-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/09/2013 in Bài viết
-
CHÚC MỪNG SINH NHẬT THIÊN BỒNG MỘT ĐỜI AN LÀNH HẠNH PHÚC1 like
-
Campuchia: Diễn biến bất ngờ, phát ngôn gây sốc về Trung Quốc Thứ tư 11/09/2013 14:00 (GDVN) - Son Chhay, một trong những lãnh đạo chủ chốt của đảng CNRP đã nói thẳng ra rằng “Trung Quốc đã lợi dụng và lừa dối nhân dân Campuchia” trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên số mới nhất của của tờ Southeast Asia Globe. Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập Campuchia CNRP. Chỉ một tháng trước đây, đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) vẫn còn được xem là chỗ dựa tin cậy của Trung Quốc. Tuy nhiên một số phát biểu gần đây của các lãnh đạo đảng này liên quan đến Trung Quốc khiến cả Bắc Kinh lẫn nhiều nhà phân tích không khỏi bất ngờ. Diễn biến bất ngờ, phát ngôn gây sốc Nội bộ đảng CNRP dường như đang có sự cải tổ về đường lối chính trị của mình. Ngày 8/9 vừa qua, ông Sam Rainsy đã tuyên bố úp mở rằng "tình hình chính trị hiện nay không còn giống như quá khứ". Vậy hàm ý trong lời nói đó của Sam Rainsy là gì? Son Chhay, một trong những lãnh đạo chủ chốt của đảng CNRP đã nói thẳng ra rằng “Trung Quốc đã lợi dụng và lừa dối nhân dân Campuchia” trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên số mới nhất của của tờ Southeast Asia Globe. Ông Son Chhay đưa ra dẫn chứng về những khoản vay từ Trung Quốc để xây đường xá, cầu cống, đập thủy điện tại Campuchia muốn giải ngân phải chấp nhận điều kiện để các công ty Trung Quốc thi công. Các công ty này đã nhân chi phí lên gấp nhiều lần so với chi phí thực để họ trục lợi bất chính với khoản tiền khổng lồ. Tuyên bố của lãnh đạo CNRP gây bất ngờ cho dư luận quốc tế bởi trong suốt cuộc bầu cử vừa qua phe đối lập Campuchia vẫn đề cao vai trò của Trung Quốc đối với đất nước họ và coi đó là một trong những mũi nhọn trong vận động bầu cử. Ông Son Chhay trả lời báo giới. Cũng trong ngày 8/9, Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) đã ra thông báo cuối cùng về kết quả bầu cử Campuchia hôm 28/7/2013. Theo đó đảng Nhân dân Campuchia (CPP) giành thắng lợi với 3,2 triệu phiếu bầu, cao hơn so với mức 2,9 triệu phiếu của CNRP. Đây là kết quả thấp nhất của đảng cầm quyền tại Campuchia kể từ năm 1998, và mất 22 ghế so với cuộc bầu cử 5 năm trước. Đảng CPP cầm quyền liên tục kể từ sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết năm 1991. CPP đã kết thúc chế độ Khmer Đỏ của Pol Pot và mở ra thời kỳ phát triển hòa bình. Thông điệp tuy đơn giản này nhưng đã mang lại nhiều sự ủng hộ cho Thủ tướng Hun Sen trong nhiều thập niên qua. Tuy nhiên ngày nay, Campuchia được nhìn nhận là một trong những đối tác và là "con bài" quan trọng nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với 9,17 tỉ USD viện trợ và đầu tư vào nước này. Bằng khoản tiền khổng lồ đó, Trung Quốc đã gây áp lực lên Campuchia về mặt chính