• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/08/2013 in all areas

  1. Phụ từ đứng sau từ, có tính chất như là khẳng định cho từ đó, hay cùng với từ đó làm thành một mệnh lệnh, khi lướt câu sẽ cho ra một từ mới. Điều này cũng thấy trong hình thành tên gọi các bộ thủ. Phụ từ khẳng định thường dùng nhiều nhất là chữ Đi!, nho thường dùng chữ Chi 之!. Ta hãy điểm qua tên gọi một số bộ thủ: Đầu tiên là ý nghĩa của bộ thủ đó, tiếp đến trong ngoặc đơn là tên gọi của bộ thủ đó kèm chữ nho, tiếp đến là minh chứng sự hình thành tên gọi bộ thủ đó là do lướt với phụ từ khẳng định, cuối cùng trong ngoặc vuông là pinyin tên gọi bộ thủ đó trong Hán ngữ hiện đại. 1/ Vi, Vây - (Bộ Vi 囗) - “Vuông Đi!”= Vi, “Vuông Đấy!”= Vây - [ Wei ] 2/ Cái bàn con – (Bộ Kỷ 几) – Cái Kê = Cái Kệ, “Kê Đi!”= Kỷ - [ Ji ] 3/ Xa xôi – (Bộ Cung 冂) – Xa xôi tức đến tận cuối cùng, “Cuối Cùng”= Cung - [ Gong ] 4/ Che đậy – (Bộ Mật 冖) – Che thì phải kín mít toàn bộ, tức “Mịt Tất” = Mật – [ Mi ] 5/ Mở mồm – (Bộ Khảm 凵) – Mở mồm là “Khai Mõm”= Khảm - [ Kan ] 6/ Chậm – (Bộ Tủy 夊) - “Từ từ Đi!”= Tủy - [ Sui ] 7/ Nét chấm – (Bộ Chủ 丶) - “Chấm Chứ!”= Chủ – [ Zhu ] 8/ Cái móc – (Bộ Quyết 亅) - “Câu móc Tuyệt!”= Quyết - [ Jue ] 9/ Băng – (Bộ Băng 冫) - “Buốt mà im Lặng” = Băng - [ Bing ] 10/ Bọc – (Bộ Bao勹) - “Bọc Vào!”= Bao - [ Bao ] 11/Kiếm ngắn – (Bộ Tỷ匕) - “Tay đánh gần Đi!”= Tỷ - [ Bi ] 12/ So sánh – (Bộ Tỉ 比) - “Tay so gang coi có bằng Chi”= Tỉ - [ Bi ] 13/Sức – (Bộ Lực 力) - “Là Sức”= Lực - [ Li ] 14/ Che – (Bộ Hễ 匸) - “Hãy che như Thế!”= Hễ - [ Xi ] 15/ Toàn thể – ( Bộ Thập 十) - “Thảy tụ Tập”= Thập - [ Shi ] 16/ Cái hang để ở – (Bộ Hãn 厈) - “Hang đất để ở là của người Hãn”= Hãn - [ Han ] 17/ Riêng – (Bộ Tư 厶) - “Ta Chứ!”= Tư - [ Si ] 18/Đêm tối – (Bộ Tịch 夕) - “Tối mịt Đích!”= Tịch - [ Xi ] 19/Xồm Xoàm – (Bộ Sam 彡) - “Sồm Soàm”= Sam - [ Shan ] 20/Nhấc chân – (Bộ Xích 彳) - “Xách cất chân Đích!”=Xích - [ Chi ] 21/ Tâm – (Bộ Tâm 忄, 心) - “Ta Âm”= Tâm - [ Xin ] 22/ Huyện – (Bộ Ấp 邑,) - “Ở đông người tấp Nập”= Ấp - [ Yi ] 23/ Cái gò – (Bộ Phụ 阝,阜) - “Phồng đất lên to Ụ”= Phụ - [ Fu ] 24/Nước – (Bộ Thủy 氵,水) - “Thâm Thúy”= Thủy (màu Lầm của Nậm ở sâu) - [ Shui ] 25/ Văn – (Bộ Văn 文 ) - “Vuông Vắn”= Văn – [ Wen ] 26/Nhà – (Bộ Hộ 戶) - “Họp lại đông người ở một Chỗ”= Hộ - [ Hu ] 27/ Va đập – (Bộ Phốc 攴) - “Phang nhanh như Tốc”= Phốc - [ Pu ] 28/ Nói ra – (Bộ Viết 曰) - “Việt Nói” = Viết (lướt lủn) - [ Yue ] 29/ Trăng – (Bộ Nguyệt 月) - “Ngời sáng Thiệt!”