trường nhà đất tiếp tục trầm lắng kéo dài. Theo Phương Mai Doanh Nhân
    1 like
  2. Lựa chọn xứng với lương tâm nước Mỹ của Tổng thống Obama Cập nhật lúc 10:45, 02/10/2013 (Quan hệ quốc tế) – Những hành động của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho thấy ông coi chữ tín của bản thân và lợi ích nhân dân lớn lao hơn tất cả Ngôi nhà Biển Đông lạnh lẽo khi chính phủ Mỹ đóng cửa? Bất đồng ngân sách, chính quyền Mỹ đóng cửa Mỹ có nên cắt giảm ngân sách quốc phòng? Mỹ phê chuẩn ngân sách quốc phòng gấp 7 lần TQ G-20 tìm cách chữa trị 'khối u di căn' khủng hoảng nợ công Ngày 1/10/2013 đi vào lịch sử nước Mỹ khi “cuộc chiến ngân sách” của nước Mỹ lên tới đỉnh điểm, kết quả Chính phủ liên bang một lần nữa phải đóng cửa do bị cắt nguồn vốn hoạt động. Tổng thống Obama đã nêu rõ trong bài phát biểu trước giờ khắc đóng cửa Chính phủ: “Nền kinh tế của chúng ta từng bị đóng băng vào 5 năm trước. Nhưng hiện tại, các doanh nghiệp của chúng ta đã tạo ra hơn 7,5 triệu việc làm mới chỉ sau 3,5 năm. Thị trường nhà đất đang nóng lên và tỷ lệ thâm hụt ngân sách cũng đang giảm mạnh. Ý tưởng gạt bỏ tất cả các thành tựu bấy lâu của người dân Mỹ giống như đỉnh cao của sự vô trách nhiệm, và nó không được phép xảy ra. Tôi muốn nhấn mạnh điều này một lần nữa, rằng nó không được phép xảy ra.” Nhưng cuối cùng, điều không được phép ấy cũng đã xảy ra. Lý do nào khiến Chính phủ liên bang phải đóng cửa? Chính phủ liên bang Mỹ đóng cửa hôm 1/10/2013 Đó là hệ quả cuộc tranh luận căng thẳng đầy mệt mỏi và vẫn chưa có hồi kết giữa Quốc hội lưỡng viện Mỹ về Ðạo luật cải cách y tế của Tổng thống Obama, còn được biết đến với tên gọi Obamacare. Theo đạo luật này, tất cả công dân Mỹ buộc phải có bảo hiểm sức khỏe trước năm 2014, trong khi ở Mỹ hiện có khoảng 50 triệu người (chiếm 16% dân số) không có bảo hiểm y tế. Obamacare đặt mục tiêu giúp khoảng 32 triệu người trong số đó được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm mà để có kinh phí cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho người dân, chính quyền Obama đề xuất tăng thuế 5% đối với người có thu nhập từ một triệu USD/năm trở lên. Trong lần "nhượng bộ" hôm 29/9, các hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời, trong đó gia hạn ngân quỹ cho chính phủ hoạt động đến ngày 15/12 tới, nhưng lại đính kèm "điều khoản khó chịu" là hoãn một năm thi hành đối với chương trình Obamacare và hủy bỏ quy định áp thuế (23%) đối với các thiết bị y tế, cho đến ngày 1/1/2015. Tuy nhiên, phe Dân chủ cũng không nhân nhượng và tuyên bố không chấp thuận bất kỳ thay đổi nào trong chương trình Obamacare. Trong "cuộc cân não" trước phút chót, các thượng nghị sĩ đã hai lần phủ quyết dự luật tài chính khẩn cấp do Hạ viện thông qua, chỉ vì các hạ nghị sĩ Cộng hòa không từ bỏ "điều khoản đính kèm". Ðây là lần thứ 43 kể từ năm 2010, phe Cộng hòa bỏ phiếu chống hoặc trì hoãn dự luật cải cách y tế nhiều tham vọng của Tổng thống. Vì lời hứa người nghèo cũng phải được bình đẳng Còn nhớ, trong bài phát biểu của Tổng thống Obama khi nhậm chức Tổng thống tháng 1/2013, Tổng thống Obama đã nói rõ: “Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa giảm chi phí chăm sóc y tế và giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng nước Mỹ sẽ không phải lựa chọn giữa việc chăm sóc cho thế hệ đã dựng xây đất nước này với việc đầu tư cho các thế hệ mai sau. Chúng ta trung thành với tín điều của nước Mỹ, rằng khi một bé gái dù sinh ra trong nghèo khổ, cũng vẫn biết rằng em có cơ hội thành công như bất kỳ ai khác bởi em là người Mỹ, em tự do, và em bình đẳng không chỉ trước Chúa mà giữa chúng ta.” Xuyên suốt chiến dịch tranh cử và mục tiêu hành động của người đàn ông này, Obama luôn cho rằng yếu tố bình đẳng xã hội, chăm lo cho con người là mục tiêu khiến ông phải đấu tranh đến cùng. Đồng thời, Tổng thống Obama đã tuyên bố trước cả nước Mỹ, và bây giờ, bằng mọi giá, Obama tìm cách hiện thực hóa những gì mình đã nói. Tỷ lệ giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội Mỹ, đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp, vô gia cư đang là gánh nặng lớn tới ngân sách của nước Mỹ Các chuyên gia dự báo, chính phủ ngừng hoạt động lần này có thể gây thiệt hại khoảng 200 triệu USD/ ngày chỉ riêng ở khu vực Washington. Chưa dừng ở đó, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ lớn hơn khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi sẽ có nhiều khả năng chững lại hoặc đổ bể. Các mối đe dọa về an ninh cũng đang khiến các nhà chức trách Mỹ đau đầu, bởi đơn giản, nước Mỹ có rất nhiều kẻ thù, và một nước Mỹ không Chính phủ sẽ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đồng thời, uy tín của nước Mỹ với các đồng minh cũng giảm sút mạnh mẽ. Nước Mỹ đang đứng trước nhiều nguy cơ, hơn ai hết, người đứng đầu Nhà Trắng, ông Obama sẽ là người chịu nhiều trách nhiệm nhất. Tuy nhiên, Tổng thống nước Mỹ đã tỏ ra sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách, chỉ để đảm bảo rằng quyền lợi của đại đa số người dân nước này được bảo vệ. Đó là một lựa chọn xứng đáng với lương tâm nước Mỹ. Minh Tú ==================== Nhân loại trong một xã hội của tương lai thì việc đầu tiên là con người phải bình đẳng. Việc cho toàn dân Mỹ bắt buộc phải có bảo hiểm y tế là một luật đúng đắn. V/v này tôi ủng hộ ngài Obama.
    1 like
  3. Anh dùng la bàn đo lại hướng nhà cho chính xác, xem là bao nhiêu độ. Đầy đủ thông tin thì mọi người mới giúp anh được chứ. Đường link anh gửi ko vào dc anh à. Anh xem cách post ảnh của phamcuong có ở trang ngoài đó
    1 like
  4. Híc, bói bài với bói vở cái gì!!! Phòng con cái bị cái bếp đốt vào, giường thì bị cửa đâm vào, không bị mới là lạ đấy
    1 like
  5. Ông Lê Minh Khải nầy không biết là người Tàu hay người Tây mang tên Tàu, giỏi Hán văn. Nhưng lại không thấy cái tên mà ông ấy mang Lê Minh Khải, nghĩa là “mặt trời lên” lại cũng vẫn là có gốc từ tiếng Việt của người Giao Chỉ, chủ nhân sáng tạo ra trống đồng. Nho Việt xưa viết từ đối Lặn/ Mọc bằng hai chữ đối là Lê/ Minh để nói khi mặt trời mới ló đang còn một nửa ở trên tầm ngắm và một nửa còn ở dưới tầm ngắm của mắt con người, tức đang ở vị trí nửa Tối nửa Sáng nhưng đang lên chứ không phải đang lặn. Vì là vị thế đang lên nên Lê Minh cũng còn gọi là Bình Minh là chữ nho Việt viết từ Bừng Sáng. Tiếng Mường gọi Blơi chỉ mặt trời, từ ấy trong tiếng Việt là từ Lời, côi lời là trên trời, cấp côi là cấp trên. Nặng thì có Cội, cây có Cội ắt sẽ mọc từ Cội lên, và lướt lủn “Cội Lên” = Côi (bỏ từ Lên đứng sau, lấy dấu “không” của từ sau thay cho dấu “nặng” của từ Cội đứng trước, đây gọi là QT Lướt Lủn). Cội mang nghĩa đại diện cho dưới, Côi mang nghĩa đại diện cho trên. Cặp đối Âm Dương Cội/Côi đã minh chứng cho câu đầu nói về sự hình thành vũ trụ trong bài Ấu Học Quỳnh Lâm của người Việt (sưu tầm và viết lại thành sách lần đầu tiên vào thời nhà Tùy): Khí trong nhẹ nổi thành Thiên, khí đục nặng lắng đọng nên Địa mà. Cặp đối nguyên thủy Cội/ Côi ấy , mà mỗi tố của nó đem dùng riêng vẫn còn dùng phổ biến trong tiếng Việt hiện đại, chỉ có thể tìm được trong tiếng Kinh mà thôi. Do Lời có nghĩa là Trời từ gốc đa âm tiết là Blơi, và Lời là kẻ ở Trên nên từ đôi bị lướt là “Trên Lời”= Trời. Trong chu kỳ ngày đêm nhìn thấy bằng mắt thì Lời có hai trạng thái là Lặn/Ló. Lặn=Lọ=Lem=Đêm=Đen=Đặc=Hắc=Tắc=Tối. Ló=Mó=Mọc=Minh=Sinh=Sáng. (Mó nước là chỗ nước ngầm nổi lên thành vũng, thấy và lấy dùng được). Cặp đối Lặn/Ló là cặp đối nguyên thủy (hai từ phải cùng tơi), cặp đối Tối/ Sáng là cặp đối hệ quả (hai từ có thể khác tơi). Thời đồ đá người Việt đã làm ra cái Cối. Cối xay hay cối dã đều đặt ngửa họng như cái cửa lên trên để đổ thóc hay gạo vào mà gia công, vì “Cối Ngửa”= Cửa. Cối=Cữu=Cổ, nho Việt viết từ Cối bằng chữ Cữu 臼 hoặc chữ Cổ 鼓. Cối chỉ là dụng cụ phục vụ người dương thế. Thời đồ đồng người Việt mới làm ra cái cối bằng đồng, chỉ là khí cụ dùng để Gõ=Võ=Vỗ ra tiếng liên lạc với người âm thế, bởi vậy hình dáng nó phải là lộn ngược so với cái cối đá là dụng cụ (cũng như cái Chuông đồng linh thiêng thì hình dáng nó phải là lộn ngược so với cái Chum gốm là dụng cụ). Từ Cối Đồng thì nho Việt viết bằng chữ Cữu Đồng 臼 銅 hay Cổ Đồng 鼓銅, sau Hán văn đổi ngược theo cách Hán là Đồng Cổ 銅 鼓. Hình dáng lộn ngược của Cối Đồng nên nó không có Cửa để mà đổ cái gì vào, vì nó không phải là dụng cụ thông thường mà là khí cụ linh thiêng, nó có họng mà không có Cửa vì nó đặt úp, “Cối Úp”= Cúp. Đây chính là gốc của từ Cup trong tiếng Tây, dù nó đặt ngửa họng lên trên, nhưng không phải là dùng để đổ cái gì vào qua cửa ấy, mà chỉ là để chưng bày sự kiêu hãnh, dù làm bằng vàng, bằng hợp kim quí, bằng đồng hay bằng thủy tinh (trừ cái Cup thông thường của Tây tức cái ly là để uống nước). Cối Đồng chỉ dùng để Vỗ khi tế lễ nên từ Cỗi Vỗ = Cổ Võ = Cổ Vũ, làm rung động tâm hồn, liên kết giữa người dương thế và người âm thế (cũng như tiếng Chuông cầu siêu có tác dụng gọi vong linh về). Từ khi Hán Vũ Đế xâm lăng Lĩnh Nam của người Việt, Mã Viện tịch thu hết trống đồng nấu thành nguyên liệu chở về đất Hán (vượt sang Hán Khẩu ở bắc Dương Tử là sang đất Hán, địa danh Hán Khẩu 漢 口 có nghĩa là cửa vào đất Hán). Sử gia Tư Mã Thiên viết rất khách quan: Mã Viện thích chơi ngựa nên đã tịch thu trống đồng Giao Chỉ để đúc thành ngựa chơi. Cũng vì viết khách quan sự thực lịch sử nên trận xâm lăng chiếm đất nào của Hán Vũ Đế thắng thì Ông viết là thắng, còn trận xâm lăng đất của người Tây Nhung thua thảm hại thì ông viết là thua, Hán Vũ Đế bắt sửa Ông cũng không sửa, nên Ông bị tống giam và kết án tử hình, sau các quan can ngăn để cứu người tài nên Hán Vũ Đế giảm án xuống chỉ còn là bị thiến mất hai hòn dái. Rõ ràng là cái dã man của tư tưởng Hán du mục. Cái phi nhân bản ấy mới làm cho “Hán nho hủ hóa Việt nho”, mà về sau trong một ngàn năm Bắc Thuộc không ít hôn quân bạo chúa Việt Nam cũng học cái tư tưởng rác thải ấy trong hành xử. Bởi vậy trong lịch sử VN cũng không ít kẻ hủ nho bóp méo lịch sử của chính dân tộc mình do theo luồng tư tưởng rác thải của nòi du mục. Nền thống trị man rợ khắc nghiệt của Tàu đã không xóa sổ nổi ngôn ngữ và văn hóa