-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/08/2013 in Bài viết
-
Quán vắng!
nguoivosu and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
2 năm và câu hỏi khó cho GS Ngô Bảo Châu 24/08/2013 21:06 GMT+7 Hội thảo sơ kết 2 năm hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán học (VIASM) kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ dường như vẫn chưa đủ để những người làm khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lí đủ thấy thỏa mãn. Hội thảo diễn ra từ 8h và kết thúc lúc gần 13h ngày 24/8 với các ý kiến đi thẳng vào những khó khăn và giải pháp nâng tầm vị thế Toán học Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút người tài, triển khai toán ứng dụng ở Việt Nam như thế nào. GS Ngô Bảo Châu. (Ảnh: Văn Chung) GS Ngô Bảo Châu cho rằng: Khoa học không phát triển từ những đơn đặt hàng. Triển khai ứng dụng Toán học ở Việt Nam như thế nào là vấn đề khó, câu hỏi mở cần sự đóng góp, hợp tác của các nhà khoa học. Viện hi vọng đón nhận được nhiều ý kiến giải quyết khó khăn này. Nâng phong trào hay làm chuyên sâu? Là một trong những cán bộ nghiên cứu đầu tiên được mời đến Viện, GS Phan Quốc Khánh băn khoăn: “Mục đích của Viện là tập trung phát triển toán học cao cấp nhưng cũng phải kéo nền toán học nước nhà đi lên”. Việc tuyển chọn ứng viên theo GS Khánh nên có lưu ý để vực những “vùng trũng” như miền Trung hay các địa bàn xa xôi như Cần Thơ, Kiên Giang,…nơi toán học và người làm nghiên cứu còn yếu kém. GS Phùng Hồng Hải. (Ảnh: Văn Chung) GS Dương Minh Đức, Trưởng khoa Toán (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) thành viên Hội đồng khoa học của VIASM mong mỏi những người như GS Ngô Bảo Châu, GS Ngô Việt Trung quan tâm đưa toán học và niềm ham thích toán đến với học sinh phổ thông sớm hơn. GS đề xuất tập trung các nhà khoa học về các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để học sinh có thể tới đây tìm hiểu. “Không phát huy nguồn chất xám từ thế hệ trẻ thì rất uổng phí. Thu nhập, danh tiếng, sự thành đạt cũng là những điều hết sức thực tế chúng ta cần có để hướng thế hệ trẻ quan tâm hơn tới toán học” – lời GS Đức. Đồng quan điểm, GS Phùng Hồng Hải (phó Viện trưởng Viện Toán học) cho biết cần có chính sách trọng dụng để trò giỏi thấy có tương lai khi nghiên cứu toán học. Tuy nhiên để phát triển khả năng của các em, cách làm lâu dài theo GS Hải là bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. “Ta làm thực chất nên phải chia nhóm nhỏ, tìm người hăng hái nhất để đào tạo họ thành nòng cốt” – GS phân tích. GS Hải cho biết sắp tới sẽ có 3 lớp đào tạo cho giáo viên đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các cán bộ nghiên cứu, giáo viên sẽ có cơ hội giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Người làm nghiên cứu có quan điểm rộng hơn nhưng giáo viên có thực tế. VIASM cũng sắp hoàn thành dự án liên quan đến các bài giảng trực tuyến hoàn toàn miễn phí do TS Đặng Văn Dương xây dựng nhằm phổ biến kiến thức toán học tới bất kỳ nơi đâu và những ai quan tâm thông qua Internet. Về quan điểm phát triển phong trào toán học, theo GS Hải: “Toán học thế giới không có biên giới. Muốn gia nhập, Việt Nam phải có tính quốc tế cao hơn. Đã đến lúc chúng ta nghĩ tới việc cấp học bổng người xuất sắc không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á mà cả thế giới. Hiện những nhà nghiên cứu tới Việt Nam được