• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 23/08/2013 in Bài viết

  1. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt. Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì. Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm. Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp. Câu đối viết: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó). Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau: Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh: Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại. Một trò đối: Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người. Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái. Một học trò khác đối lại như sau: Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người. Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú. Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng. Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng. Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'". Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu. Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho: Thôi có làm chi cái chữ Nho. Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thày Phán. Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò. Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than: Năm nay hoa lại nở. Không thấy ông đồ xưa? Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ. Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương. Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh. Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên. Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó. Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn. Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử. Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám. Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri. Còn tiếp.
    1 like
  2. Trung Quốc la làng vì bị Mỹ tăng cường do thám 07:00 | 24/08/2013 (Petrotimes) - Một quan chức cao cấp Trung Quốc tố giác Mỹ đang có thêm các cuộc do thám bằng tàu chiến và máy bay tại vùng biển gần Trung Quốc, và gọi đây là một hành vi đáng lo ngại. Mỹ thường xuyên do thám Trung Quốc bằng máy bay P-3C Orion Tờ báo China Daily (bản tiếng Anh) của Trung Quốc hôm 22/8 thuật lại lời ông Quan Ưu Phế, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng “bất kỳ nước nào cũng cảm thấy bất an và bị đe dọa trước tần suất do thám cao như thế” và hành động này “đi ngược lại những cố gắng xây dựng một loại quan hệ mới giữa hai nước”. Ông nói tiếp, ngoài chuyện do thám, các tàu chiến và máy bay của Mỹ cũng tiến sát đến gần các tàu và máy bay của Trung Quốc trong đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Ông Quan cảnh báo rằng “nếu Washington tiếp tục thái độ ngoan cố của mình, khả năng đối đầu giữa tàu chiến và máy bay của hai nước sẽ tăng, có thể dẫn đến va chạm ngoài ý muốn”. Ông cũng lo ngại trước sự kiện Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật năm 2013 về Đài Loan, cho phép Tổng thống Obama chấp nhận yêu cầu của chính phủ Đài Loan muốn mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Bắc Kinh đã từng nhiều lần chỉ trích Washington trong mối liên hệ với sự hiện diện ngày càng tăng của các loại kỹ thuật tình báo Mỹ trên biên giới của Trung Quốc. Mấy năm gần đây tình hình trong lĩnh vực này hầu như không thay đổi. Mặc dù hai nước phát triển quan hệ quân sự, nhưng, các vấn đề quân sự và chính trị quan trọng nhất ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Mỹ,vẫn là rất nóng hổi. Trên thực tế, Trung Quốc là mục tiêu chính trong quá trình xây dựng quân sự của Mỹ. Về mặt này, có thể nhắc nhở về hoạt động tích cực của các máy bay trinh sát Mỹ trên biên giới của Liên Xô - đối thủ tiềm năng chính của Mỹ trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Khi đó, các máy bay trinh sát RC-135 đã thường xuyên thực hiện các chuyến bay dọc theo đường biên giới của Liên Xô. Nếu một ngày nào đó phi cơ Mỹ không xuất hiện, thì ban chỉ huy quân đội Xô Viết đã thể hiện sự quan tâm và cố gắng làm sáng tỏ lý do vắng mặt của nó. Trung Quốc phản ứng một cách gay gắt trước hoạt động của các máy bay trinh sát và hải quân Mỹ ở vùng Biển Đông, nơi tập trung các tuyến đường thủy quan trọng nhất đối với Trung Quốc. Ở