• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/09/2013 in all areas

  1. Mặt trống đồng Đông Sơn : Ngoài các hoa văn hình học, mặt trống có bốn vòng chính như sau : 1- Vòng tròn hình ngôi sao hay mặt trời 14 tia, có cái 12, 10, 8, chuyện này ai cũng biết rồi, sống mà thiếu mặt trời thì làm sao sống được, cư dân lúa nước Lạc Việt cũng thế thôi. Vì có sự khác nhau đáng kể như vậy nên nhiều nhà nghiên cứu đề nghị để chỉ thành phần bộ lạc tham gia đúc trống. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu sâu thêm. Riêng đối với các tam giác bên trong có biểu tượng mà theo tôi là cóc hướng về mặt trời, vì nhiều trống khác cụ thể bằng con cóc lên bề mặt. Tựu trung thì người Việt xưa thờ mặt trời. Vũ trụ quan và nhân sinh quan đều dựa trên khái niệm nòng nọc, âm dương hay cóc. 2- Vòng có người, tả cảnh sinh hoạt của cộng đồng khi xong mùa. Ta thấy cảnh giả gạo, nhảy múa, thổi khèn, đâm trống, đánh cồng, có lẽ để cúng tế , vì có người đứng trước âu cầu mùa đang dang tay nói gì đó. (hình người ngưỡng mặt lên trên có con gà). Việc cúng tế nơi nào cũng giống nhau, nên hai âu cầu mùa đều giống nhau, còn hình người ngồi trong nhà như đang ăn uống, tuy nhiên số lượng người trong nhà và chim trên mái nhà khác nhau, điều này có thể nói lên là có nhiều gia đình đang vui chơi buổi xong mùa và có nhà thì một người hát, hò hay kể chuyện (một con chim), nhà khác thì mọi người cùng hát, hò (hai con chim). Con chim trên mái nhà theo tôi là biểu tượng cho âm nhạc vì vậy trên âu cầu mùa – chổ đánh cồng- của trống Hoành Hạ, cũng có hai con chim. Cầu nguyện Tổ tiên Tấu cồng Nhảy múa Hát đồng dao 3- Vòng có hình các con gà và hươu. Đây là thú văn chỉ cho thấy rằng người Việt đã bắt đầu có ngôn ngữ hình tượng. Theo tôi câu “ Nôm na là cha mách qué” là để chỉ về hình ảnh này. Câu này có thể giải thích như sau : 喃Nôm = chữ Việt,那Na = ấy (Hán) Nôm là Nớ = ấy, Cha = người làm ra = tác giả, Mách = Con hươu, ngày nay vẫn gọi hươu nai là con mang. Qué = con gà. Viết thành câu = Nôm nớ là cha mách qué. = Nôm ấy là người làm ra hươu gà. Ta có thể viết ngược lại “Chữ hươu gà ấy là chữ Nôm. A- Chữ Qué - Ngày trước khi muốn làm việc gì quan trọng, người ta thường làm gà để cúng tổ tiên sau đó đem cặp giò đến ông thầy xem tổ tiên nhắn gửi thế nào, gọi là bói giò gà. Sở dĩ có tục bói gà là vì ngày xưa người Việt thấy con gà khi bới đất tìm thức ăn, để lại trên đất những vạch ngang dọc nên người ta đặt tên nó là quái 卦 nhưng để tránh trùng với các quái người ta gọi trại ra thành qué về sau thành quẻ. Người xưa nghĩ rằng con gà có khả năng biết về dịch lý nên đã vẽ ra những quẻ, nhằm nói lên những điều gì đó, vì vậy sau khi chết, cặp giò của nó là là nơi chứa các thông tin của các quẻ, qua các đường gân máu hiện ra nơi giò tượng trưng cho các quẻ hay những lời nói của tổ tiên. Thầy đoán căn cứ vào đó mà nói. Vì vậy ở vòng tròn nói về sinh hoạt của con người ta thấy có người đang ngưỡng mặt lên trời nói gì đó với qué (tổ tiên). Về sau người phương Bắc chiếm lấy đọc là kê 鷄. Biểu ý của chữ này cho thấy kê là loài chim – Điểu 鳥 biết đặt vấn đề - Hề 奚 = sao mà, sao thế. B - Chữ Mách – Ngày xưa có lẽ trong các loài hoang dã có sừng, hươu là động vật người ta thường thấy nhất, vì nó hiền, không làm hại đến con người và dĩ nhiên là đối tượng bị con người săn bắn nhiều nhất lúc bấy giờ. Trong quá trình săn bắn người ta quan sát thấy con hươu hay cọ sừng vào gốc cây làm thành những vạch ngang, từ đó họ tin rằng con hươu cũng có khả năng vẽ ra những quẻ như con gà. Vì vậy sau khi ăn thịt họ tin rằng xương hươu có chứa thông tin các quẻ nên lấy một cái que nóng chọc vào