• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 15/08/2013 in all areas

  1. Cái này gọi là hệ quả của "chủ nghĩa giáo điều" trong khoa học mà bài viết trên báo Tiasang tôi đưa vào đây chưa thấy nói tới. "Cách mạng văn hóa" tự nó không tạo ra "chủ nghĩa giáo điều" trong khoa học.
    1 like
  2. BQT Diễn đàn ngừng cung cấp chức năng gửi tin nhắn cá nhân đối với các thành viên mới đăng ký hoặc chưa đạt đủ một số điều kiện nhất định vì các lý do sau: Giảm tải hệ thống diễn đàn, cũng như giảm tải dung lượng cơ sở dữ liệu BQT nhận nhiều phản ánh của các thành viên về việc nhận được quá nhiều các tin nhắn, cũng như email nhờ tư vấn hoặc vì các lý do khác ảnh hưởng đến quá trình tham gia diễn đàn của các thành viên này. Sau thông báo này, mọi thắc mắc về việc không gửi được email, tin nhắn cho các thành viên khác sẽ không được xử lý.
    1 like
  3. Đồng ý với đề xuất của Bá kiến. Cần có nguyên tắc để được phép nhắn tin trên diễn đàn.
    1 like
  4. Anh chị có thể sinh bé út vào năm 2017 Đinh Dậu, Mệnh mẹ con tương sinh với nhau. Thiên Can cha con cũng hoà hợp, công việc của cha sẽ đỡ vất vả hơn nhiều đó. Chúc gia đình anh chị hạnh phúc và thành công
    1 like
  5. Chủ nghĩa giáo điều trong nghiên cứu khoa học một thời Trần Văn Chánh TIASANG.COM.VN 01:58-15/08/2013 Tôi có người bạn kỹ sư nông nghiệp, kể lại sau năm 1975, anh được học môn Thổ nhưỡng học, với bài đầu tiên trong tập giáo trình là “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về độ phì đất đai”. Nghe hơi lạ, sau có dịp kiểm chứng lại thì thấy đúng sự thật!Có thể coi câu chuyện nhỏ trên đây là một thí dụ khá tiêu biểu về chủ nghĩa giáo điều trong nghiên cứu khoa học của một thời, đầu tiên ở Liên Xô (cũ), Trung Quốc, rồi lần lần ảnh hưởng tới Việt Nam, nhưng nặng nhất vẫn là ở Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (1966-1976) do Mao Trạch Đông làm chủ soái. Như chúng ta đều biết, trong suốt thời kỳ Mao Trạch Đông cầm quyền, lời nói của Mao luôn được coi là thiên kinh địa nghĩa. Việc gì của Mao làm cũng được ca tụng, thành công gì trong các hoạt động khoa học, chính trị, văn hóa... cũng đều quy công cho tư tưởng chỉ đạo anh minh của Mao. Các sách khoa học tự nhiên thời đó từ y học, thực vật học cho đến địa chất học… đều phải tôn Mao làm minh chủ. Trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa, ở Trung Quốc lưu hành rộng rãi một cuốn sách nhỏ loại bỏ túi, bìa đỏ, khổ 7 x 10 cm, gọi là Mao Chủ tịch ngữ lục, mà ai cũng phải thủ sẵn một cuốn dùng làm cẩm nang, kim chỉ nam, giúp giải quyết mọi tình huống gặp phải trong công tác cách mạng cũng như trong cuộc sống đời thường hằng ngày. Ngữ lục thông thường là loại sách sưu tập lời dạy của các bậc cao tăng hiền triết thời cổ (như ở nước ta có Huệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục thời Trần…) để hậu bối học tập, tham khảo, coi là khuôn vàng thước ngọc phải noi theo. Đầu sách có hình Mao Trạch Đông mặc áo đại cán, tiếp theo là mấy câu kêu gọi phải học tập Mao Chủ tịch (viết bằng chữ Hán thảo rất đẹp), lời nói đầu, mục lục, rồi mới đến phần chính văn gồm tất cả 33 mục, tổng cộng 270 trang. Tôi còn giữ một quyển như vậy cho vui, với Lời nói đầu của Lâm Bưu nhân dịp sách tái bản năm 1966. Lúc này Lâm Bưu (1907-1971) với Mao còn là đồng chí thân thiện, đến tháng 9 năm 1971 Lâm mới phát động chính biến định sát hại Mao, trở thành nhân vật phản cách mạng (xem Trần Văn Chánh-Nguyễn Hữu Tài-Huỳnh Quang Vinh, Từ điển Lịch sử Trung Hoa, NXB Thanh Niên, 2006, tr. 552). Có điều khá lạ lẫm: ai cũng biết Mao Trạch Đông là một trong những ông vua của chủ nghĩa giáo điều và tệ sùng bái cá nhân ở Châu Á, và cuộc Đại cách mạng văn hóa do ông phát động đã làm tổn thương đất nước-con người Trung Quốc như thế nào, đến nay còn phải lo khắc phục hậu quả chưa xong, thế mà trong lời nói đầu của Lâm Bưu ở cuốn Mao Chủ tịch ngữ lục, lại coi “Tư tưởng Mao Trạch Đông là vũ khí tư tưởng lớn mạnh… chống chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa giáo điều”. Chi tiết này làm cho người đọc đâm ra khó hiểu, không biết chủ nghĩa giáo điều theo quan niệm của Mao và của Lâm là thế nào, và như vậy giữa các ông và những người bị các ông chống lại, ai mới thật sự là những kẻ giáo điều chủ nghĩa? Để trả lời câu hỏi này, tốt nhất nên giở những bộ từ điển triết học cũ của Liên Xô (cũ), được biên soạn đồng thời với thời kỳ Mao Trạch Đông làm cách mạng văn hóa, để tìm hiểu, ở mục GIÁO ĐIỀU, CHỦ NGHĨA GIÁO ĐIỀU: “Giáo điều là một nguyên lý mà người ta tiếp thu một cách mù quáng, bằng sự tín ngưỡng, không có phê phán, không chú ý đến những điều kiện ứng dụng nó. Chủ nghĩa giáo điều là đặc điểm của tất cả những hệ thống lý luận bảo vệ cái lỗi thời, cũ kỹ, phản động và chống lại cái mới, cái tiến bộ…” (Từ điển triết học, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1960, tr. 312). Nếu hiểu theo nghĩa này, thì tất cả các nhà cải cách ở Trung Quốc, có lúc không đồng quan điểm với Mao Trạch Đông (như Đặng Tiểu Bình chẳng hạn…), đều là những người theo chủ nghĩa giáo điều, chỉ có Mao mới thật sự là người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất thời đại (?!). Hay là, cùng giáo điều cả, nhưng có nhiều kiểu khác nhau: kiểu của Mao Trạch Đông, và những kiểu khác bị Mao chống lại vì nó không đồng quan điểm với ông? Vấn đề này, tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể tự tìm lấy lời giải đáp hợp lý nhất cho mình. Riêng trong thời kỳ lãnh đạo của Mao Trạch Đông thì chủ nghĩa giáo điều trở nên cực đoan, theo