-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/08/2013 in Bài viết
-
14. Phụ từ khẳng định đứng sau từ: Từ để khẳng định đứng sau như là một phụ từ, lướt thì ra từ mới viết bằng chữ nho, đó cũng là một cách “nén thông tin” của nhà nho khi đặt chữ (cho ngôn từ hàn lâm). Từ khẳng định như: Ạ!=Là!=Dạ!=Dã也!=Cà!=Kìa!=Kia!=Co 的! (Việt Đông đọc chữ Đích 的 )=Có!=Cơ!= “Tơ 的!” (Quan Thoại đọc chữ Đích 的 )= Chớ! = Chứ! = Chi 之 != Đi != Đó! =Đấy! =Đếx !(tiếng Nhật, khẳng định sau từ) =Đích 的.! Khi nói câu “Đất kia đất ở chẳng đi” nghĩa là chỗ đất ấy nó đứng một chỗ nó không di đâu cả. Nho đã “nén” câu đó chỉ bằng hai chữ Địa 地 Chỉ 址. Vì đã lướt “Đất Kia!”= Địa 地 (nó là đất kìa, là đất cơ mà, không phải là cái gì khác, gọi nó cách khẳng định là Địa, nho viết bằng chữ Địa 地) ; lướt “Chẳng Đi!”= Chỉ 止 Chỉ 址là cái đứng yên, đất đứng yên gọi là địa chỉ, đứng yên thì nó sẽ chiếm một chỗ, vì lướt từ đôi “Chỉ Đỗ”= Chỗ. Đỗ là do lướt “Đứng Họ”= ”Đứng Hộ”= Đỗ (Họ! là “đứng lại!”, dùng lệnh cho con trâu. Hộ là “Họp một Chỗ”= Hộ, lướt “Đông Hộ”= Đô. Kinh Đô là nơi người Kinh ở đông hộ). Lướt “Đứng Hộ”= Đỗ. Nói nơi chim đỗ, hay nói nơi đỗ xe thì không phải là cho một con chim hay một cái xe mà là cho nhiều con nhiều cái “Đứng họp một Chỗ”= Đỗ. “Họ” nghĩa là đứng lại, tiếng lệnh của người Kinh cho con trâu. Lướt từ đôi “Đỗ Dừng”= Đứng, mà lướt từ đôi “Đứng Họ”= Đõ, lại là từ chỉ cái đõ ong. Cái Đõ ong thì nó đứng yên, nó là địa chỉ chung của cả bầy ong. Cái bé nhất là cái ban đầu, nó là I trong NÔI khái niệm (I = Innegative) là cái Tí=Tố , dương, nó là một thể động, nhấn mạnh bằng khẳng định “Động Chi 之!”= Đi. Có động và đi nó mới bẳt đầu Nở để mà “Nở Ấy”= Nậy (lớn lên), sinh ra cái tố N là Negative tức âm, từ đó mà có tương tác dương âm để sinh ra vũ trụ. Cả cái NÔI khái niệm bao la ấy của ngôn từ Việt đã chỉ ra rằng “chạy trời không khỏi nắng”. Cái Tí nào cũng là cái “Vẫn Tí”= Vi, Tí Vi = Tế Vi, là từ đôi để nhấn mạnh cái nhỏ nhất. Cái Vi nào khi hết (biến mất hay lui vào quá khứ) cũng để lại cái “Vi Hết”= Vệt, Vết ấy nhấn mạnh bằng từ lặp “Vệt Vệt”= Vết, 0+0=1, Vết ấy là cái Tí, nhấn mạnh bằng khẳng định “Tí Đích 的!”= Tích, nên lại nhấn mạnh bằng từ đôi Vết Tích (Kiếm đâu ra “từ gốc Hán” trong khi đang giải thích ngôn từ ở đây). Từ Điển Yếu tố Hán-Việt thông dụng của Viện Ngôn ngữ, NXB KHXH Hà Nội xuất bản năm 1991 viết ở Lời nói đầu, trang 5: “Những khảo cứu bước đầu của chúng tôi cho thấy có khoảng 4500 yếu tố Hán - Việt đơn tiết đang hoạt động trong tiếng Việt hiện đại với các chức năng khác nhau. Một bộ phận (nhỏ) hoạt động trong tư cách các từ độc lập. Chúng là những từ gốc Hán đã Việt hóa hoàn toàn, nghĩa là cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp, chúng đã nhiễm được các đặc tính ngữ âm và đặc tính ngữ pháp của từ Việt. Đó là các từ như Dân,...,...”. Phân tích nguồn gốc của từ Dân: Chính các vị vẫn mở miệng nói “Con Dân nước Việt” mà các vị lại nói rằng từ Dân là từ gốc Hán, tức từ của người Hãn (tộc Nữ Chân) ? Từ Con Dân là một từ đôi, từ đôi thì ghép theo thứ tự từ xuất hiện trước đứng trước, từ xuất hiện sau đứng sau. Con là từ gốc xa xưa nhất chỉ con người, con vật rồi biến thái chỉ cả những cái ở trạng thái động (giống như con người và con vật) là con sông, con thuyền, con xe, v.v. Từ Con tiếng Nam Bộ và tiếng Khơ Me phát âm là “Coong”. Nhưng nhìn từ CON, với cái sinh ra mọi khái niệm ngôn ngữ là từ NÔI ( "Nó sinh ra mọi lời nói của Tôi"= NÔI ), với cái ĐHÂD gồm con Nọc và con Nòng o bế nhau trong cái vòng tròn, thì chúng có cấu trúc rất giống nhau: CON có C là Cộc và N là Nái dính với nhau bằng O là o bế nhau như con Nòng và con Nọc quấn tròn lấy nhau trong ĐHÂD. Bởi mỗi CON là một thể cân bằng âm dương, (Con=Cân). Con Người là một từ đôi, gọi là Con cũng được, gọi là Người cũng được, nhưng từ Con rõ ràng là xuất hiện trước từ Người. Và từ Kinh chính là do lướt "Cân bằng hai cái Minh"= "Kẻ Mình" = Kinh, nho viết chữ Kinh 京 (gồm Đầu 亠 + Mình 口 + Túc=Tiểu 小). Con= Can 干 = Cán 干 = Quan 官 = Quân 军 = Quân 君 = Nhân 人 = Dân 民 (phát âm tương ứng theo pinyin của Hán ngữ hiện đại là: Ér – Gan – Gan – Guan – Jun – Jun – Ren – Min). Hai cái âm dương cân bằng trong Con nên "Cân Cân"= Cần , 0+0=1, (tiếng Tày gọi "Cần" nghĩa là Người), và tiếng Kinh lại gọi cái giống người ấy là "Giống Cần"= Dân. Con là "Con Đẻ" = Kẻ. Con lại là Dân, nên Con cũng là Mình và Dân cũng là Mình, nên cũng gọi bằng từ đôi thì "Mình Dân"= Mân. Mân là người mình mà ở đất Phúc Kiến, Mân Việt nghĩa là Người Việt. Từ đôi "Dân Mân"= Dằn 人 (tiếng Việt Đông)= Nhân 人. Từ đôi "Mình Dằn"= Mằn 民 (tiếng Việt Đông)= Dân 民. Nhân 人= "Rấn人" (Quan Thoại pinyin "Rén 人"). Dân=Mân=Mằn="Mín 民" (Quan Thoại pinyin: "Mín 民"). Một là cái "Một Tôi"= Mỗi. "Mỗi Đẻ"= Mẹ. Mẹ đẻ ra cái Mầm là cái "Mầm Sống"= Mống. Mầm cũng là Mống, nhấn mạnh thì dùng từ đôi Mầm Mống. Có Nhân mới có Quả, nên cái gì cũng bắt đầu từ Mầm Mống của nó, kể cả vũ trụ. Con người là một cá thể của Nòi. Một của Nòi mà lướt thì là "Một cá thể của Nòi"= Mọi, nên Mọi có nghĩa là một người. Người cũng có nghĩa là một người. Con cũng có nghĩa là một người. Nhân cũng có nghĩa là một người. Dân cũng có nghĩa là một người. Những từ đôi Con Dân, Con Người, Mọi Người, Nhân Dân, Người Dân là từ số nhiều, chỉ quần chúng nói chung. "Một Tôi"= Mỗi = Mọi, cũng như "Một Tui"= Mùi 位, nho viết biểu ý chữ Mùi 位 là Nhân 亻với Lập 立 (Lẻ -Loi). Mùi 位 ấy là một người (Một Tui). Bản thân mỗi người là một "Mầm Sống"= Mống nên nó có một Mùi 味 riêng của cơ thể (con chó nó biết đánh hơi để phân biệt ra). Cái hơi bốc ra rất riêng từ mỗi cơ thể là cái "Mọc ra từ Tui"= Mùi 味. Chữ Mùi 味 này là đồng âm dị nghĩa với chữ Mùi 位 (Một Tui) kia. Từ Mùi 位 là "một người" và từ Mùi 味 là cái "hơi bốc ra rất riêng" là hai từ đồng âm dị nghĩa, nên nho phải viết băng hai chữ biểu ý khác nhau để khỏi lầm lẫn ý khi đọc. Mùi 位 = Một Tui = =Mầm Sống = Mống thì nó đương nhiên là vui tươi. Nhấn mạnh bằng phụ từ khẳng định đứng sau thì "Vui Đi!"= Vị 位, và "Tươi Chứ!"= Tư 私. Bất cứ ai được tôn trọng cái Tư 私 thì đều vui tươi, bị tước đoạt mất cái tư (tức mất tự do) thì đều xịu "như mất sổ gạo" hay "như mất sổ hộ khẩu" (ở những xã hội không có áp đặt sổ gạo hay sổ hộ khẩu thì không gặp cảnh này). Thành ra chữ Mùi 位 cũng đọc là Vị 位, và chữ Mùi 味 cũng đọc là Vị 味. Nhưng âm tiết Mùi là có trước so với âm tiết Vị cho một chữ đó. Bàn thờ người quá cố nếu không có ảnh thì thường chỉ viết hai chữ Linh 靈 Vị 位 tức Hồn Người nhưng đã đi vào quá vãng, thờ cái hồn đã khuất của người quá cố. Linh Hồn là một từ đôi gồm tố âm là Linh và tố dương là Hồn. Linh thì nó ẩn vào thế giới âm, tức nó "Lánh Mình"= Linh 靈. Hồn là nó gắn với cơ thể sống là mình, ở thế giới dương, tức nó là cái "Hiện Tồn"= Hồn 魂. Dọa người sống thì nói "liệu hồn!" chứ không ai nói "liệu linh!". Dùng với thực phẩm thì có từ đôi Mùi Vị (chỉ viết bằng một chữ Vị 味), cũng chứng tỏ Mùi có trước Vị, tương tự như Mùa có trước Vụ nên có từ đôi Mùa Vụ. Từ của nhã ngữ (ngôn ngữ hàn lâm) có gốc là từ của ngôn ngữ dân gian Việt. Cái NÔI khái niệm bao la của tiếng Việt đã chỉ rõ "chạy trời không khỏi nắng". Về thể chất thì con người được cấu tạo nên bằng hai tố từ đất và từ trời như là hai nửa âm dương, tức Đất Trời = "Tất Cả" = "Tạo Hóa" = Ta. Và Ta = Gã = Gia 家 = Giả 者= Nhà = Ngã 我 = Ngô 吾 = Ngộ 我. Nhấn mạnh thì dùng từ đôi Ngã Mùi = Ngã Tui = "Ngã Tôi"= Ngôi = Người = Ngài = Ai. Vì Mùi 位 là Vị 位 nên cũng còn nhấn mạnh bằng từ đôi Ngã 我 Vị 位, lướt "Ngã Vị"= Nghỉ ("Gia cơ Nghỉ cũng thường thường bậc trung" – Kiều). Từ Nghỉ dùng để chỉ một người cụ thể nào đó, nó cũng đúng như khi khẳng định "Người Chi 之!“ = Nghỉ, "Ai Chi 之!" = Y. Từ Y cũng dùng để chỉ một người cụ thể nào đó, về sau để phân biệt, chỉ đàn bà thì ghép thêm thành từ Y Thị. Chữ Mắt Người Việt gọi hai thiên thể phát sáng nhiều nhất cho trái đất hưởng là Mặt trời và Mặt trăng. Từ Mặt ở đây không có nghĩa là bộ mặt, mà nó là sự nhấn mạnh từ Mắt bằng lướt từ lặp "Mắt Mắt"=Mặt, 1+1=0. Mắt thì ắt sáng nên có thể nhìn thấy mọi chỗ, tức có thể Lục Lọi = Săm Soi= Tìm Tòi, và "Tìm tòi tận trong sâu Thâm"= Tầm. Tầm tức Lục Lọi, mà "Lục ra để Coi"= Lọi, "Lục ra xem Sao"= Lạo=Trảo 找. Từ đôi Tầm Trảo 尋 找 (Hán ngữ pinyin: Xun Zhao). Mắt= Mục 目 = Lục = Lọi = Lãm 覽 = Liễm = Kiếm = Kiến 見 = Quan 觀. Mắt sở dĩ nhìn thấy và hiểu được vật thể là do nó "Mở Óc"= Mọc. Nho viết từ Mọc bằng chữ Mộc 木 (giải thích của Thuyết Văn Giải Tự) vì "Mở Óc"= Mọc thì cũng như là "Mở Ốc"= Mộc, có mở ra khỏi cái vỏ ốc kín như bưng thì mới nhìn thấy bên ngoài, như ngày nay đang thi hành chính sách "mở cửa". Mặt trời cũng Mọc, Mặt trăng cũng Mọc, cái cây cũng Mọc từ cái Mắt của nó (như cây tre, cây mía, hột lúa). Chức năng của Mắt là để Nhìn. Nhìn = Nhãn 眼 = Nhòm = Dòm = Nom, nho viết từ Nhìn bằng chữ Nhãn 眼, Quan Thoại dung hòa "nhãn" và "dòm" mà đọc chữ Nhãn 眼 bằng pinyin là "Yan 眼". Âm tiết "yan" này cũng là nằm trong nôi khái niệm "nhìn" của tiếng Việt mà thôi, như "chạy trời không khỏi nắng". Ở hột cây là khi nó "Mắt Đâm"= Mầm, cũng là "Nhãn nhú Ra"= Nha 芽, nho viết từ Mầm bằng chữ Nha 芽. Khi ra đời, con Mắt biết nhìn thì Bắt gặp cái gì sẽ nhận thức để Biết được cái đó, biết một cái là Biết thứ nhất, biết hai cái là Biết thứ hai. Hai cái Biết này so sánh với nhau, tức "Biết Biết"= Biệt 別, 1+1=0, là có thế phân biệt chính xác rõ ràng 0 hề có sai số. Từ Điển Yếu Tố Hán Việt XB 1991 giải thích chữ Biệt 別 là "từ gốc Hán" , trang 40. Nhà ngoại giao khi đối thoại vận dụng chỉ con Mắt và cái Miệng của mình. Con Mắt ngoại giao thì tinh đời, nhìn là đoán được ý của người đối thoại, "Mắt Tinh"= Minh 明. Chữ Minh 明 này gồm hai con mắt (tựa như hai chữ Mục 目目) là cái sáng của trời (Nhật 日) và cái sáng của trăng (Nguyệt 月), vậy Minh 明 quả là hoàn hảo, vừa đủ hai mắt, vừa đủ âm dương (nguyệt/nhật). Cái Miệng ngoại giao thì biết nói lời bặt thiệp. Bặt là nhấn mạnh ý Bắt người đối thoại kia, "Bắt Bắt"= Bặt, bắt người kia phải "Thỏa Hiệp"= Thiệp với ý mà miệng mình nói ra, tức phải thuận theo. Chữ Thiếp viết là 帖 hay 貼, cũng đọc là Thiệp, có nghĩa là thuận theo, thuận theo thì tức là "Thỏa Hiệp"= Thiệp, mà Thiệp nhiều thì "Thiệp Thiệp"= Thiếp 帖. Chữ Thiếp 帖 này đồng âm dị nghĩa với chữ Thiếp 妾 nghĩa là vợ lẽ, tức vợ tiếp theo vợ cả. Vợ tiếp thì nho viết là "Thê Tiếp"= Thiếp 妾, còn vợ cả thì nho viết bằng chữ Thê 妻, do muốn biểu ý chỉ cái người con gái đã "Thành Tề"= Thê, tức đã thành là như một với chồng (Tề tựu), và để làm chức năng "Tề gia nội trợ", nên "Thành Tề"= Thê. Thê 妻 và Thiếp 妾 là từ của nho Việt chứ không phải "từ gốc Hán" như từ điển đã dẫn giải thích (trang 377). Hán ngữ gọi theo kết cấu Chồng Vợ là "Phu Phụ", trong khi tiếng Việt gọi theo kết cấu mẫu hệ là Vợ Chồng. Gốc từ nguyên của cặp Vợ/ Chồng này là do hình ảnh cặp sinh thực khí Chờ/Chống, Cái thì đang chờ, còn Đực thì đang chống lên để chuẩn bị vô. ( Ca dao "Bây giờ Mận mới hỏi Đào. Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì Đào xin thưa. Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào"). Khi đã được Vô cho đã cái Chờ thì đã thành "Vô cho đã Chờ"= Vợ. Còn đực chống rồi nằm đè lên trên gọi là Chồng (chống lên rồi chồng lên). Gốc của từ Chống (lên) lại là từ Giống là con Giống. Cái Giống Người tức Giống Cần (tiếng Tày từ "Cần" nghĩa là "Người"), nên cái "Giống Cần"= Dân, chính là Dân. Giống thì để làm chức năng Gieo, "Gieo Giống"= Giồng. Giồng = Trồng 種(trồng trọt hay giồng giọt)=Chồng=Chủng 種(chủng tộc). Nho viết từ Giống=Giồng=Trồng chỉ bằng một chữ Chủng 種. Vì hễ Trồng thì phải Nhúng cái giống vào chỗ cần nhúng, nên động tác là "Trồng Nhúng" = Trủng. Quan Thoại phát âm chữ Chủng 種 là "trủng" (pinyin: "zhong 種") . Từ ghép Con Giống tức Tử 子Chủng 種(Con = Kô 子 = Cu = Tu = Tủa = Tử 子) thì Quan Thoại theo cú pháp ngược, gọi là Chủng 種 Tử 子. Chữ Chủng 種 gồm bộ Hòa 禾 là cây lúa và chữ Trụng 重 = Trúng 重 = Trùng 重, là biểu ý động tác cấy, cắm cây mạ xuống bùn ("Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa"). Từ Chủng 種 trước tiên là ngôn từ của nông nghiệp trồng trọt, đã được lấy để ghép thành từ Chủng Tộc, rồi cả từ ghép Chủng Viện, Binh Chủng v.v. Vậy từ nguyên của từ ghép này là của Việt hay của Hán? Từ điển đã dẫn giải thích chữ Chủng 種 là "từ gốc Hán", trang 75.1 like
-
Ngoài tranh dân gian của Henri Oger vốn từng công bố rộng rãi, từ tranh dân gian của Maurice Durand đến tranh Lục Vân Tiên đều được xem là lần đầu công bố tại Việt Nam. Ông Maurice Durand, nguyên Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội trước đây, một người có thú vui sưu tầm tranh dân gian của Việt Nam. Năm 1956 khi rời nhiệm sở, ông mang theo cả bộ sưu tập của mình về Pháp, rồi khi ông mất, vợ ông hiến tặng bộ sưu tập cho Viện Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1960, bộ sưu tập này của ông Maurice Durand lần đầu xuất bản thành sách tại Pháp. Sau đó, GS. Phillippe Papin đã chỉnh lý lại cho hợp lý hơn bằng các ngôn ngữ Việt - Pháp - Hán - Nôm. Bộ sưu tập “Tranh dân gian” của Maurice Durand trưng bày tại Triển lãm lần này gồm những nội dung như: Cuộc sống hằng ngày và thiên nhiên, Tôn giáo và tín ngưỡng, Văn học Việt Nam (Kiều, Thạch Sanh, Phạm Công - Cúc Hoa...), Văn học Trung Quốc (Tây du ký, Tam quốc chí...). Bức tranh tả cảnh cuộc sống thường nhật của người Việt xưa. Bức tranh tả cảnh "vinh quy bái tổ". Bức tranh thợ cày. Bức tranh tả cảnh trò chơi bịt mắt bắt dê. Bức tranh vẽ vua Đinh Tiên Hoàng. Bức tranh tả cảnh Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên. Bức tranh tả cảnh cày cấy, giần sàng... Bức tranh mô tả nghệ sỹ đường phố và các loại nhạc cụ xưa. Bức tranh mô tả kỹ thuật làm nhà của người Việt xưa. Một góc không gian Triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam - Tranh bộ ba”. Riêng bộ bản thảo tranh màu Lục Vân Tiên được thực hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX. Bộ bản thảo này được phỏng theo tác phẩm Lục Vân Tiên - truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, từng được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam. Do yêu thích tác phẩm này của Nguyễn Đình Chiểu, một người Pháp tên là Eugene Gilbert đã đặt hàng một họa sĩ người Huế tên Lê Duy Tranh vẽ lại. Năm 1899, ông đã tặng bộ bản thảo Lục Vân Tiên cho Viện Viễn Đông Bác Cổ. Có thể nói, các tác phẩm trưng bày tại Triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam - Tranh bộ ba” đã thể hiện sự cống hiến lớn lao của các học giả người Pháp trong việc gìn giữ và bảo tồn các di sản văn hóa dân gian Việt Nam. Triển lãm sẽ mở cửa đón khách tham quan từ nay đến hết ngày 6/4./. Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Lê Minh nguồn: http://vietnam.vnanet.vn/vnp/fr-fr/13/35/35/47003/default.aspx1 like
-
TIẾP TỤC GIẢI PHÁP TRẤN LỖ ĐEN TRONG BẾP NHÀ NVTA. Bộ bàn ghế màu vàng hóa giải Ngũ quỷ Liêm Trinh Hỏa tinh.1 like
-
Nếu năm nay có một cái Tang, người này gánh cho cháu rất nhiều tai họa, thì cuối năm có hy vọng.1 like
-
Thiên nhiên bắt đầu phẫn nộ vì sự tàn phá của con người. Di sản tri thức của nền văn minh huyền vĩ của Atlantic , thông qua nhóm dân Kogi ở Colombi đã nhắc nhở điều này. Nếu như không có một tổ chức quốc tế kiểm soát các vấn đề môi trường - mà các quốc gia phải tuân thủ - thì nền văn minh nhân loại sẽ phải làm lại từ đầu. Các nhà khoa học hàng đầu đã đặt vấn đề này. Thí dụ như SW Hawking. Đó cũng là nguyên nhân để cần có một tổ chức quốc tế điều khiển thế giới - như một quy luật tất yếu cho sự hội nhập - Hoặc một quốc gia bá chủ. Đó cũng là nguyên nhân để "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Ứng cử viên duy nhất chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng nó phải nhân danh nền văn hiến Việt. Với sự phẫn nộ của thiên nhiên, một tá cơn bão Ahtor chưa là cái đinh gì.1 like
-
Quán vắng!
phamhung liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mạnh Hà – Duy Tuấn Giả thiết rằng: Đây chính là chữ Việt cổ - thì điều đó không có nghĩa là nó thuộc những người "Ở trần đóng khố" và "bộ tộc người" sống ở nới đây.Bởi vì: Một nền văn minh có chữ viết, phải là một nền văn minh có nhu cầu rất lớn và phát triển trong các quan hệ xã hội, môi trường..vv...mới có thể hình thành được một hệ thống chữ viết. Chữ viết là sản phẩm tất yếu của một nền văn minh, chứ không phải là nhu cầu của một bộ lạc. Một nền văn minh thì phải có chữ viết. Nhưng điều đó không có nghĩa là: Không thấy chữ viết thì nền văn minh đó không tồn tại.1 like -
2016 nhé, 2018 Mậu Tuất xung Mậu Thìn!1 like
-
VẤN ĐỀ LỖ ĐEN VÀ SỰ ỨNG DỤNG PHONG THỦY LẠC VIỆT Quí vị và anh chị em thân mến. Sự thừa nhận tiêu chí về lỗ đen và hiệu ứng của nó - và không phải chỉ có lỗ đen- cho thấy Phong Thủy Lạc Việt chỉ là sự hiệu chỉnh và phục hồi lại những gì còn lại về ngành học này của văn minh Đông phương, qua những di sản từ cổ thư chữ Hán. Tương tự như vậy với Tử Vi Lạc Việt - anh chị em và quí vị so sánh giữa hai lá số Tử Vi Lạc Việt và với lá số Tử Vi của bất cứ trường phái nào - thì thấy chúng cũng tương tự. Chúng tôi đã thống kê - topic do Ntpt trình bày - cho thấy độ chính xác về mô hình luận đoán của Tử Vi Lạc Việt chính xác hơn, nếu cùng một trình độ luận đoán. Hoặc với Lạc Thư hoa giáp so sánh với Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thì bảng Lạc Thư hoa giáp hoàn toàn phủ hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống mô hình biểu kiến mô tả sự phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành cho chu kỳ 60 năm. Tất cả những sự hiệu chỉnh này , nhằm tìm về cội nguồn đích thực của những giá trị văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt và lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, làm chuẩn mực để đối chiếu, so sánh. Tương tự như vậy, sự hiểu chỉnh từ nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với riêng chuyên ngành Phong thủy với danh xưng Phong Thủy Lạc Việt chỉ là việc xác định cội nguồn và tập hợp những tri thức rời rạc, hiệu chỉnh thành một hệ thống nhất quán và hoàn chỉnh. Sự thừa nhận hiệu ứng lỗ đen là một ví dụ cho thấy Phong Thủy Lạc Việt không phải là sự phủ nhận những chiếu thức, tiêu chí và những quy tắc đã lập thành trong ngành Phong thủy. Tính hệ thống, tính nhất quán và hoàn chỉnh của Phong Thủy Lạc Việt tôi đã trình bày. Nhưng tính hiệu chỉnh cụ thể, tôi có thể trình bày như sau qua hiệu ứng lỗ đen này. Về tiêu chí phạm lỗ đen thì Phong Thủy Lạc Việt vẫn ứng dụng đúng như những gì mà phương pháp từ cổ thư ghi nhận. Thí dụ nhà hướng Càn , bếp tọa Chấn phạm Ngũ Quỉ Liêm trinh Hỏa tinh. Nhưng trong trường hợp cụ thể sau đây sẽ có sự khác biệt, là: Thí dụ 1. A - Theo cổ thư chữ Hán: Nhà hướng Tây Nam - theo cổ thư là Khôn - và bếp tọa Cấn tất sẽ coi là không phạm lỗ đen. Vì Khôn hướng phối Cấn vị là Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh. Các phong thủy gia theo cổ thư sẽ không dùng biện pháp trấn yểm vì được coi là tốt B - Theo Phong thủy Lạc Việt - do đổi chỗ Tốn Khôn - thì lại là Tốn hướng, Cấn vị phạm Tuyệt Mạng Phá Quân Kim tinh. Đây là sự khác biệt do hiệu chỉnh theo Nguyên Lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Và các phong thủy gia Phong thủy Lạc Việt sẽ tiến hành trấn yểm. Thí dụ 2. Do "Dương trạch Tam yếu" được coi là một trường phái với những phương pháp độc lập và không có sự liên hệ với các trường phái khác - cụ thể là Bát trạch. Nên không có sự liên hệ giữa Trạch mệnh chủ với phương pháp phối sơn hướng. Trường phái này lấy sơn phối hướng. Nhưng Phong thủy Lạc Việt lại coi "Dương trạch tam yếu" là phần còn lại của một yếu tố tương tác là "Cấu trúc hình thể" và những gì còn lại ghi nhận trong Dương trạch tam yếu chỉ là một phần nhỏ của cấu trúc hình thể, mô tả một phương pháp thể hiện một trong bốn yếu tố tương tác. Do đó Phong thủy Lạc Việt lấy trạch mệnh chủ phối hướng để quyết định phiên tinh phòng và tám cung phương vị. Chính trạch mệnh chủ là yếu tố chi phối mối liên hệ liên quan đến các phương pháp - mà Phong Thủy Lạc Việt vẫn ứng dụng - trong "Cấu trúc hình thể" (Tương đương "Dương trạch tam yếu"). Nhưng chính sự ứng dụng nguyên lý căn để giữa Phoengshui cổ thư và Phong thủy Lạc Việt sẽ dẫn tới khác biệt cục bộ sau đây: A - Phong thủy cổ thư trong Bát trạch lấy trạch mệnh chủ làm yếu tố căn bản để chọn hướng nhà. Và trạch mệnh chủ trong Bát trạch cổ thư được coi là sự mặc định tất nhiên không có sự giải thích vì sao. B - Phong thủy Lạc Việt xác định trạch mệnh chủ là hệ quả của Phi tinh Huyền không. Nam là Dương nên phi nghịch là Âm; Nữ là Âm nên phi thuận là Dương. Trong lịch sử phong thủy theo cổ thư chữ Hán thì cái gọi là "trường phái Huyền không " ra đời sớm nhất vào thể kỷ XV, muộn nhất và hoàn chỉnh vào thế kỷ XIX, tức là sau cái gọi là "trường phái Bát trạch" đến 1700 năm;hoặc 2100 năm. Bởi vậy, nó không thể xác định được nguyên lý của trạch mệnh chủ trong Bát trạch. Đến đây, sự khác biệt giữa phoengshui Tàu theo cổ thư và Phong thủy Lạc Việt là: A1 - Phoengshui Tàu phi tinh trên Lạc Thư, nên đến số 7 phi cung Đoài/ Tây Trạch; số 9 phi cung Ly/ Đông trạch. B1 - Phong Thủy Lạc Việt phi tinh trên Hà đồ, nên đến số 7 phi cung Ly Đông trạch, số 9 phi cung Đoài Tây trạch. Khi rơi vào trường hợp khác biệt này - mặc dù ứng dụng phương pháo như nhau - thì gặp những trường hợp cụ thể sẽ ứng dụng khác nhau (*). Thí dụ 3: A - Phoengshui Tàu: Trường hợp 1: Gặp người phi cung Ly theo cổ thư, nếu nhà Đông trạch và bếp tọa vị Đông cung thì coi như không phạm lỗ đen. Sẽ không đặt vấn đề trấn yểm. Trường hợp 2: Gặp người phi cung Đoài theo cổ thư, nếu nhà Đông trạch và bếp tọa Đông trạch sẽ đặt vấn đề trấn yểm. B - Phong thủy Lạc Việt: Trường hợp 1: Gặp người cung Ly theo cổ thư - Tức Đoài Tây trạch theo Phong thủy Lạc Việt - nếu nhà Đông trạch và bếp tọa vị Đông trạch thì coi như phạm lỗ đen và phải trấn yểm cả hướng lẫn vị. Trường hợp 2: Gặp người cung Đoài theo cổ thư - Tức Ly Đông trạch theo Phong thủy Lạc Việt - nếu nhà Đông trạch và bếp tọa vị Đông trạch thì coi như không phạm gì và không tiến hành trấn yếm. Đúng sai quyết định ở chỗ này. Đã có người công khai trên diễn đàn là nạn nhân của phoengshui Tàu do sai lệch Đoài Ly (Tôi sẽ tìm bài viết này và đưa đường link vào đây để các bạn tham khảo), còn tôi trong thực hành phong thủy đã gặp cả trăm trường hợp dở khóc, dở cười của thân chủ liên quan đến trạch mệnh Đoài Ly. Bởi vậy, tôi viết bài này mô tả trường hợp khác biệt cụ thể cụ thể - còn các trường hơp khác không có gì thay đổi đáng kể (Ngoại trừ vị trí Tốn Khôn, như căn nhà của tôi) - để các bạn tham khảo. Cá nhân tôi vẫn rất trân trọng những thày phong thủy theo cổ thư tài ba và bản thân tôi vẫn nghiêm túc tiếp thu những kiến thức của họ. Nhưng tôi cũng chân thành khuyên các bạn hãy nghiêm túc nghiên cứu phong thủy Lạc Việt. ======================== * Chú thích: Vụ trấn yểm sông Tô Lịch nổi tiếng của Cao Biền sai lầm ở chính độ số 7 - 9 này. Đáng nhẽ , nếu theo độ số 9 thì vận chưa đến. Nhưng vì lầm là số 7 theo Lạc Thư, nên Cao Biền tưởng đến vận và âm mưu phản loạn. Bị Đường Ý Tông triệu về và giết chết. Bởi vậy,ông cha ta có câu chuyện cổ tích - với tôi là một mật ngữ truyền lại đời sau cần lưu ý. Đó chính là chuyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng cổ tích Việt Nam: "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non". "Lẩy bẩy" phát âm nhanh thì chính là "lấy bẩy" sẽ chưa tới - "dậy non". Cũng xin lưu ý là trận đồ trấn yểm của Cao Biền ở phía Tây thành Đại La cổ. Đây chính là phương có sự sai lệch độ số 7/ 9 giữa Lạc thư và Hà Đồ.1 like
-
Cảm ơn Trucgiac. Anh chị em phong thủy Lạc Việt thân mến. Như vậy, tri thức của khoa học hiện đại đã xác định "Ánh sáng xanh Dương có tác dụng kích thích thần kinh và làm hưng phấn hoạt động của não". Nhưng từ lâu PT Lạc Việt đã ứng dụng trên thực tế với hiệu ứng của đèn Thiên Quang Tỉnh, từ ánh sáng hắt xanh dương của đèn này. Nhưng anh chị em cũng thấy rằng: Khoa học hiện đại sở dĩ xác định điều này là trên cơ sở thực nghiệm, thực chứng - tức nhận thức trực quan. Còn ứng dụng của PT Lạc Việt trên cơ sở một lý thuyết tổng hợp - "Thiên nhất sinh thủy";"Thủy chủ thần trí". Thuật ngữ "Thiên nhất sinh thủy" mô tả quy luật vận động - chu kỳ lặp lai - của vạn vật từ giai đoan sau khởi nguyên (Giây O) của vũ trụ; "Thủy chủ thần trí", mô tả tương tác của hành Thủy liên hệ với khả năng tư duy của con người. Thủy có màu xanh Dương. Do đó, việc sử dụng ánh sáng xanh Dương trong Thiên Quang tỉnh Lạc Việt hoàn toàn là ứng dụng cơ sở phương pháp luận của một lý thuyết. Thiên Quang Tỉnh trên trần phòng khách nhà người viết. Sự trùng khớp với phát hiện của tri thức khoa học hiện đại - chứng minh bằng một phương pháp khác - cho thấy tính phản ánh thực tế khách quan của hệ thống lý thuyết ADNH liên hệ với thực tế. Ít nhất trong Phong thủy Lạc Việt. Đồng thời chứng tỏ tính vượt trội của hệ thống thống tri thức này - Đã tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết. Việc ứng dụng hiệu ứng đèn xanh dương trong phong thủy và trùng khớp với nghiên cứu của khoa học hiện đại - nhưng cao cấp hơn nhiều so với khoa học hiện đại - cũng chỉ là một hiện tượng trong vô vàn hiện tượng ứng dụng của ngành Phòng thủy Lạc Việt. Còn rất nhiều những hiệu ứng khác, được ứng dụng trong phong thủy vượt ra ngoài tri thức khoa học hiện đại. Thí dụ như những ứng dụng liên quan đến khái niệm "Khí". Johann Wolfgang Goethe (1749-1832) - vĩ nhân người Đức phát biểu: "Tất cả lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi". Đứng về góc độ Phong thủy Lạc Việt thì câu trên có thể sửa là: "Mọi mô hình biểu kiến trong phong thủy đều màu xám. Chỉ có Khí là thực tại tương tác sinh động". ======================== PS: Thiên Quang tỉnh với đèn xanh dương có tác dụng kích thích tư duy rất mạnh. Không nên lạm dụng..1 like
-
Chào tất cả mọi người. Tôi đã nhận lời mời làm giảng viên chính cho lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp bên trang web Nhân Trắc Học. Chương trình dậy theo đúng từng chương của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi. Có thể vì vậy mà nhiều người đã ghi danh tham gia học (gần 500) nhưng chỉ có 151 người được học. Ðây là một bất đồng của tôi với ban điều hành khi tôi muốn cho tất cả mọi người đã ghi danh đều được học. Ðó là lý do vì sao tôi mở chủ đề này. Nội dung dậy như sau: Nội dung khóa học sơ - trung cấp Sơ cấp : Bài 1 : Vận mệnh và dự đoán vận mệnh Bài 2 : Sáu mươi năm Giáp Tý Bài 3 : Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ Bài 5 : Đại vận và tiểu vận của Tứ trụ Bài 6 : Thân và mười thần của Tứ trụ Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ Bài 8 : Thần sát của tứ trụ Bài 9 : Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận Trung cấp : Bài 10 : Thân và vùng tâm Bài 11 : Xác định điểm vượng của các trạng thái Bài 12 : Dụng thần của Tứ Trụ Bài 13 : Dụng thần của một số Tứ Trụ đặc biệt Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành Bài 15 : Sự xấu, tốt của đại vận và lưu niên Bài 16 : Cách tính điểm hạn cho từng năm Bài 17 : Các cách giải hạn cơ bản Bài 18 : Các ví dụ mẫu xây dựng lý thuyết Tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc của mọi người về nội dung giảng dậy cũng như mọi trao đổi, tranh luận của mọi người trong chủ đề "Giải đáp thắc mắc" trong mục Tử Bình Bát Tự (ở phía dưới, vì ở đó mọi người mới được viết bài). Thân chào.1 like
-
Ví dụ để tham khảo. Ví dụ 27 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"): Năm 2007 là năm Đinh Hợi thuộc đại vận Tân Mão, tiểu vận Đinh Dậu và Mậu Tuất. 1 - Mệnh này Thân nhược, quan sát Mộc là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên lấy kiêu ấn nhưng trong tứ trụ không có nên phải lấy dụng thần thứ 2 là tỷ kiếp Mậu ở trụ tháng. 2 – Trong tứ trụ có bán hợp của Dậu với Sửu không hóa nhưng nó bị phá tan bởi trụ năm Ất Mão TKĐX với trụ ngày Kỷ Dậu. Vào đại vận Tân Mão và năm Đinh Hợi có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa. 3 - Trụ năm Ất Mão TKĐX với trụ ngày Kỷ Dậu có 0,38đh (vì Ất chỉ vượng ở đại vận). Nếu sử dụng giả thiết 160a/27 thì tiểu vận Đinh Dậu TKĐX với đại vận Tân Mão chỉ có 1đh (vì Đinh vượng ở tiểu vận và tiểu vận TKĐX với đại vận). Có 4 trụ TKĐX với nhau nên có thêm 0,3đh. 4 - Dụng thần Mậu tử tuyệt ở lưu niên có 1đh. 5 - Nhật can Kỷ nhược (thai) ở lưu niên có 0đh. 6 – Đinh tiểu vận vượng tại tiểu vận nên khắc Tân đại vận có 1đh. Tân đại vận vượng ở lưu niên có 0,5đh nhưng bị Đinh khắc mất hết. 2 Ất trong tứ trụ thất lệnh chỉ vượng ở đại vận, vì vậy mỗi Ất có 0,5đh can (Ất động vì nó bị Tân khắc). Mão đại vận khắc Dậu tiểu vận có 0,15đh và Dậu trụ ngày có 0,3đh. Mão trụ năm khắc Dậu trụ ngày có 0,15đh (vì cách 1 ngôi). Dậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có 0,13đh. Mão đại vận có 1 Không Vong có 0,25đh. 7 – Sét trụ tháng có Mậu chỉ vượng ở đại vận nên khắc được Đất dịch chuyển trụ ngày và đất mái nhà lưu niên có 0,75đh. Tổng số là 6,28đh. Tam hội cục ngoài tứ trụ có ít nhất 2 chi của nó ở trong tứ trụ khác nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1đh còn 5,28. Số điểm này vẫn không thể chấp nhận được bởi vì không có tai họa nào trong tiểu vận Đinh Dậu, ngoại trừ vào tháng 2 năm 2007, chị ta phải mổ trĩ nhưng không phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Nếu sử dụng giả thiết 254/27 thì 0,25đh của Không Vong bị mất hết (can cùng trụ của Không Vong bị khắc 1đh), vì vậy tổng số của các điểm hạn còn 5,03đh. Số điểm này cũng không thể chấp nhận được. Tại sao lại như vậy ? Bởi vì người này đã may mắn sống ở phương nam (so với nơi sinh của cô ta – sinh Bắc nhưng sống ở Sài Gòn) là phương của Hỏa mạnh, bạn bè và bà mẹ tuổi Bính, Đinh (sinh các năm có can là Bính hay Đinh) và cách giải cứu mà cô ta tự nghĩ ra là đeo sợi dây truyền có hình mặt trời (hay con ngựa - Ngọ) rực lửa ở giữa ngực. Do vậy điểm hạn có thể từ 5,03 giảm xuống dưới 4,4đh nên cô ta không phải nằm lại bệnh viện để điều trị (?). Đây là người đầu tiên (trên trang web “tuvilyso.com”, vào khoảng cuối tháng 12/2006) đã hỏi tôi qua p.m về cách giải cứu hạn của cô ta năm 2007. Các nguyên nhân chính gây ra hạn này là bởi các điểm hạn của nạp âm, TKĐX, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc. Do vậy ta phải dùng Hỏa để giải cứu vì Hỏa có thể xì hơi Mộc để sinh cho Thân (Thổ) và chế ngự Kim. Thân nhược, quan sát là kỵ 1 mà dụng thần đầu tiên là kiêu ấn Hỏa không có trong tứ trụ để hóa Mộc sinh cho Thân (Thổ). Cho nên tai họa đã xẩy ra vào tháng Dần, đó là tháng và mùa mà Mộc vượng nhất, còn Kim ở tử tuyệt không có khả năng để chế ngự Mộc. Nếu như điểm hạn của các giả thiết được áp dụng ở đây là chính xác và các cách để giải cứu ở trên có thể làm giảm được ít nhất 0,6đh là đúng thì đây chính là một niềm hy vọng lớn cho chúng ta trong công cuộc ngăn chặn các tai họa đe dọa tới tính mạng của con người.1 like
-
