Trung Quốc: thêm nhiều trẻ em bị bác sĩ bắt cóc
08/08/2013 11:06 (GMT + 7)
TTO - Công an huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cho biết đã có 10 gia đình đến trình báo việc bác sĩ bắt cóc con tại bệnh viện phụ sản huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây.
Niềm hạnh phúc của bà Đổng khi nhận lại con - Ảnh: Tân Hoa Xã
Các vụ án được đưa ra ánh sáng sau khi công an huyện Phú Bình tuyên bố giải cứu thành công một bé trai bị bác sĩ Trương Thục Hiệp, phó khoa phụ sản tại bệnh viện chăm sóc bà mẹ và trẻ em huyện Phú Bình, bắt cóc và đem bán với giá 21.600 nhân dân tệ (khoảng 74 triệu đồng).
Theo Tân Hoa Xã, bác sĩ Trương Thục Hiệp nhiều lần lừa các thai phụ sắp sinh rằng con của họ bị bệnh bẩm sinh không thể cứu chữa được và đề nghị họ ký vào đơn tự nguyện bỏ con.
Khi các thai phụ sinh con, bà Trương tuyên bố trẻ sơ sinh đã chết hoặc không còn sống được bao lâu và cam kết sẽ “xử lý” giúp gia đình. Các bậc cha mẹ thậm chí còn chưa nhìn thấy mặt con.
Cô Vương Diễm Diễm, một nông dân ở huyện Phú Bình, cho biết gia đình cô đã đồng ý bỏ cặp song sinh vừa mới chào đời do bác sĩ Trương khẳng định cả hai bé mắc bệnh bẩm sinh và không thể sống quá 3 năm. Sau khi sinh con, bác sĩ Trương tuyên bố con của cô đã chết và nói sẽ “xử lý” cả hai bé với giá 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 đồng). Cô Vương đòi nhìn mặt hai đứa trẻ lần cuối thì bị bác sĩ này quát mắng thậm tệ.
Khi truyền thông Trung Quốc đăng tải việc giải cứu một bé trai trong đường dây buôn bán trẻ sơ sinh của bác sĩ Trương Thục Hiệp, gia đình cô Vương đã tìm đến công an huyện Phú Bình để trình báo.
Theo Nhật Báo Trung Quốc, cuộc giải cứu diễn ra ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Bé trai trên là con của gia đình ông Lai Quốc Phong, quê ở tỉnh Thiểm Tây. Tương tự như trường hợp của cô Vương Diễm Diễm, bác sĩ Trương Thục Hiệp cho biết bà Đổng, vợ ông Lai, nhiễm bệnh giang mai và thai nhi có thể cũng nhiễm bệnh. Bác sĩ Trương khuyên gia đình để bà ta xử lý đứa bé.
Tối hôm 16-7, bà Đổng sinh bé trai nặng 2,8kg. Các bác sĩ cho biết đứa bé đang trong tình trạng nguy kịch và phải cách ly với người thân.
Hai ngày sau đó, bà Đổng đến bệnh viện khác kiểm tra. Kết quả cả gia đình bà Đổng không bị nhiễm bệnh giang mai. Gia đình quay trở lại bệnh viện phụ sản Phú Bình để đòi con. Tuy nhiên, bác sĩ Trương không trả đứa bé mà hứa sẽ bồi thường 20.000 nhân dân tệ. Bà Đổng không đồng ý và báo sự việc với cảnh sát.
Sự việc dấy lên một làn sóng căm phẫn trong dư luận Trung Quốc. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người dân kịch liệt lên án hành động bất nhân bác sĩ họ Trương và những người có liên quan.
Bác sĩ Trương cùng bốn người có liên quan đến đường dây buôn bán trẻ em đang bị điều tra. Ba lãnh đạo cấp cao của bệnh viện chăm sóc bà mẹ và trẻ em Phú Bình cũng bị cách chức.
ĐÔNG PHƯƠNG
================
Trung quốc đang bế tắc về cả nội trị lẫn ngoại giao. Việc kiên quyết trừng trị những tệ nạn xã hôi, tham nhũng - nếu có - chỉ thể hiện tính công minh của pháp luật. Nhưng khi pháp luật công minh - tất nhiên là nếu có - thì giới hạn của nó lại chỉ được thực thi khi vụ việc đã xảy ra. Tức là khi pháp luật muốn thực thi phải có bằng chứng phạm pháp rõ ràng, để gọi sự công minh của luật pháp. Lý học gọi là tính "chính danh".
