-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 08/09/2013 in Bài viết
-
Phong Thủy Lạc Việt Ứng Dụng
thanhdc and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
SỰ MẶC ĐỊNH - TIÊN ĐỀ & MỘT HỆ THỐNG LÝ THUYẾT. Quí vị và và anh chị em quan tâm thân mến. Người viết đã chứng minh với bạn đọc và anh chị em rằng: Tất cả các dữ kiện đầu vào trong các phương pháp ứng dụng có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán, trong: Phong thủy, Tử Vi, Bốc Dịch...hầu hết đều mang tính mặc định và không có giải thích nguyên nhân. Bởi vậy, việc tìm hiểu về cội nguồn của các dữ kiện này - Từ Lục thập hoa giáp thành "Lạc thư hoa giáp"; từ Hậu Thiên Văn Vương thành "Hậu Thiên Lạc Việt"; Từ Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư thành Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ....Thực chất là sự hiệu chỉnh và phục hồi lại cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa bị thất truyền - qua chính sự mặc định không mô tả được tính hệ thống liên quan đến một học thuyết là nguyên nhân của nó trong các bản văn chữ Hán . Tất nhiên,một sự thay đổi thói quen không phải của một đời người - mà là trên 2000 năm - sẽ gây sự hoài nghi tính xác thực của sự phục hồi và hiệu chỉnh này. Nhưng vấn đề đúng sai của sự hiệu chính nhân danh nền văn hiến Việt - cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương,một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử - phải có chuẩn mực để đối chiếu. Chuẩn mực đó chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Sự phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - không chỉ dừng lại trong nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành - đã đủ tính nhất quán, tính giải thích hợp lý các vấn đề liên quan, tính hệ thống trên tất cả một lĩnh vực từ những mô hình biểu kiến của học thuyết này, cho đến các phương pháp dự báo, phong thủy, Đông y...nói chung - mà còn mô tả và tham gia trong cả lĩnh vực khoa học hiện đại: Hạt của Chúa, thuyết Cantor, Vonfram....và nhiều lĩnh vực cuộc sống, xã hội khác. Nếu như không phản ánh một chân lý đích thực thì không thể có một sự hợp lý một cách toàn diện với tiêu chí khoa học và mang tính bao trùm như vậy. Thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh Việt sử - chính là Lý thuyết thống nhất mà tất cả nền văn minh hiện đại đang mơ ước. Nó giải thích từ sự hình thành vũ trụ - Giây "O" cho đến khả năng tiên tri cửa từng hành vi con người và vượt thời gian hàng Thiên Niên kỷ trong xã hội Đông phương. Nhưng con người có cần đến nó hay không lại là một chuyện khác. Có thể tất cả những nhà thông thái ở thế kỷ XV vẫn tin rằng Galileo sai và họ không còn sống đến bây giờ để thấy trái đất đang quay. Tôi đã trình bày xong ý kiến của mình qua bài viết này. Bạn đọc có quyền tiếp tục hoài nghi và không tin. Hoặc các bạn có thể tự thẩm định. Tôi không cố gắng thuyết phục ai.4 likes -
Tư liệu tham khảo do cụ TriTri biên soạn. ----------------------------------------------------- KHAM DƯ HỘI YẾU. TỰA. Âm dương địa lý ư nhân sự là tối thiết, phàm mộn tộ thịnh suy hay tử tôn hưng phế đều do đó ảnh hưởng, vã tiên hiền sáng tạo địa học thượng ứng thiên tinh 28 tú, hạ sát địa mạch 72 long, cát hung tàng ư bát quái, họa phúc ngụ ư can chi, ý thâm chỉ áo không thể dùng thiển kiến quả văn mà luận, thời thường khảo các thi thư, chỉ thấy thiên về bốc lạc, mà chưa truyền pháp nầy, bởi Tần Hán về trước quá thiểu địa lý thiện bổn, Ngụy Tấn về sau mới liệt chuyên gia, sau có kẻ xuyên tạc truyền ngoa ngôn mỗi người đều khác, ngụy thuyết ngày nhiều, đạo ngày xấu thêm, lời văn trong thư như thiền ngữ, lâp ý như câu đố, thấp thì ti tiện, cao thì hoang đường, bất năng dân dụng, chỉ đủ dối thế mê hoặc