vùng này bố trí căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn để trong khu vực này các tàu ngầm tên lửa hạt nhân có thể tuần tra an toàn, có lẽ, các tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng sẽ phục vụ mục đích này. Tháng 4/2013, nhà phân tích quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo đã bày tỏ sự lo ngại về hoạt động tình báo ngày càng tăng trong khu vực không chỉ của Mỹ mà còn của các tàu ngầm Nhật Bản và Úc. Ông Yin Zhuo kêu gọi củng cố tiềm năng chống tàu ngầm gia của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc lo ngại rằng, Mỹ và các đồng minh của họ sẽ có khả năng nghiên cứu chi tiết điều kiện địa phương, và trong tương lai nhờ sự hợp tác với một trong những nước Đông Nam Á sẽ triển khai mạng lưới thiết bị tình báo dưới đáy biển. Trong trường hợp này, các tàu ngầm hạt nhân, mà Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền để xây dựng chúng, dễ bị tổn thương. Đó là lý do tại sao vào năm 2009, hải quân Trung Quốc cùng với các cơ quan hàng hải dân sự và các tàu đánh cá được thu hút vào chiến dịch này đã hết sức cố gắng ngăn chặn hoạt động của chiếc tàu thăm dò đại dương phao thủy văn Impeccable của Mỹ. Kinh nghiệm của Liên Xô cho thấy rằng, không thể ngăn chặn hoặc giảm bớt số lượng máy bay do thám và tàu trinh sát của Mỹ hiện diện gần biên giới của đất nước. Chỉ có thể ngăn chặn khi hành động của chúng vi phạm pháp luật quốc tế. Cũng có thể đáp ứng đối xứng với các hoạt động tình báo của Mỹ và các đồng minh của họ. Ở thời Liên Xô, phục vụ mục đích này đã có các máy bay ném bom hạng nặng thực hiện chuyến bay tới vùng Bắc của Đại Tây Dương, cũng như hoạt động tích cực của các tàu trinh sát và tàu ngầm gần bờ biển nước ngoài. Hiện nay, nước Nga cũng sử dụng kinh nghiệm này với mức độ nhất định. Có lẽ, trong tương lai, Trung Quốc cũng sẽ đi theo con đường này. Th.Long (Tổng hợp) ====================== Những lúc ngất ngưởng rượu nút lá chuối khô với chuối xanh muối ớt, Lão Gàn ngồi đọc báo mạng lai rai, xem mấy cái bình luận của các nhà chiến lược và các học giả các loại của Trung Cóoc - Đại loại như bài này. Lão Gàn tôi chợt ngộ ra rằng: Họ rất tiểu tiết, tầm nhìn cục bộ . Và đây chinh là sai lầm có tính sách lược của họ trong mục đích trỗi dậy của giấc mơ Trung Hoa. Lão Gàn thường phát biểu ý kiến rằng thì là mà: Mục đích thì thằng Gàn nào như lão đều có thể vạch ra. Nhưng vấn đề còn là phương pháp và điều kiện thực hiện, khiến nó có thể thất bại. Trong cõi trần gian này, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn đều như thế cả. Ngay cả khi phương pháp đúng được hình thành bởi một khả năng tư duy có tính tổng hợp những yếu cố căn bản thì chính nó lại bị giới hạn bởi những tri thức mà người vạch phương pháp chưa biết, hoặc bị giới hạn bởi nền tảng tri thức của xã hội đương thời - trong quá trình phát triển của một nền văn minh. Do đó, những yếu tố tương tác khách quan - chưa nhận thức được - luôn vượt ngoài những điều kiện giới hạn của tri thức căn bản đương thời. Tức là giữa thực tại và một phương pháp tối ưu luôn có khoảng cách. Cho nên,một phương pháp tối ưu chỉ có thể tiệm cận chân lý, chứ không bao giờ đến sát chân lý cần có để có sự thành công tuyệt đối. Để có một ví dụ sinh động cho cái ý tưởng gàn dở trên, Lão có thể phát biểu thế này: Một kế hoạch xấy nhà cao tầng cao nhất thể giới để chứng tỏ ta là....Mọi sự chiển bị đều hoàn hảo, từ khảo sat, tiền bạc, khả năng kỹ thuật,phương tiện, vật liệu ...vv....và ....vv... theo "khoa học". Nhưng một trận đại dịch tràn đến, một cú động đất bất ngờ xảy ra....vv....và ...vv. ..Sang phim.và mục đích không thực hiện được. Hic! Đấy là thí dụ về những yếu tố tương tác nằm ngoài những kiến thức phổ biến có tính nền tảng của thời đại trong qúa trình phát triển của một nền văn minh. Còn nói theo Lý học thì còn nhiều chuyện nữa: Vận số đã hết,phoengshui sai...vv...Cả một con tàu đắm, đôi khi chỉ vì một con chuột cắn đứt dây điện gây chập mạch,cháy nổ. Ấy là cái thí dụ thế. Cả một sách lược đã sai lầm, khiến cho "canh bạc cuối cùng" sắp xảy ra. Vậy mà còn băn khoăn cái chuyện do thám thì thật ngớ ngẩn hết chỗ nói. Giống như cái nhà đang cháy mựa nó rồi, nhưng lại tức tối vì không biết thằng nào ăn cắp của tao cái điện thoại samsung mới mua 300 tệ.
