-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/09/2013 in Bài viết
-
Văn minh Việt cổ “bị đánh cắp” như thế nào? (Kienthuc.net.vn) - Những cứ liệu trong lịch sử Trung Quốc chứng tỏ người Việt có nhiều phát minh vĩ đại, trong đó, lịch rùa chứng minh Việt Nam ra đời trước Trung Quốc. GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông đã tìm ra những chứng cứ chứng minh về những phát minh lý thú của người Việt trong thời kỳ dựng nước bị kẻ xâm lược cố tình xóa bỏ và đánh tráo. Đó là nền văn hóa nhân bản - là nền văn minh "Lịch toán - Nông nghiệp"... Nước Việt có trước thời Hùng Vương Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của sử gia đời Trần là Lê Văn Hưu sau này được Ngô Sĩ Liên đời Lê biên soạn lại cho đến cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thời Pháp thuộc và các bộ Lịch Sử Việt Nam của nhiều tác giả Viện Sử Học thời hiện đại thì: Nước ta được thành lập từ thời Hồng Bàng, với vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương vào năm Nhâm Tuất, tức năm 2879 trước Công nguyên, tính đến năm 2013 này thì đã 4.892 năm. Sau Kinh Dương Vương là 18 đời các Vua Hùng nối tiếp, với tên nước là Văn Lang. Nước Văn Lang thời đó rộng lớn, phía Bắc là miền đồng bằng phì nhiêu thuộc lưu vực sông Dương Tử giáp Hồ Động Đình, phía Nam giáp Lâm ấp (Chiêm Thành cũ), Tây giáp Ba Thục, Đông giáp biển Đông. Ngay tên Kinh Dương Vương cũng đã mang ý nghĩa rõ ràng về "vua của hai vùng đất rộng lớn là châu Kinh và châu Dương cổ" - nay đã thuộc Trung Quốc. Nhiều người còn nghi ngờ về thời kỳ lập nước xa xôi trên với lý do duy nhất là 18 đời vua Hùng không thể kéo dài đến hàng ngàn năm (mỗi đời vua trong các Triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn sau này cũng chỉ từ 15 - 30 năm). Thời các vua Hùng nếu mỗi đời kéo dài đến 50 năm thì 18 đời Hùng Vương cũng chỉ là 900 năm. Như vậy, thời Hùng Vương kéo dài đến hàng ngàn năm là hoang đường! Tuy nhiên, nếu xét thời gian chỉ ngắn ngủi như trên thì không phù hợp với nhiều hiện tượng lịch sử bành trướng xâm lược của Đế quốc Hán Mông xưa. Vì vậy, 18 đời vua Hùng chỉ là 18 chi họ Hùng Vương, mỗi chi gồm nhiều vị nối tiếp nhau cai trị đất nước, đều gọi là đời Hùng Vương thứ nhất, hoặc thứ hai... Nếu chi họ đó không có con trai hay người tài nối vị thì dòng họ gần kề sẽ lên nối ngôi và được gọi là đời Hùng Vương thứ ba hay thứ tư... Điều này phù hợp với thời đại Thái cổ của Tổ tiên xưa: Người đứng đầu các bộ lạc thời "săn bắn và thuần hóa súc vật" đều được gọi là Phục Hy; người đứng đầu các bộ lạc thời "nông nghiệp đầu tiên" đều được gọi là Thần Nông. Vì vậy, thời Phục Hy và Thần Nông, mỗi thời kỳ đều có nhiều vị đứng đầu cùng tên nối tiếp nhau. Tiếp đến thời Hùng Vương cũng thế: Thời Hùng Vương thứ nhất hay thứ hai, thứ ba... cho đến thứ 18, mỗi đời đều gồm nhiều vị vua Hùng. Thời gian như thế mới phù hợp với nhiều hiện tượng lịch sử liên quan đến dân tộc Việt cổ mà các sử gia Trung Quốc sau này cũng đã ghi. Tranh minh họa. Nước Văn Lang được thành lập dưới thời Kinh Dương Vương chắc chắn là vào thời kỳ nền nông nghiệp đã phát triển khá mạnh vì thời đó đã có nền lịch toán vững chắc để phục vụ nghề nông. Tuy nhiên, đất nước rộng lớn của cư dân Bách Việt xưa - từ khi lập nước - đã liên tục suốt hàng ngàn năm bị dân du mục Hán - Mông thiện chiến, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, ở