Những sự kiện xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây được chính báo chí của Trung Quốc đăng tải, cho thấy đất nước này đã rối loạn vì ngày càng thiếu những chuẩn mực xã hội. Cụ thể vụ việc bán trẻ sơ sinh mà bài báo đã nêu, như là một ví dụ. Có thể nói đây là sự mất cân đối trong các mối quan hệ xã hội đã rất trầm trọng.
Qua cách ứng xử quốc tế thể hiện ở sự tranh giành biển đảo, cũng cho thấy tính phi chính danh của Trung Quốc. Về lý thuyết và tính chính danh thì bất cứ một quốc gia nào, dù là nghèo hèn, cũng có quyền đòi chủ quyền biển đảo nếu bị mất vào tay một nước mạnh hơn. Nếu như đó là một thực tế và chính đáng. Huống chi là một siêu cường. Nhưng Trung Quốc lại hoàn toàn không hề thỏa mãn được tính chính danh trong việc đòi hỏi chủ quyền biển đảo với cộng đồng quốc tế. Sự kiện Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và được cộng đồng quốc tế ủng hộ là một ví dụ. Cộng đồng quốc tế ủng hộ hành vi, chứ không ủng hộ nội dung sự kiện. Nội dung sự kiện đúng sai do tòa phán quyết. Do đó, nếu chính danh và minh bạch thì Trung Quốc đã cử đại diện tham gia tòa án. Trung Quốc là một siêu cường và có chân trong thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, chứ đâu phải là nước nhỏ, thấp cổ bé họng.
Bởi vậy, sự bế tắc trong cả nội trị lẫn ngoại giao, khiến cho các đối thủ của họ chỉ cần vây chặt đủ để đất nước này rối loạn và tan rã.
"Bất chiến tự nhiên thành" trong Binh pháp Tôn Tử(*) trong điều kiện hiện nay giành cho các đối thủ của Trung Quốc. Vấn đề chỉ con là thời gian và "canh bạc cuối cùng" diễn biến theo chiều hướng nào? Nếu Trung Quốc liều mạng đánh nhau với Hoa Kỳ ("Liều mạng" là từ của chính mấy tướng Trung Quốc dùng, đã đăng trên web lề phải);hoặc là "Bất chiến tự nhiên thành" - nói theo "Binh pháp Tôn Tử".
=====================
* Chú thich:
Tôn tử - theo truyền thuyết là danh tướng của Việt Vương Câu Tiễn - Một bộ phận của Bách Việt cổ xưa. Liên quan đến Tôn Tử và Việt Vương Câu Tiễn còn sự kiện sau:
Khi đương thời làm bá chủ Trung Nguyên - theo Việt sử lược - Việt Vương Câu Tiễn đã cử sứ giả đến diện kiến Hùng Vương và đề nghi liên minh với Hùng Vương diệt Chu để chiếm Trung Nguyên và Hùng Vương đã từ chối.
Chi tiết này trong Việt sử lược - cuốn sử được coi là bản văn cổ quan trọng được dẫn chứng nhiều nhất làm luận cứ phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" - nhưng họ lại lờ đi chi tiết này.
Bởi vì. nếu xét chi tiết này thì Việt Vương Câu Tiễn chẳng hoài hơi mà đến tận đồng bằng Bắc Bộ để đồng minh với một "liên minh 15 bộ lạc" và những người dân "ở trần đóng khố" nhằm chống lại cả một thể chế hùng mạnh thời bấy giờ là nhà Chu. Ít nhất cũng liên minh với Tề, Sở chứ nhỉ.
Đấy cũng chỉ là một tình tiết phản biện cho luận điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử của đám "hầu hết" và "cộng đồng".
Gần đây, một đám láo nháo đang cố gắng chứng minh kinh đô của Kinh Dương Vương chỉ ở Ngàn Hống thuộc miền Trung Việt Nam bây giờ. Cái này thì cụ Chí Phèo có sống lại và dù đang xỉn cũng lắc đầu bẩu không phải. Lão Gàn này đang say xỉn, chưa wan tâm. Vì còn đợi cái "cơ sở khoa học" của giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê xác định nội dung nó ra làm sao đã.