tài trợ 1000-2000 USD/tháng. Nếu có môi trường hấp dẫn họ sẽ ở lại... GS Phan Quốc Khánh. (Ảnh: Văn Chung) Có hay không “lợi ích nhóm”? Câu chuyện “lợi ích nhóm” được GS Phan Quốc Khánh nêu ra khi nhận thấy những tranh luận thậm chí “cãi nhau” giữa các viện và các trường đại học về việc sử dụng người tài bỗng trở thành chủ đề khiến hội thảo có phần căng thẳng. “Tôi hiểu không có chuyện lợi ích cá nhân ở đây nhưng từ hoàn cảnh, vị trí và góc nhìn mỗi bên đều “bênh” cho phía mình” – GS Khánh phân trần. Đây cũng là trăn trở bây lâu nay của Viện phó Viện Toán học. Từ kinh nghiệm của Đức, GS Hải cho rằng “cộng đồng khoa học Việt Nam nên có thỏa thuận ngầm về việc luân chuyển cán bộ một cách thực chất giữa các viện, trường. Tại Đức không có chuyện anh làm tiến sĩ ở một trường rồi tiếp tục làm giáo sư ở đó... GS Ngô Việt Trung. (Ảnh: Văn Chung) Tuy nhiên, GS Ngô Việt Trung Viện trưởng Viện Toán học cùng Trưởng khoa Toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội GS.TSKH Đỗ Đức Thái lại không đồng tình. GS Trung cho rằng: “Đó chỉ là chuyện của một vài cá nhân. Chúng ta đều dựa vào năng lực và khả năng của mỗi trường để hỗ trợ họ tốt nhất”. GS Thái cho rằng bản thân khoa hàng năm vẫn gửi nhiều người sang Viện Toán học hay đi nước ngoài làm nghiên cứu. Ở phía người quan sát, GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Chuyện căng thẳng, mâu thuẫn giữa viện và trường có lịch sử rồi, không thay đổi được. Cá nhân tôi thấy mâu thuẫn cạnh tranh bản thân không hẳn đã là tiêu cực thậm chí tốt. Chúng ta ghi nhận cố gắng của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng GS Hải có lý trong việc hiện hơi thiếu liên thông các viện, trường với nhau. Tôi tin cá nhân các nhà khoa học giỏi không muốn vậy”. Không thể định hướng phát triển cho khoa học Trước trăn trở GS Hải về việc nâng tầm vị thế toán học Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu so sánh: “Nói rộng ra ý của anh Hải là nên phụng sự đất nước hay phụng sự khoa học. Đặt vấn đề như vậy thật khó có câu trả lời. Với tư cách GĐ Khoa học của VIASM tôi nghĩ cách vận hành thực dụng hơn. Các nhà nghiên cứ khi đến Việt Nam cái họ mong đợi nhất là tìm đồng nghiệp Việt Nam, sinh viên cùng làm. Ta phải tổ chức hoạt động sao cho chặt chẽ. Đáng mừng là hiện nay hình ảnh VIASM đã được quốc tế biết đến. Vài ba nhóm nhà khoa học quốc tế có uy tín đã nộp hồ sơ vào Viện nghiên cứu. Cụ thể nhất là tháng 2/2014 sẽ có nhóm của GS có uy tín đến từ Trường ĐH Boston”. Về việc tập trung vào phát triển vào một thế mạnh nhất định cho toán học Việt Nam, theo GS Châu: “Quan điểm về quản lí khoa học của tôi là không thể lập kế hoạch phát triển cho khoa học mà phải dựa vào thế mạnh của từng cá nhân, chăm lo cho họ”. Văn Chung (ghi) ================ Đây là một câu hay của Gs Ngô Bảo Châu, sau câu: 1/ "Nghiên cứu khoa học phải có tự do"; 2/"Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Một hình ảnh đối lập, nhưng minh họa cho câu này (2) của Gs Châu là câu nói nổi tiếng của Napoleone trong cuộc hành quân ở Ai Cập :" Lừa ngựa và các nhà khoa học đi vào giữa -(Để quân đội bảo vệ/ Thiên Sứ)". Những ý tưởng của Gs Ngô Bảo Châu nằm trong nội hàm của khái niệm "Khoa học". Nhưng khi không có một nội dung đầy đủ cho khái niệm "khoa học" thì sẽ không thể định hướng được. Những cuộc hội thảo kiểu này về mối liên hệ giữa khoa học và cuộc sống sẽ không có một kết luận ngã ngũ - Cho dù là cuộc hội thảo của các nhà khoa học đầu ngành. Gs Ngô Bảo Châu nói chính xác:"Khoa học không phát triển từ những đợt đặt hàng". Nhưng nội hàm khái niệm "khoa học" là một vấn nạn cần sáng tỏ. Oh! Có cả "Lợi ích nhóm" ở đây nữa?!2 likes -