nghĩa bác bỏ mọi sự hoài nghi và phê phán, đã thật sự chủ đạo tất cả hoạt động chính trị-kinh tế-văn hóa-giáo dục-khoa học, và ngay cả các ngành khoa học tự nhiên cũng không thoát khỏi. Vì vậy, ở mọi công trình biên soạn-nghiên cứu về khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, nơi phần đầu sách, ngoài các câu khẩu hiệu thông thường (in chữ đỏ), đều có lời lẽ của các nhà khoa học đưa Mao lên đến tận mây xanh. Thậm chí, nếu quyển sách xuất bản trong thời gian có nhân vật nào đang bị Mao chống, thì nhân vật “phản diện” đó cũng bị lôi luôn ra ngay trong lời đầu sách để công kích một cách không khoan nhượng, như trường hợp Lưu Thiếu Kỳ (1898-1969), từng là chủ tịch nước, bị bức hại đến chết trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (xem Từ điển Lịch sử Trung Hoa, sđd, tr. 531), sau được đánh giá lại là thành phần tiến bộ chống chủ nghĩa giáo điều. Để hình dung một cách cụ thể, xin trích dịch ra đây vài đoạn trong vài sách thuộc một số ngành khoa học tự nhiên của thời kỳ nói trên ở Trung Quốc. Mục đích không có ý moi lại chuyện cũ để phê phán một cách vô trách nhiệm những nhân vật đã thuộc về quá khứ, vì sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của họ đều có những lý do thuộc về lịch sử cần được tôn trọng, mà chỉ để giúp một số người trẻ ngày nay có tư liệu tìm hiểu theo tinh thần “ôn cố tri tân”, tránh vết xe đổ của người xưa. Đây là đoạn đầu “Lời nói đầu” (Tiền ngôn) quyển Anh Hán Tổng hợp Địa chất học Từ hối (Từ vựng Địa chất học Tổng hợp Anh-Hán), do Khoa Học Xuất Bản Xã (Trung Quốc) xuất bản năm 1970: “Ba năm trở lại đây, cuộc Đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản đã đạt được những thắng lợi to lớn. Mặt trận xuất bản khoa học-kỹ thuật của chúng ta, dưới sự lãnh đạo của bộ tư lịnh giai cấp vô sản coi lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch đứng đầu và Phó chủ tịch Lâm Bưu đứng kế, đã trải qua một cuộc đấu tranh dữ dội giữa hai giai cấp, hai con đường, hai đường lối, đã triệt để đập tan đường lối xuất bản cải lương chủ nghĩa phản cách mạng mà đại biểu là tên phản động, nội gian, công tặc Lưu Thiếu Kỳ, đã phê phán tình trạng “ba thoát ly” của công tác xuất bản khoa học kỹ thuật gồm thoát ly chính trị giai cấp vô sản, thoát ly sản xuất, thoát ly quần chúng. Từ nay về sau, trên trận địa xuất bản khoa học-kỹ thuật, chúng ta sẽ giương cao hơn nữa ngọn cờ đỏ vĩ đại tư tưởng Mao Trạch Đông, đề cao chính trị giai cấp vô sản, tuân theo lời dạy vĩ đại về “Nghiêm túc làm tốt công tác xuất bản” của Mao Chủ tịch, toàn tâm toàn ý phục vụ công nông binh, phục vụ chính trị giai cấp vô sản, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ nhiệm vụ đuổi kịp và vượt lên của đất nước”. Cuốn Hồ Nam Dược vật chí (Sách cây thuốc tỉnh Hồ Nam) do Hồ Nam Nhân Dân Xuất Bản Xã ấn hành năm 1972 cũng có những lời nói đầu tương tự, trong có đoạn “…Phê phán kịch liệt đường lối y tế cải lương chủ nghĩa phản cách mạng của tên lừa đảo Lưu Thiếu Kỳ, tự giác chấp hành đường lối y tế cách mạng của Mao Chủ tịch…” Còn nếu trong nghiên cứu khoa học có gì thiếu sót, đó chẳng qua chỉ vì “giác ngộ đường lối chưa cao…” (sách vừa dẫn trên). Tương tự, sách Trung Quốc Cao đẳng thực vật Đồ giám (5 quyển, dày trên 5.000 trang, Khoa Học Xuất Bản Xã, 1971), một công trình đồ sộ có giá trị rất cao khác về thực vật học, cũng đã viết trong bài “Thuyết minh biên soạn” ở đầu sách: “Do chúng tôi học tập chưa đầy đủ trứ tác của Mao Chủ tịch, trình độ nghiệp vụ chưa cao, nên trong công việc vẫn còn tồn tại không ít khuyết điểm và nhầm lẫn, thiết tha hoan nghênh mọi sự góp ý phê bình của độc giả”. Vậy là ở Trung Quốc, vì lý do chính trị, đã có thời kỳ người ta đánh nhau kịch liệt ngay cả trên lời nói đầu của những công trình khoa học thuần túy. Chính trị hóa, giáo điều hóa công tác nghiên cứu khoa học đến mức đó, coi như hết chỗ nói! 8.2013 ================== Một luận đề khoa học về "Chủ nghĩa giáo điều trong khoa học" - tức bàn về bản chất và ảnh hưởng cũng như tác động của chủ nghĩa giáo điều trong khoa học - mà chỉ thấy nói về sai lầm của cuộc "Cách mạng văn hóa", như là một ví dụ tiêu biểu của chủ nghĩa giáo điều trong khoa học. Cuối cùng người đọc - như tôi, chắc vì dốt - nên không hiểu "bản chất của chủ nghĩa giáo điều trong khoa học" là gì?! Tôi chẳng ưa gì cuộc "Cách mạng văn hóa" của "Người cầm lái vĩ đại". Nhưng chuyện nào nó ra chuyện đó. "Khoa học chưa công nhận"; "chưa có 'cơ sở khoa học'".... đấy là vài ví dụ về sự mơ hồ, mang tính tín ngưỡng và giáo điều trong khoa học. Ấy là tôi cứ lói "lôm la" vậy.
    1 like
  6. Xem lúc 2 vợ chồng đuối quá. Xem lá số của em thôi nhà. Tiền bạc không thiếu thốn, có duyên kiếm được tiền, có thể làm kinh doanh. Theo đuổi quan trường cũng được nhưng chỉ là hư danh, nhưng vị trí cũng hay được đụng chạm tới tiền. Ba năm Tỵ, Ngọ, Mùi đều là những năm có thể có tin vui về con cái. Vợ chồng cưới nhau về thì ráng sống mà trông nhau chứ không nên đi xem thầy bói phán linh tinh chuyện gia đình
    1 like
  7. Thấy có trì hoãn đó, ráng cầu nguyện để vượt qua. Người đi muốn về thì về không được, người ở muốn đi mà cũng chẳng xong. Chán cái sự đời.
    1 like