đời. - Vã lại muốn táng được hảo địa, phải thiên táng đắc pháp kiến tạo thích nghi, mới có thể phát phúc, hãy nên thận trọng. Dư thật thương xót cho thế nhân thường tin nhằm những dung tục địa sư làm tổn đinh phá tài tiêu tan sự nghiệp, vì không nhẩn tâm thấy vậy mới dùng sở học huyền bí được kỳ nhân truyền lại giúp cho kẻ nhân đức hiền lương, và mỗi việc đều suôn sẽ, từ đó nổi danh (1955). Rồi kẻ gần người xa đều có ý niệm là hể việc ta xem đều được yên lành. Bởi thế bất cứ việc gì họ đều nhờ người thân thiết đến năn nĩ giùm lắm, lúc có người năn nĩ từ sáng đến trưa hoặc từ trưa đến chiều, có người lại ngồi dưới đất mà năn nĩ, vì họ gặp việc gay go và biết rằng người khác không giải được, nhưng Ta có lập 3 tôn chỉ không xem là: 1- Không xem thiên vị đơn phương. 2 - Không xem làm tổn kẻ khác. 3 - Không xem việc vô kết quả. - Ba điều nầy bị 1 dù thân vẫn không xem. Vã lại thuở ấy ta làm ăn rất bận rộn tiệm bán tạp hóa sĩ lẻ tiệm bán vải, lúa thì 2 lẫm, lại thêm 6 trai 2 gái còn nhỏ làm sao dư thì giờ để giúp tất cả, nên lắm lúc phải tuyệt đối chối từ, và trong quận còn có 3 ông lão đã xem xưa nay biểu họ đi nhờ xem nhưng ai cũng đều chê cả. Những chuyện kể trên đây là thời kỳ trước 1975. Nay tuổi tác đã cao nghĩ là cũng nên dùng trên 50 năm kinh nghiệm có được để truyền lại hậu thế giúp đời, giờ soạn ra quyển Kham Dư Hội Yếu. Nầy lời văn ngắn gọn gồm điều cốt yếu thật dụng để khởi mông hậu thế nhân nhân, hiếu tử, và tránh được bị hại bởi các dung tục địa sư làm gây nên. Thì là May thay! Tu Âm Đức Mong Trời Ban Phúc, Xem Phong Thủy Tròn Phận Báo Ân. Toronto - 4/3/2005. TriTri biên soạn.1 like
-
Thiên Sứ tôi làm gà đãi khách. Tôi nói với khách là con gà của tôi là một loại rất đặc biệt, trong hàng trăm triệu con gà chỉ có may ra được một con này, nên gọi là con "gằng". Con "gằng" của Thiên Sứ nó khác tất cả các con gà khác chính ở số lượng và màu lông cổ. Không tin cứ lấy bất cứ một con gà nào trên thế gian ra so sánh thì quả là con "gằng" của Thiên Sứ không giống bất cứ con gà nào. Bởi vậy, Thiên Sứ gọi nó là con "gằng". Mọi người công nhận là đúng. Nhưng từ nay, bất cứ con gà nào cũng có thể gọi là con "gằng" và con gà là cách gọi chung của thiên hạ. Nếu chỉ lấy câu chuyện đời Đường như giáo sư Trần Trong Dương để đối chiếu thì nó tương tự như con "gằng" của Thiên Sứ. Nhưng nếu so sánh với tất cả những di sản còn lại của quá khứ thì đó là con gà của thiên hạ. Bởi vậy, một giả thuyết khoa học được coi là đúng khi nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó.....vv...chứ không chỉ riêng một câu chuyện đời Đường. Đó là lý do mà "con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó". Cái đúng trong một không gian hẹp cục bộ có thể sai trong một không gian khác hàm chứa nó - một tập hợp luôn có một tập hợp lớn hơm hàm chứa nó. Dù sao thì ông Trần Trong Dương cũng chưa phải viện sĩ.1 like
-
Trước hết, cháu sinh vào mùa Xuân, giờ Tuất phạm giờ tướng Quân nên hồi mới sinh hay khóc, khóc to. Nhưng không sao. Cháu Mệnh Thổ, năm nay hạn đến cung Mão thuộc Mộc, bị khắc nên năm nay cần chú ý lo sức khỏe, có thể trong dòng họ gần có tang ( Như vậy lại đỡ cho cháu , Tang gánh hết rồi ). Hạn năm nay lại rơi vào Cung Phu, cháu cần hạn chế chuyện tình cảm để lao vào học tập sẽ hạn chế được chuyện xấu khác.1 like
-
Anh thấy có sự di chuyển em ah1 like
-