Việt. Cho dù trống đồng hàng ngàn năm bị (được dân Việt) chôn vùi và không hề một ai dám đào lên, nhưng những khai quật khảo cổ thời hiện đại lộ ra rằng di chỉ trống đồng có khắp Đông Nam Á và Hoa Nam, nhiều nhất là ở Việt Nam (cũng là những trống đồng tinh xảo nhất và hàm súc nhiều ý nghĩa nhất), rồi đến ở Đại Minh Sơn thuộc Quảng Tây, cũng thuộc đất Lạc Việt xưa, nơi trên đỉnh Đại Minh Sơn còn lại di tích cái nền hiu quạnh của miếu thờ Vua Bà kỷ niệm Lĩnh Nam Hoàng Đế (Bà Trưng) trong ký ức sâu thẳm của dân Việt. Đền Đồng Cổ ở phố Thụy Khê Hà Nội cũng là một chứng tích của thời trống đồng huy hoàng của người Việt. Hai ngàn năm trống đồng vắng bóng, không còn công khai trong sinh hoạt tế lễ của dân Việt Nam vì một ngàn năm Bắc Thuộc khắc nghiệt và một ngàn năm tiếp theo đó là chiến tranh giữ nước liên miên chống xâm lược Đại Hán chuyên đốt phá và tịch thu văn hóa Việt. Trong những tình hình ấy, Cối Đồng đã được che dấu một cách khéo léo trong ký ức dân Việt Nam. Nó đã chuyển dạng thành “Cối Đồng”= Cồng và “Chuông Riêng”= Chiêng, là những khí cụ linh thiêng không thể có trong đời sống Hán, dù người Hán đã lấy bản quyền cái Chuông của người Việt để đúc ra nhiều chuông của họ to hơn, vĩ đại hơn. Che dấu ký ức về trống đồng còn kín đáo trong câu thành ngữ “Lệnh ông không bằng Cồng bà”. Cái Luật Việt mà Tư Mã Thiên viết rằng khi Mã Viện xâm lăng đất Việt phát hiện ra Luật Việt có nội dung khác hẳn Luật Hán, cái nhớ về Luật Việt đã được ẩn trong từ “Cồng Bà” ở câu thành ngữ trên. Luật Việt nhân văn dân chủ hơn hẳn cái “Lệnh Ông” khắc nghiệt là luật của Thái Thú du mục ngoại xâm áp đặt lên dân Việt bị trị. Ông Lê Minh Khải nhắc chuyện trống đồng đến thời hiện đại mới được khảo cổ học khai quật lên, sao không nhắc tiếp là đến thời khoảng hai chục năm gần đây khảo cổ học Trung Quốc mới khai quật hàng loạt di chỉ thời đồ đá mới trên đất TQ, chủ yếu ở Hoa Nam và chứng minh chúng là di tích của dân tộc Bách Việt, mà học giả Trung Quốc viết rằng: Những khảo cổ mới đây ở Phúc Kiến nói lên nhiều hơn rất nhiều những gì mà sử sách từng ghi về Phúc Kiến.
    1 like
  6. Giả thuyết về sự tồn tại quốc gia Việt Thường trong buổi đầu dựng nước Tháng Tám 7, 2013 KS. PHAN DUY KHA “Đời Đào Đường, Nam di có Việt Thường thị (VTT) qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thẩn. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa” (Sách Thông Chí -Trịnh Tiêu đời Tống). Bùi Dương Lịch (1757 – 1828) – một nhà thơ, đồng thời là nhà biên khảo lịch sử. Ông đỗ Hoàng giáp khoa thi cuối cùng của triều Lê (1787). Tác phẩm của ông để lại cho đời rất nhiều, trong đó có cuốn Nghệ An ký. Đây là một cuốn địa chí viết về địa phương tương đối kỹ. Trong tác phẩm này Bùi Dương Lịch cố gắng chứng minh rằng đã từng tồn tại một “quốc gia” Việt Thường trong lịch sử. Ông cũng đã có công xác định giới hạn địa lý của quốc gia nói trên. Chúng tôi không có tham vọng chứng minh tiếp nối những luận điểm về “quốc gia” Việt Thường của ông. Ở đây, chỉ xin được nêu một số nét về vùng đất mà trên đó tộc người Việt Thường xưa đã từng sinh sống. Biên giới “quốc gia” Việt Thường – theo Bùi Dương Lịch – về phía Bắc đến địa giới phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, về phía Nam đến đèo Hải Van ngày nay. Như vậy theo xác định của Bùi Dương Lịch “quốc gia” Việt Thường nằm trọn trong vùng Khu Bốn cũ (KBC). Luận cứ của Bùi Dương Lịch dựa vào kho tàng thư tịch cổ, ngoài ra ông không có căn cứ gì hơn. Ngày nay, bằng những hiểu biết về địa lý, dân cư, ngôn ngữ… chúng ta thử khảo sát xem vùng này có gì đặc biệt so với các vùng khác trên đất nước ta? Chắc bạn đọc đã có ít nhất một lần trong đời ngồi tàu hỏa xuyên Việt. Trên đường sắt qua các ga, không cần rời tàu, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi âm sắc và giọng nói của các miền dọc chiều dài đất nước (nhờ lời rao hàng tại các ga) Có lẽ như người ta nhận xét, không vùng nào trên nước Việt Nam có chất giọng khác biệt và dễ nhận thấy như vùng KBC. Đó là vùng có chất giọng nặng, dấu ngã (~) và dấu nặng (.) không phân biệt, đồng thời có rất nhiều từ địa phương. Đến mức nếu chúng ta tự nhiên lạc vào một miền quê nào đó của KBC thì ít nhất cũng phải” có một người đi theo để giúp đỡ “phiên dịch” (ở đây không kể những người đi xa làm ăn sinh sống ở các vùng khác đã bị “pha” tiếng). Trên đất nước ta, KBC là vùng đất còn bảo lưu, bảo tồn được nhiều vốn từ Việt cổ nhất. Có những từ tưởng chừng như đã có từ khi mới xuất hiện ngôn ngữ của dân tộc: mói = muối; mọi = muỗi; nôốc = thuyền… Từ Bắc KBC đi xuôi về Nam KBC, chất giọng và từ ngữ có đôi chút khác biệt, nhưng vẫn cùng chung một loại từ mô, tê, răng, rứa (mô = ở đâu; tê = ở kia; răng = làm sao; rứa = như thế). Phải chăng sự giống nhau đó là do nguồn gốc chung của cùng một loại ngôn ngữ cổ xưa của bộ tộc Việt Thường thị? Có một điều: Bùi Dương Lịch không xét về mặt phong tục, tập quán và ngôn ngữ nhưng giới hạn địa lý về vùng đất VTT của ông đưa ra rất trùng hợp với vùng đất KBC của chúng ta bây giờ. Loại ngôn ngữ cổ xưa này là vốn từ quý mà chúng ta còn lưu giữ được. Do càng ngày càng thuận tiện về giao thông, do sự giao lưu về văn hóa với khắp mọi miền, vốn từ cổ này sẽ càng ngày càng ít đi. Vì vậy, theo chúng tôi, cần có công trình khảo cứu vốn từ cổ nói trên, nhằm bảo lưu kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Trong văn chương, tùy từng trường hợp cụ thể, chính những từ cổ này đã làm giàu, làm đẹp cho thơ văn của ta rất nhiều. Trần Hữu Thung, tác giả bài Thăm lúa, có những câu: “Qua cánh đồng tắt ngang Đến bờ ni anh bảo…”. Hay tác giả Hồng Nguyên với bài Nhớ nổi tiếng trong thời chống Pháp, có những câu: “Đằng nó vợ chưa?/ Đằng nớ?Tớ còn chờ độc lập!/ Và cả lũ cười vang bên ruộng bắp/ Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu”. Bạn thử thay những từ ni, nớ, o trong những câu trên mà xem, chúng ta sẽ được những câu thơ trên mà xem, chúng ta sẽ được những câu thơ vô hồn! Đặc biệt, nhà thơ Tố Hữu còn đưa nguyên cả một cụm từ, thậm chí cả một câu toàn từ địa phương vào thơ:’ “Gan chi gan rứa mẹ nờ?(Mẹ Suốt). Hoặc: “Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ” (Bài ca quê hương). Thử hỏi chúng ta có thể thay những cụm từ trên của ông bằng những từ phổ thông được không. Tất nhiên, chúng ta không đề cao việc lạm dụng ngôn ngữ địa phương trong văn học. Nó cũng như con dao hai lưỡi: dùng đúng chỗ sẽ rất đắc địa, dùng không đúng chỗ sẽ ngô nghê, dùng nhiều quá sẽ nhàm chán, nặng nề, gây khó hiểu cho người đọc. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn trích dẫn một số ví dụ để nêu lên bản sắc rất riêng của ngôn ngữ vùng này. Phải chăng bản sắc rất riêng đó có nguồn gốc sâu xa từ thời kỳ VTT? Qua tìm tòi, chúng tôi thấy có rất nhiều từ cổ địa phương KBC trùng hợp kỳ lạ với ngôn ngữ của đồng bào Mường. Xin trích một ít thí dụ để tham khảo (xem bảng). Ở đây, có thể có một số từ mà ngày nay ngay đồng bào KBC cũng không dùng nữa, hay chỉ một đôi vùng còn dùng. Ví dụ trường hợp số 8: ở phía Bắc KBC rất ít vùng dùng, nhưng ở Nam KBC lại dùng rất nhiều (nhất là Quảng Bình) nhưng lại có rất nhiều truyền thuyết. Điều đó chứng tỏ rằng nó đã xuất hiện cuối cùng trong ba thời kỳ trên và kéo dài không lâu (vì vậy thư tịch nước ngoài ít chú ý đến và cũng không có sự kiện đi sứ nào). STT Từ Mường Từ KBC Từ phổ thông Dùng trong 1 đâm đâm giã giã gạo 2 ả ả chị, cô chị gái, cô gái 3 ca ga gà con gà 4 nấc nấc nước Nước uống 5 eng enh anh anh em 6 lọ ló lúa thóc lúa 7 mạng mọng miệng mồm miệng 8 po bo bố bố mẹ 9 nhói nhói chơi chơi bời 10 cơn cơn cây Cây cối Chúng tôi cho rằng có sự tương đồng giữa những từ cổ địa phương KBC với ngôn ngữ dân tộc Mường vì cả hai tộc này có nguồn gốc chung, đó là cư dân VTT xưa. Và như đã phân tích, vào thế kỷ 7 trước CN, khi các vua Hùng thu nạp đất đai của bộ lạc này vào quốc gia Văn Lang thì phần lớn cư dân ở đây đã di cư lên miền núi và là tổ tiên của dân tộc Mường ngày nay. Số còn lại hòa nhập với cư dân Văn Lang của vua Hùng, là dân tộc Việt. Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số kết luận: Trước thời các vua Hùng, vùng đất KBC là địa bàn sinh sống của cư dân VTT. Trong lúc ở miền Bắc còn là các bộ lạc nhỏ, riêng lẻ: bộ Rồng, bộ Chim, bộ Dâu, bộ Rùa… (Theo GS. Trần Quốc Vượng) thì ở KBC đã xuất hiện một bộ tộc Việt Thường có nền văn minh cao, đã có chữ viết. Chúng ta không loại trừ khả năng ở đây đã hình thành nhà nước phôi thai (bởi có quốc gia thì mới có sự kiện cử người đi sứ thông hiếu với các quốc gia khác!) như Bùi Dương Lịch đã chứng minh. Vào khoảng thế kỷ 7 trước CN, các vua Hùng đã thu nạp phần đất phía Bắc của bộ tộc này vào lãnh thổ quốc gia Văn Lang. Ở phía Nam, đất đai của VTT được sáp nhập vào quốc gia Lâm ấp (sau này là Hoàn Vương, Chiêm Thành). Vì vậy, ngôn ngữ, phong tục của Bắc KBC và Nam KBC có khác nhau do quá trình sinh sống ở hai “đất nước” khác nhau trong một thời gian dài. Giới hạn của hai khu vực này là Đèo Ngang ở phía Nam Hà Tĩnh. Vào thế kỷ II, vua Chiêm Thành là Chế Củ đem quân xâm phạm biên giới Đại Việt, bị vua Lý Thánh Tông đánh và bắt được. Chế Củ phải đem ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) dâng cho Đại Việt mới được thả về. Như vậy, đã thu lại được hơn một nửa của nửa phía Nam VTT vào đất nước. Đến đầu thế kỷ 14, vua Chiêm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý cho ta (tức Thuận, Quảng: Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay) để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần’2‘. Như vậy, sau bao thế kỷ, cuối cùng, toàn bộ đất đai VTT lại trở về sum họp dưới một quốc gia chung Đại Việt. Những từ địa phương KBC và những từ ngữ của dân tộc Mường đồng âm, nghĩa (mà chúng tôi đã trích một số làm thí dụ) là ngôn ngữ cổ của cư dân VTT. Chúng ta nên có những công trình nghiên cứu đi sâu tìm tòi những từ ngữ chung này, qua đó có thể khôi phục được ngôn ngữ CỔ VTT ngày xưa. Dùng 35 chữ cái của chữ Mường cổ – mà Nguyễn Đổng Chi đã sưa tầm – để ghi những âm này: phải chăng chúng ta sẽ khôi phục được lối chữ khoa đầu mà bộ tộc Việt Thường từng ghi trên mai rùa, đã được phản ánh trong thư tịch cổ Trung Hoa?