phía Bắc sông Hoàng Hà xâm chiếm và bị thu hẹp cho đến khi chỉ còn lại phần đất phía Nam bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và đồng bằng Bắc bộ cho đến Đèo Ngang xưa và cả vùng đất còn lại này lại bị dân Hán - Mông đô hộ thêm một ngàn năm nữa. Trong suốt nhiều ngàn năm liên tục bị đánh phá và bị đô hộ, nền văn hóa nông nghiệp xưa cũng bị xóa sạch vết tích. Tuy nhiên, những tinh hoa của nền văn hóa nông nghiệp đó thì không thể xóa hết và được kẻ xâm lược trị vì tiếp thu và biến thành nền văn hóa chính quốc. Nền văn hóa Khoa Đẩu xưa - mà lịch sử cổ còn ghi - cùng nền văn hóa kế thừa Khoa Đẩu là nền văn hóa Việt Nho cũng bị xóa bỏ. Phần tinh hoa không xóa nổi thì biến thành nền văn hóa Hán Nho của chính quốc. Vua Hùng và các quân Lang. Người Việt nghiên cứu Vũ trụ từ khi ra đời Những cứ liệu còn ghi trong lịch sử Trung Quốc chứng tỏ lịch sử lâu đời của Việt Nam và chính người Việt là người có nhiều phát minh vĩ đại: Nghiên cứu vũ trụ, lịch số... trong đó, lịch rùa chứng minh Việt Nam ra đời trước Trung Quốc. Cổ sử Trung Quốc viết: "Vào thời vua Nghiêu (năm 2357 trước CN - tức trước khi nước Trung Hoa ra đời rất lâu; sau khi nước Văn Lang được thành lập 522 năm), có sứ giả Việt Thường (1) đến Kinh đô tại Bình Dương (phía Bắc sông Hoàng Hà - tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng hai con Thần Quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau...". Vua Nghiêu sai người chép lại và lưu vào "tàng thư" gọi là "Lịch Rùa" (2). Sách "Thông Chí" của Trịnh Tiều xưa cũng đã ghi rõ về việc Thị tộc Việt Thường tặng lịch Rùa cho vua Nghiêu. Nếu tính từ năm thành lập nước Văn Lang đến nay thì lịch rùa chắc chắn cũng đã có từ gần 5.000 năm trước. Tại sao vào thời xa xưa đó mà người Việt Thường lại có thể giải thích được "việc trời đất từ khi mới mở đến sau này"? Rõ ràng họ đã có một nền văn minh "lịch toán" rất phát triển. Vì sao? Vì đó là yêu cầu của nền nông nghiệp đã được hình thành từ lâu đời (nghề canh tác lúa nước). Để dự báo thời tiết cho nông nghiệp bắt buộc họ phải phát triển lịch toán. Và cơ sở của "Lịch Toán" này chắc chắn đã được khắc trên mai rùa đem sang tặng vua Nghiêu để cầu bang giao. Vì thế mà cổ sử Trung Quốc mới ghi lại là "... trên lưng rùa khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc trời đất từ khi mới mở trở về sau này". Như vậy là người Việt Thường đã nghiên cứu vũ trụ rất sớm, đã đi sâu tìm hiểu vũ trụ từ khi mới sinh thành và đã đem những hiểu biết đó để làm lịch phục vụ nông nghiệp. (1) Việt Thường: Ngay tên Việt Thường mà thời vua Nghiêu gọi tên nước Văn Lang xưa cũng thể hiện "dân tộc trồng lúa nước". Theo cụ Nguyễn văn Tố (trong Sử ta so với sử Tầu) thì Việt Thường là tên để chỉ cái "xiêm" của người Việt cổ trồng lúa nước, vì chưa có bang giao, người Tầu xưa (dân Hán - Mông) chưa hiểu rõ nên gọi luôn tên dân mặc "xiêm" là tên nước. Tên Việt Thường xuất hiện từ đó. Về sau khi đã có chữ viết, các nhà chép sử buổi sơ khai cứ theo cách gọi cũ ghi tên Việt Thường để chỉ vùng đất phát triển nhất của dân Bách Việt. (2) Lịch rùa: Lịch đã được khắc trên mai rùa mang sang cống vua Nghiêu chỉ có thể là hai bảng Âu Đồ và Lạc Thư - cơ sở của Lịch toán xưa - mà sau này người Trung Quốc đã đổi tên gọi là Hà Đồ và Lạc Thư cho hợp với sự giải thích hoang đường và thần bí của họ. Hai bảng Âu Đồ và Lạc Thư chính là cơ sở của Lịch Toán Can Chi đã được hình thành từ thời cổ đại và đã được sử dụng trong các nước Á Đông cho đến tận ngày nay. GS.TSKH Hoàng Tuấn (Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông)2 likes