xương cho nức ra -卜 Nôm = Bói, Hán = Bốc- , những đường nức đó xem như là lời nói của các quái, thầy bói tùy theo đường nức đó mà đoán, (biểu í của chữ quái 卦 đã cho thấy điều này). Trong hướng suy nghĩ này, về sau, khi đã phát triển chữ viết khá hoàn hảo, người Việt viết các lời đoán lên xương hươu. Cũng chính hình ảnh con hươu cọ sừng vào gốc cây này mà người Việt vẽ thành một chữ tượng hình 角 đọc là GỐC, như trong “gốc cây” có nghĩa là phần dưới của cây. Như vậy chữ 角 tuy là tượng sừng, nhưng nó là đại diện cho xương hươu, chính vì vậy người Việt đã phát triển tiếp í tưởng này vẽ thành một chữ khác đó là chữ 觚CỌ, như trong “cọ xác 觚殼”(cọ lên cái cỏ ngoài) Hán đọc là CÔ, nghĩa hiện nay trong chữ Hán là cái thẻ tre để viết chữ, nhưng chiết tự ra ta thấy là dùng móng nhọn để cọ chữ lên xương hươu, cái mà ngày nay ta gọi là giáp cốt. Điều này đã được minh chứng qua giáp cốt văn mà các nhà khảo cổ, năm 1964, đã tìm thấy thành Ân Khư đời Thương (khoảng 1700 – 1064 TCN). Về sau người phương Bắc chiếm lấy rồi đọc là GIÁC với nghĩa là SỪNG, tuy nhiên âm GIỐC và GÓC đến nay vẫn còn, nhưng để chỉ góc cạnh. Tất nhiên họ thừa biết nghĩa của chữ ấy là gốc cây, nhưng họ chỉ lấy phần tượng hình con chữ là sừng, bỏ đi phần nguyên nhân ra đời của chữ tượng hình đó – từ nguyên- nhằm xóa bỏ nguồn gốc con chữ của người Việt, nhưng vẫn còn đó chữ cọ = 觚 . Vậy là người phương Bắc dấu đầu mà lại lòi đuôi. Như thế ta thấy rằng chữ gốc 角, qué 鷄 là chữ Nôm như câu “Nôm na là cha mách qué” đã cho biết. Điều nay chứng minh rằng chữ vuông là chữ Nôm và nó có từ khi bình minh của con chữ tượng hình chứ không phải từ thế kỉ thứ 10 như ta biết; như vậy chắc chắn rằng chữ vuông mà người phương Bắc đã và đang dùng căn bản là chữ Nôm. 4 – Vòng có những con chim. Đây là điểu văn. Con chim lớn là con chim thuộc họ hạc như cò, vạc, diệc. Trên trống đồng có thể là con chim diệc, về cơ bản người Việt xưa cũng thấy khi cò, diệc ăn trên đồng, để lại những dấu chân trên những thảm bùn, do di chuyển qua lại nên các dấu chân chồng lên nhau, tạo ra nhiều quẻ khác nhau, người ta nghĩ rằng cũng như gà, hươu, diệc cũng biết quẻ, không những dưới đất mà loài cò diệc, khi làm tổ trên cây thường tha những cái đoạn cây nhỏ, ta gọi là que, xếp ngang dọc để làm tổ nên người xưa cũng nghĩ loài này, nói chung, đều biết quẻ nên lấy tên con diệc để làm biểu tượng cho loại ngôn ngữ siêu hình của họ, vì con diệc ngoài bản thân nó, nó còn có đủ yếu tố của cả hai con hươu, gà– trên trời, trung gian, dưới đất. Có thể từ đó mà có BA GẠCH ☰. Về sau người phương Bắc lấy làm của họ đọc trại đi từ DIỆC thành DỊCH trong KINH DỊCH. Từ hình ảnh của con chim diệc người ta vẽ ra có chữ tượng hình 易 Diệc hay Dịch = thay đổi. Vì vậy cứ hình ảnh trên trống đồng, ta thấy những con chim diệc dang cánh bay, tất cả đều không thay đổi, nhưng bên dưới mỗi con thì có những con chim nhỏ cứ thay đổi dần theo hướng di chuyển của con chim lớn. Tất nhiên đó là nguồn gốc ban đầu chứ không phải là tất cả như Kinh dịch hiện nay, vì Kinh dịch hiện nay là thành quả của biết bao bộ óc minh triết qua mấy ngàn năm, nhưng nếu không có nguồn thì làm gì có sông. Tất cả những hình ảnh trên trống đồng đều ngược vòng kim đồng hồ, có nghĩa là quay về. Ở đây là quay về hướng thần mặt trời, nghĩa bóng là quay về với cội nguồn. Trong nghĩa đó, chữ nghĩa cũng để nói những chuyện trong quá khứ nên chữ vuông ngày xưa viết từ phải sang trái, trên xuống dưới là vậy. Thân trống đồng : Chủ yếu hình thuyền, qua hình ảnh cho thấy người Việt cổ đã có kỉ thuật đóng thuyền khá cao. Hầu hết các thuyền trên trống đồng đều diễn tả sự chiến đấu gồm có