Tôi thay nội dung Bài 17 thành Bài 16 và ngược lại. Bài 16 : Các cách giải cứu cơ bản Chương 18 Các cách giải cứu cơ bản I – Đặt tên (điều quan trọng nhất) Khi trẻ mới được sinh ra chúng ta phải xác định ngay tứ trụ của nó, sau đó xác định điểm vượng vùng tâm của các hành và dụng thần chính của tứ trụ. Qua sự mạnh hay yếu của các hành với dụng thần chúng ta sẽ biết được dụng thần có lực hay không có lực để đặt tên mang hành của dụng thần nhiều hay ít cho phù hợp. Ví dụ : Nếu dụng thần của tứ trụ là Thủy mà hành Hỏa hay Thổ quá vượng thì phải đặt tên có hành Thủy nhiều như Biển, Sông, Hồ, mưa,….. , còn nếu Thủy không quá yếu, Hỏa và Thổ không quá mạnh thì chỉ cần đặt tên có hành Thủy yếu như Hơi Nước, Sương Mù, …… . Nếu Thổ quá vượng mà Mộc là hỷ thần thì có thể đặt tên mang hành Mộc có lợi hơn tên mang hành Thủy cho dù dụng thần vẫn là Thủy, nhất là khi Thủy không quá nhược trong tứ trụ,…….Hoặc nếu Kim là hỷ thần thì cũng có thể đặt tên mang hành Kim, vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy. Dụng thần của các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy để đặt tên. II – Phương hướng cần sinh sống (quan trọng thứ 2) Sau cách đặt tên thì đến phương để sinh sống cũng rất quan trọng trong việc giải hạn, vì nếu dụng thần mang hành nào thì người này nên sống ở phương mang hành đó là tốt nhất. Theo môn Tứ Trụ thì phương ở đây được so với nơi người này được sinh ra (hiện giờ tôi vẫn chưa biết chính xác là phải cách vị trí được sinh ít nhất là 10km; 20km hay 30km). 1 - Thủy là dụng thần bị Thổ khắc Nếu Thủy là dụng thần thì người này nên sống về phương bắc so với nơi người này được sinh ra, vì phương bắc là phương của Thủy vượng nó sẽ hỗ trợ một phần Thủy cho dụng thần Thủy và làm Thổ bị suy yếu đi một phần. Tại một năm đã được dự đoán có hạn rắt nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thổ và Hỏa thì nó cần rất nhiều Thủy để giải cứu, người này ở phương bắc chưa đủ mà phải xuống sống ở dưới thuyền như dân chài lưới ở sông hay biển. Nếu như làm được một căn nhà bằng thủy tinh và nó được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra là lý tưởng nhất (?). Bởi vì thủy tinh mang hành Kim, nó có khả năng sinh cho dụng thần Thủy, nhưng điều quan trọng hơn là sống trong ngôi nhà thủy tinh, người đó luôn luôn nhìn thấy các phía đều là nước bao bọc, đó chính là con đường mà Thủy có thể vào được tứ trụ của người này để phù trợ cho dụng thần Thủy mạnh hơn cũng như nó có thể ngăn cản được phần lớn các tác dụng xấu từ bên ngoài của các hành Hỏa và Thổ tới dụng thần Thủy trong tứ trụ của người này (?). Ví dụ : Giả sử qua tứ trụ của một người, chúng ta xác định được người này sẽ có hạn nặng vào năm X. Tai họa này sẽ được gây ra bởi các tác động xấu từ vũ trụ tới tứ trụ của người này tại năm đó. Các tác động xấu này bắt buộc phải xuyên qua lớp nước dầy này mới đến được tứ trụ của người này, cho dù chúng đi từ trong lòng của trái đất lên. Cho nên lớp nước dầy này có thể sẽ ngăn cản được phần lớn các tác động xấu này, vì vậy tai họa tại năm đó có thể sẽ không còn nặng như vậy. Ngoài ra có thể dùng Mộc (nếu Mộc là hỷ thần và dụng thần Thủy không quá nhược) để giải cứu (như câu 4), hoặc dùng Kim (nếu Kim là hỷ thần) vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy (như câu 5). 2 - Thổ là dụng thần bị Mộc khắc Nếu dụng thần Thổ không quá nhược mà Kim là hỷ thần, thì người này nên sống ở phương Tây so với nơi sinh, vì phương Tây là phương của Kim vượng nó sẽ làm cho Mộc bị suy yếu đi một phần. Giả sử tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Mộc khắc dụng thần Thổ thì tốt nhất người này nên đi về phương tây và sống trong lòng một mỏ sắt, bởi vì dụng thần Thổ được lòng đất mẹ che trở và khí Kim hộ vệ (vì là mỏ sắt). Nếu cẩn thận thì từ cửa hang vào bên trong treo vài trăm thanh gươm hay kiếm của các võ sĩ Tầu hay Nhật (nhớ phải vứt bỏ bao) thì bố khí Mộc dám bén mảng tới. Tất nhiên về logic là như vậy nhưng nó có giải cứu được hay không thì chúng ta phải có các thực nghiệm mới có thể biết được. Nếu Dụng thần Thổ quá yếu mà Hỏa là hỷ thần thì đầu tiên phải lấy Hỏa để giải cứu, vì Hỏa có khả năng hóa Mộc để sinh cho dụng thần Thổ, vì vậy người này nên sống ở phương nam là phương của Hỏa vượng (như câu 3). 3 – Hỏa là dụng thần bị Thủy khắc Nếu Hỏa là dụng thần mà bị Thủy khắc thì người này nên sống ở phương nam vì phương nam là phương của Hỏa vượng sẽ bổ xung một phần Hỏa cho dụng thần và làm Thủy suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thủy khắc Hỏa thì tốt nhất người này đi về phương nam và sống trong rừng già (vì nó có Mộc nhiều) và ở phía nam của một ngọn núi lửa đang hoạt động. Khí Thủy từ phương bắc xuống phải qua ngọn núi lửa mới đến được người này thì tất nhiên nó phải bị suy yếu đi rất nhiều. Gần ngọn núi lửa cũng như ở gần bếp lò rèn Hỏa nhiều sẽ hỗ trợ được phần nào cho dụng thần Hỏa và nếu người này còn sống trong rừng già thì càng tốt vì có thêm Mộc của rừng già sẽ hóa một phần nào Thủy để sinh cho dụng thần Hỏa. Nếu Thổ là hỷ thần và dụng thần Hỏa không quá nhược thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 2), hoặc nếu Mộc là hỷ thần thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 4). 4 – Mộc là dụng thần bị Kim khắc Người này nên sống ở phương đông, vì phương đông là phương Mộc vượng sẽ hỗ trợ một phần Mộc cho dụng thần Mộc và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Kim khắc Mộc thì tốt nhất người này chui vào một gốc cây cổ thụ trong rừng già ở phía đông để sống hoặc sống trong một ngôi nhà bằng gỗ được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra. Bởi vì ở giữa lòng hồ Thủy quá vượng, nó sẽ hóa được phần lớn khí Kim từ vũ trụ đến để sinh cho dụng thần Mộc. Nếu Hỏa là hỷ thần và dụng thần Mộc không quá nhược thì ta có thể dùng Hỏa để giải cứu (như câu 3), hoặc nếu Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1). 5 – Kim là dụng thần bị Hỏa khắc Người này nên sống ở phương tây bởi vì phương tây là phương Kim vượng sẽ hỗ trợ một phần Kim cho dụng thần Kim và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Hỏa khắc Kim thì phải dùng Kim để giải cứu (như câu 2) . Nếu dụng thần Kim không quá nhược mà Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1). III - Lấy chồng hay lấy vợ (điều quan trọng thứ 3) Lấy chồng hay lấy vợ cũng là một cách giải hạn khá quan trọng. Nếu trụ năm của người chồng và người vợ của anh ta là thiên hợp địa hợp với nhau thì nó thường là tốt và nó là tốt nhất khi chúng hóa thành hỷ dụng thần của cả hai người, nhưng nếu chúng hóa thành kỵ thần khắc dụng thần của một trong hai người hoặc cả hai người thì nó có thể là xấu nhất. Cái cần tránh nhất là trụ năm của hai người không được TKĐK với nhau, vì nếu như vậy thì lúc nào hai người cũng đã có một ít về điểm hạn khắc nhau. Ngoài ra 2 người nên chọn sao cho các hành nào đó của người này nhiều có thể bù trừ cho sự thiếu hụt của người kia. Có như vậy thì cuộc sống của hai người sẽ thuận lợi hơn nhiều. Ví dụ : Nếu dụng thần của người này là Mộc mà hành Mộc của người kia lại nhiều là rất tốt, nhất là Mộc lại là tài tinh chẳng hạn thì tiền tài dễ kiếm.... IV – Ngăn chặn về hình, tự hình và hại Chúng ta đã biết hình và hại do các địa chi gây ra mà các địa chi là đất, nó nghĩa là đất nước mà con người đang sống ở trong đó. Đó chính là xã hội của con người, nó vô cùng phức tạp, ở trong đó phát sinh ra mọi thứ tệ nạn xã hội từ tốt đến xấu. Một trong các tệ nạn xấu của xã hội đó chính là con người làm hại lẫn nhau, chúng được gọi là hình và hại, còn nếu do chính các thói xấu của mình mà làm hại chính mìmh được gọi là tự hình. Do vậy nếu một ai muốn giải cứu các tai họa được gây ra bởi các điểm hạn chính của hình, tự hình hay hại thì tất nhiên người này phải rời xa những người đó, xã hội đó, với mọi tham vọng hay tuyệt vọng của chính mình. Một trong các cách giải cứu này là bãi quan, từ chức rút về ở ẩn trong rừng hay trên núi cao hoặc trong các chùa, nhà thờ,…… nghĩa là sống cách ly với xã hội và con người. Đối với trẻ em còn bé nhỏ thì các bậc cha mẹ, anh chị em, người lớn …. phải hết sức chú ý và chăm sóc tốt cho em bé đó. Bởi vì hình và hại có thể do người lớn gây ra hoặc do chính em bé đó đùa nghịch mà gây lên. V - Nghề nghiệp và mầu sắc Mầu sắc của quần áo mặc hay các thứ trong nhà (cây cảnh, bàn, ghế, giường, tủ....) cũng như khi trưởng thành nên làm những nghành, nghề theo đúng hành của dụng thần thì cuộc sống chắc chắn sẽ thuận lợi hơn nhiều (vì chúng cũng có một phần nào bổ xung thêm cho hành làm dụng thần). VI - Các hạn chưa có cách nào để ngăn chặn Các hạn được gây ra bởi các điểm hạn của thiên khắc đia xung, nạp âm, các hợp cục gây ra đại chiến, đại chiến 1 hay đại chiến 2,…….. thì đến giờ tôi vẫn chưa có một ý tưởng nào để ngăn chặn chúng. Các cách ngăn chặn (giải cứu) cơ bản ở trên tôi cũng chỉ từ các suy luận có lý mà đưa ra, còn chúng có giá trị hay không thì tôi chưa biết. Bởi vì năm 2004 tôi mới được biết đến môn này qua cuốn Dự Đoán Theo Tứ Trụ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa. Sau đó tôi tự nghiên cứu không có thầy và bạn, vì vậy tôi chưa có thời gian và điều kiện để thử nghiệm chúng trong cuộc sống.1 like
-
Bài viết để tham khảo Sau đây là ví dụ số 2 trong chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“ của toahuongquy trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org. “2 - Chúng ta lại xem mệnh người thứ hai, một nam mệnh là: Đại vận: ất mão/ bính thìn/ đinh tị/ mậu ngọ/ kỷ mùi Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế. Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên. Sau này ở năm mậu dần, kỷ mão lại phất lên dữ dội một vài khoản tiền. Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận mậu ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa, chỉ có tới vận mậu ngọ, có chữ ngọ, mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa, khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm.” Sau đây là bài luận của tôi: Qua ví dụ của tổng thống Ðức Horst Koehler tôi đã đưa ra giả thiết “Hóa cục có thể hóa (xì hơi) các can động để sinh cho các can khác” (tức là hóa cục có khả năng làm dụng thần thông quan cho các can) đã sai qua ví dụ này như sau: Sơ đồ mô tả Tứ Trụ và đại vận Mậu Ngọ tại năm Ất Hợi: Qua sơ đồ ta thấy Thân khá vượng mà kiêu ấn ít nên dụng thần đầu tiên phải là quan sát/ Tân tàng trong Tuất trụ năm. Năm Ất Hợi thuộc đại vận Mậu Ngọ, tiểu vận Quý Sửu và Giáp Dần có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa và ngũ hợp Dần tiểu vận với Hợi thái tuế hóa Mộc (ta xét tiểu vận Giáp Dần vì nó chiếm hầu hết năm Ất Hợi). Vì trong Tứ Trụ có Tuất và Dần hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại. Sau khi tính lại, Hỏa có 5,4đv được thêm 5,4đv của Dần trụ tháng và 1,44đv của Tuất trụ năm thành 12,24đv. Mộc có 24,4đv bị mất 5,4đv của Tuất trụ năm còn lại 19đv. Thổ có 9,16đv bị mất 1,44đv của Tuất trụ năm còn lại 7,72đv. Ta thấy Thân vẫn vượng nhưng Thực Thương nhiều nên dụng thần đầu tiên của năm Ất Hợi (hay của cả đại vận Mậu Ngọ) là Tài tinh Mậu ở trụ năm. Ta thấy : 1 - Giáp trụ tháng vượng ở lưu niên khắc (đoạt hay cướp Tài) Mậu đại vận và Mậu trụ năm. Giáp tiểu vận vượng ở tiểu vận khắc Mậu đại vận. 2 - Ất trụ ngày và Ất lưu niên chỉ vượng ở đại vận cùng khắc Mậu đại vận và Mậu trụ năm. Cho nên các Tỉ kiếp là Giáp và Ất đã cướp (tranh đoạt) hết Tài là Mậu ở trụ năm và Mậu ở đại vận nhưng vẫn còn Tài cục (Thổ cục) trong Tứ Trụ (vì chúng không khắc được) nên người này chỉ bị phá tài mà thôi. Nếu như theo giả thiết mà tôi mới đưa ra thì Hỏa cục sẽ phải hóa được các can Giáp và Ất để sinh cho Tài Mậu thì năm Ất Hợi vẫn phải là một năm phát tài nhưng thực tế lại ngược lại, đó là một năm phá tài nhưng không phải phá sản (vì còn Tài cục trong Tứ Trụ). Ðiều này đủ để kết luận các hóa cục không có khả năng làm dụng thần thông quan cho các can. Cho nên ở ví dụ của tổng thống Ðức, Mộc cục không có khả năng hóa Quý trụ năm để sinh cho Ðinh đại vận nên Quý vượng ở lưu niên đã khắc chết hẳn Ðinh đại vận (vì Quý không bị can nào khắc nó cả). Chắc vì vậy mà ông ta đành phải từ chức về hưu (?). Nhưng tại sao năm Giáp Tuất cũng có các can Giáp khắc Mậu Tài ở đại vận và Mậu trụ năm mà người này lại đại phát tài như vậy ? Ðó chính là vì năm Giáp Tuất chủ yếu thuộc tiểu vận Quý Sửu mà Quý lại hợp với Mậu đại vận hóa Hỏa thành công (vì có Ngọ đại vận hoặc lệnh tháng dẫn hóa) cũng như Giáp lưu niên nhược ở tuế vận nên khắc Mậu trụ năm bằng 0 (tức nó không khắc được Mậu mặc dù nó vẫn làm cho Mậu và Giáp trong Tứ Trụ ở trạng thái động). Do vậy Giáp trong Tứ Trụ mới khắc được Mậu ở trụ năm nhưng vì Giáp trụ tháng nhược ở tuế vận mà chỉ vượng tại lệnh tháng nên lực khắc của nó bị giảm đi ¾ (chú ý Mậu đại vận đã hóa Hỏa nên Giáp không thể khắc được nó. Dĩ nhiên là theo phương pháp của tôi, vì tôi theo cụ Thiệu mà thôi, còn các phương pháp khác thì họ cho rằng vẫn khắc được...). Ðiều này cho biết số tiền bị Tỉ Kiếp tranh đoạt vào năm Giáp Tuất là quá ít có thể bỏ qua được. Từ vận Tài (Mậu) đã chuyển thành vận Thực Thương sinh Tài (Mậu đã hóa Hỏa là Thực Thương) mà Tài trong Tứ Trụ thì quá nhiều (Mậu và Tài cục). Khi Tài Mậu động thì kho Tài là Thổ cục trong Tứ Trụ cũng động cho nên người này đã đại phát tài. Còn tác giả là Hoàng Ðại Lục đã giải thích sự phá tài này như thế nào ? Ông ta viết: “Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên.”. Ông ta cho rằng năm Ất Hợi có Ất là tỉ kiên “tranh tài” còn năm Giáp Tuất thì ông ta cho rằng Giáp là kiếp nhưng không “tranh tài“ mà là “huynh đệ mình trợ giúp“ trong khi Tứ Trụ có Thân khá vượng. Ðiều này chứng tỏ ông ta không nắm được khả năng tranh đoạt tài của các Tỉ Kiếp là phải dựa theo khả năng vượng suy của chúng ở tuế vận. Bởi vì làm gì có chuyện Thân đã khá vượng rồi mà còn cần đến Tỉ Kiếp trợ giúp (điều này chỉ có thể đúng khi Thân nhược hay Thân hơi vượng, tức gần như Thân trung bình).1 like
-
Mymy1982 bên Nhân Trắc Học đã viết: "Các bạn mới học tứ trụ như mymy nên để ý đoạn này nhé, Thực Tài thấu lộ mà Sát đến thì có gọi là Thực chế Sát không? Đây chỉ là cơ bản mà thôi. Sang vận Đinh Mùi mệnh này rất kém thì rõ cả rồi, vận chuyển từ Tây (Kim) sang Nam (Hỏa) đi xuống trông thấy. Đinh hỏa Sát tinh đến, thân nhược không có chế nên kết quả có thể nhận thấy ngay ở đầu vận. Năm Kỷ Sửu, Ấn tinh hóa Sát, Sửu Mùi xung phá hỏa khí phùng hình thổ động, nhờ vậy mà được bình an. Đến năm Canh Dần thì kết quả đã thấy rõ..." Tôi đã trả lời: "Mymy luận theo đúng các sách hay về Tử Bình hiện nay như Trích Thiên Tủy, Tử Bình Chân Thuyên.... đó là xét dụng thần theo phương, tức lấy chi của đại vận làm trọng, điều này ngược với tôi (theo sách của cụ Thiệu) là phải lấy can đại vận làm trọng. Vậy thì cách nào đúng hơn hay cả 2 đều đúng (mỗi bên đúng 50%) ? Quả thực để trả lời câu hỏi này không đơn giản chút nào, tốt nhất là phải lấy các ví dụ trong thực tế để chứng minh mà thôi. Cái mà khúc mắc ở đây chính là khí của Thổ cục và khái niệm Thổ động do xung nhau của Sửu với Mùi và Thìn với Tuất chúng có thể chế ngự được các can hay hóa được các các can hay không ? Ðó là điều mà các sách mà tôi đã được đọc (vài đoạn của một vài cuốn mà mọi người dịch đã đăng) không thấy nói tới. Vì vậy tôi đành phải tự mình mầy mò vậy. Theo tôi (tới thời điểm này) thì Khí của hóa cục không khắc được các can nhưng các can có thể khắc được các hóa cục cũng như khí của hóa cục có thể hóa được các can (khi chúng động) nhưng sự động của Thổ do các chi xung nhau không có khả năng này. Nếu thừa nhận điều này thì Thổ cục (của Giáp với Kỷ) không có khả năng chế ngự Quý trụ năm, vì vậy Quý trụ năm vẫn chế ngự được Ðinh (Sát) đại vận. Ðinh bị Quý vượng ở lưu niên khắc chết hẳn, vì vậy mà Ðinh không khắc được Tân (tức Ðinh đã bị diệt - đã mất hẳn), thì Hỏa còn đâu cho Thổ cục hóa (xì hơi) để sinh cho Thân (Kim) nữa. Còn theo cách thứ 2 thì cho rằng vì đại vận đã đi vào phương nam là Hỏa (Mùi) nên Quý bị tử tuyệt ở đại vận Mùi nên không có khả năng chế ngự được Ðinh /Sát (mặc dù Quý vượng ở Sửu lưu niên) cũng như Thổ động và khí của Thổ cục đã hóa Ðinh để sinh cho Thân (Kim) nên Thân được bình an. Nếu luận theo cách thứ 2 này thì một điều tôi thấy không thể chấp nhận được là Quý vượng ở lưu niên mà không chế ngự được Ðinh đại vận hoặc Thổ động và Thổ cục có thể chế ngự được Quý nên Quý không chế ngự được Ðinh. Không biết có sách nào dạy như vậy không?"1 like
-
Vì có sự cố nên phải xóa và đăng lại M- (4/6, 4/7, 5/3 và 5/5) M-4/6 : Nữ sinh ngày 30/11/1983 lúc 2,00’. Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, Hợi trụ tháng bị khắc gần và Nhâm bị khắc trực tiếp. 1 - Tân có 7đv được Sửu sinh cho 1/3đv của nó thành 8,37đv (vì nó có Tuất gần cùng hành). 2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 191/34 (Tân ở đây là kiêu ấn được lệnh, gần Nhật can và được Sửu (Thổ) cùng trụ sinh cho vì vậy kiêu ấn được xem là đủ) thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ năm. Mộc là dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thủy có 0,5đh. Thổ và Hỏa có -0,5đh. M-4/7 : Nữ sinh ngày 8/11/1958 lúc 19,10’. Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý và Giáp với Kỷ đều không hóa, Hợi bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thổ) lớn hơn Kim, Thủy và Mộc trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân khá vượng và tài tinh là hỷ thần 1 mà quan sát, kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 50/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân tàng trong Tuất trụ năm. Kim làm dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần đều có -0,5đh. ........................ M-5/3 : Nam sinh ngày 20/9/1978 lúc 9,30’ . Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có bán hợp của Tị với Dậu hóa Kim (vì có Tân dẫn hóa), Dậu của trụ tháng và Ất bị khắc gần. Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã được mô tả trên sơ đồ . Thân (Mộc) nhỏ hơn quan sát (Kim), vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà quan sát là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Thủy). Nhưng trong tứ trụ không có kiêu ấn nên dụng thần thứ hai phải là tỷ kiếp. Nhưng trong tứ trụ cũng không có tỷ kiếp, vì vậy dụng thần thứ 3 phải là kỵ thần thực thương (Hỏa) (bởi vì trong thực tế người ta vẫn có thể lấy độc để trị độc) và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong Ngọ trụ năm (vì Quan sát khắc (hay nó bị kiêu ấn xì hơi để sinh cho Thân) Thân nên là xấu nhất, tài tinh làm hao Thân và sinh cho kỵ thần quan sát cũng là rất xấu, chỉ còn thực thương mặc dù xì hơi Thân là xấu nhưng nó khắc kỵ thần quan sát là có lợi một ít cho Thân). Hỏa là dụng thần có -1đh. Thổ có 1đh (vì nó xì hơi dụng thần Hỏa để sinh cho kỵ thần Kim là xấu nhất). Kim có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần nên đều có -0,5đh. M-5/5 : Nam sinh ngày 8/7/1968 lúc 20,00’. Từ 4/2/2008 đến 8/7/2008 người này không có hạn. 1 - Nếu Mão trụ ngày ở trong hợp khắc được Kỷ cùng trụ cũng ở trong hợp thì điểm hạn và điểm vượng g vùng tâm của các hành như sau: Thân (Thổ) có 1đv nhiều hơn thực thương, tài tinh và quan sát, vì vậy Nhật Chủ vượng. Nếu Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 57/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Thân của trụ năm. Nếu như vậy thì điểm hạn của 6 tháng đầu năm 2008 là thấp mới có thể chấp nhận được. Từ ví dụ này chúng ta đã tìm ra quy tắc : Nếu can và chi trong cùng trụ đều bị hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau.1 like
-
III – Thân nhược và ví dụ minh họa Mẫu 5 cho Thân nhược M-5/1 : Nữ sinh ngày 13/6/1961 lúc 20,16’ . Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có: Canh và Giáp bị khắc gần, Tân được Sửu cùng trụ sinh cho ½ đv của nó, Sửu trụ ngày được Đinh cùng trụ sinh cho ½ đv của nó, nhưng không có các tổ hợp. Thân (Hỏa) nhỏ hơn thực thương Thổ, vì vậy Nhật Chủ nhược. Thân nhược mà Thổ là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn là (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp ở trụ tháng. Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên có 1đh. Hỏa là hỷ thần có -0,5đh. Thủy và Thổ là kỵ thần đều có 0,5đh. M-5/2 : Nam sinh ngày 7/4/1971 lúc 12,50’ Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có : Ngọ trụ giờ không hợp được với Tuất trụ ngày (vì lực hợp của Ngọ với Tuất là 8đv không lớn hơn lực xung của Thìn với Tuất là 8đv), Hợi bị khắc gần và 2 Nhâm bị khắc trực tiếp . Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có điểm vượng vùng tâm nhỏ hơn quan sát và tài tinh, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà quan sát và tài tinh đều có điểm vượng trong vùng tâm bằng nhau. Chúng ta nhận thấy quan sát khắc Thân xấu hơn so với tài tinh chỉ là làm hao Thân, vì vậy quan sát (Thổ) phải là kỵ 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân ở trụ năm. Kim là dụng thần có -1đh. Hỏa khắc Kim nên nó có 1đh. Thủy có -05đh. Thổ và Mộc là kỵ thần nên có 0,5đh. M-5/4 : Nam sinh ngày 21/5/1949 lúc 22,00’ . Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có : Hợi trụ giờ bị khắc trực tiếp, Tị bị khắc gần, không các tổ hợp. Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Kim) nhỏ hơn Hỏa, vì vậy Nhật Chủ nhược (vì nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn không sinh được ½ đv của nó cho Thân). Thân nhược mà quan sát là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là kiêu ấn (Thổ), nhưng ở đây kiêu ấn lớn hơn Thân trên 20đv, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 27/12 thì kiêu ấn trở thành kỵ thần có 0,5đh. Cho nên dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (Kim) và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Tị trụ tháng. Kim là dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim nên nó có 1đh. Thủy là kỵ thần có 0,5đh. Mộc khắc Thổ là kiêu ấn quá vượng làm lợi cho Thân nhiều hơn là làm hao tổn Thân, vì vậy nó được xem là hỷ thần có -0,5đh. M-5/6 (xem ví dụ 45): Nam sinh ngày 5/9/1977 lúc 3,00’ am . Tháng 3/1978 bị đi kiết rất nặng. Từ ví dụ này chúng ta đã đưa ra giả thiết 82/45 : Nếu can hay chi trong cùng trụ trong Tứ Trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh sẽ bị giảm ít nhất 1/10 đv của nó chỉ khi nó là thực thương. Bảng lấy dụng thần khi Thân nhược (Chú ý : “Kiêu ấn quá nhiều* ”, nó có nghĩa là điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn nhiều hơn của Thân ít nhấi 20đv). Bảng lấy dụng thần khi Thân vượng Chú thích : “Tỷ/kiếp – Quan/s >5đv”*, nó nghĩa là điểm vựợng trong vùng tâm của tỷ kiếp (Thân) nhiều hơn của quan sát ít nhất 5đv. “Tỷ/kiếp - Hỷ/dụng 1 < 1,5đv”*, nó nghĩa là điểm vượng trong vùng tâm của Tỷ kiếp (Thân) không lớn hơn 1,5đv so với điểm vượng trong vùng tâm của hành là hỷ dụng thần số 1 Qua đây chúng ta thấy xác định dụng thần khi Thân vượng mà kiêu ấn ít là phức tạp nhất. Do vậy tôi hy vọng bạn đọc cùng tôi kiểm tra các quy tắc đã đưa ra ở đây và tìm thêm các quy tắc mới. Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời1 like
-
Bài 14 (tiếp) : 4 - Kiêu ấn ít M-4/1 : Nam sinh ngày 20/13/1939 lúc 22,13’ Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh không hóa. Kỷ bị khắc trực tiếp, Sửu và Hợi bị khắc gần. 1 - Mặc dù Nhâm bị khắc trực tiếp bởi Tuất nhưng nó nó vẫn khắc được Đinh (vì chúng ở cùng trong tổ hợp). 2 - Nhật Chủ (Nhâm) ở trạng thái Lộc tại Hợi trụ giờ có 4,05đv 3 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Điểm hạn và điểm vượng trong vùng tâm của các hành : Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 55/43 thì dụng thần đầu tiên phải là thưc thương (Mộc) (bởi vì quan sát (Thổ) có tới 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân (Thủy) chỉ có 2 can chi và đắc địa Lộc, Thân chỉ hơi vượng, vì vậy nếu có thêm quan sát thì Thân dễ thành nhược). Do vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ giờ. Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đh. Hỏa và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh. M-4/2 : Nam sinh ngày 3/13/1969 lúc 1,20’ : Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, nhưng có 2 Quý bị khắc trực tiếp và Tý bị khắc gần. 1 - Dậu có 6đv được thêm 50% đv của Kỷ cùng trụ sinh cho, vì vậy nó có (6 + 3,1.1/2) đv = 7,55đv, nhưng nó bị giảm 1/5 đv bởi Bính khắc cách 1 ngôi và ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7,55.4/5.1/2đv = 3,02đv. 2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng, kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 53/ thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Kỷ ở trụ năm (vì Thân có 3 can chi và nắm lệnh còn quan sát chỉ có 3 can chi). Thổ là dụng thần có -1đh. Kim (kiêu ấn) có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đv. Mộc và Hỏa là hỷ thần có -0,5đh. M-4/3 : Nam sinh ngày 11/11/1958 lúc 8,00’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý là không hóa, Thìn ở trụ giờ và Nhâm bị khắc trực tiếp, Quý và Hợi bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có 1đv lớn hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 52/17 thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Mậu trụ năm (quan sát chỉ có 4 can chi còn Thân mặc dù chỉ có 3 can chi nhưng nắm lệnh và điểm vượng trong vùng tâm của Thân lớn hơn của quan sát 5đv, vì vậy Thân được xem như có 5 can chi tỷ kiếp). Thổ là dụng thần có -1đh, Kim có 1đh, Thủy có 0,5đh, Mộc và Hỏa có -0,5đh M-4/4 : Nữ sinh ngày 29/9/1962 lúc 19,35’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa, Nhâm và Canh bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Kim) không lớn hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ nhược. Nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân (vì Nhật can được lệnh và kiêu ấn lớn hơn thực thương và tài tinh). Thân có (8,19 + 6.1/2)đv = 11,19đv nhiều hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ đã trở thành vượng. Nếu sử dụng giả thiết 54/48 thì Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít (vì Tuất đã hóa Hỏa chỉ còn Kỷ), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Dần của trụ năm (Hỏa quá mạnh vì nó có tới 4 can nên không cần thêm còn thực thương thì trở thành vô dụng). Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Hỏa có -0,5đh. M-4/5 : Nam sinh ngày 13/7/1982 lúc 10,12’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh và bán hợp của Tị với Dậu không hóa. Nhâm và Dậu bị khắc trực tiếp (nhưng Nhâm ở trong hợp nên nó vẫn khắc được Đinh cùng trong tổ hợp). Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ Thân (Hỏa) có trên 10đv nhiều hơn Thổ, Kim và Thủy, vì vậy Nhật Chủ là khá vượng. Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương đủ (vì nó có 2 chi là Tuất và Mùi đều nhược ở vùng tâm) thì thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Nhâm ở trụ năm. Thủy là dụng thần có -1đh. Mộc có 1đh. Hỏa có 0,5đ . Thổ và Kim có -0,5đh. M-4/8 : Nam sinh ngày 2/2/1966 lúc 6,00’ am Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Bính với Tân không hóa, Đinh và Mão đều bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã mô tả trên sơ đồ. Thân (Hỏa) lớn hơn Thổ, Kim và Thủy trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Quý ở trụ giờ (vì mặc dù điểm vượng của Thân chỉ lớn hơn quan sát có 1,37đv nhưng thế lực của Thân quá mạnh, nó có tới 3 can chi và đắc địa Lộc tại Ngọ trụ năm, còn quan sát chỉ có Quý ở trụ giờ). Thổ làm dụng thần có -1đh. Mộc khắc dụng thần Thổ có 1đh. Hỏa có 0,5đh. Kim và Thủy là hỷ thần có -0,5đh. III – Thân nhược và ví dụ minh họa1 like
-
Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành Chương 11 Xác định điểm hạn của ngũ hành I - Điểm hạn của ngũ hành 1 – Khái niệm về điểm hạn của ngũ hành Ta đã biết hành nào trong năm hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ có lợi nhất cho hành của Thân được gọi là hành của dụng thần, còn những hành khác cũng có lợi cho Thân được gọi là các hành hỷ thần và dĩ nhiên sẽ có các hành không có lợi cho Thân được gọi là các hành kỵ thần. Tương tự như xác định điểm vượng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt để diễn tả mức độ mạnh hay yếu của các can chi theo lệnh tháng thì ở đây qua các ví dụ trong thực tế tôi cũng đã xác định được điểm hạn cho các hành để diễn tả khả năng tốt hay xấu của các hành với Thân. Tôi quy ước điểm hạn của các hành xấu là kỵ thần không lợi cho Thân mang dấu dương (+), còn các hành tốt là hỷ thần và dụng thần có lợi cho Thân thì mang dấu âm (-). 2 - Điểm hạn của ngũ hành a – Hành làm dụng thần có -1đh (điểm hạn). b – Hành khắc dụng thần có 1đh (trừ trường hợp quan sát là dụng thần thì kiêu ấn có 1đh hay Thân nhược mà thực thương làm dụng thần thì tài tinh có 1đh). c – Các hành khác là hỷ thần có -0,5đh. d – Các hành không khắc dụng thần là kỵ thần có 0,5đh. Nếu Thân nhược thì các hành kiêu ấn và tỷ kiếp mang dấu âm còn các hành thực thương, tài tinh và quan sát mang dấu dương. Nếu Thân vượng, kiêu ấn không nhiều thì hành Thân và kiêu ấn mang dấu dương còn hành thực thương, tài và quan sát mang dấu âm. 3 - Các trường hợp ngoại lệ a – Nếu Thân nhược nhưng kiêu ấn có ít nhất 20đv nhiều hơn Thân thì kiêu ấn mang dấu dương. b – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì quan sát mang dấu dương. c – Thân nhược mà trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp, nếu phải lấy kỵ thần thực thương làm dụng thần thì thực thương mang dấu âm. d - Nếu Thân nhược mà điểm vượng (trong vùng tâm) của Thân không có quá 1 đv ít hơn so với quan sát là kỵ thần số 1 và thế lực của Thân không yếu hơn thế lực của quan sát, tức số can chi mang hành của Thân không ít hơn số can chi mang hành của quan sát (trong đó mỗi điểm Lộc, Kình dương hay nắm lệnh của mỗi hành này cũng như hành nào lớn hơn hành kia ít nhất 5 đv trong vùng tâm thì hành đó coi như được thêm 1 can hay 1 chi) cũng như điểm vượng của kiêu ấn không nhỏ hơn điểm vượng của quan sát thì điểm hạn của thực thương có thể mang dấu âm. II – Thân vượng và các ví dụ minh họa 1 - Kiêu ấn không có trong tứ trụ M-1/1 : Nam sinh ngày 24/5/1936 lúc 9,46’ có tứ trụ :1 like
-
Bài 13 : Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt IV - Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt Nói chung cách xác định dụng thần của các mệnh cục đặc biệt này (thường được gọi là ngoại cách) hoàn toàn ngược với các cách thông thường. Trong các trường hợp của ngoại cách này, dụng thần của chúng là dựa theo thế vượng của các hành trong tứ trụ, nó nghĩa là nếu hành nào vượng nhất thì hành đó chính là dụng thần, còn hành sinh ra nó và hành xì hơi nó (tức là hành được nó sinh cho) thường là hỷ thần, còn hành khắc nó và bị nó khắc là kỵ thần. Nói chung những người có cách cục đặc biệt này thường không tuân theo cách dự đoán thông thường. A – Cách độc vượng Các Cách Độc Vượng thường không có can chi là Tài của hành độc vượng đó, còn nếu có thì chỉ có nhiều nhất một Can hay một Chi nhưng nó phải là thất lệnh và bị khắc gần hay trực tiếp, khi đó trong Tứ Trụ phải có 7 can chi là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (kể cả can ngày). 1 – Cách Mộc độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a - Nhật can là giáp hay ất. b – Sinh các tháng dần, mão, hoặc mộc khí nắm lệnh (chi tháng hóa thành mộc cục). c – Trong tứ trụ không có canh, tân, thân hay dậu để phá cách (vì nó mang hành Kim khắc Mộc). d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa mộc hoặc mộc nhiều thế vượng. Dụng thần của cách này là mộc, hỷ thần là thủy và hỏa, còn kỵ thần là kim và thổ. Ví dụ: Năm Ất Mùi - tháng Kỷ Mão – ngày Giáp Dần - giờ Ất Hợi Nhật can Giáp mộc sinh tháng Mão, Mộc khí nắm lệnh (vì chi tháng là Mão đã hóa Mộc). Ðịa chi Hợi Mão Mùi tam hợp hóa mộc. Không có canh, tân, thân, dậu phá cách. Tuy có Kỷ (Thổ) là Tài nhưng nó thất lệnh và bị Giáp khắc gần. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Tỷ Kiếp) nên đây là cách mộc độc vượng. 2 – Cách Hỏa độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây : a - Nhật can là Bính hay Đinh. b – Sinh vào các tháng Tỵ, Ngọ, hoặc hỏa khí nắm lệnh. c – Trong tứ trụ không có Nhâm, Quý, Tý, Hợi để phá cách. d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa hỏa, hay hỏa, mộc nhiều thế vượng. Dụng thần của cách này là hỏa, hỷ thần là mộc và thổ, kỵ thần là thủy và kim. Ví dụ : Năm Giáp Tuất – Bính Dần – ngày Bính Ngọ - Canh Dần Nhật can Bính sinh tháng Dần, hỏa khí nắm lệnh (tức là chi tháng Dần đã hóa Hỏa). Các chi có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa hỏa. Tuy có canh kim nhưng nó thất lệnh và bị khắc gần bởi Bính trụ ngày. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Kiêu Ấn) và Hỏa (Tỷ Kiếp) nên nó thuộc cách hỏa độc vượng. 3 – Cách Thổ độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây : a - Nhật can là Mậu hay Kỷ. b – Sinh vào các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc thổ khí nắm lệnh. c – Có đầy đủ bốn kho (tức các chi là Thổ) Thìn, Tuất, Sửu và Mùi (ba kho cũng được). d - Tứ trụ không có Giáp, Ất, Dần, Mão để phá cách. Dụng thần của cách này là thổ, hỷ là hỏa và kim. Kỵ thần là thủy và mộc. Ví dụ: Bính Thìn - Mậu Tuất – ngày Kỷ Sửu - Kỷ Tị Nhật can Kỷ sinh tháng Tuất, thổ khí nắm lệnh. Tất cả các can chi trong Tứ Trụ là Thổ và Hỏa, trong đó có ba chi là Thổ. Không có mộc phá cách, nên đây là cách Thổ độc vượng. 4 – Cách Kim độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây : a - Nhật can là Canh hay Tân. b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh. c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng. d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách. Dung thần của cách này là kim, hỷ là thổ và thủy. Kỵ thần là hỏa và mộc. Ví dụ: Canh Thân – Tân Dậu – ngày Tân Tị - Kỷ Sửu Nhật can Tân sinh tháng Dậu, kim khí nắm lệnh. Các địa chi Tị Dậu Sửu tam hợp hóa kim cục. Có Kỷ thổ sinh cho Kim và Canh, Tân trợ giúp. Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tị, Ngọ để phá cách, nên nó thuộc cách kim độc vượng. 5 – Cách Thủy độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a - Nhật can là Nhâm hay Quý. b – Sinh ở các tháng Tý, Hợi, hoặc thủy khí nắm lệnh. c - Địa chi có tam hội, tam hợp hóa thủy, hoặc thủy rất nhiều, thế vượng. d – Trong tứ trụ không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi để phá cách. Dụng thần của cách này là thủy, hỷ là kim và mộc. Kỵ thần là thổ và hỏa. Ví dụ: Tân Hợi – Canh Tý - ngày Quý Sửu – Nhâm Tý Nhật can Quý thủy sinh tháng Tý, thủy khí năm lệnh. Các địa chi Hợi Tý Sửu trong Tứ Trụ tạo thành tam hội hóa thủy cục. Thiên can Canh, Tân sinh thủy, còn được Nhâm, Quý thủy trợ giúp. Trong mệnh cục không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi phá cách, nên là cách thủy độc vượng. 6 – Cách Lưỡng Vượng (xem ví dụ 215). Cách Lưỡng vượng là cách mà thế lực của Kiêu Ấn và Thân phải tương đương với nhau (tương đương ở đây nghĩa là tổng số Can Chi của hai hành này bằng nhau, trong chúng mỗi Lộc hay Kình Dương, hành nắm lệnh hay hành có 5đv lớn hơn được xem như có thêm một Can hay một Chi của hành đó) cũng như Kiêu Ấn phải nắm lệnh và có ít nhất 10 đv lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát, khi đó dụng thần của cách này là Kiêu Ấn, hỷ thần là Quan Sát (?) và Tỷ Kiếp, kỵ thần là Thực Thương và Tài. B – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo) Cách phụ thuộc hoàn toàn ngược với cách độc vượng. Ở đây Thân quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc. 1 – Cách phụ thuộc tài (theo tài hay tòng tài) Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a – Thân nhược, mệnh cục không có các can chi là Tỷ Kiếp và Kiêu, Ấn sinh phù, trợ giúp cho Thân. b - Can chi tài nhiều, vượng, hoặc có thực, thương nhiều xì hơi Thân tái sinh tài. Dụng thần là tài tinh, hỷ thần là thực thương, kỵ thần là kiêu ấn và tỷ kiếp, còn quan sát là bình thường. Ví dụ: Mậu Tuất – Bính Thìn – ngày Ất Mùi – Bính Tuất Nhật can Ất mộc, chi toàn thổ, tài vượng. Thiên can có hai Bính xì hơi mộc để tái sinh tài, còn Mậu thổ sinh cho Tài. Ất mộc trong Tứ Trụ không có khí gốc, vì vậy thành cách phụ thuộc tài. 2 – Cách phụ thuộc quan sát Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a - Thân nhược và nó không có gốc trong Tứ Trụ (tức là không có các chi mang hành của Thân). b - Tứ trụ quan, sát nhiều nhưng không có thực, thương để khắc chế quan, sát. c – Có hỷ tài để sinh quan, sát. Dụng thần là quan sát, hỷ thần là tài tinh, còn kỵ thần là kiêu ấn, tỷ kiếp và thực thương, trong đó kiêu ấn và tỷ kiếp là xấu nhất. Ví dụ: Bính Dần – Giáp Ngọ - ngày Canh Ngọ - Bính Tuất Nhật Can là Canh (Kim) sinh ở tháng Ngọ (Hỏa). Các chi Dần Ngọ Tuất trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hóa Hỏa cục, Bính trụ năm và trụ giờ là Hỏa, Giáp (Mộc) trụ tháng sinh Hỏa, còn Canh (Kim) trong Tứ Trụ không có gốc. Do vậy Tứ Trụ này thuộc cách phụ thuộc Quan Sát. 3 – Cách phụ thuộc thực thương Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a – Thân nhược, chi tháng là thực, thương (hành của thực, thương) của Thân. b - Mệnh cục nhất thiết phải có tài thì mới thành cách. c - Trong mệnh cục có tam hội, tam hợp cục hóa thành thực thần, thương quan hoặc Thực Thương nhiều và vượng trong Tứ Trụ. d – Trong mệnh cục không có quan, sát khắc Nhật can hoặc kiêu, ấn khắc thực, thương. Dụng thần là thực thương, hỷ thần là tài tinh, kỵ thần là kiêu ấn, quan sát, còn tỷ kiếp là bình thường. Ví dụ: Mậu Tý – Tân Dậu – ngày Kỷ Dậu – Nhâm Thân Can ngày là Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc kim là thực thương của Thân. Trong tứ trụ Mậu, Kỷ thuộc thổ sinh kim (tức sinh cho Canh, Tân, Thân, Dậu), kim lại sinh cho thủy (Nhâm, Tý) cứ thế tương sinh, vì vậy thành cách phụ thuộc thực thương. C – Cách bị ép buộc 1 - Cách bị ép buộc theo Tài phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205): a - Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp. b – Không có quá 2 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng. c – Kiêu Ấn không có quá 1 can hay 1 chi và điểm vượng trong vùng tâm của nó không lớn hơn 1,5. d – Tài tinh là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 10đv lớn hơn điểm vượng của Thân. 2 - Cách bị ép buộc theo Quan Sát phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205): a – Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp. b – Không có quá 3 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải thất lệnh cũng như chúng phải bị khắc gần hay trực tiếp. c – Quan Sát phải nắm lệnh và các can chi của Quan Sát không bị khắc gần hay trực tiếp d - Thực Thương chỉ có nhiều nhất 1 can hay 1 chi và nó phải ở trạng thái Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng. e – Quan Sát là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 5đv lớn hơn điểm vượng của Thân. D - Cách hóa khí Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi ở trong tổ hợp (?) (vd 42). 1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi) a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can. b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này). c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?). d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa. e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?). Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục. Dụng thần là hành của hóa cục này. Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời.1 like