    1 like
  7. Bạn scan bản vẽ mặt bằng căn hộ , đo hướng cửa rồi post vào đây nhé! Chúng tôi sẽ xem giúp!
    1 like
  8. 1 like
  9. vấn đề của bạn là do cấu trúc bên trong căn nhà chứ ko phải do tác động của ngoại cảnh bạn kiểm tra xem , có phải đi qua wc mới vào được đến bếp hay ko xem ban thờ đang đặt ở khu vực nào , có vật sắc nhọn đâm vào hay ko ? khu vực cửa ra vào có đặt núi hay non bộ ko ?
    1 like
  10. Một ít sự thật về Kinh Dương Vương Nguyễn Thiếu Dũng Thứ ba, 24 Tháng 9 2013 00:09 Lịch sử Việt nam có hai phần: phần sử truyền thuộc về huyền sử, phần sử chép thuộc về lịch sử, cả hai loại đều có chuyện thật và chuyện không thật. Tất cả những gì lịch sử ghi chép không phải hoàn toàn đáng tin, mỗi triều đại đều có thể xuyên tạc lịch sử theo ý đồ của họ. Chính trị có thể sử dụng lịch sử thành công cụ phục vụ lợi ích của nó. Những dụng cụ được chế tạo vì lợi ích của nhân loại có thể bị biến thành vũ khí sát thương khi vào tay kẻ ác, biết vậy nhưng không thể không dùng các vật đó, đập chuột lẽ đâu đập luôn bình. Ta không thể cả tin vào huyền sử cũng như lịch sử, ai cũng có quyền hoài nghi. Lịch sử là phần nổi, huyền sử là phần chìm, không thể chỉ ôm phần nổi mà chối bỏ phần chìm, không có quốc gia nào, dân tộc nào tự trên trời rơi xuống mà phải trãi qua trình hình thành, quá trình này không chỉ vài trăm năm, vài nghìn năm, mà là năm nghìn, mười nghìn, trăm nghìn năm hay xa hơn hằng triệu năm, vì vậy tập thể nào cũng có một phần lịch sử bị bệnh “ quên quá khứ”, bổn phận của người đọc sử là phải tìm cách chữa căn bệnh trầm kha đó, những mãnh vở của huyền sử một phần nào sẽ giúp cho con người lần tìm lại cội nguồn của mình trong khi chờ những khoa học khác phụ trợ. Thế nên khi chưa hiểu biết hết lịch sử hay huyền sử đừng vội phỉ báng huyền sử, đó là thông điệp của tiền nhân gởi lại cho hậu thế với nhiều mật mã, nhiều ẩn ngữ, đừng vội thóa mạ những nhân vật huyền sử mà mang tội bất kính với tổ tiên. Đọc sử cũng nên học bài học đầu tiên là “tiên học lễ “ vậy. Kinh Dương Vương (经阳王) không phải do châu Kinh (荊) và châu Dương (扬) ghép lại, vì các chữ đó khác nhau, tuy âm giống nhau mà nghĩa khác nhau. Cổ nhân đã hết sức tinh tế khi dùng chữ, chứ không lầm lẫn như suy nghĩ của Đào Duy Anh mà Liam C. Kelley đã viện dẫn : “Những chữ trong tên hai châu này đồng âm với những chữ “Kinh” và “Dương” trong cái tên Kinh Dương Vương [涇陽], nhưng chúng được viết khác nhau. Đào Duy Anh nhận ra điều này và cho rằng câu chuyện về Kinh Dương Vương có lẽ bắt nguồn từ khi người Việt đang sống dọc sông Dương Tử ở khu vực châu Kinh và Dương, và rằng qua nhiều thế kỉ người Việt truyền miệng câu chuyện này khi họ di cư về phía Nam đến đồng bằng Sông Hồng. Khi câu chuyện rốt cuộc được viết ra, ai đó đã chọn các từ đồng âm của Kinh và Dương, do đó làm mờ đi sự kết nối sử thực giữa Kinh Dương Vương và những vùng địa lí là “Kinh” và “Dương” mà ngày nay là miền Trung Trung Hoa. Do đó, Đào Duy Anh cho rằng một khi nhận ra nghĩa đen của Kinh và Dương, sự tồn tại của một Động Đình Quân cũng có nghĩa [cho thấy] rằng những cái tên đó đều gắn với một khu vực có cùng tên gọi, nơi mà ông nghĩ rằng đó là quê gốc của người Việt” (1) Đất đai của người Việt không chỉ dừng lại ở hồ Động Đình mà còn vượt xa hơn về phía bắc. Truyền thuyết nói Đế Minh là cháu ba đời của Viêm Đế, họ Thần Nông. Viêm đế là vua miền viêm nhiệt (nhiệt đới) ý chỉ phương nam, họ Thần Nông chỉ sắc dân nông nghiệp, Thần Nông có cấu trúc chữ theo văn phạm Việt, nên Thần Nông chính là tổ của Bách Việt, người Hoa sau khi thống nhất Trung Hoa đồng hóa số dân Bách Việt nằm trong lãnh địa của họ, đã sáp nhập Thần Nông thành tổ của họ, vì vậy họ xưng là con cháu Viêm Hoàng (Viêm đế, Hoàng đế). Khi đã nhận Viêm đế làm tổ họ đồng hóa người Việt và văn hóa Viêt thành tài sản của họ. Hoa tộc sau này đổi thành Hán tộc không phải là một chủng tộc, họ là một tập hợp đa văn hóa, người Hoa Bắc và Hoa Nam không cùng gen, người Hoa Nam thuộc về chủng tộc Việt cùng gen với người Đông Nam Á. Liam C. Kelley trong bài ““Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại”(1) và Trần Trọng Dương trong bài “Kinh Dương Vương ông là ai?”(2) là người phát triển luận chứng của Kelly đều theo thuyết Hoa tâm không nhìn thấy vấn đề này. Trước hết Kelley không khách quan khi cho rằng “Hồng Bàng thị truyện là một câu chuyện mang tính phả hệ về một thị tộc được định danh là Hồng Bàng, một cái tên chưa bao giờ được giải thích. Nó bắt đầu bằng việc chỉ ra những nguồn gốc của thị tộc này từ vị thủ lĩnh trong thần thoại Trung Hoa là Thần Nông”(1) Theo thuyết Tam Hoàng (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông) và Ngũ Đế gồm: Hoàng Đế (黃帝) Đế Chuyên Húc (帝顓頊) Đế Khốc/Cốc (帝嚳) Đế Nghiêu (帝堯) Đế Thuấn (帝舜) thì Tam Hoàng là tổ của các bộ tộc Việt. Trong Ngũ Đế chỉ trừ Hoàng Đế được viết theo cấu trúc Hán, còn bốn vị kia đều được gọi theo cách thức Việt. Phải chăng người Việt đã chiếm đa số trong các nhân vật khai sinh Trung Quốc? Vậy ai mượn ai (trong thần thoại)! Khi nói Đế Minh đi tuần thú phương nam, tức là phải đi từ phương bắc, Thần Nông, Đế Minh, Đế Nghi là người Bách Việt, vậy thì để Đế Nghi làm vua phương Bắc không có nghĩa đất nước của Đế Nghi là đất nước của Trung Hoa, lúc đó chủng Hoa chưa có chỗ đứng trên vùng đất đó. Ta nghĩ sao khi mà ngày nay tên của đa số các địa danh lớn ở Trung Quốc vẫn còn gọi theo cấu trúc Việt : Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Nam, Giang Bắc, Giang Đông, Giang Tây, Hải Nam… Lộc Tục được phong làm vua hiệu là Kinh Dương Vương, lấy tên vùng đất được phong làm vương hiệu. Kinh viết với bộ thủy là tên con sông Kinh, tức Kinh Thủy một chi lưu của sông Vị. Nếu lấy ngọn Bắc Trọng Sơn làm phân giới, thì phía Bắc núi là huyện Thuần Hóa, phía nam núi là huyện Kinh Dương. Do Kinh Dương ở về phía nam Bắc Trọng Sơn và phía bắc sông Kinh Thủy nên lấy dương làm tên theo thông lệ: “Sơn nam vi dương, thủy bắc vi dương”. Đây là cách đặt tên chịu ảnh hưởng thuyết âm dương của Kinh Dịch (Kinh của người Việt), lấy núi làm mốc, kéo dài đến con sông gần đó, vì vậy phía nam núi tức là phía bắc sông, tất cả đều nằm trong phạm vi của núi, nam thuộc dương nên vùng đó thường mang tên ghép là dương như Lạc Dương, Hán Dương, Nam dương…Do cách đặt tên giới hạn giữa núi và sông nên nảy sinh từ ghép Giang Sơn, Sơn Hà để chỉ đất nước. Tên Kinh Dương đã có từ rất xưa, trong Kinh Thi, phần Tiểu Nhã, thơ Lục nguyệt đã có nhắc đến: “Xâm Hạo cập Phương/ Chí vu Kinh Dương” (Xâm phạm Hạo và Phương. Cho đến Kinh Dương) Dân gian có thành ngữ “Kinh Vị phân minh”. Vị Thủy là chi lưu lớn của Hoàng Hà, phát nguyên từ Cam Túc đến Thiểm Tây nhập vào Hoàng Hà; Kinh Thủy cũng là một chi lưu của Vị Hà, phát nguyên từ Ninh Hạ, cả hai sông đến huyện Cao Lăng thành phố Tây An thì hợp lưu. Nước sông Kinh thì đục, nước sông Vị lại trong, hai dòng sông này khi gặp nhau hợp thành một lại không trộn lẫn với nhau mà chia làm hai phần trong đục rõ ràng. Ngày nay huyện Kinh Dương cũng như huyện Thuần Hóa đều thuộc thành phố Hàm Dương tỉnh Thiểm Tây. Hàm Dương là kinh đô của nhà Tần. Phía đông, nam của Hàm Dương là thành phố Tây An. Tây An và Hàm Dương đều là đất đế đô, các nhà Chu, Tần, Hán, Đường đều đóng đô ở đây. Nhà Chu khi mới lập đô thì đóng ở đất Phong hoặc đất Hạo (Cảo) nằm về phía tây thành phố Tây An. ( Với địa thế đó có thể Kinh Dương là Kinh đô của Xích Quỷ và vì thế Lộc Tục xưng hiệu là Kinh Dương Vương) Kinh Dương là một phần của dãi Trung Nguyên (bao quát Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Tây) vùng đất mà sau đó được coi như đất phát địa của Hoa tộc hay còn gọi là Hán tộc. Như vậy là đất của Kinh Dương Vương tuy nói là phía nam, nhưng phải hiểu là phía nam của Bắc Trọng Sơn, tức là bao gồm cả phần mà người Hoa gọi là Trung Nguyên hay là Hoàng Hà trung hạ du. Về sau Hoa tộc vào chiếm Trung Nguyên, nước Xích Quỷ mất đất Kinh Dương Vương phải lui về phía Nam Trường Giang lập nước Văn Lang. Không nên dịch Xích Quỷ là quỷ đỏ, dịch như vậy là xuyên tạc (sẽ có bài riêng về danh xưng này) Hoa tộc suy tôn Hoàng Đế là tổ tiên của người Trung Quốc. Sau khi chiến thắng Viêm Đế và Si Vưu, Hoàng Đế lên ngôi khoảng 2698 TCN đến 2599TCN Viêm Đế dòng Thần Nông sống ở vùng Khương Thủy, phía Tây Bắc Trung Quốc (tỉnh Thiểm Tây) hiện nay.(Địa bàn này phù hợp với vương hiệu Kinh Dương) Kinh Dương Vương cũng dòng Thần Nông lên ngôi năm 2879 TCN, vua nước Xích Quỷ, đô ở Kinh Dương (Thiểm Tây). Đất nước Trung Hoa trước thời Hoàng Đế là đất của Thần Nông, tức của Bách Việt, lãnh thổ Viêm đế kéo dài từ tây sang đông bao gồm Thiểm Tây, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông. Si Vưu là lãnh tụ của các bộ lạc Cửu Lê ở phía nam Dương Tử giang, cũng có nghĩa là toàn bộ Trung Nguyên và Hoa Nam là đất của Bách Việt, Hoàng Đế thắng Viêm Đế, tiêu diệt Si Vưu chiếm đất Bách Việt rồi chiếm cả những gì thuộc về trí tuệ của Bách Việt (3). Chuyện của Kinh Dương Vương, Kelley cho là được kiến tạo ở thời trung đại do chịu ảnh hưởng của truyện Liễu Nghị, tác giả truyện này là Lý Triều Uy, người thời Đường hư cấu. Truyện kể : Liễu Nghị thi hỏng, đi thăm bạn ở Kinh Dương (trùng chữ với Kinh Dương Vương) gặp người con gái chăn dê bị chồng bạc đãi. Nàng là con gái út của Long Quân hồ Động Đình lấy con trai thứ của Kinh Xuyên (thần sông). Nàng nhờ Liễu Nghị mang thư cho Long Vương để vua cha đến cứu. Liễu Nghị trao thư cho Long Quân, em trai Long Quân là thần rồng cai quản sông Tiền Đường nổi giận bay di giết con trai Kinh Xuyên đem cháu gái về định gả cho Liễu Nghị, Nghị từ chối, trở về nhân gian được Long Quân tặng nhiều báu vật trở nên giàu có, lấy hai lần vợ, cả hai đều chết yểu. Con gái út Long Quân cám ơn tri ngộ hóa thành thiếu nữ làm vợ Liễu Nghị, hai vợ chồng sau thành tiên. Em họ Nghị là Liễu Hỗ đi trên Động Đình Hồ gặp Nghị, Nghị truyền cho phép tiên, Hỗ đem chuyện kể với người đời nhưng không ghi chép lại, Lý Triều Uy thấy hay nên viết truyện này。 