-
KHÔNG CÓ SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT Bài viết này trên khoahoc.com.vn có thông tin đầy đủ hơn về vấn đề không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa... =================== Vụt tắt hy vọng tìm thấy được sự sống trên sao Hỏa Cập nhật lúc 16h09' ngày 20/09/2013 Hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa của các nhà khoa học Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã lùi lại một bước sau khi thông tin mới nhất do tàu thăm dò Curiosity gửi về cho thấy lượng khí methane trong bầu khí quyển của hành tinh Đỏ thấp hơn dự báo trước đó. Sự sống ở trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa Trong báo cáo ngày 19/9, NASA dẫn kết quả phân tích các dữ liệu truyền về từ tàu Curiosity cho thấy mật độ khí methane trong khí quyển sao Hỏa chỉ vào khoảng 1,3 ppb (đơn vị đo mật độ khí hiếm trong khí quyển). Phát hiện này thấp hơn nhiều so với dự đoán đưa ra hồi tháng 3/2003, trong đó nói rằng hành tinh Đỏ có thể có khoảng 19.000 tấn khí methane, một loại khí gas được sinh ra từ quá trình sinh học. Ảnh: nydailynews.com Phát hiện này cũng đồng nghĩa với việc NASA gần như phải loại bỏ giả thuyết về sự tồn tại sự sống trên sao Hỏa và dự đoán đưa ra trước đó có thể là do nhầm lẫn trong việc giải mã các hình ảnh quan sát được từ kính viễn vọng đặt trên Trái đất. Một tác giả của công trình nghiên cứu, chuyên gia Sushil Atreya thuộc Đại học Michigan, cho biết do chưa có giải thích khoa học nào về sự biến mất đột ngột của một lượng lớn khí methane trong khí quyền nên phát hiện của Curiosity có thể đi tới khẳng định rằng suy đoán trước đó về sự tồn tại một lượng lớn khí methane trên sao Hỏa là sai lệch. Tuy nhiên, chuyên gia đứng đầu chương trình thám hiểm sao Hỏa của NASA Michael Meyer cho rằng sự đổ vỡ của giả thuyết khí methane không đồng nghĩa với việc không còn khả năng tìm thấy sự sống trên hành tinh Đỏ. Thay vào đó, phát hiện mới sẽ giúp định hướng tốt hơn cho nghiên cứu khoa học vũ trụ trong tương lai. Tàu Curiosity đáp xuống sao Hỏa vào tháng 8/2012. Trước đó, tàu này đã tìm được nhiều dấu hiệu cho thấy trên hành tinh này từng tồn tại nước và môi trường hỗ trợ cho đời sống vi sinh. Hiện tại, Curiosity đang trên đường chinh phục hành trình dài 8km tới địa điểm thám hiểm chính trên sao Hỏa là núi Sharp. NASA cho biết việc nghiên cứu ngọn núi này là một trong những nhiệm vụ chính trong sứ mệnh kéo dài 2 năm của tàu Curiosity và có thể giúp xác định thời điểm sao Hỏa tồn tại sự sống. Theo TTXVN/Vietnam+ =================== Các bạn có thể so sánh những vết sọc ngang trên hình được tàu Curiosity chụp trên sao Hỏa và hình nhân sư của Ai Cập dưới đây: Những vết sọc ngang trên thân tượng nhân sư được coi là dấu vết của nước đã từng dâng lên ở nơi này cách đây khoảng 10. 000 năm. Vậy phải chăng trên sao Hỏa cũng đã từng có nước? Nhưng theo Lý học Việt thì khái niệm "Thủy" không đơn giản chỉ là "nước" với khái niệm như trên Địa cầu,mà là bất cứ cái gì có dòng chuyển động tương tự. Thí dụ như ánh sáng cũng tạo ra tương tác giống như "nước" trên địa cầu. Do đó, những ngấn - vạch - trên sao Hỏa có thể giải thích bằng một tương tác khác và không nhất thiết nó phải là dấu vết của nước.1 like