    1 like
  3. 15. Lướt Lủn Các nhà từ điển VN khi đọc các QT tạo ngôn từ Việt mà LM nêu chắc nghĩ thầm, thằng cha hai lúa LM này, dân miền tây , gốc Phước Kiển, chẳng học đại học ngôn ngữ nhân văn nào, chỉ nói xạo, phịa. Vậy thì QT Lướt xin quí vị tham khảo Thuyết Văn Giải Tự để thấy Hứa Thận cách nay 2000 năm đã vận dụng qui tắc lướt để “thiết” như thế nào, còn QT Tơi-Rỡi xin quí vị đọc kỹ Sử Ký của Tư Mã Thiên, trong đó có đoạn nói về một người vợ của vua Sở: “... họ Phan có gốc là họ Bàn...”. Vậy thì suy diễn theo QT Tơi-Rỡi: họ Phan = họ Bàn = họ Bồ = họ Bờ = họ Cơ, mà họ Cơ là sinh ra ở dòng sông Cả (tức sông Lam ở Nghệ An, theo Sử Thuyết Họ Hùng, còn Ngọc Phả Hùng Vương lại có viết “Kinh Dương Vương quê ở Ngàn Hống” , đó là quê xa xưa, còn đến thời ông ấy gọi là Đế Minh thì đã là ở vùng Tương của Hồ Nam thuộc đất Lĩnh Nam. Họ Cơ sinh ra ở sông Cả, nên mới gọi khẳng định là “Cả Chớ!”=Cơ. Khai thác nông nghiệp trồng trọt ra đến gặp con sông lớn ở Bắc Bộ ngày nay thì gọi nó là sông “Cả thứ Hai”=Cái, đặt tên nó là sông Cái, tức sông Hồng ngày nay. Khai thác tiếp ra bắc, rộng về hai phía đông tây thành ra Lưỡng Quảng, gọi con sông Cả ở đó là Cha + U thành “Cha U”=Chu, tức Cha + Âu thành “Cha Âu”=Châu. ( U là gọi mẹ, xa xưa nhất ở Bắc Bộ, người Đài Loan cũng gọi là U. Đơn giản, có U thì mới có Vú để mà Bú, mới thành Bụ để mà Béo. U=Âu, mẹ mới biết ru “Ầu Ơ”. U=Âu=Oa là cái bà “Nái Chứ!”=Nữ, là “Nữ Oa đội đá vá trời” từ cái thời đồ đá mới ở Hà Mẫu Độ thuộc Chiết Giang). Khai thác tiếp ra bắc nữa đến gặp con sông Cả mênh mông, gọi nó là Dòng Cả = Dương Tử. ( “Của Ta”= Cả, “Ta Chứ!”=Tử, vì “Tất Cả”=Ta, nên Cả là lớn nhất, ngược với Cỏ là nhỏ nhất (các loài vật nuôi có giống nhỏ con đều gọi là “Cỏ” như lợn cỏ, gà cỏ, vịt cỏ. Vì “Trời sinh Voi, sinh Cỏ”, sinh ra từ cái lớn nhất đến cái Nhỏ Thó nhất. Đất Thó là đất rất mịn, thường dùng nặn đồ gốm, rất mịn vì nó kết bằng những hạt rất Nhỏ Thó, người ta gọi cái chất đó là Thó=Thổ, để nặn ra những đồ đựng là cái Thóng, cái Thạp). Trong QT Lướt có Lướt Lủn (hai lúa lại phịa nữa!), nhắc lại mục lướt lủn ở trên: 4.Lướt Lủn hai từ: Từ đầu giữ nguyên và lướt tới lấy dấu thanh điệu của từ sau thay cho thanh điệu của mình. VD: “Việt Nói” = “Việt sắc Viết”=Viết (Viết= Van=Văng=Vân=Vân Vân=Và=Na=Nói=Nài, dần dần Viết chuyển sắc thái là “nói bằng văn bản” rồi dùng đại diện cây Viết). “Bụt Nói”= “Bụt sắc Bút”=Bút (tháp Bút ý là ở đó ngự lời của Bụt, sau Bút dùng đại diện cho cây viết, gọi là cái