trị để qua đó tạo được lợi thế trong quan hệ với các quốc gia ASEAN. Quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc đặc biệt nở rộ từ tháng 12 năm 2010 khi hai nước ký quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện. Trong giai đoạn tranh cử vừa qua, cương lĩnh chính của CNRP tập trung chủ yếu vào 2 điểm: Một là, chỉ trích chính quyền Hunsen đã quá già cỗi, quan liêu, thiếu đổi mới tư duy, không dân chủ và không còn phù hợp với thời đại; Hai là, CNRP nhấn mạnh sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Campuchia, xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng cho sự phát triển của quốc gia này. Điều này được thể hiện khá rõ qua tuyên bố của Sam Rainsy rằng các đảng phái khác ở Campuchia không thể “ủng hộ Trung Quốc rõ ràng về Biển Đông” như CNRP. Ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc có chuyến thăm chóng vánh đến Campuchia sau khi nước này bầu cử Quốc hội, chúc mừng đảng CPP của ông Hun Sen đã "giành thắng lợi" khi Ủy ban Bầu cứ Quốc gia Campuchia còn chưa tuyên bố chính thức. Chống Trung Quốc chi phối Campuchia, vũ khí mới của phe Sam Rainsy Với những tuyên bố khác hẳn quan điểm trên, có vẻ như CNRP đã lộ rõ cách thức để tranh đấu với CPP trong thời gian tới. Đó là thay vì tiếp tục ủng hộ Trung Quốc, phe Sam Rainsy quay sang chỉ trích Bắc Kinh và sẽ dùng nó làm vũ khí quan trọng để chống lại CPP. Ngày nay người dân Campuchia bắt đầu cảm nhận được những tác động tiêu cực của “cuộc tấn công quyến rũ” (charm offensive) từ Trung Hoa. Mặc dù khoản viện trợ lên đến 9.17 tỉ USD trong 20 năm qua đã giúp đem lại một bộ mặt mới cho Campuchia nhưng nó cũng để lại nhiều hệ quả tiêu cực. Những doanh nghiệp trong nước đang phải chịu sự bất công khi cạnh tranh với những doanh nghiệp của Trung Quốc ngay trên đất Campuchia. Theo Luật Đất đai của Campuchia năm 2001, việc cho thuê đất làm kinh tế vượt quá 10.000 ha là bị cấm. Nhưng Tập đoàn phát triển liên hợp Thiên Tân (Union Group) của Trung Quốc lại được chính phủ Campuchia đặc cách cho thuê 36.000 ha đất ở tỉnh Botum Sakor với thời hạn đến 99 năm. Phe đối lập Campuchia kêu gọi tiếp tục biểu tình phản đối kết quả bầu cử họ cho là có gian lận. Những sự ưu đãi của chính phủ vốn không nằm trong "các khoản viện trợ không điều kiện" từ Trung Quốc này đang dần bóp chết sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Campuchia. Ngoài ra Campuchia đang phải hứng chịu sức ép từ các nước ASEAN sau những hành động trái với lợi ích của toàn thể Hiệp hội. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại ASEAN đã không thể đưa ra một thông cáo chung do những quan điểm khác biệt của Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2012, với các quốc gia thành viên còn lại. Trong bối cảnh nước rút để hướng tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, vị thế của Campuchia trong ASEAN sẽ bị suy giảm mạnh nếu chính sách thân Trung Quốc của chính phủ Campuchia tiếp tục gây ảnh hưởng tới lợi ích của toàn Hiệp hội. Những lời chỉ trích mới đây của lãnh đạo CNRP cho thấy một xu hướng mới của nội bộ đảng này. Đây có thể là sự khởi đầu cho cuộc cải tổ về cương lĩnh chính sách của phe Sam Rainsy để đối chọi với đảng CPP của Hun Sen. Hiện tại hãy còn quá sớm để kết luận về hiệu quả của những thay đổi chính sách của CNRP, nhưng những lời tuyên bố gây sốc vừa qua cũng đã báo hiệu một sự thay đổi lớn từ bên trong Campuchia. Nguyễn Vinh Hiển ===================== Cổ thư viết: Học trò hỏi thầy: - Nếu ra làm quan thầy làm việc gì trước? Tử (*)viết: - Việc đầu tiên là ta phải chính danh. - Thế nào là chính danh? Tử viết: - Gọi tên đúng sự vật, sự việc. Thuyết chính danh đã thất truyền. Nhưng tiền hậu bất nhất thì không thể gọi là chính danh. Cho dù "chính danh" không có nghĩa là chân lý. ===================== * Chú thích: Với tài liệu mà tôi được đọc và biết thì cổ thư bản cổ nhất chỉ ghi nhận là "Tử viết". Nhưng qua cả hàng ngàn năm, các nhà nghiên cứu Hán Nho mặc định "Tử" là "Khổng Tử'. Bởi vậy, tôi không ghi là "Khổng tử viết".1 like
-
Gửi tác giả Viên Như, Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, cũng như Sư Phụ Thiên Sứ rất hoan nghênh những nghiên cứu tìm về cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Do vậy Trung tâm cũng như Sư Phụ rất trân trọng bài nghiên cứu của tác giả Viên Như. Thiên Đồng tôi cũng lấy làm thú vị khi đọc bài nghiên cứu của tác giả Viên Như, tuy nhiên có vài điểm còn chưa tường cho lắm. Cụ thể, nội dung chính của bài viết giải mã về mặt trống động có ẩn chứa độ số Hà Đồ. Nhưng khi đọc bài phần tích, tôi cũng chưa thấy giải thích chưa được rõ lắm. Vì vậy tôi cũng chia mặt trống đồng như gợi ý của bài viết để tìm xem có sự hợp lý nào giữa hình họa trên trống đồng với độ số Hà Đồ? Kết quả như sau: Tôi xin quay lại cho phù hợp với cách nhìn bản đồ địa lý hiện đại ngày nay. Nhận xét như sau: Trên: Có 6 hình người phù hợp độ số 6 của phương Bắc, theo Hà Đồ. Dưới: có 7 hình người phù hợp với độ số 7 của phương Nam theo Hà Đồ Trái: Có 8 hình người Phải: Có 9 hình người Như vậy vấn đề đặt ra là: Nếu là Hà đồ thì Trái là phương Tây phải là độ số 9. Phải là phương Đông phải là độ số 8. Vậy thì giữa cấu trúc số lược hình trên mặt trống đồng có sự sai biệt không khớp với cấu trúc Hà Đồ. Như thế vả chăng tác giả đã nhìn nhầm hoặc chưa giải thích rõ? Nếu tác giả Viên Như có theo dõi trang diễn đàn Lyhocdongphuong thì mong rằng tác giả giải thích thêm về bài viết trên cho tôi cùng các đọc giả rõ hơn. Trân trọng Thiên Đồng1 like
-
1 like
-