Kinh Dương Vương theo Toàn Thư “Tên huý là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông. Nhâm Tuất, năm thứ 1. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. (Xét: Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi).(4) Cả hai câu chuyện có cùng motip, cưới con gái Động Đình Quân, còn thì các tình tiết đều hoàn toàn khác nhau. Chỉ dựa vào mỗi một chi tiết đó Kelley quả quyết Toàn Thư bắt chước truyện Liễu Nghị kiến tạo chuyện Kinh Dương Vương, chứ không thừa nhận Toàn Thư lấy từ truyền thuyết. Lời chú trong Toàn Thư chỉ muốn lưu ý rằng việc Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân không phải là sự kiện đơn độc mà có sự kế tục lâu dài cốt cho thấy đấy không phải là chuyện lạ. Kinh Xuyên và Kinh Dương tuy có chung con sông Kinh nhưng là hai vùng khác nhau, không có họ hàng, không thể đánh đồng làm một. Việc của Kinh Dương xảy ra trước việc của Kinh Xuyên xảy ra sau cách nhau hàng nghìn năm, cả vùng đất từ Kinh Dương đến Động Đình Hồ đều thuộc nước Xích Quỷ, việc thông gia giữa hai vùng lẽ nào không thể có, sao không thể nghĩ ý nghĩa câu chuyện muốn phản ánh sự liên kết giữa hai miền. Tại sao cứ khăng khăng cho rằng Liễu Nghị là truyện sáng tạo của Lý Triều Uy trong khi họ Lý xác nhận ông nghe kể rồi ghi lại: “Hỗ kể nhưng không chép lại” “ tôi thấy hay nên viết lại truyện này”. Đấy cũng là truyện khởi nguồn trong dân gian. Sách Lĩnh Nam Chích Quái chép: “Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ, cưới Long Nữ là con gái Động Đình Quân, sinh Sùng Lãm tức Lạc Long Quân”. Sách còn ghi Lạc Long Quân có lúc đi về Thủy Phủ. Trong khi Toàn Thư chỉ chép vỏn vẹn một câu: “Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân”. Đây là sự khác biệt rất lớn, Ngô Sĩ Liên gạt bỏ thần tích, với sử gia chỉ có ba nhân vật, ba con người mang tên Kinh Dương Vương, Thần Long, Động Đình Quân. Vua (Vương) Kinh Dương lấy con gái chúa (Quân) vùng Động Đình. Vương lớn hơn Quân, Lạc Long Quân là Quân không phải Vương, con Lạc Long mới là vua, Hùng Vương. Tệ hại là do câu chú của một ai đó bắt quàng gây ra, nó gây bầu khí thần bí cho câu chuyện. Thủy Phủ có thể là nơi trị vì của Long Vương, nhưng Thủy Phủ cũng có thể là một địa danh, hành cung của Kinh Dương Vương khi thị sát vùng Động Đình, ngày nay quanh hồ Động Đình vẫn còn vài chỗ mang tên Thủy Phủ. Một gia tộc sau nhiều lần lưu tán con cháu mươi đời sau ghi lại trong gia phả nghe kể lại ông tổ nguyên gốc ở…, lấy vợ ở…, có chuyện này xảy ra…, họ tin còn ta thì nói rằng chẳng có văn bản nào ghi lại không đáng tin, anh tự kiến tạo không có chuyện truyền khẩu đâu, anh đừng thờ ông tổ vu vơ đó, nghe có ổn không? Một dân tộc không lẽ không thể có truyền thuyết, họ ở đâu ra? Dân tộc Việt Nam chỉ xuất hiện từ thời trung đại? không có thời cổ đại? Cách đặt vấn đề của Kelley rất khoa học, rất uyên bác nhưng chắc là không cận nhân tình. Với truyền thuyết vấn đề không phải là đúng hay sai, thật hay không thật, mà là nó có đấy, nó đã cấy vào tâm thức dân tộc, nó đã thành tín ngưỡng ta không thể chối bỏ nó. Với truyền thuyết ta chỉ có thể khảo sát để tìm ra những thông điệp, những mật ngữ được chuyển tải qua nhiều lớp ngôn ngữ trầm tích trong đó. Người trung đại không thể tự dưng kiến tạo truyền thuyết của dân tộc, không ai có khả năng đó và cũng không thể có hoàn cảnh và tình tự để tạo được mạch nguồn của truyền thuyết, con sông không thể tự tạo ra nguồn. Tất nhiên không phải ai cũng có thể tạo ra truyền thuyết, không phải người thông thái bản lĩnh không làm được, lịch sử nhân loại cho thấy những bậc hiền triết của các dân tộc đều xuất hiện từ buổi sơ khai để dẫn dắt hậu nhân. Họ thâm uyên đến nỗi sau họ chưa chắc đã có người kế thừa. Tại sao tổ tiên Việt Nam không để lại bản văn cho con cháu, có thể họ đã để lại nhưng đã bị mất đi, cũng có thể họ không để lại vì giấy má có thể bị tiêu mòn hay có thể sợ bị thất lạc vào tay kẻ địch, chúng ta chưa có cơ sở nào để xác định, có điều chắc chắn họ đã chuyển vào ngôn ngữ những mật mã để bảo tồn “trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. Những sách vở bao đời tiền nhân trước tác đã bị kẻ thù phương Bắc cướp sạch, bia đá cũng bị đập phá, trống đồng bị nấu chảy, chỉ còn miệng người là tồn tại, còn con dân là còn truyền thuyết. Kinh Dịch tức Kinh Diệc (=Việt), là sáng tạo của Việt Nam người Hoa nhận là của họ, ai cũng tin, nhưng hỏi họ lý chứng ở đâu họ chỉ có thể trả lời “của tôi là của tôi”, người có của bị mất cũng vỗ tay phụ họa “của họ mà” trong khi đó ta có hằng tá lý chứng vẫn không thuyết phục nổi. Tôi đã chỉ ra trên trống đồng có những hoa văn cách điệu quẻ Dịch, hào âm được khắc bằng chấm chấm (….), hào dương là vạch liền, có trước văn bản của Trung Quốc (5) Tên các quẻ cơ bản của Kinh Dịch là Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Tốn, Đoài, Ly, Khảm đều là chữ Nôm, học giả Trung Hoa không giải nghĩa được, chỉ có thể hiểu theo tiếng Việt nghĩa mới sáng tỏ(6). Thông qua Kinh Dịch ta sẽ rõ Hồng Bàng thị truyện kiến tạo hay sáng tạo. PHÁT HIỆN TRUNG THIÊN ĐỒ TRONG TRUYỀN THUYẾT TRUNG THIÊN ĐỒ Kinh Dịch có tám quẻ đơn:Càn còn gọi là Thiên có tượng là trời, là vua, là cha. Khôn còn gọi là Địa có tượng là đất, là hoàng hậu, là mẹ. Khảm còn gọi là Thuỷ có tượng là nước, là cá (ngư). Ly còn gọi là Hoả có tượng là lửa. Cấn còn gọi là Sơn có tượng là núi. Đoài còn gọi là Trạch có tượng là đầm (hồ). Chấn còn gọi là Lôi có tượng là sấm, là con trai trưởng. Tốn còn gọi là Phong có tuợng là gió, là cây( mộc). Khi tám quẻ đơn chồng lên nhau ta được 64 quẻ kép, nhưng khi tám quẻ đơn được đặt trên vòng tròn ta sẽ được ba thiên đồ căn bản: Tiên Thiên Đồ thường được người Trung Hoa gọi là Tiên Thiên Đồ Phục Hy vì cho là do Phục Hy chế ra, Hậu Thiên Đồ cũng được người Trung Hoa gọi là Hậu Thiên Đồ Văn Vương vì cho là do Văn Vương thiết lập, ở đây chúng tôi chỉ gọi là Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ vì đã chứng minh được Kinh Dịch do người Việt Nam sáng chế nên Phục Hy, Văn Vương chẳng can dự gì vào việc sáng tạo các thiên đồ. Dịch đồ thứ ba chính là Trung Thiên Đồ đã được tổ tiên Việt Nam cất giấu trong truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ. Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ không chỉ là một huyền sử về nguồn gốc dân tộc “Con Rồng cháu Tiên”, một thông điệp về tình đoàn kết, nghĩa yêu thương giữa các dân tộc anh em, đồng bào mà còn chứa đựng một thông tin về di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam đã được tổ tiên chúng ta bí mật cất giữ trong đó: tôi muốn nói đến Kinh Dịch đứa con lưu lạc của Việt Nam đã được Trung Quốc nuôi dưỡng và đã thành danh ở đó. Nếu chúng ta kết hợp những thông tin nằm rải rác trong các truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ, truyện Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh ta sẽ thiết lập được một Trung Thiên Đồ mà người Trung Quốc chưa hề biết đến. Theo kinh Dịch, Lạc Long Quân thường được nhân dân gọi là Bố mỗi khi có việc cần giúp đở có thể ký hiệu bằng quẻ Càn có tượng là vua, là cha. Lạc Long Quân thường sống ở Thuỷ phủ ký hiệu là quẻ Khảm có tượng là nước. Lạc Long Quân diệt được Hồ tinh là con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm ở đầm Xác Cáo nay là Hồ Tây, sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Đoài tức quẻ Trạch có tượng là đầm. Đất Phong Châu thời Thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc( nay thuộc tỉnh Phú Thọ), lâu ngày cây hoá thành yêu tinh dân gọi là thần xương cuồng, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra sức đánh đuổi, cứu dân thoát khỏi sự bức hại của xương cuồng. Sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Tốn còn gọi là quẻ Phong có tượng là mộc. Lạc Long Quân cũng có công diệt được ngư tinh, con yêu ngư xà ăn thịt người, chuyện này cũng thuộc quẻ Khảm ký hiệu ở trên. Truyền thuyết thường nói chung là Lạc Long Quân (quẻ Càn) diệt hồ tinh (quẻ Đoài), diệt mộc tinh (quẻ Tốn), diệt ngư tinh (quẻ Khảm) để cứu dân, từ đó ta đã có được một vế của Trung Thiên Đồ: Càn-Đoài-Tốn-Khảm. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân nói với Âu Cơ (được tôn xưng là Quốc mẫu, là mẹ, ký hiệu là quẻ Khôn): “Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương họp lại mà sinh ra con, nhưng thuỷ hoả tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở với nhau lâu được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về Thuỷ Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống biển, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên nhau”. Như thế là truyền thuyết đã xác định rất rõ tính cách tương phản giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân thuộc quẻ Khảm (Thuỷ) thì Âu Cơ thuộc quẻ Ly (Hoả). Truyền thuyết kể tiếp: “Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang”. Lên Phong Châu là lên núi ký hiệu là quẻ Cấn có tượng là núi, tôn người con cả ký hiệu là quẻ Chấn vì Chấn có tượng người con trưởng. Ta lại có thêm vế thứ hai của Trung Thiên Đồ: Ly-Cấn-Chấn -Khôn. Đến đây ta đã khai quật được Trung Thiên Đồ từ lớp ngôn ngữ truyền thuyết, các quẻ xếp theo thứ tự Càn -Đoài -Tốn -Khảm -Ly -Cấn -Chấn -Khôn theo chiều ngược kim đồng hồ.