Bút. Bút dùng để “Pút”- post lên, và “Pút Lên”=Pen, tiếng Anh). Lướt Lủn tức là lướt cụt lủn hai từ (“Lời ngắn Ngủn”=Lủn). Bây giờ phân tích thêm về Lướt Lủn, để thấy QT này đã sinh thêm ra các từ mới trong tiếng Việt như thế nào (nho viết nó bằng chữ nho, trở thành một ngôn ngữ hàn lâm song trùng của tiếng Việt, và văn học phải sử dụng đồng thời cả hai, ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ hàn lâm thì mới thành văn học): Người Việt quí cái gì thì coi nặng cái đó. Qúi cái của Trong thì coi “Trong Nặng”= Trọng; quí cái của Ngoài thì coi “Ngoài Nặng”= Ngoại; quí cái Nôi nơi mình sinh ra thì coi “Nôi Nặng”= Nội. Đàng Nội, Đàng Ngoại đều là nơi thân tình lâu dài của mình, nên mình hay “Lê la dài Dài”= Lai, là hay vãng lai đến đó; coi nặng cái sự Lai ấy là “Lai Nặng”= Lại, là hay lại đó, vì ở đó có ông bà Nội và có ông bà Ngoại. Không có cái Nôi thì lấy đâu ra có ông Nội bà Nội. Vậy mà Từ điển Yếu tố... của VN giải thích từ Nội 内 (trang 294), từ Ngoại 外 (trang 276) là “từ gốc Hán”, thì đúng không là bán đứng thì cũng là phỉ báng Tổ Tiên. Cả đến mấy trăm năm chia cắt đất nước (do thế lực chính trị đầu sỏ) thành Đàng Trong và Đàng Ngoài thì dân Việt vẫn là dân Việt nói tiếng Việt, dân đi lại tự do. Biết bao hiền tài Đàng Ngoài đã bỏ cái thối nát để vô tìm minh chủ ở Đàng Trong. Người Đàng Trong khi ra Đàng Ngoài lại quí trọng những hiền tài đang ở Đàng Ngoài (ví dụ về quan hệ Quang Trung – Nguyễn Thiếp). Trong lịch sử xa xưa từ thời Văn Lang cách nay 5000 năm, người Việt không hề có tính kỳ thị trong ngoài, biết “Mắt Tinh”= Minh 明(chữ có hai mắt sáng, cùng tên chung là Mặt, là “Nguồn năng của mặt Trời” = Ngời = Nguyệt = Việt = Nhiệt = Nhật), Minh để hiểu được cái gì là quí một cách sâu sắc như “Kẻ thâm Thúy”= Qúi, có biết chọn lọc chứ không có chuyện nhập hàng hóa rác thải (độc hại) và tư tưởng rác thải (độc hại). Người Việt quí cái Ta (“Ta về ta tắm ao Ta”) mà coi “Ta Nặng”= Tạ. Khi giao tiếp thì tôi cũng là Ta, anh cũng là Ta, cả hai Ngôi cùng chung một chỗ thì “Chung Chung”= Chúng, 0+0=1, là Chúng Ta, nên chỉ đáp nhau một chữ Tạ, là hiểu coi nhau “Ta Nặng”= Tạ, cũng là lễ phép với nhau “Ta Ạ!”