Mặt trống đồng Đông Sơn : Ngoài các hoa văn hình học, mặt trống có bốn vòng chính như sau : 1- Vòng tròn hình ngôi sao hay mặt trời 14 tia, có cái 12, 10, 8, chuyện này ai cũng biết rồi, sống mà thiếu mặt trời thì làm sao sống được, cư dân lúa nước Lạc Việt cũng thế thôi. Vì có sự khác nhau đáng kể như vậy nên nhiều nhà nghiên cứu đề nghị để chỉ thành phần bộ lạc tham gia đúc trống. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu sâu thêm. Riêng đối với các tam giác bên trong có biểu tượng mà theo tôi là cóc hướng về mặt trời, vì nhiều trống khác cụ thể bằng con cóc lên bề mặt. Tựu trung thì người Việt xưa thờ mặt trời. Vũ trụ quan và nhân sinh quan đều dựa trên khái niệm nòng nọc, âm dương hay cóc. 2- Vòng có người, tả cảnh sinh hoạt của cộng đồng khi xong mùa. Ta thấy cảnh giả gạo, nhảy múa, thổi khèn, đâm trống, đánh cồng, có lẽ để cúng tế , vì có người đứng trước âu cầu mùa đang dang tay nói gì đó. (hình người ngưỡng mặt lên trên có con gà). Việc cúng tế nơi nào cũng giống nhau, nên hai âu cầu mùa đều giống nhau, còn hình người ngồi trong nhà như đang ăn uống, tuy nhiên số lượng người trong nhà và chim trên mái nhà khác nhau, điều này có thể nói lên là có nhiều gia đình đang vui chơi buổi xong mùa và có nhà thì một người hát, hò hay kể chuyện (một con chim), nhà khác thì mọi người cùng hát, hò (hai con chim). Con chim trên mái nhà theo tôi là biểu tượng cho âm nhạc vì vậy trên âu cầu mùa – chổ đánh cồng- của trống Hoành Hạ, cũng có hai con chim. Cầu nguyện Tổ tiên Tấu cồng Nhảy múa Hát đồng dao 3- Vòng có hình các con gà và hươu. Đây là thú văn chỉ cho thấy rằng người Việt đã bắt đầu có ngôn ngữ hình tượng. Theo tôi câu “ Nôm na là cha mách qué” là để chỉ về hình ảnh này. Câu này có thể giải thích như sau : 喃Nôm = chữ Việt,那Na = ấy (Hán) Nôm là Nớ = ấy, Cha = người làm ra = tác giả, Mách = Con hươu, ngày nay vẫn gọi hươu nai là con mang. Qué = con gà. Viết thành câu = Nôm nớ là cha mách qué. = Nôm ấy là người làm ra hươu gà. Ta có thể viết ngược lại “Chữ hươu gà ấy là chữ Nôm. A- Chữ Qué - Ngày trước khi muốn làm việc gì quan trọng, người ta thường làm gà để cúng tổ tiên sau đó đem cặp giò đến ông thầy xem tổ tiên nhắn gửi thế nào, gọi là bói giò gà. Sở dĩ có tục bói gà là vì ngày xưa người Việt thấy con gà khi bới đất tìm thức ăn, để lại trên đất những vạch ngang dọc nên người ta đặt tên nó là quái 卦 nhưng để tránh trùng với các quái người ta gọi trại ra thành qué về sau thành quẻ. Người xưa nghĩ rằng con gà có khả năng biết về dịch lý nên đã vẽ ra những quẻ, nhằm nói lên những điều gì đó, vì vậy sau khi chết, cặp giò của nó là là nơi chứa các thông tin của các quẻ, qua các đường gân máu hiện ra nơi giò tượng trưng cho các quẻ hay những lời nói của tổ tiên. Thầy đoán căn cứ vào đó mà nói. Vì vậy ở vòng tròn nói về sinh hoạt của con người ta thấy có người đang ngưỡng mặt lên trời nói gì đó với qué (tổ tiên). Về sau người phương Bắc chiếm lấy đọc là kê 鷄. Biểu ý của chữ này cho thấy kê là loài chim – Điểu 鳥 biết đặt vấn đề - Hề 奚 = sao mà, sao thế. B - Chữ Mách – Ngày xưa có lẽ trong các loài hoang dã có sừng, hươu là động vật người ta thường thấy nhất, vì nó hiền, không làm hại đến con người và dĩ nhiên là đối tượng bị con