-
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chữ Lễ và đạo đức giả dưới mái trường 22/09/2013 13:26 GMT+7 - Chữ ‘Lễ’ (theo quan điểm Khổng giáo) đang biến tướng thành những thực tiễn đặc thù: “lão làng”, nạn “cò”, giáo viên “đì” các “con học sinh”, để tống tiền. 'Tiên học lễ...' không có lợi? Khẩu hiệu 'Tiên học lễ...' nên chấm dứt? “Tiên học lễ…” với ba câu hỏi trên diễn đàn Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học Lão làng Ở Việt Nam nếu hai ứng viên “tám lạng, nửa cân”, người ta hay chọn người tuổi cao hơn, cho là “chín” hơn. Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có “cây đa, cây đề”, sừng sững “sống lâu lên lão làng”, chuyên đưa ra những “thánh chỉ”. Người sinh sau đẻ muộn, dù là đồng nghiệp, khó giành quyền phát biểu chính kiến với “chiếu trên”. Phàm là “ngoại nhân” chớ dại mà nói động đến lĩnh vực không phải của mình, kẻo bị những người, đã sinh tử cho nghiệp ấy bấy nay, mắng: “lãnh địa” của tôi là chỗ anh bày “bàn cờ thiên hạ” à (!). Nhiều “lão làng” cố "thả" vào đầu óc những người trẻ hơn một nỗi sợ vô căn cứ (như đặt ra “tục lệ” học sinh phải xưng ‘con’ ). Dưới các bậc phụ mẫu ở trường (nếu ăn tiền nhưng đạo đức giả), giống như ở mọi môi trường nhũng nhiễu, có những “cò”, thường ứng cử vào các chức vụ ở Ban phụ huynh học sinh, với những “sáng kiến” phú quý sinh lễ nghĩa … “Lễ” áp đặt, sống sượng Từ khi xuất hiện khẩu hiệu: “tiên học lễ - hậu học văn”, cũng xuất hiện ngôi “con” trong không gian giáo dục. Bị đánh tụt hạng trên thang tôn ti kiểu Việt, học sinh, thậm chí sinh viên, chịu một cổ hai tròng: vừa là trò, vừa là con (trước là “em”). Người ta làm điều này một cách ép buộc, không hỏi ý kiến các em và phụ huynh. Bị bất ngờ trước chiêu trò nô dịch mới này, nhưng thật “khó đỡ”, vì nó được che chắn bởi đạo đức giả (tự đặt mình lên ngôi cha – mẹ, một hành vi giả nhân, giả nghĩa). Đạo đức giả là cái vỏ của hiếu danh, nhưng chủ yếu là để che đậy sự vụ lợi. ‘Lễ’ đẻ ra đạo đức giả cho trò: trước mặt gọi cô xưng con, sau lưng gọi “con giáo”. “Lễ” tạo điều kiện để áp đặt, giáo điều: trên bảo dưới phải răm rắp tuân theo. Đạo đức giả và giáo điều là “anh em một nhà”. Nhưng càng áp đặt, giáo điều, càng khó lường các hậu quả kiểu “già néo đứt dây”. Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta… Trong cuộc sống, nhiều người “bề trên” quen thói gia trưởng, buộc kẻ dưới phải quy thuận mọi nhời răn dạy; mọi phúc đáp theo hướng khác dễ bị coi là dám “nói ngang”, “cãi lại”, “vô lễ”. Bề dưới vâng vâng dạ dạ, nhưng nghĩ mẹo làm theo ý mình sau lưng “các cụ”, dần dà thành nét văn hoá “khuất mắt trông coi”. Có lẽ từ đây xuất hiện thực tiễn “phá rào” trong thực hiện các chỉ thị “soạn thảo trên trời”? Do đây mà chật vật hình thành văn hóa phản biện? Chữ “lễ” tạo ảo tưởng: nhờ thứ bậc trong họ cao hơn, được quyền xưng bác, xưng ông với người có họ với mình nhưng nhiều tuổi hơn. Thày cô còn ít tuổi nhưng được suy tôn lên bậc phụ mẫu, lúc đầu còn e ấp, khi vào vai rồi thí quả là sống sượng (cynic), trong “mắt ai”. Có xu thế “chơi đồ cổ” (sùng cổ) trong nghiên cứu, học thuật, theo Đặng Thai Mai… Có phải vì thế mà Khổng Tử có vẻ được trọng hơn một số học giả khác sinh sau, trong cổ sử Trung Quốc. Học giả đề cao cai trị