• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/09/2013 in all areas

  1. Những vũ khí Đài Loan có thể áp chế Trung Quốc Thứ Năm, 05/09/2013, 07:55 [GMT+7] (ĐVO) - Với lượng thiết bị và vũ khí hiện có và đang được phát triển, Đài Loan hoàn toàn có khả năng áp chế được Trung Quốc. Tàu tên lửa cao tốc 2 thân mới này được đánh giá là vượt trội tàu tên lửa cao tốc lớp 022 của Trung Quốc. Lượng giãn nước của nó kém hơn tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc (trên 1.000 tấn), nhưng tính năng và hỏa lực vượt trội loại tàu này. Với khả năng tàng hình tối ưu, tốc độ cao, tác chiến linh hoạt và hỏa lực mạnh, nó sẽ trở thành mối đe dọa thường trực đối với các chiến hạm của Trung Quốc, kể cả các tàu hộ vệ và khu trục hạng nặng. Với trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh bao gồm: 8 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 và 8 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-3, hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx MK-15 và hệ thống pháo bắn nhanh BJ-62 cỡ nòng 76mm, 4 khẩu súng máy 12,7mm, 2 bên mạn ở phía đuôi tàu, mỗi bên lắp đặt 3 ống phóng tên lửa gây nhiễu SRBOC. Tàu không có hệ thống tên lửa phòng không nhưng có thể được trang bị các hệ thống phòng không cá nhân. (Trong ảnh: Hệ thống vũ khí của tàu). Tàu có vận tốc tối đa lên tới 38 hải lý/h (tương đương 70km/h), vận tốc bình thường là 30 hải lý/h (55 km/h), với khả năng hành trình liên tục 2.000 hải lý (tương đương 3.704km). Hệ thống tên lửa của tàu đều do Đài Loan tự nghiên cứu, phát triển, đặc biệt là tên lửa Hùng Phong-3. Tên lửa hành trình Hùng Phong-3 có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước, với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km. (Trong ảnh: Tên lửa Hùng Phong-3) Đây là loại tên lửa có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội so với tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ, với tầm bắn hơn 130km ở vận tốc siêu âm Mach 2, nhưng mức độ phá hủy lớn hơn rất nhiều. Hùng Phong-3 sử dụng phương thức dẫn đường kết hợp GPS và quán tính, đầu đạn của nó nặng khoảng 400kg, có khả năng phá hủy hoàn toàn một khu trục hạm, hoặc tuần dương hạm trên 2 vạn tấn, đánh thiệt hại nặng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay hạng trung. Vì vậy, nó được Đài Loan mệnh danh là “Kẻ hủy diệt Liêu Ninh”. So với Hùng Phong-3, tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 sử dụng hệ thống dẫn đường lạc hậu hơn, tốc độ cận âm, tuy nhiên với Hùng Phong - 2 cũng đủ làm Trung Quốc cảm thấy bất an. Tên lửa Hùng Phong-2 có chiều dài 6,25 m, đường kính 0,50 m, trọng lượng khoảng 1.600 kg, và mang đầu đạn 200 kg (có nguồn nói 400-450 kg). Tên lửa có tầm bắn trên 600km đã được triển khai khu vực phía Bắc đảo Đài Loan, hiện nước này đã hoàn tất việc triển khai các hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát và điều phối mục tiêu cho 3 trung đội được trang bị Hùng Phong – 2. Đài Loan phát triển Hùng Phong - 2 để làm phương tiện răn đe Trung Quốc. Một khi xảy ra xung đột vũ trang, bằng các tên lửa này, Đài Loan có thể tấn công các sân bay và căn cứ quân sự ở Đông Nam Trung Quốc, cũng như hàng loạt thành phố lớn, kể cả Thượng Hải và Hong Kong. Đài Loan cho biết, Hùng Phong - 2 chỉ là tên lửa chống hạm và bác bỏ khả năng tên lửa này có chức năng tấn công mặt đất, tuy nhiên phía Trung Quốc cho rằng, Hùng Phong - 2 có khả năng tấn công các mục tiêu chính trị và quân sự ở khắp Đông Nam Trung Quốc và vì thế, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định quan hệ 2 bờ. Ngoài tên lửa Hùng Phong-3 và Hùng Phong-2, kho vũ khí của Đài Loan có sức mạnh có thể áp chế được Trung Quốc còn có hàng loạt tên lửa khác, trong đó có tên lửa Ray Ting 2000. Tên lửa Ray Ting 2000 được phát triển bởi các nhà khoa học quân sự thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung-shan. Nó có thể khởi động 40 tên lửa trong vòng 1 phút ở phạm vi 45 km. Ray Ting 2000 có thể gắn trên xe tải và chỉ mất 8 phút để triển khai hoạt động. Với Ray Ting 2000, Đài Loan hoàn toàn có khả năng xóa sổ toàn bộ tàu đổ bộ hạng trung của đối phương khi chúng tìm cách đổ bộ vào bờ. Ngoài những hệ thống tên lửa kể trên, theo cam kết mới nhất được Mỹ đưa ra hồi đầu năm 2013, trong năm 2015 nước này sẽ bán cho Đài Loan hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-3. Nếu cam kết này được thực hiện thì kho vũ khí của Đài Loan được tăng thêm sức mạnh khủng khiếp. Tên lửa Patriot PAC-3 dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất. Patriot PAC-3 có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Patriot PAC-3 được dẫn đường bằng radar tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa. Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động. Mỗi xe phóng mang 16 tên lửa Patriot PAC-3. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng. Với sức mạnh của kho vũ khí mà Đài Loan đang sở hữu sẽ khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải kiêng nể. (Trong ảnh: Tên lửa Hùng Phong-3) ======================= Đáng nể thật! Nói chung thì "chiến tranh không phải trò đùa". Nhưng thiên tai cũng là điều mà con người cần phải lưu ý. Chỉ một trận động đất khoảng trên 8 độ richter với tâm chấn nông, đủ để làm thay đổi cán cân chiến lược toàn cầu. nếu nó xẩy ra vào những vùng nhậy cảm.