Hết thì chưa cô ah nhưng một trong những tháng xấu đã qua, cô còn một vài chuyện buồn nữa.Cụ thể thế nào tối chú Túy Lão sẽ xem cho cô kỹ. Mong cô mau khỏe trở lại.1 like
-
Trung Quốc: Ngoại giao “đá phản lưới nhà” Dương Danh Dy Ngày 24.08.2013, 08:41 (GMT+7) SGTT.VN - Chuyện đã xảy ra cách đây mấy tháng, là ngưòi theo dõi từ đầu đến cuối tiến trình đó, nhưng tôi chưa đưa ra công luận, vì không muốn mang tiếng là người “bới lông tìm vết” ông láng giềng lớn. Nay được gợi ý từ bài viết “Ngoại giao sân vận động” - một thuật ngữ dùng để ám chỉ phương pháp mà Trung Quốc sử dụng khá phổ biến để thực hiện lợi ích chiến lược tại lục địa đen (tức châu Phi) đăng trên báo Thanh Niên số 231 ra ngày 19.8.2013, xin nêu ra để bạn đọc cùng thưởng thức. Như chúng ta đã biết, tháng 6 vừa qua, hai nhà lãnh đạo cao nhất hai nước Trung - Mỹ đã có cuộc gặp mặt không chính thức tại bang California. Nội dung và kết quả cuộc gặp gỡ đó ra sao, không phải là chủ đề của bài viết này. Ở đây chỉ xin phép nói về một câu chuyện bên lề. Ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viên trong chuyến thăm tới Tanzania Những ai chú ý theo rõi tình hình quốc tế đều biết bà Bành Lệ Viện, phu nhân Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình là một ca sĩ xinh đẹp, giỏi tiếng Anh lại có tài giao tiếp. Từ khi trở thành đệ nhất phu nhân, bà đã từng tháp tùng đức lang quân trong các chuyến thăm Nga, mấy nuớc châu Phi, mấy nuớc Mỹ La tinh và ở đâu bà cũng “toả sáng” vì sở hữu những cái trời cho và tài năng khả ái nói trên, góp phần rõ rệt trong việc nâng cao vai trò của đức ông chồng. Chính vì vậy, trong chuyến thăm Mỹ lần này dù là không chính thức, ông Tập Cận Bình vẫn mang bà theo với mục đích không nói cũng rõ. Thế nhưng câu nói nổi tiếng “cao nhân tất hữu cao nhân trị” của người Trung Quốc từ xa xưa lần này đã vận vào chính họ. Biết bà Obama khó địch nổi đối thủ, các nhà ngoại giao Mỹ sau nhiều năm tiếp xúc với nguời Trung Quốc đã “tương kế tựu kế” đưa ra lý do: vì bận rộn trong việc chăm sóc hai cô con gái yêu nhân dịp sắp kết thúc năm học nên bà không thể tới California dự cuộc gặp mặt. Theo thông lệ ngoại giao thế là bà Bành Lệ Viện đã bị “tước vũ khí một cách rất lịch sự” bà không có đất để “diễn trò”. Hơn nữa để đối phương đỡ mất mặt, trong thư riêng gửi bà Bành Lệ Viện bà Obama ngoài đôi lời giải thích đã nói, sang năm khi sang thăm Trung Quốc bà sẽ mang một con gái đi cùng và thể nào cũng đến chào. Sau khi rõ chuyện, một mạng chính thống của Trung Quốc đã cay đắng thừa nhận thất bại đó là “ngoại giao đá phản lưới nhà”, một thuật ngữ mà người viết bài này sau hơn nửa thế kỷ theo nghề mới lần đầu tiên nghe thấy và phải hỏi đi hỏi lại mấy bạn trẻ đương chức để xem mình có hiểu lầm không. Kết quả là hiểu đúng nghĩa, tra cứu từ mấy ngoại ngữ thông dụng khác cũng thấy như vậy. Chính vì thế mới yên tâm kể lại chuyện này. Dương Danh Dy1 like
-