= Tạ, là đủ hiểu nhau rằng Win-Win như ngôn ngữ thương mại quốc tế ngày nay nói. Nhưng Win-Win là Việt Xin – Việt Xin. Anh đưa hàng cho tôi, tôi chỉ cần đáp một chữ Xin hay một chữ Tạ. Tôi đưa hàng cho anh, anh chỉ cần đáp một chữ Xin hay một chữ Tạ. Dài thì nói “Xin Đa Tạ”. Đa là “Được Cả”= Đa, tức thắng lớn (“Được ăn Cả, ngã về không” trong đấu vật), tiếng Nga thì “Đa” nghĩa là OK. Được cũng là thắng, Cả cũng là thắng, Được Cả là một từ đôi. (Sắc tộc Mi Nang Ca Bau ở Indonexia theo diễn nghĩa của họ cái tên ấy có nghĩa là “sắc tộc mẫu hệ đã thắng trong một cuộc chọi trâu”, tức phục nguyên là Mị Nương Cả Trâu ). Chữ Tạ 謝 viết hoàn toàn biểu ý, gồm chữ Ngôn 言(là tiếng nói, đại diện cho tinh thần của Ta) + chữ Thân 身 (đại diện cho thể xác của Ta) + chữ Thốn 寸 (là ngắn, đại diện cho cuộc đời của Ta). Vậy Tạ 謝 không là coi “Ta Nặng”= Tạ 謝 thì nó là cái gì? với sự logic của các âm tiết Ta, Ngôn 言, Thân 身, Thốn 寸 để “nén thông tin” thành chữ Tạ 謝. Nếu phát âm theo Hán ngữ thì có tương ứng của cũng các chữ trên là Wo 我, Yan 言, Shen 身, Cun 寸 thì chúng có logic gì không để ra hồn chữ Tạ 謝 mà Hán ngữ phát âm là Xie 謝?. Vậy mà các chữ Ngôn 言 (trang 278), Thân 身 (trang 374), Thốn 寸 (trang 389), Tạ 謝 (trang 351) được Từ điển VN giải thích là “từ gốc Hán”(!). Con Người = Con Nhân = Con Dân. Thân là cái phần “Thịt xương của Con”= Thon. Con thú hoang dã nào nó cũng có cơ thể của nó là Thon Thả, vì nó tự do bay nhảy đi ăn thả rông. Nó không béo ú như con lợn Ỉn vì nó chỉ nằm một chỗ chuồng rất hẹp, được nuôi cho In (ăn uống) nhiều, “In In”= Ỉn, 0+0=1, Ỉn thành tên gọi của nó. Thân là cái phần “Thịt xương của Dân”= Thân. Thốn là đơn vị đo chiều dài nhỏ nhất, đo thì phải tính từng Bậc, mà cái bậc nhỏ nhất tức là cái “Tí Bậc”= Tấc, nho gọi và viết Tấc là Thốn, vì Tấc có nghĩa là đã Thành Ngắn = Thành Ngủn = “Thành Ngốn”= Thốn, nên Thốn vốn nghĩa đen là Tấc , vẫn được dùng như là Tấc, đồng thời đã biến nghĩa, hay được mượn làm đại diện chỉ sự ngắn, mà là ngắn nhất. Ngắn nhất so với vũ trụ là cuộc đời của một con người, nên chữ Thốn có trong chữ Tạ như biểu ý giải thích ở trên, ngắn nhất nhưng mà là quí nhất, cũng như “tấc đất tấc vàng” hay “tấc đất của Tổ Quốc” hay “nhất thốn thổ địa”. Được là Thắng, Cả cũng là Thắng, Được Cả là một từ đôi. Win-Win tức là Được Cả, cả hai cùng được. “Anh Cả, anh Hai, cả hai đều là Anh 英 (anh minh) cả”. Muốn cả hai cùng được thì cả hai đều phải Minh. Nhưng sự đời hễ nói chuyện song phương với cái thằng Ranh Con (thằng mà bị chửi “Lớn đầu mà dại, bé dái mà khôn”) thì khó chịu lắm, vì nó không chịu hiểu cái Lý chung (“Lạt mềm buộc Chặt”= =Luật; “Luật 律 Chi 之!”= Lý 理). Hán ngữ đọc chữ Luật 律 Chi 之 là Lu 律 Zhi 之 (tức phát âm “Luy Trư”, nếu lướt thì “Luy Trư”=Lứ= “Lú Ư”). Nếu không hiểu tường tận nguồn gốc Lạc Việt của thuyết ÂDNH thì đúng là lú thật.