    1 like
  2. Kiệt Linh - (theo The Guardian) Bởi vậy, Những nhân vật chủ chốt của Quốc hội Mỹ cho thời hạn dến 90 ngày để kết thúc chiến dịch. Họ đã tính đến kịch bản xấu nhất: Chiến tranh lớn xảy ra. Nếu chỉ cánh báo Syria bằng tên lửa và bom thì chỉ cần vài ngày thôi. Mặc dù Nga có quyền lợi ở đây, nhưng chưa đến mức phải chiến tranh với Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi ở Syria. Họ có thể thương lượng.
    1 like
  3. Ðài Loan lấn Biển Đông: Lộ sự thật đi đêm với TQ Cập nhật lúc 07:26, 04/09/2013 (Quan hệ quốc tế) - Đây được xem là lần hiếm có truyền thông Trung Quốc có ý kiến trái chiều đối với động thái phi pháp của Đài Bắc liên quan tới vấn đề Biển Đông. Đài Loan đã đi quá xa Không phải đến giờ Ðài Loan mới lớn tiếng tuyên bố về chủ quyền sai trái của họ đối với vùng biển tranh chấp trên Biển Ðông. Thế nhưng với những bước đi vượt ngoài khuôn khổ gần đây, Đài Bắc đã thực sự làm mất lòng Trung Quốc. Theo thông tin mới nhất vào cuối tuần trước, giới chức ở Ðài Bắc đã loan báo kế hoạch dự chi hàng trăm triệu đôla để xây dựng một cầu cảng có thể tiếp nhận tàu chiến. Kế hoạch này đồng nghĩa với việc Đài Loan sẽ tiếp tục thực hiện đề án phi pháp xây dựng cầu cảng cỡ lớn cũng như nâng cấp đường sân bay trên một vài hòn hòn đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Với dự định chi cả trăm triệu đôla cho dự án cầu cảng trong khuôn khổ một dự án cơ sở hạ tầng rộng lớn hơn trong 3 năm tới, Đài Loan nuôi tham vọng sẽ nâng vị thế trong vùng biển đang có tranh chấp gay gắt ở Biển Ðông. Tuy nhiên, trên thực tế Đài Bắc đã thực sự làm mất lòng Bắc Kinh. Trung Quốc - nước tuyên bố phi pháp chủ quyền lớn nhất trong vùng tranh chấp này, đang gia tăng các hoạt động tranh chấp cũng như tạo tầm ảnh hưởng của mình đối với vùng Biển Đông. Đài Loan đang có những bước đi cho thấy nước này đã thay đổi chính sách khi tích cực "lộ diện" nhiều hơn trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo cũng như củng cố sức mạnh quân sự trong nước. Các chuyên gia quốc tế cũng tin rằng Trung Quốc đang vận động lập một liên minh bí mật với Ðài Loan, nước cũng có một tranh cãi với Philippines, Brunei và Malaysia trong năm nay, thế nhưng sau sự việc trên, nhận định này được xem là có nhiều điểm đáng nghi. Tờ CNJ của Trung Quốc thậm chí còn thẳng thừng đưa ra nhận định: Đài Bắc đã có những hành động không cần thiết trong bối cảnh hiện tại, việc Đài Loan chủ động kiên cố hóa những hòn đảo có tranh chấp trên Biển Đông khiến tình hình càng thêm khó giải quyết. Việc truyền thông Trung Quốc bất ngờ có lập luận trái ngược với hành động của Đài Loan cũng khiến nhiều quốc gia trong khu vực ĐNA cảm thấy bất ngờ, “phải chăng đây là một chiêu bài được báo chí Trung Quốc đưa ra nhằm tạo dư luận ảo trong bối cảnh hiện nay?”, tờ Japanmil nhận định. Đài Loan thân Mỹ hay Trung Quốc hơn? Được nghi ngờ có sự hợp tác “bí mật” đối với vấn đề Biển Đông, nhưng rõ ràng Đài Bắc sẽ không chịu làm con rối cho Trung Quốc giật dây. Bằng chứng là chuyên gia nghiên cứu khu vực Đông Bắc Á, Lâm Bưu, thuộc trường Ðại học Đài Bắc ở Ðài Loan đã cho rằng Ðài Loan cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn và không cần tới sự hỗ trợ của nước khác sau nhiều năm khiêm tốn. Phát biểu này khiến nhiều người sẽ hiểu lầm rằng Đài Bắc muốn tách khỏi đồng minh trong