= Nguyệt [ Yue] 30/Không – (Bộ Vô 毋) - “Vắng cũng là Mô”= Vô - [ Wu ] 31/ Hỏng – (Bộ Đãi 歹) - “Đểnh đoảng Mãi”= Đãi – [Dai ] 32/ Vũ Khí – (Bộ Thù 殳) - “Thành đấu Thủ”= Thù - [ Shu ] 33/ Dừng – (Bộ Chỉ 止) - “Chẳng Đi”= Chỉ - [ Zhi ] 34/ Thiếu – (Bộ Khiếm 欠) - “Khó Kiếm”= Khiếm - [ Qian ] 35/ Mốc – (Bộ Mao 毛) - “Mốc meo Vào!”= Mao - [ Mao ] 36/Dòng họ – (Bộ Thị 氏) - “Thành ổ Đi!”= Thị 37/ Không khí – (Bộ Khí 氣) - “Không nhìn sờ thấy Chi!”= Khí - [ Qi ] 38/Lửa – (Bộ Hỏa 火,灬) - “Hửng nắng là tóe Lả”= Hỏa - [ Huo ] 39/Bố – (Bộ Phụ 父) – Chức năng con đực là “Phải Đụ”= Phụ 40/Vạch quẻ – (Bộ Hào 爻) - “Hằng thế chỗ đổi Tráo”= Hào - [ Yao ] 41/Ngọc – (Bộ Ngọc 玉) - “Ngời óng ánh mọi Góc”= Ngọc - [ Yu ] 42/Cho biết – (Bộ Thị 示 ,礻) - “Thấy Đi!”= Thị 43/ Cỏ – (Bộ Thảo 艹, 艸) - “Thân cỏ (nhỏ) lao Xao”= Thảo - [ Cao ] 44/ Đi từng bước – (Bộ Xước 辶) - “Xê Bước”= Xước - [ Zou ] 45/Màu đen – (Bộ Huyền 玄 ) - “Hoẻn Tuyền”= Huyền [ Xuan ] 46/ Ngói – (Bộ Ngõa 瓦) - “Ngói Ạ!”= Ngõa 47/ Ruộng – (Bộ Điền 田) - “Đất chia thành những ô vuông liền Liền”= Điền 48/Đồ đựng – (Bộ Minh 皿) - “Mủng đựng của người Kinh”= Minh - [ Ming ] 49/Màu trắng – (Bộ Bạch 白) - “Bạc Nhất”= “Bạc Nhách”= “Bạc Dách”= Bạch – [ Bai ] 50/ Da – (Bộ Bì 皮) - “Bọc Đi!”= Bì - [ Pi ] 51/Mắt – (Bộ Mục 目) - “Mắt Lục”= Mục - [ Mu ] 52/ Tên bắn – (Bộ Thỉ 矢) - “Thành mũi nhọn lao Đi!”= Thỉ - [ Shi ] 53/ Đá – (Bộ Thạch 石) - “Thành đá Sạch”= Thạch (hóa thạch) - [ Shi ] 54/ Cái dáo có móc – (Bộ Mâu 矛) - “Móc Câu”= Mâu - [ Mao] 55/Chân của động vật – (Bộ Nhu 禸) - “Nhiều chân như động vật Chứ!”= Nhu - [ Rou ] 56/Cái huyệt – (Bộ Huyệt) - “Hố hủy xác Chết”= Huyệt - [ Jue ] 57/ Giống lúa – (Bộ Hòa 禾) - “Hột lúa Ta”=Hòa - [ He ] 58/Đến cuối cùng – (Bộ Chí 至) - “Chót cuối Đi!”= Chí - [ Zhi ] 59/ Cái cối – (Bộ Cữu 臼) - “Cối là cái sử dụng Lưu”= Cữu - [ Jiu ] 60/ Sai lầm – (Bộ Xuyền 舛) - “Xảy khỏi Thuyền”= Xuyền – [Chuan ] 61/ Cái xe – (Bộ Xa 車 ) - “Xe Cà!”