người săn bắn nhiều nhất lúc bấy giờ. Trong quá trình săn bắn người ta quan sát thấy con hươu hay cọ sừng vào gốc cây làm thành những vạch ngang, từ đó họ tin rằng con hươu cũng có khả năng vẽ ra những quẻ như con gà. Vì vậy sau khi ăn thịt họ tin rằng xương hươu có chứa thông tin các quẻ nên lấy một cái que nóng chọc vào xương cho nức ra -卜 Nôm = Bói, Hán = Bốc- , những đường nức đó xem như là lời nói của các quái, thầy bói tùy theo đường nức đó mà đoán, (biểu í của chữ quái 卦 đã cho thấy điều này). Trong hướng suy nghĩ này, về sau, khi đã phát triển chữ viết khá hoàn hảo, người Việt viết các lời đoán lên xương hươu. Cũng chính hình ảnh con hươu cọ sừng vào gốc cây này mà người Việt vẽ thành một chữ tượng hình 角 đọc là GỐC, như trong “gốc cây” có nghĩa là phần dưới của cây. Như vậy chữ 角 tuy là tượng sừng, nhưng nó là đại diện cho xương hươu, chính vì vậy người Việt đã phát triển tiếp í tưởng này vẽ thành một chữ khác đó là chữ 觚CỌ, như trong “cọ xác 觚殼”(cọ lên cái cỏ ngoài) Hán đọc là CÔ, nghĩa hiện nay trong chữ Hán là cái thẻ tre để viết chữ, nhưng chiết tự ra ta thấy là dùng móng nhọn để cọ chữ lên xương hươu, cái mà ngày nay ta gọi là giáp cốt. Điều này đã được minh chứng qua giáp cốt văn mà các nhà khảo cổ, năm 1964, đã tìm thấy thành Ân Khư đời Thương (khoảng 1700 – 1064 TCN). Về sau người phương Bắc chiếm lấy rồi đọc là GIÁC với nghĩa là SỪNG, tuy nhiên âm GIỐC và GÓC đến nay vẫn còn, nhưng để chỉ góc cạnh. Tất nhiên họ thừa biết nghĩa của chữ ấy là gốc cây, nhưng họ chỉ lấy phần tượng hình con chữ là sừng, bỏ đi phần nguyên nhân ra đời của chữ tượng hình đó – từ nguyên- nhằm xóa bỏ nguồn gốc con chữ của người Việt, nhưng vẫn còn đó chữ cọ = 觚 . Vậy là người phương Bắc dấu đầu mà lại lòi đuôi. Như thế ta thấy rằng chữ gốc 角, qué 鷄 là chữ Nôm như câu “Nôm na là cha mách qué” đã cho biết. Điều nay chứng minh rằng chữ vuông là chữ Nôm và nó có từ khi bình minh của con chữ tượng hình chứ không phải từ thế kỉ thứ 10 như ta biết; như vậy chắc chắn rằng chữ vuông mà người phương Bắc đã và đang dùng căn bản là chữ Nôm. 4 – Vòng có những con chim. Đây là điểu văn. Con chim lớn là con chim thuộc họ hạc như cò, vạc, diệc. Trên trống đồng có thể là con chim diệc, về cơ bản người Việt xưa cũng thấy khi cò, diệc ăn trên đồng, để lại những dấu chân trên những thảm bùn, do di chuyển qua lại nên các dấu chân chồng lên nhau, tạo ra nhiều quẻ khác nhau, người ta nghĩ rằng cũng như gà, hươu, diệc cũng biết quẻ, không những dưới đất mà loài cò diệc, khi làm tổ trên cây thường tha những cái đoạn cây nhỏ, ta gọi là que, xếp ngang dọc để làm tổ nên người xưa cũng nghĩ loài này, nói chung, đều biết quẻ nên lấy tên con diệc để làm biểu tượng cho loại ngôn ngữ siêu hình của họ, vì con diệc ngoài bản thân nó, nó còn có đủ yếu tố của cả hai con hươu, gà– trên trời, trung gian, dưới đất. Có thể từ đó mà có BA GẠCH ☰. Về sau người phương Bắc lấy làm của họ đọc trại đi từ DIỆC thành DỊCH trong KINH DỊCH. Từ hình ảnh của con chim diệc người ta vẽ ra có chữ tượng hình 易 Diệc hay Dịch = thay đổi. Vì vậy cứ hình ảnh trên trống đồng, ta thấy những con chim diệc dang cánh bay, tất cả đều không thay đổi, nhưng bên dưới mỗi con thì có những con chim nhỏ cứ thay đổi dần theo hướng di chuyển của con chim lớn. Tất nhiên đó là nguồn gốc ban đầu chứ không phải là tất cả như Kinh dịch hiện nay, vì Kinh dịch hiện nay là thành quả của biết bao bộ óc minh triết qua mấy ngàn năm, nhưng nếu không có nguồn thì làm gì có sông. Tất cả những hình ảnh trên trống đồng đều ngược vòng kim đồng hồ, có nghĩa là quay về. Ở đây là quay về hướng thần mặt trời, nghĩa bóng là quay về với cội nguồn. Trong nghĩa đó, chữ nghĩa cũng để nói những chuyện trong quá khứ nên chữ vuông ngày xưa viết từ phải sang trái, trên xuống dưới là vậy. Thân trống đồng : Chủ yếu hình thuyền, qua hình ảnh cho thấy người Việt cổ đã có kỉ thuật đóng thuyền khá cao. Hầu hết các thuyền trên trống đồng đều diễn tả sự chiến đấu gồm có các loại như sau : 1 – Loại nhỏ . Có lẽ để đi câu hay tập kích. 2- Loại vừa. Chắc để tiếp vận lương thực. 3 - Loại lớn. A - Đang chiến đấu. Bắt tù binh. B – Rút lui có tù binh Đặc biệt trên thạp Đào Thịnh có hình thủy chiến trực diện, quân Lạc Việt trên thuyền lớn đang hò reo chiến thắng. Chim ca reo mừng. Phe địch rút lui. Các hình thú quanh thân các loại trống đồng, cá sấu, chồn, nai v.v. theo tôi chỉ để khắc họa các con vật quen thuộc với cư dân lúa nước thời ấy mà thôi. Trống đồng Đông Sơn là báu vật quốc gia đúng như từ mà xưa kia ông cha ta đã nói – Bửu bối- Tư tưởng của những người làm ra nó rỏ ràng đã vươn tới tầm cao huyền diệu. Toàn bộ trống đồng được xây dựng với một bố cục hết sức chặc chẽ. Không những tổ tiên ta hết sức tài tình trong cách chọn lựa ngôn ngữ hình ảnh để chuyển tải í tưởng của mình, chim biểu tượng cho âm nhạc, gà biểu tượng cho ngôn ngữ tâm linh – hươu cho ngôn ngữ viết, diệc cho ngôn ngữ triết học siêu hình, mà còn tính toán xếp đặt làm sao có thể gợi í cho người đời sau có thể nhận biết được, ví dụ : Bằng cách lập lại nhiều lần, như chim trên nhà sàn, âu cầu mùa, đặc biệt là trong tình huống có tính xung đột như hình những con chim trên thuyền của người lạc Việt. Hai chiến thuyền sát nhau, vậy mà người xưa chỉ khắc họa cả bầy chim trên thuyền chiến thắng, với hình ảnh này dù trong im lặng nhưng ta có thể nghe thấy tiếng reo hò. Thêm vào đó nhận thức của họ về ngôn ngữ phương hướng trong không gian phải nói là vô cùng kinh ngạc - Cách mà người xưa sắp đặt hình ảnh ngược chiều kim đồng hồ để chỉ sự hướng tâm cho thấy là họ đã có sức cảm thụ ngôn ngữ hình ảnh 2 D một cách chính xác. Nhưng quan trọng trên hết đó là cùng một hình ảnh, nhưng qua cách sắp đặc trí tuệ, nó vừa kể cho ta câu chuyện cuộc sống hơn 4000 năm trước, lại vừa kể cho ta một câu chuyện khác về lý âm dương tối quan trọng của