    1 like
  4. Tướng Giáp trong hồi ức đạo diễn Nhật nổi tiếng 23/08/2013 02:00 GMT+7 "Trái với những lo ngại, khi câu hỏi đầu tiên được đặt ra, mắt Tướng Giáp bỗng sáng lên. Ông nói rất dõng dạc, khúc chiết. Ông nhớ từng chi tiết, không cần giấy tờ gì cả". MatsumotoTakeaki, là đạo diễn nổi tiếng của Nhật về đề tài chiến tranh, nhất là từ đầu những năm 1990, khi ông làm những bộ phim tài liệu về cuộc xâm lăng của quân đội Nhật xuống các nước châu Á, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Riêng với Việt Nam, từ năm 2004 đến 2010 ông đã đạo diễn những bộ phim gây tiếng vang lớn ở Nhật về hai cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần thứ hai, như Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Tội ác Khmer Đỏ, hay Đường mòn Hồ Chí Minh... Đặc biệt nhất là bộ phim "Điện Biên Phủ - cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới", với Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người dẫn chuyện. Bộ phim đã được NHK phát sóng ở Nhật Bản vào tháng 7.2004, và 2 lần phát sóng trên hệ thống NHK Worldwide. Nhân kỷ niệm ngày sinh 102 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/2013), Tuanvietnam xin kể lại những cảm tưởng của đạo diễn Matsumoto Takeaki trong lần gặp Tướng Giáp năm 2004 để thực hiện bộ phim này, và có lẽ, ông là người nước ngoài cuối cùng được gặp Tướng Giáp để làm phim. Cảm giác đầu tiên của ông khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp thế nào? Khi đến gặp ông, năm 2004, tôi thấy một người già lắm, bước ra phòng khách. Vẻ mặt ông có vẻ hơi mệt, và hơi thở không đều. Tôi rất lo, vì chương trình nhất thiết phải có phỏng vấn tướng Giáp, nếu không coi như "xong phim"... Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn trong phim "56 ngày đêm làm thay đổi thế giới" Xin phép được ngắt lời ông, bộ phim "Điện Biên Phủ - Cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới" là bộ phim thứ mấy ông làm về các cuộc chiến tranh ở Việt Nam? Đó là bộ phim đầu tiên tôi là về Việt Nam. Bộ phim này, phần quay ở Việt Nam, nói về chiến dịch gần 2 tháng là thay đổi thế giới, chủ yếu là nội dung phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại sao lại như vậy, tôi không hiểu? Bởi tất cả những tư liệu khác chúng tôi đã quay bên Pháp, với cả những nhân chứng, là những người thua cuộc bên đó. Lời kể của ông đã được bổ sung bằng hình ảnh và lời nói của các nhân chứng. Lý do vì sao ông, người chưa làm một bộ phim nào về Việt Nam, lại được chọn là đạo diễn phim này, bộ phim kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ? À, thắc mắc của anh hoàn toàn có lý. Sở dĩ tôi được chọn, vì trước đó tôi đã làm nhiều bộ phim về chiến tranh của Nhật Bản ở khu vực châu Á, trong Thế Chiến Thứ 2. Đó là những bộ phim dài 50', 60', thậm chí 90', nói về quá trình Nhật đi xâm lược các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn, bộ phim đầu về chiến tranh là về cuộc xâm lược Indonesia của Nhật, ở đó có những con người từng giúp đỡ quân Nhật. Lại có cả những cuộc thảm sát người Indonesia do quân Nhật gây ra. Sau chiến tranh, việc đối xử với những người đó thế nào, đền bù như thế nào, là một vấn đề tồn tại. Đến lúc đó, bản thân chính phủ Nhật cũng chưa làm được, và tôi lấy đó làm đề tài bộ phim nói về trách nhiệm của chính phủ Nhật. Bộ phim sản xuất đầu những năm 1990. Trừ những bộ phim liên quan đến Việt Nam ra, tôi làm tổng cộng sáu bộ phim lớn về chiến tranh. Vì vậy, kinh nghiệm về chiến tranh Việt Nam của tôi, lúc đó, là hoàn toàn chưa có, nhưng kinh nghiệm làm phim chiến tranh nói chung là khá dày dặn. Bởi vậy, khi NDN nhận phần quay ở Việt Nam cho NHK, họ đã mời tôi luôn, với tư cách là tổng đạo diễn phim, kể cả phần bên Pháp. Đạo diễn MatsumotoTakeaki Nhưng chắc ông ắt hẳn phải có những ký ức, ý tôi nói là những điều ông đọc được, nghe được, về Điện Biên Phủ, khi nó diễn ra chứ? Tất nhiên rồi. Hồi còn trẻ, tôi đã học ở nhà trường về cuộc chiến chống Pháp của Việt Nam, để đánh đổ chủ nghĩa thực dân, và đặc biệt là trận Điện Biên Phủ. Khi nhận lời làm phim này, tôi đã sưu tầm nhiều tư liệu bên Nhật về hệ quả của cuộc chiến tranh. Và trước khi sang Việt Nam quay phim chính thức, tôi đã bỏ hai tuần sang Việt Nam trước tiền trạm. Tôi đến những nơi đã diễn ra trận Điện Biên Phủ, gặp những nhân chứng đã tham gia chiến dịch đó về phía Việt Nam. Vâng. Xin ông kể tiếp về cuộc phỏng vấn Tướng Giáp đi. Thế nhưng, trái với những lo ngại, thậm chí lo sợ của tôi, khi câu hỏi đầu tiên được đặt ra, mắt Tướng Giáp bỗng sáng lên. Vẻ mặt ông tự nhiên linh động, nếu không nói là lanh lợi. Ông nói rất dõng dạc, khúc chiết. Ông nhớ từng chi tiết, mà không cần phải có liếc qua giấy tờ gì cả. Chúng tôi đã đi từ sự ngạc nhiên đến cảm giác yên tâm hoàn toàn về bộ phim của mình... Cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu? Theo tôi nhớ, chừng khoảng 2 tiếng đồng hồ. Thời gian cứ trôi đi mà chúng tôi không nhận ra. Đặc biệt, sau khi phỏng vấn xong, Tướng Giáp có nói với chúng tôi mấy câu mà đến bây giờ tôi nghĩ vẫn đúng. Ông nói rằng: "Điện Biên Phủ là điểm hẹn của lịch sử. Mỗi người đều có thể rút ra bài học lịch sử Điện Biên Phủ cho bản thân mình, cho công việc của mình. Đừng bao giờ quên bài học Điện Biên Phủ". Ý ông là... Thì năm 2003 Mỹ đã tấn công Iraq, và bị sa lầy ở đó nhiều năm. Họ vẫn chưa rút ra được bài học Việt Nam. Nhật Bản cũng vì thế mà dính vào đó, tuy ở nghĩa vụ y tế, hay hậu cần. Hay khi xảy ra vấn đề Biển Đông, hay gần đây là Hoa Đông, dường như Trung Quốc cũng vậy. Họ đã quên bài học lịch sử Điện Biên Phủ, mặc dù sự giúp đỡ của họ đã giúp Việt Nam chiến thắng. Ông muốn nói rằng sự giúp đỡ của cố vấn quân sự Trung Quốc? Nhưng không phải là chủ trương "đánh nhanh - thắng