-
Bài 12 : Dụng thần của tứ trụ Chương 10 Dụng thần của tứ trụ I - Dụng thần 1 - Dụng thần Dụng thần là gì ? Dụng thần cùng nghĩa với thuốc thần hay thần dược, nghĩa là thuốc cực quý dùng để chữa bệnh. Một người có bệnh thì được bác sĩ khám để xác định là bệnh gì thì mới tìm được thuốc chữa đúng căn bệnh đó. Thuốc tốt nhất để chữa đúng căn bệnh đó có thể ví như là thuốc thần hay thần dược. Trong tứ trụ cũng tương tự như vậy, đầu tiên phải xác định được độ vượng suy của 5 hành ở vùng tâm, sau đó mới xét đến hành của Thân nhược hay vượng hơn so với các hành kia thì mới biết được Thân vượng hay Thân nhược. Khi đã biết Thân vượng hay nhược rồi, thì hành nào có tác dụng tốt nhất làm Thân đang vượng thì bớt vượng đi hay Thân đang nhược thì được sinh hay phù trợ cho bớt nhược, hành đó được gọi là hành dụng thần (thần dược). Mỗi hành đều có 2 can và 2 chi làm dụng thần.Giả sử hành Mộc làm dụng thần thì ta có 4 can chi của hành dụng thần là Giáp, Ất, Dần và Mão. Vậy thì lấy cái nào làm dụng dần chính cái nào là dụng thần phụ ? Theo như kinh nghiệm của cổ nhân để lại thì can mới là khí tinh túy của dụng thần, còn chi thì đã có can tàng là bản khí, đó chính là khí tinh tuý đại diện cho dụng thần của chi đó. Nhưng can lại có hai can, vậy lấy can nào làm dụng thần chính ? Thì theo phương pháp của tôi can nào được lệnh tháng hơn, tức là có điểm vượng cao hơn sẽ được chọn làm dụng thần chính, cho dù nó ở bất kỳ vị chí nào trong tứ trụ (vì như thuốc quý được cất ở đâu trong nhà thì vị chí không quan trọng, mà quan trọng là thuốc nào có chất lượng tốt hơn). Điều này khác với cách xác định dụng thần của cổ nhân để lại. Dụng thần này thường được gọi là dụng thần sinh phù và chế ngự và nó là dụng thần quan trọng nhất trong tứ trụ. 2 - Vị trí của dụng thần chính trong tứ trụ Nếu có nhiều can giống nhau là dụng thần chính xuất hiện trong tứ trụ thì ta chọn can lộ đầu tiên, sau đó đến can tàng bản khí và sau cùng mới đến can tàng tạp khí (vị trí của dụng thần là can tàng tạp khí: Đầu tiên nó tàng trong chi có hành sinh cho nó, sau đó đến chi có hành bị nó khắc, tiếp tới chi có hành có thể nhận được sự sinh từ nó và cuối cùng tới chi có hành khắc nó) và theo thứ tự ưu tiên thì vị trí đầu tiên của nó ở trụ năm, sau đến trụ tháng rồi mới tới trụ ngày và cuối cùng là trụ giờ (trừ can trụ ngày bởi vì nó chính là Nhật Chủ đại diện cho người có tứ trụ này). Vì người ta đã coi trụ năm quan trọng nhất như gốc của cây, trụ tháng thứ nhì như thân cây, trụ ngày như cành cây và trụ giờ cuối cùng như hoa lá quả. Có nhiều trường hợp hành làm dụng thần đầu tiên không có trong tứ trụ, cho nên ta phải lấy hành khác để thay thế, tức hành thứ 2 làm dụng thần (nghĩa là biết bệnh rồi mà không có đúng thuốc tốt để chữa mà phải lấy thuốc khác để thay thế). Dụng thần này tác dụng “chữa bệnh” kém hơn dụng thần của hành đầu tiên. Tương tự hành thứ hai này cũng thiếu thì phải lấy đến hành thứ 3 làm dụng thần. Dụng thần thuộc hành thứ 2 hay thứ 3 này tất nhiên là kém hơn dụng dần thuộc hành thứ nhất nhưng nó kém hơn như thế nào ? Liệu có thể lấy số điểm để đặc trưng cho sự yếu kém của chúng được không thì đến giờ tôi vẫn chưa làm được. 3 - Để cho ngắn gọn và đơn giản chúng ta quy ước: a - Gọi can làm dụng thần chính của tứ trụ là dụng thần. b - Riêng trong phần này can ngày được xem như là 1 can chi của tỷ kiếp. c - Can hay chi mang hành của thần nào (trong10 thần) thì nó được tính là can hay chi của thần (hành) đó. d - Can tàng tạp khí và chi chứa nó không được tính là can chi của thần (hành) đó, nhưng thần (hành) của can tạp khí này vẫn được xem có trong tứ trụ. Ví dụ : Nếu Mộc là hành của kiêu ấn (thuộc 10 thần) thì Giáp, Ất, Dần và Mão được gọi là can chi kiêu ấn hay 4 can chi kiêu ấn. Nếu trong tứ trụ chỉ có Giáp hay Ất tàng trong các chi Thìn, Mùi hay Hợi là tạp khí thì Giáp hay Ất chỉ được gọi là can tạp khí của kiêu ấn, vì vậy Giáp, Ất và các chi Thìn, Mùi hay Hợi này không được gọi là các can chi kiêu ấn, nhưng trong tứ trụ vẫn có kiêu ấn hay hành của kiêu ấn (Mộc). e – Trong các hành là kỵ thần, nếu hành nào có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất thì nó được gọi là kỵ thần số 1. f – Trong các hành là hỷ dụng thần, nếu hành nào có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất thì nó được gọi là thần đẹp số 1. g - Nếu điểm vượng trong vùng tâm của các can hay chi nhỏ hơn 6đv thì các can hay chi này được xem là nhược trong vùng tâm. 4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14). (44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).) Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ Kiêu ấn nhiều chỉ khi: a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn. b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng có ít nhất 1 trong 2 can chi này có điểm vượng vùng tâm từ 6đv trở lên. c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm. Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14). ((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.) Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ Kiêu ấn đủ chỉ khi : a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn và điểm vượng ở vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv. b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm. Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14). (46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát. 47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.) Mẫu 4 : Kiêu ấn ít trong tứ trụ Kiêu ấn ít là trong tứ trụ chỉ có 1 can hay 1 chi của kiêu ấn hoặc chỉ có các can tạp khí của kiêu ấn. a – Nếu thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh, sau mới là đến quan sát và sau cùng mới là thực thương. b- Nếu Thực thương đủ, ít hay không có trong tứ trụ thì : Dụng thần đầu tiên phải là..... xem các giả thiết từ 48/ đến 60m/ ở chương 14. (48/20 - Thân vượng nhưng điểm vượng vùng tâm của nó chỉ lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là quan sát (hay tài tinh ?) từ 1đv đến 1,5đv mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, nếu Nhật can ở tử, mộ hay tuyệt ở lệnh tháng còn bị can hay chi của quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương. 49/ - Nếu Thân chỉ lớn hơn tài tinh hay quan sát là hỷ dụng thần số 1 từ 1đv đến 2,5đv, mà kiêu ấn ít, thực thương chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ và Nhật can thất lệnh mà bị quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp, thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương. 50/ - Nếu Thân vượng là kỵ thần 1 có ít nhất 3 can chi còn tài tinh là hỷ thần số 1 thì khi kiêu ấn, quan sát và thực thương ít, dụng thần đầu tiên phải là thực thương, bởì vì thực thương có thể xì hơi Thân để sinh cho tài tinh, mục đích để tránh sự thương tổn do hai hành này xung khắc nhau (nó thường được gọi là dụng thần hòa giải hay thông quan), trừ khi Thân vượng và tài tinh tương đương với nhau thì không thể lấy thực thương làm dụng thần bởi vì khi đó tài tinh sẽ vượng hơn còn Thân sẽ trở thành nhược. 51/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh. 52/17 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp và quan sát cùng có 3 can chi nhưng tỷ kiếp nắm lệnh (nếu quan sát có 4 can chi thì Thân phải có ít nhất 5đv nhiều hơn quan sát) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh. 53/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có nhiều nhất 3 can chi (trừ giả thiết 53a/207) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh. 53a/209 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có 3 can chi nhưng nhật can và tất cả can chi của tỷ kiếp đều bị khắc gần và trực tiếp bởi quan sát và Thân không lớn hơn quan sát 5đv thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau tới tài tinh và cuối cùng mới tới quan sát. 54/86 - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương không nhiều mà quan sát có ít nhất 4 can chi và Thân không có 2,5đv nhiều hơn quan sát là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (bởi vì quan sát là quá mạnh không cần phải thêm, còn thực thương là quá yếu thành vô dụng so với quan sát), sau mới là thực thương và cuối cùng mới là quan sát. 55/43 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, quan sát có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn tỷ kiếp có nhiều nhất 3 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau mới là tài tinh và cuối cùng mới là quan sát. 56/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát và Thân đều có 3 can chi nhưng cả hai đều không nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn quan sát là kỵ 1 ít nhất 5đv (?) 57/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có 4 can chi, còn quan sát có 3 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là tài tinh hay quan sát ít nhất 5đv), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát. 58/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát có 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân có 5 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh ? 59/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là tài tinh, sau đó mới là quan sát, cuối cùng mới là thực thương. 60/ - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương nhiều, ít hay không có mà quan sát có ít nhất 4 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (thực thương là vô dụng bởi vì quan sát quá vượng), sau đó mới là thực thương, cuối cùng mới là quan sát. 2 –Xác định dụng thần khi Thân nhược Nếu Thân nhược thì dụng thần đầu tiên phải là.... xem các giả thiết 42/ và 43/ trong chương 14. (42/ - Nếu Thân nhược mà quan sát hay thực thương là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (bởi vì kiêu ấn có khả năng xì hơi quan sát để sinh cho Thân và chế ngự thực thương), sau mới đến tỷ kiếp. Nếu trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp thì dụng thần thứ 3 phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều). 43/ - Nếu Thân nhược mà tài tinh là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (bởi vì tỷ kiếp có khả năng chế ngự tài tinh và giúp đỡ Thân nhược), sau mới đến kiêu ấn (vì nó có khả năng làm hao tổn tài tinh và sinh cho Thân). Nếu trong tứ trụ không có tỷ kiếp và kiêu ấn thì dụng thần phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).) II - Dụng thần hòa giải Khi 2 hành trong tứ trụ có thế lực mạnh ngang nhau, nếu chúng tương tranh với nhau, thì cả 2 hành này dễ bị tổn thương. Do vậy ta phải chọn 1 hành khác để hòa giải 2 hành này, mục đích có thể tránh được sự tổn thương do chúng tương tranh với nhau. Hành này được gọi là hành làm dụng thần hòa giải. Ví dụ 1 : Về ngũ hành Kim và Mộc đều có thế lực mạnh tương tranh với nhau, khi đó chúng rất cần có Thủy để hóa giải sự tương tranh này bởi vì Thủy có thể xì hơi Kim để sinh cho Mộc. Nó nghĩa là Kim không còn khắc được Mộc mà nó phải sinh cho Thủy, vì vậy Thủy thêm vượng sinh cho Mộc. Điều này chỉ xẩy ra khi Thủy không quá yếu và không quá vượng bởi vì nếu nó quá yếu thì nó không có khả năng xì hơi Kim và sinh cho Mộc, còn nếu nó quá vượng thì nó sẽ xì hơi Kim quá mạnh có thể làm cho Kim suy yếu cùng kiệt cũng như nó sẽ sinh cho Mộc quá nhiều làm Mộc quá vượng. Như vậy nó đã làm cho Kim và Mộc bị thay đổi quá nhiều dễ dẫn tới kim và Mộc đều bị thương tổn. Ví dụ 2 : Về thập thần Nếu Thân vượng, quan sát cũng vượng mà có ấn tinh không quá vượng hay quá nhược để xì hơi quan sát sinh cho Thân thì chúng sẽ không còn xung đột với nhau, nên chúng không bị thương tổn, như thế mới được lộc trọng quyền cao. Chú ý : Thực thương chỉ có tác dụng như dụng thần hòa giải khi Thân quá vượng cần có thực thương để xì hơi Thân sinh cho tài tinh, vì vậy tài tinh không bị thương tổn (tức là không bị phá tài hay phá sản) mà trái lại tài càng thêm vượng (tức là phát tài). Bởi vì nếu Thân vượng nhưng Thân và tài tinh có thế lực ngang nhau, nếu lấy thực thương để xì hơi Thân và sinh cho tài tinh thì Thân sẽ trở thành nhược còn tài tinh sẽ trở thành vượng, Thân không thắng được tài tinh dễ bị phá tài. Do vậy thực thương ở đây không có tác dụng như dụng thần hòa giải. Nếu trong tứ trụ không có các dụng thần hòa giải này thì chúng ta tự tạo ra trong thực tế như : Tên gọi, phương để sống, nghề nghiệp, quần áo..... có hành của dụng thần hòa giải đó. III - Dụng thần điều hòa Một người được sinh ra vào mùa đông thì tứ trụ của người này cần phải có Hỏa để làm cho tứ trụ không bị lạnh, nhưng Hỏa không lên có quá nhiều nó chỉ cần có đủ để sưởi ấm cho tứ trụ (điều này chỉ đúng cho những người được sinh ra và sống ở bắc bán cầu có 4 mùa rõ rệt bởi vì lý thuyết của môn tứ trụ này được đưa ra cũng như các thực nghiệm của nó mới chỉ được áp dụng cho những người ở vùng này). Những người được sinh ra vào mùa hè thì ngược lại, còn mùa xuân và mùa thu có nhiệt độ thích hợp, vì vậy không cần tới dụng thần điều hòa. Bởi vì trong Tử Bình người ta lấy Hỏa để đại diện cho lửa, phương nam và nóng, còn Thủy để đại diện cho nước, phương bắc và lạnh..... Các can chi và các cách dùng để điều hòa nhiệt độ này được gọi là dụng thần điều hòa. Nếu trong tứ trụ không có hay có dụng thần điều hòa nhưng nó quá yếu thì người ta thường dùng lửa, máy điều hòa nhiệt độ, quần áo, nước, mầu sắc,....., nhất là đặt tên có hành của dụng thần hòa giải và chọn phương bắc hay phương nam để sống, nhằm mục đích để bổ cứu cho dụng thần điều hòa. Ví dụ : Một người được sinh ra vào mùa đông trong các tháng Tý, Hợi hay Sửu thì trong tứ trụ cần có 1 hay vài can chi là Bính, Đinh, Tị hay Ngọ tùy theo trong tứ trụ có nhiều hay ít các can chi là Nhâm, Quý, Tý hay Hợi cũng như chúng được lệnh hay không được lệnh, nếu Thủy quá mạnh mà Hỏa quá yếu thì chúng ta mới phải sử dụng các yếu tố bên ngoài như đã nói ở trên để bổ cứu. Ngoài ra, nếu Thủy vượng trong tứ trụ (như đươc sinh vào mùa đông, trong tứ trụ có nhiều can chi Thủy, hay có Thủy cục mạnh) thì có thể dùng Mộc làm dụng thần điều hòa bởi vì Mộc có khả năng xì hơi Thủy để sinh cho Hỏa (tức là làm giảm độ vượng của Thủy, nó cũng có nghĩa là làm giảm lạnh), vì vậy nếu gặp được các đại vận Giáp, Ất, , Dần, Mão, Thìn (vì nó thuộc mùa xuân), Bính, Đinh Tị, Ngọ, Mùi (vì nó thuộc mùa hạ) thì chúng có khả năng làm dụng thần điều hòa cho tứ trụ. Nhất là những người sinh vào ngày Quý Dậu, tức là ngày Kim Thần. Thân (Thủy) là vượng, vì vậy khi gặp các vận Hỏa hay đi về phương nam là phương có Hỏa mạnh để sống thì những người này thường sẽ đúng với câu “Kim thần nhập Hỏa phú quý sẽ vang xa). Trong 3 loại dụng thần ở trên thì dụng thần sinh phù và chế ngự là quan trọng nhất, sau mới đến dụng thần hòa giải, cuối cùng mới đến dụng thần điều hòa. Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời.1 like
-
Bài 11 : Xác định điểm vượng của các trạng thái II - Xác định điểm vượng của các trạng thái Bạn đọc phải thực hiện lần lượt các bước như sau : 1 - Xác định tứ trụ cũng như điểm vượng của các can chi theo lệnh tháng và phải ghi các điểm này ngay bên phải của can chi đó. 2 – Xác định các tổ hợp hóa cục hay không hóa cục trong tứ trụ, các can hay chi trong các tổ hợp phải được khanh tròn và chúng được nối với nhau bởi ít nhất 3 đoạn thẳng (như trong sơ đồ ở trên). 3 – Xác định các can và chi bị khắc gần hay trực tiếp và chúng phải được khoanh tròn (để biết chúng không có khả năng sinh hay khắc được cho các can chi khác cũng như chúng không có khả năng nhận được sự sinh của can chi cùng trụ). 4 - Đường chữ V trong sơ đồ của tứ trụ ở trên đặc trưng cho vùng tâm nó chứa can ngày, can tháng, can giờ và chi ngày. 5 – Các mũi tên từ can năm, chi năm, chi tháng và chi giờ đi vào vùng tâm có các số thập phân 2/5 hay 1/2 cho biết điểm vượng còn lại của các can hay chi này vào được vùng tâm bị giảm 2/5đv hay ½ đv của chúng. Tứ trụ 1 : Nam sinh này 9/6/1970 lúc 2,00’ có tứ trụ : Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng) theo dự kiến của tôi và chúng được ghi bên phải ngay cạnh các can chi của chúng. Ta thấy bán hợp của Tuất trụ năm với Ngọ trụ tháng hóa Hỏa (vì có Đinh trụ giờ dẫn hóa) và Canh trụ ngày bị khắc gần bởi Đinh trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Tuất, Ngọ và Canh trụ ngày cũng như ta phải nối Tuất với Ngọ bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên). Mặc dù Canh trụ năm bị khắc trực tiếp bởi Tuất cùng trụ (vì Tuất đã hóa Hỏa) nhưng nó vẫn có khả năng khắc các can chi khác (vì Tuất ở trong hợp). Ngọ của trụ tháng bị khắc trực tiếp bởi Nhâm cùng trụ. 1 – Canh trụ năm có 7đv bị giảm ½ đv bởi Tuất cùng trụ khắc trực tiếp (vì Tuất đã hóa Hỏa), 1/10đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7.1/2.9/10.3/5đv = 1,89đv. 2 - Tuất trụ năm có 10đv, nó bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó còn 5đv. 3 - Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm ½ đv bởi Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó còn 10.1/2.3/5đv = 3đv. 4 – Thân trụ ngày có 7đv bị giảm ¼ đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 1 ngôi, nó còn 5,6đv. 5 - Sửu trụ giờ có 9đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 5,4đv. 6 – Đinh trụ giờ có 9đv bị giảm 1/5đv bởi Nhâm trụ tháng khắc cách 1 ngôi, nó còn 7,2đv. 7 – Canh trụ ngày có 7đv bị giảm 1/3đv bởi Đinh trụ giờ khắc gần, nó còn 4,67đv. 8 – Nhâm trụ tháng có 4đv bị giảm 1/10đv bởi Sửu trụ giờ khắc cách 2 ngôi, nó còn 3,6đv. Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì : Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau : Mộc.......Hỏa......Thổ......Kim.......Thủy #.........15,2......5,4......12,16......3,6 Cụ Thiệu Vĩ Hoa đã xác định mệnh này có Thân vượng. Nếu Thân là vượng thì Nhật Can (can của trụ ngày) phải có điểm đắc địa tại các chi trong tứ trụ (trừ chi của trụ tháng bởi vì điểm vượng của nó ở lệnh tháng chính là điểm vượng này) và qua các ví dụ trong thực tế tôi đã đưa ra giả thiết số 72/ trong chương 14. (72/(Tứ trụ số 1 của phần II chương 9) – Nhật Can chỉ có điểm vượng đắc địa tại các chi của trụ năm, trụ ngày và trụ giờ khi nó ở trạng thái Lộc và Kình Dương của các chi này và các điểm vượng này chỉ bị giảm như điểm vượng của các can chi khi nó bị khắc trực tiếp (còn nếu nó bị khắc gần?) hoặc ít nhất bởi 2 lực khắc.) Nếu sử dụng giả thiết 72/ thì điểm vượng đắc địa của Nhật Can Canh ở trạng thái Lộc tại Thân trụ giờ không bị giảm (bởi vì nó chỉ bị khắc bởi 1 lực cách 1 ngôi của Đinh trụ giờ), vì vậy điểm vượng của trạng thái Lộc ở đây phải có ít nhất 4,05đv thì hành Kim của Nhật Chủ là 12,16đv + 4,05đv = 16,21đv mới lớn hơn các hành Thủy (Thực-Thương), Mộc (Tài) và Hỏa (Quan-Sát) 1đv, khi đó Nhật Chủ mới trở thành vượng. (Nếu theo phương pháp cổ truyền thì Nhật Can có các điểm đắc địa ở các chi trong tứ trụ (trừ chi tháng) khi nó vượng tại các chi này.) Giải thích : Có thể hiểu các chi (trừ chi tháng) có cùng hành với Nhật Chủ hay chúng sinh cho Nhật Chủ (nếu Nhật Chủ mang hành Thổ) là vùng đất mà dân sống ở đó đồng lòng và giúp đỡ Nhật Chủ, cho nên thế lực của Nhật Chủ được mạnh thêm. Ta đã xác định được trạng thái Lộc có ít nhất 4,05đv. Tứ trụ 2 : Nữ sinh ngày 21/10/1976 lúc 20,00’ có tứ trụ : Qua sơ đồ này ta thấy: 1 - Tất cả các can và chi đều có 3đv tại lệnh tháng. 2 – Nếu áp dụng giả thiết từ 93/ tới 96/ (chương 14) thì lực xung gần của Thìn trụ năm với Tuất trụ tháng có 3đv và với Tuất trụ giờ cách 2 ngôi có 3.1/2đv = 1,5đv. (Trích: 2 - Các lực xung, khắc hay hợp của các địa chi 93a/ - Ở đây, các chi không cần phải động và các lực này chỉ để xét khả năng tranh hay phá hợp của các địa chi. 93b/ - Các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận với các chi ở tuế vận cũng được xem là gần nhau. 93c - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi trong tứ trụ từ khi mới sinh (khi tuế vận được xem như chưa xuất hiện) được xác định bởi chính điểm vượng của chúng tại lệnh tháng (chi của trụ tháng). 93d/ - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi ở một năm (lưu niên) bất kỳ được xác định bởi điểm vượng của chúng ở lưu niên đó như sau : Điểm vượng của các chi trong tứ trụ chính là điểm vượng trung bình của chúng tại lệnh tháng, đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên : Điểm vượng của chi tiểu vận và đại vận chính là điểm vượng trung bình của chúng tại chi đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên. Điểm vượng của chi lưu niên là điểm vượng của nó tại chi của lưu niên (thái tuế). a - Lực hợp của các địa chi bị giảm 94/ - Lực hợp của 1 chi với y chi bị giảm : 94a/21 - (y - 1)/y.đv nếu nó hợp với mỗi chi gần. 94b/ - 1/3.(y - 1)/y.đv nếu nó hợp với chi cách 1 ngôi. 94c/ - 1/2.(y - 1)/y.đv ...................................... 2 ngôi. b - Lực xung hay khắc của các địa chi 95/ Lực của 1 chi xung hay khắc với 1 hay nhiều chi và hợp với y chi bị giảm : 95a/19 - y/(y + 1).đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi gần. 95b/56 - y/(y + 1).đv và thêm 1/3.đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi cách 1 ngôi. 95c/89 - y/(y + 1).đv và thêm 1/2.đv ....................................với mỗi chi cách 2 ngôi. 96/ - Các lực trên bị giảm thêm như sau : 96a/(30;70;79;89) - 2/3.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 1 hay 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi gần với nó (chỉ xét về ngũ hành) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả chi này bị hợp nhưng không hóa cục). (vd 68; 77). 96b/ - ½.đv nếu nó, hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi (chỉ ...) cách 1 ngôi giữa chúng (kể cả chi này ...). 96c/ - 2/3. ½.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) cả chi gần và cách 1 ngôi (chỉ ...) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả các chi này ...).) 3 - Nếu áp dụng giả thiết 94a;b;c/ thì mỗi lực hợp gần của Ngọ trụ ngày với Tuất trụ tháng và trụ giờ có 3.(2-1)/2đv = 1,5đv, vì vậy bán hợp của Ngọ với 2 Tuất bị phá tan bởi vì lực hợp không lớn hơm lực xung (chú ý các bán hợp hay lục hợp không bị phá chỉ khi lực hợp của chúng phải lớn hơn lực xung). 4 - Bính trụ năm, Tuất của trụ tháng và trụ giờ, mỗi can hay chi có 3đv ở lệnh tháng, các can chi này bị giảm 2/5đv của chúng khi chúng vào đến vùng tâm, vì vậy mỗi can hay chi này chỉ còn 3.3/5đv = 1,8đv. 5 - Thìn trụ năm có 3đv bị giảm ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 1,5đv. 6 - Mậu của trụ tháng và trụ giờ, Bính và Ngọ của trụ ngày ở trong vùng tâm, vì vậy mỗi can và chi này vẫn có 3đv (vì chúng không bị xung và nhận được sự sinh của các can chi khác). 7 - Trong tứ trụ không có can chi mang hành Kim, Thủy và Mộc nên các hành này không có điểm vượng ở vùng tâm (mặc dù chúng có can tàng là tạp khí trong các địa chi). Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau : Kim........Thủy........Mộc........Hỏa....... Thổ #..............#............#............7,8...... .11,1 Ví dụ này cụ Thiệu Vĩ Hoa đã dự đoán Nhật Chủ là nhược, vì vậy nếu Thân nhược thì điểm vượng đắc địa Kình Dương của Nhật Chủ (Bính) tại Ngọ của trụ ngày chỉ có thể cao nhất là 4,29đv, bởi vì nếu nó là 4,3đv thì Thân có 7,8đv + 4,3đv = 12,1đv, khi đó Thân trở thành vượng bởi vì Thân (Hỏa) lớn hơn thực thương (Thổ), tài tinh (Kim) và quan sát (Thủy) ít nhất 1đv. Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau: Kim..........Thủy.......Mộc........Hỏa...... ..Thổ #..............#...........#..........12,09....... 11,1 Nếu lực xung của Thìn với Tuất trụ giờ (cách 2 ngôi) bị giảm 2/3đv thì nó còn 1đv. Do vậy bán hợp Hỏa cục của Ngọ với Tuất trụ giờ không bị phá, nên có thêm 1,8đv của Tuất hóa Hỏa ở vùng tâm. Điểm vượng trong vùng tâm của các hành chưa có điểm vượng đắc địa như sau : Kim.........Thủy.........Mộc........Hỏa..... ...Thổ #..............#.............#............9,6..... ....9,3 Muốn cho Thân nhược thì điểm vượng đắc địa Kình Dương của Nhật Chủ (Bính) tại Ngọ trụ ngày cao nhất là 0,69đv. Số điểm này là không thể chấp nhận được bởi vì điểm đắc địa Kình dương không thể nhỏ hơn điểm vượng đắc địa Lộc đã có ít nhất là 4,05đv. Chúng ta đã xác định được trạng thái Kình Dương nhiều nhất là 4,29đv. Tứ trụ 3 : Nam sinh ngày 13/8/1980 lúc 7,10’ có tứ trụ : Qua sơ đồ này ta thấy: 1 - Giáp bị Canh khắc gần, Thân trụ tháng bị Ngọ khắc gần, không có các tổ hợp cũng như các can và chi sinh cho nhau. 2 – Canh có 9đv bị giảm 1/10 đv bởi Bính khắc cách 2 ngôi, 1/10 đv bởi Ngọ khắc cách 2 ngôi và 2/5 đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 4,37đv. 3 - Thân trụ năm có 9đv bị giảm 1/5 đv bởi Ngọ khắc cách 1 ngôi, 1/20 đv bởi Bính khắc cách 3 ngôi và ½ đv khi nó vào tới vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,42đv. 4 - Thân trụ tháng có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ngọ khắc gần và 2/5 đv khi nó vào tới vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,24đv. 5 - Thìn trụ giờ có 5đv nó chỉ bị giảm 2/5 đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 3đv. 6 - Giáp có 3đv bị giảm 1/3 đv bởi Canh khắc gần và 1/5 đv bởi Thân trụ năm khắc cách 1 ngôi (Thân trụ tháng bị Ngọ trụ ngày khắc gần nên nó không khắc được Giáp), vì vậy nó còn 1,6đv. 7 - Điểm đắc địa Kình dương của Nhật Chủ (Mậu) ở Ngọ trụ ngày là 4,29đv. Điểm vượng ở vùng tâm của các hành như sau : Thủy.........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim #.............1,6.........10........12,29......11, 03 Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa xác định Thân nhược nhưng ở đây Thổ lớn hơn Kim trên 1đv, vì vậy Thân là vượng. Cho nên trạng thái bệnh không thể có 5đv, mà nó chỉ có thể là 4,83đv, bởi vì khi đó Thìn có 2,898đv ở vùng tâm, hành Thổ trong vùng tâm có 12,018đv là nhỏ hơn Kim 1đv nên Thân mới nhược. Nếu trạng thái bệnh là 4,84đv thì điểm vượng vùng tâm của Thìn là 2,904đv, hành Thổ trong vùng tâm có 12,034đv, vì vậy Thân vẫn là vượng. Ta đã xác định được trạng thái Bệnh max là 4,83đv, để đơn giản ta lấy là 4,8đv. Tứ trụ 4 : Nữ sinh ngày 9/8/1965 lúc 9,20’ có tứ trụ : Qua sơ đồ này chúng ta thấy : 1 - Lục hợp của Tị trụ năm với Thân không hóa, Thân bị khắc gần, Tân và Mùi bị khắc trực tiếp. 2 - Ất trụ năm có 4đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm nên nó còn 2,4đv. 3 - Tị trụ năm có 7đv nhận được 1/3đv của Ất cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4.1/3đv = 1,33đv (vì Ất có Giáp cùng hành ở gần), nhưng nó bị giảm ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, nó chỉ còn (7 + 1,33).1/2đv = 4,17đv. 4 – Thân có 9đv bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ năm khắc gần và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,6đv. 5 – Mùi có 7đv bị giảm ½ đv bởi Ất cùng trụ khắc trực tiếp, 1/5đv bởi Giáp khắc cách 1 ngôi và 1/10đv bởi Ất trụ năm khắc cách 2 ngôi, vì vậy nó còn 2,52đv. 6 - Tị trụ giờ có 7đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 4,2đv. 7 - Tân có 10đv bị giảm ½ đv bởi Tị trụ giờ khắc trực tiếp, nó còn 5đv. 8 – Các điểm vượng trong vùng tâm của Ất và Giáp không thay đổi. Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau : Thổ.........Kim........Thủy.........Mộc..... .Hỏa 2,52........8,6..........#6..........9,4.......8,3 7 Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Nhật Chủ là vượng, nhưng ở đây Mộc không nhiều hơn Kim 1đv nên Nhật Chủ là nhược. Nếu Thân vượng thì trạng thái thai của Ất phải có ít nhất 4,1đv, khi đó Ất trụ năm có 2,46đv trong vùng tâm. Mộc có 9,56đv trong vùng tâm, nó vẫn chưa lớn hơn Kim 1đv nên Thân vẫn là nhược. Do vậy điểm của trạng thái tuyệt của Giáp phải có ít nhất 3,1đv, khi đó Mộc có 9,66đv trong vùng tâm, vì vậy nó mới có 1đv nhiều hơn điểm vượng của Kim, Hỏa và Thổ vì vậy Thân mới vượng. Chúng ta đã xác định được: Trạng thái tuyệt có ít nhất 3,1đv ..............................................Trạng thái thai có ít nhất 4,1đv Tứ trụ 5 : Nữ sinh ngày 17/9/1966 lúc 0,30’ . Qua sơ đồ này ta thấy : 1 - Ngũ hợp của Giáp với Kỷ không hóa và Dậu bị khắc trực tiếp. Nếu theo ví dụ 4 thì Giáp có 4,1đv, Mão có 3,1đv, còn các điểm vượng khác vẫn như dự kiến. 2 – Bính trụ năm có 3đv bị giảm 1/20đv bởi Tý khắc cách 3 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,71đv. 3 - Ngọ trụ năm có 3đv bị giảm 1/10đv bởi Tý khắc cách 2 ngôi và ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,35đv. 4 - Dậu trụ tháng có 9đv bị giảm ½ đv bởi Đinh khắc trực tiếp, 1/3đv bởi Ngọ trụ năm khắc gần, 1/5đv bởi Bính trụ năm khắc cách một ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,44đv. 5 – Tý trụ giờ có 7đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 4,2đv. 6 - Kỷ có 6đv bị giảm1/3đv bởi Giáp khắc gần và ½ đv bởi Mão cùng trụ khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 2đv. 7 – Đinh trụ tháng có 6đv bị giảm 1/10đv bởi Tý khắc cách 2 ngôi, nó còn 5,4đh. 8 - Nhật Chủ Kỷ đắc địa Lộc ở Ngọ trụ năm có 4,05đv bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 2,025đv. Điểm vượng trong vùng tâm của các hành : Thủy.........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim 4,2...........7,2.........8,46......4,025.....1,44 Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân vượng, nếu Thân vượng thì ta khẳng định điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn (Hỏa) phải sinh được cho Thân (Thổ). Qua các ví dụ thực tế tôi đã xác định được kiêu ấn có thể sinh được 50%đv trong vùng tâm của nó cho Thân qua các giả thiết từ 190/ tới 194/ trong chương 14 (xem câu 11 ở trên). Nếu sử dụng các giả thiết này thì kiêu ấn sinh cho Thân 50%đv của nó, Thân có 8,46.1/2 đv + 4,025đv = 8,225đv, nó nhiều hơn quan sát, thực thương và tài tinh 1đv, vì vậy Thân mới trở thành vượng. Nếu trạng thái tử là 2,9đv thì Bính có 1,653đv trong vùng tâm, Ngọ có 1,305đv, khi đó Hỏa có 8,358đv và Thổ có (8,358.1/2 + 4,025)đv = 8,204đv, Thổ lớn hơn Mộc 1đv, vì vậy Thân là vượng. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy thời gian từ trạng thái tử đến trạng thái mộ (tức thời gian từ khi chết đến khi chôn) chỉ khoảng một vài hôm so với các trạng thái khác ít nhất cũng vài tháng trở lên. Do vậy ta có thể coi hai trạng thái tử và mộ có số điểm 3đv là hợp lý. Ta đã xác định được trạng thái tử và mộ là 3đv. Tứ trụ 6 : Nam sinh ngày 12/10/1962 lúc 4,30’ Qua sơ đồ này, ta thấy: 1 – Tuất và Mùi đều bị khắc gần và không có các tổ hợp. 2 – Nhâm có 8đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 4,8đv . 3 - Dần trụ năm có 4đv được Nhâm cùng trụ sinh cho ½ đv của nó (vì Nhâm được sinh gần bởi Canh), vì vậy Dần có 8đv nhưng nó bị giảm 1/5đv bởi Canh khắc cách một ngôi và ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,2đv. 3 - Tuất có 3đv bị giảm 1/3đv bởi Dần trụ năm khắc gần, 1/5 đv bởi Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, 1/10 đv bởi Giáp trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 0,86đv. 4 - Mùi trụ ngày có 4đv bị giảm1/3đv bởi Dần trụ giờ khắc gần, 1/5đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi và 1/5đv bởi Giáp trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó chỉ còn 1,71đv. 5 - Dần trụ giờ có 4đv bị giảm 1/10đv bởi Canh khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 2,16đv. 6 - Giáp trụ giờ có 4đv bị giảm 1/5 đv bởi Canh khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn 3,2đv Điểm vượng trong vùng tâm của các hành là : Hỏa.........Thổ..........Kim.........Thủy... ......Mộc #............2,57.........5.............9.8....... ....8.56 Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân nhược, vì vậy trạng thái dưỡng phải có ít nhất 4,2đv mới là hợp lý (vì trạng thái thai đã là 4,1đv). Nếu điểm vượng trong ngoặc đơn của các can chi ở trạng thái Dưỡng có 4.2 đh thì : Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau : Hỏa.........Thổ.........Kim........Thủy..... .....Mộc #............2,65........5,1.........9,8.......... .8,91 Qua số điểm vượng vùng tâm này ta thấy Thủy có thể được tăng thêm max là 0,1đv, nó có nghĩa là trạng thái suy của Quý có thể max là 5,1đv, vì vậy hành Thủy không lớn hơn hành Mộc 1đv, vì vậy Thân đã trở thành nhược. Chúng ta đã xác định được : Trạng thái Dưỡng min là 4,2đv .................................................Trạng thái suy max là 5,1đv Tứ trụ 7: Nam có Tứ Trụ : Các đại vận: Canh Dần/ Kỷ Sửu/ Mậu Tý/ Đinh Hợi/ Bính Tuất/ Kỷ Dậu Các đại vận Kiêu-Ấn và Tỷ Kiếp của tứ trụ này phải là hỷ dụng thần thì mới phù hợp với thực tế cuộc đời của người này, vì vậy Thân của tứ trụ này phải nhược. Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra và sử dụng giả thiết 89/ (Nếu các can ở tử tuyệt tại lệnh tháng mà tất cả 4 chi trong tứ trụ có cùng một hành thì các can này chỉ khắc được các chi cùng trụ (chỉ xét về sự khắc của ngũ hành).) thì điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như sau: 0,5.........1........-0,5.........-1..........0,5 Mộc.......Hỏa......Thổ.......Kim.......Thủy 12,15.......#..........#......11,16........# Tứ Trụ số 8 (xem ví dụ 148): Kiêu Ấn có thể sinh cho Thân 50% điểm vượng của nó chỉ khi có đủ 2 điều kiện sau đây: 1 - Điểm vượng trong vùng tâm của Kiêu Ấn phải lớn hơn (hoặc bằng?) điểm vượng của Tài và Quan Sát. 2 - Can trụ năm và chi trụ tháng cả hai có thể sinh cho can trụ tháng mà can trụ tháng có thể sinh cho Nhật can cũng như Nhật can không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp (?). Hoặc : Chi trụ giờ sinh được cho can trụ giờ mà can trụ giờ có thể sinh được cho Nhật Can cũng như Nhật can không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp (?). (Chú ý: ở đây chỉ xét đến sự sinh hay khắc của ngũ hành). 11 - Bảng điểm (Các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt) A - Các trạng thái được gọi là được lệnh (tức vượng tại tháng sinh) : 1 - Trường sinh 6đv (điểm vượng) 2 - Mộc dục 7đv 3 – Quan đới 8đv 4 – Lâm quan 9đv 5 - Đế vượng 10đv B - Các trạng thái được gọi là thất lệnh (tức nhược tại tháng sinh) : 6 – Suy max là 5,1đv 7 - Bệnh max là 4,83đv (lấy 4,8đv) 8 - Tử 3đv 9 - Mộ 3đv 10 - Tuyệt 3,1đv 11 – Thai 4,1đv 12 - Dưỡng 4,2đv C - Nhật Chủ (can ngày) chỉ có điểm vượng đắc địa ở : 13 - Lộc (tức ở trạng thái Lâm Quan) có min là 4,05đv 14 – Kình dương (tức ở trạng thái Đế Vượng) có max là 4,29đv (lấy 4,3đv) Chúng ta tạm thời xem các điểm vượng đặc trưng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt theo dự kiến và đã được xác định ở trên là các hằng số cơ bản của "Thuyết Vũ Trụ Hẹp". Vì vậy tôi mong muốn bạn đọc cùng tham gia với tôi nghiên cứu các ví dụ trong thực tế để nhanh chóng xác định được chính xác các hằng số này. Số điểm đặc trưng cho các trạng thái trong bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời.1 like