  8. 先天羅經十二支. Tiên thiên La Kinh thập nhị chi (25). 後天再用幹與維. Hậu thiên tái dụng Can dự Duy (26). 八幹四維輔支位. Bát Can Tứ Duy phụ chi vị (27). 子母公孫同此推. (tiếp trang 4) Tử mẫu công tôn đồng thử thôi (28). Thái Mân Sơn viết: - Nói = La kinh tiên thiên 12 chi, là tứ duy bát can chi tổ chi mẫu, can duy đều do đó mà ra, cố viết Tử mẫu công tôn đồng thử thôi, đồng thử thôi là nói đồng sở sinh, nhứt tý sinh 6 kiền, 2 ngọ sinh tốn 7, 3 mão sinh cấn 8, 4 dậu sinh 9 khôn, tử mẫu vậy, sinh tử tôn là công là mẫu, thụ sở sinh là tử là tôn, bát can y đó mà suy 24 sơn đều vậy. 二十四山分順逆. Nhị thập tứ sơn phân thuận nghịch (29). 共成四十有八局. Cộng thành tứ thập hữu bát cục (30). 五行即在此中分. Ngũ hành tức tại thử trung phân (31). 祖宗卻從陰陽出. Tổ tông khước tòng âm dương xuất (32). 陽從左邊團團轉. Dương tòng tả biên đoàn đoàn chuyển (33). 陰從右路轉相通. Âm tòng hữu lộ chuyển tương thông (34). 有人識得陰陽者. Hữu nhân thức đắc âm dương giả (35). 何愁大地不相逢. Hà sầu đại địa bất tương phùng (36). Thái Mân Sơn viết: - Nói =Trong kinh bàn 24 sơn, ai tinh pháp mổi sơn đều có thuận nghịch cục, có thận tử 1 cục, có nghịch tử 1 cục, 1 sơn lưỡng dụng nghịch cục chi phân, có thuận tử 1 cục, nghịch tử 1cục, 1 sơn lưỡng dụng hợp thành 48 cục, Ngũ hành tức tại thử trung phân, là chỉ Ai tinh chi ngũ hành, thử trung phân là chỉ thuận nghịch bàn mà nói. Tổ tông khước tòng âm dương xuất, là nói ai tinh tả hữu toàn đều, theo thiên phụ địa mẫu chi âm dương suy khởi. Dương tòng tả biên đoàn đoàn chuyển (33). Âm tòng hữu lộ chuyển tương thông (34). Hai câu nầy là chỉ ra âm dương tinh, đường lộ thuận nghịch hành. Hữu nhân thức đắc âm dương giả (35). Hà sầu đại địa bất tương phùng (36 Là hiểu được âm dương của phụ mẫu tinh bàn thuận nghịch chi ai pháp, thì lo gì đại địa đương tiền mà không thể tác dụng được. Đó là ai tinh chi tổng quyết, tự tự chân thuyên, cú cú thị pháp. 陽山陽向水流陽. Dương sơn dương hướng thủy lưu dương (37). 執定此說甚荒唐. Chấp định thử thuyết thậm hoang đường (38). 陰山陰向水流陰. Âm sơn âm hướng thủy lưu âm (39). 笑殺拘泥都一般 Tiếu sát câu nệ đô nhất ban (40). 若能勘破個中理. Nhược năng khám phá cá trung lý (41). 妙用本來同一體. Diệu dụng bổn lai đồng nhất thể (42). 陰陽相見兩為難. Âm dương tương kiến lưỡng vi nan (43). 一山一水何足言. Nhất sơn nhất thủy hà túc ngôn (44). Thái Mân Sơn viết: -Tiếc rằng thời sư cố chấp tịnh âm tịnh dương chi miêu ngôn, Ai tinh chi pháp tuy đắc, nhưng lập hướng tiêu thủy tự có chân âm chân dương tương kiến chi lý, phải đâu 1 sơn 1 thủy chi tịnh khả dĩ nạp hồ! dù rằng hiểu được long hướng thủy tương phối thiên cơ chi diệu lý, tắc tịnh âm tịnh dương cũng dùng được, nhưng không thể quá câu nệ. Diệu dụng bổn lai đồng nhất thể (42), thì nên hiểu rỏ Âm dương tương kiến chi chư tác dụng. 二十四山雙雙起. Nhị thập tứ sơn song song khởi (45). 少有時師通此義. Thiểu hữu thời sư thông thử nghĩa (46). 五行分佈二十四. Ngũ hành phân bố nhị thập tứ (47). 時師此訣何曾記. Thời sư thử quyết hà tằng ký (48). Thái Mân Sơn viết: - Lời nói lên văn trên nhất sơn lưỡng dụng, 48 cục, thuận nghịch hành song song khởi tiếc rằng thời sư không rõ, bản văn tự minh. 山上龍神不下水. Sơn thượng long thần bất hạ thủy (49). 水裡龍神不上山. Thủy lý long thần bất thượng sơn (50). 