(6) Sở dĩ đồ đó được gọi là Trung Thiên, là chứng cớ chắc chắn để nói rằng Kinh Dịch là của Việt Nam vì nó là đồ duy nhất và là la bàn để người khai sáng dựa vào vị trí các quẻ được phân bố trên đó viết nên hào từ của Kinh, việc này vị trí các quẻ trên Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ không làm được(7) Vậy “Hồng Bàng thị truyện” là sáng tạo hay được kiến tạo từ thời Trung Đại, trong khi không chỉ đến thời Trung Đại mà ngay đến thời Hiện Đại, Trung Hoa vẫn chưa biết có sự hiện hữu của Trung Thiên Đồ. “Tưởng niệm Lạc Long Quân, dân làng Bình Đà, huyện Thanh Oai tổ chức lễ hội từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 3 âm lịch. Ngày 6 tháng 3 là ngày chính hội. Theo Kinh Dịch, tính theo số Tiên-Thiên, quẻ Khảm hay còn gọi là quẻ Thuỷ đứng ở vị trí số 6, quẻ Ly hay còn gọi là quẻ Hoả đứng ở vị trí số 3. Vì vậy lấy ngày 6 tháng 3 để tưởng niệm Đức Lạc Long Quân là dựa vào tính chất của quẻ Khảm (số 6) và quẻ Ly (số 3). Hai quẻ này hợp lại là quẻ Thuỷ-Hoả-Ký-Tế, quẻ thứ 63 trong tổng số 64 quẻ Dịch Quẻ Ký-Tế là quẻ duy nhất trong số 64 quẻ Dịch đạt đến độ lý tưởng hoàn chỉnh. Dịch quy định những hào ở vị trí số lẻ 1, 3, 5 phải là hào dương mới được kể là chính vị, nếu là hào âm thì gọi là thất vị (không đúng vị trí). Ngược lại những hào ở vị trí số chẵn 2, 4, 6 phải là hào âm mới được kể là chính vị, không đúng quy định đó gọi là thất vị. Số thứ tự của hào quẻ được tính từ dưới lên. Riêng hào 5 (hào cửu ngũ) còn được gọi là hào trung chính vì là hào dương mà lại là hào ở giữa quẻ ngoại. Cũng thế, hào 2 (lục nhị) còn được gọi là trung chính vì là hào âm và là hào ở giữa quẻ nội. Quẻ Ký-Tế, hào dương ở đúng vị trí dương, hào âm ở đúng vị trí âm được xem là quẻ chuẩn, chuẩn cho Dịch, chuẩn cho người, chuẩn cả cho trời đất vì đã đạt đến trung chính, nghĩa là đã đạt được Đạo. Trời đất trung chính thì mưa thuận gió hoà, xã hội trung chính thì cuộc sống yên ổn, thái bình. Cho nên toàn bộ Kinh Dịch, có thể nói như Nguyễn Hiến Lê: "Liệt kê ra thì cực phiền toái mà tổng hợp lại thì rất đơn giản chỉ gồm hai chữ trung chính như Trương Kỳ Quân đã nói: "Đạo lý trong thiên hạ (theo Dịch) chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính". Nguyễn Văn Siêu nhấn mạnh trung không phải là lưng chừng, không phải là trung bình cộng mà trung là đạt đến chỗ chí thiện. Phải chăng qua ngày giỗ 6/3 Tổ tiên muốn để lại cho con cháu muôn đời lời di huấn về phép trị nước an dân cốt sao đạt đến chỗ trung chính. Đạo trị nước tất cũng là đạo giữ nước, đó chính là thông điệp của ngày giỗ Tổ Lạc Long Quân” (8). Tiền nhân làm việc gì cũng muốn gởi vào đó một hay nhiều thông điệp. Kelley còn dẫn một đoạn sau đây để áp đặt Hồng Bàng thị truyện lấy ý tưởng từ truyện Liễu Nghị. “Trong Liễu Nghị truyện, Liễu Nghị chuyển một bức thư cho Long quân hồ Động Đình sống dưới long cung vì lợi ích của con gái ông. Khi Liễu Nghị đến cung điện, văn bản ghi chép những thông tin sau đây: [Liễu] Nghị hỏi [một người chỉ đường cho ông đến long cung]: – Động Đình quân đang ở đâu? - Chủ nhân của chúng tôi đang ở gác Huyền Châu. Ông đang bàn bạc về Hoả kinh với Thái Dương đạo sĩ. Họ có lẽ sắp kết thúc rồi. - Hoả kinh nói về cái gì? - Chủ nhân của chúng tôi là rồng. Sức mạnh thần thánh của rồng liên quan đến nước; với một giọt nước ông có thể chụp lên cả các ngọn núi và thung lũng. Trong khi đó, Đạo sĩ là người. Sức mạnh thần thành cua người liên quan đến lửa; với một ngọn đèn, ông ấy có thể đốt cháy cung A Phòng [một cung điện được xây dựng bởi Tần Thuỷ hoàng đế]. Vì hai loại trí tuệ thần thánh là khác nhau về chức năng, nên sự biến hoá huyền diệu cũng rất khác nhau”. Khi khẳng định của Lạc Long Quân với Âu Cơ có thêm một ý nghĩa mới sau khi đọc đoạn văn này, thì tất nhiên không có cách nào khác phải thừa nhận chắc chắn rằng tác giả Hồng Bàng thị truyện đã lấy ý tưởng từ Liễu Nghị truyện để giải thích rằng sự khác biệt giữa nòi rồng, Lạc Long Quân, và dòng tiên/trên cạn, Âu Cơ, là do sự khác biệt giữa lửa và nước” (1). Ở trên ta đã biết chủ nhân Kinh Dịch là người Việt, họ là cha đẻ thuyết âm dương mà Trung Hoa chịu ảnh hưởng khá sâu đậm. Trung Thiên Đồ chỉ có ở Việt Nam ẩn tàng trong Hồng Bàng thị truyện. Ta có thể chia Trung Thiên Đồ thành hai vế: A: Càn Đoài Tốn Khảm và B: Khôn Chấn Cấn Ly. Vế A biểu tượng cho Lạc Long Quân (Càn), vế này có hình dạng con Rồng Dương với Càn 3 vạch (đầu rồng), Đoài Tốn đều có hai vạch hai bên (thân rồng), Khảm một vạch ở giữa (đuôi rồng). Vế B biểu tượng cho Âu Cơ, vế này biểu tượng cho con Rồng Âm với Khôn 3 vạch đứt (đầu rồng), Chấn Cấn đều có hai vạch đứt hai bên (thân rồng), Ly một vạch đứt ở giữa (đuôi rồng). Hai con rồng Âm Dương này cùng châu đầu vào quẻ Càn đặt ở phương Nam, cực dương biểu tượng mặt trời có ngọn lửa bao quanh. Đó chính là “Lưỡng Long triều nhật” thường thấy trên các mái đình, mái chùa, một dạng cách điệu của Trung Thiên Đồ. Rồng Lạc Long Quân có đuôi là quẻ Khảm nên luôn liên hệ với nước. Rồng Âu Cơ có đuôi là Ly nên luôn liên hệ với lửa, lại còn có Cấn/Sơn vì vậy thường ở núi. Rồng Âm Âu Cơ biến thể thành chim Phượng, hay là Tiên. Lý Triều Uy chỉ là một Nho sinh đọc sách thánh hiền, học ngũ Kinh đứng đầu là kinh Dịch sao có thể nói ngược Hồng Bàng thị truyện lấy ý tưởng từ Liễu Nghị truyện được nhỉ?! Keith Taylor từng viết rằng người Việt Nam “học cách để khớp nối các bản sắc phi Hoa vào các khái niệm thuộc di sản văn hoá của Trung Hoa và “lập luận rằng vua Hùng đã thực sự tồn tại”. Trái lại, Kelley chứng minh rằng: “các vua Hùng không có thật. Thay vào đó, họ được kiến tạo ở thời trung đại” “sau đó khớp nối một bản sắc riêng vào các khái niệm thuộc di sản văn hoá của người Trung Hoa” (1) Cả hai có kết luận khác nhau về vua Hùng nhưng lại cùng chung quan điểm là Việt Nam vay mượn các khái niệm thuộc di sản văn hóa của người Trung Hoa. Có thật vậy không? Có những câu hỏi cần được thảo luận Tại sao những trang đầu lịch sử Trung Hoa lại đầy tên người gọi theo cách thức Việt? Tại sao có rất nhiều địa danh Việt trên đất Trung Hoa? (9) Vua Kiệt nhà Hạ và vua Trụ nhà Thương là gốc người nào mà tên Kiệt (14), Trụ không có nghĩa trong tiếng Trung lại có nghĩa trong tiếng Việt: Kiệt-kịt-Cặc, Trụ-chụ-đụ, kiện chứng cho hai tên này: người đàn bà của Trụ được gọi là Đắc Kĩ đọc theo phiên thiết là Đĩ. Kiệt Trụ không phải là vương hiệu mà là hỗn hiệu do dân chúng oán hận mắng nhiếc, vương hiệu của Trụ là Đế Tân. Tại sao dân chúng lại chửi bằng tiếng Việt : vua Cặc, vua Đụ, con Đĩ ? Dân nói tiếng Việt, vua mang tên Việt, vậy Triều Hạ, Triều Thương của ai? (10) Kinh Dịch đứng đầu các Kinh của Trung Hoa ảnh hưởng đến mọi lãnh vực văn hóa, chính trị, triết học, văn học, quân sự của Trung Hoa là tác phẩm sáng tạo của người Việt (Nam), đó là nguyên tác không phải chuyển dịch, Vậy thì thứ chữ để viết nên Kinh Dịch do ai sáng tạo? Chữ Vương trong tước hiệu của Kinh Dương Vương trên Giáp cốt văn được A- vương file:///C:%5CUsers%5CMaiOanh%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image007.png B-ngọc Việt file:///C:%5CUsers%5CMaiOanh%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image009.png C-Việt (kim văn) file:///C:%5CUsers%5CMaiOanh%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image011.png D-cái Việt viết theo hình (A) đó là hình dạng ngọc Việt (hình B), tượng trưng cho vương quyền được truyền từ thời nhà Hạ, qua nhà Thương đến nhà Chu. Chữ Việt (hình C) cũng mô phỏng cái Việt (hình D) quyền uy đó, còn người Việt Nam thì tự xưng là người Kinh 京, dân kinh đô, sao họ lại phổng tay trên người Hoa để chọn những chữ có tầm cao như vậy, nếu như họ không phải là người đã tạo ra chữ? (11) Người Việt ở phương Nam, người Hoa ở phương Bắc, người Hoa miệt thị người phương Nam là man di (nam man), thế mà Kinh Dịch gọi phương Nam là phương văn minh, trong chữ Nam lại có chữ Hạnh, còn chữ Bắc lại là hình ảnh của hai kẻ đâu lưng vào nhau, kèn cựa nhau, phản bội nhau. Vậy chỉ có người phương nam tạo chữ mới tự ca tụng mình, và trút nỗi hận người phương Bắc hay xâm lấn lên trên chữ thôi, chứ lý nào người phương Bắc cường bạo như vậy lại đi tự lăng mạ mình!(12) Thiết nghĩ giải quyết được những vấn nạn đó ta sẽ trả lời được Việt Nam có hay không thời tiền sử, tiền sử Trung Hoa mượn những khái niệm văn hóa Việt hay Việt mượn của Hoa. Việt có chữ hay không? Chữ gọi là chữ Hán thật sự do ai tạo nên, ai đã biến đổi, canh tân, giản hóa để thành của mình. Việt mất bao nhiêu tài sản trí tuệ? Ai sáng tạo ai kiến tạo? Đâu là chân lý? Chữ "Hạnh" này để giải quyết mối quan hệ cân đối trong Ngũ Thường "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín". Không có Trung Thiên Đồ. Tam Hoàng: Phục Hy - Thần Nông - Hoàng Đế. Châu Kinh - Dương trong Cửu Châu của Kinh Thư thời nhà Hạ (dĩ nhiên tương ứng trước đấ) do người Việt chép lại tích xưa cũng có ý biên giới Văn Lang và Trung Quốc. Văn Lang Tây giáp Ba Thục bên kia sông Dương Tử, châu Kinh Dương cũng phía Bắc Dương Tử nhưng thuộc trung và hạ lưu, đều mang những ẩn ý hợp lý.