-
Ðáp án : Của các bài tập lấy trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” như sau: 1 - Ví dụ 1 : Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 2,00’am. Chết vì ung thư gan vào tháng 10/2006. 2 - Ví dụ 5 : Nam sinh ngày 23/4/1948 lúc 8,00’am. Năm 1989 anh ta bị tai nạn, đầu va vào cửa kính và chân bị gẫy lòi xương. 3 - Ví dụ 6 : Nam sinh ngày 25/9/1990 lúc 13,00’. Tháng 7/1991 bị mổ u não may thoát chết. 4 - Ví dụ 10 : Bé trai Elgin Alexander Fraser (Canada) sinh ngày 10/4/2004 lúc 12,00’. Bị bệnh ung thư từ khi mới 8 tháng tuổi và được sống tới ngày 19/5/2007 lúc 19,45’. Hình chụp với trung phong (Centre) Mike Fisher gần đây, khi còn sống 5 - Ví dụ 14 : Nữ sinh ngày 29/11/1955 lúc 5,01’am. Chết vì cảm lạnh vào tháng 4/2007. 6 - Ví dụ 151 : Michael Jackson was born 29/9/1958 lúc 12,00’ (?). Anh ta chết vì trụy tim ngày 25/6/2009 lúc 12,44’. 7 - Ví dụ 215: Nhà bác học thiên tài Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879 lúc 11,30’. Ông ta mất ngày 18/4/1955. Ðến đây là hết chương trình Tứ Trụ sơ cấp, chắc nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc rằng chưa thấy Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời (bốn mùa) Luận đâu cả. Vâng, đúng là như vậy và rồi bạn đọc sẽ thấy trong chương trình Tứ Trụ trung cấp hầu như vẫn chưa thấy cái “Mê Hồn Trận“ này xuất hiện (vì nó đã được toán học hóa), nhưng chúng ta vẫn dự đoán được các tai họa có thể xẩy ra và tìm cách để ngăn chặn chúng. Chỉ đến chương trình Tứ Trụ cao cấp, khi dự đoán về Tài Quan Ấn mới bắt đầu thực sự đụng chạm tới nó và chỉ khi đó bạn đọc mới không sợ lạc vào cái “Mê Hồn Trận” này.1 like
-
Bài 8 và 9 : Thần sát của tứ trụ và Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận Chương 7 Thần sát của tứ trụ Thực tế đã chứng minh có rất nhiều người thoát chết, hay thoát tai nạn một cách không thể hiểu được. Các trường hợp may mắn này lại hay gặp nhiều lần ở một người, trong khi đó nhiều người khác lại hầu như không gặp, thậm chí còn toàn gặp những điều rủi ro suốt cuộc đời. Tại sao lại như vậy? Điều này đã khẳng định rằng phải có một thế giới thần linh đang hiện hữu và tất nhiên phải có thần tốt (cát thần) và thần xấu (hung thần). Do vậy Họ đã xác định được các cát thần và hung thần này ở các can, chi trong tứ trụ của mỗi người. Nhưng theo phương pháp tính điểm hạn của tôi thì thần hộ mệnh vĩ đại nhất lại chính là tam hội trong tứ trụ (xem phần 2 của chương 16) . I – Cát thần Các quý nhân có khả năng giải hạn 1 – Thiên Ất quý nhân Cách tra là lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau : Thiên Ất quý nhân là thần tốt nhất trong mệnh chủ về thông minh, trí tuệ, là thần gặp hung hóa cát..... Nếu hợp hóa thành hỷ, dụng thần là rất tốt, rất kỵ gặp hình, xung, khắc, hại, đất không vong, tử, mộ hay tuyệt. 2 – Thiên Đức - Nguyệt Đức Cách tra Thiên Đức và Nguyệt Đức là lấy chi tháng sinh làm chủ để tìm các thiên can hay địa chi trong tứ trụ như sau: Quý nhân Thiên Đức và Nguyệt Đức là cát tinh, tính tình nhân từ đôn hậu, cuộc đời phúc nhiều, ít gặp nguy hiểm, gặp hung hóa cát, hóa hiểm thành an.... như có thần linh hộ vệ. Nếu trong tứ trụ mà có cả Thiên, Nguyệt Đức thì người đó có năng lực gặp hung hóa cát rất mạnh, gặp phải hung thần cũng bớt xấu rất nhiều, nhưng gặp phải xung, khắc thì vô dụng. 3 - Đức, Tú quý nhân Cách tra Đức,Tú quý nhân lấy tháng sinh làm chủ để tìm các thiên can trong tứ trụ như sau: a - Sinh các tháng Dần, Ngọ hay Tuất mà thấy Bính, Đinh là Đức quý nhân còn thấy Mậu, Kỷ là Tú quý nhân. b - Sinh các tháng Thân, Tý hay Thìn mà thấy Nhâm, Quý, Mậu, Kỷ là Đức quý nhân còn thấy Bính, Tân, Giáp, Kỷ là Tú quý nhân. c - Sinh các tháng, Tị, Dậu hay Sửu mà thấy Canh và Tân là Đức, còn thấy Ất và Canh là Tú. d - Sinh các tháng Hợi, Mão hay Mùi mà thấy Giáp và Ất là Đức còn thấy Đinh và Nhâm là Tú. Đức, Tú quý nhân là cát thần, trong mệnh có nó là người thành thật, tinh thần sáng sủa, nghĩa hiệp thanh cao, tài hoa xuất chúng, nó có thể biến hung thành cát, nếu gặp thêm Học Đường quý nhân thì có tài và quan cao sang, nếu gặp xung khắc thì bị giảm yếu. Ví dụ: Người sinh tháng Dần, Ngọ hay Tuất mà thấy Mậu hay Quý trong tứ trụ là có Tú quý nhân, có Bính hay Đinh là có thêm Đức quý nhân. Những cái khác cũng tra tương tự. 4 – Văn Xương quý nhân Cách tra lấy can năm hay can ngày làm chủ tìm các địa chi trong tứ trụ như sau: Văn Xương quý nhân có thể biến hung thành cát, là người khí chất thanh cao, văn chương giỏi, chủ về thông minh hơn người, ham học, ham hiểu biết, muốn vươn lên, cuộc đời lợi về đườnh học hành thi cử, tiến chức, không giao thiệp với kẻ tầm thường, nam gặp được thì nội tâm phong phú, nữ gặp được thì đoan trang. Đến giờ tôi mới xác định được bốn quý nhân trên khi xuất hiện ở tuế vận và tiểu vận (nếu không bị hợp) là có thể giải được một phần hạn (vì nó có đìểm hạn âm), còn nếu chúng ở trong tứ trụ thì tôi vẫn chưa xác định được điểm hạn của chúng. B - Các quý nhân chỉ phù hộ về tài và quan 1 – Thái Cực quý nhân Cách tra lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau: Thái Cực quý nhân chủ về thông minh hiếu học, tính cách chính trực, nếu được sinh vượng (Thân vượng) thì ý chí hiên ngang, phúc thọ song toàn, nếu không phải quan cao trong triều thì cũng là người giầu sang giữa muôn dân. 2 - Lộc thiên can Lấy can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ nhhư sau: Thần Lộc vượng không gặp phải hình, xung, khắc, phá là chủ về công danh thuận lợi. Thân vượng mà Lộc nhiều thì nên bị khắc hoặc cho xì hơi (sinh cho can khác), còn thân nhược mà Lộc nhiều lại không bị khắc (tức Lộc phù trợ cho Thân nên Thân có thể từ nhược thành vượng) đều là quý mệnh. Lộc kỵ bị xung, khắc (như Giáp Lộc ở Dần gặp Thân là bị phá... ) hoặc gặp Không Vong. 3 - Tướng Tinh Lấy chi năm hoặc chi ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau: Tướng Tinh vừa chủ về võ vừa chủ về văn, có khả năng nắm quyền, được mọi người kính phục. Tướng Tinh đi với Mã Tinh, đi với Kình Dương là hỷ dụng thần, người như thế không phải là tướng soái cũng là cấp tương đương (lộc trọng quyền cao). 4 - Trạch Mã Lấy chi năm hay chi ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau: Trạch Mã có hung có cát. Trạch Mã là hỷ dụng thần, nhiều nhất là có tin mừng thăng quan, tiến chức, ít thì cũng được lợi trong sự hoạt động. Mã là kỵ thần, nhiều nhất là buôn ba lao khổ, ít thì vất vả bận rộn. Mã gặp xung (như Mã là Dần mà gặp Thân) như bị quất roi thì thường phải đi lại nhiều như làm trong các ngành giao thông, bưu điện, .... Mã bị hợp như là bị trói (tức khó mà đi đâu được). Mã Tinh là Thực, Thương gặp vận tài phát nhanh như mãnh hổ (điều này chỉ đúng khi Thân vượng hoặc vào vận Thân vượng). 5 – Kim Dư Cách tra lấy can ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau: Kim là kim loại quý như vàng bạc, Dư là xe, vì vậy nó nghĩa là xe trở vàng, hay trở vua, quan đi lại. Người gặp nó thì có phúc đặc biệt, chủ về thông minh, phú quý, tính cách uyển chuyển ôn hòa, dáng người thanh thản. Ngày sinh, giờ sinh gặp được là rất đẹp. Cho nên phàm là người có phúc, nam gặp thì nhiều thê thiếp, anh em hòa thuận, con cháu đông đúc. Nữ gặp thì nhiều phú quý. Nếu còn gặp Mã thì không những lên xuống xe ngựa mà còn có nhiều người hầu hạ ra vào tấp lập, uy phong lừng lẫy. 6 – Kim Thần Kim Thần chỉ có ba nhóm Can Chi là Ất Sửu, Kỷ Tị và Quý Dậu (có sách cho rằng Kim thần chỉ có khi Nhật can là Canh hay Tân, sinh vào các tháng Canh Thân hoặc Tân Dậu và phải có tam hợp Tị Dậu Sửu hay tam hội Thân Dậu Tuất trong tứ trụ, nếu các tổ hợp này hóa được Kim cục thì cực tốt). Nếu trụ ngày hay trụ giờ là một trong 3 tổ hợp của can chi trên là có Kim Thần. Kim không có hỏa không thể thành vũ khí, Kim Thần cần phải có hỏa để luyện, vì vậy Kim gặp hỏa thì sẽ phát. Hỏa có trong tứ trụ không đủ khả năng để phát mạnh mà phải gặp đại vận là hỏa thì mới phát mạnh, vì vậy mới có câu “Kim Thần gặp hỏa, uy trấn biên cương” hay “Kim Thần nhập hỏa, phú quý vanh xa”, nhất là hỏa lại là hỷ, dụng thần. Kim Thần gặp Thủy (nhất là vào đại vận Thủy) thì tai họa đến ngay, đi lên phương Bắc là xấu, có thể gặp tai nạn rất nặng (theo tôi đều này chỉ đúng khi Thủy là kỵ thần). 7 – Khôi Canh quý nhân Thần Khôi Canh chỉ có bốn tổ hợp can chi : Nhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất và Mậu Tuất. Khôi Canh chỉ có ở trụ ngày (có thể các trụ khác vẫn được xem là có Khôi Canh nhưng tác dụng của chúng yếu hơn). Người gặp Khôi Canh nếu suy (Thân nhược hay ở kỵ vận) thì nghèo đói rách nát, nếu vượng (Thân vượng hay ở vận hỷ dụng thần) thì giầu sang tuyệt trần. Khôi Canh hội tụ thì phát phúc phi thường, tính cách thông tuệ, văn chương nổi tiếng, nắm quyền thì thích sát phạt. Nhưng gặp Tài, Quan thì tai họa ập đến ngay, nếu tứ trụ có hình, sát thì còn nặng hơn. Người gặp Khôi Canh tuy có tài lãnh đạo, tiếng vang sức mạnh, thích quyền bính, hiếu thắng, nhưng hôn nhân thường không thuận, ngoài ra nếu không tôn trọng pháp luật thì khó tránh khỏi tù đầy. 8 – Tam Kỳ quý nhân Trong tứ trụ nó phải có đủ ba Can : Giáp, Mậu, Canh hay Ất, Bính, Đinh hoặc Nhâm, Quý, Tân. Phàm mệnh gặp Tam Kỳ, tinh thần người đó khác thường, hoài bão to lớn, biết rộng, nhiều tài năng. Người có thêm Thiên Ất quý nhân thì công danh siêu quần. Nếu có thêm Thiên Đức, Nguyệt Đức thì không bao giờ gặp tai họa. Nếu có thêm tam hợp hay tam hội nhập cục (hóa cục) thì đó là đại thần trong triều đình... Nhưng Tam Kỳ phải hội đủ 3 yếu tố sau: a - Ðắc thời, đắc địa (tức được lệnh tháng, kỵ nhất là không được tử, mộ, tuyệt tại chi mà nó đóng và gặp không vong). b - Có nhiều Quý thần giúp đỡ. c - Tổ hợp của tứ trụ phải đẹp. Còn nếu không đủ 3 yếu tố này thì chỉ là người bình thường, nếu ai còn gặp thêm không vong thì không cô độc cũng là kẻ vô gia cư lang bạt bốn phương. 9 - Từ Quán và Học Đường a - Học Đường (thường chủ về người có trình độ học vấn cao như đại học, tiến sĩ...). Mệnh (tức nạp âm của trụ năm) Mệnh Kim thấy Tị, Tân Tị là chính ngôi. Mệnh Mộc thấy Hợi, Kỷ Hợi là chính ngôi. Mệnh Thủy thấy Thân, Giáp Thân là chính ngôi. Mệnh Thổ thấy Thân, Mậu Thân là chính ngôi. Mệnh Hỏa thấy Dần, Bình Dần là chính ngôi. b - Từ Quán (thường chủ về người làm trong nghành giáo dục như giáo sư, viện sĩ...). Cách tra lấy can năm hay can ngày làm chủ tìm các tổ hợp Can Chi trong tứ trụ như sau: Từ Quán và Học Đường, chủ về tú khí phát sinh, thông minh khéo léo, văn chương nổi tiếng, cuộc đời giầu sang. Nên được sinh vượng, không nên bị khắc, hại, xung. Nếu có thêm Thiên Ất quý nhân hoặc các cát tinh phù hộ thì tốt, nếu không thì tài năng khó thi thố, ý chí bị bó buộc. II – Hung thần A - Các hung thần có thể gây ra điểm hạn 1 – Kình Dương Cách tra Kình Dương lấy Nhật can làm chủ xem Chi nào trong tứ trụ mà Nhật can ở trạng thái đế vượng thì Chi đó chính là Kình Dương (như Nhật can là Tân thì chi Thân nếu có trong tứ trụ thì nó là Kình Dương bởi vì Tân ở trạng thái đế vượng tại Thân). Kình Dương có cát có hung nhưng phần nhiều chủ về hung. Trong đại vận người ta sợ nhất là gặp Kình Dương, nó chủ về sự trì trệ, tai họa, thương tật, của cải hao tán, .... và cũng chủ về những tội phạm pháp. Kình Dương kiêm ác sát thì tai họa vô cùng. Kình Dương không những sợ gặp Tuế quân mà còn sợ xung Tuế quân (thái tuế hay chi của lưu niên), cho nên nói “ Kình Dương xung Tuế quân là tai họa cực xấu “. Kình Dương tuy là sự cứng rắn nhưng nếu thân nhược gặp phải nó thì không thể cho là xấu, vì Kình Dương có công năng bảo vệ thân (tức là vì Chi cùng hành với Thân nên giúp cho thân bớt nhược). Phàm người có Lộc, cần phải có Kình Dương để bảo vệ, gặp Quan hay Sát và Ấn phải có Kình Dương mới tốt. Như thế gọi là “Quan Ấn tương trợ, nhờ có Kình Dương mới đem Lộc về“. Trong mệnh gặp Kình, Sát kiêm vượng thì càng thông đạt đến Ấn thụ (tức chức trọng và quyền cao), tức nhờ Kình Dương trợ uy mà đạt được. Cho nên có câu “gặp Sát mà không có Kình Dương thì không thành đạt, có Kình mà không có Sát thì không có uy, có cả Sát cả Kình thì lập công kiến hiệp, có thể thành tướng, soái“. Hay câu “Sát Ấn tương sinh còn có Kình Dương trợ giúp thì không gì là không quý hiển“. Nói chung người gặp Kình Dương nên làm việc thiện, kiềm chế mình, tôn trọng pháp luật .....thì tránh được điều xấu, giữ được an thân, nếu không thì suốt đời trắc trở. 2 - Kiếp Sát Cách tra lấy chi năm hay chi ngày là chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Kiếp Sát chủ về hung, về các tai họa bệnh tật, bị thương, hình pháp, trong tứ trụ không gặp là tốt nhất. Nếu nó là kỵ thần thì tính tình cường bạo, gian hoạt sảo trá, thường chuốc lấy tai họa. Nếu là hỷ, dụng thần thì là người hiếu học, cầu tiến bộ, ham lập nghiệp, công việc chuyên cần, quả đoán trong công việc, dễ thành công. 3 – Tai Sát Cách tra lấy chi năm làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Tai Sát sợ khắc, nếu gặp sinh lại tốt (?). Trong tứ trụ nếu gặp Tai Sát thì phúc ít họa nhiều. Sát chủ về máu me, chết chóc. Nếu Sát thuộc hành Thủy hay Hỏa phải đề phòng bỏng, cháy; thuộc Kim hay Mộc đề phòng bị đánh; thuộc Thổ phải đề phòng ôn dịch (dịch bệnh) hay đổ sập của các vật (như tường, nhà,...). Tai Sát khắc thân là xấu, nếu có thần phúc cứu trợ, phần nhiều có quyền lực, cũnh như Kiếp Sát gặp Quan tinh, Ấn thụ là tốt. 4 – Vong Thần Cách tra lấy chi năm hay chi ngày làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Vong Thần cát (tức tốt) thì sắc sảo uy lực, mưu lược, tính toán liệu việc như thần, binh cơ ứng biến, cuối cùng rồi sẽ thắng, nói năng hùng biện, tuổi trẻ tiến nhanh. Nói là tốt tức là chỉ khi Thân vượng, Vong Thần là hỷ, dụng thần (tức hành của nó là hỷ hay dụng thần). Nói là xấu tức Thân nhược, Vong thần là kỵ thần, là người ngông cuồng đảo điên, trắng đen thị phi lẫn lộn, lòng dạ hẹp hòi, đam mê tửu sắc, việc quan kiện tụng, phạm quân pháp. Mệnh (tứ trụ) đã có tuần Không Vong còn gặp Vong Thần thì họa không nhẹ, nghèo đói suốt đời (?). Với phương pháp của tôi Vong Thần luôn luôn có điểm hạn dương (xấu). 5 – Nguyên Thần Cách tra lấy chi năm làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Với nam sinh các năm dương và nữ sinh các năm âm (dấu của can của năm sinh - tức trụ năm) là năm: Với nam sinh các năm âm và nữ sinh các năm dương: Mệnh gặp Nguyên thần thường tướng mạo xấu, thô cứng, giọng khàn đục, tính cách cũng vậy. Tuế Vận (lưu niên và đại vận) gặp Nguyên thần như cây gặp gió, bị xô lắc đảo điên, không được bình yên, không có bệnh trong thì gặp nạn ngoài, tuy có phú quý cao sang nhưng không thịnh. Đại vận gặp Nguyên thần thì cả 10 năm đáng sợ, không yên ổn, cửa nhà lận đận, nếu có cát thần phù hộ thì mới đỡ phần nào . Nguyên Thần tuy xấu, lưu niên đại vận gặp là không tốt, nhưng biết được điều xấu, tránh xa phương của Nguyên Thần (phương mang hành của Nguyên thần) thì có thể vô hại. 6 - Cấu và Giảo Cách tra lấy chi năm làm chủ. Với nam sinh các năm dương và nữ sinh các năm âm thì xem trong tứ trụ có ngôi thứ ba sau mệnh (chi của trụ năm - năm sinh và tính theo theo bảng 60 năm Giáp Tý) là Cấu ngôi thứ ba trước mệnh là Giảo. Với nam sinh các năm âm, nữ sinh các năm dương thì ngôi thứ ba sau mệnh là Giảo, ngôi thứ ba trước mệnh là Cấu. Ví dụ: Nếu nam sinh năm Canh Ngọ (nó là năm dương bởi vì can năm của nó là Canh là can dương) thì ngôi thứ ba sau năm Ngọ (mệnh) là Dậu tức là Cấu, ngôi thứ ba trước Ngọ là Mão tức là Giảo. Nữ sinh năm dương là Canh Ngọ (1990) thì ngôi thứ ba sau Ngọ là Dậu tức là Giảo còn ngôi thứ ba trước Ngọ là Mão tức là Cấu. Những cái khác tính tương tự. Mệnh gặp hai sát đó thân thường bị sát khắc, nhưng có nhiều cơ mưu, chủ về nắm các việc hình phạt hay sát phạt hoặc là tướng soái. Năm hành đến đó thường gặp chuyện cãi cọ, hình phạt. Cả hai cùng gặp càng nặng, đi với sát càng nặng. Trụ ngày và tuế vận nhất là thái tuế cùng gặp Cấu hay Giảo là chủ về tai nạn nát thân. 7 – Không Vong Nếu trụ ngày trong tứ trụ là Giáp Tý thì nó được gọi là Tuần Giáp Tý, nó có nghĩa là ở đây mỗi Tuần chỉ có 10 ngày tính từ trụ ngày Giáp Tý theo chiều thuận của bảng nạp âm là Giáp Tý (1), Ất Sửu (2), Bính Dần (3), Đinh Mão (4), Mậu Thìn (5), Kỷ Tị (6), Canh Ngọ (7), Tân Mùi (8), Nhâm Thân (9) và Quý Dậu (10), nó không có ngày Giáp Tuất (11) và Ất Hợi (12), cho nên các chi Tuất và Hợi được gọi là Không Vong của trụ ngày Giáp Tý bởi vì trong Tuần Giáp Tý không có các chi là Tuất và Hợi. Cách tra Không Vong là lấy trụ ngày trong tứ trụ làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Sát của tuần Không Vong có cát có hung. Nếu tứ trụ có hung tinh, ác sát thì đó là đất tụ hội của tai họa, đều cần có Không Vong giải cứu. Nếu là đất Lộc, Mã, Tài, Quan thì đó là nơi phúc tụ, không nên gặp Không Vong vì sẽ bị nó làm cho tiêu tan. 8 – Thiên la và địa võng Thìn của trụ năm hay trụ ngày gặp Tị hay Tị của trụ năm hay trụ ngày gặp Thìn trong tứ trụ là Thiên La. Tuất của trụ năm hay trụ ngày gặp Hợi hay Hợi của trụ năm hay trụ ngày gặp Tuất trong tứ trụ là Địa Võng. Cách tra lấy chi năm hay chi ngày làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Thiên la và địa võng là hung thần ác sát, là một trong những tiêu chí lao tù. Nếu trong tứ trụ có Thiên la hay Địa võng còn thêm tam hình thì khi gặp tuế vận khó tránh khỏi tù đầy. Nếu trong tứ trụ có thiên la hay địa võng thì nó chỉ có thể gây ra điểm hạn khi nó gặp lưu niên. 9 - Tứ phế Qua đây ta thấy trụ ngày mà can và chi của nó có hành giống nhau (trừ hành Thổ) và sinh vào các tháng thuộc mùa có hành xung khắc với nó thì nó là Tứ Phế. Tứ Phế chủ về thân yếu (?), nhiều bệnh, không có năng lực (?) nếu không gặp sinh, phù trợ mà còn bị khắc, hại, hung sát áp chế thì chủ về thương tật tàn phế, kiện tụng cửa quan, thậm chí bị giam, hoặc là người theo tăng đạo. Cho nên trong tứ trụ, cho dù là năm tháng ngày giờ gặp phải đều không tốt, nhất là trụ ngày. A - Các hung thần chưa xác định được điểm hạn 1 - Thập ác-đại bại Cách tra nếu ngày sinh là một trong các các tổ hợp can chi sau đây là có Thập ác đại bại Giáp Thìn, Ất Tỵ, Nhâm Thân, Bính Thân, Đinh Hợi, Canh Thìn, Mậu Tuất, Quý Hợi, Tân Tị, Kỷ Sửu. Thập ác như là người phạm mười trọng tội trong luật pháp, không được ân xá hay giảm. Đại bại là như trong luật nhà binh giao tranh thất bại, chết không sót một ai, nghĩa là rất nặng nề. Ngày Thập ác đại bại là ngày hung, cổ xưa giao chiến rất kiêng kỵ. Ngay nay nó thường được dùng để kiêng kỵ khi xuất hành, khởi sự công việc hay hỷ sự. Ngày Thập ác đại bại là “Kho vàng bạc hóa thành cát bụi“, nếu gặp cát thần phù trợ, quý khí trợ giúp thì còn tốt, nếu gặp Thiên đức, Nguyệt đức thì không còn là điều kiêng kỵ nữa, nếu gặp sao Tài sao Quan ngược lại là phúc. Năm can chi và ngày can chi xung khắc nhau lại là gặp cát thần quý nhân giúp đỡ. 2 – Âm Dương sai lệch Cách tra lấy trụ ngày làm chủ tìm các tổ hợp can chi trong tứ trụ như sau: Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi . Âm Dương sai lệch là thông tin về hôn nhân không thuận dễ dẫn đến vợ chồng bất hòa, ly hôn, nặng thì người phối hôn dễ bị bệnh tật. Bất kể là nam hay nữ, tháng, ngày, giờ mà có hai cái hay ba cái trùng nhau là rất nặng. (Riêng hung thần này chỉ gây ra điểm hạn cho người phối hôn.) 3 – Hàm Trì (hay Đào Hoa) Hàm Trì chủ về sự đòi hỏi sinh lý khá cao nhưng phàm người có Hàm Trì thì thường khéo tay, phong lưu, đẹp, tính nóng nhưng giỏi nhiều nghề, phần nhiều là nghệ nhân. Sự hiểu biết, linh lợi, thông minh,... chính là nguồn tiến bộ của văn hóa, nghệ thuật.... Có rất nhiều bậc quan quý cao sang, thương gia giầu có, nhiều nghệ sĩ và nhà khoa học, danh nhân tướng soái đều có Hàm Trì. Nhưng khi tổ hợp trong tứ trụ không tốt là chủ về sự phong lưu trăng gió, quan hệ mờ ám giữa nam nữ. Với nữ, nếu trong tứ trụ không có Quan hay Sát, nhất là Quan hoặc có cả Quan và Sát mà : a - Có cả sao Hàm Trì và Hồng Diễm. b - Sao Hàm Trì hợp với cung phối hôn (chi trụ ngày) hóa cục có hành sinh cho Nhật Can. c - Sao Hàm Trì và Hồng diễm cùng trụ. d - Sao Hàm Trì ở trụ giờ. Thì những người này phần nhiều làm nghề mãi dâm (nếu trong tứ trụ có 2 hay 3 trong 4 thông tin này). 4 - Hồng Diễm Cách tra sao Hồng Diễm là lấy can ngày hay can năm làm chủ tìm trong tứ trụ gặp những chi sau là có Hồng Diễm: Sao Hồng Diễm đại diện cho người có khả năng hấp dẫn, lôi cuốn những người khác giới tính bởi tính tình cởi mở hay có thân thể quyến rũ....của họ. Nếu nữ mệnh gặp phải Hồng Diễm mà nó không bị xung hay hợp thì rất xấu (?), nhất là có thêm sao Hàm Tri (Đào Hoa). Bảng tra thần sát theo địa chi Bảng tra thần sát theo thiên can Chỉ có các cát thần và hung thần có trong 2 bảng trên khi xuất hiện trên tuế vận và tiểu vận mới có khả năng gây ra hạn hoặc giải được hạn (trừ âm dương sai lệch). Vì mục đích của cuốn sách này là phương pháp tìm các điểm hạn nên ở đây chỉ lập các bảng tra các thần sát có khả năng gây ra điểm hạn, còn các thần sát khác bạn đọc tự lập lấy bảng để tra. Chương 8 Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận I - Quy ước biểu diễn Tứ trụ, tuế vận và tiểu vận Ví dụ : Nam sinh ngày 11/10/1987 lúc 16,00’. 1 - Xác định tứ trụ, các đại vận và thời gian của chúng 2 - Xác định lưu niên và tiểu vận của tứ trụ này vào ngày 10 tháng 6 năm 2006. 3 - Xác định tất cả các cát thần và hung thần của tứ trụ này . Điều bắt buộc của tuần thứ nhất là bạn đọc phải trả lời đúng 3 câu hỏi này. Đáp án : 1 – Nam mệnh có tứ trụ : Đinh Mão – Canh Tuất – ngày Quý Tị - Canh Thân Các đại vận và thời gian của chúng : Đại vận đầu tiên của người này là Kỷ Dậu, nó bắt đầu vào tháng 6/1988 (khi người này 1 tuổi) tới 6/1998 bởi vì mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10 năm. Vì vậy đại vận thứ 2 là Mậu Thân từ 6/1998 tới 6/2008, tiếp Đinh Mùi từ 6/2008 tới 6/2018, Bính Ngọ từ 6/2018 tới 6/2028,...... 2 - Ngày 10/6/2006, đó là năm (lưu niên) Bính Tuất thuộc đại vận Mậu Thân và tiểu vận Tân Sửu (bởi vì lưu niên Bính Tuất có 2 tiểu vận là Tân Sửu và Canh Tý, nhưng ngày 10 tháng 6 chưa qua ngày sinh nhật 11 thánmg 10 nên nó vẫn còn ở tiểu vận Tân Sửu). 3 - Sơ đồ biểu diễn: a - Hình chữ nhật phía trên : Giữa can chi cùng 1 trụ ghi nạp âm của trụ đó. Trụ Mậu Thân là đại vận: Trụ Bính Tuất là lưu niên (năm) 2006. Năm 2006 người này 19 tuổi (2006 – 1987 = 19), số 19 viết phía dưới can của lưu niên, còn năm 2006 viết phía trên thái tuế (chi của lưu niên). Con số 10/6 là ngày 10 tháng 6 năm 2006, đó là ngày và tháng của lưu niên (năm) 2006 là ngày Canh Ngọ và tháng Giáp Ngọ. Trước ngày sinh nhật (11/10) người này ở tiểu vận Tân Sửu, sau ngày sinh nhật (11/10) mới sang tiểu vận Canh Tý được viết trong 2 hình tứ giác phía trong hình chữ nhật (ý muốn nói tiểu vận chỉ có tác động được tới đại vận và lưu niên). b - Hình chữ nhật phía dưới : Giữa can chi của cùng 1 trụ ghi nạp âm của trụ đó. Trụ đầu tiên là trụ của năm sinh là Đinh Mão. Trụ thứ hai là trụ của tháng sinh là Canh Tuất. Trụ thứ ba là trụ của ngày sinh là Quý Tị. Trụ thứ tư là trụ của giờ sinh là Canh Thân. 11/10 lúc 16,00’ là ngày, tháng và giờ sinh của người này được viết dưới nạp âm của trụ ngày. 9/10 lúc 4,00’ là giờ, ngày và tháng thay đổi lệnh tháng - giao lệnh (tức là mốc thời gian thay đổi từ tháng này sang tháng tiếp sau) từ tháng 9 tới tháng 10 là tháng sinh của anh ta (mục đích để xác định thời gian bắt đầu đại vận đầu tiên), chúng cũng được viết dưới nạp âm của trụ ngày (ở bên trái 11/10 và 16,00’ với nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương còn ở bên phải với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm). 1987 là năm sinh của anh ta được viết phía trên chi của trụ năm c - Cách để xác định trạng thái của các can chi : Bước đầu tiên : Các trạng thái (hay điểm vượng) của các can hay các chi trong tứ trụ được xác định theo lệnh tháng (tức là chi của trụ của tháng sinh), còn can đại vận được xác định theo chi đại vận, can lưu niên được xác định theo chi của lưu niên và can tiểu vận được xác định theo chi tiểu vận, tất cả các trạng thái (điểm vượng) của các can chi này được ghi bên phải ngay cạnh chúng. Bước thứ hai : Nếu các can đều nhược ở tuế vận thì viết là 0/0 (riêng can lưu niên thì viết số 0), còn nếu các can chỉ vượng ở đại vận (ta giả sử là Mộc Dục) nhưng nhược ở lưu niên thì viết là Mộc Dục/2, còn nếu vượng ở lưu niên thì viết chính trạng thái đó, tất cả các trạng thái này được viết phía trên các can của chúng 4 - Các cát thần và hung thần của tứ trụ . Các cát thần của tứ trụ này có thể giải được hạn là : Sinh tháng Tuất có Bính là Nguyệt đức, Bính và Đinh là Đức quý nhân, Quý và Mậu là Tú quý nhân và Bính là Thiên đức quý nhân. Can của trụ năm là Đinh và can của trụ ngày là Quý có Hợi, Dậu, Mão và Tị là Thiên ất quý nhân cũng như Dậu và Mão là Văn xương quý nhân. Các cát thần này được viết tắt là: Bính,bính,đinh,quý,mậu,bính,hợi,dậu,mão,tị,dậu,mão. Có tất cả 12 cát thần trong tứ trụ này. Các hung thần của tứ trụ này có thể gây ra điểm hạn là : Mão trụ năm có Thân là Kiếp sát và Dậu là tai sát và Dần là Vong thần. Chi Tị trụ ngày có Dần là Kiếp sát và Thân là Vong thần. Nam sinh năm âm (Đinh) Nguyên thần của chi Mão trụ năm là Thân và Cấu giảo là Tý và Ngọ. Trụ ngày là Quý Tị, vì vậy Không Vong là Ngọ và Mùi. Các hung thần này được viết tắt là : Thân,dậu,dân,dần,thân,thân,tý,ngọ,ngọ,mùi. Có tất cả 10 hung thần của tứ trụ này. Tất cả các cát thần và hung thần này khi xuất hiện ở tuế vận hay ở tiểu vận mới có khả năng gây ra điểm hạn, riêng tứ phế chỉ có điểm hạn khi nó ở trụ ngày. II - Bài tập 1 - Can và chi có ý nghĩa như thế nào trong hệ mặt trời của chúng ta ? 2 - Vì sao họ (người ngoài hành tinh của chúng ta) dự đoán được vận mệnh của trái đất ? Họ đã dựa vào lý thuyết nào ? 3 - Bạn có thể tìm thấy hành thứ 6 được không ? Nếu có thì hành đó là gì ? Và nó có những tính chất gì ? 4 - Ngũ hành và các can chi được phân bố theo các phương nào? 5 - Can và chi đại diện cho các bộ phận nào trong cơ thể ? Bạn có tin người ta đã sử dụng điều này để chữa bệnh cho con người không ? 6 - Bạn lấy một vài ví dụ bất kỳ trong sách này để trả lời 3 câu hỏi ở phần đầu của chương 8. Một vài ý kiến Bạn đọc tạm thời thừa nhận tất cả các khái niệm cơ bản của môn Tứ Trụ này, nhất là ý nghĩa của các nạp âm cũng như các tính chất tương sinh và tương khắc của ngũ hành (ví dụ nếu ta chỉ hiểu đất là đất, kim là kim thì làm sao đất có thể luyện để sinh được ra kim mà thực tế chỉ có quặng mới có thể luyện để sinh ra kim bởi vì trong quặng mới chứa kim loại....). Tôi hy vọng qua cuốn sách này bạn đọc chỉ cần mất khoảng 7 tuần tới 7 tháng là có khả năng hiểu được các phần cở bản của cuốn sách này mà tôi đã phải tự nghiên cứu không có thầy từ khi tôi biết môn này cho tới khi tôi viết xong cuốn sách này trong khoảng 5 năm. Các câu hỏi trọng tâm cho Bài 8 và 9. Các câu hỏi trong phần “II - Bài tập” ở trên tôi đã đưa ra ở các bài trước nên ở đây tôi chỉ đưa thêm một số bài tập dưới dạng câu 6 ở trên: Xác định: a - Tứ trụ. b - Các hung/cát thần của tứ trụ. c - Các đại vận và thời gian của chúng. d - Lưu niên và 2 tiểu vận của lưu niên đó. e - Các nạp âm của các trụ. f - Trạng thái của các Can-Chi trong tứ trụ, tuế vận và tiểu vận tại lệnh tháng, đại vận, tiểu vận và lưu niên (để đơn giản bạn đọc lấy số điểm tương ứng với từng trạng thái mà tôi đã ghi cùng hàng trong bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt thay cho ghi trạng thái của chúng). Của các bài tập lấy trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” như sau: 1 - Ví dụ 1 : Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 2,00’am. Chết vì ung thư gan vào tháng 10/2006. 2 - Ví dụ 5 : Nam sinh ngày 23/4/1948 lúc 8,00’am. Năm 1989 anh ta bị tai nạn, đầu va vào cửa kính và chân bị gẫy lòi xương. 3 - Ví dụ 6 : Nam sinh ngày 25/9/1990 lúc 13,00’. Tháng 7/1991 bị mổ u não may thoát chết. 4 - Ví dụ 10 : Bé trai Elgin Alexander Fraser (Canada) sinh ngày 10/4/2004 lúc 12,00’. Bị bệnh ung thư từ khi mới 8 tháng tuổi và được sống tới ngày 19/5/2007 lúc 19,45’. Hình chụp với trung phong (Centre) Mike Fisher gần đây, khi còn sống 5 - Ví dụ 14 : Nữ sinh ngày 29/11/1955 lúc 5,01’am. Chết vì cảm lạnh vào tháng 4/2007. 6 - Ví dụ 151 : Michael Jackson was born 29/9/1958 lúc 12,00’ (?). Anh ta chết vì trụy tim ngày 25/6/2009 lúc 12,44’. 7 - Ví dụ 215: Nhà bác học thiên tài Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879 lúc 11,30’. Ông ta mất ngày 18/4/1955. .................................................................................... Ðáp án : Lấy ví dụ sát thủ Cho Seung Hui đã trình bầy ở trên làm mẫu như sau (bỏ phần “Ðiểm hạn và điểm vượng vùng tâm): Ví dụ 124 : Sát thủ Cho Seung Hui (sinh ngày 18/13/1983 - tức ngày 18/1/1984 -, chết ngày 16/4/2007) đã tự sát sau khi giết 32 sinh viên tại học viện Virginia Tech USA . 1 - Qua sơ đồ trên ta thấy Quý ở trụ năm có 8 điểm vượng ở lệnh tháng (Sửu), nó đại diện cho trạng thái Quan Ðới và 10 điểm ở ngay phía trên, nó đại diện cho trạng thái Ðế Vượng tại lưu niên Hợi (thái tuế). 2 - Ất trụ tháng có 5,1 điểm vượng tại lệnh tháng, nó đại diện cho trạng thái Suy và ký hiệu 0/0 ở ngay phía trên, có nghĩa Ất đều suy nhược (hay hưu tù) ở đại vận và lưu niên (nếu giả sử nó suy nhược tại lưu niên nhưng có 9 điểm vượng tại đại vận thì ta phải ghi là 9/2). .......................... 3 – Thân trụ giờ có 4,2 điểm vượng ở lệnh tháng, nó đại diện cho trạng thái Dưỡng (chú ý các Chi không ghi các điểm vượng của chúng ở đại vận hay lưu niên ở phía trên chúng). ........................ 4 – Quý đại vận có 10 điểm vượng tại đại vận Hợi và 10 điểm vượng tại lưu niên được ghi ngay phía trên. 5 – Ðinh lưu niên có 4,1 điểm vượng tại lưu niên và 0đv được ghi ngay trên nó vì Ðinh suy nhược tại đại vận Hợi (nếu giả sử Ðinh có 8 đv tại đại vận thì ta phải ghi là 8/2) 6 – Nhâm tiểu vận có 6 đv đại diện cho trạng thái Trường Sinh của nó tại tiểu vận là chi Thân. 7 - Nạp âm của trụ năm Quý Hợi là Nước biển, nó được ghi tắt là Biển. ............................ 8 - Nạp âm Lửa dưới núi của trụ giờ Bính Thân được ghi tắt là l/d/núi. .............................1 like