nước Việt và chắc là của cả loài người. Cũng với hình ảnh ấy trước hết với cái nhìn tổng thể thì ta thấy người xưa đã xây dựng một trật tự của vũ trụ hết sức khái quát, với một vòng tròn đồng tâm lớn tượng trưng cho vô cực, vì vô cực nên nó bao trùm hết tất cả vạn hửu. Trong vòng tròn lớn này có vòng trong nhỏ ở trung tâm, cái này người ta có thể thấy được, cảm nhận được như mặt trời, đó là thái cực, từ thái cực này mà sinh ra âm dương, nhị nghi - các hình tượng cóc phân hai trong tam giác hướng về thái cực - Rồi từ trong vòng quay mênh mông của vũ trụ, trùng trùng điệp điệp – các hoa văn hình học khác nhau, từng vòng đồng dạng nối tiếp nhau vận hành quanh thái cực và nhị nghi từ đó sinh ra tứ tượng – Bốn ngôi nhà, biểu tượng cho Thiếu dương – thái dương – thiếu âm - thái âm - cái úp xuống, cái ngược lên, theo hình chày cối, trên ngôi nhà, chim cũng có chẳn lẽ, chỉ rỏ hai tượng âm dương, từ đây mà sinh ra bát quái- (hình con qué) - Hai nhóm đâm trống, mỗi nhóm bốn người. Như vậy là đủ cả vô cực– thái cực- nhị nghi- tứ tượng – bát quái. Tiếp tới nhiên giới cũng thế, từng đàn hươu qué theo nhau quấn quít, âm dương, dương âm, cứ thế mà quay mãi, nhưng có đổi thay bao nhiêu chăng nữa cũng không ngoài vòng vô cực, cái lớn lao huyền ảo đó được người xưa khắc họa bởi một vòng tròn bao trùm mọi thứ, với những hoa văn hình học khác nhau, nhưng đồng dạng nối nhau bao trùm thế giới. Đó là cách nhìn trống đồng theo trật tự từ trong ra ngoài, giờ đây chúng ta xét trống đồng theo mặt phẳng với cái nhìn toàn bộ mặt trống đồng là thái cực, trong đó chia hai, nữa âm, nữa dương đối lập nhau, chúng ta mới thấy hết cái trí tuệ của tổ tiên nước Việt. Kẻ một vạch thẳng chia hai vòng tròn tại điểm đầu của đoàn người nhảy múa, ta thấy rỏ một nửa là dương, bảy người – số lẻ, nửa kia là âm, sáu người – số chẳn. Đây chính là hướng Nam, Bắc, Càn, Khôn. Căn cứ vào hướng bắc số 6, hướng nam số 7 ta tính theo hướng ngược chiều kim đồng hồ theo sự chỉ dẩn của trống đồng, ta có 8 ở phương đông, 9 ở phương tây , rồi Bắc 1, nam 2, đông 3, tây 4 từ đây ta biết đây là con số của Hà đồ. Mà như ngày nay ta biết trật tự đếm theo Hà đồ là ngược chiều kim đồng hồ. Trong dãy số này ta thấy không có số 5, từ đó ta biết biến số của nó là 5, vì nó ở giữa của số đếm từ 1-9 (cửu cung), Hai số âm dương -nhị nghi – tuy bắt đầu phân hóa nhưng vẫn còn đang quyến luyến trong tứ tượng 2 +4 = 6 (sáu con gà), nhưng rồi cũng phải tiếp tục con đường phân hóa làm ra tám quẻ, (tám con gà nữa). Đến đây xem như vương quốc vũ trụ của ông vua thái cực, cùng với quần thần 6+8 = 14 đã đầy đủ, như đã thể hiện tại trung tâm trống đồng (14 tia sáng). Như đã nói trước số 5 thuộc trung ương, dĩ nhiên đã là trung ương (cung) thì 4 phương chổ nào nó cũng can dự được : 6-1=5, 7-2=5, 8-3=5, 9-4= 5 từ đó ta có 20 con hươu chạy vòng ngoài. Tuy nhiên chạy lui, chạy tới tính ngược, tính xuôi thì cũng nằm trong 