Mô hình phi đội "Ma xanh" Mỹ sẽ làm giảm chiểu sâu chiến lược của TQ? Thứ bảy 24/08/2013 14:40 (GDVN) - Mỹ triển khai máy bay chiến đấu ở Trivandrum, Ấn Độ sẽ làm giảm ưu thế "chiều sâu chiến lược" của khu vực miền tây Trung Quốc. Không quân Mỹ-Ấn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp (ảnh tư liệu) Truyền thông Ấn Độ ngày 21 tháng 8 tiết lộ, tướng lĩnh cấp cao Không quân Mỹ cho biết, Washington đang chuẩn bị triển khai máy bay chiến đấu không quân tại Ấn Độ. Theo bài báo, là một phần của chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", quân Mỹ tìm kiếm đặt căn cứ tại Trivandrum, thủ phủ bang Kerala. Được biết, Trivandrum nằm ở phía tây nam Ấn Độ, gần biển Ả Rập, từ khu vực này về phía nam không xa là Ấn Độ Dương, vị trí địa lý hết sức quan trọng. Tờ "Calcutta Telegraph" Ấn Độ ngày 21 tháng 8 đưa tin, Thượng tướng Herbert Carlisle, Tư lệnh không quân Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ gần đây công khai dự kiến triển khai máy bay chiến đấu tại Ấn Độ. Ông nói với các phóng viên rằng: "Rất nhiều ' hoạt động tái cân bằng' của chúng tôi là luân phiên hiện diện ở Thái Bình Dương, rất rõ ràng, chúng tôi sẽ duy trì thực lực của chúng tôi ở Đông Bắc Á. Trên rất nhiều phương diện, chúng tôi sẽ thông qua hiện diện luân phiên tăng cường di chuyển xuống phía nam và sang phía tây, gồm Darwin, Tyndall (căn cứ không quân Australia), Changi - Singapore, Korat - Thái Lan và Trivandrum - Ấn Độ". Không quân Mỹ-Ấn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp Kế hoạch của Lầu Năm Góc đến tai Tổng bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Prakash Carat, ông nói: "Xem ra (xây dựng căn cứ quân sự ở Trivandrum) là mong đợi của Lầu Năm Góc, thỏa thuận khung quân sự Ấn-Mỹ đạt được từ năm 2006, hiện nay chính phủ hai bên cần làm rõ nó phải chăng cho phép xây dựng công trình căn cứ như vậy". Carlisle đã khảo sát thực địa ở Trivandrum, ông là thành viên của Tiểu ban chính sách quan hệ quân sự Mỹ-Ấn, trước khi phụ trách lực lượng không quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, ông từng phụ trách phối hợp giữa không quân Mỹ-Ấn. Nhưng, Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Ấn Độ chưa từng thảo luận với Mỹ về bất cứ đề nghị nào thiết lập căn cứ quân sự tại Ấn Độ. Trước đây, Ấn Độ từng cho phép quân đội nước ngoài đóng quân ở nước mình. Sau khi xung đột biên giới Ấn-Trung bị thảm bại, Ấn Độ sau đó tiến hành chỉnh đốn và xây dựng lại quy mô lớn, Thủ tướng Ấn Độ khi đó là Nehru từng nhiều lần mời quân đội các nước Anh, Canada và Mỹ đến Ấn Độ tiến hành huấn luyện và diễn tập liên hợp để kiểm nghiệm năng lực tác chiến của quân đội sau khi đã chỉnh đốn. Theo hồi tưởng của Donald Michael, chỉ huy liên đội 3 của Không quân Ấn Độ, khi đó, máy bay chiến đấu F-100 của phi đội máy bay chiến đấu chiến thuật 356 Không quân Mỹ đã triển khai ở căn cứ Palm, cách New Delhi không xa, lực lượng mang biệt hiệu "ma xanh" này được coi là "đòn sát thủ" ngăn chặn Trung Quốc tấn công Ấn Độ. Mỹ sẵn sàng chia sẻ công nghệ máy bay chiến đấu F-35 với Ấn Độ Trong thời gian Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân, Chính phủ Ấn Độ còn ngầm cho phép máy bay trinh sát của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ đến đồn trú tại căn cứ của Ấn Độ, đến gần do thám tin tức tình báo các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc, những thông tin có liên quan được Mỹ-Ấn chia sẻ. Bloomberg cho rằng, Mỹ khát khao duy trì quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Ấn Độ, thậm chí chia sẻ những thông tin công nghệ vũ khí đỉnh cao, trong