nhanh" như ý định ban đầu của cố vấn Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Giáp đã cho chúng tôi biết rằng ông đã cho trinh sát kiểm tra lại tình hình Điện Biên Phủ, nhất là việc di chuyển của quân Pháp, để đi đến kết luận rằng, chỉ có "đánh chắc - tiến chắc" thì mới thắng được quân Pháp. Sự giúp đỡ của Trung Quốc, ngoài trang thiết bị ở đây, theo giải thích của Tướng Giáp, chính là chiến thuật đào hệ thống giao thông hào, được họ rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh với Mỹ ở bán đảo Triều Tiên (1950-1953). Nhờ có hệ thống giao thông hào chằng chịt này mà bộ đội Việt Nam bí mật vận chuyển một số lượng lớn vũ khí đến vị trí ngay trước mặt quân Pháp mà Pháp không hề biết, đặc biệt là hơn 20 khẩu pháo 105 ly, chiến lợi phẩm thu được từ quân Pháp và do Trung Quốc viện trợ. Theo Tướng Giáp, khi quân đội Pháp bắt đầu nghĩ là quân đội Việt Nam chắc không dám đánh nữa, thì ngày 13.3.1954, ông hạ lệnh tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chính một cựu sĩ quan Pháp, trong phim, còn nhớ lại trải nghiệm hãi hùng này. "Không ai nhìn thấy pháo, và cũng không đoán được chúng nằm ở đâu. Một sĩ quan pháo bình của chúng tôi đã hốt hoảng tự sát. Thật quá kinh ngạc", cựu trung tá Bizon, chỉ huy binh đoàn dù của Pháp ở Điện Biên Phủ, hồi tưởng. Thế còn câu nói cuối cùng của Tướng Giáp khi kết thúc bài phỏng vấn là gì? Câu nói đó, cũng gần như là để kết thúc bộ phim: "Lúc chúng tôi chuẩn bị đánh Mỹ, những người bạn lớn của Việt Nam lúc đó đều đã khuyên rằng 'làm sao đánh được Mỹ, các anh bỏ ý định đó đi'. Tôi đã trả lời rằng 'nếu chúng ta đánh Mỹ theo cách của những người bạn đó, chắc chẳng chịu được một tiếng đồng hồ. Nhưng theo cách đánh của Việt Nam thì chiến thắng là điều có thể." Năm sau, 2005, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Nhật Bản thua trong Thế chiến thứ 2, tôi đã kíp làm tiếp 2 tập phim về Chiến tranh Việt Nam, phát tiếp trên đài NHK, trong nước và quốc tế. Chỉ hơi tiếc một điều, là chúng tôi đã cố gắng xin gặp Tướng Giáp một lần nữa, nhưng người ta bảo ông không được khỏe. Chúng tôi đành chấp nhận với cách giải thích đó. Tướng Giáp có được xem lại bộ phim "Điện Biên Phủ - Cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới" không? Ông có nhận xét gì? "Đây là bộ phim tài liệu hay nhất, trung thực nhất, công bằng nhất và khách quan nhất về Điện Biên Phủ, với cái nhìn của các nhân chứng lịch sử cả từ hai phía", thư ký của Tướng Giáp đã nói lại với chúng tôi nhận xét của ông, sau khi xem lại ông bộ phim do NDN gửi tặng. Còn tôi, tôi chỉ nói đơn giản rằng: "Điện Biên Phủ (phim) mà thiếu Đại tướng, bức tranh sẽ như vẽ rồng mà thiếu mắt". Xin cảm ơn ông! Huỳnh Phan =============== Qua quyết định của Ngài , cho thấy rằng: Mục đích và phương pháp thực hiện phải là một sự hoàn chỉnh mới đủ điều kiện cần đạt mục đích..
    1 like