bằng pháp luật là Hàn Phi tử ít được nhắc đến. Hôm nay, khi các chuẩn mực đánh giá phẩm chất thường ở dạng xuê xoa, làm phép, tiêu chuẩn “thâm niên” được chấp nhận rộng rãi, “kính lão đắc thọ”. Xem thường luật pháp, nhân phẩm Theo Kinh Thư được Khổng Tử viết tựa, có giai cấp đứng trên pháp luật, hưởng đặc quyền, và giai cấp khác cam chịu phận nô dịch, ngu dân: “Hình bất thượng đại phu, lễ bất hạ thứ nhân”. Khổng Tử cho rằng quan trên phạm tội không bị xử lý theo pháp luật (hình bất thượng đại phu). Theo chữ “lễ” của Khổng tử thì “tiện dân” và “tiểu nhân” chỉ là nửa chữ nhân, là nhân cách không đầy đủ, so với con ông cháu cha (quý tộc). Lễ là công cụ “để phân biệt quý tiện”. Thời Xuân Thu, nước Tấn đúc vạc để chép hình luật (pháp luật), Khổng Tử phán: nước Tấn rồi sẽ mất thôi. Trên thực tế, nước Tần, nhờ có vua áp dụng hình luật cho toàn dân và không coi nhẹ thương mại, công nghệ (như quan điểm Khổng giáo), đã dần thôn tính các nước khác thời Chiến quốc, trở thành bá chủ (triều Tần Thủy Hoàng). Theo sử sách, Khổng Tử là một người đầu tiên thách thức nền văn minh, bằng cách coi thường luật pháp, ngay ở “buổi bình minh của văn minh nhân loại”. Ý kiến học giả Lão Tử, người được xem là cùng thời với Khổng Tử, từng kịch liệt phản đối chữ lễ của Khổng, ông coi đó là “nguồn gốc của mọi sự bất bình đẳng, của mọi sự thống khổ trong xã hội”. Học giả nổi tiếng Nhật Bản Fukuyama Yukichi (1834 – 1901): “Lễ là để xui khiến người ta cúi đầu phục tùng…” Wilfred Burchett cho rằng cách dạy, cách truyền bá tư tưởng kiểu thày Khổng Tử đòi hỏi riết róng một sự phục tùng không chất vấn (Confucian exigency of unquestioned loyalty). Sự “trung tín” như thế thường đặt kẻ dưới vào thế tiến thoái lưỡng nan đầy bi kịch trong đời thực bởi những giáo điều kiểu Khổng. Theo Đặng Thai Mai, chữ Nhân và chữ Lễ là hạt nhân tư tưởng của Khổng giáo. Nhưng Cao Xuân Huy chỉ ra Khổng tử đã tự mâu thuẫn ngay từ gốc: theo Khổng giáo, chữ Nhân có thuộc tính phổ cập, là khái niệm đứng ngoài giai cấp, và gắn với chữ Lễ. Nhưng Lễ lại là “chính trị tôn giáo hóa của giới quý tộc” (Cao Xuân Huy), vì “lễ không xuống đến thường dân”. Vậy lễ chứa bất công, bất bình đẳng, tức là “vi lễ bất nhân’(?) Học giả Trung Quốc cho rằng, theo Khổng Tử hôm nay sẽ bị cuốn theo tư tưởng khuất phục cường bạo, vì Khổng/Nho không trọng“chí nhân”, chỉ ca ngợi “nhân nghĩa” kiểu đạo đức giả, sống sượng (nguyên văn: khuyển nho, cynic), gieo mầm “sùng bái bạo lực” . Thật vậy, “lễ nghĩa” có thể thành “binh khí” để tống tiền. Theo Lady Borton trên một số Tết của báo Quân đội Nhân dân, “tống tiền (trong giáo dục, y tế) còn tệ hơn ăn của đút”. Lady là tác giả cho rằng trường lớp của Việt Nam dạy cách đút lót. Nay mượn “tiên học lễ” đem “gia phong” vào trường lớp, các“sư hổ mang” của “thánh đường” sư phạm đời mới dạy trẻ không phản ứng khi bị “trấn lột”. Vẫn còn những chiêu “đì” các “con học trò” ép học thêm, như truyền thông phản ảnh. Cháu của người viết bài này không ít lần bị cô giáo lớp 2 đánh, khá đau, trước khi phụ huynh nhận nhắn tin của cô về các khoản thu (ngoài sổ sách). Để trẻ em thực sự lễ phép, lễ độ, trước hết phải trả lại các giá trị của xã hội công dân cho môi trường sư phạm: không tạo những xưng hô thiếu bình đẳng, không tái hiện lễ giáo phong kiến, và nhất là không “mua bán điểm”, không “tống tiền”. Lê Đỗ Huy ==================== Những thứ mà người ta gán cho Khổng tử và sản phẩm của văn minh Hán thực ra nó không phải nguyên bản. Nhưng từ hàng ngàn năm nay, nó nghiễm nhiên được mặc định như vậy. Bản chất của Lễ không phải như những mảnh vụn manh mún còn sót lại bị Hán hóa và gán cho Khổng tử. Ngay cách hiểu: "Hình bất thượng đại phu, Lễ bất hạ thứ dân" - Thực ra câu này tôi hiểu như sau: 1/ "Hình bất thượng đại phu" là bởi vì làm quan đến bậc đại phu cũng là người đại diện cho hình thái ý thức xã hội, nên không thể để mình phạm tội. Tức hành vi tự phủ nhận những hình thái ý thức mà mình đại diện. 2/ "Lễ bất hạ thứ dân" tôi hiểu là không dùng việc Lễ để hạ thấp phẩm cách của người dân đen. Không thể hiểu Lễ một cách manh mún như việc cúi rạp, quỳ lạy.....Lễ trong văn hóa cổ Đông phương thực ra không có xuất xứ từ văn minh Hán. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, đến đời Hán, những nghi lễ trong triều đinh mới được thiết lập do Trần Bình xây dựng. Khiến cho Hán Cao tổ phải thốt lên: "Làm vua sướng thật". Nhiều nhà nghiên cứu gán cho Lễ là sản phẩm của văn minh Hán và thuộc về chế độ phong kiến. Thực ra không phải. Bản chất của Lễ là hình thức giao tiếp trong quan hệ giữa con người với con người. Người Tây Lễ của họ là bắt tay, người Nhật là cúi chào, xin lỗi khi làm phiền người khác, cảm ơn người giúp mình....vv... đều là Lễ, cho dù họ không có khái niệm về Lễ. Bởi vậy "Tiên học Lễ, Hậu học văn" chính là học cách giao tiếp trong mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội trước khi học kiến thức khác. Mấy hôm nay ốm bệnh quá. Hôm nay bệnh có bớt, nên gõ vài lời suy nghĩ trong "Quán vắng". Chẳng muốn tranh luận với ai, vì cũng chưa hết ý.1 like -
1 like
-
Không có sự sống trên sao Hỏa 13:11 | 22/09/2013 Sự sống ở trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa Sao Hỏa có sự sống? TP - Robot mang tên Curiosity do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA được đưa lên sao Hỏa một năm trước để dò tìm sự sống ở đây. Mới đây, NASA đã chính thức tiết lộ, họ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào trên sao Hỏa cho thấy có tồn tại sự sống. Một quan chức của NASA cho biết, không hề có dấu hiệu của chất methane, chất được cho là tạo nên sự sống trên sao Hỏa. L.A Theo Daily Mail ===================== Điều này Thiên Sứ tôi đã xác định từ lâu rồi - Nhân danh Lý học Đông phương có cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến,một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Để xác định điều này, NASA phải chi hàng chục tỷ Dollar. Còn chúng tôi thì không.Có thể nói thêm rằng: Rất nhiều thông tin từ chính Nasa về những dấu vết liên quan đến sự sống trên sao Hỏa, thí dụ như dấu vết của nước...vv....đều không làm thay đổi sự xác định của tôi về không có sự sống ngoài trái Đất. Điều này chứng tỏ một sự hợp lý mang tính hệ thống rất chặt chẽ mới đủ tự tin như vậy, trước một cơ quan khoa học hàng đầu như Nasa.1 like
-
Đang yêu nhau thì tất nhiên phải hợp về mặt tình cảm rồi :)) 2 tuổi này Thiên khắc mạng xung, Kỷ khắc Nhâm và mạng nữ Kim khắc nam Mộc, còn Thân và Tỵ hợp, kết hợp với nhau ở mức trung bình, nữ thích lấn lướt nam, còn nam thì khá hiền lành. Cưới nhau về tiền tài và công việc ở mức bình thường, muốn khá hơn và ổn địn hơn thì nên chọn năm sinh con hợp tuổi thì hóa giải được cái xấu thôi. Thân mến.1 like