= Xa - [ Che ] 62/Chi của động vật – (Bộ Túc 足) - “Tay cũng là chân lúc Nhúc”= Túc - [ Zu ] 63/Sáng sớm – (Bộ Thìn 辰) - “Thấy mặt trời sáng kìn Kìn”= Thìn - [ Chen ] 64/Về chiều – (Bộ Dậu 酉) - “Già nắng đã Lâu”= Dậu - [ You ] 65/ Bên trong – (Bộ Lý 里) - “Lõi giữa Chi”= Lý - [ Li ] 66/ Đứng một mình – (Bộ Lập 立) - “Lánh khỏi nơi tấp Nập”= Lập - [ Li ] 67/Cái áo – (Bộ Y衣) - “Áo Chi!”=Y - [ Yi ] 68/ Cái thuyền – (Bộ Chu 舟) - “Chạy được trên mặt nước Chứ!”= Chu - [ Zhou ] 69/Sợi tơ – (Bộ Mịch 糸) - “Mong manh như tơ nhện Đích”= Mịch 70/Sợi tơ – (Bộ Ti 絲) - “Tơ Chi!”= Ti - [ Si ] 71/Cái tai – (Bộ Nhĩ 耳) - “Nhỏng tai lên ngóng mà nghe cho thính Đi!”= Nhĩ - [ Er ] 72/Cái bắp cày – (Bộ Lỗi 耒) - “Lẳn chắc bằng gỗ Cội”= Lỗi - [ Lei ] 73/Tự do – (Bộ Tự厶) - “Ta sáng mắt Chứ!”= Tự – {Zi ] 74/ Kim loại– (Bộ Kim 金) - “Cứng như gỗ Lim”= Kim - [ Jin ] (đồ đá bước sang kim loại) 75/ Loài chim – (Bộ Chuy 隹) - “Chim thuần Túy”= Chuy – [ Zhui ] 76/ Phủ định – (Bộ Phi 非) - “Phản Đi!”= Phi - [ Fei ] 77/ Cái mái che – (Bộ Miên 宀 ) - “Mái và Hiên”= Miên - [ Mian ] 78/ Cái cung – (Bộ Cung弓 ) - “Cong thân đến hai đầu chót Cùng”= Cung - [ Gong ] 79/ Cái dáo – (Bộ Qua戈) - “Cán thì dài mà mũi thì là con dao hai lưỡi Ạ!”= Qua - [ Ge ] (cho nên hay “Trở Dáo”= “Tráo Trở”) 80/ Dẫn – (Bộ Dẫn 廴 ) - “Dìu dắt dần Dần”= Dẫn - [ Yin ] 81/ Đàn bà – (Bộ Nữ 女) - “Nái Chứ!”= Nữ - [ Nu ] 82/ Con – (Bộ Tử 子 ) - “Tí Chứ!”=Tử - [ Zi ] 83/ Môi giới – (Bộ Nha 牙) - “Nhắm nhe Ạ!”= Nha - [ Ya ] (mượn chữ Nha 牙 đồng âm, nhưng chọn từ đồng âm hợp logic ở ý mở răng ra mà nói thì mới làm được môi giới ). 84/ Sử dụng – (Bộ Dụng 用) – Dùng một lần thì xong là vứt đi, dùng nhiều lần mới gọi là Dụng, lướt từ lặp là từ nhấn ý nhiều thì “Dùng Dùng”=Dụng, 1+1=0 , cũng tức “Dùng Lại”= Dụng (do lướt lủn). Đủ thấy là có trước từ Dùng và Dụng với hai sắc thái khác nhau hẳn hoi của tiếng Việt, rồi Quan Thoại mới mượn có một chữ Dụng. Cho nên mới có từ Sử Dụng. Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, trang 104, giải thích chữ Dụng là “từ gốc Hán”(?), vậy, sao không đổi lại từ Sử Dụng thành Sử Dùng đi , cho nó “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt “ (!) - [ Yong ] V. v. Một ví dụ về lướt với phụ từ khẳng định đứng sau: Cổ đại người Ấn Độ hỏi người Việt, cái nước ở phía tây bắc gọi là nước gì ?. Trả lời, nước ở “Tận tây bắc Lận”= Tần, gọi là nước Tần, mà theo bản đồ dịch học thì nước Tần ở vị trí địa lý của con sô 9, nên còn gọi là nước Chín. Nước gì? Nhắc lại coi! Chín Ạ! Ờ ờ, nghe rõ rồi, ChinA, ChinA. Thế là thành tên China, mà Quan Thoại thì thực sự vẫn phát âm theo tên Việt là '”Chín” (pinyin: Qín) để chỉ nước Tần.