đó có hệ thống phòng thủ tên lửa dòng Patriot và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin chế tạo. Nếu Mỹ-Ấn thực hiện hợp tác phòng thủ tên lửa, khu vực miền tây Trung Quốc có thể sẽ "bộc lộ triệt để" trước mặt Mỹ, giảm ưu thế "chiều sâu chiến lược" của Trung Quốc ở khu vực này. Ngoài ra, Không quân Ấn Độ đã mua sắm rất nhiều máy bay vận tải C-130J, C-17 và máy bay trực thăng vũ trang AH-64 của Mỹ, nhập khẩu bổ sung hệ thống bảo đảm hậu cần tiêu chuẩn kiểu Mỹ, vô hình trung cũng làm cho máy bay quân sự Mỹ đóng ở Ấn Độ đã giảm rất nhiều phiền phức công nghệ. Được biết, Trivandrum là thủ phủ của bang Kerala, khu vực tây nam của Ấn Độ. Ở phía nam của bờ biển Malabar, phía bắc cách Cochin 220 km. Mỹ sẵn sàng chia sẻ công nghệ hệ thống phòng thủ tên lửa dòng Patriot với Ấn Độ Máy bay vận tải C-130J của Không quân Ấn Độ, mua của Mỹ Máy bay tuần tra săn ngầm P-8I Poseidon của Ấn Độ, mua của Mỹ Ấn Độ đặt mua 22 máy bay trực thăng vũ trang AH-64D của Mỹ Máy bay vận tải chiến lược C-17 của Không quân Ấn Độ, mua của Mỹ Việt Dũng ===================== Với sự kiện này, "cô gái Ấn Độ" đã chính thức ngồi vào sòng bài trong "canh bạc cuối cùng".1 like
-
Nếu......... ....... không thế quên thì hãy cứ nhớ. Nếu.......... ......... không thể bỏ đi được thì cứ hãy giữ lại bên cạnh mình. Nếu.......... ............ dứt khoát một lần quá khó khăn thì hãy cứ yêu đi yêu lại cho đến khi nào quên được hẳn thì thôi ! Vì ............... .............mỗi lần yêu lại ........... là thêm một lần tình yêu vơi đi một chút.... Không ai có thể xóa sạch kí ức về một người mà mình đã từng yêu. Thứ gọi là "QUÊN" đôi khi chỉ là một sự chấp nhận... Chấp nhận cho những kí ức được ngủ yên... Tôi đã từng chờ một người dù họ ko đến. Tôi đã từng cầm điện thoại chỉ để chờ một tin nhắn không bao giờ đến. Tôi đã từng đi trên những con đường để tìm về quá khứ những kí ức giữa anh và tôi. Tôi ...đã từng khóc nức nở cho một lời nói dối đau lòng. Tôi đã từng gục ngã cho một niềm tin tan vỡ. Tôi đã từng buông xuôi tất cả cho những hy vọng không thành. Tôi đã từng níu kéo tình yêu dù biết nó sẽ rời bỏ tôi đi xa. Tôi đã từng ám ảnh suốt một thời gian dài cho những hoài niệm về quá khứ. Tôi đã từng sống giả tạo để che giấu nỗi đau trong mình. Tôi đã từng yếu đuối vì nghĩ mình không thể mạnh mẽ lên được Tôi đã từng trải qua mất mát nhiều nước mắt và đánh mất nụ cười. Và Không cần phải cố quên đi một người. Nếu trong tim ta bóng hình ấy chưa bao giờ phai nhạt. Có thể chúng ta ở trong nhau bằng một tên gọi khác. ... Bằng những sợi dây vô hình ràng buộc rất riêng… Có những mối quan hệ không thể gọi tên. Nhưng vẫn chứa đựng bên trong những điều thiêng liêng không dễ mất. Vì thế giới của những kẻ yêu nhau là rất chật. Nên lối rẽ nào cũng rất dễ gặp nhau… Dù đã từng gian dối để bầm đau. Để nghẹn ngào môi và tim rung lên khắc khoải. Dù đã cứa vào nhau những cơn đau mãi mãi. Vẫn không giữ nổi tim mình, đập loạn nhịp khi thoáng qua nhau… Tình yêu thật sự có dễ lãng quên đâu. Phải mất bao lâu để quên đi những thói quen yêu thương đã trở thành cuộc sống? Nên nếu đã không thể quên thì cũng không cần phải cố gắng. Chỉ cần để lòng mình thấy thật bình yên… Rồi đến một ngày, có thể tự sẽ quên. Hoặc nhớ mong sẽ đưa tin yêu trở lại. Vì có những điều, dù đổi thay cũng vẫn là mãi mãi. Vì Trái đất tròn, thì yêu nhau xa mấy cũng về lại với nhau…1 like