SỰ MẶC ĐỊNH - TIÊN ĐỀ & MỘT HỆ THỐNG LÝ THUYẾT. Quí vị và và anh chị em quan tâm thân mến. Nếu xét về hiện tượng tồn tại khách quan thì mọi sự kiện và hiện tượng đều liên quan đến nhau. Sự liên quan này không chỉ ngay trong thời gian hiện hữu mà còn là cả một qúa khứ từ khởi nguyên vũ trụ đến ngày nay và cả trong tương lai. Tính hợp lý trong việc lý giải mọi hiện tượng liên quan trong tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết khoa học....chính là xuất phát từ một thực tại của mối liên hệ giữa mọi hiện tượng từ khởi nguyên vũ trụ đến ngày nay và cả tương lai.TTNC LHDP và cá nhân tôi - cùng với những anh chị em tham gia diễn đàn - có mục đích tìm hiểu một hệ thống lý thuyết phản ánh mối liên hệ giữa mọi hiện tượng nhân danh khoa học. Tất nhiên nó phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực để tự thẩm định. Chính vì lấy tiêu chí khoa học làm chuẩn mực cho sự thẩm định, nên nó xác định sự nhân danh khoa học trong các nghiên cứu của TTNC LHDP, cá nhân tôi và anh chị em tham gia. Từ những nền tảng căn bản của tri thức khoa học hiện đại, chúng ta xác định rằng: Hầu hết các tiêu chí, nguyên tắc....trong tất cả các phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương, như: Tử Vi, Phong thủy, Đông Y, Bốc Dịch....vv.....đều mang tính mặc định. Thị dụ: 1/ Người sinh năm 1987 là mạng Hỏa theo sách Tàu - hoàn toàn mang tính mặc định. Chính các nhà nghiêncứu Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay cũng chẳng hiểu vì sao (Thiệu Vĩ Hoa - Đã trích dẫn) Hoặc: 2/ Trong phong thủy, Cô A sinh năm Mậu Tuất, được xác định là phi cung Ly theo sách Tàu, thuộc Đông Tứ trạch, cũng hoàn toàn mang tính mặc định. Sự xác định nguyên tắc phi cung bản mệnh liên quan đến phi tính Huyền Không thuận nghịch là do tôi và TTNC LHDP xác định. Di sản từ cổ thư chữ Hán cũng không thấy nói đến điều này. 3/ Bảng lập thành lá số Tử Vi mà các thày bà xem hàng ngày cũng chỉ là một sự mặc định. Tóm lại, tất cả những phương pháp ứng dung của Lý học lưu truyền từ hàng ngàn năm nay thể hiện ở bản văn chữ Hán và trong dân gian đều chỉ mang tính mặc định. Bởi vì nó chỉ là hệ quả ứng dụng của một lý thuyết , nhưng đã thất truyền. Có thể nói: Hầu hết các nguyên tắc, quy ước, quy định trong các phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương đều mang tính mặc định. Trên cơ sở này và thực tế đã xác định: Chính tính mặc định và thiếu sự liên hệ với một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và tính mâu thuẫn trong nội dung cấu trúc của các phương pháp ứng dụng (Thí dụ: Mâu thuẫn giữa các trường phái Phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư), do sai lệch từ nguyên lý căn để. Nến nó trở thành một yếu tố quan trong trong nhận thức của những tri thức khoa học hiện đại khi xác định rằng: Phong thủy - và các ngành ứng dụng khác - của Lý học Đông phương là "giả khoa học". Nhưng trong sự tìm hiểu từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy rằng: Có những điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong các phương pháp ứng dụng thực tế những thành quả thuộc về hai nền văn minh. Đó là: Tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch do nền văn minh đó đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh mà các nhà khoa học gọi là "nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử". Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó cũng là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có tính khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: Tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ, cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm với những lý thuyết mô tả vũ trụ, thiên nhiên...mang tính cục bộ và không có khả năng tiên tri, hoặc khả năng tiên tri hạn chế. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khi phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây cũng chính là thời điểm mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì - để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tây phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Trên cơ sở sự so sánh giữa các phương pháp ứng dụng của hai nền văn minh thì chúng ta thấy rằng: Để tìm hiểu bản chất những giá trị của nền văn minh Đông phương , thực chất là tìm hiểu bản chất của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Giá trị trí thức căn bản của nền Lý học Đông phương - và là nhân tố tạo nên những giá trị của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, sừng sững thách đố tất cả tri thức con người cho đến ngày hôm nay. Đây chính là lý thuyết thống nhất mà tất cả những tri thức hàng đầu của nền văn minh hiện đại đang mơ ước tìm kiếm. Còn tiếp1 like
-
SỰ MẶC ĐỊNH - TIÊN ĐỀ & MỘT HỆ THỐNG LÝ THUYẾT. Quí vị và anh chị em thân mến. Phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong nhà riêng của người viết - Nguyễn Vũ Tuấn Anh - đã xác định hệ thống ứng dung trong phong thủy Lạc Việt dựa trên nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Các bạn cũng nhận thấy rằng: Ngoại trừ những sai lệch về độ số Hà Đồ và vị trí Tốn Khôn trên Hậu Thiên thì những giá trị căn bản khác trong hệ thống phương pháp luận vẫn không hề thay đổi. Những giá trị của cổ thư trong ứng dụng phù hợp với nguyên lý này vẫn giữ nguyên. Thí dụ như vấn đề "Lỗ đen". Nhưng sự thay đổi nguyên lý căn để chỉ là sự sửa đổi mang tính hệ thống lý thuyết. Khi áp dụng vào thực tế ứng dụng thì nó mang tính hiệu chỉnh. Chính sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để này đã hệ thống hóa toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt. Riêng ngành Phong thủy, sự ứng dụng nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt đã tập hợp tất cả những phương pháp ứng dụng rời rạc trong cổ thư chữ Hán, trong dân gian...của tất cả những di sản còn lại của ngành học này, ở tất cả các vùng văn hóa trong ảnh hưởng của văn hóa Đông phương, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật và khả năng tiên tri, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một phương pháp ứng dụng nhân danh khoa học. Chúng tôi đang phục hồi một lý thuyết đã thất truyền. Chứ không phải minh chứng cho những hiện tượng, sự vật, sự kiện lịch sử đã tồn tại trong quá khứ. Do đó, sự thẩm định một lý thuyết khoa học phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, làm chuẩn mực để so sánh, đối chiếu. Chỉ xét một hệ thống phân loại theo học thuyết Âm Dương Ngũ hành cho vận khí hàng năm, mang tính ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành là bảng Lục thập hoa giáp, nổi tiếng và rất phổ biến trong văn hóa Đông phương. Nhưng những nhà nghiên cứu Hán Nho, cũng không hiểu nguyên lý nào tạo dựng nên bảng Lục thập hoa giáp này. Thiệu Vĩ Hoa - Nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng của Trung Quốc hiện đại - trong các tác phẩm của mình,phải thừa nhận: Khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử từ hơn 2000 năm trước và lần lượt bị Hán hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc với sự Hán hóa tiếp theo ở bờ nam Dương tử thuộc lãnh thổ Trung Hoa ngày nay, trong 1000 năm tiếp theo, đã khiến thuyết Âm Dương Ngũ hành bị thất truyền, sai lệch và mang màu sắc huyền bí. Sự cố gắng phục hồi trải hơn 2000 năm của các nhà nghiên cứu Hán Nho - vốn tự nhận là chủ nhân của học thuyết này - và cả các nhà nghiên cứu hiện đại đều bế tắc, chính là bằng chứng khách quan lớn nhất và thuyết phục nhất đã xác định: Nền văn minh Hán không phải là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hơn 2000 năm không phải là con số để đọc trong một giây. Nếu như nền văn minh Hoa hạ là chủ nhân đích thực của Lý học thì với hàng ngàn năm trôi qua, nền tảng tri thức này phải phục hồi được nguyên lý của bảng Lục thập Hoa giáp mà họ coi là của họ. Nhưng họ đã không thể làm