các loại như sau : 1 – Loại nhỏ . Có lẽ để đi câu hay tập kích. 2- Loại vừa. Chắc để tiếp vận lương thực. 3 - Loại lớn. A - Đang chiến đấu. Bắt tù binh. B – Rút lui có tù binh Đặc biệt trên thạp Đào Thịnh có hình thủy chiến trực diện, quân Lạc Việt trên thuyền lớn đang hò reo chiến thắng. Chim ca reo mừng. Phe địch rút lui. Các hình thú quanh thân các loại trống đồng, cá sấu, chồn, nai v.v. theo tôi chỉ để khắc họa các con vật quen thuộc với cư dân lúa nước thời ấy mà thôi. Trống đồng Đông Sơn là báu vật quốc gia đúng như từ mà xưa kia ông cha ta đã nói – Bửu bối- Tư tưởng của những người làm ra nó rỏ ràng đã vươn tới tầm cao huyền diệu. Toàn bộ trống đồng được xây dựng với một bố cục hết sức chặc chẽ. Không những tổ tiên ta hết sức tài tình trong cách chọn lựa ngôn ngữ hình ảnh để chuyển tải í tưởng của mình, chim biểu tượng cho âm nhạc, gà biểu tượng cho ngôn ngữ tâm linh – hươu cho ngôn ngữ viết, diệc cho ngôn ngữ triết học siêu hình, mà còn tính toán xếp đặt làm sao có thể gợi í cho người đời sau có thể nhận biết được, ví dụ : Bằng cách lập lại nhiều lần, như chim trên nhà sàn, âu cầu mùa, đặc biệt là trong tình huống có tính xung đột như hình những con chim trên thuyền của người lạc Việt. Hai chiến thuyền sát nhau, vậy mà người xưa chỉ khắc họa cả bầy chim trên thuyền chiến thắng, với hình ảnh này dù trong im lặng nhưng ta có thể nghe thấy tiếng reo hò. Thêm vào đó nhận thức của họ về ngôn ngữ phương hướng trong không gian phải nói là vô cùng kinh ngạc - Cách mà người xưa sắp đặt hình ảnh ngược chiều kim đồng hồ để chỉ sự hướng tâm cho thấy là họ đã có sức cảm thụ ngôn ngữ hình ảnh 2 D một cách chính xác. Nhưng quan trọng trên hết đó là cùng một hình ảnh, nhưng qua cách sắp đặc trí tuệ, nó vừa kể cho ta câu chuyện cuộc sống hơn 4000 năm trước, lại vừa kể cho ta một câu chuyện khác về lý âm dương tối quan trọng của nước Việt và chắc là của cả loài người. Cũng với hình ảnh ấy trước hết với cái nhìn tổng thể thì ta thấy người xưa đã xây dựng một trật tự của vũ trụ hết sức khái quát, với một vòng tròn đồng tâm lớn tượng trưng cho vô cực, vì vô cực nên nó bao trùm hết tất cả vạn hửu. Trong vòng tròn lớn này có vòng trong nhỏ ở trung tâm, cái này người ta có thể thấy được, cảm nhận được như mặt trời, đó là thái cực, từ thái cực này mà sinh ra âm dương, nhị nghi - các hình tượng cóc phân hai trong tam giác hướng về thái cực - Rồi từ trong vòng quay mênh mông của vũ trụ, trùng trùng điệp điệp – các hoa văn hình học khác nhau, từng vòng đồng dạng nối tiếp nhau vận hành quanh thái cực và nhị nghi từ đó sinh ra tứ tượng – Bốn ngôi nhà, biểu tượng cho Thiếu dương – thái dương – thiếu âm - thái âm - cái úp xuống, cái ngược lên, theo hình chày cối, trên ngôi nhà, chim cũng có chẳn lẽ, chỉ rỏ hai tượng âm dương, từ đây mà sinh ra bát quái- (hình con qué) - Hai nhóm đâm trống, mỗi nhóm bốn người. Như vậy là đủ cả vô cực– thái cực- nhị nghi- tứ tượng – bát quái. Tiếp tới nhiên giới cũng thế, từng đàn hươu qué theo nhau quấn quít, âm dương, dương âm, cứ thế mà quay mãi, nhưng có đổi thay bao nhiêu chăng nữa cũng không ngoài vòng vô cực, cái lớn lao huyền ảo đó được người xưa khắc họa bởi một vòng tròn bao trùm mọi thứ, với những hoa văn hình học khác nhau, nhưng đồng dạng nối nhau bao trùm thế giới. Đó là cách nhìn trống đồng theo trật tự từ trong ra ngoài, giờ đây chúng ta xét trống đồng theo mặt phẳng với cái nhìn toàn bộ mặt trống đồng là thái cực, trong đó chia hai, nữa âm, nữa dương đối lập nhau, chúng ta mới thấy hết cái trí tuệ của tổ tiên nước Việt. Kẻ một vạch thẳng chia hai vòng tròn tại điểm đầu của đoàn người nhảy múa, ta thấy rỏ một