    1 like
  2. Giờ khe: Sinh Xích khẩu - Thương Tốc Hỷ. Sống được, cũng chẳng làm giầu làm có gì. Sau vài năm đổi nghề khác, trả được nợ một cách vất vả.
    1 like
  3. Chắc quí vị còn nhớ vào thời 1945/ 1946. Cả nước xuất hiện phòng trào "Bình dân học vụ" - phong trào này lặp lại vào năm 1954 - 1958. Đại để vậy. Nguyên nhân: 80% dân số Việt Nam mù chữ. Vấn đề đặt ra: Dân tộc Việt vào thời điểm đó có 25.000. 000 người. 80% Tức là có khoảng 20T người mù chữ. Cả một dân tộc vào thời đại văn minh và thuộc dân tộc văn minh như vậy, mà có đến 20T người mù chữ - hay nói cách khác: Họ không sử dụng chữ trong sinh hoạt đời sống. Vậy dân tộc Thái - mà một số người "nhảy dựng" dẫn chứng phản biện, khi có người phát hiện Chữ Việt cổ - xuất phát từ nhu cầu gì để thanh lập riêng cho mình cả một hệ thống ký tự ngôn ngữ "giông " hệ thống chữ của bác Xuyền? - Khi mà những sinh hoạt trên vùng cao của đồng báo Thái - đơn giản hơn so với sinh hoạt của dân tộc Kinh.Bởi vậy, hiện tượng chữ Khoa Đẩu của đồng báo Thái chỉ có thể giải thích rằng: Đấy là hệ thống chữ Việt cổ của một quốc gia còn lại trong dân tộc Thái - chưa bị xóa sổ, sau hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử. Một giả thuyết khoa học được coi là đúng khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học. Tiêu chí khoa học là chuẩn mực để xác định tính chân lý của hệ thống chữ Việt cổ của bác Xuyền,trong hệ thống luận cứ của bác Xuyền chứng minh điều này. Bởi vậy, muốn chứng minh bác Xuyền sai - thì - phải chi ra cái sai trong hệ thống luận cứ của bác ấy, Chứ không phải nhảy dựng như cháy nhà khi có người chứng minh Việt tộc có chữ viết từ thời thương cổ. và áp đặt một sự hiểu biết chủ quan của mình, phủ nhận gần như trắng trợn. "Thiên tài không đi lẫn với đàn cừu". Đấy là hẳn giáo sư Ngô Bảo Châu nói. Còn tôi thì hồi nhỏ hay xem chuyện thiếu nhi với những con vật được nhân cách hóa - cho nên phát biểu có tính hình tượng rằng: "Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó". Tất nhiên trong đám ếch đó, cũng có con to, con nhỏ.