-
Ở đoạn này cũng vậy, tác giả và Nhâm Thiết Tiều cũng chỉ hiểu nông cạn theo nghĩa đen về các trạng thái của “Bảng sinh vượng tử tuyệt“ mà thôi. Các khái niệm Âm Dương và các trạng thái của “Bảng sinh vượng tử tuyệt“ có thể mô tả được hầu như toàn bộ các quy luật đang diễn ra trong tự nhiên của chúng ta, kể cả trong Vũ Trụ. Bởi vì Âm Dương là 2 trạng thái đối lập nhau (hiểu theo nghĩa đơn giản nhất), cho nên Giáp là can Dương ở trạng thái Sinh (tức Trường sinh) ở Hợi thì Ất (cùng hành Mộc) mang dấu (can) Âm phải ở trạng thái đối lập của Sinh tức là nó phải ở trạng thái Tử tại Hợi thì mới đúng theo định nghĩa (học thuyết) về Âm Dương (các can khác cũng suy luận tương tự như vậy). Ví dụ 1 : Một người đang sống trong thế giới của chúng ta được xem là thế giới Dương và nặng + 60 kg chẳng hạn, còn một người Âm (tức ma… hay thần thánh gì đó) trong thế giới Âm thì phải có khối lượng Âm, giả sử nặng là -60 kg. Do vậy không thể theo như Nhâm Thiết Tiều cho rằng người Âm này cũng phải nặng +60 kg. Và nếu người Dương ở trạng thái Tử (chết) thì dĩ nhiên người Âm phải ở trạng thái Sinh mới là hợp lý, có logic...(vì một người chết đi thì "con ma" của chính người đó mới bắt đầu xuất hiện được chứ). Ví dụ 2 : Một Lỗ Ðen với lực hấp dẫn khủng khiếp đã hút mọi vật chất khi chúng không may đi qua “Chân Trời Sự Kiện“ của nó, khi tới một mức độ cùng cực thì ắt nó (Lỗ Ðen) phải trở thành Lỗ Trắng để đẩy (Phun) một phần vật chất “Dư Thừa“ ra khỏi bụng của nó, sau đó nó lại trở về trạng thái Lỗ Ðen bình thường như trước. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với học thuyết Âm Dương : “Dương đến cùng cực thì sinh Âm; Âm đến cùng cực thì sinh Dương“. Ðại loại là như vậy. Hy vọng mọi người cung cấp thêm các ví dụ hiểu theo Nghĩa Bóng về các khái niệm này.1 like
-
Tôi có thể khẳng định rằng cách đây 3 đến 4 nghìn năm những người trong nền văn minh “Ở Trần Ðóng Khố“ đã hiểu các khái niệm Hình, Tự Hình và Hại theo nghĩa bóng như tôi đã trình bầy. Bởi vì nếu họ hiểu các khái niệm này theo nghĩa đen mà Nhâm Thiết Tiều đã trình bầy như đoạn tôi trích trên thì họ đã “vứt bỏ “ hay “tước bỏ“ chúng từ lúc đó rồi chứ làm gì mà họ ngu đến mức phải tốn công, tốn giấy mực để viết lại những điều mà các vị khách thuộc nền văn minh ngoài trái đất của chúng ta mách bảo để cho các khái niệm này còn tồn tại tới ngày nay. Bây giờ tôi không dùng đến các từ Ngụy tạo hay Tuyệt Chiêu nữa bởi vì có nhiều người hình như không hài lòng với các từ này thì phải. Do vậy ở đây tôi phải nói rằng Trình Ðộ của Nhâm Thiết Tiều mặc dù là người được “Mặc Áo, Mặc Quần“ sinh ra và lớn lên trong nền văn minh gần đây nhưng lại không bằng những người “Ở Trần Ðóng Khố“ sống cách đây vài nghìn năm. Sau đây là một vài ví dụ trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ“ : Ví dụ 40 : Nữ sinh ngày 6/6/1961 lúc 7,01’. Năm 1963 bị liệt hai chân vì sốt cao. (Ðây là ví dụ số 1 trang 572 trong cuốn “Dự Ðoán theo Tứ Trụ“ của thầy trò cụ Thiệu Vĩ Hoa.) Qua sơ đồ mô tả hạn năm 1963 ở trên, rõ ràng chúng ta thấy nếu theo suy luận của Nhâm Thiết Tiều thì sẽ không có Ngọ đại vận, trụ tháng và trụ ngày cùng hại Sửu trụ năm vì là tương sinh; Ngọ đại vận không thể tự hình Ngọ trụ tháng và Ngọ trụ ngày…. vì cùng hành và Thìn trụ giờ không thể hại được Mão thái tuế vì Mão (Mộc) đã khắc Thìn (Thổ). Vậy thì giữa Tứ Trụ với tuế vận ở trên còn có thông tin nào để có thể gây ra được tai họa này ? Cho nên nếu như môn Tử Bình chưa có khái niệm Hình, Tự Hình và Hại thì từ ví dụ này chúng ta cũng phải đưa ra các khái niệm này. Ví dụ 124 : Sát thủ Cho Seung Hui đã tự sát sau khi giết 32 sinh viên tại học viện Virginia Tech USA . Qua sơ đồ mô tả tai họa về cái chết năm 2007 của người này, chúng ta nhận thấy trong Tứ Trụ có 2 Hợi và tai họa lại xẩy ra vào đại vận Hợi và năm (lưu niên) Hợi (2007). Tất cả có tới 4 Hợi thì 4 Hợi này chúng có liên hệ gì tới cái chết do tự người này gây lên cho chính mình và các người khác. Một điều dễ dàng cho chúng ta nhận thấy là Hợi với Hợi phải có mối liên quan tới sự tự mình làm hại mình. Do vậy người ta đã gọi Hợi gặp Hợi là Tự Hình và qua các ví dụ trong thực tế người ta thấy chỉ có 4 chi liên quan tới Tự Hình là Thìn, Ngọ, Dậu và Hợi, đúng như lý thuyết của Tử Bình đã đề cập tới. Vậy mà Nhâm Thiết Tiều đã phủ nhận các khái niệm cơ bản xây dựng lên môn Tứ Trụ này. Tại sao ông ta lại làm như vậy và mục đích ông ta làm như vậy để làm gì ? Chả nhẽ ông ta đang bác bỏ dần lý thuyết môn Tứ Trụ ra khỏi nền văn minh Ðông Phương chăng ?1 like
-
Sơ đồ mô tả một số các quy tắc hợp hóa của Can Chi: 1 - Theo quy ước của sơ đồ trên thì tiểu vận Ất Dậu và Bính Tuất hoàn toàn nằm trong hình chữ nhật của đại vận Canh Tý và lưu niên Kỷ Hợi, nó có nghĩa là Can, Chi và nạp âm của các tiểu vận chỉ có thể tác động được với Can, Chi và nạp âm của đại vận và lưu niên mà thôi, chúng không có khả năng tác động tới Can, Chi và nạp âm của Tứ Trụ và ngược lại (tức Can, Chi và nạp âm trong Tứ Trụ chỉ có tác động được với nhau và với Can, Chi và nạp âm của tuế vận chứ không tác động được với Can, Chi và nạp âm của tiểu vận). 2 – Ngũ hợp của Nhâm trụ năm với Ðinh trụ tháng không thể hóa Mộc được vì lệnh tháng không phải là thần dẫn (còn theo sách của cụ Thiệu thì hóa Mộc được vì có Dần trụ năm dẫn hóa). 3 – Ngũ hợp của Canh đại vận với Ất tiểu vận không thể hóa Kim được bởi vì Dậu tiểu vận không ở trong trạng thái động để trở thành thần dẫn (Dậu được xem là động chỉ khi nó bị Mão đại vận hay lưu niên xung hoặc nó phải hợp với chi của đại vận hay lưu niên. Chi lưu niên được xem là động tương tự như vậy), 4 – 2 Thìn trong Tứ Trụ hợp với Tý đại vận là tranh hợp thật (vì 2 Thìn là chi chủ khắc cùng ở trong Tứ Trụ còn Tý là chi bị khắc ở đại vận) nên tổ hợp này không thể hóa Thủy được, mặc dù có Nhâm trụ năm là thần dẫn. 5 – Ngũ hợp của Giáp trụ ngày với Kỷ lưu niên hóa Thổ (vì có lệnh tháng Mùi là Thổ dẫn hóa) và lục hợp của Dần trụ năm với Hợi thái tuế hóa Mộc (vì có Giáp trụ ngày là thần dẫn mặc dù nó đã hóa Thổ). 2 hóa cục này cùng xuất hiện một lúc đã tạo ra Ðại Chiến (nếu giả sử Hợi ở đại vận thì Mộc cục xuất hiện trước nên Thổ cục không thể được tạo thành vì bị Mộc cục xuất hiện trước ngăn cản). Tất cả các quy tắc này đều được đúc rút ra từ các ví dụ trong thực tế. Có gì còn không hiểu về “các quy tắc hóa hợp“, xin mọi người cứ đưa ra các ví dụ tương tự như trên để tôi giải đáp.1 like
-
Câu hỏi bổ xung: “Chương 9: can chi tổng luận Âm dương thuận nghịch chi thuyết, “lạc thư” lưu hành chi dụng, kỳ lý tín hữu chi dã, kỳ pháp bất khả chấp nhất. Nguyên chú: Âm dương sinh tử, dương thuận âm nghịch, lý ấy phát xuất từ “lạc thư”. Ngũ hành lưu hành trong trời đất lấy đó mà làm dụng, tất nhiên cái lý ấy có thể tin được, còn như giáp mộc tử ở chi ngọ, ngọ hỏa tiết khí giáp mộc, lý lẻ tất nhiên là như thế, (7 -) nhưng ất mộc tử ở chi hợi, hợi tàng nhâm thủy sinh ất mộc tức con được mẹ sinh, hà cớ vì sao lại tử? Thế cho nên đại phàm luận đoán tứ trụ trước tiên phải nên am tường cái can chi khinh trọng, cái sinh ta và cái ta sinh ra sao, lý lẻ âm dương tiêu tức như thế nào sau đó mới có thể dự đoán họa phúc cát hung vận số. Bằng như cứ chấp nê vào cái thuyết sinh tử bại tuyệt, tất suy đoán sai lầm lớn vậy. Nhâm thị viết: Cái thuyết âm dương thuận nghịch, lý phát xuất từ “lạc thư”, hai cái khí này lưu hành trong trời đất làm dụng, chẳng qua dương khí tính hay tụ, nên lấy tiến làm thối, âm khí tính hay tán, nên lấy thối làm tiến. …………………………….. Như ngũ hành can dương sinh ra ở nơi sinh phương, thịnh ở bản phương, suy ở tiết phương, tuyệt nơi khắc phương, lý ấy tất nhiên là như vậy; còn ngũ hành can âm sinh ra ở tiết phương, tử ở sinh phương, lý ấy thật trái với tự nhiên vậy. Lại còn nói là “Đất tý ngọ cung không thể sinh kim sinh mộc; Đất hợi dần không thể diệt hỏa diệt mộc”. Cổ nhân thủ cách, đinh gặp dậu lấy tài luận, ất gặp ngọ, kỷ gặp dậu, thìn gặp tý, quý gặp mão lấy thực thần tiết khí luận, toàn không lấy trường sinh luận. Ất gặp hợi, quý gặp thân lấy ấn luận, không nên luận tử. Lại như kỷ gặp dần tàng can bính hỏa, tân gặp tỵ tàng can mậu thổ, cũng đồng ấn luận, không nên luận tử. ( 8-) Từ đó cho thấy, âm dương đồng sinh đồng tử là điều dể hiểu, bằng như cố chấp âm dương thuận nghịch, dương sinh âm tử, âm sinh dương tử lấy đó mà luận mệnh, rất có thể sai lầm lớn vậy. Cho nên, “chương Tri Mệnh” có nói “thuận nghịch chi cơ tu lý hội” là như vậy đó.“. Qua đoạn này tác giả (hình như là Từ Lạc Ngô) và người bình chú là Nhâm Thiết Tiều (tức Nhâm Thị) đã khẳng định Ất không thể ở trạng thái Tử trong bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt được mà nó phải Ðồng Sinh Ðồng Tử với can Dương là Giáp, tức Ất cũng phải ở trạng thái Trường sinh như Giáp. Vậy thì theo bạn nội dung các câu 7 và 8 có đúng hay sai ? Vì sao ?1 like
-
Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ Chương 6 Thiên địa nhân của tứ trụ I – Thiên địa nhân Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất. Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định – tức bởi 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời gây ra). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người. Địa tức là địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên. Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên. Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu. II – Thiên nguyên Thiên nguyên trong tứ trụ chính là các can của trụ năm, tháng và giờ, đó là ba thần. Đối với tứ trụ có một tổ hợp trong sáng và đẹp thì ba thần này thường sẽ là : Thực hay Thương sinh Tài, Tài sinh Quan hoặc Sát, Quan hay Sát sinh Ấn, Thực thần chế Sát, Thương quan hợp Sát, Thương quan hoặc Thực thần mang Ấn, Tài Quan Ấn đều có... Những tổ hợp này thường là các yếu tố báo hiệu những mệnh phú quý. 1 – Ngũ hợp của thiên can Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau (như đã nói ở trên) ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục. Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận. 2 – Tính chất của ngũ hợp Giáp hợp với Kỷ, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp trung chính. Ất hợp với Canh, tức là hợp với người hay sự việc là hợp nhân nghĩa. Bính hợp với Tân, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp có uy lực để chế ngự. Đinh hợp với Nhâm, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp dâm loạn. Mậu hợp với Quý, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp vô tình. 5 tổ hợp này được gọi là ngũ hợp. 3 - Thiên can hợp với nhau có thể hóa cục Giáp hợp với Kỷ có thể hóa được thành Thổ. Ất hợp với Canh có thể hóa được thành Kim. Bính hợp với Tân có thể hóa được thành Thủy. Đinh hợp với Nhâm có thể hóa được thành Mộc. Mậu hợp với Quý có thể hóa được thành Hỏa. Các hóa cục này có khả năng sinh, phù hay khắc chế Thân. 4 – Quy tắc hợp và hóa của các thiên can trong tứ trụ Các thiên can trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi chúng ở gần nhau. Cần phân biệt hai trường hợp, các can hợp với nhau hóa được hay chỉ hợp mà không hóa. a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục. b – Ngũ hợp của can trụ năm với can trụ tháng có thể hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay hành hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa hay còn được gọi là thần dẫn (nó giống như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học). Ví dụ : Mậu ở trụ năm hợp với Quý ở trụ tháng hóa thành Hỏa cục chỉ khi chi tháng (chi của trụ tháng) là Tị, Ngọ (vì hành của Tị và Ngọ là Hỏa) hay chi tháng đã hóa thành Hỏa cục, vì vậy các chi Tị, Ngọ hay Hỏa cục ở chi của trụ tháng được gọi là các thần dẫn cho các hóa cục của các thiên can. 5 – Quy tắc hợp và hóa của các can giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận a – Ngũ hợp chỉ có 2 can 1 - Ngũ hợp của các can trong tứ trụ (kể cả can ngày bởi vì khi nó hợp với tuế vận, nó được xem như các can khác và nó không làm cho hành của Thân thay đổi khi nó hóa thành các hành khác nếu hành của Thân chỉ có can ngày) với can đại vận hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay chi đại vận (mặc dù các chi này đã hóa cục có hành khác với hành của các chi này) cũng như hành của hóa cục của chi tháng hay chi đại vận (nếu chúng hóa cục) có khả năng dẫn hóa cho ngũ hợp này (nghĩa là hành của thần dẫn giống với hành của ngũ hợp này). 2 - Ngũ hợp của can trong tứ trụ với can lưu niên hóa cục...nó tương tự như câu trên khi thay đại vận thành lưu niên, chỉ có khác là hành của chi lưu niên cũng có khả năng dẫn hóa nếu chi lưu niên là động (khi nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác). 3 – Ngũ hợp của can đại vận với can tiểu vận hóa cục.... nó tương tự như can trong tứ trụ hợp với can đại vận nhưng có thêm chi tiểu vận (nghĩa là hành của chi tiểu vận) cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là động (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác). 4 - Can lưu niên hợp với can tiểu vận hóa cục tương tự như can trong tứ trụ hợp với can lưu niên hóa cục nhưng có thêm chi tiểu vận cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là đông (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác. 5 – Can đại vận hợp với can lưu niên hóa cục chỉ khi hành của các chi trụ tháng, đại vận hay lưu niên (riêng chi lưu niên phải động) cũng như hóa cục của các chi này (nếu chúng hóa cục) là thần dẫn. b – Ngũ hợp có từ 3 can trở lên Các ngũ hợp này được gọi là tranh hợp nên chúng không có khả năng hóa cục. Do vậy các can của chúng luôn luôn khắc nhau nếu là tranh hợp giả và không khắc được nhau nếu là tranh hợp thật. 1 - Tranh hợp thật của thiên can chỉ xẩy ra khi có 2 can giống nhau có hành là chủ khắc ở tuế vận hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 hay nhiều can giống nhau trong tứ trụ hoặc hợp với can tiểu vận và các can giống với can tiểu vận ở trong Tứ Trụ. 2 - 2 can là chủ khắc giống nhau ở trong tứ trụ hợp với 1 can của tuế vận hay 2 can của tuế vận nếu chúng giống nhau. Giải thích về tranh hợp thật của thiên can giống như tranh hợp thật của địa chi (xem phía dưới). Khi các thiên can hợp với nhau hóa cục có hành mới thì ta phải lấy hành mới này để luận, như vậy thì hành cũ của các can trong hóa cục này đã hoàn toàn mất đi tác dụng của chúng, còn nếu chúng hợp với nhau mà không hóa thì chỉ có các can trong tổ hợp mới có khả năng tác dụng được với nhau nhưng chúng không có khả năng tác dụng với các can khác ngoài tổ hợp này (trừ các chi cùng trụ với chúng sẽ nói sau). III - Địa nguyên Các địa chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân. Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại mà không nói đến sự tương sinh (phải chăng địa chi không có khả năng sinh cho nhau (?)). Tôi đã chứng minh được thiên can và địa chi trong cùng trụ có thể sinh cho nhau và một ví dụ có thể chứng minh được các thiên can cũng có thể sinh được cho nhau (?) (xem ví dụ số 148). 1 - Lục hợp của địa chi Tý....hợp với Sửu có thể hóa thành Thổ cục. Ngọ...........Mùi..................Thổ cục. Dần...........Hợi..................Mộc cục. Mão...........Tuất.................Hỏa cục. Thìn..........Dậu..................Kim cục. Tị............Thân.................Thủy cục. Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau (gần của địa chi tương tự như gần của thiên can). Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ. 2 – Tam hợp của địa chi Thân Tý Thìn hợp với nhau có thể hóa thành Thủy cục. Hợi..Mão Mùi ..........................................Mộc cục. Dần..Ngọ Tuất..........................................Hỏa cục. Tị..Dậu Sửu............................................Kim cục. Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị.... 3 - Các bán hợp của địa chi Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục. Hợi......................Mão hay Mão............Mùi.......................Mộc cục. Dần......................Ngọ hay Ngọ............Tuất......................Hỏa cục. Tị.........................Dậu hay Dậu............Sửu.......................Kim cục. Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị. Trong tứ trụ có lục hợp, tam hợp hay bán hợp là chủ về người đó có dung nhan đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, linh lợi, thông minh hoạt bát (xét về hợp). Nếu các tổ hợp này hóa thành (cục) hỷ dụng thần là tốt (trừ chúng gây ra Đại Chiến), còn hóa thành kỵ thần là xấu (xét về hành của hóa cục). 4 – Tam hội của địa chi Tam hội của Dần Mão Thìn..về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục. Tam.............Tị Ngọ Mùi....về phương nam..có thể hóa thành Hỏa cục. Tam.............Thân Dậu Tuất.về phương Tây..có thể hóa thành Kim cục. Tam.............Hợi Tý Sửu....về phương Bắc..có thể hóa thành Thủy cục. Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo. Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp. Các sách cổ thường nói trong tứ trụ có từ 3 tổ hợp trở lên thường là người có tài đối với nam, còn là dâm loạn đối với nữ (thời nay câu này là sai với nữ). 5 - Lục xung của địa chi Tý....với..Ngọ...là tương xung Mão........Dậu................ Dần........Thân............... Tị...........Hợi................ Thìn.......Tuất............... Sửu.........Mùi................ Trong đó: Tý với Ngọ, Tị với Hợi là sự xung-khắc của Thủy với Hỏa. Dần với Thân, Mão với Dậu là sự xung-khắc của Kim với Mộc. Duy chỉ có thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành, vì vậy chỉ nói đến xung không nói đến khắc. Trong đó: Các lực xung-khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung-khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung-khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung-khắc của Dần với Thân và Tị với Hợi vì phương xung-khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi. 6 – Tương hại của địa chi a - Tý.....và...Mùi...hại với nhau, tức là Tý....hại...Mùi, .Mùi...hại...Tý b - Sửu...............Ngọ........................Sửu.........Ngọ, .Ngọ.........Sửu c - Dần.................Tị...........................Dần...........Tị,.....Tị..........Dần d - Mão................Thìn.......................Mão.........Thìn, Thìn........Mão e - Thân...............Hợi........................Thân........Hợi,..Hợi.........Thân f - Dậu.................Tuất.......................Dậu ........Tuất,.Tuất........Dậu Lục hại trên được sinh ra từ lục hợp : Ví dụ 1: Lục hợp (gia đình) của Ngọ với Sửu bị phá tan khi có Tý đến xung Ngọ, vì vậy Tý đã hại Mùi (làm cho gia đình của Ngọ với Mùi bị tan vỡ). Ví dụ 2 : Lục hợp của Tý với Sửu có thể bị phá tan khi có Mùi đến xung Sửu, vì vậy Mùi đã hại Tý (làm cho gia đình của Tý với Sửu có thể bị tan vỡ)..... Người gặp các hại trên, sợ nhất ở trụ ngày và trụ giờ. Thường đối với người như vậy thì về già hay bị tàn tật hoặc không có nơi nương tựa. Nếu còn gặp Kình dương thì không chúng phải mũi tên, hòn đạn cũng dễ gặp phải hổ (?). Hình, tự hình và hại nói chung là xấu nhưng nếu bị hợp hóa cục, hoặc bị khắc có thể giải được, còn bị xung (kể cả thổ) thì chỉ giảm đi một phần. 7 – Tương hình của địa chi Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình phạt do vô lễ mà dẫn đến. Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần là hình phạt do đặc quuyền đặc lợi dẫn đến. Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu là hình phạt do cậy quyền cậy thế gây lên . Tương hình chủ yếu được gây ra từ tam hợp, nó nghĩa là những người trong cùng hay khác các đoàn thể, đảng phái chính trị lừa đảo, hãm hại nhau. 8 - Tự hình của địa chi Thìn tự hình Thìn, Dậu tự hình Dậu, Ngọ tự hình Ngọ, Hợi tự hình Hợi là do tự mình gây lên. Các sách cổ có viết: “Tự hình sợ nhất là năm và tháng lại có thêm sát thì nhất định bị tổn thương, hoặc không bị giam cầm thì cũng bị chết cháy, hay gặp nạn binh đao mất đầu “. 9 - Tứ hình của địa chi Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi được gọi là tứ hình. Trong tứ trụ phải có ít nhất 3 chi khác nhau của tứ hình và đến năm có thái tuế là chi thứ 4 thiếu thì tứ hình này mới được coi là xấu, còn ngoài ra cho dù tứ trụ với tuế vận có đủ tứ hình cũng không có tác dụng gì cả. 10 - Tứ trự hình của địa chi Tứ Tự Hình là phải có ít nhất 4 chi giống nhau của Tự Hình là Thìn, Dậu, Ngọ hay Hợi. (Cách giải cứu cho tất cả các loại hình, tự hình và hại này là giống nhau.) 11 – Quy tắc hợp và hóa của các địa chi trong tứ trụ Ta gọi các tổ hợp của các can chi trong tứ trụ chưa có tuế vận vẫn hóa được cục là hóa cục có từ khi mới sinh. a - Các bán hợp hay lục hợp của các địa chi trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi 2 chi này phải ở gần nhau trong tứ trụ, trừ tam hợp và tam hội. Các bán hợp, lục hợp, tam hợp hay tam hội hóa thành cục chỉ khi trong tứ trụ hay ở tuế vận có thần dẫn. Các thần dẫn cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục chính là các can lộ trong tứ trụ hay ở tuế vận cũng như các hóa cục của thiên can có hành giống với hành của hóa cục mà các tổ hợp của các địa chi đó sẽ hóa thành (chú ý can tiểu vận chỉ dẫn hóa được cho tổ hợp của chi tiểu vận). Ví dụ: Trong tứ trụ có Tý trụ năm và Sửu trụ tháng ở gần nhau, vì vậy chúng có thể hợp được với nhau và tổ hợp này được gọi là lục hợp, nhưng lục hợp này hóa được Thổ cục chỉ khi có thần dẫn là các can lộ xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận như Mậu, Kỷ hoặc các Thổ cục của các can (nếu gặp Tý hay Sửu ở tuế vận thì Thổ cục này được xem là mạnh hơn). b - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau mà 2 chi bên ngoài giống nhau hợp với chi ở giữa thì được coi là tranh hợp nên không thể hóa cục được (trừ khi 1 liên kết của chúng bị phá). c - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau trong đó 2 có chi liền nhau là giống nhau thì chỉ có chi ở gần chi thứ 3 mới có thể hợp với nó và hóa cục. 12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận a - Tất cả các tổ hợp của các địa chi giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có thể hợp được với nhau và hóa cục nếu có thần dẫn. b – Các chi trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế (được xem như hợp gần) nhưng chúng không thể hợp trực tiếp được với chi tiểu vận. c – Chi tiểu vận chỉ hợp được với chi đại vận và thái tuế (cũng được xem là hợp gần) hay nó cùng với các chi giống nó ở trong tứ trụ hợp với các chi tuế vận thì can tiểu vận cũng có thể làm thần dẫn cho tổ hợp này hóa cục, nhưng chi tiểu vận không thể hợp trực tiếp được với các chi trong tứ trụ. f – Địa chi tranh hợp thật : 1 - Nếu chỉ có 2 chi giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế hoặc hợp với cả chi đại vận và thái tuế (nếu chúng giống nhau) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên chúng không thể hóa được cục. 2 – Nếu chi đại vận và thái tuế giống nhau có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một hay với nhiều chi giống nhau trong Tứ Trụ cũng như hợp với chi tiểu vận và các chi trong Tứ Trụ giống với chi tiểu vận thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên nó cũng không thể hóa được cục. Giải thích : Nếu trong tứ trụ có 2 Thìn hợp với Tý ở đại vận hay thái tuế thì 2 Thìn là Thổ khắc được Tý là Thủy nên 2 Thìn mang hành chủ khắc, còn chi Tý mang hành bị khắc. Hiểu đơn giản như 2 ông làm sao lấy chung một bà bao giờ đâu. Nhưng 2 Tý trong tứ trụ hợp với Thìn ở đại vận hay Thìn thái tuế vẫn có thể hóa Thủy được (nếu có thần dẫn), vì thực tế có nhiều bà vẫn lấy chung 1 ông. Vì sao 2 chi chủ khắc này phải cùng ở tuế vận hay cùng ở trong Tứ Trụ ? Bởi vì chỉ có như vậy thì thế lực của chúng mới tương đương với nhau để cho cuộc chiến mới không phân thắng bại, chính vì vậy mà chúng mới không có thì giờ rảnh để hợp với cô gái kia hòng tạo ra được sản phẩm (hóa cục). 3 - Nếu 4 chi hợp với 1 chi, trong đó chỉ có 2 chi giống nhau ở trong tứ trụ hợp với chi ở đại vận hay thái tuế là tranh hợp thật thì tổ hợp của 5 chi này không hóa cục được (?) (ví dụ 155). 4 - Nếu có từ 3 chi giống nhau trở lên (trừ câu 2) là chủ khắc hợp với 1 hay nhiều chi giống nhau thì không phải là tranh hợp thật nên vẫn có thể hóa cục (?) (xem ví dụ 165). Giải thích : Bởi vì khi 2 thằng đàn ông đánh nhau thì thằng thứ 3 được tự do có thể “hợp” với cô gái đó..., vì vậy cả 3 thằng này đều có cơ hội để “hợp” được với cô gái đó tạo ra… (điều này khác với thiên can, vì người trần mắt thịt khác với các vị thần ở trên trời chăng ?) 13 - Thiên Khắc Địa Xung A - Thiên khắc địa xung Có 3 loại thiên khắc địa xung (TKĐX): 1 – TKĐK và TKĐX có chi không phải là Thổ. 2 – TKĐX có chi là Thổ. 3 – TKĐK* và TKĐX* có chi là Thìn và Tý chỉ khi các chi của chúng ở gần nhau. TKĐK là trong 1 trụ có cả can và chi đều là chủ khắc, còn TKĐX thì trong 1 trụ chỉ có can chủ khắc còn chi chỉ là chủ xung. B – Các can và chi là chủ xung hay chủ khắc 1 - Các can chủ khắc, nó nghĩa là can đó phải khắc được can khác như : Giáp....khắc...Mậu..............Ất......khắc....Kỷ Bính...............Canh.............Đinh............Tân Mậu................Nhâm.............Kỷ..............Quý Canh ..............Giáp.............Tân..............Ất Nhâm...............Bính.............Quý.............Đinh. 2 - Các chi chủ khắc, nó nghĩa là chi đó phải khắc được chi khác như: Tý.....khắc....Ngọ Dậu..............Mão Hợi...............Tị Thân..............Dần Thìn..............Tý 3 - Các chi chủ xung, nó nghĩa là chi đó chỉ xung được chi khác như : Ngọ....xung....Tý................Thìn....xung.....Tuất Mão...............Dậu...............Tuất.............Thìn Tị...................Hợi...............Sửu..............Mùi Dần...............Thân..............Mùi..............Sửu Tý...................Thìn. Ta thấy số trường hợp TKĐX nhiều hơn TKĐK, do vậy ở đây chúng ta gọi chung hai loại này là TKĐX và ở đây quy ước nói trụ nào trước cũng được vì lực của TKÐX được tính cả 2 chiều. Ví dụ : 1 - Trụ Giáp Tý TKĐK với trụ Mậu Ngọ bởi vì trụ Giáp Tý có Giáp khắc Mậu và Tý khắc Ngọ. 2 - Trụ Giáp Ngọ TKĐX với trụ Mậu Tý bởi vì trụ Giáp Ngọ chỉ có Giáp khắc Mậu còn Ngọ chỉ xung Tý. 3 - Trụ Giáp Thìn TKĐX với Mậu Tuất bởi vì trụ Giáp Thìn chỉ có Giáp khắc Mậu còn Thìn chỉ xung Tuất. 14 – Thời gian của các trụ trong tứ trụ mang vận hạn Trụ năm mang vận hạn từ khi mới sinh đến tròn 15 tuổi. Trụ tháng mang vận hạn từ 15 tuổi đến tròn 30 tuổi. Trụ ngày mang vận hạn từ 30 tuổi đến tròn 45 tuổi. Trụ giờ mang vận hạn từ 45 tuổi tới tròn 65 tuổi. Từ 65 tuổi trở đi trụ năm mang vận hạn (hay là ở cả 4 trụ ?). Nếu lưu niên và trụ đang mang vận hạn TKĐX với nhau thì điểm hạn của tất cả các lực xung hay khắc vào trụ này đều phải tăng gấp đôi, trừ can chủ khắc của nó ở lưu niên nhược ở tuế vận. Xem các giả thiết từ số 166/ tới 168/ ở chương 14. IV - Nhân nguyên Địa chi tàng chứa từ 1 đến 3 can, các can tàng này được gọi là Nhân nguyên (các nguyên nhân của người). Các can tàng này chính là 10 thần, là các thần nắm sự việc,.... chúng đại diện cho các yếu tố chủ quan của người có tứ trụ. Do vậy chúng ta rất khó dự đoán được các yếu tố này khi nào sẽ phát sinh và biểu hiện ra bên ngoài. Thiên can đã lộ ra trong tứ trụ (can năm, can tháng và can giờ) cũng có các đặc tính như vậy nhưng vì nó đã lộ ra ngoài nên dễ nhận biết được để dự đoán. 1 – Các can tàng trong địa chi Quý....................tàng trong Tý...........Kỷ, Tân và Quý.....tàng trong Sửu Giáp, Bính và Mậu ..............Dần..........Ất....................................Mão Mậu, Quý và Ất..................Thìn.........Bính, Canh và Mậu................Tị Đinh và Kỷ.........................Ngọ..........Kỷ, Ất và Đinh.....................Mùi Canh, Nhâm và Mậu...........Thân.........Tân...................................Dậu Mậu, Đinh và Tân................Tuất.........Nhâm và Giáp........................Hợi Chú ý : Can tàng có cùng hành với hành của địa chi mà nó tàng được gọi là can tàng bản khí hay chính khí (bởi vì nó có lực mạnh hơn các lực của các can tàng khác trong địa chi đó) còn các can tàng khác trong địa chi này (nếu có) được gọi là can tàng phụ. Ví dụ 1 : Tị tàng chứa các can Bính, Mậu và Canh trong đó Bính là can tàng mang bản khí hay khí chính (tức là hành Hỏa là hành chính của Tị), vì vậy Bính có lực mạnh hơn lực của Mậu và Canh chỉ mang hành là tạp khí hay khí phụ là Thổ và Kim. Mậu và Canh được gọi là can tàng phụ. Ví dụ 2 : Dậu chỉ có chứa 1 can tàng Tân là bản khí, không có tạp khí. Các câu hỏi trọng tâm của Bài 7: Cuốn Trích Thiên Tủy được dịch bởi vnn1269 có đoạn như sau : (Các bạn có thể đọc toàn bộ 9 chương đầu của cuốn Trích Thiên Tủy trong mục Trao đổi về Tứ Trụ bên trang web Lý Số Việt Nam.) “Chương 8 : Địa Chi ................................................ Chi thần chích dĩ xung vi trọng, hình dữ xuyên hề động bất động Nguyên chú: Xung tức tương khắc, cùng tứ khố huynh đệ gặp xung, do đó mà động; đến như tương hình tương hại, là do có tương sinh tương hợp mà tồn tại, vì vậy mà nói xung động và xung bất động có cái lý lẽ khác nhau. Nhâm thị viết : ……………………….. Cái nghĩa của việc tương hình thật không lấy chi làm nhất định, như : (1 -) hợi hình hợi, thìn hình thìn, dậu hình dậu, ngọ hình ngọ, gọi là tự hình, vốn là địa chi gặp địa chi, cùng đồng khí cớ sao lại tương hình? (2 -) Tý hình mão mão hình tý, vốn là tương sinh, dần thân tương hình tất gặp xung sao còn lại đi tương hình? (3 -) Tuất hình mùi, mùi hình sửu đều ngũ hành thuộc thổ khí thì không thể nào tương hình được. (4 - )Dần hình tỵ cũng là tương sinh, dần thân tương hình, tất gặp xung hà tất lại còn tương hình hay sao? (5 -) Lại còn nói tý mão nhất hình, dần tỵ thân nhị hình, sửu tuất mùi tam hình, gọi là tam hình, lại còn có tự hình, đều là ngụy luận hẵng nên vứt bỏ. (6 -) Xuyên tức là hại, lục hại là do lục hợp mà có, tức xung thần hợp với ta, gọi là lục hại, như tý hợp sửu mà gặp mùi xung, sửu hợp tý mà gặp ngọ xung. Cho nên nói tý mùi tương hại, chẳng không tương khắc, sửu ngọ dần hợi tương hại, đều là tương sinh, cớ sao lại tương hại? vả lại tương hình, tương hại vốn đã không lấy chi đủ làm bằng chứng, thật lầm lỗi lớn, đến như tương phá cũng như thế cả, không tương hại tức tương hình, lỗi lầm do không thuộc ở kinh, nên tước bỏ vậy“. Theo bạn thì cách lý luận của cao thủ Tử Bình Nhâm Thị qua 6 câu tôi đã đánh dấu ở trên có đúng hay không ? Vì sao ?1 like
-