nửa là dương, bảy người – số lẻ, nửa kia là âm, sáu người – số chẳn. Đây chính là hướng Nam, Bắc, Càn, Khôn. Căn cứ vào hướng bắc số 6, hướng nam số 7 ta tính theo hướng ngược chiều kim đồng hồ theo sự chỉ dẩn của trống đồng, ta có 8 ở phương đông, 9 ở phương tây , rồi Bắc 1, nam 2, đông 3, tây 4 từ đây ta biết đây là con số của Hà đồ. Mà như ngày nay ta biết trật tự đếm theo Hà đồ là ngược chiều kim đồng hồ. Trong dãy số này ta thấy không có số 5, từ đó ta biết biến số của nó là 5, vì nó ở giữa của số đếm từ 1-9 (cửu cung), Hai số âm dương -nhị nghi – tuy bắt đầu phân hóa nhưng vẫn còn đang quyến luyến trong tứ tượng 2 +4 = 6 (sáu con gà), nhưng rồi cũng phải tiếp tục con đường phân hóa làm ra tám quẻ, (tám con gà nữa). Đến đây xem như vương quốc vũ trụ của ông vua thái cực, cùng với quần thần 6+8 = 14 đã đầy đủ, như đã thể hiện tại trung tâm trống đồng (14 tia sáng). Như đã nói trước số 5 thuộc trung ương, dĩ nhiên đã là trung ương (cung) thì 4 phương chổ nào nó cũng can dự được : 6-1=5, 7-2=5, 8-3=5, 9-4= 5 từ đó ta có 20 con hươu chạy vòng ngoài. Tuy nhiên chạy lui, chạy tới tính ngược, tính xuôi thì cũng nằm trong 9 cung, một âm, một dương làm thành 18 thao túng cả càn khôn, vũ trụ, ấy là 18 con chim diệc. Mấy ngàn năm qua người ta gọi là Tiên thiên bát quái. Khi người Việt di cư lên đến sông Hoàng hà chắc có lẽ thấy nước chảy từ trên ấy xuống phía nam nên mới đổi khảm vào phương bắc, tạo nên một cuộc cách mạng tri thức rúng động mấy ngàn năm qua, gọi là hậu thiên bát quái. Đó là chuyện con người, còn vũ trụ vẫn thế, cũng với số 20 âm dương quấn quít ấy (tổng của chẳn và lẽ trong cửu cung), làm nên cái Lạc thư. Đến đây có lẽ phiên tòa “Cóc kiện trê” đã kết thúc, phần thắng thuộc về Cóc, một phiên tòa kéo dài chưa từng có trong lịch sử loài người, ít nhất cũng trên 5000 ngàn năm, với biết bao luật sư và luận sư, cùng quá nhiều nhân chứng, vật chứng giả vô cùng tinh vi, bên nguyên tưởng chừng như vô vọng, nhưng cuối cùng luật sư Nhái đã hoàn toàn có lý, một kết thúc có hậu cho công lí loài người. Có điều phiên tòa đã kết thúc, bản án đã có, nhưng để giải quyết được hậu quả mà vụ án này gây ra là không dễ. Biết được nỗi lo của Cóc. Luật sư nhái liền nói- “Thôi anh ạ, đây là phiên tòa danh dự, mà mình đã thắng kiện là được rồi. Từ nay anh hãy lấy bản án này làm đạo bùa chữa bệnh cho những người bị bệnh khom lưng, cúi đầu truyền kiếp, như thế là có ích lắm rồi, chứ anh nên nhớ Trê là loài có ngạnh, dây vào nó mệt lắm”. Cóc nghe nói. Ngước mắt nhìn trời, im lặng. Với kiến thức giới hạn, tôi xin lí giải một phần của trống đồng. Tôi tin rằng chắc chắn còn nhiều tầng nghĩa nữa sau chiếc trống đồng im lặng ấy, mong những ai có học thức và chuyên môn hãy cùng chung sức đáp lời tiên tổ, đánh thức những âm thanh của bức thông điệp mà tổ tiên nước Việt đã gửi lại trong vô tự tâm thư – TRỐNG ĐỒNG, để giải oan cho ông cha ta, dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua mang tiếng cái gì cũng học của người phương Bắc.
    4 likes
  2. Chào theanhlc92. 1. Theo PTLV, sinh 1992, nếu là nam thì tốt, còn là nữ thì xấu. Còn theo bát trạch truyền thống thì nữa xấu nửa tốt, trong phong thủy nếu gặp hướng xấu đều có cách hóa giãi. 2. Ông bà ta vẫn hay nói "có thờ có thiêng, có kiên có lành", nhưng vấn đề là lập bàn thờ đế đó mà không ngó gì đến thì cũng như không, không những còn bị quở trách nữa. 3. Việc treo phong linh cần tẩy sạch tạp khí bằng nước muối, nước sạch, hay rượu là được, quan trọng ở cách treo, đó là dùng để định khí hay dùng để tán khí, dùng chất liệu gì thì căn cứ tính chất ngũ hành theo sao, cung trong bát trạch và phi tinh.