    1 like
  4. Anh sang năm 35 tuổi xét cả hai trường hợp Hoang Ốc Và Kim Lâu theo tốt , đều không phạm gì, Xây nhà được. Còn các thày khác nói thế nào thì tôi không biết. Nếu xét riêng yếu tố năm tốt để xây nhà. Còn các yếu tố khác như: Phong thủy, ngày giờ tốt động thổ...vv....mỗi yếu tố đều có tương tác nhất định.
    1 like
  5. 1 like
  6. Thân chào anh htc2009 Diễn đàn LHĐP hoan nghênh sự tham gia của anh trong mục tư vấn Âm Trạch! Chúng tôi chấp nhận anh mở topic này để tư vấn các vấn đề liên quan đến Âm Trạch. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý anh không nên để email riêng (vi phạm nội quy quảng cáo) để liên hệ với người cần giúp đỡ vì diễn đàn LHĐP tư vấn trực tuyến phi lợi nhuận nên mọi vấn đề tư vấn đều công khai trên diễn đàn. Hơn nữa, BQT diễn đàn cũng cần theo dõi để biết năng lực của người tư vấn để đảm bảo quyền lợi cho người được tư vấn. Vì vậy, BQT xóa email cá nhân của anh htc2009, mong anh vui lòng chấp nhận và chúc anh có nhiều đóng góp cho diễn đàn LHĐP! Trân trọng
    1 like
  7. Người ta đi tìm nền văn minh ngoài trái Đất mục đích để làm gì? Nếu người ngoài hành tinh như con vật trong bài viết trên thì nhân loại sẽ...thất vọng. Mục đích đi tìm người ngoài hành tình - tức là có một nền văn minh ngoài trái Đất - nếu họ đã xuất hiện ở đây thì họ phải có một nền văn minh vượt trội. Và qua tiếp xúc với họ, nền văn minh của nhân loại sẽ tiến hóa nhanh hơn. Tất nhiên, siêu cường nào, dân tộc nào tiếp xúc được với nền văn minh ngoài trái Đất thì siêu cường đó, dân tộc đó sẽ phát triển so với phần còn lại. Nhưng không bao giờ có sự sống ngoài Trái Đất cả. Hay nói chính xác: Không có nền văn minh ngoài trái Đất. Mà chỉ có một nền văn minh siêu việt đã tồn tại ngay trên Địa Cầu. Nó thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Nhưng Việt sử 5000 năm văn hiến phải được vinh danh đã. Nếu không thì nó "còn lâu lắm"! Ấy là bà Vanga nói thế chứ không phải tôi.