用此量山與涉水. Dụng thử lượng sơn dự thiệp thủy (51). 百里江山一響間. Bách lý giang sơn nhất hưởng gian (52). Thái Mân Sơn viết: - Nói lên Ai tinh gia huyền gia quan pháp nói sơn thủy các có âm dương các có thư hùng các có diệu dụng, sơn tự quản sơn bất khả gia ư thủy, thủy tự quản thủy bất khả thượng thi ư sơn, đó là thành pháp vậy, nhược năng hiểu rỏ lý lẻ trong chân âm chân dương tương kiến tương gia chi huyền diệu lý, tuy 100 dặm giang sơn chi cát hung, 1 khi Ai thì rỏ, đó là sơn thủy phân Ai xem thư hùng chi tiệp quyết vậy. 更有淨陰淨陽法. Canh hữu tịnh âm tịnh dương pháp (53). 前後八尺不宜雜. Tiền hậu bát xích bất nghi tạp (54). 斜正受來陰陽取. Tà chánh thụ lai âm dương thủ (55). 氣乘生旺方無煞. Khí thừa sanh vượng phương vô sát (56). 來山起頂須要知. Lai sơn khởi đính tu yếu tri (57). 三節四節不須拘. Tam tiết tứ tiết bất tu câu (58). 只要龍神得生旺. Chỉ yếu long thần đắc sanh vượng (59). 陰陽郤與穴中殊. Âm dương khích dự huyệt trung thù (60). Thái Mân Sơn viết: - Là nói phép thừa khí muốn âm dương thanh thuần, nói cánh hữu âm dương thủ là Long phân lưỡng phiến chi đại tác dung. Tiền hậu bát xích bất nghi tạp (54). Là chỉ thừa khí với đáo đầu 1 tiết mà nói, như mạch thấy tả hữu xuống tức phân được chân ngụy, khí thẩm tả hữu gia tức khí khả định lâm li (thắm khắp) chi vị. Âm dương khích dự huyệt trung thù (60). Là nói lập hướng chi âm dương với huyệt nội chi thừa khí, bất năng câu nệ thanh 1 khí mà là có khác. Hà Lịnh Thông nói: thừa khí dụng Tiên thiên, tiên thiên nhất âm nhất dương đối đải vi chủ, nên 4 long thiên tinh duy thủ tương phối âm với dương hợp, dương với âm hợp, đó là huyệt nội chi tác dụng, Lập hướng dùng Hậu thiên, hậu thiên phân âm phân dương trí dụng vi chủ, nên 8 phương tọa hướng mượn được làm phối Tọa dương hướng âm. Tọa âm hướng dương, đó là huyệt ngoại chi tác dụng vậy, tất hiểu đó rồi sau thư hùng tương phối âm dương tương kiến nội ngoại chi phân dụng mới có thể được. Khí thừa sanh vượng phương vô sát (56). Câu nầy, không chỉ là đắc vận thì sinh vượng, thất vận thì tử khí, mà là thừa thư thừa hùng âm dương thủ Tà Chính thụ chi đại tác dụng vậy. 天上星辰似織羅. Thiên thượng tinh thần tự chức la (61). 水交三八要相過. Thủy giao tam bát (3-8) yếu tương quá (62). 水發城門須要會. Thủy phát Thành Môn tu yếu hội (63). 郤如湖裡雁交鵝. Khích như hồ lí nhạn giao nga (64). Thái Mân Sơn viết: - Là nói hình thế kết tác của sơn thủy, lấy tinh thần bố khắp ví thủy lộ giao bôn chỉ ra thành môn quyết, để kết ý chưa tận, thủy phát hợp lưu thủy chi lai khứ, thành môn cần muốn hội, là nói thành môn hợp lưu thủy chi lai khứ, với tam xoa thông chính khí xuất nhập, 1 thư 1 hùng 1 kinh 1 vỹ, ki chỉ tương đối, hồ lí nhạn giao nga, ví sơn thủy kết tác tuyệt không ngoài nhạn giao nga chi phối, Khảm Ly ngộ Chấn Tốn, Cấn Đoài hợp Kiền Khôn, lưỡng phiến tam xoa là giao nga vậy.