    1 like
  3. Chú Đại Bi In Thiếu Trong Các Kinh Tụng Trong bài Chú Đại Bi hay Đại Bi Thần Chú, chúng tôi nhận thấy hầu hết kinh tụng chữ Việt ngày nay đều bị thiếu 5 âm Na ma bà tát đa (那摩婆萨多), Vấn đề này, chúng tôi đã có đề cập tới trong một bài viết cách nay hơn mười năm, nhưng bài viết ấy chưa được phổ biến rộng rãi, cho nên đến nay trên những kinh vẫn còn thiếu 5 chữ này.Để kiểm chứng lại, trước tiên chúng tôi lên Mạng, tìm nguyên bản chữ Phạn, bản phiên âm chữ Hán, để thấy những bản đó đã ghi đầy đủ. Chúng ta biết rằng Chú Đại Bi vốn lấy ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, hiện nay chúng tôi tìm thấy có ba bản dịch Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, có thể xem tại: http://www.buddhismtoday.com/viet/niemphat/thienthuthiennhan.htm Bản bài giảng của Hòa Thượng Tuyên Hóa ở Vạn Phật Thánh Thành (chỉ có 5 phần, nên còn thiếu), có thể xem tại đây: http://www.dharmasite.net/daibidalani1.htm Bản dịch của Bồ Tát Giới Tại Gia, Ưu Bà Tắc Nguyên Thuận, có thể xem tại: http://dharmasound.net/Tripitaka/Viet/?f=Kinh-Thien-Thu-Thien-Nhan-Quan-The-Am-Bo-Tat-Quang-Dai-Vien-Man-Vo-Ngai-Dai-Bi-Tam-Da-La-Ni Ba Bản dịch này đều có đủ 5 âm nêu trên. Chúng tôi cũng tra cứu những kinh tụng in từ trước cho đến hiện nay, có ba loại: một loại có in bài Chú Đại Bi đầy đủ, một loại có in bài Chú Đại Bi nhưng thiếu 5 âm và một loại không có in bài Chú Đại Bi, cụ thể như sau: Chúng tôi có những Kinh, in Chú Đại Bi đầy đủ là: Kinh DI ĐÀ - HỒNG DANH – VU LAN - PHỔ MÔN, không thấy ghi tác giả, chỉ có ghi Pháp danh THIỆN HIỂN “Hộ Niệm” dưới có hàng chữ Kinh Này Ấn Tống (không được phép bán), In Tại Nhà In THẠNH MẬU 147 đường Quản Hạt số 1 GIA ĐỊNH (Có thể là đường Nơ Trang Long ngày nay ?). Quyển Kinh này trong phần Khai kinh có in ĐẠI BI CHÚ ở trang 9, có đủ 5 âm, mà những kinh khác sau này in thiếu: … Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đá sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà dà. Ma phạt đạt đậu, … KINH THỦY SÁM, dịch giả THIỀU CHỬU, chùa ĐỨC HÒA, Suối Lồ Ồ, Biên Hòa Ấn Tống, in Phật Lịch 2514. NGHI THỨC TỤNG NIỆM, Chùa Việt Nam SEATTLE, in Phật Lịch 2532 – 1988 (Quyển này tái bản từ bản Kinh của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, có thêm Hòa Thượng Thích Thiện Hòa chứng minh và thêm 5 âm thiếu của bản gốc) Những kinh in thiếu 5 âm trong Chú Đại Bi, chúng tôi có gồm: NGHI THỨC TỤNG NIỆM, của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Xuất Bản, do Hội Phật Học Nam Việt Ấn Hành. Đây là quyển Kinh tái bản in chui sau nằm 1975, nên không có ghi năm in, và in tại nhà in nào, nhưng chắc chắn bản gốc in trước năm 1964, vì Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập từ năm 1951 đến cuối năm 1963. Bản này không rõ vị nào soạn nhưng được ghi chư Hòa Thượng chứng minh: Thích Tịnh Khiết, Thích Giác Nhiên, Thích Khánh Anh, Thích Giác Nguyên. TỪ BI TAM MUỘI THỦY SÁM, dịch giả Thích Huyền Dung, Thích Tuệ Hải xuất bản, in Phật lịch 2506 - 1962 KINH NHỰT TỤNG, in Phật Lịch 2531 và quyển khác in Phật Lịch 2533, cả hai quyển này dành cho tu sĩ, ngoài Nghi thức Hồng Danh Sám Hối, Cầu An, Cầu Siều, Vu Lan, còn có Công Phu Khuya, An Vị Phật, Quá Đường, Cúng Ngọ, Phóng Sanh … NGHI THỨC TỤNG NIỆM, Chùa Vĩnh Nghiêm, Pamona, Cali, in