    1 like
  8. Bởi vậy, vấn đề Việt sử 5000 năm văn hiến đâu có phải chuyện đơn giản.Làm gì có chuyện tinh thần yêu nước cực đoan ở đây - như một số kẻ ác ý cố gắng gán ghép cho tôi. Nếu chỉ cần tinh thần yêu nước là Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vình thì chẳng cần đến ai phải chứng minh cả. Nhưng việc này nó rất nhập nhằng. Lúc thì là khoa học, lúc thì là yêu nước cực đoan, chẳng có chuẩn mực nào cả. Cái buồn cười nó ở chỗ này: Việt sử bị xóa sổ vì nó chính là chân lý và sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt. Nhưng bây giờ thì chính các siêu cường tham gia xóa sổ Việt sử thì đang coi nhau như đối tác cần thanh lý. Và cả hai đều thấy vị trí của dân tộc Việt trong chiến lược của họ . Trước đây khi tôi viết sách minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến, đã có người cho rằng: Cuốn sách của tôi - nếu được in - sẽ là nguyên nhân có thể xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Tất nhiên hậu qủa của nhận xét này như thế nào thì chắc ko cần phải thông minh lắm cũng đoán được. Nay thực tế lại cho thấy sự căng thẳng là do quyền lợi của chính Trung Quốc và chẳng liên quan gì đến mấy cuốn sách của tôi. Vậy bây giờ làm sao? Nếu họ muốn chứng tỏ sự chân thành và tính chính danh thì việc đầu tiên với các thế lực kình chống nhau này, trước hết phải tỏ ra tôn trọng tinh thần khách quan khoa học thật sự đã chứ nhỉ?! Có tôn trọng tinh thần khách quan,khoa học thì mới chứng tỏ tính chính danh chứ nhỉ?! Nếu đã gọi là nhân danh khoa học - tức mang tính khách quan - thì cần phải sòng phẳng và công khai việc minh chứng cội nguồn Việt tộc chứ nhỉ. Tôi cũng mệt mỏi lắm - già rùi - nên cũng không muốn thuyết phục ai nữa cả. "Chém gió" vậy thôi. Trước khi đi ngủ, chỉ muốn nói thêm rằng: "Chỉ có Việt sử 5000 năm văn hiến, mới có thể hóa giải được lời tiên tri của bà Vanga ".
    1 like
  9. Nga đang huấn luyện 140 quân nhân lực lượng tàu ngầm Trung Quốc? Thứ tư 24/07/2013 07:12 (GDVN) - "Không có sự giúp đỡ của Nga, TQ không thể độc lập sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại, Nga-Trung tăng cường hợp tác ứng phó mối đe dọa chung". Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, do Nga chế tạo Mạng quan sát quân sự Nga ngày 15 tháng 7 đăng bài viết cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc rất quan tâm tới các sự kiện quan trọng xảy ra trên thế giới, đặc biệt là quan hệ cán cân sức mạnh trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc rất thận trọng, các bước đi của họ luôn được tính toán kỹ lưỡng. Họ chưa tham gia vào các hành động mạo hiểm quốc tế, nhưng cũng kiên quyết đòi hỏi các lợi ích được cho là của họ. Trọng tâm công việc của Chính phủ Trung Quốc là đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia. Phương châm chính trị của Bắc Kinh là duy trì quan hệ đối tác hợp tác với tất cả các nước lớn, trong đó có Nga - đối tác hợp tác chiến lược ở khu vực Trung Á. Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc là nền tảng cho phát triển công nghiệp quốc phòng của họ. Hiện nay, các chuyên gia quân sự Trung quốc đã xây dựng thành công hệ thống vũ khí hiện đại trên các phương diện như vũ trụ, hải dương, tên lửa hạt nhân và các công nghệ quân sự khác. Nhưng, có chuyên gia cho rằng, không có sự giúp đỡ của đối tác hợp tác Nga, Trung Quốc không thể độc lập sản xuất những vũ khí này - Trung quốc muốn có công nghệ mới, bổ sung dự trữ năng lượng và sở hữu mẫu vũ khí mới. Loại hợp tác này là cùng có lợi, bởi vì Trung Quốc và Nga "có lợi ích chung rộng rãi trong lĩnh vực an ninh", hơn nữa đối thủ địa-chính trị của họ hầu như là tương đồng. Tàu ngầm hạt nhân 092 Trung Quốc Cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, Nga-Trung xác lập quan hệ hữu nghị, đã bảo đảm cho việc xây dựng hệ thống hợp tác quân sự, chính trị song phương. Một trong những kết quả của loại hợp tác này là "5 nước Thượng Hải", tức là thành lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (viết tắt là SCO, gồm Trung Quốc, Nga, Tajikistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan). Đến nay, Trung Quốc và Nga đang cố gắng thông qua xây dựng bảo đảm an ninh lẫn nhau để duy trì ổn định và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự phát triển của hợp tác quân sự Trung-Nga được diễn ra trên nhiều phương diện, gồm đào tạo nhân viên quân sự cho Trung Quốc: Khoảng 140 quân nhân Trung Quốc đang được đào tạo ở các học viện, nhà trường Nga, các nhân viên tàu nổi, tàu ngầm và phi công, pháo thủ phòng không Trung Quốc đang được huấn luyện tại Trung tâm đào tạo Nga. Các cường quốc thế giới rất quan tâm tới hợp tác quân sự, chính trị Nga-Trung, đặc biệt là các nước châu Á, Mỹ Latinh và các nước châu Âu. Theo đó, hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh có thể làm thay đổi mô hình hành vi của bất cứ quốc gia nào. Hiện nay, tình hình Đông Bắc Á ngày càng căng thẳng. Điều này có liên quan đến việc CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân và diễn tập quân sự liên hợp giữa Nhật Bản-Mỹ-Hàn Quốc. Trong tình hình này, Nga và Trung Quốc đã tỏ thái độ rõ ràng khi tiến hành diễn tập "Hợp sức trên biển-2013" tại vùng biển Nhật Bản, có ý đóng góp cho "bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương". Trung-Nga vừa tiến hành diễn tập quân sự trên biển liên hợp mang tên "Hợp lực trên biển-2013" Việt Dũng ==================== Cách đây hơn 40 năm, Liên Xô (ngày ấy gọi là Liên Xô, chứ không gọi là Nga như bi wờ) .Bị Trung Quốc đá giò lái và hợp tác với Huê Kỳ. Đất nước Liên Xô hùng cường đổi tên là Nga với hàng thủy dương thơ mộng, làm lay động những hồn thơ mẫn cảm. Nước Trung Quốc mạnh lên nhờ hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc "hội nhập tàn cầu". Siêu cướng thứ II thế giới đòi chia phần với Hoa Kỳ ở Tây Thái bình Dương - gọi là chia sẻ với Hoa Kỳ gánh nặng gìn giữ hòa bình ở nửa bên kia Thái Bình Dương. Nước Mỹ nhận thấy mình vẫn còn đủ lực để bảo đàm an ninh ở đây , nên không chịu chia ganh nặng gìn giữ hòa bình cho Trung Quốc. Trung Quốc không chịu thế là găng nhau. Bi wờ lại quay sáng đòi hợp tác với Nga. Hoa Kỳ nếu sụp đổ lần này thì sau đó đến lượt nước Pháp chăng? Hay Anh Quốc? Hay chính là Nga và lúc đó không còn cả hàng thủy dương thơ mộng. Bởi vậy, tôi luôn tin rằng trong "canh bạc cuối cùng" này, người Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ. Vấn đề còn lại là canh bạc này sẽ kết thúc với phương thức nào. Nhưng nhất định phải xảy ra.
    1 like
  10. Ông Giang Trạch Dân: “Trung Quốc không phải sợ Mỹ” Thứ Ba, 23/07/2013 09:04 (NLĐO) – Trong lần xuất đầu lộ diện hiếm hoi, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phát biểu nước ông không nên lo sợ tranh chấp với Mỹ và đối thoại chân thành là điều cần thiết. Quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thời gian gần đây gặp trở ngại khi Mỹ không ngừng tố cáo Trung Quốc tấn công mạng. Ngược lại, Bắc Kinh nhanh chóng nắm lấy vụ cựu nhân viên tình báo Edward Snowden phanh phui các chương trình theo dõi của Mỹ để phản công Washington. Trong bối cảnh trên, ông