    1 like
  9. Nam đang trong hạn Tam Tai, không nên cưới hỏi, xây nhà hoặc làm các việc lớn. Tuy nhiên nếu làm đám cưới, bỏ hết các thủ tục như lên đèn (đèn cầy - theo phong tục miền Nam), thắp nhang gia tiên... nói chung là các thủ tục lễ nghĩa. Được cái dễ là nhà trai theo đạo Công giáo nên bỏ qua các nghi thức này cũng đơn giản. "Rồi có người nói năm sau cưới sao mà hạnh phúc được": Quay lại hỏi người này: Nếu năm sau 2 người cưới nhau mà sống hạnh phúc thì có dám thề rằng chết đày xuống địa ngục cho quỷ rút lưỡi! Xem có dám không? La Hầu, Kế Đô, Kim Lâu không ảnh hưởng gì đến việc cưới xin cả. La Hầu và Kế Đô là Sao hạn hung hiểm cho cả nam và nữ, tuy nhiên nó không quan trọng bằng Tiểu hạn/Đại hạn trong tử vi. Cứ ăn ở có đức thì không phải lo nghĩ gì nhiều. Các hạn Sao này, có thể giải trừ bằng "Cúng dâng Sao giải Hạn đầu năm". Đọc thêm bài này "dâng Sao, Giải Hạn" Có Giúp Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn? Kim Lâu - nghĩa Hán Việt là Nhà Vàng - chỉ việc liên quan đến xây dựng nhà cửa. Có xây nhà năm sau không mà lo Kim Lâu? Quan điểm của Lý Học Đông Phương là "Yêu Nhau Cứ Lấy" và "không có chuyện tốt - xấu trong tình yêu đích thực". Chuyện gì cũng có cách hóa giải của nó. Cưới xong lên đây chúng tôi tư vấn cho năm sinh con nữa là ổn.
    1 like
  10. Năm 2015 Mệnh và Địa Chi mẹ con rất hợp như vậy cũng là tốt. Cha con trực xung thì sau này cha con k hợp tính nhau, hay cãi cọ và ko thích ở gần nhau. Sau này con sẽ thích sống xa gia đình. Nếu tránh xung thì vợ chồng bạn sinh con đầu năm 2014. Những năm mà mình đã liệt kê trước đó là những năm đạt ở mức ổn rồi Nhưng quan trọng là con út. Khi mình tư vấn mình sẽ quan tâm đến tuổi của cha mẹ và sẽ chọn năm nào tốt gần nhất có thể để giúp các cặp k phải chờ lâu. Vì vậy mình đã tư vấn năm 2018 Mậu Tuất. Cũng có mệnh và địa chi hợp mẹ, tuy nhiên Thiên Can thì lại có phần xung với cha, vì vậy người cha sẽ phải vất vả chút nhưng về lâu về dài thì gia đình đạt ở mức tốt. Thường ưu tiên con hợp mẹ hơn vì mình luôn quan niệm "Phúc Đức tại mẫu". Trong 3 năm bạn đề cập trên thì năm 2022 Nhâm Dần đúng là tốt nhất vì có Mệnh hợp mẹ và thiên can cũng tương sinh với cha Nhâm Thuỷ sinh Ất Mộc. Nhưng sợ rằng quá xa đối với vợ chồng bạn nên đã k tư vấn
    1 like
  11. An toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường trở thành vấn nạn quốc tế.... ===================================== Cái chết từ từ đi qua đường... miệng! dantri.com.vn Thứ Hai, 12/08/2013 - 17:57 Theo đánh giá của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc và tử vong do bệnh ung thư cao hàng đầu thế giới. Các nghiên cứu mới đây cho thấy, 70% nguyên nhân các ca mắc ung thư ở nước ta là do chế độ ăn uống không đảm bảo. Mực bốc mùi thối được nhập lậu từ Trung Quốc Gia tăng bệnh nan y Từng có hàng chục năm kinh nghiệm tham gia chỉ đạo, trực tiếp điều tra, xử lý hàng nghìn vụ việc, tội phạm và vi phạm pháp luật về ATVSTP, Đại tá Trần Trọng Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường, Bộ Công an đánh giá, các vi phạm pháp luật về ATVSTP chưa lúc nào diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và uy hiếp trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân như hiện nay. Dẫn chứng số liệu được công bố tại một Hội nghị khoa học về phòng chống ung thư do Bộ Y tế tổ chức, Đại tá Trần Trọng Bình thông tin: cả nước hiện có từ 240.000-250.000 người mắc bệnh ung thư, và mỗi năm có thêm khoảng 100.000 ca mắc mới. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong do căn bệnh nan y này gây ra/ca mắc tại Việt Nam lên đến 73,5% (khoảng 82.000 trường hợp) - là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới. Cùng với đó, số ca ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể đang xảy ra ngày một thường xuyên. Thống kê của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho thấy: số vụ, số người mắc, người nhập viện và trường hợp tử vong do “ăn” phải thực phẩm độc gia tăng theo từng năm. Lãnh đạo Cục Cảnh sát PCTP về môi trường dẫn chứng: các nhà khoa học nghiên cứu độc lập cho rằng: 70% nguyên nhân các ca mắc ung thư là do chế độ ăn uống không đảm bảo, chủ yếu do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại; 20-25% do môi trường sinh hoạt và điều kiện sống kém; 5-10% do di truyền (yếu tố di truyền cũng chứa đựng ảnh hưởng bởi quá trình mắc ung thư do thực phẩm, chế độ ăn uống nên sẽ lặp đi lặp lại nhiều thế hệ). Ồ ạt nhập về Bên cạnh thủ đoạn tẩm ướp hóa chất công nghiệp độc hại vào thực phẩm để bảo quản, tăng màu sắc, mùi vị, hạ giá thành sản phẩm như: Tẩm chất gây ung thư Rhodamine B vào hạt dưa, ớt bột để tạo màu đỏ; sử dụng đường hóa học Cyclamate để sản xuất nước ngọt, rượu vang, bim bim, sữa đậu nành... Cảnh sát PCTP về môi trường mới đây đã phanh phui hàng loạt chiêu trò đầu độc người tiêu dùng được tổ chức bài bản, số lượng lớn, có sự liên kết của nhiều đối tượng. Đại diện cơ quan công an cho hay: khoảng 1 năm trở lại đây, lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh là nội tạng, sản phẩm gia súc, gia cầm vào Việt Nam để chuyển sang Trung Quốc tái chế, nhiều đối tượng đã tự ý tháo kẹp chì niêm phong container được “gửi” tại Việt Nam, tìm cách tuồn hàng ôi thiu vào nội địa tiêu thụ. Mới đây, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Mai (Lạng Sơn) kiểm tra 10 container của Công ty TNHH Hùng Thắng Phát, có làm thủ tục tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc, mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan khu vực III Hải Phòng, khai báo là thịt gà đông lạnh. Tuy nhiên kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện gần 22.000 hộp với tổng số 263.000 kg phụ phẩm và phủ tạng gia cầm đông lạnh. Theo Đại tá Trần Quang Vinh - Trưởng Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hải Phòng: Có thời điểm cảng Hải Phòng bị ách tắc tới 1.800 container hàng thực phẩm đông lạnh xuất xứ từ các nước châu Mỹ, chờ xuất sang Trung Quốc. Trong đó, có container “chôn chân” tại cảng hơn 2 tháng, hàng hóa đã phân hủy bốc mùi hôi thối, tiềm ẩn nguy cơ thẩm lậu vào trong nước. Theo Đại tá Trần Quang Vinh, trong số 25 doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu thực phẩm qua cảng Hải Phòng, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã cấu kết, móc nối với đối tác “ảo” ở nước ngoài, tổ chức các đường dây hoạt động xuất, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất thực phẩm kém chất lượng, hàng hóa quá hạn sử dụng, thực phẩm không được phép sử dụng đưa vào Việt Nam. Trong trường hợp bị phát hiện, những doanh nghiệp này thường đổ lỗi cho phía đối tác nước ngoài, trong khi việc xác minh các đơn vị xuất khẩu gần như không thực hiện được. Thực phẩm kém chất lượng, ôi thiu (chân gà, phủ tạng gia súc, gia cầm) sau khi được “rút ruột” trong các container sẽ được phân phối tới các thành phố lớn. Đến tay chủ các nhà hàng, quán ăn, thực phẩm “bẩn” sẽ được tẩy rửa qua oxy già công nghiệp để “đánh bay” mùi hôi thối, sau đó ướp hóa chất công nghiệp tạo màu, mùi để át đi vị khó ngửi của các loại thực phẩm này. Đến tay người tiêu dùng, không ai hay biết thực phẩm đã bẩn từ gốc, ướp hóa chất độc hại. Theo Thu Hạnh An ninh Thủ đô
    1 like