Phật Lịch 2530 - 1986 KINH LƯƠNG HOÀNG SÁM , Trí Quang dịch, Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản, in Phật Lịch 2534 – 1990 CỐT TỦY NGHI LỄ PHẬT GIÁO, soạn giả Thích Tín Nghĩa, Hội Phật Giáo Ba La Mật in Phật lịch 2535 – 1991 NGHI THỨC TỤNG NIỆM, Của Gia Đình Phật Tử, NXBTPHCM, in năm 1998. Những kinh tụng in không có bài Chú Đại Bi, như: ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, Thích Trí Tịnh, Nhà in Sen Vàng tái bản, in năm 1967 KINH PHÁP HOA, Thích Trí Tịnh, Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản, in Phật Lịch 2537 – 1993 ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH, Thích Trí Tịnh, THPGTPHCM, in Phật lịch 2538 – 1994 Theo sự phân chia bài Chú thành 84 hàng thì hàng thứ 16 bản phiên âm chữ Việt thiếu 5 âm so với các bản dịch và các bản Kinh tụng xưa. ......................... 12.Nam mô na ra cẩn trì 13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế 14.Tát bà a tha đậu du bằng 15.A thệ dựng 16.Tát bà tát đa Na ma bà tát đa 17.Na ma bà dà 18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha ........................ Câu hỏi đặt ra là vì sao bài Chú in thiếu ? Chúng ta nên nhớ rằng trước khi có máy vi tính, muốn in một bản văn, người ta phải sắp chữ - chữ được đúc chì từng mẫu tự, những mẫu tự nào có dấu, chẳng hạn như á, ạ, ã, ă, â, ắ, ằ … đều phải đúc riêng như một mẫu tự hay phụ âm - sắp chữ là lấy những mẫu tự cái hay có dấu và phụ âm xếp thành chữ đặt vào khung, sau khi xếp chữ vào khung thành bản văn, từ khung đó đặt vào máy in, đó là in thường hoặc từ bản in thường thưòng người ta chụp hình làm ra phim rồi làm bản kẻm để in typo (mỗi lần in một màu) hay in offset (một lần in nhiều màu). Do từ bản in sai đầu tiên, những bản sau người ta sắp chữ theo đó rồi in sai theo hoặc những bản sau do chụp ảnh làm bản kẽm từ bản sai nên in sai. Nguyên do có thể vì tin vào bản của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam là đúng là mẫu mực đã được bốn vị Hòa Thượng chứng minh, nhất là trong đó có Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, do vậy mà đã bị sai dây chuyền. Chúng tôi viết bài này, mong được sự quan tâm của chư Tôn đức Tăng, Ni quý Cư sĩ in ấn Kinh, quan tâm bổ khuyết cho sự thiếu sót kể trên, để những bản kinh in sau này đúng với nguyên bản, kinh điển được in trang trọng hơn, không bị nạn “tam sao thất bổn” như trong thời gian qua. Bởi vì Chú Đà La Ni là câu nói phát ra từ sự tu thiền định của chư Phật và Bồ Tát, đó là định lực của chư Phật và Bồ Tát để hộ trì cho người trì tụng chú, cho nên không thể thiếu được. Và chúng tôi cũng kèm theo những bản Chú, đã tìm thấy trên các Trang Mạng để quý vị độc giả khỏi phải tìm kiếm. (còn tiếp)
    1 like
  4. Thưa cô Wildlavender, Năm mới xin chúc cô mạnh khỏe bình an và vạn điều tốt lành sẽ đến với cô. Cháu tìm được một đơan clip karaoke tụng Chú Đại Bi bằng tiếng Phạn và một video clip dạy phát âm tiếng Phạn trong bài chú. Cháu xin gửi đây chia sẻ với cô và các thành viên trong diễn đàn ạ. Video karaoke : Video dạy phát âm: Cảm ơn những chia sẻ của cô để cháu có duyên được biết đến Chú Đại Bi và tìm hiểu thêm ạ.
    1 like