Chương 5 Thân và mười thần của tứ trụ I – Nhật Can và Thân Trong mỗi tứ trụ, can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là ngôi nhà của người có tứ trụ đó). Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) của người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là thân thể của người có tứ trụ đó). Qua đó chúng ta có thể so sánh hành của Thân với 4 hành còn lại (sau khi đã xét khả năng tác động giữa các can chi trong tứ trụ với nhau) để xem hành của Thân là mạnh hay yếu (thường được gọi là Thân vượng hay nhược). Đây là một khâu vô cùng quan trọng cho việc dự đoán vận mệnh của con người. II - Mười thần của tứ trụ 1 - Mười thần Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi, cho nên quan hệ của nó với các hành khác như sau : a - Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2). b - Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) . c - Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi. d - Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8). e - Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10). Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ. Ví dụ : Nếu Tứ Trụ của tôi có can ngày (tức Nhật Can) là Tân mà Tân mang hành Kim thì Thân của tôi là hành Kim, vì vậy ta có : Mậu (Thổ) sinh cho Tân (tôi) được gọi là chính ấn (vì can dương sinh cho can âm nên gọi là chính), thường được gọi là Ấn. Kỷ (Thổ) sinh cho Tân được gọi là thiên ấn (vì can âm sinh cho can âm nên gọi là thiên), thường được gọi là Kiêu. Tân sinh cho Nhâm (Thủy), vì vậy Nhâm được gọi là Thương Quan và sinh cho Quý (Thủy), vì vậy Quý được gọi là Thực Thần. Bính (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Bính được gọi là chính quan, thường được gọi là Quan, Đinh (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Đinh được gọi là thiên quan, thường được gọi là Sát. Tân khắc Giáp (Mộc), vì vậy Giáp được gọi là Chính Tài, Tân khắc Ất (Mộc), vì vậy Ất được gọi là Thiên Tài. Tân gặp can Tân được gọi là ngang vai, thường được gọi là Tỷ, Tân gặp Canh thường được gọi là Kiếp. Cách để xác định mười thần của Nhật Chủ trong các Tứ Trụ khác cũng tương tự như vậy. 2 – Tương sinh của 10 thần Ví dụ: Một tứ trụ có Nhật Can (can ngày) là Tân (hay Canh) vì Tân mang hành Kim nên Thân của người này mang hành Kim, thì ta có sơ đồ tương sinh của mười thần như sau: Qua sơ đồ ta thấy sự tương sinh của 10 thần hoàn toàn giống như sự tương sinh của ngũ hành. 3 – Tương khắc của 10 thần Mười thần là tài, quan, ấn, thực, thương….. của các can lộ hay tàng trong các địa chi trong tứ trụ. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng chính là mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, còn ngũ hành nghiêng về phân tích mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào. Ví dụ : Giả sử hành của chính quan của 1 tứ trụ là Mộc, chính quan đại diện cho chức vụ, quyền lực, thi cử,…. , vì vậy khi nó bị hành của thương quan là Kim khắc quá mạnh dễ bị mất chức, mất quyền, thi trượt,…… . Còn theo ngũ hành thì Mộc đại diện cho đầu, mặt, vai, tay, chân, gan, mật, thần kinh,… khi bị Kim khắc quá mạnh thì những bộ phận này dễ bị tổn thương. Trong trường hợp Mộc (hay chính quan) không bị khắc nhưng nếu có quá nhiều Mộc trong tứ trụ thì khi gặp tuế vận (đại vận và lưu niên) có nhiều Mộc hay có nhiều các hóa cục Mộc thì người đó cũng dễ bị các tai họa như vậy. Nếu Tân (hay Canh) là Nhật Can thì ta có sơ đồ tương khắc của 10 thần của nó như sau : Qua sơ đồ trên ta nhận thấy sự tương khắc của mười thần hoàn toàn tương tự như sự tương khắc của ngũ hành (tương khắc cách 1 ngôi). Khi xét các thần trong tứ trụ và giữa tứ trụ với tuế vận ta phải căn cứ vào sự vượng suy của các thần (tức hành của nó), nếu thần nào quá vượng thì cần được xì hơi là tốt (tức là nó cần được sinh cho các thần khác), còn ngược lại nếu sinh hay giúp đỡ thêm cho nó thì dễ có tai họa. Tương tự nếu thần nào quá yếu thì nó cần được sinh hay được phù trợ cho vượng lên và dĩ nhiên nó rất sợ bị khắc. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết thần đó là mạnh hay yếu? Muốn biết, chúng ta phải dựa vào bảng sinh vượng tử tuyệt để xem nó có vượng hay nhược ở tuế vận, cũng như xem nó có xuất hiện nhiều hay ít ở trong tứ trụ và ở tuế vận (bởi vì nếu thần đó là nhược nhưng có nhiều thì nó cũng có thể trở thành mạnh). 4 - Tính chất của mười thần . Mười thần trong tứ trụ đại diện cho công năng, chức vụ, quyền lực, tình cảm, tính cách, nghề nghiệp,…..như sau : 1 - Chính quan là cái khắc tôi, đại diện cho quan chức tốt, chính trực trong chính quyền điều hành xã hội, mà con người phải tuân theo pháp luật nhà nước, nói chung chính quan được coi là cát thần, nhất là khi Thân vượng. Công năng của chính quan trong mệnh là bảo vệ tài, áp chế Thân, khống chế tỷ và kiếp. Thân vượng tài nhược thì nên có chính quan để bảo vệ tài. Thân vượng mà ấn nhược thì chính quan sẽ sinh ấn và chế ngự Thân cho bớt vượng. Thân vượng kiếp nhiều thì chính quan sẽ khắc chế kiếp. Trong mệnh chính quan đại diện cho chức vụ, học vị, thi cử, bầu cử, danh dự, …. . Với nam Chính quan còn đại diện cho tình cảm với con gái. Vì nam lấy tài làm vợ, tài sinh quan và sát là con, nên nam lấy quan làm con gái, sát làm con trai (vì âm, dương khác với nhật can là con gái, giống là con trai). Tâm tính của chính quan : chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có đầu có đuôi. Nhưng dễ bảo thủ cứng nhắc, thậm chí là người không kiên nghị. 2 - Thất sát (thiên quan) là cái khắc tôi, nó thường đại diện cho quan lại xấu trong chính quyền. Trong mệnh thất sát chuyên tấn công lại Thân, cho nên Thân dễ bị tổn thương, khi đó cần có thực thương tới để khắc chế thất sát thì lại trở thành tốt (nghĩa là bắt quan xấu phải phục vụ cho mình “thất sát hóa thành quyền bính“). Nói chung khi Thân nhược thất sát được coi là hung thần. Công năng của thất sát làm tổn hao tài, sinh ấn, công phá Thân, khắc chế tỷ kiếp. Trong mệnh thất sát đại diện cho chức vụ về quân cảnh, hoặc nghề tư pháp, thi cử, bầu cử … Với nam thất sát còn đại diện cho tình cảm với con trai. Tâm tính của thất sát, hào hiệp, năng động, uy nghiêm, nhanh nhẹn ... .Nhưng dễ bị kích động, thậm chí dễ trở thành người ngang ngược, trụy lạc … 3 – Chính ấn là cái sinh ra tôi, khi Thân nhược thường được coi là cát thần, ấn có nghĩa là con dấu, đại diện cho chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ …. Chính ấn là sao thuộc về học thuật và còn đại diện cho tình cảm của mẹ đẻ. Công năng của chính ấn, sinh Thân, xì hơi quan sát, chống lại thực thương. Tâm tính của chính ấn, thông minh, nhân từ, không tham danh lợi, chịu đựng nhưng ít khi tiến thủ, thậm chí còn chậm chạp, trì trệ.... 4 – Thiên ấn (Kiêu)là cái sinh phù tôi, đại diện cho quyền uy trong nghề nghiệp như nghệ thuật, nghệ sĩ, y học, luật sư, tôn giáo, kỹ thuật, nghề tự do, những thành tích trong dịch vụ.... Nó còn đại diện cho tình cảm của dì ghẻ. Công năng của thiên ấn sinh Thân, xì hơi quan sát để sinh cho Thân, chống lại thực thương . Mệnh có thiên ấn có thể phù trợ cho Thân nhược. Nhưng gặp thực thần là mệnh lao dịch, vất vả. Thiên ấn quá nhiều thì đó là người phúc bạc, bất hạnh, tật bệnh hoặc con cái khó khăn khi đó chỉ có thiên tài mới có thể giải được các hạn này. Người mà tứ trụ có Thân vượng, còn có kiêu, tài và quan tất là người phú quý. Mệnh có thiên ấn lại còn gặp quan sát hỗn tạp (có cả chính quan và thiên quan, không tính Quan và Sát là tạp khí ) là người thắng lợi nhiều mà thất bại cũng lắm. Nói chung khi Thân vượng thiên ấn được coi là hung thần. Tâm tính của thiên ấn, tinh thông tay nghề, phản ứng nhanh nhậy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc, thiếu tính người, thậm chí ích kỷ, ghẻ lạnh... 5 – Ngang vai là ngang tôi (là can có cùng cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là tỷ. Đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi, đoạt tài, khắc vợ, khắc cha ,… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em. Công năng của ngang vai có thể giúp Thân khi Thân nhược, cũng như tài nhiều (của cải nhiều) nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng Thân vượng lại có ngang vai nhiều mà không bị chế ngự là tay chân cấp dưới không hòa thuận, hoặc kết hôn muộn, tính tình thô bạo, cứng nhắc, cố chấp, không hòa hợp với cộng đồng, khắc cha, khắc vợ, làm nhiều mà không gặp tiền của. Tâm tính của ngang vai, chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, thậm chí cô lập, đơn côi. Nói chung khi thân vượng ngang vai được coi là hung thần (vì lúc đó nó tranh đoạt tài với Thân). 6 - Kiếp tài cũng là ngang tôi (là can cùng hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là kiếp. Nó đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ, khắc cha, lang thang.... Thân vượng mà có nhiều kiếp cũng giống như ngang vai ở trên. Nữ đại diện cho tình anh em, nam đại diện cho tình chị em.... Công năng của kiếp cũng giống như của ngang vai. Tâm tính của kiếp tài là nhiệt tình, thẳng thắn, ý chí kiên nhẫn, phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiên về mù quáng, thiếu lý trí, thậm chí manh động, liều lĩnh.... 7 - Thực thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái. Công năng của thực thần làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm quan bị tổn thương. Khi gặp sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần. Tâm tính của thực thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo. Can chi đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có thực thần là hay khinh rẻ chồng. Thực và sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền bính nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có thực thần, chi có ngang vai là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ. Can là thực thần, chi là kiếp tài là chủ về người phúc đức giầu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi. Thực thần có cả kiếp tài, thiên ấn đi kèm là người dễ đoản thọ (?). Người tài nhiều thì diễm phúc ít. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều, phần nhiều là người phúc lộc thọ toàn diện. Thực thần lâm tử, tuyệt, suy thì phúc ít, bạc mệnh. Thực thần lâm mộ địa là người dễ chết yểu (?). 8 – Thương quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can). Đại diện cho bị mất chức, bỏ học, thôi việc, mất quyền, mất ngôi, không chúng tuyển, không thi đỗ, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai. Công năng của thương quan làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm thương tổn quan. Sợ nhất là “thương quan gặp quan là họa trăm đường ập đến“. Nói chung thương quan được xem là hung thần, nhất là khi Thân nhược. Tâm tính thông minh, hoạt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng, nhưng dễ tùy tiện, thiếu sự kiềm chế ràng buộc, thậm chí tự do vô chính phủ.... Người thương quan lộ rõ (lộ và vượng) tâm tính thanh cao hiên ngang, dám chửi mắng cả quỷ thần. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, loại người này tính xấu. Những người bề trên cũng không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì càng sợ mà lánh cho xa. Nhưng thương quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là thương quan, chỉ có điều không ghê gớm đến như thế. Thương quan trong tứ trụ nếu có Thân vượng thì nó là hỷ dụng thần khi hành đến vận tài phú quý tự nhiên đến. 9 – Chính tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam). Công năng là sinh quan và sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần làm hại chính ấn. Nói chung chính tài được coi là cát thần. Tâm tính cần cù, tiết kịêm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ thiên về cẩu thả, thiếu tính tiến thủ, thậm chí trở thành nhu nhược, không có tài năng.... Người Thân vượng, tài vượng là bậc phú ông trong thiên hạ, nếu có cả chính quan là phú quý song toàn, nam thì được vợ hiền nội trợ tốt. Ngược lại người Thân nhược mà tài vượng thì không những nghèo mà cầu tài rất khó khăn, trong nhà vợ nắm quyền hành. Tài nhiều thường không lợi cho đường học hành, là người dốt nát. Địa chi tàng tài là tài phong phú, tài thấu ra là người khảng khái. Tài có kho (ví dụ : nếu ất là tài thì kho là dần và mão hay tàng trong các chi Thổ) khi gặp xung tất sẽ phát tài (như tài là Ất, Mậu hay Quý tàng trong Thìn khi gặp Tuất ở tuế vận xung Thìn). Thân vượng có chính tài còn gặp thực thần là được vợ hiền giúp đỡ. Chính tài và kiếp tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì trong cuộc đời dễ gặp phải tiểu nhân nên tài dễ bị tổn thất. 10 – Thiên tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho của riêng, trúng thưởng, phát tài nhanh, đánh bạc, tình cảm với cha. Với nam còn đại diện cho tình cảm với vợ lẽ. Công năng của thiên tài: sinh quan sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần, làm hại chính ấn. Nói chung thiên tài được coi là cát thần. Tâm tính của thiên tài, khảng khái, trọng tình cảm, thông minh, nhậy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên về ba hoa, bề ngoài, thiếu sự kiềm chế, thậm chí là người phù phiếm.... Thiên tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì danh lợi đều có, phú quý song toàn. Thiên tài thấu can thì kỵ nhất gặp tỷ và kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ (với nam). Can chi đều có thiên tài là người xa quê lập nghiệp trở lên giầu có, tình duyên tốt đẹp, của cải nhiều. Thiên tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ, cha và vợ đều sống lâu, vinh hiển (?). Thiên tài lâm mộc dục là người háo sắc phong lưu. Thiên tài lâm mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm (?). Các câu hỏi trọng tâm của bài 5 : 1 - Thường thì trong cuộc sống hàng ngày ai ai cũng phải có nhà để sống, vậy thì người ta đã tìm thấy cái gì trong mỗi Tứ Trụ của con người đại diện cho cuộc sống thực tế của người có Tứ Trụ đó ? 2 - Tại sao lại có khái niệm 10 thần, chúng có liên quan gì tới tính chất sinh khắc của ngũ hành hay không ? 3 - 10 thần cũng như ngũ hành đại diện cho những cái gì trong cuộc sống thường ngày của chúng ta ?1 like
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm và bài tập của Bài 5: 1 - Vì sao người ta phải đưa ra khái niệm Ðại Vận và xác định nó kéo dài đúng 10 năm cũng như khái niệm Tiểu Vận và xác định nó chỉ kéo dài đúng 1 năm ? Theo tôi thì Tiểu vận mới chính là tuổi thật của người có Tứ Trụ đó, còn lưu niên mới đúng là tuổi giả (tức một năm bất kỳ cần dự đoán), vì thường có mấy người nào sinh đúng vào ngày giao lệnh của tháng Dần (khoảng mùng 4 hay 5 tháng 2 dương lịch). Do vậy muốn dự đoán vận mệnh của con người thì thông tin Tiểu vận, tức tuổi thật này bắt buộc phải có là hợp lý. Như vậy thì tại mỗi năm (lưu niên) thường xuất hiện 2 Tiểu vận. Tiểu vận đầu tính từ giao lệnh của tháng Dần tới ngày sinh nhật của người đó. Tiểu vận thứ 2 bắt đầu từ ngày sinh nhật cho đến hết năm, tức tới giao lệnh của tháng Dần của năm sau. Giả sử muốn xác định 2 Tiểu vận tại năm 1995 của một người sinh năm 1963 ta lần lượt các bước: 1 - Ðầu tiên ta lấy 1995 trừ đi 1963 còn 32. Ðây chính là tuổi tính theo dương lịch của người này vào năm 1995. 2 – Giả sử can chi của trụ giờ của người này là Bính Tý chẳng hạn thì: a - Nếu tính theo chiều thuận của bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý (với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm) thì Tiểu vận đầu tiên ngay sau Bính Tý là Ðinh Sửu. Ðinh Sửu được gọi là Tiểu vận 1, còn tiểu vận thứ 2 là Mậu Dần... cứ tính tiếp như vậy tới tiểu vận thứ 32 là Mậu Thân. Tiểu vận Mậu Thân chính là tiểu vận thứ nhất được tính từ ngày giao lệnh của tháng Dần năm 1995 tới ngày sinh nhật của người này ở năm 1995. Tiểu vận thứ hai là Kỷ Dậu (bắt đầu từ ngày sinh nhật tới ngày giao lệnh của tháng Dần năm sau). Ðây chính là 2 Tiểu vận của năm (lưu niên) 1995 của người có Tứ Trụ này. b - Nếu tính theo chiều nghịch của bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý (với nam sinh năm Âm và nữ sinh năm Dương) thì ngay trước Bính Tý là Ất Hợi. Tiểu vận Ất Hợi được gọi là Tiểu vận 1, tiểu vận 2 là Giáp Tuất,... tiểu vận thứ 32 là Giáp Thìn và Tiểu vận thứ 33 là Quý Mão. Do vậy Tiểu vận Giáp Thìn là Tiểu vận đầu còn Tiểu vận Quý Mão là Tiểu vận thứ hai của năm (lưu niên) 1995 của người có Tứ Trụ này. Theo tôi đại vận kéo dài đúng 10 năm có thể vì có 10 Thiên can nên mỗi đại vận phải xuất hiện đủ 10 can này tức mỗi can đại diện cho 1 năm của đại vận. Ðiều này đúng như theo phương pháp của cụ Thiệu là lấy can đại vận làm trọng chứ không theo các sách Tử Bình của các cổ nhân khác lấy chi làm trọng. Còn vì sao đại vận không bắt đầu từ khi mới sinh như Tiểu vận thì xin nhờ mọi người trả lời giúp tôi. 2 – Xác định các đại vận và thời gian của chúng qua các ví dụ sau: a – Nam sinh ngày 7/8/1963 lúc 2,00’ a.m. Tứ Trụ : Quý Mão - Kỷ Mùi – ngày Nhâm Ngọ - Tân Sửu Các đại vận và thời gian của chúng: Mậu Ngọ... Ðinh Tị...Bính Thìn.. Ất Mão...Giáp Dần..Quý Sửu...Nhâm Tý .....10...........20...........30............40............50............60..............0 1/8/1973......8/83.......8/93..........8/03.........8/13.........8/23...........8/33 b – Nữ sinh ngày 21/6/1960 lúc 20,59’. Tứ trụ : Canh Tý – Nhâm Ngọ- ngày Canh Thìn – Bính Tuất Các đại vận và thời gian của chúng: Tân Tị......Canh Thìn....Kỷ Mão...Mậu Dần... Ðinh Sửu...Bính Tý.. ...Ất Hợi ....5..............15.............25.............35..............45............55.............65 1/10/1965....10/75........10/85.......12/95..........12/05........12/15........12/25 c – Nam sinh ngày 14/13/1956 (tức 14/1/1957 dương lịch) lúc 17,00’. Tứ trụ : Bính Thân – Tân Sửu – ngày Bính Tuất – Ðinh Dậu Các đại vận và thời gian của chúng: Nhâm Dần...Quý Mão...Giáp Thìn... Ất Tị...Bính Ngọ...Ðinh Mùi...Mậu Thân .......7...............17.............27...........37.........47.............57............67 8/12/1963......12/73........12/83........12/93....12/03.........12/13.......12/23 d - Nữ sinh ngày 17/5/1986 lúc 7,00’a.m. Tứ trụ : Bính Dần – Quý Tị - ngày Tân Dậu – Nhâm Thìn Các đại vận và thời gian của chúng: Nhâm Thìn...Tân Mão..Canh Dần...Kỷ Mùi...Mậu Tý... Ðinh Hợi...Bính Tuất ........4.............14............24...........34...........44............54............64 ..1/2/1990.......2/00.........2/10.........2/20........2/30.......2/40...........2/50 e - Nữ sinh ngày 30/10/1991 lúc 12,58’a.m. Tứ trụ : Tân Mùi - Mậu Tuất – ngày Quý Dậu - Mậu Ngọ Các đại vận và thời gian của chúng: Kỷ Hợi.......Canh Tý...Tân Sửu...Nhâm Dần...Quý Mão...Giáp Thìn....Ất Tị .....3...............13...........23.............33..............43..............53...........63 28/9/1994......9/04........9/14.........9/24.............9/34...........9/44.........9/541 like
-
Bài 5 : Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ Chương 4 Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ Chỉ dựa vào Tứ Trụ liệu đã đủ để dự đoán vận mệnh của con người hay không? Hoàn toàn chưa đủ, muốn dự đoán có độ chính xác cao, người ta cần phải biết đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ đó. Vậy thì đại vận và tiểu vận là gì ? Và cách xác định chúng như thế nào? I – Cách xác định đại vận 1 - Đại vận Từ xa xưa cho tới ngày nay, mỗi người đều cảm thấy rằng cuộc đời thường không thuận buồm xuôi gió, mà có những khoảng thời gian tốt, xấu, may và rủi khác nhau. Người thì sự may mắn dồn dập đến từ khi vẫn còn trẻ, có người thì ở tuổi trung niên, lại có người chỉ đến khi đã về già, sự sui sẻo cũng vậy, ở mỗi người mỗi khác. Từ thực tế khách quan này mà người ta đã tìm ra cách xác định các khoảng thời gian may rủi khác nhau đó cho các Tứ Trụ là 10 năm và chúng được gọi là các đại vận. Cách xác định các đại vận hoàn toàn phụ thuộc vào tháng sinh của người đó như sau : a – Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm Người mà can năm sinh của người đó là dương đối với nam như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và can năm sinh của người đó là âm đối với nữ như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thì được tính theo chiều thuận của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay sau lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, tiếp theo là đại vận thứ 2,... Ví dụ : Nam sinh vào năm Mậu Tý tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Mậu tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính theo chiều thuận theo bảng nạp âm là Kỷ Mùi, đại vận sau là Canh Thân, Tân Dậu,... Ví dụ : Nữ sinh vào các năm Quý Sửu tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên cũng tính theo chiều thuận như ví dụ trên là Kỷ Mùi, đại vận thứ hai là Canh Thân, Tân Dậu,... b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương Người mà can năm sinh là âm đối với nam như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và người mà can năm sinh là dương đối với nữ như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì phải tính ngược lại đối với bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, sau là đại vận thứ hai,... Ví dụ : Nam sinh vào năm Quý Dậu tháng Mậu Ngọ, vì can năm của người này là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên phải tính ngược theo bảng nạp âm ngay trước lệnh tháng là Đinh Tị, đại vận thứ hai là Bính Thìn, Ất Mão ,.... Ví dụ : Nữ sinh vào năm Mậu Thân, tháng Mậu Ngọ vì can năm là Canh tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính ngược với bảng nạp âm là Đinh Tỵ, sau là Bính Thìn, Ất Mão,.... II - Thời gian bắt đầu đại vận 1 - Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm Vậy thì khi nào các đại vận sẽ bắt đầu ? Phải chăng tất cả mọi người là như nhau? Hoàn toàn không phải như vậy, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ngày sinh của người đó so với ngày giao lệnh (tức là ngày thay đổi từ tháng này sang tháng khác của lịch Can Chi) của tháng trước hoặc tháng sau so với tháng sinh của người đó (lệnh ở đây nghĩa là chi của 1 tháng mang hành gì thì hành đó sẽ nắm lệnh trong tháng đó). Đối với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm, ta tính theo chiều thuận của bảng nạp âm từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng sau (theo lịch Can Chi) xem được bao nhiêu ngày, và bao nhiêu giờ. Sau đó cứ 3 ngày quy đổi là 1 năm, thừa 1 ngày được tính thêm là 4 tháng, thừa 2 ngày được tính thêm là 8 tháng, cứ thừa 1 tiếng được tính thêm là 5 ngày còn cứ thiếu 1 tiếng thì phải trừ đi 5 ngày. Cộng tất cả lại sẽ được bao nhiêu năm, tháng, ngày thì đó chính là sau khi sinh được từng đó thời gian sẽ bước vào đại vận đầu tiên. Ví dụ : Nam sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’ có tứ trụ: Bính Thìn - Canh Dần - ngày Giáp Ngọ - Bính Dần Ta thấy đây là nam sinh năm dương nên tính theo chiều thuận từ ngày sinh 12/2 lúc 3,01´ a.m. đến giao lệnh của tháng sau là ngày 5/3 lúc 18,48´ (tính tròn là 19,00’), thì được 22 ngày (vì đây là năm nhuận nên tháng 2 có 29 ngày ) và thêm 16 tiếng. 22 ngày quy đổi được 7 năm 4 tháng (vì thừa 1 ngày đổi thành 4 tháng), còn 16 tiếng quy đổi thành 2 tháng và 20 ngày (16.5 ngày = 80 ngày). Tổng cộng được tất cả là 7 năm 6 tháng và 20 ngày. Tức là sau khi sinh ra được 7 năm 6 tháng và 20 ngày thì người này bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên. Chính xác ngày 2/9 năm1983 người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão (từ 2/9/1983 đến 2/9/1993). Từ ngày 2/9 năm 1993 bắt đầu đại vận thứ 2 là Nhâm Thìn (2/9/93 đến 2/9/03). Các đại vận sau tính tương tự theo đúng chiều thuận của bảng nạp âm. Mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10 năm. Có thể biểu diễn các đại vận và thời gian của chúng như sau : Năm 1983 bắt đầu đại vận trừ đi năm sinh là năm 1976 được 7 năm, tức là khi 7 tuổi người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão và được tính chính xác đến tháng 9 của năm 1983 . Nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy. 2 - Nữ sinh năm dương và nam sinh năm âm Đối với nữ sinh vào năm dương và nam sinh vào năm âm thì chúng ta tính theo chiều nghịch từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng trước liền với tháng sinh xem được bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ và cũng quy đổi như trên ta sẽ biết được khi nào bắt đầu đại vận đầu tiên. Ví dụ : Nữ sinh ngày 12/3/1952 lúc 22,00’ có tứ trụ: Nhâm Thìn - Quý Mão - ngày Đinh Tị - Tân Hợi Vì là nữ sinh vào năm có can là Nhâm tức can dương nên ta phải tính từ ngày sinh ngược lại tới ngày giao lệnh của tháng trước (tức là tính theo chiều ngược). Cụ thể ta tính từ ngày sinh 12/3 lúc 22,00´ đến đến ngày giao lệnh của tháng trước là ngày 5/3 lúc 23,00´ ta được 7 ngày quy đổi được 2 năm 4 tháng và từ 22,00’ đến 23,00’ là thiếu 1 tiếng tức phải trừ đi 5 ngày (Chú ý: Nếu giờ giao lệnh là 21.00' thì ta phải cộng thêm 5 ngày). Ta quy đổi được 2 năm 3 tháng và 25 ngày. Vậy thì người này ngày 7 tháng 7 năm 1954 bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên là Nhâm Dần và các đại vận sau tính theo chiều ngược của bảng nạp âm như sau : Đối với nam sinh năm Âm cũng tính theo chiều ngược như vậy. II – Cách xác định Tiểu Vận 1 – Tiểu vận Tiểu vận hoàn toàn phụ thuộc vào trụ giờ và thời gian của nó chỉ kéo dài đúng 1 năm (có thể gọi đây là tuổi ảo). a – Nam sinh năm dương và nứ sinh năm âm Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm thì tính thuận theo bảng nạp âm bắt đầu can chi ngay sau trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, tiếp là tiểu vận thứ hai.... Tiểu vận khác với đại vận là thời gian chỉ kéo dài 1 năm. Thời gian của tiểu vận đầu tiên bắt đầu tính ngay từ ngày và giờ sinh tại năm sinh của người đó cho đến đúng ngày và giờ đó của năm sau, sau đó mới sang tiểu vận thứ hai,... Ví dụ là nam như trên sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’am là năm Bính Thìn (1976), giờ sinh là Bính Dần (3,01’am) vì sinh năm dương nên tiểu vận đầu tiên tính theo chiều thuận của bảng nạp âm. Tức là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’a.m. ngày 12/2/1977 là tiểu vận đầu tiên Đinh Mão, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến ngày 12/2/1978 là tiểu vận thứ hai Mậu Thìn.... Nếu là nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy. b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương thì tính theo chiều ngược của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước can chi của trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, sau là tiểu vận thứ hai,..... Ví dụ trên nếu là nữ thì phải tính tiểu vận ngược với bảng nạp âm. Cụ thể là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’am ngày 12/2/1977 người nữ này có tiểu vận đầu tiên là Ất Sửu, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến 12/2/1978 là tiểu vận Giáp Tý, cứ thế tính các tiểu vận tiếp theo theo chiều ngược của bảng nạp âm. Nếu là nam mà sinh vào năm âm cũng tính theo chiều ngược như vậy. 2 – Tính chất của tiểu vận Can, chi và nạp âm của tiểu vận chỉ có khả năng hình, xung, khắc, hại, hợp đối với can, chi và nạp âm của đại vận và lưu niên nhưng chúng không có khả năng tác động đến các can, chi và nạp âm trong tứ trụ và ngược lại. Các câu hỏi trọng tâm và bài tập của Bài 5: (Chú ý: Tất cả các Tứ Trụ được xác định trong cuốn sách hay trong chương trình của lớp học này đều được xác định theo Lịch Vạn Niên của Trung Quốc tức giao lệnh lấy theo giờ Bắc Kinh). 1 - Vì sao người ta phải đưa ra khái niệm Ðại Vận và xác định nó kéo dài đúng 10 năm cũng như khái niệm Tiểu Vận và xác định nó chỉ kéo dài đúng 1 năm ? 2 – Xác định các đại vận và thời gian của chúng qua các ví dụ sau: a – Nam sinh ngày 7/8/1963 lúc 2,00’ a.m. b – Nữ sinh ngày 21/6/1960 lúc 20,59’. c – Nam sinh ngày 14/13/1956 (tức 14/1/1957 dương lịch) lúc 17,00’. d - Nữ sinh ngày 17/5/1986 lúc 7,00’a.m. e - Nữ sinh ngày 30/10/1991 lúc 12,58’a.m.1 like
-
Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ Chương 3 Đặc trưng của tứ trụ I - Tứ trụ Mỗi người khi sinh ra đều có 4 thông tin là năm, tháng, ngày và giờ sinh. 4 thông tin này khi chuyển sang lịch can chi được gọi là tứ trụ . Tứ trụ này quyết định vận mệnh của người đó . Lịch Can Chi không giống với dương lịch hay âm lịch mà chúng ta vẫn thường sử dụng, nên ở đây thống nhất mọi thông tin về lịch phải dùng dương lịch để tính toán cho tiện lợi và tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm trước đó. 1 – Cách xác định Trụ năm - Tức năm sinh Theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý thì năm nay 2008 là năm Mậu Tý, năm 2009 là năm Kỷ Sửu,........ . Các năm trước đây hay sau này cứ theo bảng này tra là ra hết. Nhưng năm của lịch Can Chi thường bắt đầu vào ngày 4/2 hoặc ngày 5/2 dương lịch, khác với dương lịch bắt đầu vào ngày 1/1, và càng khác so với Âm lịch tính năm mới theo lịch mặt Trăng. Muốn xác định chính xác năm mới hay các tháng theo lịch Can Chi bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng phía dưới. Bảng này xác định tháng, ngày, giờ và chính xác tới phút bắt đầu năm mới cũng như tháng mới (lệnh tháng) của lịch Can Chi từ năm 1898 đến năm 2018 (phần này được trích ra từ cuốn sách Lịch Vạn Niên) Bảng xác định lệnh tháng của lịch Can Chi . (Từ năm 1898 đến năm 2018 theo giờ Bắc Kinh) …………………………………………………… (Chú ý: Bảng xác định lệnh tháng này của Trung Quốc nên nó được tính theo giờ Bắc Kinh, còn “Ngày giờ Sóc (New Moons) và Tiết khí (Minor Solar Terms) từ 1000 đến 2999“ trên Google là của Việt Nam theo giờ Hà Nội nên giờ giao lệnh ít hơn của Trung Quốc 60’. Hiện giờ tôi chưa biết xác định lệnh tháng theo giờ Bắc Kinh hay Hà Nội là đúng. Phải chăng căn cứ theo múi giờ quốc tế thì cứ ít hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì lệnh tháng phải giảm đi từng ấy tiếng, cũng như cứ nhiều hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì phải cộng thêm từng ấy tiếng theo bảng xác định lệnh tháng ở trên ?) . Ví dụ : Ngày 4/2 /1968 theo lịch can chi thuộc năm nào? Nó vẫn thuộc năm Đinh Mùi (1967) nhưng tới 2,08’ (1,08’ theo giờ Hà Nội) ngày 05/2/1968 nó mới thuộc năm Mậu Thân (1968). Ví dụ : Lúc 7,59’ngày 04/2/1969 dương lịch thuộc năm nào của lịch can chi ?. Đã thuộc năm Kỷ Dậu (1969) ,còn trước 7,59’ vẫn thuộc năm Mậu Thân (1968) . Qua đây chúng ta thấy theo lịch Can Chi thì năm mới được tính chính xác tới phút khi trái đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời (không như chúng ta thường tính lúc 0,00’ của đêm giao thừa). Nghĩa là chúng ta đã có một trụ đầu tiên, đó là trụ năm (tức năm sinh). 2 – Cách xác định Trụ tháng - Tức tháng sinh (lệnh tháng) Theo lịch Can Chi thì tháng đầu tiên của một năm luôn luôn là tháng Dần sau đó là tháng Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Tháng trong lịch can chi được xác định khác với dương lịch. Muốn xác định chính xác tháng sinh (lệnh tháng) theo lịch can chi bắt buộc bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng ở trên. Ví dụ : Ngày 07/10/1968 thuộc tháng nào của lịch can chi? Tra bảng ta thấy nó thuộc tháng Dậu, còn từ ngày 08/10/1968 nó mới sang tháng Tuất. Khi đã biết địa chi của một tháng thì cách xác định can của tháng đó hoàn toàn phụ thuộc vào can của năm đó như sau: Các năm có can là Giáp và Kỷ thì các tháng của năm đó lần lượt là : Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, ...... Đinh Hợi (tức là các can chi phải tuân theo đúng quy luật của vòng tròn đã nói ở trên). Các năm Ất và Canh các tháng là : Mậu Dần, Kỷ Mão, .........., Kỷ Hợi. Các năm Bính và Tân ------------- : Canh Dần,........................., Tân Hợi. Các năm Đinh và Nhâm ----------- : Nhâm Dần, ......................, Quý Hợi. Các năm Mậu và Quý ------------- : Giáp Dần, ........................, Ất Hợi. Bảng tra can tháng theo can năm Ví dụ : Can của tháng Thìn của năm 1968 là gì? Tra theo bảng xác định lệnh tháng thì năm 1968 là năm Mậu Thân, vì vậy nó thuộc năm tra theo các can Mậu và Quý. Các tháng của nó lần lượt là : Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, ........ Do vậy tháng Thìn là Bính Thìn. Đến đây ta có trụ thứ hai, đó là trụ tháng. 3 - Cách xác định Trụ ngày - Tức ngày sinh Trong một năm có các ngày 1/3, 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12 và ngày 24/2 của năm sau có các can chi giống nhau. Cho nên chúng ta thấy can chi của ngày 24/2 và ngày 1/3 trong cùng một năm dương lịch là khác nhau bởi vì thường chúng chỉ cách nhau 5 ngày, còn đối với năm nhuận chúng cách nhau 6 ngày (bởi vì tháng 2 có ngày 29). Dựa vào yếu tố này nếu biết trước can chi của 1 ngày bất kỳ của 1 năm thì qua bảng 60 năm Giáp Tý chúng ta có thể tính được can chi của ngày 1/3 của năm đó, sau đó chúng ta tính được can chi của ngày 24/2 cùng năm và nó chính là can chi của ngày 1/3 của năm trước liền với năm đó. Cứ như vậy ta có thể biết được can chi ngày 1/3 của tất cả các năm (chú ý tháng 2 của năm 1900 mặc dù là năm nhuận nhưng nó chỉ có 28 ngày). Ví dụ : Ngày 14/7/1968 theo lịch can chi có can chi là gì? Ngày 1/3 của năm 1968 tra theo bảng là ngày Canh Ngọ. Vậy ngày 29/6/1968 cũng là ngày Canh Ngọ (ta chọn nó bởi vì nó gần nhất với ngày cần phải tìm), từ ngày 29/6 đến 14/7 cách nhau đúng 15 ngày, vì vậy theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, ngày Canh Ngọ (29/6) sau 15 ngày sẽ đến ngày Ất Dậu (14/7) . Đến đây ta có trụ thứ ba, đó là trụ ngày . Bảng tra can chi của ngày 1/3 trong các năm từ 1889 đến năm 2008 1889 – Bính Tý.............1929 - Ất Tị................1969 - Ất Hợi 1890 – Tân Tị...............1930 – Canh Tuất........1970 – Canh Thìn 1891 – Bính Tuất..........1931 - Ất Mão................1971 - Ất Dậu 1892 – Nhâm Thìn *......1932 – Tân Dậu *.............1972 – Tân Mão * 1893 – Đinh Dậu............1933 – Bính Dần.........1973 – Bính Thân 1894 – Nhâm Dần.........1934 – Tân Mùi............1974 – Tân Sửu 1895 – Đinh Mùi...........1935 – Bính Tý...........1975 - Bính Ngọ 1896 – Quý Sửu *........1936 – Nhâm Ngọ *..........1976 – Nhâm Tý * 1897 - Mậu Ngọ............1937 – Đinh Hợi......1977 – Đinh Tị 1898 – Quý Hợi............1938 – Nhâm Thìn.....1978 – Nhâm Tuất 1899 – Mậu Thìn...........1939 – Đinh Dậu......1979 – Đinh Mão 1900 – Quý Dậu............1940 – Quý Mão *.......1980 – Quý Dậu * 1901 - Mậu Dần............1941 - Mậu Thân......1981 – Mậu Dần 1902 – Quý Mùi............1942 – Quý Sửu.......1982 – Quý Mùi 1903 - Mậu Tý.............1943 - Mậu Ngọ.......1983 - Mậu Tý 1904 – Giáp Ngọ *.........1944 – Giáp Tý *.....1984 – Giáp Ngọ * 1905 - Kỷ Hợi.............1945 - Kỷ Tị..............1985 - Kỷ Hợi 1906 – Giáp Thìn..........1946 – Giáp Tuất.....1986 – Giáp Thìn 1907 - Kỷ Dậu.............1947 - Kỷ Mão...........1987 - Kỷ Dậu 1908 - Ất Ngọ *...........1948 - Ất Dậu *.........1988 - Ất Mão * 1909 – Canh Thân..........1949 – Canh Dần......1989 – Canh Thân 1910 - Ất Sửu.............1950 - Ất Mùi...........1990 - Ất Sửu 1911 – Canh Ngọ...........1951 – Canh Tý..........1991 – Canh Ngọ 1912 – Bính Tý *..........1952 – Bính Ngọ *....1992 – Bính Tý * 1913 – Tân Tị................1953 – Tân Hợi.......1993 – Tân Tị 1914 – Bính Tuất..........1954 – Bính Thìn.....1994 – Bính Tuất 1915 – Tân Mão..............1955 – Tân Dậu.........1995 – Tân Mão 1916 – Đinh Dậu *.........1956 – Đinh Mão *....1996 – Đinh Dậu * 1917 – Nhâm Dần...........1957 – Nhâm Thân.....1997 – Nhâm Dần 1918 – Đinh Mùi...........1958 – Đinh Sửu......1998 – Đinh Mùi 1919 – Nhâm Tý............1959 – Nhâm Ngọ......1999 – Nhâm Tý 1920 - Mậu Ngọ *..........1960 - Mậu Tý *..........2000 - Mậu Ngọ * 1921 – Quý Hợi............1961 – Quý Tị.............2001 – Quý Hợi 1922 - Mậu Thìn...........1962 - Mậu Tuất.......2002 - Mậu Thìn 1923 – Quý Dậu..............1963 – Quý Mão..........2003 – Quý Dậu 1924 - Kỷ Mão *.............1964 – Kỷ Dậu *.......2..004 - Kỷ Mão * 1925 – Giáp Thân..........1965 - Giáp Dần.......2005 – Giáp Thân 1926 - Kỷ Sửu...............1966 - Kỷ Mùi...........2006 – Kỷ Sửu 1927 – Giáp Ngọ............1967 – Giáp Tý..........2007 – Giáp Ngọ 1928 – Canh Tý *............1968 – Canh Ngọ *.....2008 – Canh Tý * Dấu * trong bảng là năm nhuận, tức tháng 2 của các năm đó có 29 ngày. 4 – Cách xác định Trụ giờ - Tức giờ sinh Theo lịch Can Chi này họ đã xác định giờ đầu tiên trong một ngày của lịch Can Chi luôn luôn là giờ Tý và các giờ sau tuân theo thứ tự như sau : Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ Tý . Từ 11 giờ đến 13 giờ là giờ Ngọ: Từ 1 --------3 ------------ Sửu Từ 13 --------15 ---------- Mùi Từ 3 ---------5 ----------- Dần Từ 15 ------- 17 ---------- Thân Từ 5 ---------7 ----------- Mão Từ 17 --------19 -----------Dậu Từ 7 ---------9 ----------- Thìn Từ 19 --------21 -----------Tuất Từ 9 --------11 ----------- Tị Từ 21 --------23 ----------Hợi Tức là cứ 120 phút (hai tiếng) tương ứng với một giờ của lịch can chi. Ví dụ : 23 giờ 18 phút ngày 16/5 thuộc về ngày nào của lịch can chi? Theo lịch can chi thì từ 23,00’ ngày 16/5 trở đi thuộc về ngày hôm sau, tức là phải thuộc ngày 17/5. Khi đã biết Địa chi của giờ rồi thì hàng Can của nó hoàn toàn phụ thuộc vào Can của trụ ngày như sau : Các ngày có can là Giáp và Kỷ có các giờ lần lượt là : Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thì , ............. , Ất Hợi (các can tuân theo quy luật vòng tròn như đã nói ở trên) . Các can ngày là Ất và Canh có các giờ lần lượt: Bính Tý,.............., Đinh Hợi. Các................... Bính và Tân............................. : Mậu Tý,..............., Kỷ Hợi. Các ...................Đinh –Nhâm ........................... : Canh Tý,.............., Tân Hợi. Các ...................Mậu – Quý ............................. : Nhâm Tý,............., Quý Hợi. Ví dụ : Các can của giờ Mão và Ngọ của ngày Đinh Dậu theo lịch can chi là gì ? Can của ngày Đinh theo như trên ta có các giờ lần lượt là : Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, ..... Vì vậy can của giờ Mão là Quý Mão và giờ Ngọ là Bính Ngọ. Đến đây ta có trụ thứ tư, đó là trụ giờ Chúng ta đã có đủ bốn trụ của một người. Ví dụ 1 : Một người sinh ngày 12/11/1965, lúc 8,00 am, có tứ trụ : Năm Ất Tị - tháng Đinh Hợi - ngày Canh Ngọ - giờ Canh Thìn. Ví dụ 2 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,07’ có tứ trụ: Đinh Mùi - Quý Sửu - ngày Ất Tị - Đinh Hợi. Ví dụ 3 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,08’ có tứ trụ : Mậu Thân - Giáp Dần - ngày Ất Tị - Đinh Hợi. Qua ví dụ 2 và 3 chúng ta thấy hơn nhau 1 phút là sang năm khác, tháng khác và tứ trụ sẽ khác nhau. Cho nên giờ và phút để xác định lệnh tháng là vô cùng quan trọng trong việc xác định tứ trụ. Nếu theo cách xác định mặt trời ở đúng đỉnh đầu tại địa điểm nơi người đó được sinh là 12,00’ thì cách xác định giờ sinh ở bảng trên chỉ đúng với những người được sinh ở vị trí đúng giữa múi giờ đó, còn những người được sinh trong cùng một múi giờ mà ở càng xa điềm giữa của múi giờ đó về hai bên thì sai số về phút càng lớn (có thể từ -60’ tới +60’). Cho nên trong các trường hợp này tốt nhất là lấy cả hai tứ trụ để dự đoán. Đến khi trong thực tế xẩy ra các sự kiện phù hợp với tứ trụ nào thì tứ trụ đó mới được xem là chính xác cho người đó. Bảng tra can giờ theo can ngày Theo tôi chỉ khi nào con người xác định được trụ thứ 5, tức trụ phút này thì môn dự đoán theo Tứ Trụ mới thật sự là hoàn hảo. Bởi vì như chúng ta thấy bốn trụ không có tính đối xứng mà trụ ngày phải ở giữa và mỗi bên phải có hai trụ mới hợp lý. Hơn nữa chúng ta thấy cách xác định trụ tháng và trụ giờ giống nhau bởi đơn vị 12 (12 tháng, 12 giờ), còn cách xác định trụ năm và trụ ngày giống nhau bởi đơn vị 60 (tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý) thì không có lý do gì để không sử dụng trụ phút cũng được xác định theo đơn vị 60 (cứ hai phút bình thường được tính thành một phút theo lịch Can Chi và nó cũng tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý). Theo sự suy luận của tôi thì cách xác định phút nó cũng giống như cách xác định năm và ngày của lịch can chi, nhưng chúng ta không biết Họ đã dựa vào nền tảng nào để xác định chúng. Bởi vậy muốn xác định phút theo lịch can chi, chúng ta phải có một vài ví dụ của những cặp sinh đôi chỉ cách nhau vài phút. Dùng phương pháp suy luận ngược, chúng ta dựa vào những sự kiện lớn đã phát sinh ra của các cặp sinh đôi này như tai nạn, ốm đau, ... , nhất là cái chết của họ và nếu chúng ta sử dụng phương pháp tính điểm hạn này để tính các điểm hạn thì may ra có thể xác định được chính xác can chi của phút sinh của mỗi người này. Sau đó các phút khác sẽ được xác định theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, hoàn toàn tương tự như xác định năm và ngày. Các câu hỏi trọng tâm của Bài 4: 1 – Vì sao có sự khác nhau về giờ (60’) khi xác định lệnh tháng giữa lịch Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh với lịch Việt Nam theo giờ Hà Nội? 2 – Xác định Tứ Trụ theo giờ, ngày, tháng và năm sinh của một số người sau đây (xác định Tứ Trụ theo cả 2 loại lịch như đã nói ở trên): a - 26/3/1961 lúc 0,59’ a.m. b – 3/13/1959 (tức 3/1/1960 dương lịch) lúc 1,01’ a.m. c – 5/3/1968 lúc 22,00’. d – 7/7/2002 lúc 21,00’. e - 25/9/1990 lúc 12,59’ a.m.1 like