    1 like
  11. 1 like
  12. BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT (Tiếp theo) Chiều cô thôn Nơi khí mới tụ. Kim sinh - Thế giới đi về đâu?Nhiều năm gần đây xuất hiện cụm từ "Đi tắt, đón đầu". Một ý tưởng rất hay và thông minh - tôi không hề có ý nghĩ mỉa mai ý tưởng này. Nhưng nó phải là một sự thông minh xuất sắc mới thực hiện được. Bởi vì. điều kiện cần và đủ để thực hiện ý tưởng này là phải biết rõ hoặc chí ít cũng định hướng được xu hướng phát triển trong tương lai của nền văn minh nhân loại trong xu thế hội nhập toàn cầu. Nếu như không thể phân tích được trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận với những luận cứ chắc chắn và khoa học (Hiện nay nền văn minh nhân loại chưa đủ tầm để có được điều này) thì ít nhất cũng có thể ....dự báo được - tức xem bói được theo Lý học Đông phương, hoặc các phương pháp dự báo khác của nền văn minh khác. Vị thày bói này cũng cần phải có một kiến thức rất rộng về nhiều mặt của tri thức hiện đại mới có thể dự báo chính xác. Theo tôi vấn đề phải được xét từ tổng thể và đi đến chi tiết - đây là nguyên lý của Phong Thủy Lạc Việt và cũng là của Lý học Đông phương nói chung. "Muốn giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ". Ngài Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu như vậy. Nếu như không có một cái nhìn tổng hợp thì mọi giải thích và ứng dụng sẽ chỉ mang tính cục bộ, chắp vá kiểu chống tắc đường hiện nay và căn cứ vào Tây nó cũng làm như vậy. Trên cơ sở những quy luật của vũ trụ từ những quy luật sinh học - sự phát triển từ đơn giản đến phức tạp, quy luật vật lý về cấu trúc các vật thể....vv....thì xã hội loài người sẽ không thể không hội nhập toàn cầu trong những kỷ nguyên này - (Vài ngàn năm sau, nếu ko có thiên tai hủy diệt toàn thể nhân loại thì nó lại tan rã dưới một hình thức khác. Nhưng đó là chuyện của vài ngàn năm sau, chưa bàn vội). Vấn đề được đặt ra là nó sẽ có sự diễn tiến hội nhập như thế nào và nó sẽ tiếp tục phát triển ra sao? Sự hội nhập hiên nay - với cái nhìn của cá nhân tôi - nhân danh những hiểu biết về Lý học thuộc về văn hiến Việt - thì nó mới ở giai đoạn manh nha, sơ khởi. Nó chưa đủ những điều kiện nền tảng cần thiết về các cấu trúc xã hội để tiến tới một sự hội nhập thực sự. Nhưng những dấu hiệu đầu tiên để xác định một xu hướng này đã xuất hiện và không thể thay đổi. Một cuộc hội nhập chỉ mang tính cục bộ là nền kinh tế châu Âu với khối EU cũng có vẻ như rất khó khăn chứng tỏ điều này. Họ đã quá chủ quan duy ý chí khi áp đặt một ý tưởng cho một sự kiện sẽ xảy ra và quên mất những điều kiện cần và đủ để thống nhất châu Âu - một phần của thế giới. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo là chưa đủ nhân duyên, một thứ đẻ non do quá nôn nóng. Nay để sản xuất một cái hộp quẹt ga, chúng ta thử tưởng tượng chỉ cần thiếu một yếu tố phát triển tri thức làm ra cái hộp quẹt ga đó là công nghệ hóa lỏng ga thì cái hộp quẹt ga bán với giá 3000VND cũng không thể ra đời. Huống chi đây là một cuộc hội nhập của toàn châu Âu. Đáng nhẽ ra họ không nên sốt sắng in ra một loại tiền châu Âu ngay như vậy và phải có một biện pháp thúc đẩy sự hội nhập tự nhiên bằng những biện pháp hành chính. Nhưng đấy không phải chủ đề của bài viết này, tôi chỉ xin phép giới thiệu như một dấu hiệu cục bộ của xu hướng hội nhập toàn cầu. Thực tế xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay chính là sự giao lưu kinh tế toàn cầu với phương tiên thông tin và giao thông (Đương nhiên không phải đường sắt cao tốc. Đấy chỉ là sản phẩm mơ ước của con người thời kỳ hàng không chưa phát triển. Nó giống như mơ ước của bác nông dân thật thà chất phác - nhưng có chỉ số IQ cao - mơ ước tậu được con trâu vậy. Và khi đất của bác được bồi thường dự án xây siêu thị thì bác ta lập tức mua con trâu mà đáng nhẽ ra bác ta phải mua máy cầy - mà có lẽ máy cầy có người điều khiển bây giờ cũng lạc hậu rồi ). Thế giới sẽ hội nhập thành một chỉnh thể thống nhất trong một tương lai không xa. Nhưng nó sẽ có một tiến trình hội nhập như thế nào (Một cuộc chiến khốc liệt giành ngôi bá chủ, hay một cuộc hội nhập hòa bình dung hòa được quyền lợi giữa các dân tộc...) và mô hình của một thế giới thống nhất ấy sẽ ra làm sao - để có thể điều hành được sự sống của con người trên hành tinh này, bảo vệ sự tiếp tục phát triển cân đối của nó và tiếp tục phát triển nền văn minh nhân loại? Tôi nghĩ đây là đề tài hấp dẫn. Nhưng nó lại không phải là nội dung của topic này. Trong phần này của bài viết, tôi chỉ muốn đề cập đến sự tiến hóa tiếp theo của chu kỳ "Thổ sinh Kim" và nền kinh tế tiếp theo sẽ dựa trên nền tảng của sự phát triển khoa học kỹ thuật tiếp theo sẽ như thế nào? Thế giới vô hình Tôi mượn tam từ này đề làm tiêu đề cho đoạn tiếp theo. Nhưng mong các bạn đừng nghĩ tôi muốn nói đến các vấn đề mà thế gian tạm đặt tên là tâm linh. Với tôi thì thế giới này chỉ có một chân lý , không có vấn đề khoa học hay tâm linh. Và cũng mong các bạn đừng vội nghĩ là tôi cho rằng thế giới sẽ biến mất và không nhìn thấy nữa. Ở đây tôi muốn nói đến những sự tương tác của những dạng tồn tại của vật chất không nhìn thấy sẽ là xu hướng phát triển tiếp theo của một chu kỳ phát triển của nền văn minh. Nó sẽ bắt đầu từ: Tia lade; sóng điện từ, kỹ thuật điều khiển không dây, tự động hóa, các vấn đề kỹ thuật điện toán, phần mềm vi tính, công nghệ thông tin....Nó sẽ tiến tới và ứng dụng những phần chưa biết của vật chất như: "Hạt của Chúa", phản vật chất..... - đây là thí dụ cho dễ hiểu vì nó là ý niệm tưởng tượng phổ biến mọi người đều biết - còn theo tôi không có phản vật chất và không có Hạt của Chúa...Về năng lương thì những dang năng lượng như hiện nay sẽ phải thay thế bằng những dạng năng lương vũ trụ như: Năng lượng mặt trời, năng lương gió...vv....(Tôi vẫn luôn quan niệm rằng: Việc sử dụng ồ ạt thủy điện là một sai lầm). Nếu cứ như thế này thì thế giới còn cần một hoặc hai chu kỳ nữa: Thổ sinh Kim, Kim sinh thủy....rồi "Quy ư thổ"....mới đạt được trình độ như những gì nền văn minh cổ Đông phương đang....ứng dụng để....xem bói (Do nền tảng kỹ thuật và xã hội của nền văn minh này đã bị hủy diệt). Và tôi gọi những: Tia lade; sóng điện từ, kỹ thuật điều khiển không dây, tự động hóa, các vấn đề kỹ thuật điện toán, phần mềm vi tính...là thế giới vô hình. Nếu những ý tưởng của tôi được coi là đúng - thì - sau khi ổn định những giá trị bất động sản - nên hướng những ngành công nghiệp của tương lai, gọi là "đi tắt, đón đầu". Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị.