  5. Phạn ngữ http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-p...लकण्ठ धारनी Nīlakantha Dhāranī namo ratnatrayāya namah ārya avalokiteśvarāya नमो रत्नत्रयायनमह् अर्यअवलोकितेश्वराय bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya बोधिसत्त्वायमहासत्वाय महाकारुनिकाय oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam ॐसर्वरभय सुधनदस्ये नमस्क्र्त्वाइमम् āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi. आर्यावलोकितेश्वर रंधव नमोनरकिन्दि। hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ. ह्रिह् महावधसमसर्व अथदु शुभुं अजेयं। sarva satya nama, vastya namo vāka, mārga dātuh. सर्व सत्य नम वस्त्य नमो वाक मार्गदातुह्। tadyathā oṃ avaloki locate karate, e hrih ॐ अवलोकि लोचते करते एह्रिह् mahābodhisattva. sarva sarva, mala mala, mahima hṛdayam, महाबोधिसत्त्व। सर्व सर्व मल मल महिमहृदयम् kuru kuru karmuṃ, dhuru dhuru vijayate mahāvijayate, कुरु कुरुकर्मुं धुरु धुरु विजयतेमहाविजयते dhara dhara dhirīniśvarāya, cala cala, mama vimala muktele, धरधर धिरीनिश्वराय चल चल मम विमल मुक्तेले ehi ehi, śina śina, āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya. एहि एहि शिन शिन आरषं प्रचलि विष विषंप्राशय | huru huru mara hulu hulu hrih हुरु हुरु मर हुलु हुलुह्रिह् sara sara siri siri suru suru bodhiya bodhiya सर सर सिरि सिरि सुरुसुरु बोधिय बोधिय bodhaya bodhaya. maitriya nārakindi बोधय बोधय । मैत्रियनारकिन्दि dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā धर्षिनिन भयमान स्वाहासिद्धाय स्वाहा mahāsiddhāy svāhā siddhayogeśvarāya svāhā महासिद्धाय्स्वाहा सिद्धयोगेश्वराय स्वाहा narakindi svāhā māraṇara svāhā नरकिन्दिस्वाहा मारणर स्वाहा śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā शिर संह मुखाय स्वाहा सर्व महा असिद्धायस्वाहा cakra asiddhāya svāhā padma hastrāya svāhā चक्र असिद्धाय स्वाहापद्म हस्त्राय स्वाहा nārakindi vagalaya svāhā mavari śankharāya svāhā नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खरायस्वाहा namaH ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā नमः रत्नत्रयायनमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā ॐ सिधयन्तुमन्त्र पदायस्वाहा 大悲咒(梵汉对照版) (Chú Đại Bi Phạn Hán Đối Chiếu) http://www.diendanphatphaponline.com/trang...ow/sel-720.html Maha^ka^run!ikacitta-dha^ran!i^。 1.NangMa-ohRaTa-nangTa-raYa-ahrYa 〈梵〉namoratna-trayaya 〈汉〉南无喝罗怛那哆罗夜耶 2.NangMa-arhAhrRa-ya-ahr 〈梵〉namoarya 〈汉〉南无阿唎耶 3.BaLa-ohKa-eeTa-ehShia-vaRa-ahrYa 〈梵〉valokite-svaraya 〈汉〉婆卢羯帝 烁钵罗耶 4.Ba-ohDaha-eeSaTa-va-ahrYa 〈梵〉bodhisattvaya 〈汉〉菩提萨埵婆耶 5.MaHaSaTa-va-ahrYa-ahr 〈梵〉mahasattvaya 〈汉〉摩诃萨埵婆耶 6.MaHa-ahrKa-ahrRa-ouNa-eeKa-ahrYa 〈梵〉mahakarunikaya 〈汉〉摩诃迦卢尼迦耶 7.O-anm 〈梵〉om 〈汉〉唵 8.SaRa-vaRaBahaYa-eh 〈梵〉sarvaraviye 〈汉〉萨皤罗罚曳 9.Shia-ouDahaNang-ahrDahrSa-ya 〈梵〉sudhanadasya 〈汉〉数怛那怛写 10.NangMaSa-ka-reTa-va-ahrEeMa-oh-anm AhrRa-ya-ahr 〈梵〉namaskrtva imam arya 〈汉〉南无悉吉栗埵伊蒙阿唎耶 11.BaLa-ohKa-eeTa-ehShia-vaRa-ahr La-anmDahaVa 〈梵〉valokite-svararamdhava 〈汉〉婆卢吉帝 室佛罗楞驮婆 12.NangMa-ohNangLa-ahrKa-eeDaha-ee 〈梵〉namonarakindi 〈汉〉南无那罗谨墀 13.Ha-re-ahrRi-eeMaHa-ahrVaDahaShaMa-eh 〈梵〉hrihmahavat-svame 〈汉〉醯唎摩诃皤哆沙咩 14.SaRa-vaAhrTuh-ahrDahr-ouShia-ouBaha-wu-anm 〈梵〉sarvaarthatosubham 〈汉〉萨婆阿他豆输朋 15.AhrZha-ehYa-anm 〈梵〉ajeyam 〈汉〉阿逝孕 16.Sa-ouRa-vaSaTaNangMa-ohBa-ahrSa-ta NangMa-ohBaGa-ahr 〈梵〉sarvasat. namovasat. namovaka 〈汉〉萨婆萨哆 那摩婆萨哆 那摩婆伽 17.MaVaDahr-ouDaha-ou 〈梵〉mavitato 〈汉〉摩罚特豆 18.TaDahr-yaTuh-ahr 〈梵〉tadyatha 〈汉〉怛侄他 19.O-anmAhVaRa-ohKa-eh 〈梵〉om.avaloki 〈汉〉唵.