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm Bài 3 : ( Ðây chỉ là điều giải thích qua trình độ hiểu biết về Vật Lý thiên văn của riêng tôi tại thời điểm này, có gì chưa đầy đủ xin mọi người đóng góp thêm). (Câu hỏi 2 và 3 của Bài 1). 2 – Theo bạn khái niện Lỗ đen và Lỗ trắng để giải thích sự tồn tại vĩnh hằng của Vũ Trụ có tính thuyết phục (hợp lý) hay không? 3 – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương có hợp lý không? Tạm thời chúng ta hãy suy nghĩ thật đơn giản là khi các ngôi sao như mặt trời của chúng ta đang không ngừng đốt cháy nhiên liệu của nó để tạo ra ánh sáng (là một dạng của năng lượng) thì dĩ nhiên đến một lúc nào đó số nhiên liệu dùng để cháy của nó rồi phải hết. Khi đó mặt trời hết cháy, hết chiếu sáng là một điều ai cũng có thể tin được. Vậy thì thử hỏi với thời gian là vô tận thì tại sao tới bây giờ vẫn còn ti tỷ ngôi sao (như mặt trời) vẫn còn cháy tỏa ánh sáng vào vũ trụ rộng mênh mông mà hàng đêm chúng ta vẫn nhìn thấy ? Ðể trả lời câu hỏi này thì dĩ nhiên chúng ta phải đặt vấn đề là nếu có một nơi phát ra năng lượng (như ánh sáng) thì phải có một nơi thu (hút) năng lượng lại (kể cả ánh sáng), để mà rồi lại tạo ra mặt trời mới hợp lý được chứ. Mà một vật thể thu (hút) được cả ánh sáng thì làm sao chúng ta có thể nhìn thấy được nó. Chính lý do này mà người ta không nhìn thấy nó nhưng người ta có thể xác định được nó là có thực và đang tồn tại trong vũ trụ thông qua lực hấp dẫn của nó qua các vật thể (trong đó có các ngôi sao) đang quay quanh nó theo các quỹ đạo khác nhau. Chính vì vậy mà người ta gọi vật thể này là Lỗ đen. Chúng ta suy luận tiếp, về logic thì không có vật thể nào có thể Hút được mọi vật mãi mãi, cũng như không thể có mặt trời nào cháy được mãi mãi. Do vậy để giải quyết điều này thì người ta phải đưa ra khái niện Lỗ trắng là một vật thể Phun ra vật chất và năng lượng. Dĩ nhiên là Lỗ đen và Lỗ trắng phải cùng là một vật thể chứ không thể là hai vật thể khác nhau được. Ðể giải thích vì sao Lỗ trắng lại xuất hiện thì chúng ta cứ nghĩ đơn giản là nó Hút (ăn) mãi rồi thì nó phải Bội Thực (tức quá lo) nên Phun ra để bảo toàn Mạng sống của nó nếu không thì Vỡ Bụng mà chết mất, có vậy thôi. Trong cái bụng Bội Thực của nó mọi thứ vật chất và năng lượng (như ánh sáng) hòa lần với nhau trở thành một nồi Súp chất lỏng, khi Phun ra dĩ nhiên sẽ có cả khối lượng (vật chất) và năng lượng. Một phần khối lượng (vật chất) đặc biệt có thể cháy đã tạo ra các ngôi sao. Hiện tại các nhà Vật Lý có đưa ra lý thuyết “Ðường hầm lượng tử“ gì đó, nói rằng vật chất bị Lỗ đen Hút sẽ chạy qua một đường hầm để tới đầu bên kia thì được Phun ra nhờ Lỗ trắng. Theo tôi điều này vô lý bởi vì nếu như vậy thì chúng ta sẽ nhìn thấy Lỗ trắng này luôn Phun ra vật chất từ một điểm cố định trong vũ trụ. Nếu đúng như vậy thì làm sao người ta giải thích được mọi vật thể trong vũ trụ hiện đang giãn nở ra theo hướng càng xa nhau hơn theo mọi hướng chứ không phải xuất phát từ một điểm nào đó trong vũ trụ mà chỉ bay theo một hướng. Một bản đồ của bức xạ nền vũ trụ (CMB) trong vũ trụ với những hình tròn có thể biểu hiện các sự kiện diễn ra trước vụ nổ Big Bang. Ảnh: Daily Mail. Mỗi vòng tròn đồng tâm trên bản đồ bức xạ nền vũ trụ (CMB) ở trên có thể hiểu là nó tương ứng với một lần Lỗ đen biến thành Lỗ trắng. 2 - Bạn có biết người Ðông Phương (các thầy thuốc Ðông y) đã dùng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành này vào chữa bệnh cho con người từ bao giờ ? Cổ nhất có bộ y thư “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn“ cách đây khoảng 3 đến 4 nghìn năm. “Định mệnh có thật hay không Phần 18 Thứ ba 20/05/2008 12:00:00 (GMT +7) Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương * Chú thích: Hoàng Đế-có niên đại ước tính hơn 3000 năm trước CN. “Trên thực tế, Hoàng Đế nội kinh trong lịch sư Trung Quốc đối với văn hoá Hán học có ảnh hưởng sâu sắc không thể mất đi, nó cấu thành một truyền thống văn hoá Trung Hoa. Nếu như truyền thống văn hoá thiếu khuyết phần này, chúng ta không thể tưởng tượng tình cảnh của nó vô lý đến mức nào. Thậm chí ở Trung Quốc cổ đại, người ta còn đem Hoàng Đế Nội Kinh với Đạo Đức kinh của Lão Tử, Nam Hoa kinh của Trang Tử, Chu Dịch ra so sánh với nhau, mọi người không chỉ xem nó là một cuốn sách ý học bình thường. Người xưa xem Hoàng Đế Nội Kinh là: “Thượng cùng ở Trời hạ cực ở Đất, xa xét vạn vật, gần nắm bản thân, biến đối khó lường”. cơ hồ như mọi việc trời đất không gì là không bao lấy”.(**) ** Chú thích: Trích dẫn trong “Hoàng Đế nội kinh và suy đoán vận khí”. Đàm Hiền Mậu biên soan. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1998 Trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” hoàn toàn sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành. Để chứng tỏ điều này, xin bạn đọc xem đoạn sau đây trong phần Lục Nguyên chính kỷ đại luận: “ Trước lập năm ấy, lấy tỏ khí ấy, số của vận hành của Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Là lạnh, nóng khô, ẩm gió, hoả đến ngự thì đạo trời có thể thấy, dân khí có thể điều, Âm dương co duỗi, gần mà không cảm, có thể đếm số ấy”. Bạn đọc có thể tìm thấy dấu ấn của Thuyết Âm dương Ngũ hành và phương pháp luận của nó trong khắp cuốn sách, tự thân nội dung của nó đã chứng tỏ thuyết Âm dương Ngũ hành đã được ứng dụng từ thời Hoàng Đế (khoảng 3.000 năm tr.C.N). Nhưng các nhà nghiên cứu hiện đại lại cho rằng: Cuốn Hoàng đế nội kinh tố vấn ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (?!). Đoạn sau đây được trích trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh và suy đoán vận khí” (sách đã dẫn). “Hoàng Đế nội kinh được viết thành sách vào khoảng thời kỳ Xuân thu Chiến Quốc, nên trong sách tư tưởng chỉ là chủ nghĩa duy vật cổ đại, xuất phát từ quan niệm chỉnh thể và tổng kết của người xưa qua kinh nghiệm phong phú đấu tranh với bệnh tật, xây dựng nền cơ sở lý luận của y học Trung Quốc”. Như vậy, qua các đoạn trích dẫn trên bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Nội dung của cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” là sự ứng dụng của thuyết Âm dương và Ngũ hành đã có từ thời Hoàng Đế, tức là trước thời vua Đại Vũ phát hiện ra Lạc thư trên lưng rùa ghi dấu ấn của Ngũ hành hơn 1.000 năm. Các nhà nghiên cứu đã đặt thời điểm xuất hiện của cuốn sách này vào thời Xuân thu Chiến Quốc, tức là sau đó hơn 2000 năm so với thời điểm nội dung của nó (?). Và vấn đề cũng không dừng lại ở đây.“. 3 - Tại sao lại chỉ có 5 hành ? Bạn có thể Phát Minh ra hành thứ 6 được không (cùng với câu 3 của Bài 1) ? Tôi phải công nhận Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong cái Vũ Trụ này bởi vì tôi không thể tìm được hành thứ 6 và theo tôi Âm Dương - “Là cặp phạm trù đối lập“ - một khái niệm đặc trưng của vật chất, còn Ngũ Hành đại diện cho 5 dạng vật chất cấu tạo nên Vũ Trụ này.1 like
-
Bài 3 : Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành Chương 2 Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành (Theo tôi trong toán học có các tiên đề thì Âm Dương Ngũ Hành chính là các tiên đề trong mệnh lý học Ðông Phương - xem phần II và III của Phụ Lục). Thiên Sứ đã viết trên trang web vietlyso.com: “ ...Chúng ta thấy trong nền văn minh Đông phương cổ đại đã tồn tại những lời tiên tri đầy huyền bí nói về số phận từng con người, của cả một thành phố, cả những quốc gia hay thậm chí của cả thế giới. Những phương pháp bói toán, tiên tri phổ biến của nền văn minh này hầu hết đều có phương pháp luận của nó. Thật kỳ lạ thay ! Có một hệ thống lý thuyết vũ trụ - nền tảng của những phương pháp luận cho những lời bói toán huyền bí ấy - lại không coi sự khởi nguyên của vũ trụ bắt đầu từ ý thức của Đức Chúa Trời mà chính là thuyết Âm Dương Ngũ Hành...“. Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành mà phương pháp tính điểm hạn của cuốn sách này áp dụng sẽ cho mọi người biết Định Mệnh là có thật (tức con người hay vạn vật đều có Số Mệnh), nhưng Số Mệnh này không phải do Đức Chúa Trời quyết định mà là do Âm Dương Ngũ Hành quyết định. Chính vì vậy không có lý do gì mà con người lại không thể lấy chính âm dương ngũ hành để khống chế lại chúng để thay đổi định mệnh, nhằm mục đích mang lại lợi ích cho con người (xem ví dụ 27 và 150). I - Học thuyết Âm Dương Khái niệm Âm và Dương như mọi người hiểu đơn giản là hai trạng thái luôn đối lập nhau như có bên phải thì phải có bên trái, tốt với xấu, trắng với đen, giống đực với giống cái, cứng với mềm... Họ đã xác định âm và dương cho các can và chi như sau: Các thiên can có dấu dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Các địa chi ............................Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Các thiên can có dấu âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Các địa chi .................... Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi. Còn hiểu theo sách mệnh học cổ truyền của Phương Đông thì sự hình thành, biến hóa và phát triển của vạn vật đều do sự vận động của hai khí Âm và Dương. Vì mặc dù Âm và Dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng chúng lại có sự thống nhất với nhau. Chính sự thống nhất này sau đó mới có thể có sự biến hóa để thành vạn vật. Như âm đến cùng cực thì sinh dương, dương đến cùng cực thì sinh âm.... (Ðể hiểu rõ hơn về Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành xin độc giả xem phần III của Phụ Lục – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương). Ví dụ : Trong thực tế có thể coi năng lượng và khối lượng là hai trạng thái âm và dương của vật chất (tương tự như nước dưới sự tác động của nhiệt độ nó ở 3 trạng thái là rắn, lỏng và hơi, trong đó trạng thái rắn và lỏng được xem là 1 trạng thái) mà ngày nay các nhà vật lý đã biến được khối lượng thành năng lượng và trong thời gian tới nhờ cỗ máy LHC ở Thụy Sĩ các nhà vật lý sẽ thành công trong việc biến năng lượng thành khối lượng theo đúng phương trình mà năng lượng và khối lượng chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein: E = mc² ( trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng). Chính có phương trình nổi tiếng này mà câu đầu tiên của Kinh Thánh “ Ban đầu Đức Chúa Trời đã (dùng sức mạnh vô biên của mình) dựng nên trời đất (vũ trụ trong đó có trái đất) “ (Sáng - thế Ký 1 : 1) đã đúng trên quan điểm khoa học. Vậy đã có cuốn sách nào cổ hơn cuốn Kinh Thánh nói đến sự hình thành vũ trụ và trái đất của chúng ta từ năng lượng như vậy. II - Học thuyết Ngũ Hành 1 – Ngũ hành Chúng ta thấy hầu như mọi hiện tượng đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta đều tuân theo một quy luật của vòng tròn khép kín. Ví dụ : Con người cũng như loài động vật cùng với loài thực vật tạo thành một quy trình khép kín như : Cây cung cấp ô xy, hoa quả rau xanh, củ, hạt …cho người và động vật , còn người và động vật cung cấp CO 2, phân…..cho loài thực vật. Ngay cả sự sống và cái chết của mọi sinh vật cũng tuân theo quy luật của vòng tròn khép kín này. Ví dụ : Con người được đầu thai sau đó được sinh ra lớn lên, trưởng thành, già rồi chết, sau đó xác chết bị phân hủy thành các thành phần của đất nuôi cho cây phát triển. Một phần thực vật này được con người ăn tạo thành các thai nhi và các thai nhi này lại phát triển .….. Để diễn tả các quy luật này cũng như mọi quy luật trong vũ trụ Họ đã đưa ra 5 hành, tức là 5 loại nguyên tố (vật chất) cơ bản đã cấu tạo nên mọi vật có trong trái đất và vũ trụ như sau : 1 - Kim đặc trưng cho kim loại. 2 - Thủy đặc trưng cho nước. 3 - Mộc đặc trưng cho loài thực vật. 4 - Hỏa đặc trưng cho lửa. 5 - Thổ đặc trưng cho đất . 2 – Tính chất tương sinh của ngũ hành a - Tính chất tương sinh . Theo sách cổ thì Kim sinh cho Thủy, Thủy sinh cho Mộc, Mộc sinh cho Hỏa, Hỏa sinh cho Thổ, Thổ sinh cho Kim rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim sinh cho Thủy,......... . Ở đây chỉ có Kim sinh Thủy là có vẻ vô lý (bởi vì chúng ta đang sống trong môi trường nhiệt độ thấp nên không thấy khi Kim ở nhiệt độ cao cũng sẽ chẩy thành nước - chất lỏng (một dạng của nước, phải thừa nhận)). Sơ đồ tương sinh của ngũ hành : b – Tính chất phản sinh : Như Kim sinh ra Thủy, nó nghĩa là Kim loại bị nung nóng sẽ chẩy thành nước, nhưng nước nhiều thì Kim không những không sinh được cho Thủy mà còn bị chìm xuống, vì vậy nó được gọi là phản sinh (phải thừa nhận). Thủy sinh Mộc, nó nghĩa là không có nước thực vật làm sao mà sống để lớn lên được, nhưng nước nhiều quá cây bị úng lụt mà chết cũng gọi là phản sinh. Mộc sinh Hỏa, nó nghĩa là gỗ làm cho lửa cháy to hơn, nhưng hỏa mạnh quá sẽ làm cho Mộc ra tro, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh. Hỏa sinh Thổ, nó nghĩa là Hỏa cháy thành tro tàn là Thổ đất, nhưng Thổ nhiều sẽ làm cho Hỏa tắt; vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh. Thổ sinh Kim, nó nghĩa là quặng trong đất khi bị nung sẽ chẩy ra kim loại, nhưng nếu có Kim quá nhiều thì Thổ bị đè ép không thể sinh cho Kim được, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh (phải thừa nhận). 3 – Tính chất tương khắc của ngũ hành a – Tính chất tương khắc : Như Kim khắc được Mộc, Mộc khắc được Thổ, Thổ khắc được Thủy, Thủy khắc được Hỏa, Hỏa khắc được Kim, rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim khắc Mộc,..... Sơ đồ tương khắc của ngũ hành Qua sơ đồ ta thấy tính chất tương khắc của ngũ hành là cách 1 ngôi so với tính chất tương sinh . b – Tính chất phản khắc : Như Kim khắc Mộc, kiếm, dao chặt đứt được cây, nếu kim loại mềm yếu mà cây cứng như Lim, Sến …thì dao, kiếm sẽ bị mẻ, gẫy tức là bị phản khắc. Mộc khắc Thổ (Thổ là đất), cây mọc lên tất đất sẽ bị bạc mầu, nhưng đất cứng quá cây không đâm được rễ xuống đất tất dễ chết cũng gọi là phản khắc. Thổ khắc Thủy, đất có thể đắp thành đê, đập để trặn được nước, nhưng nước nhiều quá đất sẽ bị trôi dạt (vỡ đê), tức là bị phản khắc. Thủy khắc Hỏa, nước có thể dập tắt được lửa, nhưng lửa quá mạnh mà nước thì ít tất sẽ bị bốc hơi, cũng là bị phản khắc. Hỏa khắc Kim, hỏa làm cho sắt nóng chẩy, nhưng sắt nhiều quá mà lửa nhỏ tất dễ bị tắt, cũng gọi là phản khắc. III - Đại diện của ngũ hành và can chi 1 – Ngũ hành đại diện cho các mùa a - Mộc đại diện cho mùa Xuân b - Hỏa đại diện cho mùa Hạ c – Kim đại diện cho mùa Thu d - Thủy đại diện cho mùa Đông 2 – Can chi đại diện cho các hành Giáp, Ât, Dần, Mão đại diện cho hành Mộc Bính, Đinh, Tị, Ngọ đại diện cho hành Hỏa Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đại diện cho hành Thổ Canh, Tân, Thân, Dậu đại diện cho hành Kim Nhâm, Quý, Hợi, Tý đại diện cho hành Thủy 3 – Can chi đại diện cho mầu sắc Giáp , Ât , Dần và Mão là Mộc đại diện cho mầu xanh. Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho mầu đỏ. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho mầu vàng. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho mầu trắng. Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho mầu đen 4 – Can chi đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người Giáp, Ât, Dần, Mão (Mộc) đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người là gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay ……. Bính, Đinh, Tị, Ngọ (Hỏa) đại diện cho các bộ phận tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt …… Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ) đại diện cho dạ dầy, lá lách, ruột già, gan, bụng, ngực, tỳ vị, sườn …… Canh, Tân, Thân, Dậu (Kim) đại diện cho phổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản ……... Nhâm, Quý, Hợi, Tý (Thủy) đại diện cho thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, tiểu liệu, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa, …….. 5 - Can chi và ngũ hành đại diện cho các phương. Sơ đồ của các can, chi và ngũ hành đại diện cho các phương như sau: Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho phương Đông. Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho phương Nam. Mậu và Kỷ không ở phương nào cả mà đại diện cho trung tâm. Thìn đại diện cho phương Đông Nam. Tuất đại diện cho phương Tây Bắc. Sửu đại diện cho phương Đông Bắc. Mùi đại diện cho phương Tây Nam. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho phương Tây. Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho phương Bắc. 6 – Can chi đại diện cho nghề nghiệp Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, làm vườn, trồng cây cảnh, phục trang, dệt, đóng thuyền …… Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho các nghề thuốc súng, nhiệt năng, quang học, đèn chiếu sáng, xăng dầu, cao su (xăm lốp ,dây đai ,nhựa cây), các sản phẩm đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường ….. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho các nghề chăn nuôi , nông nghệp, khai khẩn đồi núi, giao dịch về đất đai, buôn bán địa ốc, phân bón, thức ăn gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng, ….. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho các nghề vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông …… . Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho các nghề nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa phẩm mỹ dụng, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán ,…. Người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng lịch Can Chi để xác định các mốc thời gian trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó tại thời điểm của mỗi người khi sinh ra được xác định bởi bốn thông tin của lịch Can Chi. Đó chính là bốn tổ hợp can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh mà chúng được gọi là Tứ Trụ hay mệnh của người đó. Ví như một cái nhà được xây dựng lên bởi bốn cái cột, nếu bốn cái cột này đều nhau và vững chắc, nghĩa là các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ trong tứ trụ là tương đối bằng nhau thì người đó cả cuộc đời thường là thuận lợi, còn nếu bốn cột không điều nhau, tức ngũ hành quá thiên lệch, tất dễ đổ nhà - cuộc đời dễ gặp tai họa. Cách đây ba bốn nghìn năm con người đã biết sử dụng lý thuyết này để phòng và chữa bệnh. Ví dụ những ai trong mệnh (tứ trụ) mà ngũ hành thiếu Mộc mà lại cần Mộc, thì đầu tiên cần đặt tên mang hành Mộc và nên sống ở về phía Đông so với nơi mình được sinh ra, vì đó là phương Mộc rất vượng (tức là Mộc nhiều). Sau khi trưởng thành cũng nên làm những nghề liên quan đến hành Mộc, thêm nữa nên mặc quần áo mang hành Mộc (xanh). Nếu làm như vậy thì sẽ có một phần Mộc được bổ xung cho tứ trụ. Còn khi bị bệnh do hành Mộc thiếu thì thầy thuốc sẽ căn cứ vào sự thiếu nhiều Mộc hay ít để bốc thuốc mang hành Mộc cho phù hợp với sự thiếu Mộc đó. Được như vậy cuộc đời người đó thường gặp thuận lợi rất nhiều hay dễ khỏi bệnh. Các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy. IV - Lệnh tháng và các trạng thái A - Lệnh tháng Một điều tối quan trọng trong môn Tứ Trụ là chi của tháng sinh được gọi là lệnh tháng, vì nó quyết định sự vượng suy của mọi can và chi trong tứ trụ, cũng như độ mạnh yếu giữa 5 hành với nhau. Tại sao lệnh tháng lại quan trọng đến như vậy? Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ trong tứ trụ có liên quan với tháng sinh như thế nào? Theo môn Tứ Trụ thì vào các tháng mùa hè hành Hỏa là mạnh nhất (hay vượng nhất) so với các hành khác, vì vậy ai được sinh ra vào mùa hè mà trong tứ trụ lại có nhiều can và chi là Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thì dĩ nhiên hành Hỏa quá vượng còn các hành khác thì lại quá yếu. Những người như vậy thường nhẹ thì ốm đau bệnh tật liên miên, nặng thì đoản thọ ......Các mùa khác cũng tương tự như vậy. Như mùa đông giá lạnh thì hành Thủy là vượng nhất, mùa xuân thì hành Mộc là vượng nhất, mùa thu thì hành Kim là vượng nhất. Nhưng giả sử sinh vào mùa hè, hỏa là vượng nhất nhưng tứ trụ lại ít can chi hành hỏa hoặc có can chi hành Thủy như Nhâm, Quý, Tý, Hợi thì không xấu. Nghĩa là căn cứ theo lệnh tháng để biết độ vượng suy của các can chi trong tứ trụ, sau đó tổng hợp xem độ lớn giữa các hành chênh lệch nhau như thế nào, từ đây mới có thể dự đoán được vận mệnh của con người. B - Các trạng thái Để giải quyết vấn đề này người ta đã xác định trạng thái vượng suy của các can chi theo các tháng trong một năm theo bảng sinh vượng tử tuyệt cũng như ý nghĩa của các trạng thái đó như sau: 1 - Trường sinh có nghĩa là vật hay con người mới sinh ra từ 0 đến 5 tuổi. 2 - Mộc dục chỉ vật hay con người đã bắt đầu phát triển xong vẫn còn yếu đuối, như trẻ em mới đi học tiểu học và trung học từ 5 đến 16 tuổi . 3 – Quan đới chỉ vật hay con người đã trưởng thành , như trẻ em đang ở tuổi thanh niên đang học đại học hay nghiên cứu sinh từ 16 đến 30 tuổi . 4 - Lâm quan chỉ vật hay sự nghiệp và sức khỏe của con người đã đạt tới sự hoàn thiện, vững chắc, như con người đang ở tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi. Ngoài ra lâm quan còn là trạng thái Lộc của Nhật Chủ (nó nghĩa là đó là nơi quy tụ bổng lộc hay sự may mắn do vua, cấp trên... hay do ông trời, các thần linh, tổ tiên.... phù hộ, giúp đỡ cho). 5 – Đế vượng chỉ vật hay con người đã đạt tới giai đoạn cực thịnh như công đã thành danh đã toại, như con người ở lứa tuổi 45 đến 60. Ngoài ra đế vượng còn là trạng thái Kình Dương của Nhật Chủ (nó nghĩa là khi con người đã đạt tởi đỉnh cao của quyền lực, hay danh vọng thì dễ kiêu căng, hống hách, lạm dụng quyền lực...vì vậy người đó dễ bị tai họa như tù tội, phá sản, bại quan, bệnh tật, tai nạn, chết ...). 6 – Suy chỉ vật hay con người đã qua thời kỳ cực thịnh thì tất phải đến thời kỳ suy yếu đi, như con người ở lứa tuổi 60 đến 70. 7 - Bệnh chỉ vật hay con người đã đến thời kỳ hỏng hóc hay bệnh tật, như con người ở lứa tuổi 70 trở ra. 8 - Tử chỉ vật hay người bị hỏng hay chết. 9 - Mộ chỉ vật hay người mang vất đi hay chôn xuống đất đắp đất nên thành cái mộ (chỉ còn lại linh hồn) . 10 - Tuyệt chỉ vật hay người bị phân hủy thành đất . 11 – Thai chỉ vật hay con người đang được hình thành từ một số yếu tố vật chất nào đó, như linh hồn đã thụ khí thành thai nhi trong bụng mẹ . 12 - Dưỡng là chỉ vật hay người đang trong thời gian chế tạo, nắp ráp để đến khi nào hoàn thiện thì mới xuất xưởng được, như thai nhi phải đủ 9 tháng 10 ngày mới ra đời thành con người. Bảng sinh vượng tử tuyệt Qua bảng này ta thấy 5 can và 6 chi dương cũng như 5 can và 6 chi âm có cùng hành nhưng độ vượng suy của chúng theo các tháng trong một năm là khác nhau. Như Giáp và Dần là Mộc, chúng ở trạng thái trường sinh trong tháng Hợi, trạng thái Mộc dục trong tháng Tý, ....... trạng thái Mộ trong tháng Mùi, ......... . Nhưng Ất và Mão cũng là Mộc nhưng chúng ở trạng thái tử trong tháng Hợi, trạng thái Bệnh trong tháng Tý,....... trạng thái Đế vượng trong tháng Dần,...... . Từ bảng sinh vượng tử tuyệt này người ta đã gọi các trạng thái theo tháng sinh (thường được gọi là theo lệnh tháng) từ Trường sinh tới Đế vượng là vượng (thường được gọi là được lệnh), còn các trạng thái từ Suy đến Dưỡng là suy nhược, hưu tù... (thường được gọi là thất lệnh). Ví dụ: Giáp hay Dần trong tứ trụ mà sinh vào các tháng từ Hợi tới Mão là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Thìn đến Tuất là thất lệnh (suy nhược, hưu tù). Ví dụ: Ất hay Mão trong tứ trụ sinh vào các tháng từ Dần đến Ngọ là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Mùi đến Sửu là thất lệnh (suy nhược, hưu tù). Các can chi khác cũng xác định tương tự như vậy. Các câu hỏi trọng tâm : 1 – Câu hỏi 2 và 3 của Bài 2. 2 - Bạn có biết người Ðông Phương (các thầy thuốc Ðông y) đã dùng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành này vào chữa bệnh cho con người từ bao giờ ? 3 - Tại sao lại chỉ có 5 hành ? Bạn có thể Phát Minh ra hành thứ 6 được không ?1 like
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm bài 2: 1 – Theo bạn, cách đây 3 đến 4 nghìn năm con người của chúng ta đã biết đến hệ mặt trời có 9 hành tinh hay chưa? Nếu không kể đến các nền văn hóa văn minh đã bị mất tích thì chỉ còn lại các nền văn minh ở trình độ “Ở Trần Ðóng Khố“ thì làm sao biết được đủ 10 vật thể lớn này.(Mặt trời, mặt Trăng và 8 hành tinh). 2 – Cách giải thích vì sao có 10 thiên Can và 12 địa Chi này liệu có thỏa mãn tính tò mò của bạn không? Cách giải thích này đã có tính chất khoa học (duy vật) hay nó vẫn còn mang nặng tính chất huyền bí (duy tâm) ? Bạn có cách nào giải thích khác không? Ở đây tôi chỉ nghĩ đơn giản là các cụ “Ở Trần Ðóng Khố“ của Ðất Việt chúng ta đây 3 đến 4 nghìn năm đã tiếp nhận được những tri thức của những người thuộc một nền văn minh khác (mà tôi dự đoán là của một nền văn minh ngoài hành tinh của chúng ta) tặng chúng ta. Chính vì trình độ hiểu biết về Vật Lý thiên văn học quá thấp nên các cổ nhân của chúng ta chỉ có thể hiểu và diễn đạt như các từ Thiên Can và Ðịa Chi theo nghĩa đen của nó mà thôi. Ở đây tôi đã giải thích nghĩa đen của các từ này sang nghĩa bóng (chứ không hề tuyên truyền Kinh Kót như một vài người nói). Các sách cổ của Tầu đã giải thích 10 Thiên Can và 12 Ðịa Chi này hoàn toàn khác, các bạn có thể xem trong các sách Tử Bình của họ. 3 - Có một cao thủ về dịch lý bên Lý Học Ðông Phương cho rằng có 4 mùa trên trái đất là do quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời theo hình elip. Theo bạn điều này có đúng hay sai, vì sao? Cách giải thích đơn giản hơn là: Nếu 4 mùa trên trái đất do quỹ đạo của Trái đất quay quanh mặt trời theo hình elip tạo ra thì mùa của Bắc bán cầu và Nam bán cầu phải luôn luôn giống nhau, nhưng thực tế thì chúng lại luôn luôn ngược nhau. Do vậy lý thuyết này không đúng đối với Trái đất của chúng ta (nó chỉ đúng ở các hành tinh khác khi mặt phẳng Hoàng Ðạo và Xích Ðạo của hành tinh đó trùng nhau). 4 - Bạn thử kể ra các lực tương tác mà bạn biết của 10 vật thể được đưa ra ở trên lên con người nói riêng và các vật thể khác trên mặt đất nói chung là gì? Như lực hấp dẫn, lực điện từ trường (như của Mặt Trời)…. 5 - Giả sử có 2 người cùng sinh ra tại một thời điểm của thời gian (cứ giả sử thời điểm họ sinh ra được tính chính xác tới 1/tỷ giây hay cứ cho là tuyệt đối - tức không có sự sai lệch về thời gian) thì họ có cùng sinh ra tại 1 vị trí trong không gian của vũ trụ hay không ? 2 người sinh ra thời gian có thể trùng nhau nhưng vị trí không thể trùng nhau được (khác nhau ít nhất về vị trí là 2 bà mẹ nằm trên 1 giường để đẻ). Hy vọng mọi người đóng góp ý kiến để các câu trả lời này được chính xác và đầy đủ hơn.1 like