Giang đã gặp gỡ cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Thượng Hải. Cuộc gặp diễn ra ngày 3-7 nhưng đến ngày 22-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới có thông cáo. Tại cuộc gặp, cựu chủ tịch Trung Quốc nhắc lại khoảng thời gian quan hệ 2 bên đóng băng do sự kiện Thiên An Môn năm 1989 cho đến khi ông có chuyến thăm Mỹ vào năm 1993. Ông Giang Trạch Dân xuất hiện tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 cuối năm 2012. Ảnh: AP “Theo như những gì tôi biết, đúng là lúc này có những mâu thuẫn nhất định giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, chỉ cần lãnh đạo 2 bên thẳng thắn trao đổi quan điểm thì các khúc mắc có thể giải quyết” – ông Giang nói. Ông cũng tỏ ra hài lòng trước việc Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đã có cuộc đối thoại theo tinh thần trên vào tháng 6, trong đó an ninh mạng là trọng tâm thảo luận. Ông Giang nghỉ hưu vào năm 2002 và chuyển giao quyền lực cho ông Hồ Cẩm Đào. Dù vậy, ảnh hưởng của ông vẫn không hề nhỏ. Ngay cả đương kim chủ tịch Tập Cận Bình cũng nợ ông Giang con đường quan lộ thênh thang bởi lẽ chính ông Giang đã “chấm” ông Tập từ khá sớm. “Với một đất nước 1,3 tỉ dân như Trung Quốc, rất cần một lãnh đạo mạnh mẽ. Có đủ kiểu vấn đề ở Trung Quốc, nhưng vấn đề không đáng sợ, điều quan trọng là phải quyết đoán” – ông Giang nói với ông Kissinger. Ông Giang xuất hiện trở lại, nhưng hạn chế, kể từ khi có tin đồn ông qua đời vào năm 2011. Dưới thời ông, Trung Quốc đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á của những năm 1990, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 và giành được quyền đăng cai Olympic 2008 tại Bắc Kinh. Hải Ngọc (Theo Reuters) ==================== Lão Gàn này thật sự không ưa lão Kissinger. Vai trò lịch sử của ông ta đã chấm dứt lâu rồi. Quan hệ giữa ông ta và nước Tàu đã không còn hợp thời nữa. Ông ta nên chấm dứt quan điểm của ông từ thời chiến tranh Lạnh đến bây giờ. Ông nên nói ít thì sẽ tiếp tục là người hùng trong thời đại của ông. Còn ông khư khư giữ lấy quan điểm của ông từ 50 năm trước, ông sẽ trở thành thằng Gàn như tôi vậy. Ngài Giang Trạch Dân hoàn toàn đúng khi cho rằng: "Trung Quốc cần một lãnh đạo quyết đoán". Tuy nhiên, quyết đoán như thế nào lại là chuyện khác. Quyết đoán vẫn có thể đúng và sai. Còn việc ngài Giang Trạch Dân cho rằng Trung Quốc không sợ Mỹ. Cũng đúng luôn. Nhưng cái không sợ ấy xuất phát từ mục đích gì và kết quả như thế nào lại là chuyện khác. Tôi cho rằng nước Mỹ cũng không muốn ai phải sợ họ. Nếu tôi là một phóng viên, câu hỏi của tôi khi được phỏng vấn ngài sẽ là: Làm thế nào để có thể thương lượng giữa cái "quyền lợi căn bản" và "quyền lợi cốt cốt lõi", mà thực chất của nó là trong sự hội nhập toàn cầu chỉ có thể hoàn hảo khi chỉ có một quyền lực duy nhất chi phối thế giới. Hoặc đó là một quyền lực của một quốc gia bá chủ; hoặc đó là một tổ chức quốc tế. Nếu là một tổ chức quốc tế thì phải có những tiêu chí chung phù hợp với tất các các thể chế chính trị, văn hóa , tôn giáo, kinh tế của tất cả mọi dân tộc trên thế giới này. Phải chăng xu hướng này là không tưởng trong hoàn cảnh hiện nay? Đến đây tôi muốn chia sẻ với bạn đọc rằng: Chỉ có Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh, thì sẽ xác định một lý thuyết thống nhất và đó chính là " tiêu chí chung phù hợp với tất cả các thể chế chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế của tất cả mọi dân tộc trên thế giới này". Tiếc thay! Lời tiên tri của bà Vanga đã xác định: "Còn lâu lắm....".
    1 like