    1 like
  13. BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT (Tiếp theo) Cân bằng Âm Dương - Kim sinh Có thể nói rằng: Nếu không có một dự án giúp vốn có chọn lọc của Bộ Xây Dựng nhằm cứu nguy bất động sản thì không gây cảm hứng cho tôi viết bài này. Theo tôi, căn cứ theo những nguyên lý của Lý học Đông phương thì đây là một sai lầm và sẽ để lại những hậu quả chưa lường trước được. Nguyên lý Lý học mà tôi đã trình bày ở trên là: Thổ quá vượng không thể sinh Kim. Hay nói rõ hơn: Chu kỳ phát triển đang bế tắc. Bởi vậy, căn cứ vào nguyên lý tương thừa này thì việc chi tiền mặt để cứu bất động sản trong lúc này không khác gì làm cho Thổ thêm vượng, tức là đẩy sự bế tắc thêm nặng nề và không có lối thoát. Chưa nói đến việc tiền đâu để chi vào việc cứu nguy một con bệnh gần chết do sự phát triển thiếu tính tư nhiên và duy ý chí xuất phát từ tham vọng của con người. Cứ hơi một tý thì người ta viện dẫn nước ngoài đã làm thế này, đã làm thế kia....để biện minh cho các dự án từ ách tắc giao thông đến bất động sản - Trong khi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga , Mỹ, Đức Pháp, Ytaly...không phải Việt Nam. Híc! Nhưng ở đây tôi cũng theo cách lập luận này mà phát biểu rằng: Hoa Kỳ chưa sốt sắng lắm trong việc cứu bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng lớn này - năm ngoái, hay năm kia gì đó - họ đã ra tay cứu ngành công nghiệp ô tô bằng cách đổi xe cũ lấy xe mới và nhà nước Hoa Kỳ bù tiền (Chứ không phải bỏ tiền cứu bất động sản). Đây đã là một sai lầm của họ và tôi đã phân tích điều này trên blog của tôi (Hay trên diễn đàn này). Quả nhiên, sau đó họ đã ngừng lại và sửa chữa bằng cách khác và cũng chưa phải là cách rốt ráo nhất. Nếu cứ tiếp tục chính sách này thì không biết nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ đi về đâu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi xác định trong "Lời tiên tri 2012" đại ý rằng: Năm nay kinh tế Hoa Kỳ sẽ ổn định hơn - đại ý vậy. Bởi vì, thế giới này khi khủng hoảng tới đáy thì nó lại vượt lên, nhưng sẽ không thể vượt qua trần - nói theo ngôn ngữ chứng khoán - Hay nói theo Lý học là nó không thể lột xác hoàn toàn để thành con bướm. Và cứ mỗi lần như thế nó lại lùi dần về quá khứ. Bởi vậy đừng thấy Hy Lạp được hoãn nợ, kinh tế nước A, nước B tăng trưởng mà vội cho rằng thế giới đã ổn định và tiếp tục phát triển. Quên nhanh đi quý vị. Ở tầm nhìn toàn cầu hóa thì nó đang thiếu hẳn một hình thái ý thức toàn cầu để hoàn tất sự hội nhập. Nó chưa có Dương để cân bằng với Âm đang phát triển trên quy mô toàn cầu. Đó là lý do mà tôi xác định một cách chắc chắn rằng: Tất cả các cuộc họp của tất cả các chuyên gia tài ba trên thế giới này để giải quyết khủng hoảng chỉ tốn bia. Và quẻ bói theo khoa học của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm đã chứng nghiệm. Nhưng đấy là chuyện của thế giới... Còn đây là chuyện bất động sản ở Việt Nam có ảnh hưởng từ kinh tế thế giới đang thời kỳ hội nhập với quy mô toàn cầu. Theo tôi, không thể bơm tiền để cứu nguy bất động sản hiện nay dưới bất cứ hình thức nào. Mà phải điều chỉnh bằng chính sách thích hợp nhằm rút dần hoặc hạn chế những bất cập. Trên cơ sở sự phân tích ở trên từ Phong Thủy Lạc Việt thì những nguyên tắc căn bản có thể ứng dụng đầu tiên là do Dương thịnh gây mất cân bằng Âm Dương thì việc đầu tiên là phải điều chỉnh Dương trước - tức là dùng các quy định, quy chế, chính sách....để điều chỉnh sự mất cân đối hiện nay. Còn nếu như bơm tiền thì không khác gì kích thích Âm Vượng lên và thiếu sự hòa nhập Âm Dương (Cô Âm, cô Dương). Việc đầu tiên để tránh việc khủng hoảng, bế tắc do sự phát triển qúa vượng đến mức bất hợp lý vì nhiều nguyên nhân, có thể ứng dụng theo nguyên lý này là hạn chế sự vượng phát của hành Thổ. Đại để về chi tiết có thể là: * Hoặc phải đưa những giá trị bất động sản ngất ngưởng hiện nay về đúng gía trị của nó một cách hợp lý. * Hoặc phải có sự bồi thường hợp lý với những gía trị của bất động sản tạo ra so với giá trị đất chuyển nhượng do dự án. Phương án sau phù hợp hơn với quy luật tăng gía tự nhiên trong việc phát triển nhà ở khu đô thi thể hiện sự phát triển và cân bằng thu nhập.. . * Xóa bỏ những dự án treo không thực hiện đúng tiến độ hoặc thậm chí chưa có chủ đầu tư. Điều chỉnh hoặc bổ sung những quy định, quy chế...vv.... trong các khu vực bị dự án treo. * Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án đã hoặc đang dở dang, Thí dụ: Nhà cao tầng, khu Đô thị có thể dùng làm bệnh viện, trường học... * Những dự án đang chuẩn bị triền khai và có kế hoạch kinh phí ổn định thay thế vào những dự án đang chết với mục đích sử dụng khác. Tức là mua lại các dự án chết và thực hiện dở dang bằng những dự án mới từ nguồn kinh phí của dự án này. Tóm lại, nguyên tắc của Lý học là thuận theo tự nhiên để thị trường Bất động sản tự điều tiết. Suy cho cùng đấy chính là nội dung của câu: "Thuận thiên thừa vận. Hoàng đế chiếu viết:...". Các nhà nghiên cứu về sau thường có xu hướng giải thích câu "Thuận thiên thừa vận. Hoàng đế chiếu viết:..." rằng: Đấy xuất phát từ ý tưởng huyền bí, mỵ dân của vua chúa phong kiến, tự nhận mình là con trời và việc của vua là làm theo ý Trời...vv.... Theo tôi đấy là một cách hiểu sai - Do sự sụp đổ của nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - Nên những nguyên lý của nền văn minh Đông phương trở nên thất truyền và chỉ còn lại những cách giải thích mơ hồ ngớ ngẩn của đám Hán nho. Nên nó trở thành huyền bí với cách giải thích mang yếu tố thần quyền và "mê tín dị đoan". Chứ còn dưới thời Hùng Vương - cội nguồn của nền văn hiến Việt từ gần 5000 năm về trước - câu trên có nghĩa là: Thuận theo quy luật của vũ trụ - "phụng thiên" - vào từng chu kỳ của nó - "thừa vận" (Thí dụ đang vận 8 / 2004 - 2023. Sao Thái Tuế Quản trung cung) để đưa ra những quyết định phù hợp (Hoàng Đế chiếu viết) . Cụ thể: Vào mùa Xuân, không được phép lật tổ chim, vào mùa thu mới được săn bắn chẳng hạn.... Như vậy, về nguyên lý theo Lý học không thể cứu bất động sản bằng cách duy ý chí, mà chỉ nên là dùng qui đinh, quy chế, pháp luật....vv....Tức là dùng các hình thái ý thức xã hội để cân bằng lại sự vượng phát thái quá của các vấn đề liên quan đến bất động sản hiện nay. Sự ổn định trở lại của thị trường này sẽ là tiền đề để phát triển tiếp theo. Vần đế còn lại sẽ là sự phát triển trong tương lai như thế nào riêng ở Việt Nam?
    1 like
  14. BẤT ĐỘNG SẢN HIỆN NAY VỚI CÁI NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT (Tiếp theo) Thổ sinh kim &Nguyên lý tương thừa Đấy là quy luật tiến hóa của Lý học Đông phương nhân danh cội nguồn văn hiến Việt được phân loại theo chu kỳ không/ thời gian. Nhưng rất tiếc! Nếu cứ nói theo ngôn từ Lý học thì chắc khó thể chia sẻ. Vì cái người xưa thấy được, không phải cái người thời nay thấy được. Nên cái người xưa đặt tên thì không phải cái người thời nay biết được. Thí dụ như khái niệm "Khí" chẳng hạn. Thật vớ vẩn khi nghe mấy vị Phoengshui Tàu bàn về khí. Híc! Nhưng thôi - tôi cứ nói theo cách hiểu của tôi và miễn tranh luận. Nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Và tôi cũng cố gắng tránh dùng từ chuyên môn của Lý học Việt cho dễ tương ứng với nhận thức phổ biến. Khi kinh tế phát triển để cân bằng với trạng thái phát triển đó và như là một sự cân đối trong phân phối thu nhập giá nhà đất sẽ phải tăng lên một cách tự nhiên - Trường hợp này tôi loại trừ yếu tố tăng dân số làm giá nhà tăng lên. Tất nhiên cộng với yếu tố tăng dân số, nhu cầu phát triển đô thị.....vv....thì việc tăng giá nhà đất là một trong những dấu hiệu của nền kinh tế phát triển. Nhưng đó phải là sự tăng trưởng tự nhiên với sự điều tiết của các chính sách ở mức độ cân đối và hài hòa, thông qua thuế, các dự án phù hợp với sự phát triển.....vv.... Đó là nguyên lý của Lý học gọi là "Vạn vật quy ư thổ" - kết thúc một chu kỳ phát triển. Đến đây mọi sự phát triển đạt đỉnh và chuyển hóa sang một chu kỳ mới gọi là: "Thổ sinh Kim" - tức là nền kinh tế tiếp tục phát triển sang một giai đoạn khác. Trong văn hóa dân gian Việt có câu "An cư lạc nghiệp" có ý nghĩa tương tự - Khi đến một giai đoạn nào đó của sự trưởng thành - phát triển - thì phải có nhà cửa ổn định thì mới có sự phát triển tiếp theo. Nhà đất - Lý học xếp vào hành Thổ trong sự phân loại theo Ngũ hành. Đến đây tôi muốn lưu ý quí vị khoa học là: Chỉ có thuyết Âm Dương Ngũ hành mới có tính phân loại rất cao cấp, chi tiết và trải rộng trong mọi lĩnh vực từ không gian, thời gian và mọi hiện tượng trong vũ trụ và trên quả Địa cầu này. Trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại đầy tự hào như hiện nay, chưa có một lý thuyết nào có sự phân loại sâu sắc như vậy để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của những quan hệ tương tác như thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt. Nghịch lý Canto về tính chất của những tập hợp chỉ là một hiện tượng đã được ứng dụng trong học thuyết này. Bởi vậy, nó dễ dàng chấp nhận ngay lý thuyết của Canto và coi đó là lẽ đương nhiên. Tất nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay cũng không nằm ngoài những quy luật của học thuyết Âm Dương Ngũ hành với khả năng tiên tri. "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri". Cái gọi là Thuyết Bất định nổi tiếng hiện nay chỉ là một nhận thức thực tế của tự nhiên trong sự phát triển của tri thức hiện đại - chứ không thể coi là một lý thuyết. Tôi phát biểu như vậy - Kính thưa các quí vị khoa học. Bất động sản đã suy thoái nghiêm trong, không chỉ ở Việt Nam - dễ thấy nhất với tôi - mà còn ở cả các nước siêu cường như Hoa Kỳ, tuy mức độ khác hẳn nhau. Sự tăng giá nhà đất vượt qua giá trị thực của nó trong tính tăng giá tất yếu mang tính tự nhiên mà tôi trình bày ở trên, chính là nguyên nhân xảy ra khủng hoảng. Với đồng lương trung bình 5 triệu đồng một tháng, trừ các chi phí cần thiết và có tính tiết kiệm, một đời người không đủ sức mua một căn nhà giá rẻ giành cho người nghèo. Sự vô lý hơn, khi những căn hộ cao cấp giá hàng chục tỷ, hoặc cà vài triệu Dol xuất hiện giành cho những đại gia ảo, trong khi sự tăng giá nhà đất tự nhiên mang tính cân bằng thu nhập. Những căn nhà giá cao ngất ngưởng lại chứng tỏ sự phân hóa khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn . Đây là điều phi tự nhiên trong sự tăng giá có tính cân bằng thu nhập ở xét ở bình diện xã hội. Bởi vậy, tất yếu khủng hoảng xảy ra. Còn xảy ra chính xác vào lúc nào thể hiện qua những hiện tượng gì thì do....quẻ bói. Đến đây tôi xin phép được có một Bổ đề - tất nhiên không vĩ đại như bổ để toán học của ông Ngô Bảo Châu - rằng: Quẻ bói là một phương pháp khoa học thuộc về nền văn minh phương Đông. Tính khoa học của nó được thể hiện qua những vấn đề sau đây: * Quẻ bói là một phương pháp ứng dụng có thể lưu truyền trong nền văn minh qua các thế hệ. Có tính quy luật, tính khách quan, có hệ thống phương pháp luận và khả năng tiên tri. * Có yếu tố dự liệu đầu vào, gồm: Thời gian năm tháng ngày giờ lập quẻ - hay nói rõ hơn - yếu tố thời gian này liên hệ chặt chẽ với không gian vũ trụ tương ứng. * Có nội dung và phương pháp giải quẻ liên quan đến câu hỏi và khả nặng tiên tri có thể kiểm chứng trên thực tế của thời gian ứng nghiệm. Có nhà khoa học có tên tuổi cho rằng tính phi khoa học của quẻ bói vì nó mang tính cảm ứng nhiều hơn...?! Tôi cho rằng: Ngay cả một bài toán lớp 3 ở trường phổ thông trung học thì các học sinh giải toán cũng rất cần đến cảm ứng. Cháu nào cảm ứng tốt thì bài giải hay và xuất sắc. Cháu nào cảm ứng kém nhậy bén thì định hướng bài toán sai. Huống chi là một quẻ bói mà mọi hiện tượng thiên nhiên, xã hội cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với hàng tỷ, tỷ trường hợp xảy ra trên thế gian thì tất yếu việc giải quẻ cần một cảm ứng sâu sắc. Tất nhiên ở đây tôi loại trừ đám thày bà vớ vẩn, bịp bợm lấy tiền. Không thể căn cứ vào đám này để hiểu sai về ý nghĩa đích thực của một gía trị ứng dụng thuộc nền văn minh Đông phương - vốn đã thất truyền những giá trị đích thực của nó, khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước. Quẻ bói chỉ có tác dụng xác định thời điểm và hiện tượng xảy ra. Nó phản ánh tính quy luật của hiện tượng chứ không phải mô tả bản chất hiện tượng. Phân tích bản chất thật giữa các mối tương tác dẫn đến hiện tượng có thể tiên tri lại là một vấn đề khác. Trong nguyên lý của Lý học có nguyên lý tương thừa. Nguyên lý này xác định rằng: Thổ sinh Kim - hoặc bất cứ một hành nào sinh ra hành tiếp sau đó - nếu thổ quá vượng thì kim không thể sinh. Hiện tượng này gọi là nguyên lý tương thừa. Sự phát triển có phần bừa bãi các dự án và giá cao ngất ngưởng của nhà đất, xét về góc độ khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành chình là hiện tượng Thổ quá vương, Kim không thể sinh, nên xảy ra bế tắc trong sự lưu chuyền mang tính quy luật tự nhiên phản ánh trong những khái niệm của học thuyết này. Phong thủy học cho rằng: Một khu đô thị hoặc một cụm cư dân lèo tèo vài ba căn nhà, đều phải là sự tụ khí tự nhiên và cuốn hút sự sinh hoạt tự nhiên của con người. Nhưng chính sự áp đặt các dự án không theo quy luật này đã xảy ra những sự phát triển phi tự nhiên. Và kết quả là những khu đô thị ma, nhưng siêu thị bỏ không và cho đến cả những chợ nông thôn dùng để chăn bò,..... Với những địa điểm phát triển khu đô thị không theo quy luật tự nhiên cần phải cắt bỏ. Ngoài những dự án đã thực thi hoàn chỉnh mang tính duy ý chí phi quy luật ra thì sự tồn đọng của những dự án treo các loại không đơn giản chỉ là chưa có tiền thì chưa làm. Mà nó là một vấn đề liên quan đến sự phát triển của vùng miền liên quan đến các dự án treo này. Thật là vô lý khi các dự án treo cả 10 năm khiến cho cuộc sống và sự phát triển tự nhiên của những người dân sống trong khu vực dự án gần như ngưng đọng sự phát triển tự nhiên. Họ không thể sang nhượng, phân đất xây cất, chuyển đổi mục đích sử dụng...vv...Nếu như chỉ có một vài cái dự án treo trong toàn lãnh thổ Việt Nam thì không có gì đáng quan tâm ở cấp độ quốc gia. Nhưng tiếc thay nó lại khá phổ biến đến mức độ chọi cục đá xuống ruộng chắc cũng chạm dự án. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trong trong việc góp phần thêm vào sự trì trệ của tính phát triển nền kinh tế. Những ý tưởng xây dựng dự án thuộc Dương. Nếu như những ý tưởng này thực sự xuất phát từ nhận thức nhu cầu phát triển tất yếu để xây dựng dự án thì "Âm thuận tùng Dương" - sự phát triển sẽ mang tính hài hòa . Nhưng nó lại không hoàn toàn như vậy. Không ít dự án xuất phát thuần túy một yếu tố lợi nhuận tưởng tưởng ra sau khi dự án hoàn tất, chứ không phải xuất phát từ nhu cầu tự nhiên. Kết quả là những khu đô thị ma, những siêu thị nuôi bò và sự ngừng trệ phát triển qua những dự án treo. Ý tưởng thuộc Dương - Thổ trước thuộc Dương , Kim sau thuộc Âm - Ý tưởng phát triển không theo quy luật tự nhiên - ngôn ngữ hiện đại gọi là "Duy ý chí - "Dương thịnh Âm suy tắc bế".