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm bài 1: 1 - Bạn hãy thử chứng minh học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cùng với bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý (hoàn toàn theo nhận thức đã có của bạn không dựa theo nội dung bài viết trên) là do người Trung Quốc nói riêng hay của người trên trái đất chúng ta nói chung phát minh ra chứ không phải do những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất tặng. Nếu muốn chứng minh được Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Trung Quốc phát minh ra thì phải trả lời được ít nhất các câu hỏi sau: a - Dựa trên nền tảng nào người Trung Quốc đã nạp âm cho các tổ hợp của bảng 60 năm Giáp Tý ? b - Dựa trên nền tảng nào người Trung Quốc xác định bắt đầu khởi của năm Giáp Tý và ngày Giáp Tý ? Trang 272, cuốn Dự Ðoán Theo Tứ Trụ - in năm 2002, cụ Thiệu Vĩ Hoa đã viết: “Trong bảng sáu mươi năm Giáp Tý, căn cứ theo nguyên tắc gì để nạp âm ngũ hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 năm Giáp Tý biến hóa vô cùng, cho đến nay đối với giới học thuật của Trung Quốc đó vẫn còn là một bí ẩn”. Ðây chính là một trong các bằng chứng để chứng minh rằng bảng nạp âm sáu mươi năm Giáp Tý không phải do người Trung Quốc phát minh ra. Mọi người rõ ràng biết tác giả của cuốn sách này còn sống và bản dịch tiếng Việt này đã được dịch từ nguyên bản tiếng Tầu của cụ Thiệu (trên mạng tiếng Tầu cũng có) vây mà nick oaihuong trong chủ đề: “Giải đáp các thắc mắc về nội dung khóa học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp“ đã viết: “… nhưng mà em nói bác nghe, coi chừng sách in năm 2002 là sách giả đó bác, dạo sau này nhiều người viết vô sách của Thiệu VH, rồi cho là của Thiệu VHoa để bán, vì ông TVH nổi tiếng quá, người ta ăn ké.... em thì em nửa tin nửa ngờ ghê lắm...“. Thật tình không hiểu nổi oaihuong là người như thế nào nữa. Chả nhẽ coi cô ta như được sinh ra và sống trong Rừng Già ở châu Phi vừa mới về Việt Nam chăng ? Mọi người đều biết rằng người Tầu có một lòng tự hào dân tộc rất cao. Một trong các cái tự hào nhất của họ là Kinh Dịch, Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý…. Chính vì vậy trong lịch sử mấy nghìn năm qua họ đã dùng mọi cách có thể được, kể cả các cách đê hèn nhất để chứng minh cho thế giới thế giới biết rằng các tinh hoa này là của chính họ phát minh ra. Vậy mà oaihuong viết tiếp: “….còn cụ Thiệu đó không phải là người duy nhất để mà mình phải tin là ông ta nói cái gì cũng đúng, nên ông ta thắc mắc em cũng thấy là ... xạo.“. Ðến đây thì mọi người đã thừa hiểu mục đích mà oaihuong muốn viết là cố tình nói xằng, nói bậy, nói lấy được, nói không có một chút suy nghĩ gì cả. Ðiều này càng khẳng định ý của tôi đưa ra ở trên là đúng. Nhưng không nhẽ người ta chỉ đưa cô ta từ Rừng Già châu Phi về Việt Nam để nhằm mục đích này hay sao ? Chắc còn nhiều mục đích khác nữa. Chúng ta chờ đợi chút nữa rồi sẽ biết.. Chủ đề ĐÃ QUA BAO NHIÊU NGÀY ??? của Tuvinut trong mục Thiên văn Lịch pháp bên lyso.vn. “Thời điểm Mở Lịch là thời điểm thất tinh thẳng hàng trong thái dương hệ . Thất tinh là Mặt trời ,trái đất ,và các hành tinh Kim ,Mộc ,Thủy ,Hỏa,Thổ . Từ năm đầu tiên Giáp Tý ấy ,đến nay 2011 tân mão là năm thứ 10 155 928 năm. Tức từ đó đến nay ,Trái đất đang quay quanh Mặt trời vòng thứ 10 155 928 . Nếu coi ngày Giáp Tý ,ngày đông chí là ngày Mở Lịch của Năm Giáp Tý đầu tiên ấy, thì tính đến nay ,đến ngày 22-12-2010,ngày ất hợi ,là bao nhiêu Ngày ???. Tức trái đất đã tự quay quanh mình bao nhiêu vòng ??? Xin dành câu hỏi này cho Nhà Lịch PĐ và các quý vị . Tvn tính nhưng bị lệch khoảng hai chục ngày“. Vuivui đã viết (chủ đề: “Câu hỏi về âm dương ngũ hành“ của buiram trong mục Tử Vi bên tuvilyso.net): “Không có gì là khó khăn cả. Cũng chẳng phải lý luận sâu xa. Thiên can và địa chi là thước đo thời gian, khi phối can với chi lập thành lục thập hoa giáp, theo lẽ, phải lấy giáp tý khời đầu của bằng này. Vấn đề là dựa vào đâu mà người ta định năm giáp tý. Bởi vì vòng thời gian cứ 60 năm lại quay lại từ đầu. Phân biệt âm dương mỗi năm, nếu cứ bình thường thì chẳng ai để ý, năm nào cũng nhưu năm nào. Âm dương không phân biệt. Nhưng vào lý học đông phương, theo lịch pháp cũng như bói toán thì rất quan trọng. Phân biệt can chi là phân biệt âm dương, phân biệt (giáp – ất) cũng là phân biệt âm dương, do đó mà định ra phép tắc. Người xưa hiểu rõ điều này, nên lấy thiên văn làm gốc, nền tảng của sự phân chia. Chứ không hàm hồ, tùy tiện mà phân biệt. Bởi vậy, cách duy nhất, cũng là thường lý, lại khoa học nhất – mặc dù thời ấy, chẳng ai biết khoa học là cái quái gì cả – là dựa vào quan sát thiên văn, lấy những thể hiện đặc biệt của thiên văn, lại có tính chu kỳ, với bội số vừa đúng bằng 60 năm. Vì thế, theo quan sát thiên văn của người xưa, cùng với tính toán chu kỳ lặp lại của dấu hiệu thiên văn đúng bằng n – số nguyên lần – lần 60 – lục thập hoa giáp – mà thấy rằng có một thời điểm, quan sát được 5 hành tinh thủy, hỏa, thổ, kim, mộc nằm cùng trên một đường thẳng với mặt trời và mặt trăng. Người ta gọi thời điểm này là thời điểm "thất tinh hợp bích". Lấy đó làm gốc "tọa độ" thời gian của hệ lục thập hoa giáp, nên gọi năm đó là năm giáp tý, tháng có hiện tượng thất tinh hợp bích là tháng giáp tý, ngày giáp tý và giờ giáp tý. Việc xác định Năm đầu tiên của hệ lịch này tùy theo mục tiêu của lịch pháp, của mỗi môn học mà người ta dùng các phép tính toán khác nhau. Như phép Thái Ất thì tính năm giáp tý đầu tiên cách nay là 10 155 358 năm – đến năm 1 441 dương lịch. Theo phép nguyên vận hội thế thì cỡ một vạn 8 trăm năm, như họ Thiệu cho rằng: Trời mở ra ở hội tý (10 800 năm đầu tiên) Đất thành ở hội sửu (10 800 năm tiếp theo), Người được sinh ra ở hội dần – nên mới nói Dần là nơi vạn vật sinh ra, do âm dương giao hóa mà thành (10 800 năm thứ ba), ... mà chúng ta hiện nay đang ở hội ngọ ! Đơn giản chỉ có vậy. Nhưng cho thấy, âm dương phân biệt là quan trọng ! Người học lý học hay tử vi, bói toán, cần nắm được lý này và phải ngộ được âm dương là phân biệt thì mới có thể tu tập được. Thân ái.“ Nếu chứng minh thì mất nhiều thì giờ, cho nên ở đây tôi chỉ nói vắt tắt. Theo một sách nào đó của người Tầu thì thời điểm Mở Lịch là thời điểm mà 7 hành tinh trong hệ mặt trời là: Mặt trời ,trái đất ,và các hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nằm thẳng hàng trong thái dương hệ. Người ta gọi thời điểm này là thời điểm "thất tinh hợp bích". Chính tại thời điểm đó người ta đã xác định đó là năm Giáp Tý, rồi tháng Giáp Tý, ngày Giáp Tý và giờ Giáp Tý. Họ còn tính chính xác năm đó cách ngày nay (từ năm… ?) là 10 155 358 năm, thế mới Khủng chứ. Nếu cứ cho số liệu này là của người ngoài hành tinh cho chúng ta biết cách đây 3 đến 4 nghìn năm thì chúng ta vẫn chả thể tin được nữa là người Tầu mới cách đây 1000 năm mà tính được. Thử hỏi với trình độ khoa thiên văn học hiện đại ngày nay có tính ngược lại được tại năm đó 7 hành tinh này đã nằm thẳng hàng trong hệ mặt trời được hay không ? Một điều đơn giản mà ai cũng biết qua bao triệu năm với sự tác động của các vật thể trong hệ mặt trời và các vật thể trong vũ trụ xâm nhập vào hệ mặt trời của chúng ta chả nhẽ không làm cho một năm của trái đất của chúng ta xê dịch đi chút nào mà luôn luôn chính xác là 365,2425... ngày hay sao ? “….dựa vào quan sát thiên văn, lấy những thể hiện đặc biệt của thiên văn, lại có tính chu kỳ, với bội số vừa đúng bằng 60 năm. Vì thế, theo quan sát thiên văn của người xưa, cùng với tính toán chu kỳ lặp lại của dấu hiệu thiên văn đúng bằng n – số nguyên lần – lần 60 – lục thập hoa giáp – mà thấy rằng có một thời điểm, quan sát được 5 hành tinh thủy, hỏa, thổ, kim, mộc nằm cùng trên một đường thẳng với mặt trời và mặt trăng…..“ mà anh Vuivui đưa ra thì càng vô lý. Qua Wikinews tiếng Việt: Quỹ đạo của Sao Kim, tuy là hình elip như quỹ đạo của các hành tinh khác, nhưng tương đối tròn – độ lệch tâm của quỹ đạo này gần như 0. Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày. Một năm Sao Kim, do đó, dài bằng 225 ngày của Trái Đất. Quỹ đạo của Sao Thủy là một hình elip rất hẹp, bán kính của trục chính là 70 triệu km trong khi bán kính của trục phụ chỉ có 46 triệu km. Vận tốc quỹ đạo của Sao Thủy rất cao vì ảnh hưởng trọng lực của Mặt Trời. Sao Thủy quay một vòng chung quanh Mặt Trời vào khoảng 88 ngày – một năm Sao Thủy, do đó, dài bằng 88 ngày của Trái Đất. Khoảng cách trung bình của Sao Hỏa từ Mặt trời là khoảng 230.000.000 km (1.5 AU) và chu kỳ quỹ đạo của nó là 687 (Earth) ngày. Ngày năng lượng mặt trời (hoặc sol ) trên sao Hỏa chỉ hơi dài hơn một ngày Trái đất: 24 giờ, 39 phút, và 35,244 giây. Một năm sao Hỏa bằng 1,8809 Earth năm, hoặc 1 năm, 320 ngày, và 18,2 giờ. Chúng ta có thể làm một vài phép tính đơn giản như sau: Theo đơn vị ngày của trái đất thì 60 năm trái đất có 365,2425.60 = 21 914,55 ngày. Số ngày này tương đương với sao Kim quay được 21 914,55 : 225 = 97,398 vòng quanh mặt trời (tức năm của sao Kim). Rõ ràng kết thúc năm thứ 60 của trái đất thì sao Kim mới quay được 0,398 vòng của nó, nghĩa là nó chưa trở về vị trí thẳng hàng với 7 hành tinh lúc đầu. Các hành tinh khác cũng tính hoàn toàn tương tự như vậy. ::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: 2 – Theo bạn khái niện Lỗ đen và Lỗ trắng để giải thích sự tồn tại vĩnh hằng của Vũ Trụ có tính thuyết phục (hợp lý) hay không? 3 – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương có hợp lý không? 2 câu hỏi này sẽ trả lời trong Bài 3.1 like
-
Bài để tham khảo Sau đây là một bằng chứng để chứng minh ý tưởng các Lỗ Trắng và Lỗ Đen M cùng với quy luật tuần hoàn của chúng mà tôi đưa ra ở trên đang tồn tại trong vũ trụ bao la: Vietnam.net đưa tin: "Vũ trụ ra đời trước vụ nổ Big Bang? Cập nhật lúc 01/12/2010 08:00:00 AM (GMT+7) Hai nhà khoa học uy tín trên thế giới cho biết, họ vừa phát hiện bằng chứng cho thấy vũ trụ đã tồn tại trước vụ nổ Big Bang. Tuyên bố này đang gây chấn động giới khoa học toàn thế giới. Một bản đồ của bức xạ nền vũ trụ (CMB) trong vũ trụ với những hình tròn có thể biểu hiện các sự kiện diễn ra trước vụ nổ Big Bang. Ảnh: Daily Mail. Tờ Daily Mail đưa tin, khám phá gây tranh cãi về sự ra đời của vũ trụ được Roger Penrose - nhà khoa học, vị giáo sư đáng kính của Đại học Oxford (Anh) và giáo sư Vahe Gurzadyan từ Đại học quốc gia Yerevan (Armenia) cho đăng tải trực tuyến trên trang web arXiv.org. Theo hai chuyên gia này, vũ trụ không phải khởi phát từ vụ nổ Big Bang mà là một chu kỳ của những cái được đặt tên là aeon. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, vũ trụ được tạo ra trong vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Các ngôi sao và thiên hà bắt đầu hình thành khoảng 300 triệu năm sau đó. Mặt Trời của chúng ta được sinh ra khoảng 5 tỉ năm trước, trong khi sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất cách đây gần 3,7 tỉ năm. Bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) cũng được đông đảo giới chuyên môn nhận định ra đời 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang và hiện đã bị làm lạnh tới khoảng -270 độ C. Tuy nhiên, hai giáo sư Penrose và Gurzadyan chỉ ra rằng, bằng chứng mà Chương trình Thăm dò vi sóng bất đẳng hướng Wilkinson của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu được trong CMB lại cho thấy: các dấu vết trong nền bức xạ có tuổi đời cao hơn vụ nổ Big Bang. Họ nói đã khám phá được 12 ví dụ về các vòng tròn đồng tâm như trên trong CMB. Một vài trong số đó có năm vòng, đồng nghĩa với việc đối tượng đã trải qua năm sự kiện vô cùng lớn trong lịch sử của nó. Các vòng tròn xuất hiện quanh những cụm thiên hà có biến thể trong bức xạ nền thấp một cách kỳ lạ. Nghiên cứu dường như đã loại bỏ giả thuyết "lạm phát" được đông đảo chấp nhận về nguồn gốc của vũ trụ, rằng nó bắt đầu được hình thành nhờ vụ nổ Big Bang và sẽ tiếp tục mở rộng tới một thời điểm trong tương lai khi quá trình đó chấm dứt. Penrose và Gurzadyan tin rằng, các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ khởi phát từ các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn trong một aeon trước đó, trước vụ nổ lớn cuối cùng. Điều này có nghĩa là, các chu kỳ vũ trụ thông qua các aeon nằm dưới sự chi phối của những vụ nổ lớn và va chạm lỗ đen siêu lớn. Giáo sư Penrose bày tỏ, lý thuyết mới của ông về "vũ trụ tuần hoàn bảo giác" có nghĩa rằng, các lỗ đen cuối cùng sẽ phá hủy mọi vật chất trong vũ trụ. Theo lý thuyết của ông, khi các lỗ đen hoàn thành tất cả những việc này thì còn lại trong vũ trụ sẽ chỉ là năng lượng, vốn sau đó sẽ kích hoạt một vụ nổ Big Bang mới và aeon mới. Giáo sư Penrose phát biểu với hãng thông tấn BBC: "Trong giả thuyết mà tôi đưa ra, chúng ta có một sự mở rộng theo cấp số nhân nhưng không thuộc aeon của chúng ta - Tôi sử dụng thuật ngữ để mô tả [giai đoạn] từ vụ nổ Big Bang của chúng ta cho đến tương lai xa. Tôi cho rằng, aeon này là một trong hàng loạt sự việc, nơi tương lai xa của các aeon trước bằng cách nào đó trở thành vụ nổ Big Bang của aeon chúng ta". * Thanh Bình" .1 like
-
Ðể tiện cho việc học và nghiên cứu của mọi người, tôi đăng các bài viết mang tính chất tham khảo vào đây. Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và ngày tận thế (các đoạn trích trong cuốn “Hãy chú ý đến Lời Tiên Tri của Ða-Ni-Ên!” của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội NW). Theo Kinh Thánh thì lịch sử loài người bị hủy diệt sau khi xuất hiện đủ 7 cường quốc. 7 cường quốc này ngày nay người ta đã xác định (?) như sau: “1 – Ê-díp-tô (thủ phủ chính là vùng Ägypt bây giờ) bắt đầu từ ? 2 – A-si-ri (…vùng Syri bây giờ) bắt đầu từ ? 3 – Ba-by-lôn (….vùng Irak bây giờ) bắt đầu từ 607 trước công nguyên (TCN) 4 – Mê-đi Phe-rơ-sơ (…vùng Iran bây giờ) bắt đầu từ 539 TCN 5 – Hy Lạp bắt đầu từ 331 TCN 6 - La-Mã (….vùng Itali bây giờ) bắt đầu từ 30 TCN 7 - Anh-Mỹ bắt đầu từ 1763 sau công nguyên”. Nếu như các câu giải mã trên là đúng thì ngày nay chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối cùng của cuốn Kinh Thánh. Ngày tận thế của thế giới được mô tả trong cuốn Kinh Thánh qua bức tượng trong giấc chiêm bao của vua Nê-bu-cát-nết-sa (thuộc cường quốc Ba-by-ôn mặc dù ông ta không nhớ lại được giấc mơ đó) được nhà tiên tri Đa-ni-ên giải nghĩa cho chính ông vua đó như sau: “Hỡi vua, vua nhìn xem này có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và rực rỡ lạ thường, nó đứng trước mặt vua và hình dạng dữ tợn. Đầu pho tượng bằng vàng ròng, ngực và cách tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng, ống chân bằng sắt và bàn chân thì một phần bằng sắt còn một phần bằng đất sét. Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải tay đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, vàng đều cùng nhau tan nát cả, trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió lùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó, nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất“: - Đa-ni-ên 2:31-35. Và Đê-ni-ên đã giải thích…..Tóm tắt thì ngày nay chúng ta hiểu như sau: Cái đầu bằng vàng đại diện cho cường quốc của ông vua này (thuộc cường quốc Ba-by-lôn). Phần bạc đại diện cho cường quốc Mê-đi Phe-rơ-sơ. Phần đồng cho cường quốc Hy Lạp. Phần sắt cho cường quốc La Mã và phần sắt lẫn đất sét cho cường quốc Anh Mỹ. Đa-ni-ên giải thích tiếp cho vua Nê-bu-cát-nết-sa: “Còn như vua đã thấy bàn chân và ngón chân nửa bằng đất sét nửa bằng sắt, ấy là một nước sẽ phải phân chia, nhưng trong nước đó có sức mạnh của sắt, theo như vua thấy sắt lộn với đất sét. Những ngón chân nửa sắt nửa đất sét , nước đó cũng nửa mạnh nửa giòn. Vua đã thấy sắt lộn với đất sét, ấy là chúng lộn với nhau bởi giống loài người, song không dính liền nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét“. – Đa-ni-ên 2:41-43. Điều này cho chúng ta thấy vào thời kỳ cuối cùng này thế giới bị phân chia ra thành các nước có các thể chế chính trị khác nhau và luôn luôn muốn thôn tính nhau….. như ngày nay. Còn hòn đá đập vào chân bức tượng làm cho bức tượng vỡ tan tành thì theo tôi hiểu đơn giản là đó là sự va chạm giữa thiên thạch với trái đất dẫn đến ngày tận thế của thế giới mà Kinh Thánh gọi là trận chiến Ha-ma-ghê-đôn của Đức chúa trời để lập lên một thiên đường trên trái đất chỉ cho những người tôn thờ chúa. Vậy thì khi nào trận chiến này sẽ xẩy ra. Trong các trang của Kinh Thánh còn lại mà các sự kiện chưa thấy xuất hiện trên thế giới có câu đáng chú ý là: ““Những tin tức từ phương bắc và phương đông sẽ tới làm cho người bối rối, người sẽ giận lắm mà đi đến để tàn phá và hủy diệt nhiều người. Người sẽ đặt các trại của cung mình ở khoảng giữa biển cùng núi vinh hiển và thánh. Song người sẽ đến sự cuối cùng mình, và chẳng có ai đến giúp đỡ người cả”. – Đa-ni-ên 11:44,45.” (Nói chung giải mã các câu trong Kinh Thánh cũng như các câu trong sấm Trạng Trình là giống nhau đều tùy theo ý của người giải, chỉ có khác là các bản Kinh Thánh gốc cách đây trên 2000 năm đã được tìm thấy gần đây khi so với các bản ngày nay thì các ý chính hầu như không thay đổi còn sấm Trạng Trình của ta thì chưa tìm được bản gốc hoặc gần gốc và dĩ nhiên người ta sẽ đặt ra câu hỏi nếu không có Mô Li Phê bản gốc đi để nhằm ý đồ gì đó thì cần gì phải cất dấu các bản gốc kỹ đến như vậy). “Vào thời Đa-ni-ên thì “biển“ là Địa Trung Hải và “núi“ thánh là Si-ôn từng là nơi có đền thờ của Đức Chúa Trời (thuộc đất Israel bây giờ). Còn “Những tin tức từ phương bắc và phương đông sẽ tới làm cho người bối rối…“ là những tin tức gì và “người“ ở đây là ai?” Các câu có liên quan: ”Đức Chúa Trời nói với Sa-tan “Ta sẽ…đặt những móc trong hàm ngươi, khiến ngươi ra“ và “Ta sẽ …khiến ngươi đến từ phía cực bắc, và đem ngươi lên trên các núi của Y-sơ-ra-ên“. – Ê-xê-chi-ên 38:4;39:2.” Ở đây tôi chỉ mang máng hình dung ra các sự kiện chính có thể xẩy ra như sau: Càng ngày Nga và Trung Quốc sẽ quan tâm hơn nữa tới Iran (bởi vì họ thấy TT. Obama quá hiền mà), bằng cách bán cho Iran nhiều hệ thống tên lửa hịên đại để Iran “phòng thủ“ trước sự đe dọa của Mỹ và phương tây. Trong khi Iran tuyên bố không chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng lại tuyên bố “xóa sổ Israel trên bản đồ thế giới“ mà rõ ràng Iran biết Israel đã có vũ khí hạt nhân từ lâu rồi. Chiến tranh giữa Israel và Iral sẽ xẩy ra và dĩ nhiên Mỹ sẽ nhảy vào giúp Israel, sự hủy diệt ở Iral là có thể và khi đó Putin sẽ bị móc sắt lôi ra từ phía cực bắc và Trung Quốc từ phương Đông quyết định cứu Iral (đã có ý đồ tuyên chiến với Mỹ từ lâu rồi). Thế là đại chiến 3 nổ ra đã hủy diệt loài người. Dĩ nhiên ở dưới nghĩa địa thì mới có Thiên Đường của Đức Chúa Trời cho những ai tôn thờ chúa và địa ngục cho những người còn lại. Vì vậy nguyên nhân tận thế của thế giới có thể không phải do sự va chạm của thiên thạch với trái đất mà là vũ khí hạt nhân. Tôi phải nói các điều này ra chỉ hy vọng Thiên Cơ đã bị lộ thì hiện tượng sẽ không xẩy ra như vậy nữa (nếu nó đúng là Thiên Cơ) bởi vì con người khi đã biết trước nó thì họ sẽ biết phải làm gì có lợi cho chính bản thân họ, nếu không chả nhẽ họ toàn là những người đánh bom “liều chết“ như các chiến binh của Bin-Laden hay sao? Hy vọng có ai dịch giúp bài viết này ra tiếng Anh để gửi tới tất cả các trang web trên thế giới, nếu không e rằng sẽ quá muộn. Các bài sau trích trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ", phần Phụ Lục. II - Những điều cần biết về Vũ Trụ A - Lỗ đen, lỗ trắng và sự hình thành của chúng 1 - Các phân tích định lượng dẫn đến việc tiên đoán một ngôi sao (như mặt trời) có khối lượng ít nhất gấp ba lần (?) khối lượng Mặt Trời của chúng ta, tại thời điểm cuối cùng trong quá trình tiến hóa (tức khi mặt trời không còn khả năng cháy) thì hầu như chắc chắn nó sẽ co lại tới một kích thước tới hạn cần thiết để xảy ra suy sập hấp dẫn, và một lỗ đen được tạo thành. 2 - Lỗ đen là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó (Chân Trời Sự Kiện, tức ranh giới mà mọi vật, kể cả ánh sáng không thể thắng được lực hấp dẫn của Lỗ Đen để có thể quay trở lại vũ trụ). 3 - Các lỗ đen siêu lớn có thể có khối lượng gấp hàng triệu, hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Chúng có thể được hình thành khi có một số lớn các ngôi sao bị nén chặt trong một vùng không gian tương đối nhỏ, hoặc khi có một số lượng lớn các ngôi sao rơi vào một lỗ đen ban đầu, hoặc khi có sự hợp nhất của các lỗ đen nhỏ hơn. 4 – Cũng giống như những Lỗ Đen chỉ được hình thành từ những Mặt Trời chết (chúng không còn cháy) có khối lượng đủ lớn thì một Lỗ Trắng (phun ra vật chất) cũng chỉ được tạo ra khi một Lỗ Đen lớn tới mức độ M. Lỗ Đen có khả năng lớn tới mức M được gọi là Lỗ Đen M (có thể nó phải hút nhiều hơn số lượng các Lỗ Đen đang khống chế khoảng 170 tỷ Thiên Hà mà hiện nay chúng ta đã phát hiện trong Vũ Trụ). B - Hệ mặt trời, thiên hà và siêu thiên hà 1 - Một hệ mặt trời thường chỉ có một mặt trời và các vệ tinh bay xung quanh nó theo các quỹ đạo khác nhau (như hệ mặt trời của chúng ta có 8 hành tinh). 2 – Các mặt trời (tức hệ mặt trời) trong vũ trụ thường quần tụ gần nhau tạo thành từng đám được gọi là các thiên hà (như hệ mặt trời của chúng ta nằm trong thiên hà Miky Way - còn gọi là Ngân Hà - có khoảng 300 tỷ mặi trời). 3 - Các kính thiên văn hiện đại ngày nay đã cung cấp bằng chứng cho thấy có khoảng một trăm bảy mươi tỷ thiên hà trong vũ trụ. Trong đó các thiên hà cũng quần tụ gần nhau tạo thành những đám có số lượng khác nhau (khoảng vài chục hay vài trăm và thậm trí tới vài nghìn) và người ta đã gọi chúng là các siêu thiên hà. 4 - Tại tâm của mỗi thiên hà hay mỗi siêu thiên hà có một lỗ đen siêu lớn, cùng với thời gian nó dần tiêu diệt (hút) các mặt trời và các thiên hà vệ tinh xung quanh bằng lực thủy triều (?) và cướp lấy khối lượng của chúng. III - Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?) A – Các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?) Mệnh học Đông Phương cũng tương tự như trong toán học nó phải được xây dựng trên một số tiên đề. Do vậy qua lăng kính Vật Lý, tôi thừa nhận Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề xuất phát từ 2 khái niệm cơ bản trong Vật Lý Học hiện đại là Lỗ Đen và Lỗ Trắng như sau: Trong vật lý thiên văn, một Lỗ Trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược lại với nó là một Lỗ Đen vốn hút mọi vật chất kể cả ánh sáng. Tôi xin trình bầy từng bước quan điểm này như sau: 1 – Qua định luật vạn vật hấp dẫn cổ điển của Newton mà loài người đã biết đến sự tồn tại của hệ mặt trời bởi sự tương tác hấp dẫn của mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta không thể tách rời nhau qua vài tỷ năm. 2 – Các mặt trời ở gần nhau đã tạo thành Thiên Hà (hay Ngân Hà khoảng 300 tỷ mặt trời). Vậy thì chắc chắn phải có một lực hấp dẫn nào đó đã giữ chúng tồn tại gần với nhau qua bao tỷ năm như vậy, nếu không thì chúng đã trôi nổi trong vũ trụ giống như nếu không có lực hấp dẫn giữa mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta thì hệ mặt trời của chúng ta đã không thể tồn tại tới ngày nay. Qua sự giúp đỡ của các kính thiên văn hiện đại người ta dự đoán có vật thể bí ẩn đã hấp dẫn giữ các mặt trời lại để tạo thành Thiên Hà và vật thể bí ẩn này người ta gọi là Lỗ Đen. Từ đây chúng ta có thể suy ra trong mỗi trung tâm của mỗi Thiên Hà phải có một Lỗ Đen là một điều hợp lý. 3 – Giống như các Thiên Hà, tâm của mỗi siêu Thiên Hà cũng phải tồn tại một Lỗ Đen rất lớn để giữ các Thiên Hà không bị tản mát trong vũ trụ bao la. Vậy thì các Lỗ Đen chỉ có một nhiệm vụ hút mọi vật, kể cả ánh sáng khi chúng không may đi qua “Chân Trời Sự Kiện“. Nếu chỉ có các Lỗ Đen thì vũ trụ ngày nay chắc rằng chỉ còn là một mầu đen bởi vì tất cả mọi vật đều bị Lỗ Đen nuốt hết nếu chúng ta thừa nhận thời gian là vô tận. Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta bắt buộc phải đưa ra khái niệm về Lỗ Trắng. Mặc dù người ta không thể nhìn thấy các Lỗ Đen mà chỉ dự đoán được sự tồn tại chúng qua lực tương tác của chúng với các vật xung quanh còn các Lỗ trắng thì người ta có thể nhìn thấy được chúng nhưng tại sao người ta lại chưa phát hiện được chúng trong vũ trụ? Vậy thì Lỗ Đen và Lỗ Trắng là hai vật thể khác nhau hay không? Theo tôi chúng chỉ là một bởi vì chả có vật nào như Lỗ Đen cứ hút mãi và cũng chả có vật nào như Lỗ Trắng cứ phun mãi. Điều này có thể giải thích là khi một Lỗ Đen hút mãi tới một mức độ nào đó thì nó sẽ tới một giá trị tới hạn M và khi đó nó phải phun ra để trở về trạng thái (Lỗ Đen) bình thường của nó (các Lỗ Đen này được gọi là Lỗ Đen M). Các vật bị nó phun ra không thể bay theo chiều đó vào vũ trụ mãi được mà chúng chỉ bay tới một giới hạn nào đó thì chúng phải dừng lại bởi lực hấp dẫn của các Lỗ Đen M đã khống chế chúng (ngày nay người ta nhận thấy vũ trụ đang giãn nở ngày càng nhanh chứng tỏ tàn dư của Lỗ Trắng chưa kết thúc). Lỗ Trắng và Lỗ Đen M của nó cũng như các vật thể bị Lỗ Đen M này khống chế đã tạo thành một Vũ Trụ Nhỏ (bởi vì ai mà biết được trong Vũ Trụ có bao nhiêu Lỗ Đen M?) tồn tại với thời gian vô tận. Từ mô hình Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi đã suy luận rằng Thái Cực chỉ là một khái niệm để mô tả tại thời điểm khi mà Lỗ Đen M bắt đầu trở thành Lỗ Trắng. Còn Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương của cái Vũ Trụ Nhỏ này, trong đó Âm và Dương là nói đến cặp phạm trù đối lập, theo cách hiểu đơn giản nhất. B – Tiên đề Âm Dương Người ta có thể ứng dụng các tiên đề Âm và Dương để giải thích các khái niệm cơ bản trong cái Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi tạm thời phân chúng thành 3 dạng : Đơn tính, lưỡng tính và vô tính. 1 - Đơn tính (có nghĩa là chỉ cần một trong 2 phạm trù đối lập của Âm và Dương có thể sinh sản được). Đây chính là các trường hợp mà Âm và Dương đại diện cho các cặp phạm trù đối lập có thể chuyển hóa cho nhau mà trong thực tế người ta đã biến khối lượng thành năng lượng (bom nguyên tử) và năng lượng biến thành khối lượng theo đúng phương trình năng lượng và khối lượng có thể chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein: E = mc² ( trong đó E là năng lượng , m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng). Nếu ta quy ước gọi khối lượng (m) mang phạm trù Dương thì năng lượng (E) sẽ mang phạm trù Âm Hiện giờ qua cỗ máy Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) các nhà Vật Lý đang đi tìm “Hạt của Chúa” (tức một dạng “hạt” cụ thể mà các nhà Vật Lý gọi là hạt Higgs) đã đóng vai trò trong việc chuyển năng lượng thành khối lượng. Ngay cả khái niệm bên phải và bên trái cũng có thể xếp vào loại này bởi vì nếu một người khi đi mãi về phía tay phải thì sau khi đi vòng quanh quanh trái đất, người đó dĩ nhiên sẽ tới bên trái của đối tượng làm mốc xuất phát lúc trước. Tương tự như bên trên và bên dưới cũng có tính chất này nếu chúng ta thừa nhận mọi điểm trên mặt đất đều có một trục từ trường ảo như trục từ trường bắc nam của trái đất. Nếu như vậy thì bất kỳ vật nào đi lên phía trên mãi mãi rồi sẽ phải trở về mặt đất ở một điểm bên đối diện của trái đất và rồi nó nó đi theo trục của trái đất tại điểm đó sẽ đến bên dưới của đối tượng làm mốc mà từ đó nó đã bắt đầu đi lên phía trên. Lỗ Đen và Lỗ Trắng cũng là một cặp phạm trù đối lập của Âm và Dương. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau, đó chính là cuộc đời của các Vũ Trụ Nhỏ đang tồn tại mà ngày nay chúng ta vẫn đang nhìn thấy bằng mắt thường. 2 – Lưỡng tính (có nghĩa là phải có sự kết hợp cả hai phạm trù đối lập của Âm và Dương mới sinh sản được). Đây chính là các trường hợp Âm và Dương được áp dụng cho các cặp phạm trù đối lập không thể chuyển hóa được cho nhau mà chúng muốn tồn tại và phát triển phải có sự tác động của cả hai phạm trù đối lập này. Một trong các ví dụ hiển nhiên là con người hay động vật. Âm và Dương ở đây được đại diện cho giống đực và giống cái. Chính có sự tác động giữa hai đối tượng này mà con người và động vật mới có thể tồn tại tới ngày nay. Âm và Dương còn có thể đại diện cho cả động vật và thực vật bởi vì phải có sự tác động của cả 2 đối tượng này thì chúng mới có thể cùng tồn tại và phát triển tới ngày nay (xem giải thích ở dưới). 3 - Vô tính (có nghĩa đây là các dạng phạm trù đối lập của Âm và Dương không có khả năng sinh sản) : Đây là các trường hợp mà Âm và Dương không thể chuyển hóa và tác động được với nhau. Một trong các ví dụ này là các khái niệm như đen và trắng; tốt và xấu; …… C – Tiên đề Ngũ Hành Ngũ hành là Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ và Kim. Chúng có các tính chất tương sinh như Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và rồi Thủy lại sinh cho Mộc… .Và tính chất tương khắc như Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy và rồi Thủy lại khắc Hỏa….. Người ta đã ứng dụng các tiên đề này để mô tả gần như mọi quy luật phát triển của thế giới tự nhiên đều tuân theo quy luật của một vòng tròn khép kín. 1 - Các ví dụ về quy luật của vòng tròn khép kín : a - Chu kỳ Sinh Thành Lão Tử của con người và động thực vật (chúng đều được sinh ra, trưởng thành, suy yếu, chết rồi lại được đầu thai để sinh ra…). b - Chu kỳ của động vật và thực vật (động vật ăn rau, hoa quả, thu O2 và thải ra phân, khí CO2 , còn thực vật thì ngược lại. Rõ ràng chúng đã tạo ra quy luật của một vòng tròn khép kín). c – Chu kỳ của nước biển nóng do mặt trời chiếu đã bốc hơi lên cao, được gió thổi vào đất liền, khi tới độ cao đủ lạnh, hơi nước ngưng tụ thành nước rơi xuống chẩy thành các dòng sông ra biển và rồi chúng lại bốc hơi…..1 like
-
Các bài giảng cho khóa học Tứ Trụ sơ cấp Bài 1: Vận mệnh và dự đoán vận mệnh Trích cuốn “Có một Ðấng Tạo Hóa quan tâm đến bạn không?“ của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội NW: “Vào năm 1905, tức là 40 năm trước năm 1945, Einstein đã tiên đoán có một quan hệ giữa vật chất và năng lượng. Nhiều người biết phương trình E = mc² (trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng) của ông. Chẳng bao lâu sau khi quan hệ đó được Einstein công thức hóa thì các nhà bác học có thể giải thích được là làm sao mặt trời tiếp tục chiếu sáng hàng tỷ năm. Trong mặt trời có những phản ứng nhiệt hạch liên tục. Bằng cách này, mỗi giây, mặt trời biến khoảng 564 triệu tấn hyđro thành 560 triệu tấn heli. Ðiều này có nghĩa là cứ trong mỗi giây có khoảng 4 triệu tấn vật chất đã biến đổi thành năng lượng mặt trời mà một phần tỏa xuống mặt đất bảo toàn sự sống. Ðiều đáng chú ý là quá trình có thể đổi ngược lại. Cuốn The World Book Encyclopedia giải thích : “Năng lượng đổi thành vật chất khi những hạt bên trong nguyên tử va chạm nhau ở tốc độ cao tạo ra các hạt mới nặng hơn“. Các nhà khoa học đã thực nghiệm được điều này trong một phạm vi giới hạn, dùng máy khổng lồ gọi là máy gia tốc hạt, trong đó những hạt bên trong nguyên tử va chạm nhau ở vận tốc cực cao, để tạo ra vật chất. Nhà vật lý học đoạt giải thưởng Nobel, tiến sĩ Carlo Rubbia giải thích: “Chúng tôi đã tái tạo một trong các phép lạ về vũ trụ - biến năng lượng thành vật chất““. ………………………….. “Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo ra các vật này? Ấy là Ðấng khiến các cơ-binh ra theo số nó, và đặt tên hết thẩy, chẳng một vật nào thiếu, vì sức-mạnh Ngài lớn lắm, và quyền-năng Ngài rất cao (Ê-sai 40:26). Vâng, Kinh-thánh nói rằng một nguồn năng lượng vô biên - Ðấng Tạo Hóa – đã hình thành vũ trụ vật chất. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với kỹ thuật tân tiến“. Qua 2 đoạn trích trên cho chúng ta thấy rằng câu đầu tiên của Kinh-thánh: “Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất“ (Sáng-thế Ký 1:1) có thể được hiểu chính xác là : Ban đầu Ðức Chúa Trời đã dùng sức mạnh vô biên của mình để dựng nên vũ trụ trong đó có mặt trời và trái đất của chúng ta. Cho nên khi các ngôi sao (như mặt trời của chúng ta) cháy mãi hết nhiên liệu rồi sẽ phải tắt thì ở trong một môi trường đặc biệt nào đó như Hố Trắng chẳng hạn sẽ phun ra vật chất (tham khảo chủ đề “Những điều cần biết về Vũ Trụ học“ trong mục “Lý Học Ðông Phương“ tại trang web này), trong đó xuất hiên các ngôi sao mới. Chính điều này có thể chứng minh được vì sao trên bầu trời của chúng ta tới nay vẫn tồn tại ti tỷ các ngôi sao tỏa ánh sáng - năng lượng - vào vũ trụ rộng bao la trong khi thời gian là vô tận. “Nhà địa chất học nổi tiếng Wallac Pratt bình luận : “Nếu có ai yêu cầu tôi, với tư cách là một nhà địa chất học, giải nghĩa cách vắn tắt các tư tưởng tân thời của chúng ta về nguồn gốc của trái đất và sự phát triển của sự sống trên đó cho những người mộc mạc, quê mùa như các chi phái mà sách Sáng-thế Ký được viết cho, thì tôi không thể làm gì hay hơn là theo sát phần lớn lối diễn tả và ngôn ngữ trong chương một của Sáng-thế Ký“. Môi-se là người viết quyển đầu tiên của Kinh Thánh là Sáng-thế Ký khoảng năm 1513 TCN (vì cuốn Kinh Thánh là một bộ gồm 66 cuốn sách nhỏ được viết trong một khoảng thời gian hơn 1.500 năm từ 1513 TCN đến khoảng năm 80 SCN - có khoảng 40 người đã tham gia viết). Ông Wallac Pratt cũng nhận xét rằng thứ tự các biến cố mô tả trong sách Sáng-thế Ký: Nguồn gốc của đại dương, việc đất trồi lên, sự xuất hiện các loài sống dưới biển, chim chóc và các động vật hữu nhũ, thực chất là thứ tự của các giai đoạn chính yếu của thời đại địa chất. Chúng ta thử xem xét: Cách đây 3500 năm, làm sao Môi-se biết được thứ tự chính xác như thế nếu như tin tức đó không phải bắt nguồn từ Ðấng Thiết Kế (Ðức Chúa Trời)“. Ðể phù hợp với khoa học chúng ta thừa nhận rằng Môi-se vào thời gian đó chỉ là người “Ở Trần Ðóng Khố“ trong một xã hội còn rất lạc hậu trên trái đất của chúng ta đã ghi chép lại những tri thức mà các vị khách thuộc một nền văn minh ngoài trái đất ghé thăm chúng ta (có thể gọi họ là các sứ giả của Ðức Chúa Trời) truyền đạt cho. Chính vì vậy mà ngôn ngữ diễn đạt rất mộc mạc, đơn sơ, hầu như Môi-se và những người tham gia viết Kinh-thánh chỉ diễn đạt được các tri thức của Họ theo nghĩa đen mà thôi, vì vậy mới có nhiều sai sót. Ðó là lý do vì sao có sự kiện Galileo bị đưa lên ngọn lửa của giàn thiêu. Một điều quan trọng nữa là cuốn Kinh-thánh không những đã nói tới nguồn gốc hình thành, sự kiến tạo địa chất của trái đất và sự phát triển của sự sống trên trái đất mà cuốn Kinh-thánh còn dự đoán các sự kiện đã và chưa xẩy ra. Ðó là dự đoán sự xuất hiện của 7 cường quốc trên trái đất trước khi trái đất bị hủy diệt bởi sự va chạm với thiên thạch. Phần này xin mời các học viên đọc chủ đề: “Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và ngày tận thế“ trong mục “Dự Báo và Chứng Nghiệm“ tại trang web này. Ðiều này đủ cho chúng ta nhận thấy rằng cuốn Kinh-thánh không chỉ dừng lại ở mục đích truyền bá về hệ tư tưởng, đạo đức mà nó còn dự đoán vận mệnh của trái đất của chúng ta. Vận mệnh trái đất, Họ (tức người ngoài hành tinh của chúng ta) còn dự đoán được, vậy thì vận mệnh của con người chúng ta Họ không dự đoán được sao? Cho nên theo tôi học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý đã xuất hiện trên trái đất của chúng ta khoảng 3 đến 4 nghìn năm hoàn toàn phù hợp với khoảng thời gian xuất hiện cuốn Kinh-thánh cũng là món quà mà những vị khách này đã viếng thăm và tặng chúng ta. Ðây chính là lý do mà tôi đã nghiêm túc nghiên cứu môn Tử Bình qua lăng kính của Vật Lý học. Ở bài 1 này tôi không đòi hỏi mọi người phải tin rằng con người nói riêng hay vạn vật nói chung có vận mệnh và dự đoán được vận mệnh… mà tôi khuyên mọi người chưa nên tin bất cứ cái gì ngay được. Mọi cái cứ từ từ nghiên cứu xem sao đã, chỉ đến khi có được sự suy luận có lý cộng thêm các ví dụ trong thực tế kiểm nghiệm lý luận đó đúng thì mới có thể tin được mà thôi. Các câu hỏi trọng tâm: 1 - Bạn hãy thử chứng minh học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cùng với bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý (hoàn toàn theo nhận thức đã có của bạn không dựa theo nội dung bài viết trên) là do người Trung Quốc nói riêng hay của người trên trái đất chúng ta nói chung phát minh ra chứ không phải do những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất tặng. 2 – Theo bạn khái niện Lỗ đen và Lỗ trắng để giải thích sự tồn tại vĩnh hằng của Vũ Trụ có tính thuyết phục (hợp lý) hay không? 3 – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương có hợp lý không? Sau đây xin mời các học viên cùng tôi khám phá các bí ẩn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý qua con mắt của các nhà Vật Lý học xem chúng thuộc lĩnh vực Duy Vật hay Duy Tâm1 like