được điều đó. Trong tìm hiểu của chúng tôi thì bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán không biết ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Nó không có tác giả. Nhưng với tư liệu của chúng tôi thì dấu ấn của bảng hoa giáp nói chung , có từ thời Hoàng Đế trong "Hoàng đế nội kinh tố vấn". Tức là theo đúng nội dung bản văn thì nó ra đời cách hơn 5000 năm với ngày nay. Trong hệ thống phương pháp luận Đông y của cuốn "Hoàng đế nội kinh tố vấn" hoàn toàn căn cứ vào học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng các nhà nghiên cứu Hán Nho trong hơn 2000 năm cũng chưa biết nó thực sự ra đời trong lúc nào. Những nhà nghiên cứu hiện đại trên thế giới cho rằng: Nó ra đời vào thế kỷ thứ III BC,bởi phái Âm Dương gia?!? Nhưng cái oái oăm là: Lịch sử ghi nhận trong văn bản thì thuyết Ngũ hành có từ thời vua Đại Vũ do thấy con rùa thần trên sông Lạc thủy, nên làm ra Lạc thư với thuyết Ngũ hành! Tức là cách phái Âm Dương gia đến 2000 năm lận! Còn từ thời Hoàng Đế thì hơn 3000 năm! Chưa hết! Nếu tính từ thời vua Phục Hy mần ra cái Hà Đồ theo văn bản chữ Hán ghi nhận từ truyền thuyết thì đến lúc Hà Đồ được công bố chính thức vào thời Tống thì khoảng cách là 5000 năm. Và một oái oăm nữa là: Nội dung Hà Đồ lại là mô hình biểu kiến của Ngũ Hành tương sinh với đầy đủ sự phối hợp Âm Dương?!? Chỉ xét riêng yếu tố lịch sử học thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán còn lại đến ngày này, cũng đủ đã xác định: Nó không thể xuất phát từ nền văn minh này. Nhưng những ứng dụng của nó - theo các thày bà đang hành nghề bói toán,phong thủy, bùa chú - thì cứ từ đúng trở lên. Trong khi đó,mọi nguyên tắc, qui ước trong các phương pháp ứng dụng của học thuyết này trong tất cả các ngành liên quan, có nguồn gốc từ bản văn chữ Hán, như: Phong thủy, Tử Vi, Đông y....đều mang tính mặc định. Quay trở lại với bảng Hoa Giáp trong cổ thư chữ Hán. Hoàn toàn mang tính mặc định. Chính người Tàu thừa nhận điều này và không hiểu nguyên lý của nó. Có những người cố gắng phản biện Thiên Sứ tôi rằng: Bảng Hoa giáp của Tàu là một tiên đề ứng dụng . Bởi vậy, bài viết này có tựa: "Sự mặc định - Tiên đề & một hệ thống lý thuyết". Tiên đề cho một hệ thống lý thuyết và sự mặc định trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu là hai khái niệm có nội hàm hoàn toàn khác nhau. Có lẽ người viết cũng không cần phải định nghĩa lại hai khái niệm này. Bạn đọc có thể tra từ điển. Tất nhiên bảng Hoa giáp có nguồn gốc từ bản văn chữ Hán đang lưu truyền không thể gọi là "tiên đề" - khí mà những yếu tố cấu thành nên cái gọi là "tiên đề" này đã có từ trước cái gọi là "tiên đề" đó. Một trong yếu tố cấu thành khái niệm tiên đề là không thể chứng minh. Nhưng đó chỉ là một yếu tố cấu thành. Và chỉ căn cứ vào một yếu tố này, người ta đã bảo "Bảng Hoa giáp là tiên đề". Vì chính nền văn minh Hán với hàng ngàn năm trôi qua, không thể chứng minh được điều này. Dùng khái niệm "tiên đề" cho nó có "cơ sở khoa học". Hơn hai ngàn năm, kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử, mà còn còn đợi được. Thêm vài năm chỉ là chuyện vặt.Nhưng ý nghĩ của tôi là: Các quí vị nếu thật sự coi trong việc tìm về cội nguồn lịch sử đích thực của dân tộc Việt và chính danh với sự nhân danh khoa học - khi công khai phổ biến việc phủ nhân truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến - thì hãy tổ chức một cuộc hội thảo quy mô về cội nguồn Việt sử : công khai, minh bạch trước công luận. Tất nhiên trong cuộc hội thảo này, phải có mặt những người có ý kiến luận điểm phản biện sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Đây chỉ là ý nghĩ của tôi, công khai trên mạng. Đó không phải là sự góp ý và cũng chưa phải là