9 cung, một âm, một dương làm thành 18 thao túng cả càn khôn, vũ trụ, ấy là 18 con chim diệc. Mấy ngàn năm qua người ta gọi là Tiên thiên bát quái. Khi người Việt di cư lên đến sông Hoàng hà chắc có lẽ thấy nước chảy từ trên ấy xuống phía nam nên mới đổi khảm vào phương bắc, tạo nên một cuộc cách mạng tri thức rúng động mấy ngàn năm qua, gọi là hậu thiên bát quái. Đó là chuyện con người, còn vũ trụ vẫn thế, cũng với số 20 âm dương quấn quít ấy (tổng của chẳn và lẽ trong cửu cung), làm nên cái Lạc thư. Đến đây có lẽ phiên tòa “Cóc kiện trê” đã kết thúc, phần thắng thuộc về Cóc, một phiên tòa kéo dài chưa từng có trong lịch sử loài người, ít nhất cũng trên 5000 ngàn năm, với biết bao luật sư và luận sư, cùng quá nhiều nhân chứng, vật chứng giả vô cùng tinh vi, bên nguyên tưởng chừng như vô vọng, nhưng cuối cùng luật sư Nhái đã hoàn toàn có lý, một kết thúc có hậu cho công lí loài người. Có điều phiên tòa đã kết thúc, bản án đã có, nhưng để giải quyết được hậu quả mà vụ án này gây ra là không dễ. Biết được nỗi lo của Cóc. Luật sư nhái liền nói- “Thôi anh ạ, đây là phiên tòa danh dự, mà mình đã thắng kiện là được rồi. Từ nay anh hãy lấy bản án này làm đạo bùa chữa bệnh cho những người bị bệnh khom lưng, cúi đầu truyền kiếp, như thế là có ích lắm rồi, chứ anh nên nhớ Trê là loài có ngạnh, dây vào nó mệt lắm”. Cóc nghe nói. Ngước mắt nhìn trời, im lặng. Với kiến thức giới hạn, tôi xin lí giải một phần của trống đồng. Tôi tin rằng chắc chắn còn nhiều tầng nghĩa nữa sau chiếc trống đồng im lặng ấy, mong những ai có học thức và chuyên môn hãy cùng chung sức đáp lời tiên tổ, đánh thức những âm thanh của bức thông điệp mà tổ tiên nước Việt đã gửi lại trong vô tự tâm thư – TRỐNG ĐỒNG, để giải oan cho ông cha ta, dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua mang tiếng cái gì cũng học của người phương Bắc.1 like
-
Anh chị đã lớn tuổi, đậu thai rồi thì chăm sóc cho tốt. Có em bé ở tuổi của chị cũng là viên mãn rồi, còn quan tâm tốt xấu làm gì nữa? Con lớn Đinh Hợi: Từ khi sinh cháu, anh/chị gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Nuôi dạy cũng khá vất vả. Tuy nhiên khi sinh con Giáp Ngọ thì về kinh tế của cả vợ chồng sẽ có nhiều khởi sắc và thuận lợi hơn. Giáp Ngọ mệnh Kim - Sinh cha mẹ mệnh Thủy, nuôi bé cũng khá vất vả, hay bệnh vặt ( Tầm tuổi chị sinh em bé thì nuôi con vất vả là điều đương nhiên, không thể tốt như phụ nữ 25 28 tuổi sinh con được. Con đầu sau này ra ở riêng tự lập sẽ tốt hơn. Năm sau vợ chồng chị được tuổi xây nhà. Xây nhà và Sinh con cùng lúc không có vấn đề gì cả. Ngày xưa do điều kiện khó khăn, sinh con và xây nhà là hai việc lớn tốn nhiều công sức tiền của nên người ta mới không thực hiện cùng lúc. Nay điều kiện kinh tế/y tế phát triển thì không phải lo gì nhiều. Lưu ý sau khi xây nhà xong, không nên cho em bé về nhà mới ngay do nhà mới xây, mùi hồ/sơn chưa hết... ảnh hưởng đến sức khỏe của bé1 like