阿婆卢醯 20.La-ohKaTa-eh 〈梵〉lokate 〈汉〉卢迦帝 21.KaRa-ahrTa-ahr 〈梵〉krate 〈汉〉迦罗帝 22.Eh-aiHa-re-eh 〈梵〉ehrih 〈汉〉夷醯唎 23.MaHaBa-ohDaha-eeSaTa-va-ahr 〈梵〉mahabodhisattva 〈汉〉摩诃菩提萨埵 24.Sa-ouRa-vaSa-ouRa-va 〈梵〉sarvasarva 〈汉〉萨婆萨婆 25.MaLaMaLa 〈梵〉malamala 〈汉〉摩罗摩罗 26.MaHa-ehMaHa-reDahrYa-anm 〈梵〉mahimahrdayam 〈汉〉摩醯摩醯唎驮孕 27.Ka-wuRa-ouKa-wuRa-ouKaRa-ma-anm 〈梵〉kurukurukarmam 〈汉〉俱卢俱卢羯蒙 28.Daha-ouRa-ouDaha-ouRa-ouBaZhaYaTa-ee 〈梵〉dhurudhuruvijayate 〈汉〉度卢度卢罚闍耶帝 29.MaHaBaZhaYaTa-ai 〈梵〉mahavijayate 〈汉〉摩诃罚闍耶帝 30.DahaRaDahaRa 〈梵〉dharadhara 〈汉〉陀罗陀罗 31.Daha-eeRa-eeNa-ee 〈梵〉dhrni 〈汉〉地唎尼 32.Shia-vaRa-ahrYa 〈梵〉svaraya 〈汉〉室佛罗耶 33.JiaLaJiaLa 〈梵〉calacala 〈汉〉遮罗遮罗 34.MaMaBa-ahrMaRa-ahr 〈梵〉mamavimala 〈汉〉麼麼罚摩罗 35.Ma-ouKa-ta-ehLa-eh 〈梵〉muktele 〈汉〉穆帝隶 36.EhHa-ehEhHa-ee 〈梵〉ehiehi 〈汉〉伊醯伊醯 37.Jia-eeNang-dahrJia-ee-anmDahr 〈梵〉sinasina 〈汉〉室那室那 38.AhrRa-sha-anmPar-raZhaLa-ee 〈梵〉arsamprasali 〈汉〉阿罗参佛罗舍利 39.BaShrBaShr-anm 〈梵〉visavisam 〈汉〉罚沙罚参 40.Par-raShia-ahrYa 〈梵〉prasaya 〈汉〉佛罗舍耶 41.Ha-ouRa-ouHa-ouRa-ouMaLa-ahr 〈梵〉huluhulumara 〈汉〉呼卢呼卢摩罗 42.Ha-ou-owRa-ouHa-ou-owRa-ouHi-ra-llalelue 〈梵〉huluhuluhrih 〈汉〉呼卢呼卢醯利 43.SaRa-ahrSaRa-ahr 〈梵〉sarasara 〈汉〉娑罗娑罗 44.Sa-eeRa-eeSa-eeRa-ee 〈梵〉sirisiri 〈汉〉悉唎悉唎 45.Sa-ouRa-ou-ahrSa-ouRa-ou 〈梵〉suru suru 〈汉〉苏嚧 苏嚧 46.Ba-ohDaha-eeYa-ahrBa-ohDaha-eeYa-ahr 〈梵〉bodhiya bodhiya 〈汉〉菩提夜 菩提夜 47.Ba-ohDahr-dahaYaBa-ohDahr-dahaYa-ahr 〈梵〉bodhayabodhaya 〈汉〉菩驮夜菩驮夜 48.Ma-aiTa-ra-eeYa 〈梵〉maitreya 〈汉〉弥帝唎夜 49.NangLaKa-ee-anmNang-ee-dahr-ee 〈梵〉narakindi 〈汉〉那罗谨墀 50.DahaRa-shr-eeNa-eeNang 〈梵〉dhrsnina 〈汉〉地利瑟尼那 51.ParYaMaNang 〈梵〉vayamana 〈汉〉婆夜摩那 52.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 53.Sa-ehDahr-daha-ahrYa 〈梵〉siddhaya 〈汉〉悉陀夜 54.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 55.MaHaSa-ehDaha-ahrYa 〈梵〉mahasiddhaya 〈汉〉摩诃悉陀夜 56.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 57.Sa-eeDahr-daha-ahrYa-ohGa-eh 〈梵〉siddhayoge 〈汉〉悉陀喻艺 58.Shia-vaRaYa 〈梵〉svaraya 〈汉〉室皤罗夜 59.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 60.NangRa-ahrKa-ee-anmNang-ee-dahr-ee 〈梵〉narakindi 〈汉〉那罗谨墀 61.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 62.MaRaNangRa 〈梵〉maranara 〈汉〉摩罗那罗 63.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 64.Sa-eeRaSa-anmAhrMa-ouKahaYa 〈梵〉sirasimhamukhaya 〈汉〉悉罗僧阿穆佉耶 65.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 66.SaRa-vaMaHa-ahrAhSa-eeDahr-daha-ahrYa 〈梵〉sarvamahaasiddhaya 〈汉〉娑婆摩诃阿悉陀夜 67.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 68.JiaKa-raSa-ehDahr-daha-ahrYa-ahr 〈梵〉cakraasiddhaya 〈汉〉者吉罗阿悉陀夜 69.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 70.ParDahr-maKaSa-ta-raYa 〈梵〉padmakasiddhaya 〈汉〉波陀摩羯悉陀夜 71.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 72.NangLa-aiKaNang-ee-dah-eeVaGa-ahrRaYa 〈梵〉narakindivagalaya 〈汉〉那罗谨墀皤伽罗耶 73.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 74.MaBa-ahrRa-llalelueShiaNia-kaRa-ahrYa 〈梵〉mavarisankharaya 〈汉〉摩婆利胜羯罗夜 75.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 76.NangMa-ohRaTa-nangTa-raYa-ahrYa 〈梵〉namoratna-trayaya 〈汉〉南无喝罗怛那哆罗夜耶 77.NangMa-arhRa-ya-ahr 〈梵〉manoarya 〈汉〉南无阿利耶 78.Ba-ahrRa-ohKa-ehTa-eh 〈梵〉valokite 〈汉〉婆罗吉帝 79.Shia-vaRa-ahrYa 〈梵〉svaraya 〈汉〉烁皤罗夜 80.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 81.O-anmSa-eeDahr-daha-ya-anmNang-ta-ou 〈梵〉om sidhyantu 〈汉〉唵 悉殿都 82.MaNang-ta-ra 〈梵〉mantra 〈汉〉漫多罗 83.ParDaYa-ahr 〈梵〉padaya 〈汉〉跋陀耶 84.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃
    1 like