nhiều năm tranh đấu với Trung Quốc là Mỹ, nhưng thực ra mọi chuyện không hẳn như vậy. Ông Lâm Bưu cho rằng, trước đây, Đài Loan chỉ dám giữ một vai trò khiêm tốn hoặc giữ hòa hoãn trên biển, nhưng nay thì đã khác. Ông Lâm có thừa nhận Tổng thống Mã Anh Cửu chú ý nhiều hơn đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông một phần là vì áp lực của Bắc Kinh đòi hợp tác trong các vấn đề lãnh thổ, nhưng ông cũng không quên chú ý đến liên minh không chính thức của Ðài Bắc với Hoa Kỳ. Trên thực tế mọi chính sách của Tổng thống Mã là làm sao để đứng giữa Bắc Kinh và Washington một cách cân bằng nhất. Tuy nhiên, cán cân sẽ nghiêng về phía Mỹ nếu Đài Bắc bị ép. Rõ ràng không chỉ mình Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông, mà Đài Bắc cũng muốn chứng tỏ vai trò của mình tại khu vực biển giàu tiềm năng này, vì thế Đài Bắc sẽ không bỏ qua cơ hội nhằm củng cố nền tảng của mình hơn là chỉ biết thỏa hiệp theo Bắc Kinh. Tăng cường đảo Ba Bình sẽ là một đáp ứng đối với yêu cầu của Bắc Kinh về vấn đề quản lý lãnh thổ. Mặt khác, Ðài Loan trước đây không muốn làm phật lòng Hoa Kỳ. Hoa Kỳ muốn thấy hòa bình trong khu vực này. Quan hệ giữa Trung Quốc và Ðài Loan đã căng thẳng trong mấy chục năm, trong lúc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Ðài Loan. Năm 2008 hai bên đã bắt đầu hợp tác trên một loạt các vấn đề nhằm xây dựng lòng tin với nhau và thúc đẩy cho nền kinh tế Ðài Loan. Tàu chiến lớp Perry của Đài Loan trong cuộc tập trận ở Cao Hùng gần đây. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc hy vọng sẽ liên kết với Ðài Loan trong những vấn đề tranh chấp chính trị quốc tế. Nhưng nhiều người Ðài Loan muốn hai bên phải giữ khoảng cách trong lúc nước cựu thù trong cuộc Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ là Trung Quốc đang tăng cường phát triển quân sự. Kế hoạch phi pháp trên Biển Đông của Ðài Loan, hiện được cho là có nhiều điểm mâu thuẫn với chính sách của Bắc Kinh. Hiện trong tranh chấp tại Biển Đông, Mỹ đang đứng ngoài và quan sát động thái giữa Đài Loan và Philippines sau khi lực lượng tuần dương của Manila đã bắn chết một ngư dân Ðài Loan trong vùng lãnh hải trùng lắp chủ quyền, gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao mới chỉ chấm dứt hồi tháng trước. Ðài Loan yêu cầu Manila phải ngồi vào bàn đối thoại về đánh bắt hải sản trước khi bỏ các lệnh chế tài kinh tế. Trên thực tế Mỹ không muốn làm mất lòng cả hai chiến hữu của mình trong một cuộc tranh chấp mà người Mỹ muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, vì thế Đài Bắc sẽ đôi lúc ngả theo Bắc Kinh để tạo sức ép trước đối thủ, nhưng sau đó sẽ bắt tay với Mỹ, đó là chính sách biển đảo của Đài Loan, tờ Ausdefence nhận định. Bản chất thực sự của vấn đề trên đã được các chuyên gia Đài Loan nói rằng dù có nhiều sự ủng hộ nhất định, nhưng Trung Quốc hùng mạnh về ngoại giao vẫn không để cho Ðài Bắc tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương về gìn giữ hòa bình tại khu vực. Đó chính là thể hiện sự thiếu tin tưởng giữa Bắc Kinh đối với Đài Bắc trong thời điểm hiện tại. Thái Yên ============= Đài Loan sắp phải trả giá cho hành vi của mình. Không chỉ là những hành vi bây giờ mà từ khi họ còn trên lục địa Trung Hoa với tuyên bố chủ quyền ở biển Đông từ 1948. Cuộc trả giá này sẽ đến từ nhiều hướng.
    1 like