    1 like
  15. Tiếp theo phần Sắc thái bàn tay . B/ NGÔI SAO TRONG LÒNG BÀN TAY NÓI LÊN ĐIỀU GÌ ? C / CÁC CÙ LAO TRONG LÒNG BÀN TAY NÓI LÊN ĐIỀU GÌ CHƯƠNG BA CÁC ĐƯỜNG CHỈ CHÍNH TRONG LÒNG BÀN TAY Thường thì các nhà xem tướng tay ít khi xem các phần tôi đã trình bầy ở trên mà chỉ đi sâu vào các đường chỉ tay . Đó là một thiếu sót mà chúng ta cần lưu ý không được bỏ qua . Các ngôi sao , các cù lao . các hình tam giác . . . thường không xuất hiện trong suốt cả cuộc đời mà chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định , nó là điềm báo trước vận hạn hoặc điềm may mắn của người đó , nếu người xem phát hiện , nắm bắt được thì phần luận đoán mới chính xác . Ngay cả các đường chỉ tay tôi trình bầy tiếp theo đây cũng có thay đổi theo thời gian , cứ sáu tháng ta nên xem lại . Duy có các đường chỉ chính ít thay đổi ( Ít thay đổi chứ không phải là không ). Những đường chỉ chính là : _ĐƯỜNG SINH ĐẠO _ĐƯỜNG TRÍ ĐẠO _ ĐƯỜNG TÂM ĐẠO Sau đó là đường Định Mạng , đường Sinh Đạo Đôi . Và như tôi đã trình bầy ở phần đầu , ta phải lưu ý xem cả hai bàn tay . Có nhiều người ở bàn tay không thuận xuất hiện đường Định Mạng ( Nhiều người còn cho là Đườnh Sinh Đạo Đôi ) , nhưng ở bàn tay thuận lại xuất hiện đường này . Vậy ta phải luận đoán là thời kỳ còn nhỏ ít được gia đình quan tâm ( Có thể do hoàn cảnh nhà nghèo , hoặc lý do nào đó . . . ) nhưng lớn lên , bước ra cuộc sống lại có sự giúp đỡ của nhiều người . . .Hoặc có nhiều người ở bàn tay không thuận 3 đường Sinh Đạo , Trí Đạo , Tâm Đạo tách bạch , riêng rẽ từng đường . Nhưng ở bàn tay thuận thì hai đường Trí Đạo và Tâm Đạo lại hòa nhập thành một dường , lại chạy xuyên suốt ngang bàn tay . ta phải hiểu rằng đây là một người sẽ và đã làm nhiều công việc mà người khác không dám làm . ( Cộng với nhiều yếu tố khác tại khuôn mặt , đôi mắt .v . v.mà ta luận đoán mức độ việc làm của họ : Nhẹ thì buôn lậu , trộm cắp , nặng thì dám cướp của , giết người . . .Có những người 3 dường nói trên tách bạch nhưng có một đường chỉ nhỏ nối từ Tâm Đạo sang Trí Đạo , người này khi ra cuộc sống sẽ có ngững mối tình ngang trái , ở bàn tay không thuận cũng như vậy thì người này chắc chắn cũng đồng ý , thuận lòng với mối tình đó . Hoặc sẽ có những việc làm lẫn lộn giữa lý trí với tình cảm . Trước khi đi vào phần chi tiết của các đường chỉ tay , tôi sẽ trình bầy khái quát về các đường chỉ đó . 1/ Đường chỉ rộng : Người này thiếu chiều sâu của sự xét đoán , sự suy nghĩ không sâu sắc , kiến thức có thể rộng nhưng chung chung . 2/ Đường chỉ mập mờ : Người này trong cuộc sống không xác định dứt khoát , thiếu ý chí , không nhất định . Tuổi thọ có thể ngắn ngủi . 3/ Đường chỉ sâu : Là người dám làm , gan góc , dám lăn lộn trong cuộc sống , già dặn kinh nghiệm . Nếu chẳng may bị vấp ngã cũng tự mình vượt qua được . 4/ Đường chỉ mỏng , nhưng tất cả các đường đều như vậy :Cuộc sống của người này thanh thản , ít gập trở ngại trong cuộc đời .( Tất nhiên là phải cộng với yếu tố có ít đường cắt ngang các đường chỉ chính .) 5/ Đường chỉ rõ ràng : Người có suy nghĩ và công việc , việc làm tốt , ít bị sai lệch . 6/ Đường chỉ vừa mờ vừa ngoằn nghoèo : Là người đa nghi , thâm hiểm , thiếu dứt khoát . 7/ Đường chỉ hay bị cắt : Là người lắm tai họa , hay gập nguy nan , lắm bênh nhiều tật . CÒN TIẾP . . .
    1 like
  16. TƯỚNG MẠO LỐC CỐC TỬ Tiếp theo MIỆNG * Miệng vuông vắn có thành có bờ ( Bờ ở đây là ở viền môi có một đương viền sáng ) Phú quý * Miệng rộng , đầy đặn : Sang giầu . * Miệng như thoa son : Không sợ đói khổ . * Miệng như vành trăng treo ( ngưỡng nguyêt khẩu ), góc miệng đưa lên thật rõ ràng cộng với * Răng trắng môi hồng : Là người văn chương đày bụng , có tiếng tăm * Miệng hình vòng cung ( Loan khẩu ) góc miệng nhích lên , đôi môi đỏ hồng : Người này sẽ được phú quý lâu dài . * Đôi môi thật dầy dầy ( Ngưu khẩu ), quang nhuận , hơi thở thơm tho , tiêng nói như sấm : Thuộc loại người đại phú quý . * Miệng rộng ( Hồ khẩu )cộng đôi môi dầy : Người giầu có . * Miệng dài , nhân trung dài và sâu : Người có phúc lợi nhiều * Miệng lệch và mỏng : Bần hàn . * Miệng như túi buộc túm : Chết đói . * Hai mép xệ xuống như miệng cá : Loại người phá gia bại sản . * Miệng như người đang thổi lửa : Nghèo hèn . * Miệng như cái thuyền úp , môi dầy , mép xệ : Loại người bần cùng , tham ăn . * Miệng như miệng con cá Ngão ( Khang ngư khẩu ) : Bần cùng khổ suốt đời. * Miệng Lợn ( Chư khẩu ) là người có môi trên dài mà thô , môi dưới nhỏ , hai mép chẩy dài : Là loại người nham hiểm , không thọ được lâu . 6 ĐÔI MÔI . Đôi môi là thành quách của cái miệng , môi nên dầy và có bờ . Môi mỏng mà không có bờ là không tốt (Bờ là đường viền sáng quanh môi). * Môi có mầu sắc hồng nhuận , quang minh :Tốt . * Đôi môi dầy : Người trung tín . * Đôi môi bóng bẩy , đỏ cộng với vừa nói vừa thỉng thoảng liếm môi ;Người ham khoái lạc và dâm . * Môi xám mặt xanh : Bệnh tật và tai họa luôn luôn rình rập . * Môi trên mỏng : Người sảo trá . * Môi dưới mỏng : Bần tiện . 7 HÀM RĂNG. * Răng trắng như bạch ngọc : Cao quý . * Răng đều như hạt lựu : Phúc lộc nhiều . * Người có răng nanh : Thường là người có duyên và có khả năng kinh doanh . * Răng trên rộng dưới hẹp : Hay được ăn uống . * Răng đen , xám : Đoản thọ . Đừong tình cảm không được suôn sẻ . * Răng vàng khè : Chuân chuyên . * Răng trên nhọn dưới bằng : Ăn uống kham khổ . * Răng nhỏ ngắn thô : Người nhu nhược . Không thọ , uổng công đèn sách . * Răng trắng , môi hồng : Sĩ tử văn chương , có năng khiếu về nghê thuật , hoặc mỹ thuật . 8 LƯỠI . * Lưỡi ngay ngắn , sắc hồng , cử động dễ dàng : Cao quý . * Lưỡi dài có thể liếm được đàu mũi : Đại quý . * Lưỡi đỏ chót như son : Hoạnh tài . * Lưỡi ngắn nhỏ : Vấy vả , tham lam . * Lưỡi trắng bệch : Khổ sở . * Có nốt ruồi ở lưỡi : Nói dối như cuội . * Chưa nói lưỡi đã thè ra đầu môi : Dối trá . * Vừa nói vừa liếm môi :Con gái cực dâm . * Lưỡi cử động như lưỡi rắn : Là người có tâm địa độc ác . * Lưỡi đầy mồm : Người vụng về . 9 MÁI TÓC . * Đầu tóc bù xù : Thể hiện sư sa đọa . * Tóc thô cứng , đỏ : Người hung ác , ngu xuẩn , độc ác . * Tóc rít không chải được : Bất hiếu bất trung . * Tóc mọc trên trán : thời niên thiếu khổ sở . * Tóc quá rậm : Khắc thê . * Tóc quá ít : Thiếu sinh lực . * Tóc đen , cứng bóng : Người có sinh lực dồi dào . * Ngừời có mái tóc như trên cộng với thân thể to lớn : * Phong phú sinh lực , gan dạ ,tham lam , hiếu sắc , ương ngạnh . * Người nào sau gáy có tóc lô nhô : Trong đời cần đề phòng bệnh hoa liễu . Các cụ xưa có câu : “ Cái Răng , cái Tóc là vóc con người “ . Khi xem tướng ta cần lưu ý .
    1 like