lời khuyên, hoặc đóng góp ý kiến gì với quí vị. Bởi vì, tôi chỉ là một phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ. Trách nhiệm tìm về cội nguồn dân tộc - của bất cứ dân tộc nào và nhân danh bất cứ một cái gì - không phải của riêng một cá nhân trong cộng đồng dân tộc đó. Tất nhiên, cũng không phải của riêng tôi. Đó là lý do tôi không coi đây là đóng góp ý kiến. Tôi cũng cần nhắc lại rằng: Tôi không có liên hệ với bất cứ tổ chức chính trị, nhóm lợi ích. Tôi cũng chưa bao giờ nhận tài trợ cho cá nhân để dùng vào mục đích nghiên cứu. Tôi cũng không thù oán cá nhân với ai. Về mối quan hệ xã hội thì ai tôi không ưa, tôi không chơi với họ. Vậy thôi. Nhạc sĩ Phú Quang có lần nói với tôi: "Thời gian không có để nói chuyện với ngay cả người tử tế. Lấy đâu ra thời gian quan hệ với đám lởm khởm". Đại ý thế. Quí vị và và anh chị em quan tâm thân mến.Tôi xin lỗi vì có một đoạn có vẻ như không trực tiếp nằm trong chủ đề . Nhưng suy cho cùng thì cũng chính là nguyên nhân của chủ đề này. Không có Việt sử 5000 năm văn hiến thì không có sự hiệu chỉnh nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Tất nhiên cũng không có vấn đề Phong thủy Lạc Việt và cũng chẳng có topic "Phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh. "Sự hợp lý liên hệ có tính hệ thống và nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật và tính khách quan với khả năng tiên tri ...vv...." của vấn đề, khiến mọi hiện tượng trong lịch sử hình thành vũ trụ phải liên quan đến nhau. Còn tiếp1 like
-
NHẬN XÉT BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG DƯƠNG Kính thưa quí vị và anh chị em Topic này được lập ra nhằm mục đích phản biện những luận cứ phủ nhận văn hóa sử truyền thống mà chúng tôi sưu tầm được. Bài viết cuối cùng của chúng tôi vào tháng 5. 2009. Sau đó tạm ngưng cho đến nay. Bởi vì chắc các quý vị và anh chị em cũng biết đó là thời gian bắt đầu chuẩn bị cho cuộc hội thảo "Phong thủy là khoa học"...sau đó liên tiếp những sự kiện cho đến nay. Phần nữa cá nhân tôi cũng bị chi phối nhiều việc liên quan đến cơm áo gạo tiền và quan trong hơn cả là sự chủ quan của tôi cho rằng phản biện như vậy là đủ và không có ý kiến biện minh, nên nó ít được chú ý. Nhưng hôm nay, nhân vào xem lại topic này, đọc lại bài của tác giả Trần Trọng Dương phản bác lại lập luận của giáo sư Lê Mạnh Thát, tôi chợt nhớ rằng: Ngày xưa, khi hội sử học lên tiếng định tổ chức một cuộc hội thảo về đề tài của giáo sư Lê Mạnh Thát với ý định phủ nhận những lập luận của giáo sư, tôi đã lên tiếng ủng hộ ông trong cuộc hội thảo này và sẵn sàng đứng bên cạnh ông để bảo vệ những luận điểm của ông vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vậy, trước một bài của tác giả Trần Trọng Dương đưa lên diễn đàn đã lâu có nội dung phản bác luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát mà tôi không thể chỉ ra cái sai lầm của tác giả này thì thật là một điều có thể gây ra sự hoài nghi về sự ủng hộ của tôi. Bởi vậy, hôm nay, tuy thời gian cũng không mấy thoải mái và cuộc sống cá nhân còn nhiều điều phải lo lắng, tôi cũng không quản tài hèn để chỉ ra những sai lầm của tác giả Trần Trong Dương thể hiện trong bài viết này. Theo thông lệ của riêng tôi - nhằm chứng tỏ tính minh bạch - khi phản biện bất cứ ai tôi đều đưa toàn bộ bài viết của họ lên công khai và lần lượt chỉ ra những sai lầm của họ. Tôi nghĩ rằng đấy là điều tối thiểu nhân danh khoa học thì mọi việc đều phải chính danh, minh bạch và rõ ràng. Ngoại trừ cả một cuốn sách thì buộc phải giới thiệu sách và việc trích dẫn phải hoàn chỉnh với các vấn đề liên quan trong hệ thống lập luận của họ. Xin quí vị và anh chị em xem lại toàn bộ bài viết của tác giả Trần Trọng Dương. Còn tiếp1 like